HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN VĂN THÀNH<br />
<br />
C¸C TØNH ñY TR£N §ÞA BµN QU¢N KHU 1<br />
L·NH §¹O C¤NG T¸C QUèC PHßNG ë §ÞA PH¦¥NG GIAI §O¹N HIÖN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành<br />
<br />
: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước<br />
<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 31 02 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. TS. Đặng Đình Phú<br />
2. PGS.TS. Đặng Nam Điền<br />
<br />
Phản biện 1:...................................................<br />
Phản biện 2:..................................................<br />
Phản biện 3:..................................................<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện Họp tại Học viện Chính trị Quốc<br />
gia Hồ Chí Minh.<br />
Vào hồi<br />
<br />
ngày tháng<br />
<br />
năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quốc phòng (QP) là lĩnh vực hệ trọng, trực tiếp liên quan đến vận mệnh của quốc gia. Từ lịch sử<br />
dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã tổng kết: dựng nước phải đi đôi với giữ nước; lo giữ nước từ lúc nước<br />
chưa nguy; “biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế lâu dài” và ngày nay, xây dựng chủ<br />
nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.<br />
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng,<br />
củng cố sự nghiệp QP và coi lãnh đạo sự nghiệp QP là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, là nhân tố chủ yếu<br />
bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội (CT - XH), giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất<br />
nước. Đại hội XI khẳng định: “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là<br />
nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân...”, và nhấn mạnh: “Tăng cường sự lãnh<br />
đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội<br />
nhân dân và Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh”.<br />
Toàn cầu hoá tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó<br />
khăn, thách thức lớn cho các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế (KT), giành giật các nguồn tài nguyên,<br />
năng lượng, thị trường; chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo, sắc tộc, ly khai, hoạt động can thiệp,<br />
lật đổ, bạo loạn chính trị, khủng bố; tranh chấp lãnh thổ, biên giới, biển đảo và tài nguyên thiên nhiên tiếp tục<br />
diễn ra gay gắt. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp mới, khó lường; đáng chú ý,<br />
những biến động gần đây ở một số nước Bắc Phi, Trung Đông; sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc cùng<br />
với gia tăng các hoạt động gây căng thẳng, tranh chấp lãnh thổ trên biển với các nước trong khu vực trong đó<br />
có Việt Nam. Các cường quốc, các trung tâm quyền lực đang cạnh tranh ảnh hưởng với nhau và với khu vực<br />
một cách quyết liệt. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá sự nghiệp<br />
cách mạng của nhân dân ta; an ninh (AN) chính trị và tình hình tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp,<br />
nhất là ở các địa bàn trọng điểm.<br />
Quân khu 1 là địa bàn chiến lược quan trọng, nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc, là phên dậu của<br />
Tổ quốc, nơi đã từng diễn ra nhiều trận quyết chiến chiến lược và khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm trong<br />
lịch sử dân tộc như Chi Lăng, Xương Giang, Như Nguyệt, Yên Thế, Đông Khê, Thất Khê..., từng là “thủ đô<br />
kháng chiến”, “cái nôi của cách mạng”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Quân khu 1<br />
có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội (KT - XH), QP, AN. Sự vững mạnh, ổn định về QP,<br />
AN của các tỉnh trên địa bàn là góp phần tạo nên sự vững mạnh, ổn định và phát triển đất nước.<br />
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các tỉnh ủy, công tác QP địa phương của<br />
các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 được tiến hành khá đồng bộ và hiệu quả. Nhận thức của đại bộ phận cán bộ<br />
và nhân dân các tỉnh về QP, AN trong tình hình mới được nâng cao, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý<br />
các cấp. Sự “vào cuộc” của chính quyền, hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trên địa bàn; các thành<br />
phần KT, các chức sắc tôn giáo... có nhiều tiến bộ. Cơ chế vận hành công tác QP địa phương đã được phối<br />
hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn. Nhiều nội dung lãnh đạo công tác QP địa phương được thực hiện có kết quả<br />
khá như: xây dựng địa phương thành khu vực phòng thủ (KVPT) vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang<br />
(LLVT) địa phương; công tác tuyển quân, gọi nhập ngũ, quản lý và hoạt động lực lượng dự bị động viên<br />
(DBĐV)... Vì vậy, nền QP, sức mạnh và thế trận QP của các địa phương được xây dựng và củng cố ngày<br />
càng vững chắc, góp phần giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, AN chính trị và trật tự an toàn XH, làm<br />
thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” (“DBHB”), bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù<br />
địch.<br />
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình lãnh đạo công tác QP địa phương của các tỉnh ủy trên<br />
địa bàn Quân khu 1 còn bộc lộ những hạn chế. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về QP, AN<br />
chưa được phổ cập rộng rãi trong toàn dân. Nội dung, nhiệm vụ công tác QP chưa được thể hiện đồng bộ,<br />
