intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất tiến trình tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HUYỀN GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 09.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh PGS.TS Lê Thị Thu Hiền Phản biện 1: ......................................................................................... ......................................................................................... Phản biện 2: ......................................................................................... ......................................................................................... Phản biện 3: ......................................................................................... ......................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vào hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm … Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tai nạn thương tích (TNTT) gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này nhưng việc thiếu kĩ năng (KN) phòng tránh là nguyên nhân sâu xa nhất. Việc giáo dục kĩ năng (GDKN) phòng tránh TNTT cho trẻ đã được đưa vào trong nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện hành. Tuy nhiên, hiệu quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ còn thấp, trẻ bộc lộ nhiều hạn chế trong hành động ứng phó đối với các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh. Để hình thành và rèn luyện KN phòng tránh TNTT, việc trẻ trải nghiệm bằng chính những hoạt động của mình, bắt chước, tập thử trong những tình huống giả định, mô phỏng là điều kiện cần để trẻ cảm nhận, thực hiện và hiểu được các KN phòng tránh TNTT một cách trọn vẹn. Xuất phát từ những lý do như trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng nhằm nâng cao KN phòng tránh TNTT cho trẻ. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường MN. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
  4. 2 4. Giả thuyết khoa học: Nếu tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT dựa vào trải nghiệm mô phỏng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động và môi trường giáo dục, thông qua việc tổ chức hướng dẫn trẻ trải nghiệm mô phỏng, rèn luyện các KN phòng tránh TNTT cho trẻ thì sẽ góp phần nâng cao kết quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: +) Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng; +) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực trạng mức độ KN phòng tránh TNTT ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; +) Xây dựng tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo mô hình trải nghiệm mô phỏng đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: +) Nghiên cứu việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có liên quan đến vật dụng, địa điểm hoạt động và hành động của trẻ; +) Nghiên cứu các KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi gồm: KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả với những tình huống hây TNTT; +) Nghiên cứu tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. - Về khách thể khảo sát: +) GVMN: 280 GVMN của 17 trường MN trên địa bàn 5 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang; +) Trẻ MN: 90 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường MN 19/5 TP Thái Nguyên, trường MN Xuất Lễ - Lạng Sơn, trường MN Hoa Hồng- Tuyên Quang.
  5. 3 - Địa điểm, thời gian nghiên cứu thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành ở thành phố Thái Nguyên tại trường MN Đồng Quang và trường MN Quyết Thắng. Thời gian thực nghiệm từ 09/2019 - 1/2020. 7. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản; Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Phương pháp xử lý số liệu 8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án 8.1. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thể hiện cấu trúc gồm: KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả với những tình huống gây TNTT. 8.2. GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng là một trong những cách tiếp cận có hiệu quả vì đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập nhiều lần, môi trường trải nghiệm mô phỏng gần giống hiện thực xung quanh trẻ, làm trẻ thêm hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. 8.3. Tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được tiến hành theo các bước: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tình huống phòng tránh TNTT; Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, phản hồi kinh nghiệm về KN phòng tránh TNTT; Hướng dẫn trẻ đúc kết kinh nghiệm thành khái niệm; Tổ chức cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào những tình huống/ hoàn cảnh mô phỏng khác. 9. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú lý luận về GDKN phòng tránh TNTT, giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng, đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
