intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở" là xây dựng cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM, từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên theo hình thức dạy học kết hợp để thực hiện trong quá trình bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU THỦY BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP STEM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành:Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI: KHOA VẬT LÍ - TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIÊN 2. TS. DƢƠNG XUÂN QUÝ Phản biện 1: PGS. TS. LÊ VĂN GIÁO Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế Phản biện 2: TS. CAO TIẾN KHOA Trường ĐH Sư phạm – ĐH Thái Nguyên Phản biện 3: PGS. TS. NGUYỄN THỊ NHỊ Trường Đại học Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017), “Khảo sát trực trạng năng lực dạy học tích hợp STEM của đội ngũ giáo viên KHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, tr 473 – 480. 2. Nguyễn Thị Thu Thủy (2019), “Vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật xây dựng chủ đề STEM “Thiết kế mô hình nhà chống lũ” theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục tiếp cận liên ngành và xuyên ngành, tr 79 – 90. 3. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Biên, Dương Xuân Quý (2019), “Đề xuất mô hình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên khoa học tự nhiên theo hướng nghiên cứu bài học”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên 20 năm phát triển mô hình đào tạo giáo viên liên thông, tr 107 – 117. 4. Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Van Bien, Duong Xuan Quy (2020), “Fostering teachers’ competence of integrated STEM education”, Jurnal Penelitian dan Pembelajaran, 6 (2), p 166 – 179. 5. Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Văn Biên, Dương Xuân Quý (2021), “Quy trình bồi dưỡng giáo viên về giáo dục STEM theo mô hình dạy học kết hợp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Giảng dạy Vật lý toàn quốc lần thứ V, tr 212-224.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiêu chí mà người lao động đáp ứng trong thế kỷ 21 là những người lao động có kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, đổi mới, phản biện, làm việc nhóm và giáo dục STEM là một trong những giải pháp chuẩn bị để thích ứng với những thách thức của thế kỷ 21. Trong triển khai giáo dục STEM, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực STEM của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên đang gặp nhiều trở ngại trong việc triển khai dạy học STEM thành công, chẳng hạn như thiếu kiến thức về nội dung STEM, tính hiệu quả thấp và phương pháp dạy học thay đổi. Qua khảo sát các giáo viên trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về giáo dục STEM, đặc biệt giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM và tổ chức dạy học chủ đề/ bài học STEM. Với mong muốn phát triển những năng lực cần thiết của giáo viên về giáo dục STEM, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dƣỡng n ng ực dạy học tích hợp STEM của giáo vi n t ung học cơ sở”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM, từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên theo hình thức dạy học kết hợp để thực hiện trong quá trình bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở. - Việc phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở thông qua các hoạt động ở khóa bồi dưỡng. 4. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu xây dựng được cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM, từ đó thiết kế được chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở về giáo dục STEM theo hình thức dạy học kết hợp (nội dung, phương tiện hỗ trợ, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng) thì có thể phát triển được năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực dạy học tích hợp STEM.  Xây dựng cấu trúc của năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở.  Khảo sát thực trạng năng lực dạy học tích hợp STEM và nhu cầu bồi dưỡng về giáo dục STEM của giáo viên trung học cơ sở.
  5. 2  Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng giáo viên để lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng, đề xuất nguyên tắc xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên.  Thiết kế quy trình xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và quy trình tổ chức bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên trung học cơ sở.  Xây dựng nội dung chương trình, phương tiện hỗ trợ khóa bồi dưỡng và kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.  Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của quy trình bồi dưỡng, điều chỉnh các hoạt động bồi dưỡng, học liệu, website, công cụ đánh giá và đánh giá sự phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu lí thuyết (phân tích, tổng hợp; phân loại và hệ thống hóa lí thuyết); Nghiên cứu thực tiễn dạy và học (điều tra, phỏng vấn, quan sát) ; Thực nghiệm sư phạm và phương pháp thống kê toán học. 7. Những đóng góp mới của uận án Về lý luận: Cấu t úc n ng ực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở, hệ thống lí luận về bồi dưỡng giáo viên theo hình thức dạy học kết hợp, quy trình xây dựng chƣơng t ình bồi dưỡng và quy trình tổ chức bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở. Về thực tiễn: Khóa bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên trung học cơ sở (bao gồm trang web https://khoahocstem.com/, tài liệu bồi dƣỡng giáo viên về giáo dục STEM, bộ công cụ đánh giá năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên), trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm, cùng với giáo viên trung học cơ sở xây dựng được kế hoạch dạy học 3 chủ đề STEM ở thực nghiệm sư phạm vòng 1 và 23 chủ đề STEM ở thực nghiệm sư phạm vòng 2.
