Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)
lượt xem 1
download
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)" là khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tư liệu, đề xuất một số các biện pháp sư phạm để đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường trung học phổ thông (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM THỊ ÚT §æI MíI Sö DôNG T¦ LIÖU TRONG d¹y häc lÞch sö VIÖT NAM Tõ THÕ KØ X §ÕN GI÷A THÕ KØ XIX ë TR¦êNG trung häc phæ th«ng (QUA THùC NGHIÖM S¦ PH¹M ë THµNH PHè H¶I PHßNG) Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học lịch sử Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2024
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Nguyễn Văn Ninh 2. TS Hoàng Thanh Tú Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng Trường Đại học Sư phạm– ĐH Huế Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS Nguyễn Thị Duyên Trường Đại học Vinh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia Hà Nội Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Út (2015), Một số biện pháp sư phạm sử dụng tư liệu lịch sử gốc trong dạy học LSVN thời kì trung đại ở trường ĐH. Tạp Chí Khoa Học – ĐH Hải Phòng Số 13 năm 2015. 2. Phạm Thị Út (2017), Vai trò của công nghệ trong giáo dục tương lai. Tạp Chí Khoa Học – ĐH Hải Phòng Số 25 năm 2017. 3. Phạm Thị Út (2018), Sử dụng Tư liệu gốc trong kiểm tra , đánh giá môn Lịch sử ở trường THPT (Khi dạy về triều đại Lý – Trần). Tạp chí Khoa học – ĐH Hải Phòng số 27 tháng 3 năm 2018. 4. Nguyễn Thị Bích, Phạm Thị Út, Conducting Experimental Activities in the Museum of Ho Chi Minh road for Highschool students in Ha Dong – Ha Noi, Comperency – Based learning and teacher education, University of educatio publishing house, 2019 5. Phạm Thị Út (2021), Tổ chức cho HS tự học thông qua Tư liệu lịch sử phần Lịch sử Việt Nam từ TK X đến TK XV) (Lịch sử lớp 10). Tạp chí Giáo dục, tháng 4 năm 2021. 6. Phạm Thị Út (2022), Sử dụng Tư liệu trong dạy học Lịch sử nhằm phát huy năng lực nhận thức và tư duy cho HS lớp 10. Tạp chí GD, tháng 5 năm 2022. 7. Phạm Thị Út, Rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua việc sử dụng tư liệu cho sinh viên sư phạm chuyên ngành lịch sử, khoa Ngữ văn – KHXH trường ĐH Hải Phòng. Tạp chí GD, số 9, tháng 5/2023.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 26 tháng 12 năm 2018, Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) Tổng thể và CTGDPT môn Lịch sử đã chính thức được thông qua. CTGDPT 2018 nhấn mạnh mục tiêu khuyến khích HS tự học và học tập suốt đời. Sử dụng tư liệu (TL) trong dạy học lịch sử (DHLS) được xem như một biện pháp góp phần thực hiện mục tiêu đó. 1.2. Lịch sử là một môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách HS, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều học sinh (HS) chưa thích học hoặc HS cũng chỉ quan tâm đến các môn học định hướng thi cử mà chưa đầu tư thời gian, ý thức học tập, xem môn lịch sử chỉ là một phụ, các phương phương pháp dạy học (PPDH) chưa phù hợp. Từ thực tế đó đặt ra cho GV nhiệm vụ cần phải thay đổi, đổi mới PPDH trong đó việc chú trọng sử dụng TL trong DHLS đang được các GV rất quan tâm. Điều này là hoàn toàn phù hợp và đáp ứng mục tiêu của của CTGDPT môn Lịch sử 2018 là tăng cường sử dụng các loại tư liệu nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của người học. 1.3. Quán triệt mục tiêu, định hướng chung của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục trong Chương trình 2018, đổi mới DHLS ở trường THPT được thực hiện theo hướng coi trọng sử dụng TL: tư liệu vật chất, tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh – hình vẽ, tư liệu ghi âm, ghi hình… Việc sử dụng các loại TL không chỉ trong dạy học bài nội khóa trên lớp, trong chuỗi các hoạt động khởi động, khám phá kiến thức mới, luyện tập, vận dụng mà còn có thể sử dụng trong tự học ở nhà và trong kiểm tra, đánh giá (KTĐG) và hoạt động ngoại khóa. 1.4. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là giai đoạn hình thành và phát triển rồi dần khủng khoảng, suy vong của các triều đại phong kiến dân tộc. Nguồn TL về giai đoạn lịch sử này cùng vô cùng phong phú, phản ánh nhiều mặt tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- 2 Xuất phát những từ lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đổi mới sử dụng tư liệu trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT (Qua thực nghiệm sư phạm ở thành phố Hải Phòng)” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT, trong đó tập trung vào các biện pháp sư phạm để sử dụng TL. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về lí luận và phương pháp dạy học: Luận án không đi sâu nghiên cứu lí luận về TL mà tập trung tìm hiểu việc sử dụng TL trong DHLS để đề xuất các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT. - Về nội dung kiến thức áp dụng: Luận án nghiên cứu nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX của chương trình hiện hành cũng như chương trình SGK 2022 ở trường THPT để vận dụng vào việc đề xuất các biện pháp sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT. - Về địa bàn khảo sát, thực nghiệm sư phạm: + Luận án tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng sử dụng TL trong DHLS ở các trường THPT trên phạm vi toàn quốc. + Tiến hành TNSP từng phần và toàn phần các biện pháp đổi mới sử dụng TL trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX trong bài nội khóa và hoạt động ngoại khóa ở thành phố Hải Phòng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL, luận án đề xuất một số các biện pháp sư phạm để đổi mới sử dụng TL trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu lí luận về vấn đề sử dụng TL trong dạy học nói chung trong dạy học lịch sử nói riêng.
- 3 - Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng tại một số trường THPT trên cả nước về việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX . - Tìm hiểu chương trình, SGK lịch sử hiện hành và chương trình 2022 để lựa chọn các loại TL có thể sử dụng trong trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Đề xuất các biện pháp sư phạm sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX và tiến hành thực nghiệm sư phạm để rút ra các kết luận có liên quan đến đề tài. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lịch sử và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục nên chúng tôi tập trung vào bốn nhóm phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: + Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ở các lĩnh vực Tâm lí, Giáo dục học, Lí luận và PPDH bộ môn. + Nghiên cứu chương trình, SGK để lựa chọn hệ thống TL cần khai thác sử dụng trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :+ Phương pháp quan sát: Qua dự giờ, quan sát QTDH của GV, HS để tìm hiểu thực tiễn dạy học lịch sử nói chung, sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. + Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, điều tra GV và HS bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.
- 4 - Phương pháp xử lí dữ liệu bằng toán thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra xã hội học và TNSP, rút ra kết luận khái quát, chứng minh tính khả thi của vấn đề luận án nghiên cứu. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam ở trường THPT còn nhiều bất cập. Nếu lựa chọn và khai thác tốt các loại TL và đề xuất được các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm lí luận về PPDH bộ môn lịch sử về sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường phổ thông. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, GV, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lí luận và PPDH môn Lịch sử các trường Sư phạm trong học tập và nghiên cứu. 7. Đóng góp của Luận án Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT. Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Xác định được một hệ thống các TL có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Đề xuất các biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. 8. Cấu trúc của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Vấn đề đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam Nam ở trường Trung học phổ thông – Lí luận và thực tiễn Chương 3: Hệ thống tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường Trung học phổ thông Chương 4: Đổi mới các biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm.