  6. 4 - Về thực tiễn: +) Cung cấp tư liệu thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn một số tỉnh Đông Bắc, giúp các trường MN có cơ sở điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời; +) Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được đề xuất là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Đồng thời, các trường MN có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ. 10. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu; kết luận và khuyến nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Chương 3: Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực nghiệm sư phạm. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em Về nghiên cứu KN phòng tránh TNTT là một trong những KN sống quan trọng của trẻ em: Nhìn chung, các tài liệu, nghiên cứu chủ yếu đều xem KN phòng tránh TNTT là một trong những KNS quan trọng của con người nói chung, trẻ em nói riêng và xếp chúng vào nhóm KN tự nhận thức và quản lý bản thân. Các tác giả Trương Thị Hoa Bích Dung, Lê Bích
  7. 5 Ngọc bước đầu đã xác định được một số KN phòng tránh TNTT cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ ở hai giai đoạn lứa tuổi mầm non và tiểu học; trong đó, nếu xem xét kỹ thì có thể nhận thấy, cả hai độ tuổi trên đều cần phải có những KN phòng tránh TNTT cơ bản như: KN sử dụng các vật dụng thông thường (hay KN nhận ra và tránh xa các vật nguy hiểm), KN ăn uống an toàn, KN tham gia giao thông an toàn... Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em: Raymond G. Miltenberger (2008) chỉ ra rằng KN an toàn, phòng ngừa thương tích của trẻ gồm ba KN sau: a) nhận diện được mối đe dọa và tránh tiếp xúc với nó; b) tránh xa mối đe dọa; c) thông báo mối đe dọa cho người lớn có trách nhiệm. Tabibi Z, Pfeffer K (2003) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự chú ý và khả năng xác định các vị trí an toàn hay nguy hiểm khi băng qua đường của trẻ em 6- 10 tuổi; Congiu M và cộng sự (2005) nghiên cứu mối quan hệ tuổi và giới tính đối với KN băng qua đường ở trẻ em từ 6 -10 tuổi (những trẻ có nguy cơ gặp tai nạn cao nhất); Liller K.D, Craig J, Crane N, Mc Dermott R.J (1998) nghiên cứu phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) và trẻ lớp 3 ( 8- 9 tuổi) trong việc phòng tránh các chất gây độc: thuốc lá, sản phẩm ăn da, nhện độc, nấm độc. 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm * Các nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm: Nhóm tác giả Hoàng Thị Phương, Lã Bắc Lý, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Vũ Thanh Vân (2018) đã phân tích vai trò của trải nghiệm đối với GDMN, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra quy trình bốn bước trải nghiệm trong GD trẻ. Nhóm tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, Hoàng Thị Phương (2017) nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non đã chỉ ra những hạn chế của việc tổ chức trải nghiệm ở các trường MN hiện nay. Nguyễn Thị Thu Hạnh (2021) dựa trên quy trình giáo dục qua trải
  8. 6 nghiệm của David Kolb đã đề xuất quy trình và cách thức tổ chức trải nghiệm để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Nguyễn Thị Mỹ Dung (2021) đề xuất được 05 biện pháp giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non. Nhìn chung giáo dục qua trải nghiệm đã được các nhà nghiên cứu quan tâm tuy nhiên những nghiên cứu mang tính toàn diện về nội dung, phương pháp, quy trình GD qua trải nghiệm đặc biệt là đối với trẻ MN còn rất hạn chế và tập trung vào các trải nghiệm cụ thể để GD một nội dung đơn lẻ nào đó. * Nghiên cứu về vai trò của trải nghiệm mô phỏng: Dưới góc độ của chủ nghĩa hành vi: mô phỏng có thể quan sát sự thay đổi về hành vi của người học; nâng cao động cơ học tập của người học; củng cố việc thực hành các kiến thức đã được học. Thuyết nhận thức nhấn mạnh việc ứng dụng mô phỏng ảo trong giáo dục có thể mở rộng các giác quan nhận thức của các em, từ đó tăng chiều rộng và chiều sâu của kiến thức. Tư tưởng Học thuyết Nhân văn: Mô phỏng ảo có thể tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập bằng cách tạo ra môi trường thời gian, học sinh tham gia vào các hoạt động dạy học trong quá trình tiếp thu kiến thức, điều này có thể nâng cao tính chủ động trong học tập của học sinh. * Nghiên cứu về các mức độ trải nghiệm mô phỏng: Trong giáo dục mầm non, một số nhà nghiên cứu coi nhập vai là một kiểu mô phỏng vì nó mô phỏng thực tế; Mô phỏng lớp học (Classroom simulation) đóng vai trò như một tình huống thực để người học thực hành kỹ năng. Cách làm này được đánh giá là hiệu quả để dạy kỹ năng và tăng cường khả năng khái quát hóa (Kleinert, Browder, & Towles-Reeves, (2009); Mô phỏng ảo (Virtual Simulation) là một loại thế giới ảo được tạo ra bởi hệ thống máy tính tốc độ cao và có thể có được trải nghiệm tương tác với môi trường [Huang Xinyuan, 1999].