toàn diện. Nhận thức về cơ chế và vận hành cơ chế lãnh đạo, quản lý công tác QP địa phương chưa sâu sắc.<br />
Sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa chặt chẽ; việc kết hợp phát triển KT-XH với củng cố QP-AN; QPAN với phát triển KT-XH có nơi chưa được chú trọng. Chất lượng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ<br />
(DQTV), DBĐV còn có mặt hạn chế. Các yếu tố đảm bảo cho Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt<br />
công tác QP còn một số khó khăn, bất cập...<br />
Trước yêu cầu của thực tiễn đang đặt ra, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp nhằm tăng<br />
cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với công tác QP địa phương trên địa bàn Quân khu 1. Đây là vấn đề<br />
thực sự cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án<br />
2.1. Mục đích của luận án<br />
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân<br />
khu 1 đối với công tác QP ở địa phương, luận án đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của<br />
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP địa phương đến năm 2025.<br />
2.2. Nhiệm vụ của luận án<br />
<br />
2<br />
<br />
Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; Phân tích làm rõ những vấn đề chủ<br />
yếu về Đảng lãnh đạo công tác QP địa phương và sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối<br />
với công tác QP ở địa phương; Khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm lãnh đạo của<br />
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP địa phương; Dự báo tình hình, đề xuất mục tiêu, phương<br />
hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với<br />
công tác QP địa phương đến năm 2025.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với<br />
công tác QP ở địa phương giai đoạn hiện nay.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1<br />
đối với công tác QP địa phương từ năm 2005 đến nay; đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp<br />
tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với lĩnh vực công tác này đến năm 2025.<br />
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn<br />
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan<br />
điểm của Đảng ta đối với công tác QP địa phương.<br />
Cơ sở thực tiễn của luận án là: quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác QP địa phương của<br />
các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 từ năm 2005 đến nay. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về lý luận,<br />
thực tiễn các công trình nghiên cứu đã công bố. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát của chính tác giả.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu<br />
của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp: Hệ thống-cấu trúc, lịch sửlôgíc, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, chuyên gia, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh...<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
Làm rõ khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với<br />
công tác QP địa phương giai đoạn hiện nay.<br />
Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu<br />
1 đối với công tác QP địa phương đến năm 2025.<br />
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các tỉnh ủy, thành ủy, nhất là ở<br />
các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác QP địa phương giai đoạn hiện nay.<br />
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các học viện, nhà<br />
trường chính trị và các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng, Nhà nước, quân đội giai đoạn hiện nay.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và tổng quan tình hình nghiên<br />
cứu, luận án kết cấu thành 3 chương, 6 tiết.<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài<br />
Sách tiếng Việt: Sách Phòng thủ dân sự do Đại tướng A.I.An-tu-nin (chủ biên) Trần Đăng Vĩnh<br />
dịch (1986), Nxb Quân đội nhân dân; Sách Học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội do Trung tướng<br />
Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (chủ biên) (1998), Nxb Quân đội nhân dân; Sách Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải<br />
phóng nhân dân Trung Quốc Dương Minh Hào, Triệu Anh Ba dịch, Phòng Biên tập sách quốc tế, Nxb<br />
QĐND; Sách Giáo trình Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc do Chương Tư<br />
Nghị (chủ biên) (1987), Dương Minh Hào, Dương Thuỳ Trang dịch, Nxb Đại học Quốc phòng Quân Giải<br />
phóng nhân dân Trung Quốc.<br />
Bài báo: Một số vấn đề xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới của tác giả<br />
Sống ca bun khun (2006), Tạp chí Nghệ thuật Quân sự Việt Nam số 6.<br />
Sách tiếng Anh: Sách của Bộ Quốc phòng Việt Nam: VietNam 2010 ASEAN Defense - Military<br />
Meeting, Strategic cooperation for peace, stability and development in the region; Sách của Bộ Quốc phòng<br />
Nhật Bản, Defense of Japan 2012 .<br />
2. Các công trình trong nước<br />
Vấn đề QP và Đảng lãnh đạo lĩnh vực QP là một vấn đề lớn, xuyên suốt, cho đến nay, đã có nhiều công<br />
trình nghiên cứu có liên quan. Tiêu biểu là:<br />
Đề tài khoa học: Đề tài Đảng lãnh đạo công tác quốc phòng, quân sự địa phương thời kỳ mới, mã<br />
số KXB 01.03.39 (2003), do Thiếu tướng Phạm Ngọc Nghinh làm chủ nhiệm.<br />
Các sách: Mấy vấn đề quân sự địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Thượng<br />