- 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Trong chương 1, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu các công trình của các tác giả trong và ngoài nước, các luận án có liên quan đến đề tài. 1.1. Các nghiên cứu về TL trong dạy học Hầu hết các tác giả nước ngoài và các tác giả trong nước đều nhấn mạnh việc sử dụng TL trong dạy học và vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong dạy học để nâng cao hiệu quả bài học. Các tác giả không những đề cao việc sử dụng các nguồn TL trong DH mà còn đưa ra các biện pháp để sử dụng các nguồn TL phục vụ dạy học. Đây chính là cơ sở để luận án tiếp thu và vận dụng nhằm đề xuất các biện pháp sử dụng TL trong dạy học bộ môn lịch sử. 1.2. Các nghiên cứu về sử dụng TL trong dạy học lịch sử Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong nước đều khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của các nguồn TL trong dạy học nói chung và trong DHLS nói riêng. Việc khai thác và sử dụng một cách đúng đắn và có biện pháp sư phạm phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả của bài học lịch sử. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu hay bất cứ một bài viết nào nói cụ thể về việc sử dụng tư liệu trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX một cách đầy đủ và sâu sắc. Mặc dù vậy các công trình, bài viết trên chính là những tài liệu để người viết có thể tham khảo để hoàn thành tốt hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình. 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước được kế thừa Thứ nhất: Các tác giả đã đề cao ý nghĩa việc sử dụng nguồn TL trong dạy học nói chung và trong DHLS Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng TL được xem như một nguồn cung cấp kiến thức mới, giúp HS kết nối được kiến thức bên ngoài với kiến thức trong SGK, tạo nên nhiều hiểu biết cho các em. Thứ hai: Các tác giả đã thống nhất quan điểm rằng khi dạy học nói chung, DHLS nói riêng việc hình thành các kĩ năng thực hành bộ môn là rất quan trọng. Thứ ba: Các công trình đã cung cấp những nguồn TL và hướng dẫn cách sử dụng các nguồn TL vào trong hoạt động dạy học bộ môn, điều đó có ý nghĩa
- 6 quan trọng, giúp cho luận án của chúng tôi có những định hướng để tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, hình thức sử dụng TL vào trong DHLS. Thứ tư: Các công trình nghiên cứu cũng cho tác giả luận án thấy được những rào cản, khó khăn khi thực hiện, sử dụng TL trong DHLS đòi hỏi cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc trong các bước để giải quyết vấn đề. 1.4. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Từ các công trình nghiên cứu với các nhiệm vụ cụ thể của luận án, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề như sau: Thứ nhất: Xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về vấn đề sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT bao gồm: một số quan niệm (về TL, đổi mới, đổi mới sử dụng TL trong DHLS), phân loại các nguồn TL, đặc điểm TL. Thứ hai: Cung cấp một bức tranh về thực trạng khai thác và sử dụng TL trong DHLS. Thứ ba: Khai thác TL có hệ thống để phục vụ DHLS Việt Nam bao gồm cả TL chữ viết (TL thành văn bao gồm các tác phẩm chính sử); TL vật chất như bia đá, chùa, đền, sắc phong, tranh, ảnh… Thứ tư: Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thông qua bài học nội khóa và ngoại khóa. Thứ năm: Soạn bài và tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề xuất. Chương 2 VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài Quan niệm về tư liệu Về khái niệm TL lịch sử, tác giả Phan Huy Lê trong cuốn “Tìm về cội nguồn” (2014) đã đưa ra quan niệm “TL lịch sử hay sử liệu, theo quan niệm hiện đại, là tất cả những gì chứa đựng những lượng thông tin về lịch sử, giúp nhà sử học khai thác, gạn lọc để tái hiện và nghiên cứu quá khứ lịch sử”.
