HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HỨA KHÁNH VY<br />
<br />
TU D¦ìNG TÝNH §¶NG CéNG S¶N<br />
CñA C¸N Bé CHñ CHèT C¸C X· ë VïNG §¤NG B¾C Bé<br />
GIAI §O¹N HIÖN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành : Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 31 23 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Đỗ Ngọc Ninh<br />
2. PGS, TS. Lê Kim Việt<br />
<br />
Phản biện 1: ..............................................................<br />
..............................................................<br />
<br />
Phản biện 2: ..............................................................<br />
..............................................................<br />
<br />
Phản biện 3: ..............................................................<br />
..............................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án<br />
cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, đại biểu trung thành của giai<br />
cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam. Được thể hiện<br />
đa dạng, phong phú trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà<br />
nước ta. Trong hoạt động thực tiễn của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng<br />
viên. Ở đó, tính đảng cộng sản (TĐCS) của đội ngũ này, nhất là cán bộ chủ<br />
chốt (CBCC) các ngành, các cấp là thể hiện quan trọng hàng đầu. TĐCS của<br />
cán bộ, đảng viên nói chung, của CBCC các xã nói riêng luôn vận động, phát<br />
triển theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng. Thực tiễn đã chứng minh, Đảng<br />
chỉ có thể lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khi đội ngũ CBCC các xã bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng - có TĐCS cao. Do đó,<br />
cần đặc biệt coi trọng việc tu dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên nói chung<br />
và của CBCC các xã ở các vùng, miền trong cả nước, nói riêng, trong đó có<br />
đội ngũ CBCC các xã vùng Đông Bắc Bộ.<br />
Vùng Đông Bắc bộ (ĐBB) gồm 13 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang,<br />
Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ,<br />
Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Là những tỉnh có nhiều<br />
huyện thuộc vùng núi cao, biên giới, vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng<br />
về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đối với cả nước. CBCC các xã<br />
có vai trò lớn trong việc triển khai thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới<br />
của Đảng Nhà nước. Vì vậy, cần coi trọng nâng cao chất lượng CBCC<br />
các xã, trong đó cần luôn quan tâm nâng cao TĐCS của cán bộ.<br />
Thời gian qua, cùng với các chủ trương, giải pháp của các cấp uỷ,<br />
chính quyền, đoàn thể về nâng cao TĐCS của CBCC xã, từng cán bộ đã<br />
tích cực tu dưỡng TĐCS. Nhờ đó, TĐCS của họ được nâng lên, bước đầu<br />
đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương.<br />
Tuy nhiên, việc tu dưỡng chưa đi vào chiều sâu: một bộ phận không<br />
nhỏ cán bộ chưa thường xuyên tu dưỡng TĐCS, nhất là tu dưỡng nâng cao<br />
bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học của Đảng, vai trò tiên<br />
phong, gương mẫu, năng lực thực tiễn, đạo đức, lối sống. Nhiều cấp ủy<br />
chưa quan tâm tạo thuận lợi, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng TĐCS của<br />
các bộ. Vì thế, TĐCS của nhiều cán bộ chưa được nâng cao. Cụ thể là, trình<br />
độ mọi mặt, trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức thực tiễn còn bất<br />
cập; cán bộ còn biểu hiện giảm sút vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong,<br />
gương mẫu mờ nhạt; tính chiến đấu giảm sút; năng lực công tác hạn chế,<br />
kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao thấp, một số cán bộ<br />
không hoàn thành nhiệm vụ. Các tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí,<br />
<br />
2<br />
suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.. còn tồn tại ở một số CBCC các<br />
xã, ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, uy tín, thanh<br />
danh của cấp ủy, tổ chức đảng.. Nghiên cứu tìm giải pháp khả thi phát huy<br />
ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế, tu dưỡng, nâng cao TĐCS của<br />
CBCC xã vùng này là vấn đề rất cấp thiết.<br />
Góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn thực hiện đề tài<br />
luận án tiến sĩ “Tu dưỡng tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt các xã<br />