  9. 7 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng * Về nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ em: nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ MN hiện nay khá phong phú, phù hợp với lứa tuổi và yêu cầu thực tiễn: - Phòng tránh TNTT do vật dụng: Himle, (2004); Miltenberger R.G và cộng sự (2004, 2005) dạy KN an toàn với súng cho trẻ 4 - 5 tuổi; - Phòng tránh TNTT ở những địa điểm dễ gây TNTT: Yeaton W. H, Bailey J. S (1978) dạy KN an toàn khi đi bộ cho học sinh tiểu học; - Phòng tránh TNTT trong tình huống khẩn cấp: Jones R. T, (1981) [80]; (1989) dạy trẻ các KN an toàn về cháy nổ; Johnson B (2005), (2006); Marchand-Martella. N (1996); Poche C, Brouwer R, Swearingen M (1981): dạy cách đối phó với mối đe dọa an toàn nghiêm trọng đó là việc bắt cóc trẻ em. * Phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ em qua trải nghiệm mô phỏng: Himle, (2004); Miltenberger R.G (2004, 2005) dạy KN an toàn với súng cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua phương pháp Behavioral skills training (BST); Cheryl Poche (1988) so sánh hiệu quả của phương pháp sử dụng băng video với các phương pháp dạy trẻ tự bảo vệ khác để ngăn chặn bắt cóc trẻ em với đối tượng là trẻ 5- 7 tuổi; Wilson. F, (2003) sử dụng hình ảnh và những con rối để kể những câu chuyện và hành vi an toàn cho trẻ em từ 3 - 5 tuổi trong việc tiếp xúc với động vật; Lise Renaud (1989) sử dụng trò chơi mô phỏng "simulation game" để dạy trẻ em năm tuổi tuân theo các quy tắc an toàn giao thông nhất định. Shana Smith (2009) sử dụng tình huống ảo (VR) trên máy tính để mô phỏng các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống thực ví dụ như dạy các kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn cho trẻ em. Kee Man Chuah, Chwen Jen Chen, Chee Siong Teh (2009) cũng sử môi trường giáo dục ảo để dạy các KN an toàn đường bộ cho trẻ. Về hình thức GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ em: GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ có thể được tiến hành thông qua nhiều hình thức: hoạt
  10. 8 động học có chủ đích, hoạt động vui chơi, lao động... Mỗi hình thức đều có ưu thế riêng trong đó GV và cha mẹ trẻ đóng vai trò là người hỗ trợ giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình. Sự đa dạng trong các hướng nghiên cứu cũng như một số vấn đề còn bỏ ngỏ chính là những dữ liệu có giá trị giúp luận án nghiên cứu sâu hơn về vấn đề GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng một cách có hiệu quả. 1.2. Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 1.2.1. Khái niệm tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích 1.2.1.1. Khái niệm tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích - Tai nạn thương tích là những thương tổn gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, có thể hoặc không dẫn đến tử vong. - Phòng tránh tai nạn thương tích là một loạt các hành động được cá nhân chủ động thực hiện để ngăn ngừa, loại bỏ, giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây ra thương tổn đối với bản thân và mọi người. 1.2.1.2. Phân loại tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em Nghiên cứu về phân loại TNTT ở trẻ em hiện nay nhìn chung đều có sự thống nhất. Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng nghiên cứu, mỗi tác giả sẽ lựa chọn cách phân loại phù hợp. Với mục đích giúp GVMN dễ dàng hơn trong việc xác định các nội dung, chủ đề cụ thể để giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi KN phòng tránh TNTT, luận án lựa chọn cách phân loại TNTT dựa theo các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ. * Các vật dụng nguy hiểm: vật dụng sắc nhọn; vật dụng chứa đồ nóng dễ gây bỏng; vật dụng sử dụng điện khiến trẻ bị giật điện, vật dụng có kích thước dễ chèn, đè lên cơ thể; * Các địa điểm hoạt động của trẻ: Những địa điểm có độ cao so với mặt đất; Những địa điểm có chướng ngại vật chắn ngang lối đi; * Các hành động của trẻ: Những hành động dễ gây TNTT đối với bản thân trẻ; Những hành động dễ gây thương tích cho người khác;