  6. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu về năng lực dạy học tích hợp STEM Nghiên cứu các khái niệm giáo dục STEM của các tác giả Sanders (2009), Wang và cộng sự (2011), Breiner và cộng sự (2012), Bybee (2010); Hoachlander và Yanofsky (2011), Homn E. J. (2014), Todd R. Kelley and J. Geoff Knowles (2016), N. Tsupros, R. Kohler, and J. Hallinen (2009), chúng tôi rút ra một vài nhận định về dạy học tích hợp STEM như sau:  là phương pháp tiếp cận liên ngành  trang bị cho người học những kiến thức tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học  giúp người học giải quyết vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể Nghiên cứu những quan điểm khác nhau về cấu trúc năng lực dạy học trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt các cấu trúc năng lực về giáo dục STEM cùng các tiêu chí trong từng hợp phần năng lực của các tác giả Corbett et al. (2014), Miran Song (2017), An (2017), Trang (2021) cho thấy có những tiêu chí thuộc các thành phần năng lực về giáo dục STEM còn nhiều điểm chưa phù hợp với giáo viên ở Việt Nam đang dạy học tại các trường trung học cơ sở, một vài thành phần năng lực và tiêu chí còn chưa cụ thể, chưa thể hiện đặc trưng của giáo dục STEM. Từ đó, vấn đề đặt ra đối với chúng tôi là cần phải xác định cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM gồm những thành phần năng lực nào, các tiêu chí và biểu hiện của các năng lực thành phần cũng như các chỉ báo cho từng tiêu chí phù hợp với năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở. 1.2. Các nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên Chúng tôi quan tâm nghiên cứu những vấn đề sau: Nghiên cứu về xây dựng khóa bồi dưỡng: Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng giáo viên, các nghiên cứu đề cập đến cách bồi dưỡng hiệu quả, cách lập kế hoạch chương trình bồi dưỡng, sử dụng chiến lược và thực hiện chương trình bồi dưỡng, … Darling-Hammond (2009) quan niệm các chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào nội dung quan trọng, chú ý đến bối cảnh hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên và phải gồm quy trình bồi dưỡng giáo viên. Cùng quan điểm tập trung vào nội dung trọng tâm, Julie A. Luft còn nhấn mạnh chương trình bồi dưỡng phải rõ ràng, mạch lạc và thể hiện sự hợp tác và những thay đổi cụ thể của giáo viên. Banilower, Heck, & Weiss chú trọng đến việc xây dựng quy trình bồi dưỡng giáo viên. Nghiên cứu về hình thức, phương pháp bồi dưỡng: Theo mô hình bồi dưỡng nghề nghiệp GV của Gaible, E. và Burns, M. (2005) thì có 3 loại hình chính bồi dưỡng GV: bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên, bồi dưỡng tại trường
  7. 4 học, bồi dưỡng cá nhân hoặc tự bồi dưỡng. Với quan điểm phân loại khác, tác giả Trần Bá Hoành cho rằng có 3 phương thức bồi dưỡng giáo viên gồm: bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa. Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu về kết hợp các hình thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến. Garrison và Kanuka (2004) cho rằng sự kết hợp giữa học trực tiếp và học trực tuyến có thể dẫn đến chuyển đổi kinh nghiệm của người học. Các tác giả Guskey (2000), Loucks-Horsley và cộng sự (2010) đã nghiên cứu nhiều chiến lược bồi dưỡng khác nhau nhằm phát triển nghề nghiệp cho giáo viên. Đề tài tập trung nghiên cứu hình thức dạy học kết hợp, phương pháp nghiên cứu bài học và dạy học vi mô trong bồi dưỡng giáo viên. Nghiên cứu về đánh giá khóa bồi dưỡng: Đánh giá phát triển chuyên môn là phần thiết yếu để cải tiến, đổi mới chương trình và thành công lâu dài. Theo Aleksander S. Drovnikov et al (2016), đối tượng trực tiếp để đo lường chất lượng phát triển chuyên môn gồm 3 yếu tố: chương trình bồi dưỡng, quá trình thực hiện bồi dưỡng, kết quả bồi dưỡng. Theo E. Roelofs, & Sanders, P. (2007), việc đánh giá năng lực của giáo viên đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng về những năng lực cần đánh giá để hướng dẫn việc thu thập và minh chứng cho đánh giá. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP STEM CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Cơ sở í uận về bồi dƣỡng n ng ực dạy học tích hợp STEM của giáo vi n t ung học cơ sở 2.1.1. Giáo dục STEM: Trong đề tài, chúng tôi nghiên cứu dựa theo quan điểm về giáo dục STEM được mô tả trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau: “Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”. 2.1.2. Năng lực dạy học của giáo viên: dựa vào các quan điểm khác nhau về cấu trúc năng lực dạy học, chúng tôi quan niệm năng lực dạy học của giáo viên phổ thông gồm có 4 thành tố: năng lực nhận thức, năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, năng lực tổ chức dạy học và năng lực đánh giá. 2.1.3. Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM Dạy học tích hợp STEM là dạy khoa học theo hướng liên ngành, trong đó khoa học được tích hợp với công nghệ, kĩ thuật và toán để khám phá và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