- 7 Tác giả Phan Ngọc Liên trong cuốn Phương pháp luận sử học (2003) cũng quan niệm “TL lịch sử là khâu trung gian nối liền giữa nhà sử học với các công trình nghiên cứu lịch sử” [tr.269] và “TL lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ nhất định, mang trong mình những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người” [tr.272]. Từ quan niệm trên của các tác giả, theo chúng tôi có thể hiểu TL lịch sử chính là những dấu tích của quá khứ, chứa đựng những thông tin về sự kiện, nhân vật, biến cố của lịch sử trên tất cả các lĩnh vực giúp chúng ta khai thác và sử dụng một cách phù hợp và có mục đích. Quan niệm về tư liệu gốc (TLG) Tác giả Đỗ Hồng Thái (2006) cho rằng “Văn kiện lịch sử được coi như là tài liệu gốc, đó là những tài liệu chuẩn xác giúp ta khôi phục lại từng phần bức tranh của quá khứ”[tr.72]. Tác giả Trần Viết Thụ trong bài viết “Sử dụng các TLG trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông”, Hội giáo dục lịch sử (thuộc hội Khoa học lịch sử Việt Nam, 1996) đã đưa ra khái niệm về TLG “là những văn kiện, TL có liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước, điều ước, tuyên ngôn..” [tr.245]. Từ quan niệm của các tác giả, theo chúng tôi “TL lịch sử chính là những dấu tích của quá khứ, chứa đựng những thông tin về sự kiện, nhân vật, biến cố của lịch sử trên tất cả các lĩnh vực giúp chúng ta khai thác và sử dụng một cách phù hợp, có mục đích”. Quan niệm về sử dụng TL trong DHLS ở trường phổ thông Tác giả Nguyễn Thị Côi trong “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” khi nói về bản chất của quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông cho rằng “Nhận thức của HS trong học tập lịch sử cũng giống như quá trình nhận thức nói chung. Nét khác biệt là xuất phát từ sự kiện, từ việc tri giác tài liệu, GV hướng dẫn cho HS tạo biểu tượng, nắm được khái niệm lịch sử, từ đó rút ra quy luật, bài học kinh nghiệm của quá khứ để HS vận dụng vào cuộc sống, phục vụ cho hiện tại”. [tr.9]. Do đó, để tái hiện được bức tranh trong quá khứ đúng như nó tồn tại thì một việc làm hết sức
- 8 quan trọng được đặt ra đó là các kiến thức phải được minh chứng từ các nguồn TL cụ thể. Với nhiều loại hình vốn có, TL được sử dụng trong DHLS ở trường phổ thông đóng một vai trò rất lớn trong việc làm giảm sự nặng nề về mặt kiến thức, mặt khác từ những nguồn TL đó, HS bằng nhận thức của mình và được GV định hướng các em sẽ hiểu đúng về quá khứ, tránh hiện tượng “hư cấu” và nhận định bằng con mắt của thực tế hiện nay. Quan niệm về "đổi mới sử dụng TL trong DHLS ở trường phổ thông". Trước hết, theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, đổi mới nói chung có nghĩa là "thay đổi cho khác hẳn với trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu trì trệ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển". [tr 326]. Đổi mới luôn gắn liền với sự phát triển, đổi mới có nghĩa là thay cũ, đổi mới, thay đổi cái cũ chưa tốt bằng cái mới tốt hơn. Thứ hai, đổi mới sử dụng TL trong dạy học phải xem TL là một nguồn kiến thức để hướng dẫn HS khai thác trong học tập để các em tự hình thành kiến thức và năng lực, phẩm chất của mình. Việc đổi mới sử dụng TL trong DHLS ở trường phổ thông phải được nhận thức đầy đủ và toàn diện: Thứ ba, đổi mới về nhận thức quan niệm về sử dụng TL trong DHLS của GV và HS là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của QTDH lịch sử ở trường phổ thông. Đây chính là thể hiện sự thay đổi về chất của việc đổi mới sử dụng TL trong DHLS. Thứ tư, đổi mới các biện pháp tiến hành sử dụng TL cũng là yếu tố quan trọng. Bởi vì, cùng với đổi mới về nhận thức lí luận, cần đổi mới các biện pháp tiến hành sử dụng TL. 2.1.2. Đặc điểm của tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT TL đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và DHLS. Vì vậy, việc nghiên cứu và DHLS phải quan tâm đến những đặc điểm sau của TL: Thứ nhất - TL mang tính khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử Thứ hai - TL lịch sử mang tính cụ thể Thứ ba - TL mang tính toàn diện về mặt nội dung Thứ tư - TL mang tính thực tiễn Sử dụng TL trong DHLS chính là thông qua các nguồn sử liệu đưa HS đến gần nhất với các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, từ đó tạo hứng thú trong học tập, phát triển năng lực nhận thức và nâng cao chất lượng DHLS.