tướng Nguyễn Quyết (1985); Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu Ba của<br />
<br />
3<br />
<br />
Trung tướng Nguyễn Trọng Xuyên (1989); Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của<br />
tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng (2010); Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đổi<br />
mới của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2006); Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong<br />
thời kỳ mới của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2010); Sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ<br />
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự (2010); Giáo trình Giáo dục<br />
quốc phòng tập 1 cuốn 1 của Bộ Quốc phòng (2007). Giáo trình Giáo dục quốc phòng, tập 2, cuốn 1 của Bộ<br />
Quốc phòng (2007).<br />
Các bài báo: Đại tướng Phùng Quang Thanh trong bài viết Xây dựng nền quốc phòng toàn dân<br />
vững mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tạp chí Cộng sản số 12 năm 2012.<br />
Trung tướng Bế Xuân Trường trong bài viết Nâng cao hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn<br />
Quân khu 1 theo tinh thần Đại hội XI Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 3 năm 2012. Trung tướng Nguyễn Sĩ<br />
Thăng trong bài viết Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng – an ninh trên địa<br />
bàn Quân khu 1 Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 7 năm 2012. Trần Văn Túy trong bài viết Bắc Ninh quán<br />
triệt và thực hiện quan điểm của Đảng về kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng – an<br />
ninh Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 7 năm 2012. Đại tá Ngô Minh Tiến trong bài viết Lực lượng vũ trang Bắc<br />
Giang phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 2 năm<br />
2014.<br />
Các sách về tổng kết chiến tranh, xây dựng lực lượng vũ trang của Quân khu 1: Sách Việt Bắc 30<br />
năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) Tập 1 (1990) của Nxb Quân đội nhân dân; Sách Lịch sử lực<br />
lượng vũ trang Quân khu 1 (1975 - 2010) (2010) của Bộ Tư lệnh Quân khu 1.<br />
3. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những<br />
vấn đề luận án cần giải quyết<br />
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về QP, đảng lãnh đạo công tác QP nói chung,<br />
công tác QP địa phương nói riêng với nội dung khá phong phú, đa dạng. Các công trình đó đã góp phần làm<br />
rõ tính tất yếu khách quan Đảng lãnh đạo QP và cấp ủy địa phương lãnh đạo công tác QP địa phương. Các<br />
công trình trên cũng góp phần làm rõ nội dung, phương thức, lãnh đạo của Đảng đối với công tác QP và công<br />
tác QP ở địa phương, đánh giá một số thành công và hạn chế bước đầu, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm<br />
nâng cao chất lượng một số mặt của công tác QP. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một đề tài hoặc công trình<br />
nào nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối<br />
với công tác QP ở địa phương. Vì vậy, luận án tiếp tục tập trung làm rõ những vấn đề sau:<br />
Phân tích làm rõ những căn cứ lý luận, thực tiễn về Đảng lãnh đạo công tác QP ở địa phương và sự<br />
lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP ở địa phương; Đánh giá thực trạng, tìm<br />
ra nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với<br />
công tác QP ở địa phương; Dự báo tình hình, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu<br />
tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu 1 đối với công tác QP ở địa phương đến năm<br />
2025.<br />
Chương 1<br />
CÁC TỈNH ỦY TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1<br />
LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ<br />
THỰC TIỄN<br />
1.1. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1<br />
<br />
1.1.1.Khái quát về các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1<br />
Về địa lý tự nhiên<br />
Quân khu 1 hiện nay gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Bắc<br />
Ninh. Có đường biên giới dài 564,5 km tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là địa bàn chiến lược trọng yếu của<br />
quốc gia, là phên dậu của Tổ quốc. Tổng diện tích tự nhiên của 6 tỉnh là 28.026,01 Km2, chiếm 8,47% diện<br />
tích tự nhiên của cả nước. Có 59 đơn vị hành chính cấp huyện (thị xã, thành phố) và 1083 đơn vị cấp xã<br />
(phường, thị trấn), trong đó có 14 huyện, 65 xã giáp giới với Trung Quốc. Dân số 5.436.000 người.<br />
Về kinh tế<br />
Về nông, lâm nghiệp: Với địa hình, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên rừng khá phát triển. Đất sản<br />
xuất nông nghiệp của các tỉnh thuộc Quân khu 1 chỉ chiếm 17,3%, trong đó, thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn với<br />
7,5%; Lạng Sơn là 12,8%, chủ yếu là đất dốc, cằn cỗi. Diện tích, sản lượng, năng suất thấp.<br />
Về công nghiệp: Những năm gần đây, công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh ở các tỉnh Bắc<br />
Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang. Nhiều ngành công nghiệp mang tính lưỡng dụng cho phát triển KT - XH,<br />
đồng thời sẵn sàng phục vụ QP được chú ý đầu tư khá phù hợp.<br />
Thương mại và dịch vụ: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm đều tăng, xuất khẩu của các tỉnh<br />
chủ yếu là nông, lâm sản, nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp; nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, máy<br />
móc từ trung Quốc.<br />
<br />