  8. 5 N ng ực dạy học tích hợp STEM là khả năng làm chủ những kiến thức, kĩ năng, thái độ liên quan đến dạy học tích hợp STEM để xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề/ bài học STEM. Chúng tôi vận dụng quy trình xây dựng khung năng lực để xây dựng khung năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên trung học cơ sở như bàng sau: Bảng 1. Cấu trúc năng lực dạy học tích hợp STEM dành cho giáo viên Trung học cơ sở STT HỢP PHẦN CHỈ SỐ HÀNH VI NĂNG LỰC 1 Nhận thức về NT1.1. Nhận thức một số vấn đề cơ bản về giáo dục dạy học tích STEM (khái niệm, bản chất, mục tiêu, phân loại, vai trò) hợp STEM NT1.2. Nhận thức về vận dụng quy trình thiết kế kĩ thuật trong dạy học CĐ/ BH STEM NT1.3. Nhận thức về vận dụng quy trình nghiên cứu khoa học trong dạy học CĐ/ BH STEM NT1.4. Nhận thức về vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn 2 Thiết kế kế TK2.1. Phát hiện vấn đề thực tiễn liên quan đến nội hoạch dạy học dung kiến thức khoa học tự nhiên chủ đề/ bài học TK2.2. Phối hợp với giáo viên các môn khác trong STEM việc xây dựng CĐ/ BH STEM TK2.3. Xác định mục tiêu dạy học CĐ/ BH STEM TK2.4. Xác định tiêu chí đánh giá bản thiết kế và sản phẩm TK2.5. Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học CĐ/ BH STEM TK2.6. Xây dựng học liệu hỗ trợ các hoạt đông dạy học CĐ/ BH STEM (nội dung chủ đề STEM, hồ sơ học tập, thiết bị hỗ trợ, xây dựng rubric định hướng các hoạt động học tập…) TK2.7. Chuẩn bị phương tiện dạy học trong các hoạt đông dạy học CĐ/ BH STEM (hướng dẫn HS quay Vlog làm bằng chứng, hướng dẫn ghi hồ sơ học tập) TK2.8. Xây dựng chương trình nhà trường gắn với dạy học các CĐ/ BH STEM 3 Thực hiện kế TH3.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập sinh động, hấp dẫn hoạch dạy học TH3.2. Sử dụng rubric về tiêu chí đánh giá bản thiết kế
  9. 6 chủ đề/ bài học và sản phẩm để định hướng hoạt động học STEM TH3.3. Phát hiện khó khăn và hỗ trợ học sinh trong các hoạt động STEM TH3.4. Khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ TH3.5. Tổ chức hoạt động báo cáo, thảo luận hiệu quả (báo cáo, thảo luận, tổng hợp, phân tích, đánh giá) (lồng ghép kiến thức, kĩ năng của bài học thông qua hoạt động thảo luận, phản hồi học sinh và chấp nhận nhiều đáp án) TH3.6. Quản lý lớp học trong các HĐ dạy học CĐ/ BH STEM. Hướng dẫn GV minh chứng (hồ sơ học tập) TH3.7. Phối hợp với giáo viên các môn khác trong việc dạy học CĐ/ BH STEM 4 Đánh giá và ĐG4.1. Lựa chọn, xây dựng công cụ đánh giá điều chỉnh kế ĐG4.2. Thực hành, đánh giá theo bộ công cụ hoạch dạy học ĐG4.3. Xác định được mức độ phù hợp của các hoạt chủ đề/ bài học động học tập với điều kiện dạy học STEM ĐG4.4. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học dựa theo quy trình nghiên cứu bài học. 2.1.4. Các hình thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên: Việc áp dụng dạy học kết hợp cho việc bồi dưỡng giáo viên sẽ nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của giáo viên. Dạy học kết hợp có nghĩa là “sử dụng kết hợp phương pháp học trực tuyến, hướng dẫn trực tiếp và các phương pháp khác để sắp xếp nội dung và hướng dẫn học tập” (Noe, R., 2002). Đồng thời, chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu bài học và dạy học vi mô trong bồi dưỡng giáo viên. 2.1.5. Các nguyên tắc xây dựng khóa bồi dưỡng giáo viên: Dựa trên cơ sở những nguyên tắc dạy học nói chung; bản chất quá trình nhận thức của người học (đối tượng ở đây là giáo viên) và những mục tiêu của khóa bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi đề xuất 5 nguyên tắc bồi dưỡng: nguyên tắc kiến tạo, nguyên tắc cá thể hóa, nguyên tắc quyền tự chủ, nguyên tắc đảm bảo tính hợp tác, nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành. 2.1.6. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM: Vận dụng mô hình của Wiggins, Mc Tighe (1998), Weddel (2006) và Philipsen, B. (2019), chúng tôi đề xuất 5 bước xây dựng chương trình bồi dưỡng như hình 1.