- 9 2.1.3. Phân loại tư liệu lịch sử Dựa vào quá trình DHLS ở trường phổ thông, cụ thể là dựa vào nội dung lịch sử được phản ánh và tính chất của các nguồn TL có thể phân chia TL thành bốn loại như sau: Thứ nhất: TL vật chất – là loại hình tư liệu lịch sử khá phong phú ở nước ta. TLvật chất là kết quả của quá trình hoạt động và lao động thực tiễn của người xưa còn để lại như thành quách, cung điện, chùa, lăng tẩm, miếu, các công cụ, đồ dùng sinh hoạt, lao động được khai quật… Thứ hai: TL thành văn – TL chữ viết, là loại hình TL chiếm một số lượng lớn nhất trong tất cả các nguồn TL. TL chữ viết được biết đến như các bộ sử của các triều đại. Thứ ba: TL hình ảnh – hình vẽ được chụp ngay khi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra. Đây là loại hình TL giúp người quan sát có thể tri giác được lịch sử. Thứ tư: TL là các cuộn băng ghi âm, ghi hình. Đây là loại hình TL xuất hiện cùng với xã hội hiện đại. Nhờ vào các phương tiện kĩ thuật hiện đại mà các sự kiện, hiện tượng lịch sử được ghi lại cụ thể, rõ ràng, thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu. Tùy vào từng bài, mục, phần trong tổ chức dạy học mà GV có cách sử dụng nguồn TL cho phù hợp. 2.1.4. Cơ sở xuất phát của việc đổi với sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT 2.1.4.1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho HS THPT 2.1.4.2. Xuất phát từ yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 2.1.4.3. Xuất phát từ yêu cầu của việc khai thác, mở rộng kiến thức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS 2.1.4.4. Xuất phát từ giá trị của nguồn TL 2.1.4.5. Xuất phát từ đặc điểm kiến thức lịch sử trong DHLS ở trường THPT Nhận thức đúng đặc điểm của tri thức lịch sử và sự nhận thức lịch sử của HS là cơ sở giúp GV có thể xác định đúng nội dung dạy học, đặc biệt xác định đúng các nguồn TL cần thiết được sử dụng trong bài học từ SGK để từ đó xác định các biện pháp sử dụng hiệu quả trong dạy học môn học Lịch sử.
- 10 2.1.5. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới sử dụng tư liệu trong dạy học lịch sử ở trường THPT Sử dụng TL trong DHLS nói chung và trong DHLS Việt Nam nói riêng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử cũng như GV giảng dạy bộ môn quan tâm, vận dụng. Đây được xem như một biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học, điều đó thể hiện cụ thể như sau: - Sử dụng TL trong DHLS nói chung, DHLS Việt Nam nói riêng có vai trò như một phương tiện trực quan giúp HS nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Sử dụng TL trong DHLS nói chung, DHLS Việt nói riêng giúp HS nâng cao hoạt động tự học, tự nghiên cứu các vấn đề lịch sử. - Sử dụng TL trong DHLS nói chung, DHLS Việt Nam nói riêng là một biện pháp quan trọng để thực hiện đổi mói phương pháp, nâng cao hiệu quả học tập bộ môn. Từ vai trò trên, việc sử dụng TL trong DHLS, đặc biệt là DHLS Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có ý nghĩa quan trọng đối với HS trên cả ba mặt: kiến thức, năng lực và phẩm chất. Về kiến thức: Đối với chương trình 2006, Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX được xây dựng trên cơ sở cung cấp nội dung kiến thức cho HS theo tiến trình lịch sử, tập trung ở chương trình lịch sử lớp 10 Đối với chương trình 2022, Lịch sử Việt Nam từ Thế kỉ X đến giữa Thế kỉ XIX được xây dựng theo mạch các chủ đề lịch sử và được phân phối ở chương trình lớp 10 và lớp 11. Tuy nhiên, cho dù đối với chương trình 2006 hay 2022 thì việc sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ Thế kỉ X đến giữa Thế kỉ XIX đều nhằm mục đích đó là giúp HS có cơ sở để đi sâu vào nhận thức, phân tích bản chất các quá trình, sự kiện lịch sử. Về phát triển năng lực: Trong việc hình thành và phát triển tư duy lịch sử, sự kiện lịch sử có vai trò quan trọng, vì HS chỉ có thể tư duy đúng đắn trên cơ sở tài liệu – sự kiện. Việc sử dụng TL trong dạy học các chủ đề lịch sử góp phần quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho HS. Nhận thức lịch sử đúng đắn là một yếu tố khách quan để hành động đúng, có hiệu quả trong hiện tại.
