HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
BÙI ANH TUẤN<br />
<br />
thÈm tra, x¸c minh trong c«ng t¸c kiÓm tra<br />
cña ®¶ng giai ®o¹n hiÖn nay<br />
Chuyên ngành: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
Mã số:<br />
<br />
62 31 23 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. PGS, TS. Ngô Huy Tiếp<br />
2. TS. Ngô Kim Ngân<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc<br />
biệt quan tâm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Đảng ta luôn<br />
khẳng định: lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo; kiểm<br />
tra là chức năng lãnh đạo của Đảng, là một nội dung của phương thức lãnh<br />
đạo, là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.<br />
Trong quá trình tiến hành công tác kiểm tra của Đảng, thẩm tra, xác<br />
minh là một khâu hoạt động rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy, nếu chưa<br />
thẩm tra, xác minh hoặc thẩm tra, xác minh chưa rõ ràng, chu đáo thì chưa<br />
thể kết thúc kiểm tra và như thế cũng có nghĩa là chưa thể kết luận, xử lý<br />
đối với nội dung và đối tượng kiểm tra. Chất lượng và kết quả của hoạt<br />
động thẩm tra, xác minh có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc kết luận<br />
và quyết định xử lý của tổ chức đảng có thẩm quyền đối với đối tượng<br />
kiểm tra. Phương châm “công minh, chính xác, kịp thời” của việc thi hành<br />
kỷ luật trong Đảng được thực hiện tốt hay không, đạt được đến mức độ<br />
nào đều phụ thuộc vào mức độ, hiệu quả của hoạt động thẩm tra, xác minh.<br />
Nhiều năm qua, nhất là từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới<br />
toàn diện và sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, công tác kiểm tra nói chung và<br />
hoạt động thẩm tra, xác minh nói riêng của các tổ chức đảng và ủy ban<br />
kiểm tra các cấp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực<br />
trong công tác xây dựng Đảng. Khi tiến hành thẩm tra xác minh trong công<br />
tác kiểm tra của Đảng, cán bộ kiểm tra các cấp đã bám sát và tuân thủ thực<br />
hiện đúng các nguyên tắc thẩm tra, xác minh, bám sát nội dung kiểm tra;<br />
thực hiện dân chủ, khách quan, công khai; thực hiện đúng các nguyên tắc,<br />
quy định của Đảng và phương pháp công tác kiểm tra của Đảng. Do làm<br />
tốt thẩm tra, xác minh nên nhiều cuộc kiểm tra kết luận chính xác, đối<br />
tượng được kiểm tra “tâm phục”, “khẩu phục”, nhiều vụ việc được xử lý<br />
công minh, chính xác, kịp thời, có tác dụng góp phần nâng cao trách<br />
nhiệm, chất lượng công tác xây dựng Đảng ở nơi được kiểm tra.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, những kết quả đạt được, hoạt<br />
động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra cũng đã và đang bộc lộ<br />
những khó khăn, hạn chế cần nhanh chóng được khắc phục. Một số cấp<br />
ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra và cán bộ trực tiếp tiến hành kiểm tra<br />
chưa thật sự quan tâm, coi trọng vị trí, vai trò của hoạt động thẩm tra, xác<br />
minh. Một số vụ việc tiến hành thẩm tra, xác minh không kỹ, không đầy<br />
<br />
2<br />
đủ, chưa sâu, chưa tìm được bằng chứng xác thực, làm ảnh hưởng đến tính<br />
chính xác, khách quan khi kết luận nội dung kiểm tra. Chất lượng chứng<br />
cứ sau một số cuộc thẩm tra, xác minh không đầy đủ và xác đáng để làm<br />
cơ sở kết luận nội dung và đối tượng kiểm tra. Hoạt động thẩm tra, xác<br />
minh - theo nguyên tắc và phương pháp công tác đảng - phải lấy việc tự<br />
phê bình và phê bình làm biện pháp chính; tuy nhiên, trong thực tế, hiệu<br />
quả của việc thực hiện biện pháp chính yếu này không phải là như nhau và<br />
lúc nào cũng có vai trò tích cực, nhất là trong bối cảnh những tổ chức đảng<br />
mất đoàn kết nội bộ, ý thức đảng chưa cao. Đặc biệt, nhiều vụ việc, hành<br />
vi của đối tượng kiểm tra không chỉ dừng trong nội bộ Đảng, mà còn liên<br />
quan đến pháp luật, đến nhiều lĩnh vực khác, kể cả những mối quan hệ xã<br />
hội của đối tượng kiểm tra… Điều đó đòi hỏi hoạt động thẩm tra, xác minh<br />
muốn có hiệu quả cần phải có sự cộng tác, phối hợp của nhiều hoạt động,<br />
nhiều tổ chức và mang tính nghiệp vụ cao. Biện pháp tự phê bình và phê<br />
bình trong nội bộ tổ chức đảng để tiến hành thẩm tra, xác minh cũng cần<br />
được hoàn thiện, phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay trên<br />
cơ sở đặc điểm thực trạng của tổ chức cơ sở đảng có đối tượng kiểm tra.<br />
Những hạn chế trong hoạt động thẩm tra, xác minh dẫn đến quyết<br />
định xử lý không chuẩn xác như oan sai, bỏ lọt các hành vi và đối tượng vi<br />
phạm, tiêu cực hoặc không bảo vệ được chân lý và các nhân tố tích cực…<br />
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tính phức tạp của<br />
các vụ việc, sự yếu kém về tính tự giác của đối tượng kiểm tra, thực trạng<br />
nội bộ tổ chức đảng thiếu tính chiến đấu,... song nguyên nhân cơ bản là về<br />
quan điểm và phương pháp, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra cũng<br />
như quy trình tiến hành thẩm tra, xác minh chưa có sự đổi mới, nâng cao<br />
chất lượng cho phù hợp với tình hình mới.<br />
Để tiếp tục phát huy kết quả cũng như góp phần khắc phục những<br />
mặt hạn chế, yếu kém trong công tác kiểm tra nói chung và hoạt động<br />
thẩm tra, xác minh nói riêng thời gian qua nhằm đáp ứng những yêu cầu<br />
của công cuộc đổi mới và công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới, việc<br />
nghiên cứu đề tài “Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng<br />
giai đoạn hiện nay” là rất cấp thiết.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề<br />
xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động thẩm tra, xác minh<br />
trong công tác kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
3<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của hoạt động<br />
thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng.<br />
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát một số<br />
kinh nghiệm tiến hành thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của<br />
Đảng giai đoạn hiện nay.<br />
- Phân tích những nhân tố tác động, đề xuất phương hướng và một số<br />
giải pháp nhằm thực hiện tốt hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác<br />
kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác<br />
kiểm tra của Đảng.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về lĩnh vực nghiên cứu, luận án đi sâu nghiên cứu thẩm tra, xác<br />
minh trong công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trên tất cả<br />
các đối tượng, nhiệm vụ kiểm tra.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án về thời gian từ năm 2001 đến nay;<br />
phương hướng giải pháp của luận án có giá trị định hướng đến năm 2020.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
4.1. Cơ sở lý luận<br />
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm<br />
tra, về hoạt động thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng;<br />
nghiên cứu một số Luật, văn bản dưới Luật liên quan đến hoạt động thẩm<br />
tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng, như: Luật Tố cáo; Luật<br />
Khiếu nại; Luật Phòng, chống tham nhũng; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành<br />
chính… Luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa<br />
học có liên quan đã được công bố.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa<br />
Mác - Lênin, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học<br />
chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng việc tổng kết thực tiễn,<br />
điều tra, khảo sát, phương pháp chuyên gia, hệ thống, kết hợp chặt chẽ<br />
lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh.<br />
5. Đóng góp khoa học của luận án<br />
- Luận giải, làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về công<br />
tác kiểm tra của Đảng, trong đó tập trung vào hoạt động thẩm tra, xác<br />
minh trong công tác kiểm tra của Đảng.<br />
<br />