  10. 7 5.1. Thu thập các nguồn dữ liệu đánh giá: 1.1. Xây dựng phiếu 2.1. Năng lực nhận các bài Test, các bài khảo sát, sản phẩm điều tra thức về DHTH STEM, tập huấn, các video, bảng tự đánh giá. Sử 1.2. Tiến hành điều tra các chỉ số hành vi cần dụng thống kê toán học để phân tích định thực trạng và nhu cầu phát triển gồm: 1.1, tính và định lượng các kết quả thu được bồi dưỡng năng lực 1.2, 1.3, 1.4 nhằm đánh giá sự phát triển các chỉ số Bước 1. Xác DHTH STEM của GV 2.2. Năng lực thiết kế hành vi thuộc khung năng lực cần đánh định nhu cầu KHTN KHDH chủ đề STEM, giá. bồi dưỡng 1.3. Sử dụng thống kê các chỉ số hành vi cần 5.2. Thông qua phiếu phản hồi của người toán học để phân tích phát triển gồm: 2.1, học và ý kiến của các giảng viên giảng dạy kết quả thu được 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, khóa bồi dưỡng, phân tích, so sánh với 2.7, 2.8 1.4. Xác định nhu cầu những mục tiêu ban đầu của khóa tập thực tế cần bồi dưỡng 2.3. Năng lực thực huấn, đánh giá những ưu điểm và nhược hiện KHDH chủ đề điểm của khóa bồi dưỡng. STEM, các chỉ số 5.3. Bổ sung và hoàn thiện chương trình hành vi cần phát triển bồi dưỡng gồm: 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, Bước 5. Đánh giá năng lực 3.5, 3.6, 3.7 đạt được và chỉnh sửa Bước 2. Lựa chọn năng 2.4. Năng lực đánh chương trình bồi đưỡng lực cần phát triển giá và điều chỉnh KHDH chủ đề STEM, các chỉ số hành vi cần phát triển gồm: 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 3.1. Xác định mục tiêu bồi dưỡng 3.2. Nghiên cứu tài liệu về bồi dưỡng giáo viên 3.3. Xác định những nội dung bồi dưỡng và loại hình, Bước 4. Tổ chức phương thức và chiến lược khóa bồi dưỡng Bước 3. Thiết kế hoạt bồi dưỡng 3.4. Xây dựng quy trình tổ động bồi dưỡng và chức bồi dưỡng phương tiện hỗ trợ 3.5. Xây dựng khung khóa bồi dưỡng chương trình 4.1. Thực hiện bồi dưỡng theo quy trình tổ chức 3.6. Xây dựng chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng đã thiết kế. chi tiết: 4.2. Thực hiện các bài đánh giá giáo viên theo kế + Thiết kế các hoạt động bồi hoạch dưỡng + Soạn tài liệu bồi dưỡng 4.3. Lấy ý kiến phản hồi của người học về khóa + Lập danh mục thiết bị, bồi dưỡng dụng cụ, vật tư cần thiết cho khóa bồi dưỡng + Thiết kế trang web hỗ trợ quá trình bồi dưỡng Hình 1. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng 2.1.7. Quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM: Chúng tôi xây dựng quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên theo hình thức dạy học kết hợp (Blended learning) gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Bồi dưỡng năng lực nhận thức về dạy học tích hợp STEM cho giáo viên trung học cơ sở. Giai đoạn 2: Bồi dưỡng năng lực thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM, năng lực thực hiện kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM, năng lực đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM.
  11. 8 Sơ đồ cấu trúc quy trình tổ chức bồi dưỡng, quy trình tổ chức bồi dưỡng giai đoạn 1 và quy trình tổ chức bồi dưỡng giai đoạn 2 được trình bày như các hình sau: Tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH STEM Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 BDKH theo hình thức lớp học đảo BDKH theo hướng nghiên cứu bài học ngược HP năng lực nhận HP năng lực thiết HP năng lực thực HP năng lực đánh giá và thức về DHTH kế KHDH chủ đề hiện KHDH chủ đề điều chỉnh KHDH chủ đề STEM STEM STEM STEM Các hoạt động bồi dưỡng tương ứng HĐ 1, HĐ 2, HĐ 3, HĐ 5, HĐ 6, HĐ 7, HĐ 11, HĐ 12 HĐ 13, HĐ HĐ 4 HĐ 8, HĐ 9, HĐ 10 14, HĐ15 Hình 2. Sơ đồ cấu trúc quy trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên về năng lực DHTH STEM Bước 1. Phân tích + Nguyên tắc bồi dưỡng + Phân tích bối cảnh bồi dưỡng Bước Bước 2. Xác định hoạt + Hoạt động tự học online 4. động bồi dưỡng + Hoạt động bồi dưỡng tập trung Phản hồi 3.1. HĐ 1. Khởi động khóa tập huấn Bước 3. Tổ chức vận (BD tập trung) hành, đánh giá + Đánh giá trước tập huấn 3.2. HĐ 2. Tự học online trên trang web khoahocstem.com + Đánh giá trong quá trình học 3.4. HĐ 4. Thảo luận, chia sẻ một số 3.3. HĐ 3. Trải nghiệm chủ đề STEM vấn đề về GD STEM (BDTT) “Hệ thống báo động khi mở cửa” + Đánh giá sau TH giai đoạn 1 (BDTT) + Đánh giá trong quá trình học Hình 3. Quy trình tổ chức bồi dưỡng giai đoạn 1
  12. 9 HĐ 5. Xác định ý tưởng chủ đề STEM (tự chọn) (BDTT) Bước 6. Dạy học bài học nghiên cứu và quan sát HĐ 6. Xây dựng KHDH chủ đề STEM (đã chọn) (Online) HĐ 7. Phân tích, đánh giá KHDH HĐ 11. Phân tích video các Bước 5. chủ đề STEM “Hệ thống báo buổi dạy của chủ đề STEM Thiết động khi mở cửa” (Online) “Hệ thống báo động khi mở lập mục cửa” tiêu và xây HĐ 8. Phân tích chủ đề (đã dựng chọn) theo các định hướng khác kế nhau của từng môn học (Online) HĐ 12. Giảng dạy chủ đề hoạch STEM (đã chọn) cho bài học HĐ 9. Vẽ bản thiết kế, chế tạo nghiên sản phẩm chủ đề STEM (đã cứu chọn). Điều chỉnh tiêu chí đánh giá bản thiết kế và tiêu chí đánh giá sản phẩm (BDTT) HĐ 14. Điều chỉnh KHDH chủ đề STEM (đã chọn) HĐ 11. Thảo luận, trao đổi, chia sẻ với chuyên gia (Online) HĐ 13. Đánh giá, phản hồi HĐ 15. Tổng kết, đánh giá sau giờ dạy đợt bồi dưỡng Bước 8. Kết quả, nhận Bước 7. Đánh giá, phản xét tác động của bài học hồi và thảo luận sau bài nghiên cứu học Hình 4. Quy trình tổ chức bồi dưỡng giai đoạn 2 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc bồi dƣỡng n ng ực dạy học tích hợp STEM của giáo vi n t ung học cơ sở Đối tượng khảo sát: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát quan điểm của 84 giáo viên ở các trường trung học cơ sở thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