- 11 Về phẩm chất: Vai trò quan trọng của sử học cũng như của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức cho HS. Với tính đa dạng, phong phú của tri thức lịch sử, nội dung kiến thức lịch sử ở trường phổ thông nói chung, THPT nói riêng có khả năng giáo dục nhiều mặt cho HS. 2.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT 2.2.1. Mục đích Làm rõ thực trạng việc sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT nói chung tình hình sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nói riêng chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát để trên cơ sở đó đề xuất các hình thức, biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn. 2.2.2. Đối tượng điều tra, khảo sát Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát với 70 GV chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 28 - 45 tuổi có kinh nghiệm trong dạy học bộ môn, có niềm yêu thích với bộ môn và nhiệt huyết với nghề nghiệp. Về phía HS chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát với 2100 em HS lớp 10 và lớp 11đại diện cho một số trường THPT ở khắp 3 miền của đất nước. 2.2.3. Phương pháp và quá trình điều tra, khảo sát Thông qua bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đối với cả GV và HS. Bên cạnh đó, chúng tôi còn trao đổi, phỏng vấn đối với các nhà quản lí, tiến hành quan sát, dự giờ một số tiết học. Số liệu điều tra được xử lí bằng phần mềm Excel và SPSS để đối chiếu, so sánh, rút ra các kết luận khoa học, tiến hành các biện pháp điều tra, khảo sát GV và HS qua các năm học 2017 - 2018; 2018 – 2019; 2019- 2020; 2021-2022. Trên cơ sở đó để tiến hành phân tích kết quả, rút ra những kết luận khoa học. 2.2.4. Nội dung điều tra, khảo sát Về nội dung điều tra, khảo sát, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề cụ thể như: quan niệm của GV và HS về việc đổi mới sử dụng TL trong DHLS; Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng TL trong DHLS; Một số biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS; Những thuận lợi, khó khăn, mong muốn của GV và HS khi sử dụng TL trong DHLS… Từ những kết quả điều tra, khảo sát chúng tôi đã tiến hành phân tích, xử lí số liệu.
- 12 2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng TL trong DHLS ở trường THPT -Thứ nhất: Để khai thác, tìm kiếm nguồn TL trong giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn đối với cả GV và HS. - Thứ hai: Trong SGK lịch sử ở trường PT một số các sách tham khảo cũng có trích dẫn nguồn TL nhưng vẫn còn rất hạn chế về mặt số lượng, chỉ là những mẩu trích ngắn gọn, chưa đa dạng về hình thức TL. - Thứ ba: Phần lớn GV vẫn chỉ sử dụng kiến thức trong SGK để cung cấp cho HS, ngại biên soạn TL để đưa vào bài học. - Thứ tư: Nhiều GV còn chưa biết cách vận dụng TL vào bài học, nói cách khác đó là còn lúng túng trong quá trình dạy. - Thứ năm: GV lịch sử và HS chỉ xem bộ môn Lịch sử là môn phụ, chính điều này tạo tâm lý học lịch sử chỉ là bộ môn học thuộc lòng. 2.4. Những định hướng cần đặt ra trong việc đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam ở trường THPT Với việc phân tích và đánh giá về thực trạng sử dụng TL trong dạy học lịch sử ở trường THPT chúng tôi xác định các vấn đề cần nghiên cứu như sau: - Xác định các nội dung cụ thể để từ đó tìm kiếm các nguồn TL phù hợp. - Lựa chọn các PPDH, các hình thức tổ chức dạy học sao cho phát huy được tác dụng tốt nhất của các nguồn TL. - Cần hướng dẫn cho HS cách tìm kiếm kiến thức thông qua TL từ đó hình thành, củng cố kiến thức, giáo dục, phát triển năng lực học tập cho HS, tích cực hóa hoạt động học tập của HS. - Xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển năng lực cho HS thông qua học tập với TL. - Xây dựng bộ hướng dẫn cho GV hoặc các buổi tập huấn cho GV bộ môn về phương pháp sử dụng TL trong dạy học lịch sử.