  11. 9 * Các tình huống khẩn cấp: Một số tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, có người bị ngã chảy máu, bị đi lạc... cũng rất dễ dẫn đến TNTT cho trẻ, nếu trẻ không biết cách xử lý chúng một cách an toàn. 1.2.2. Khái niệm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi - Kĩ năng phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là biểu hiện năng lực hành động dựa trên việc áp dụng tri thức được trang bị, kinh nghiệm đã có, huy động nhu cầu, tình cảm, ý chí của bản thân để chủ động tránh những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ không an toàn mà có thể gây ra thương tổn cho bản thân hoặc người khác. - GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là quá trình giáo viên trang bị tri thức cần thiết, tổ chức cho trẻ rèn luyện các hành động theo một tiến trình hợp lí nhằm giúp trẻ chủ động ngăn ngừa, ứng phó với những tác động bên ngoài đảm bảo không xảy ra thương tích hoặc giảm thiểu tối đa tác động của tai nạn gây ra với bản thân và mọi người. 1.2.3. Các thành tố của kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Dựa vào khái niệm, đặc điểm KN phòng tránh TNTT nêu trên có thể thấy các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi: - KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; - KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; - KN chủ động thay đổi hành vi bản thân để ứng phó hiệu quả tình huống gây TNTT cho bản thân và người khác. 1.2.4. Sự hình thành kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Dựa trên các quan điểm về quá trình hình thành KN phòng tránh TNTT của các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ
  12. 10 Dung, chúng tôi cho rằng quá trình hình thành KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi bao gồm 3 bước sau: 1) Quan sát mẫu hành động; 2) Thực hiện hành động; 3) Luyện tập củng cố. 1.2.5. Đặc điểm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi - Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có khả năng nhận biết những tình huống dễ gây TNTT do sự hoàn thiện dần của các giác quan và sự phát triển của tư duy. - Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có khả năng xử lý khi phát hiện một số tình huống dễ gây TNTT cũng như dự kiến được kết quả của việ thực hiện giải pháp nhờ sự phát triển mạnh mẽ của tư duy. - Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có thể thực hiện các hành động ứng phó với các tình huống dễ gây TNTT mà trẻ trải nghiệm nhờ sự hoàn thiện dần của các chức năng vận động, sự phát triển của tư duy, trí nhớ và đời sống xúc cảm, tình cảm. 1.3. Giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng 1.3.1. Khái niệm trải nghiệm mô phỏng Trải nghiệm mô phỏng (Simulation Experiences) là việc cá nhân tiếp xúc với các tình huống giả định gắn với cuộc sống thực, vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan để quan sát, tương tác, cảm nhận về tình huống, qua đó cá nhân tự tích lũy kiến thức, KN, thái độ để tạo thành kinh nghiệm cho bản thân. 1.3.2. Vai trò của trải nghiệm mô phỏng đối với trẻ mầm non Trải nghiệm mô phỏng tạo ra các tình huống mô phỏng có ý nghĩa thực tiễn đối với trẻ; Các tình huống trải nghiệm mô phỏng trẻ được thực hiện trải nghiệm trong nhiều hoạt động phong phú ở trường mầm non; Là phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục có hiệu quả; Hoạt động trải nghiệm nối chung khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn,
  13. 11 chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn; Trẻ được tự trải nghiệm quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. 1.3.3. Quy trình giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tình huống mô phỏng: GV tổ chức cho trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm các tình huống mô phỏng khác nhau. Sự trải nghiệm mô phỏng mức độ cao hay thấp tùy thuộc vào kinh nghiệm, mức độ tham gia của trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: GV tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ kinh nghiệm của bản thân sẽ tạo điều kiện để phát triển tiến trình suy nghĩ của trẻ từ cấp độ thấp (ghi nhớ thông tin) đến cấp độ cao (tìm hiểu nguyên nhân mối quan hệ) và được cụ thể hóa qua việc trả lời các câu hỏi. Hướng dẫn trẻ đúc kết kinh nghiệm để hình thành khái niệm: GV tổ chức cho trẻ thảo luận, phân tích, phản ánh, xem xét các kinh nghiệm, các cách thực hiện, các vấn đề trải nghiệm. GV khẳng định lại những kinh nghiệm mà trẻ đúc kết qua trải nghiệm Tổ chức cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào tình huống trải nghiệm mô phỏng khác: GV tổ chức cho trẻ vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm vừa lĩnh hội vào các bối cảnh hoặc sự việc mới, kinh nghiệm cứ thế tạo ra, hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ ngày càng được nâng cao. 1.3.4. Đặc điểm giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi - Tình huống trải nghiệm mô phỏng do nhà giáo dục tạo ra nhằm giúp trẻ tăng cường cơ hội được thực hành các KN trong nhiều tình huống khác nhau. - Môi trường giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng được thiết kế gần
  14. 12 giống với môi trường thực. - Các tình huống trải nghiệm mô phỏng có thể được sử dụng lặp lại nhiều lần với mức độ khó tăng dần để trẻ thực hành các KN đã được học - Giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng chú trọng phát triển các KN quan sát, phân tích, suy ngẫm, tư duy phản biện để khái niệm hóa các kinh nghiệm. 1.4. Quá trình giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng là quá trình GV trang bị tri thức cần thiết, tổ chức cho trẻ rèn luyện các hành động trong các tình huống giả định nhằm giúp trẻ chủ động ngăn ngừa, ứng phó với những tác động bên ngoài đảm bảo không để xảy ra thương tích hoặc giảm thiểu tối đa tác động của tai nnaj gây ra với bản thân và mọi người. 1.4.2. Quá trình giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng 1.4.2.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng * Về nhận thức: Nhận biết được các tình huống nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ gây TNTT; Nhận biết được hậu quả do TNTT gây ra; nhờ giúp đỡ khi gặp nguy hiểm; Biết một số cách thoát hiểm * Về hành động: Trẻ tự thực hiện thành thạo những hành động phòng tránh TNTT; Trẻ có khả năng vận dụng kinh nghiệm để thực hiện những hành động phòng tránh TNTT trong những hoàn cảnh hoặc tình huống tương tự * Về thái độ: Trẻ hiểu ý nghĩa của việc phòng tránh TNTT với bản
  15. 13 thân và những người xung quanh; Bày tỏ thái độ phù hợp với những hành vi đúng/ sai; nên làm/ không nên làm. 1.4.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng Phòng tránh TNTT do vật dụng; Phòng tránh TNTT ở các địa điểm hoạt động dễ gây TNTT; Phòng tránh TNTT do hành động của trẻ; Phòng tránh TNTT trong tình huống khẩn cấp. 1.4.2.3. Hình thức giáo dục kỹ năng năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường mầm non Việc giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non được tiến hành thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú như hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động... GV cần tận dụng triệt để ưu thế của mỗi hình thức và sử dụng chúng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường lớp, vùng miền địa phương và đặc điểm của trẻ. 1.4.2.4. Phương pháp giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng Các phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ có thể được GV sử dụng bao gồm: +) Phương pháp trực quan; +) Phương pháp trò chuyện; +) Phương pháp thảo luận nhóm; +) Phương pháp tạo tình huống; +) Phương pháp trò chơi; +) Phương pháp thực hành trải nghiệm 1.4.2.5. Đánh giá giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng Việc đánh giá được tiến hành dựa trên các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT thông qua hệ thống tiêu chí và thang đánh giá, gồm 3 KN: KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm tránh những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy
  16. 14 cơ gây TNTT. 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng 1.4.3.1. Các yếu tố chủ quan: trẻ mẫu giáo (đặc điểm giới; đặc điểm nhận thức, kinh nghiệm cá nhân, tính cách trẻ...); KN tổ chức hoạt động giáo dục phòng tránh TNTT của GV, nhận thức và thái độ của cha mẹ trẻ 1.4.3.2. Các yếu tố khách quan: Môi trường giáo dục trẻ ở trường MN; Môi trường giáo dục trẻ ở gia đình; Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. Kết luận chương 1 1. Việc nghiên cứu tình hình TNTT ở trẻ em đặc biệt là trẻ mầm non khi được tổ chức một cách liên tục, có hệ thống sẽ góp phần đánh giá đúng thực trạng tình hình đang diễn ra. 2. KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi bao gồm (1) KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; (2) KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; (3) KN chủ động thay đổi hành vi bản thân để ứng phó hiệu quả tình huống gây TNTT cho bản thân và người khác. 3. Quá trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng gồm: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm mô phỏng về tình huống phòng tránh TNTT; Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, phản hồi kinh nghiệm về KN phòng tránh TNTT; Hướng dẫn trẻ đúc kết kinh nghiệm hình thành khái niệm, các quy tắc về KN phòng tránh TNTT; Tổ chức cho trẻ rèn luyện các KN phòng tránh TNTT trong các hoàn cảnh/tình huống mô phỏng khác.
  17. 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG 2.1. Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non và chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi 2.1.1. Thể hiện mục tiêu giáo dục giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích GDKN phòng tránh TNTT được thể hiện trong mục tiêu của lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, phát triển tình cảm- KN xã hội. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cũng đã xác định rõ một số chỉ số liên quan đến kỹ năng phòng tránh TNTT của trẻ, cụ thể là Chuẩn 6 - “Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân” 2.1.2. Thể hiện nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi được đề cập trong Chương trình Giáo dục MN như sau: +) Phòng tránh TNTT do vật dụng; Phòng tránh TNTT ở các địa điểm hoạt động dễ gây TNTT; Phòng tránh TNTT do hành động của trẻ; Phòng tránh TNTT trong tình huống khẩn cấp và gọi người giúp đỡ; Thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn. 2.1.3. Thể hiện phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau: tiết học trên lớp, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động hay trong cuộc sống hàng ngày. Chương trình Giáo dục mầm non sử dụng 5 nhóm phương pháp giáo dục gồm: nhóm phương pháp dùng lời, nhóm phương pháp thực hành,
  18. 16 nhóm phương pháp trực quan- minh họa, nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ và nhóm phương pháp nêu gương- đánh giá. Các phương pháp phù hợp với đặc điểm của trẻ, GVMN dễ dàng vận dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng 2.2.1. Mục đích khảo sát: Đánh giá thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường mầm non; Đánh giá thực trạng mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2.2.2. Quy mô, đối tượng, thời gian khảo sát: 280 GV khối mẫu giáo tại Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang; 90 trẻ 5 - 6 tuổi và 90 phụ huynh trẻ tại Trường MN 19/5 Thái Nguyên; Trường MN Xuất Lễ, Lạng Sơn; Trường MN Hoa Hồng, Tuyên Quang. Thời gian khảo sát: tháng 3 - 5/ 2019 2.2.3. Nội dung khảo sát: Thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng; Các yếu tố ảnh hưởng đến GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2.3. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 2.3.1. Thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường mầm non - Có 70,71% GV hiểu đúng về khái niệm KN phòng tránh TNTT. - Có 100% GV nhận thấy mức độ cần thiết của việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. - Có 42,14% GV hiểu các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT cho trẻ: KN nhận diện yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân ứng phó hiệu quả những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT. - Có 59,64% GV hiểu đúng về khái niệm GDKN phòng tránh TNTT qua trải nghiệm mô phỏng.
  19. 17 - Hầu hết GV đã xác định được tương đối đầy đủ về mục tiêu giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ; Nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay ở một số trường MN đang được thực hiện rất phong phú. - Hình thức được GV thường xuyên sử dụng để GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ đó là các tiết học có chủ đích và qua hoạt động vui chơi. - GV sử dụng đa dạng các phương pháp trong đó tập trung chủ yếu là phương pháp đàm thoại, trò chuyện và phương pháp trực quan - minh họa. - Phương pháp đánh giá KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được giáo viên thường xuyên sử dụng đó là phương pháp trò chuyện phương pháp quan sát và trao đổi với cha mẹ trẻ. - Các yếu tố từ trẻ; Nhận thức và thái độ của cha mẹ trẻ; Môi trường giáo dục tại gia đình là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến GDKN phòng tránh TNTT của trẻ; - Yếu tố sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là những yếu tố ít ảnh hưởng đến GDKN phòng tránh TNTT của trẻ. 2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình - Cha mẹ trẻ đều nhận thấy việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ 5 - 6 tuổi là rất cần thiết. - Trong các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT, thì KN nhận diện tình huống dễ gây TNTT được cha mẹ trẻ lựa chọn nhiều hơn so với các KN còn lại. - Nội dung GDKN phòng tránh TNTT do hành động của trẻ được PH thường xuyên thực hiện (82,22%). - Phương pháp được sử dụng thường xuyên là phương pháp trò chuyện, giải thích, sử dụng trực quan như tranh ảnh/ sách báo. Chưa có nhiều cơ hội cho trẻ luyện tập KN phòng tránh TNTT.
  20. 18 2.3.3. Thực trạng kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Nhìn chung qua khảo sát cho thấy mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vẫn chưa cao, chủ yếu là ở mức trung bình và thấp. Trong các KN thành phần thì KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT trẻ đạt mức độ tốt nhất. Hai KN tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp tình huống nguy hiểm và KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT ở mức trung bình và mức thấp. 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng * Đánh giá chung: GV và cha mẹ trẻ đều nhận thấy được sự cần thiết, nhận thức đúng về vai trò, đặc điểm của GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ; GV chưa khai thác được thế mạnh của trải nghiệm nói chung, trải nghiệm mô phỏng nói riêng; KN phòng tránh TNTT của trẻ 5 - 6 tuổi chưa cao. * Nguyên nhân: Trẻ hạn chế bởi nhận thức và hành vi nên ảnh hưởng nhiều đến KN phòng tránh TNTT; GV chưa hiểu rõ về bản chất; chưa nắm vững tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng, phương pháp hướng dẫn, đánh giá KN phòng tránh TNTT của trẻ chưa rõ ràng nên hiệu quả chưa cao. CM trẻ chưa có phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho con phù hợp; chưa nắm được KN cụ thể của KN phòng tránh TNTT Kết luận chương 2 1. Chương trình GDMN đã cho thấy tầm quan trọng của việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ, được thể hiện qua mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi. 2. GVMN đã quan tâm và chú trọng đến việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. Tuy nhiên nhận thức của GVMN chưa đầy đủ về nội dung, các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT. 3. Kết quả khảo sát trẻ ở một số trường mầm non cho thấy mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT ở trẻ là chưa cao, nhất là hai KN tìm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2