ở vùng Đông Bắc bộ giai đoạn hiện nay”.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án<br />
2.1. Mục đích: Làm rõ lý luận và thực tiễn về tu dưỡng TĐCS của CBCC<br />
các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện nay, đề xuất các giải pháp chủ yếu, khả thi<br />
tăng cường tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã vùng này giai đoạn hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ: Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong,<br />
ngoài nước liên quan đề tài luận án; Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn<br />
về TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện<br />
nay; Khảo sát, đánh giá thực trạng TĐCS, việc tu dưỡng TĐCS của CBCC<br />
các xã vùng ĐBB từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên<br />
nhân, kinh nghiệm. Đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường tu dưỡng<br />
TĐCS của CBCC các xã vùng ĐBB đến năm 2025.<br />
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về tu dưỡng tính<br />
đảng của CBCC các xã vùng ĐBB giai đoạn hiện nay<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu TĐCS, việc tu dưỡng TĐCS<br />
của CBCC các xã vùng ĐBB, gồm 13 tỉnh nêu trên với 10 chức danh (ở<br />
những xã bố trí Chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND) xã là Phó Bí thư<br />
thường trực Đảng uỷ xã): Bí thư Đảng uỷ xã; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Ủy<br />
ban nhân dân (UBND), Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản (ĐTNCS) Hồ<br />
Chí Minh, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch<br />
Hội Nông dân (HND); Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN), Chủ tịch<br />
Hội Cựu chiến binh (HCCB); trưởng công an, trưởng chỉ huy quân sự xã<br />
(xã đội trưởng). Ở những xã Bí thư Đảng uỷ xã đồng thời là Chủ tịch<br />
HĐND xã, chỉ có 9 chức danh.<br />
Thời gian khảo sát thực tiễn từ năm 2001 đến nay. Phương hướng và<br />
giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.<br />
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: Là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TĐCS và tu<br />
<br />
3<br />
dưỡng TĐCS của cán bộ, đảng viên; luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về<br />
lý luận các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. Thực trạng<br />
TĐCS, thực trạng tu dưỡng TĐCS của CBCC các xã ở vùng ĐBB từ năm<br />
2001 đến nay.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ<br />
nghĩa Mác-Lênin, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; lịch sử - lôgíc, phân<br />
tích - tổng hợp, chuyên gia...<br />
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án<br />
Khái niệm TĐCS và tu dưỡng TĐCS của CBCC xã ở vùng ĐBB<br />
hiện nay.<br />
- Bốn kinh nghiệm: Một là, thường xuyên quan tâm giáo dục, nâng<br />
cao nhận thức, trách nhiệm của CBCC xã ở vùng ĐBB về tu dưỡng<br />
TĐCS; Hai là, phát huy tính tích cực, tự giác của CBCC xã ở vùng<br />
ĐBB trong tu dưỡng, rèn luyện TĐCS; Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa tu<br />
dưỡng TĐCS với đấu tranh khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa<br />
cá nhân, lối sống thực dụng, những tiêu cực lạc hậu trong CBCC xã ở<br />
vùng ĐBB; Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi<br />
lực lượng, trước hết là sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, tổ chức đảng<br />
đối với việc tu dưỡng TĐCS của CBCC xã ở vùng ĐBB.<br />
- Ba giải pháp: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ<br />
chủ chốt xã vùng Đông Bắc bộ về tu dưỡng tính đảng cộng sản; Hai là,<br />
cụ thể hóa tiêu chuẩn tính đảng cộng sản của cán bộ chủ chốt xã vùng<br />
Đông Bắc bộ cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Ba<br />
là,tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ<br />
chốt xã vùng Đông Bắc bộ<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về TĐCS và tu<br />
dưỡng TĐCS của CBCC cấp xã ở nước ta giai đoạn hiện nay.<br />
Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho CBCC các<br />
xã ở vùng ĐBB trong tu dưỡng TĐCS giai đoạn hiện nay; cho cấp ủy, tổ<br />
chức đảng chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng TĐCS của<br />
CBCC xã, tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn xây<br />
dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh vùng ĐBB.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục các công trình của<br />
tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và<br />
phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết.<br />
<br />