- 13 Chương 3 HỆ THỐNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT 3.1.1. Vị trí Đối với chương trình môn Lịch sử 2006, Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thuộc phần hai – Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX được học trong chương trình SGK lịch sử lớp 10 THPT. Trong đó, nội dung được cấu tạo cụ thể ở 3 chương với các giai đoạn: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII; Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX và bài sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Chương trình môn Lịch sử 2022 phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở cấp THPT HS được học theo các chủ đề ở lớp 10 và 11. Ở lớp 10, gồm hai chủ đề: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858); Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Ở lớp 11, gồm ba chủ đề: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945); Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858); Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông. 3.1.2. Mục tiêu Trong chương trình môn Lịch sử 2006 và 2022 giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, giúp HS: Về kiến thức: HS nhận thức được quá trình hình thành, phát triển và suy vong của nhà nước phong kiến qua các các thế kỉ từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thông qua sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực trong xã hội như: tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự.. Về phát triển năng lực: HS nhận diện và sử dụng các nguồn TL lịch sử, hiểu nội dung và xử lí được các thông tin trong các nguồn TL; giải thích, thuyết
- 14 trình được các vấn đề lịch sử, các nhiệm vụ học tập GV giao phó, biết so sánh, lí giải, khái quát, đánh giá các sự kiện. Về phẩm chất: bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, trân trọng giá trị mà tổ tiên, cha ông đi trước đã để lại, có tinh thần trách nhiệm cao với bản thân cũng như với tập thể trong các hoạt động học tập. 3.1.3 Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Đối với chương trình môn Lịch sử 2006: Được chia làm các giai đoạn cụ thể là: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV; Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII; Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX. Đối với chương trình môn Lịch sử 2022: phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX được xây dựng theo chủ đề nằm ở lớp 10, lớp 11 có những nội dung cơ bản sau: Chủ đề: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) Chủ đề: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Chủ đề: Chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) Chủ đề: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) Chủ đề: Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông 3.2. Xác định hệ thống tư liệu trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX chứa đựng một hệ thống TL vô cùng phong phú và đa dạng được thể hiện dưới nhiều hình thức: TL thành văn; TL hình ảnh; di tích lịch sử; bản đồ…..được khai thác và sử dụng một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả lớn lao trong quá trình dạy học lịch sử. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu, khai thác và biên soạn hai loại hình TL phổ biến được sử dụng trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX đó là TL thành văn – các đoạn trích dẫn từ các tác phẩm sử học được lưu giữ lại hoặc từ các công trình nghiên cứu lịch sử của những nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài nước. TL hình ảnh – được lấy trực tiếp từ các di tích ở nhiều địa phương trên cả nước hoặc tại các bảo
- 15 tàng trưng bày sản phẩm đồng thời nói lên tác dụng của từng TL đối với mỗi bài học cụ thể. Trong chương 3 chúng tôi hệ thống các nguồn TL theo các chủ đề như sau: -TL về các nhân vật lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX bao gồm: Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Thánh Tông, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh - TL về pháp luật trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX: Gồm có Pháp luật thời Lý (1009-1225); Pháp luật thời Trần (1226-1400); Pháp luật thời Lê Sơ (1428-1527); Pháp luật thời nhà Nguyễn (1802-1945). - TL về Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Tập trung khai thác từ các nguồn tư liệu qua các tác phẩm sử học và những nhận định của người nước ngoài về các lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, giáo dục của Việt Nam qua các thế kỉ. - TL hình ảnh về các lĩnh vực: Văn hóa – Nghệ thuật – Kiến trúc, điêu khắc…các TL được tác giả chụp trực tiếp tại các khu di tích hoặc bảo tàng, sưu tầm trên các webside. - TL về việc xác lập chủ quyền biển đảo (TL thành văn và TL hình ảnh): Các nguồn TL được trích dẫn từ các tác phẩm sử học trong và ngoài nước, các văn bản quốc tế về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Từ nguồn TL được xác định một cách chính xác, khoa học, cơ bản thì đây là một trong những đóng góp quan trọng của luận án, giúp GV, HS và sinh viên khoa Lịch sử tại các trường Sư phạm cũng như ở các trường phổ thông có được các nguồn TL để sử dụng trong học tập và nghiên cứu một cách có hiệu quả.