  13. 10 Nam và 123 giáo viên ở các trường trung học cơ sở thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Phần lớn giáo viên khảo sát đang giảng dạy các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ và Tin học và một số giáo viên dạy môn học khác (trong đó một giáo viên có thể dạy 2 môn học khác nhau). Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp STEM: khoảng gần 50% số giáo viên khảo sát chưa tìm hiểu về STEM, giáo dục STEM, ngày hội STEM, cuộc thi Robotic và cuộc thi khoa học kĩ thuật; trong dạy học, khoảng 28% số giáo viên thường gắn lý thuyết với thực tiễn bằng cách cho học sinh tạo ra sản phẩm học tập, đồng thời, giáo viên cũng thường sử dụng các phương pháp dạy học như thuyết trình, đàm thoại, dạy học dựa trên vấn đề, số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dự án chỉ chiếm 10%. Phần lớn giáo viên khảo sát chưa tham gia tập huấn về giáo dục STEM chiếm khoảng 77,3% và số giáo viên chưa bao giờ dạy học chủ đề STEM chiếm tỉ lệ rất cao (92,8%). Nhu cầu bồi dưỡng về năng lực dạy học tích hợp STEM: Kết quả cho thấy tất cả các nội dung khảo sát đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết chiếm tỉ lệ gần 90% và trên 90%; các giá trị trung bình về mức độ cần thiết của mỗi nội dung khảo sát đều lớn hơn 3.1 chứng tỏ có sự nhất trí cao của 207 giáo viên được khảo sát về sự cần thiết phải tập huấn tất cả các nội dung trên; đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha của các nhóm nội dung (nhóm 1: 0.940, nhóm 2: 0.960, nhóm 3: 0.955, nhóm 4: 0.926), hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và hệ số độ tin cậy khi loại bỏ biến đều nhỏ hơn hệ số độ tin cậy của nhóm nên thang đo lường tốt. Kết quả khảo sát về chương trình bồi dưỡng: 99% số giáo viên khảo sát muốn tăng cường thực hành trong khóa bồi dưỡng (Các hoạt động bồi dưỡng được giáo viên yêu thích như: HĐ trải nghiệm thí nghiệm khám phá, HĐ thực hành thiết kế chủ đề, HĐ xem video tiết dạy mẫu, HĐ trải nghiệm dạy chủ đề thiết kế, HĐ thảo luận, trao đổi, chia sẻ với chuyên gia chiếm tỉ lệ trên 95,1%); đồng thời, khi khảo sát sự yêu thích của GV về các phương thức bồi dưỡng thì phương thức bồi dưỡng kết hợp được nhiều GV yêu thích nhất chiếm 56%. CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP STEM CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Dựa vào kết quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi lựa chọn một số hành vi thuộc khung năng lực dạy học tích hợp STEM để tập trung bồi dưỡng, được thể hiện ở phần mục tiêu bồi dưỡng. 3.1. Mục ti u bồi dƣỡng Phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của một số giáo viên ở các trường THCS tỉnh Quảng Ngãi, cụ thể là sau khóa bồi dưỡng, giáo viên có thể:
  14. 11 - Trình bày được những vấn đề chung liên quan đến giáo dục STEM (khái niệm giáo dục STEM, các đặc trưng của bài học STEM, phân loại giáo dục STEM, hình thức tổ chức giáo dục STEM ở Việt Nam, vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM ở Việt Nam, các chủ trương, thông tư của chính phủ, công văn của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai giáo dục STEM ở trường phổ thông…) (NT 1.1) - Mô tả được quy trình nghiên cứu khoa học, quy trình thiết kế kỹ thuật và vận dụng các quy trình này để thiết kế chủ đề/ bài học STEM (NT 1.2, NT 1.3) - Thiết kế và dạy học chủ đề/ bài học STEM dựa trên việc sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (Dạy học dựa trên trải nghiệm, Dạy học theo dự án, Dạy học tìm tòi khám phá, kĩ thuật bản đồ tư duy, ….) (TK 2.5) - Xác định được mục tiêu, lựa chọn, thiết kế các hoạt động dạy học, xây dựng học liệu và hợp tác với các giáo viên khác để thiết kế kế hoạch chủ đề/ bài học STEM (TK 2.2, TK 2.5, TK 2.6) - Xây dựng và sử dụng thiết bị hỗ trợ một số hoạt động dạy học chủ đề/ bài học STEM cụ thể (TK 2.4) - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá bản thiết kế và đánh giá sản phẩm (TK 2.4) - Thực hiện việc giao nhiệm vụ một cách phù hợp, hỗ trợ học sinh, tổ chức hoạt động báo cáo, thảo luận hiệu quả, quản lý lớp học đối với chủ đề STEM cụ thể và giảng dạy đạt yêu cầu chủ đề/ bài học STEM do nhóm thiết kế (TH 3.5) - Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, giáo viên tiếp tục nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giáo dục STEM, thiết kế các kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học STEM và dạy học chủ đề/ bài học STEM ở trường giáo viên đang công tác. 3.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp STEM cho giáo viên 3.2.1. Cấu trúc chương trình bồi dưỡng: được trình bày ở hình 5 3.2.2. Các phương tiện hỗ trợ khóa bồi dưỡng 3.2.2.1. Xây dựng tài liệu bồi dưỡng năng lực DHTH STEM của GV THCS Nội dung tài liệu gồm 5 chuy n đề: CĐ 1. Năng lực nhận thức về DHTH STEM, CĐ 2. Năng lực thiết kế KHDH chủ đề/ bài học STEM, CĐ 3. Năng lực thực hiện KHDH chủ đề/ bài học STEM, CĐ 4. Năng lực đánh giá và điều chỉnh KHDH chủ đề/ bài học STEM, CĐ 5. Hướng dẫn đánh giá khóa bồi dưỡng. Trong mỗi chuyên đề đều bao gồm các phần như giới thiệu chuyên đề, nội dung các hoạt động bồi dưỡng cụ thể, phụ lục hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng và tài liệu tham khảo.
  15. 12 3.2.2.2. Xây dựng trang web https://khoahocstem.com/ nhằm phát triển năng lực nhận thức về DHTH STEM và hỗ trợ trong quá trình tập huấn Sơ đồ trang web https://khoahocstem.com/ được trình bày ở hình 6 Khởi động khóa tập huấn (BD trực tiếp) Phát triển NL nhận thức về DHTH STEM (NT1.1, NT1.2, HĐ 2. Tự học online trên trang web NT1.3, NT1.4) khoahocstem.com (BD trực tuyến) Cách thức đánh giá: + Bài Test trước TĐ (HĐ 1) HĐ 3. Trải nghiệm CĐ STEM “Hệ thống báo + 4 bài Test sau 4 module động khi mở cửa” (BD trực tiếp) (HĐ 2) HĐ 4. Thảo luận, chia sẻ một số vấn đề về GD + Bài khảo sát quan niệm STEM (BD trực tuyến) của GV về GD STEM trước TĐ (HĐ 1) và sau TĐ (HĐ 4) HĐ 5. Xác định ý tưởng CĐ/ BH STEM (BD Phát triển NL thực hiện KHDH trực tiếp) CĐ/ BH STEM (TH3.5) Cách thức đánh giá: HĐ 6. Xây dựng KHDH CĐ/ BH STEM (BD + Phiếu đánh giá các buổi dạy trực tuyến) CĐ/ BH STEM (phân tích video) HĐ 11. Phân tích video các HĐ 7. Phân tích, đánh giá KHDH CĐ STEM buổi dạy của CĐ STEM “Hệ “Hệ thống báo động khi mở cửa” (BD trực thống báo động khi mở cửa” tuyến) (BD trực tuyến) HĐ 8. Phân tích CĐ STEM theo các định HĐ 12. DH CĐ/ BH STEM hướng khác nhau của từng môn học (BD (BD trực tiếp) trực tuyến) HĐ 9. Vẽ bản thiết kế, chế tạo sản phẩm HĐ 15. Tổng kết, đánh giá đợt CĐ/ BH STEM, điều chỉnh tiêu chí đánh giá BD (BD trực tiếp) bản thiết kế và sản phẩm (BD trực tiếp) HĐ 14. Điều chỉnh KHDH CĐ/ HĐ 10. Thảo luận, trao đổi, chia sẻ với BH STEM (BD trực tuyến) chuyên gia (BD trực tuyến) Phát triển NL thiết kế KHDH CĐ/ BH STEM HĐ 13. Đánh giá, phản hồi (TK2.2, TK2.4, TK 2.5, TK 2.6) sau giờ dạy (BD trực tuyến) Cách thức đánh giá: Phát triển NL đánh giá và điều + Phiếu xác định ý tưởng CĐ/ BH STEM chỉnh KHDH CĐ/ BH STEM; + Phiếu đánh giá KHDH CĐ/ BH STEM ở HĐ đánh giá thông qua sổ ghi 6 và HĐ 10 chép cá nhân Hình 5. Cấu trúc CT BDGV về NL DHTH STEM
  16. 13 Trang chủ Chương Lịch tập Tài liệu Đăng ký Liên hệ trình huấn Module n Giới thiệu module Các module tự học Bài học 1 1 2 3 4 Bài học 2 Bài đánh giá Chương trình Các hoạt động BD Hoạt động BD n 1 3 4 5 6 Giới thiệu 7 8 9 1 1 Tài liệu hỗ trợ 0 1 Các phiếu học tập 1 1 1 1 1 2 3 4 5 6 Văn bản Chính phủ, Bộ GD & ĐT (Chỉ thị số 16/CT–TTg, quyết định 522/QĐ–TTg, công văn số 4612/BGDĐT–GDTrH, công văn số 4325/BGDĐT-GDTrH , công văn 3089/BGDĐT-GDTrH ,....) Video bài giảng (Video giới thiệu những vấn đề chung về giáo dục STEM, video tìm hiểu về giáo dục STEM) Tài liệu Một số KHDH chủ đề STEM minh họa (Chủ đề STEM "Hệ thống báo động khi mở cửa", chủ đề STEM "Âm thanh và cuộc sống",....) Một số video dạy học chủ đề STEM minh họa (Chủ đề STEM "Hệ thống báo động khi mở cửa", chủ đề STEM "Âm thanh và cuộc sống",....) Hình 6. Mô tả cấu trúc trang web https://khoahocstem.com/ 3.3. Phƣơng pháp tổ chức bồi dƣỡng + Khi thực hiện Chương trình, báo cáo viên có thể chủ động chọn lựa các nội dung phù hợp với thực tế của khóa bồi dưỡng (nhu cầu của giáo viên hoặc
  17. 14 trình độ của giáo viên), một số nội dung trong Chương trình có thể được lược bớt hoặc điều chỉnh tùy theo thực tế. + Trong suốt khóa bồi dưỡng, báo cáo viên tổ chức các hoạt động cá nhân/ nhóm để mọi học viên được tham gia tích cực vào nội dung lớp học và được tập dượt vận dụng tại chỗ (phương pháp học viên cùng tham gia). Báo cáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học viên chủ động nắm vững các nội dung lý thuyết và thực hành. + Khi trình bày nội dung lý thuyết, cần đặt câu hỏi để giáo viên suy nghĩ và thảo luận, tránh trình bày một chiều, khuyến khích giáo viên trao đổi với báo cáo viên và với các giáo viên khác. + Đối với phần thực hành, báo cáo viên sử dụng các hoạt động/nhiệm vụ theo nhóm, báo cáo viên yêu cầu các nhóm thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề STEM và dạy học chủ đề STEM trên lớp học thực tế. Báo cáo viên cần tạo điều kiện cho giáo viên có nhiều thời gian để chuẩn bị cho phần thực hành. + Phát huy năng lực tự học của giáo viên, dựa vào tài liệu được cung cấp trên trang web https://khoahocstem.com/, kết hợp với thảo luận nhóm ở từng nhóm trường dưới sự hỗ trợ của báo cáo viên giúp các giáo viên hiểu rõ những nội dung tập huấn Đồng thời, chúng tôi tiến hành bồi dưỡng theo hình thức dạy học kết hợp, sử dụng phương pháp nghiên cứu bài học và dạy học vi mô. Chúng tôi cũng xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cụ thể. 3.4. Phƣơng pháp đánh giá khóa bồi dƣỡng Để hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bộ công cụ kiểm tra – đánh giá gồm bài Test trước tập huấn (pre-Test), bài Test các module 1, 2, 3, 4 và phiếu khảo sát quan niệm của giáo viên về giáo dục STEM, phiếu đánh giá KHDH CĐ/ BH STEM, phiếu đánh giá giờ dạy CĐ/ BH STEM, bảng rubric đánh giá năng lực DHTH STEM để đánh giá năng lực DHTH STEM của GV Bảng 2. Các hoạt động BD và công cụ đánh giá tương ứng với các chỉ số hành vi Chỉ số Các hoạt động tạo cơ hội HV Công cụ thu thập dữ liệu và đánh giá bồi dưỡng và đánh giá HĐ 1 (quan sát và ĐG) Bài pre–Test, bài khảo sát quan Bảng niệm rubric NT HĐ 2 (BD và ĐG) Bài Test module 1 và module 4 đánh 1.1 HĐ 3 và HĐ 4 (bồi Bài khảo sát quan niệm và video giá dưỡng và ĐG) quay lại 2 buổi tập huấn từng HĐ 1 (quan sát và ĐG) Bài pre – Test chỉ số NT HĐ 2 (BD và ĐG) Bài Test module 2 hành 1.2 HĐ 3 & HĐ 4 (BD & Video quay lại 2 buổi tập huấn vi
  18. 15 ĐG) thuộc NT HĐ 1 (quan sát và ĐG) Bài pre – Test khung 1.3 HĐ 2 (BD và ĐG) Bài Test module 2 năng HĐ 1 (quan sát và ĐG) Bài pre – Test lực NT HĐ 2 (BD và ĐG) Bài Test module 3 dạy 1.4 HĐ 5 (BD và ĐG) Bài khảo sát ý tưởng chủ đề STEM học HĐ 6 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 1 tích đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM hợp TK HĐ 7, 8, 9, 10 (quan sát KHDH chủ đề STEM lần 2 và quan STEM 2.2 và đánh giá) sát các buổi tập huấn của Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM giáo HĐ 6 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 1 viên TK đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM trung 2.4 HĐ 9 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 2 học cơ đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM sở HĐ 6 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 1 TK đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM 2.5 HĐ 7, 8, 10 (bồi dưỡng KHDH chủ đề STEM lần 2 và đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM HĐ 6 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 1 TK đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM 2.6 HĐ 10 (bồi dưỡng và KHDH chủ đề STEM lần 2 đánh giá) Phiếu đánh giá KHDH chủ đề STEM HĐ 12.1 (bồi dưỡng và Video tiết dạy HĐ 1 chủ đề STEM đánh giá) Phiếu đánh giá giờ dạy STEM TH HĐ 12.3 (bồi dưỡng và Video tiết dạy HĐ 3 chủ đề STEM 3.5 đánh giá) Phiếu đánh giá giờ dạy STEM HĐ 12.5 (bồi dưỡng và Video tiết dạy HĐ 5 chủ đề STEM đánh giá) Phiếu đánh giá giờ dạy STEM CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được thực hiện nhằm kiểm tra giả thuyết. Do đó, mục tiêu cụ thể của thực nghiệm sư phạm là: - Đánh giá tính khả thi của các nguyên tắc xây dựng khóa bồi dưỡng đã đề xuất, đánh giá hiệu quả của tài liệu hỗ trợ quá trình bồi dưỡng (TNSP 1). - Đánh giá sự phát triển năng lực dạy học tích hợp STEM của giáo viên sau quá trình bồi dưỡng (TNSP 2).
  19. 16 4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm sƣ phạm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành với đối tượng là 11 giáo viên ở 3 trường trung học cơ sở thuộc tỉnh Quảng Ngãi từ 4/ 2020 đến 7/ 2020 (vòng 1), và 123 giáo viên ở 23 trường trung học thuộc phòng giáo dục thành phố Quảng Ngãi từ 23/ 8/ 2021 đến 26/ 10/ 2021 (vòng 2) 4.3. Tiến t ình thực nghiệm sƣ phạm HĐ 2. Hoạt động tự học online trên trang web HĐ 4. Thảo luận chia sẻ một số vấn https://khoahocstem.com/ đề về giáo dục STEM Hình thức: online Hình thức: tập trung Thời gian: Từ 5/5/2020 đến 8/5/2020 Thời gian: 10/5/2020 Năng lực  4 bài Test sau 4 module tự học  Bài điều tra quan niệm của Năng lực nhận giáo viên về GD STEM nhận thức về DHTH thức về STEM HĐ2 HĐ3 DHTH HĐ1 HĐ4 STEM HĐ 1. Hoạt động khởi động HĐ 3. Hoạt động trải nghiệm chủ đề STEM Hình thức: tập trung “Hệ thống báo động khi mở cửa” Thời gian: 5/5/2020 Hình thức: tập trung  Bài khảo sát thực trạng và nhu cầu bồi Thời gian: 10/5/2020 dưỡng về GD STEM  Sản phẩm tập huấn: bản thiết kế,  Bài Test trước tập huấn mô hình và sản phẩm hệ thống  Bài điều tra quan niệm của GV về GD báo động khi mở cửa STEM HĐ 7. Phân tích KHDH chủ đề STEM “Hệ thống báo động khi mở cửa” HĐ 8. Phân tích video các tiết dạy chủ đề STEM “Hệ thống báo động khi mở cửa” HĐ 9. Phân tích chủ đề STEM đã thiết kế theo các định hướng khác nhau của từng môn học Hình thức: online Năng lực Năng lực Thời gian: 31/5/2020 thiết kế thiết kế  Phiếu học tập KHDH KHDH chủ đề chủ đề STEM STEM HĐ5 HĐ6 HĐ7 HĐ8 HĐ9 HĐ12 HĐ10 HĐ11 HĐ 10. Vẽ bản thiết kế và chế tạo sản phẩm chủ đề STEM đã thiết kế. Điều HĐ 5. Xác định ý tưởng chủ đề STEM chỉnh tiêu chí đánh giá bản thiết kế và tiêu chí đánh giá sản phẩm HĐ 6. Thiết kế KHDH chủ đề STEM HĐ 12. Thảo luận, trao đổi, chia sẻ với chuyên gia Hình thức: làm việc theo nhóm ở nhà Hình thức: tập trung theo nhóm Thời gian: Từ 11/5/2020 đến 17/5/2020 Thời gian: Từ 1/7/2020 đến 5/7/2020  Phiếu xác định ý tưởng chủ đề STEM của mỗi nhóm  KHDH chủ đề STEM của nhóm đã điều chỉnh và sản phẩm chế tạo  KHDH chủ đề STEM của nhóm đã thiết kế HĐ 12. Mỗi nhóm GV giảng dạy chủ đề STEM đã thiết kế Thời gian: 6/7/2020 Mỗi nhóm GV giảng dạy hoạt động 1. Xác định vấn đề nghiên cứu Thời gian: 7/7/2020 Mỗi nhóm GV giảng dạy hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp thiết kế Thời gian: 8/7/2020 Mỗi nhóm GV giảng dạy hoạt động 3. Trình bày và bảo vệ giải pháp thiết kế Hình 5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm Thời gian: 9/7/2020 Mỗi nhóm GV giảng dạy hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm Thời gian: 10/7/2020 Mỗi nhóm GV giảng dạy hoạt động 5. Báo cáo sản phẩm và thảo luận Năng lực thực hiện Hình thức: tập trung Năng lực KHDH chủ  Phiếu đánh giá giờ dạy STEM thực hiện đề STEM KHDH chủ đề STEM HĐ13 HĐ 13. Đánh giá, phản hồi sau giờ dạy, HĐ 14. Điều chỉnh kế hoạch dạy học Năng lực HĐ 15. Tổng kết, đánh giá đợt bồi dưỡng đánh giá và Năng lực đánh Thời gian: 10/7/2020 điều chỉnh giá và điều Hình thức: tập trung KHDH chủ đề chỉnh KHDH HĐ14 HĐ15 STEM chủ đề STEM Hình 7. Tiến trình thực nghiệm sư phạm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2