- 16 Chương 4 ĐỔI MỚI CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TƯ LIỆU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. Một số yêu cầu khi lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX ở trường THPT. - Thứ nhất: Lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng TL phải đáp ứng mục tiêu bài học. -Thứ hai: Lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng TL phải làm nổi bật kiến thức cơ bản của bài học và đảm bảo tính khoa học về mặt nội dung. - Thứ ba: Lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng TL phải đảm bảo tính vừa sức cho HS. - Thứ tư: Lựa chọn biện pháp đổi mới sử dụng TL trong dạy học phải kết hợp với việc sử dụng nhuần nhuyễn các PPDH. 4.2. Đổi mới sử dụng TL trong DHLS Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong bài học nội khóa. 4.2.1. Sử dụng tư liệu để tạo động cơ học tập cho học sinh Một tiết học trở nên hấp dẫn, thú vị, đạt hiệu quả xuyên suốt từ đầu đến cuối phụ thuộc rất nhiều vào cách mà GV gợi mở, tạo động cơ học tập, xây dựng những tình huống có vấn đề ngay từ đầu tiết học thông qua hoạt động khởi động. Tùy vào những bài học, từng đơn vị kiến thức mà GV sẽ thu hút HS nhập cuộc một cách hào hứng. Ví dụ: Khi dạy bài 19 SGK lớp 10, tr.96 (chương trình 2006) Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV, mục III – Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn. GV sử dụng hình ảnh Bia Vĩnh Lăng và đoạn trích dẫn để mở đầu tiết học. 4.2.2. Hướng dẫn HS sử dụng TL để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới - Sử dụng TL để tạo biểu tượng lịch sử cho HS. Ví dụ: Khi dạy về chủ đề Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử
- 17 Việt Nam (trước CM tháng Tám năm 1945) (Chương trình 2022) – Bài 2 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX). GV yêu cầu HS tìm hiểu các nguồn TL về nhân vật Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn thông qua đó tạo biểu tượng về một anh hùng dân tộc có công lao to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống quân xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. - Sử dụng TL kết hợp với trao đổi thảo luận để tìm ra bản chất của sự kiện lịch sử. - Sử dụng TL để đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. 4.3. Sử dụng TL để củng cố, luyện tập Muốn người học chuyển tri thức nhân loại thành kiến thức của bản thân thì người thầy phải tổ chức cho người học tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Hoạt động củng cố, luyện tập có thể thực hiện ở hai hình thức đó là trên lớp và ở nhà nhằm mục đích củng cố, hệ thống hóa, khái quát hóa, kiểm tra kiến thức đã học. Khi học xong bài 19 – Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV (SGK lớp 10, tr.96-100, chương trình 2006) GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà sưu tầm nội dung TL là tác phẩm Hịch tướng sĩ và trả lời các câu hỏi học tập. 4.2.1. Sử dụng TL trong giờ học thực hành lịch sử. Sử dụng TL trong giờ học thực hành lịch sử là một biện pháp góp phần đổi mới PPDH bộ môn, giúp HS học tập chủ động, tích cực. Các kiến thức lịch sử được các em khai thác, vận dụng sẽ trở nên sống động, không còn gò bó trong SGK, thay vào đó là tìm kiếm kiến thức theo hướng mở, HS chủ động với việc học tập bộ môn. Trước khi học bài 24 – Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII (chương trình 2006), GV giao nhiệm vụ cho HS ở nhà sưu tầm các tư liệu hình ảnh về kiến trúc trong các thế kỉ XVI – XVIII và đóng vai là một hướng dẫn du lịch để giới thiệu cho các du khách về các công trình kiến trúc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn