intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án "Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non" đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm góp phần phát triển thể chất và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp Một.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐINH THỊ LAN HƯƠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Mã số: 9.14.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐẶNG HỒNG PHƯƠNG TS TRỊNH THỊ XIM Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Vinh. Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng - Trường ĐHSP Hà Nội. Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Hồng Vân - Trường CĐSP Trung ương. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (GD) và đào tạo được xác định là chiến lược, chính sách hàng đầu quyết định đến sự phát triển của đất nước. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây bậc học giáo dục mầm non (GDMN) không ngừng đổi mới, với quan điểm hướng tới phát triển ở trẻ phẩm chất và năng lực chung mang tính cốt lõi, phù hợp với lứa tuổi nhằm đạt được mục tiêu “…Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế” . Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ bao gồm các vận động cơ bản, vận động tinh và tố chất thể lực sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển toàn diện. 1.2. Kĩ năng vận động tinh (KNVĐT) là năng lực thực hiện có kết quả một hành động trên cơ sở phối hợp giữa thị giác và vận động của đôi bàn tay. Nhà giáo dục người Nga V.A. Sukhomlinsky đã từng nói: khởi nguồn khả năng và tài năng của trẻ em nằm trong đôi tay của chúng. Hay nói một cách hình tượng hơn, các ngón tay là sợi chỉ nuôi nguồn sáng tạo của trẻ em. Giai đoạn từ 0-6 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ có “Tính dẻo” đây được coi là “Giai đoạn nhạy cảm”, giai đoạn “Cửa sổ của các cơ hội” bởi khi đôi bàn tay của trẻ hoạt động sẽ tạo nên sự kết nối giữa các dây thần kinh kích thích sự phát triển của não bộ và đánh thức khả năng tiềm ẩn của trẻ. Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới về mối liên hệ của KNVĐT với sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm KN xã hội và thẩm mỹ. KNVĐT được hình thành ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ, quá trình này diễn ra song song với sự hoàn thiện về vận động và hệ thần kinh của trẻ. Trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối độ tuổi mẫu giáo, nhờ sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp và sự chín muồi trong hoạt động của não bộ, trẻ đã có thể tiếp thu và thực hiện những vận động đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh khéo. Mặt khác, 5-6 tuổi còn là giai đoạn chuyển tiếp từ bậc học mầm non lên tiểu học với hoạt động chủ đạo là hoạt động học, chính vì vậy GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi là một trong những nhiệm vụ cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 1.3. Ở trường mầm non, có thể sử dụng nhiều hoạt động để giáo dục KNVĐT cho trẻ. Tuy nhiên chơi là hoạt động có nhiều ưu thế. Bởi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, ngoài việc đem lại cho trẻ niềm vui, sự thích thú, hoạt động chơi còn là phương tiện GD và phát triển trẻ toàn diện, trong đó có KNVĐT. “Học thông qua chơi là những trải nghiệm thú vị, có ý nghĩa, thúc đẩy sự phát triển nhận thức, cảm xúc xã hội, thể chất và sự sáng tạo của trẻ”. Chương trình GDMN [1] hiện hành thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm với phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Sử dụng hoạt động chơi GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi được xem là một trong những phương tiện đem lại hiệu quả. 1.4. Thực tế cho thấy, hiện nay ở các trường mầm non việc GD KNVĐT đã được triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên (GV) mới chỉ tập trung vào những biểu hiện bên ngoài của KNVĐT và chủ yếu thông qua hoạt động tự phục vụ, hoạt động tạo hình… Việc GD KNVĐT qua chơi còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như thiếu nguồn trò chơi, cách tổ chức chưa mang tính đồng bộ Vì vậy, chưa phát huy được hết thế mạnh của chơi trong việc GD KNVĐT. Điều đó dẫn đến KNVĐT của trẻ mặc dù đã hình thành nhưng mức độ thuần thục, linh hoạt chưa cao. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non” được lựa chọn nghiên cứu.
  4. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm góp phần phát triển thể chất và chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp Một. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên KNVĐT của trẻ còn chưa cao. Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng xây dựng môi trường phù hợp với mục đích GD KNVĐT, lập kế hoạch tổ chức hoạt động, sử dụng đa dạng các trò chơi, tổ chức GD KNVĐT ở nhiều thời điểm trong ngày, đánh giá sự phát triển KNVĐT và làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường thì KNVĐT của trẻ sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. - Khảo sát thực trạng GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. - Đề xuất biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. - Tiến hành thực nghiệm các biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN đã được đề xuất. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi trong các trò chơi và các hoạt động có yếu tố chơi. 6.2. Giới hạn về khách thể, địa bàn và thời gian nghiên cứu - Khảo sát 150 GVMN đang dạy trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Tỉnh Ninh Bình, Tỉnh Phú Thọ. - Khảo sát thực trạng mức độ KNVĐT của 80 trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. - Thực nghiệm sư phạm tiến hành với 40 trẻ 5-6 tuổi tại trường Thực hành - Đại học Hải Phòng. - Thời gian nghiên cứu: Thời gian khảo sát từ tháng 3 đến tháng 5/2019, thực nghiệm từ tháng 9/2019 đến 01/2020. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Cách tiếp cận Luận án nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận: Tiếp cận hoạt động, tiếp cận phát triển, iếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận tích hợp 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa lí thuyết
  5. 3 7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu sản phẩm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để xử lý số liệu thu được qua khảo sát thực trạng và tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm các thành phần: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. 8.2. Trẻ 5-6 tuổi đã có những biểu hiện KNVĐT với các mức độ khác nhau. Sự phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố từ phía trẻ, môi trường GD, cơ sở vật chất, năng lực và KN tổ chức hoạt động GD của GVMN. 8.3. Chơi là một trong những phương tiện GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi được thực hiện từ việc xây dựng môi trường phù hợp với mục đích GD KNVĐT, lập kế hoạch tổ chức hoạt động, sử dụng đa dạng các trò chơi, tổ chức GD KNVĐT ở nhiều thời điểm trong ngày, đánh giá sự phát triển KNVĐT và làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận - Bổ sung và làm phong phú lí luận về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi và về GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. - Xác định cấu trúc KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. - Dựa trên các chỉ báo được xác định, luận án đã dịch thuật, chuyển nghĩa, chuẩn hóa và xây dựng bộ công cụ đánh giá mức độ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi của Việt Nam. 9.2. Về thực tiễn - Luận án đã xác định mức độ và biểu hiện KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi qua chơi tại các khu vực trung miền núi, nông thôn và thành thị. KNVĐT của trẻ đều tương đương nhau, không có sự khác biệt. - Đánh giá được quá trình tổ chức giáo dục KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Xác định những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng. - Nghiên cứu thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự phát triển KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi qua chơi. - Luận án đề xuất 07 biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Các biện pháp đã được kiểm chứng qua quá trình thực nghiệm sư phạm. GV có thể vận dụng sáng tạo các biện pháp này trong hoạt động chăm sóc GD trẻ ở trường MN. - Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, GVMN, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ có thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả GD KNVĐTcho trẻ 5-6 tuổi..
  6. 4 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị sư phạm, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Chương 3: Biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Chương 4: Thực nghiệm sư phạm các biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi 1.1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm, cấu trúc thành phần của kĩ năng vận động tinh Các tác giả McPhillip, Jordan-Black, A.S Prozorova - M.P Uvarova, R.H Bruininks, B.D Bruininks, Martzog và cộng sự cho rằng: KNVĐT là khả năng phối hợp và kiểm soát các cơ nhỏ của bàn tay và ngón tay. Hermito Gidion, C. Schneck nhận định khả năng phối hợp thị giác và vận động là một trong những yếu tố cấu thành nên KNVĐT. Tác giả Luo và cộng sự; D.Z Valiullova, V.A Mashagina; Karel F.B. Strooband; K.P Feder, A. Majnemer; Tabatabaey-Mashadi và cộng sự nhận định KNVĐT liên quan đến việc cầm và thao tác các đồ vật nhỏ bằng bàn tay và ngón tay, sự phối hợp tay – mắt, khả năng tri giác hình ảnh và kiểm soát lực của đôi bàn tay. Dưới góc độ tâm lý tác giả Aurelien D'Ignazio, Juliette Martin nhận định mức độ phát triển KNVĐT phụ thuộc vào những gì mà thị giác, xúc giác thu nhận được, khả năng phối hợp tay – mắt, kiểm soát lực trong quá trình thực hiện, sự chú ý và điều chỉnh vận động phù hợp với hoàn cảnh hoặc yêu cầu đề ra. Như vậy, KNVĐT được các tác giả nhận định là sự phối hợp vận động giữa tay và mắt, sự khéo léo của bàn tay ngón tay, tốc độ của thao tác và sử dụng lực hợp lý. 1.1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của kĩ năng vận động tinh với sự phát triển của trẻ em KNVĐT góp phần phát triển nhận thức: Các tác giả C.J Stoodley, Abe. M, T anakawa, E.E Davis, N.J Pitchford, E Limback khi nghiên cứu về hình ảnh của não bộ nhận thấy có sự liên kết mạnh mẽ giữa các vùng chức năng của nhận thức và vận động. Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển nhận thức của trẻ em, các tác giả J. Piaget, A.A Volkova, A.V Daparogiet, A.S Skatkin, I.I Lecner, I.T Ogorodnikov, T.E Konikov khẳng định đôi bàn tay là “công cụ” để trẻ nhận biết về thế giới xung quanh. KNVĐT góp phần phát triển lời nói: James, Maouene, O.A Kononova, R.R Bashirova khi nghiên cứu về hoạt động của não bộ đã nhận thấy vùng não bộ điều khiển lời nói và vận động của các ngón tay nằm gần nhau. KNVĐT và việc học viết: nghiên cứu của nhóm tác giả M Longcamp, M.T Zerbato-Poudou, J.L Velay đã chứng minh, việc trẻ sử dụng đôi tay để viết sẽ giúp cho trẻ nhớ được mặt chữ nhanh hơn so với việc trẻ đánh máy. Tác giả Đặng Hồng Phương, Nguyễn Thị Phương Nam, Nguyễn Thị Như Mai đã chỉ ra mối quan hệ của KNVĐT với việc đọc - vẽ - viết. Trong đó, tác giả Nguyễn Thị Như Mai
  7. 5 còn nhắc đến yếu tố cảm xúc, tình cảm, thái độ của trẻ thể hiện trong nét bút. KNVĐT góp phần giáo dục tính tự lập: M.R Stephani và cộng đã khẳng định KNVĐT cần thiết trong hầu hết các hoạt động hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống, vui chơi điều này góp phần giáo dục tính tự lập cho trẻ. Nghiên cứu của L Dehghan cho thấy KNVĐT có mối liên hệ giữa KNVĐT và các KN xã hội. 1.1.1.3. Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Sự phát triển của cơ thể: Nghiên cứu của M Papastergiou, E Pollatou, I Theofylaktou, K Karadimou, Hàn Nguyệt Kim Chi, E.D Vidoni và cộng sự đã khẳng định sự phát triển KNVĐT của trẻ liên quan đến chuyển động của cơ thể vào sự chín muồi của hệ thần kinh. Yếu tố giới tính: Tác giả D. Bondi, Đặng Hồng Phương đánh giá KNVĐT của trẻ trai ổn định và bền vững hơn so với trẻ gái và được duy trì cho đến độ tuổi vị thành niên. Môi trường: Các tác giả M.R Stephani Sebastian Suggate, Heidrun Stoeger, Eva Pufke đã khẳng định: Môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển vận động của trẻ. Nghiên cứu của tác giả P.I Khramtsov cho thấy cuộc sống hiện đại với lối sống ít vận sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển KNVĐT của trẻ em. Quá trình luyện tập: Nghiên cứu của Sebastian Suggate, P Sutapa đã khẳng định để KNVĐT của trẻ được tăng lên người lớn cần tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào nhiều hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay. Như vậy, nhà GD cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi để có những tác động phù hợp. 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi 1.1.2.1. Nghiên cứu về mục tiêu giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi Mục tiêu GD KNVĐT được xác định trong Chương trình GDMN của một số nước trên thế giới như sau: Chương trình GDMN Singapore trẻ có khả năng kiểm soát và phối hợp các thao tác KNVĐT để giải quyết nhiệm vụ. Chương trình GDMN Phần Lan mục tiêu GD KNVĐT là giúp cho đôi tay của trẻ khéo léo và thực hiện chính xác cử động của từng ngón tay. New Mexico thể hiện sự kiểm soát và phối hợp trong các nhiệm vụ đòi hỏi KNVĐT; Chương trình GDMN của Mỹ trẻ thể hiện khả năng kiểm soát, sức mạnh và sự phối hợp của các cơ nhỏ, khả năng phối hợp tay mắt để thực hiện các nhiệm vụ như xâu chuỗi hạt, đóng cài khuy áo, cắt giấy. Sử dụng ba ngón tay để cầm bút viết, vẽ và tô màu. Chương trình GDMN Việt Nam xác định mục tiêu liên quan đến KNVĐT, trẻ có KN trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. 1.1.2.2. Nghiên cứu về nội dung giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi Tác giả Hasni Hasbin xác định nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi: (1) Trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động có sự phối hợp của hai tay; (2) Cử động của bàn tay ngón tay sẵn sàng thực hiện được các hoạt động viết, vẽ và thao tác với đồ vật; (3) Trẻ có khả năng phối hợp tay mắt; (4) thể hiện được cảm xúc khi thực hiện hoạt động…Chương trình GDMN Việt Nam hiện hành xác định nội dung GD KNVĐT trẻ thực hiện được các cử động của bàn tay ngón tay và phối hợp tay - mắt. Như vậy, nội dung GD KNVĐT được các tác giả đề cập tuổi bao gồm: khả năng phối hợp của nhận thức và VĐT, phối hợp tay - mắt khi thực hiện, sự khéo léo và chính xác của đôi bàn tay, cảm xúc khi thực hiện. GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. 1.1.2.3. Nghiên cứu về phương pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi Phương pháp dùng lời: Các tác giả Revormis, Saridewi, Ni Putu Eka Tirtayati nhận định nhóm phương pháp dùng lời bao gồm giải thích, đàm thoại, giao nhiệm vụ, khuyến khích, động viên có vai trò quan trọng trong việc GD KNVĐT.
  8. 6 - Phương pháp trực quan: Sari, Irma Oktaviana Ana, Hafidz 'Aziz, Syafril cho rằng quá trình quan sát mẫu và làm theo mẫu của GV sẽ giúp trẻ phát triển KNVĐT. Mặt khác Syafril còn nhận thấy việc quan sát quá trình trẻ thực hiện giúp GV đánh giá được KNVĐT của trẻ và có những tác động phù hợp. - Phương pháp thực hành: Sử dụng trò chơi là một trong nhiều phương pháp được các nhà giáo dục lựa chọn để GD KNVĐT cho trẻ em, nghiên cứu về vấn đề này có các tác giả như: Uswatun Hasanah, E.K Sari, M.R Stephani….E.D Vidoni khẳng định trải nghiệm giúp trẻ phát triển KNVĐT. Qua những nghiên cứu trên cho thấy, GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi cần chú trọng tạo cơ hội để trẻ được luyện tập và sử dụng KNVĐT trong nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau. Luận án kế thừa thành tựu của các nghiên cứu trên làm cơ sở để đề xuất các biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. 1.1.2.4. Nghiên cứu về hình thức, phương tiện giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi Các tác giả Barbara Nielsen, Đặng Hồng Phương -Nguyễn Thị Phương Nam, R.N Shaykhlislamova nhận định các thao tác của đôi bàn tay với đất nặn, phết keo, chổi vẽ, bút chì, bút bi, phấn, gấp giấy Origami trong hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển KNVĐT. O.A Kononova, Nguyễn Ánh Tuyết, Đinh Văn Vang khẳng định thông qua chơi các trò chơi với ngón tay, bàn tay sẽ giúp KNVĐT của trẻ trở nên linh hoạt và khéo léo. Nghiên cứu của các tác giả Maria Montessori, P Bhatia, A Davis, Shamas-Brandt E cho rằng, hoạt động hàng ngày giúp KNVĐT của trẻ tăng lên rõ rệt về tốc độ, khả năng kiểm soát vận động và độ chính xác. Tác giả Nicaise, Kahan, Sallis khẳng định chơi tự do theo ý thích giúp trẻ cải thiện KNVĐT. Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi được tiến hành với nhiều hình thức khác nhau. 1.1.2.5. Nghiên cứu về đánh giá kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi. Đánh giá có vai trò quan trọng trong quá trình GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề này chúng tôi nhận thấy: Về nội dung các bài tập đánh giá KNVĐT: C.E Cameron nhận định, KNVĐT được đánh giá bằng sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp thị giác và vận động, tác giả gợi ý một số hoạt động như: sao chép, vẽ một bức tranh, lắp ghép các khối. Mojgan Farahbod Asghar đề cập đến: Khả năng phối hợp tay-mắt, tay-tay và tốc độ thực hiện. Luo xác định nội dung bài đánh giá KNVĐT bao gồm: xếp khối hộp, vẽ hình người, sao chép hình (hình vuông, hình tròn, hình chữ thập, hình tam giác, hình vuông nằm trong hình tròn). Về bảng hỏi dành cho phụ huynh: S Suggate, H Stoeger, E Pufke đã thiết kế bảng hỏi dành cho phụ huynh để tìm hiểu mức độ sử dụng các hoạt động liên quan đến KNVĐT của trẻ ở gia đình. Về bộ công cụ, tiêu chí đánh giá KNVĐT của trẻ em: Hermito Gidion nhận định KN vận động thị giác là một trong những yếu tố cấu thành nên KNVĐT và đưa ra tiêu chí đánh giá KN vận động thị giác trong hoạt động viết. Việc đánh giá KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi ở Việt Nam dựa trên kết quả mong đợi được quy định trong Chương trình GDMN và Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, trong đó chú trọng đánh giá sự tiến bộ của trẻ. Các nhà tâm lý giáo dục Nga đánh giá mức độ phát triển KNVĐT của trẻ qua các bài tập đánh giá mức độ sẵn sàng vào lớp Một. Tác giả Karel F. B. Strooband kế thừa thành tựu của các nhà khoa học đi trước, căn cứ vào đặc điểm và cấu trúc KNVĐT đã xây dựng công cụ đo KNVĐT của trẻ từ 3-5 tuổi Fine Motor Growth Assessment (FINGA) dựa trên hoạt động chơi.
  9. 7 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi - Nghiên cứu về vai trò của chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi Nghiên cứu của tác giả P. Sutapa cho thấy sự lặp đi, lặp lại của các thao tác chơi tạo nên sự kết nối giữa các giác quan góp phần làm tăng sức mạnh, sự linh hoạt khéo léo và tốc độ thực hiện của đôi bàn tay. Tác giả Mojgan Farahbod Asghar đã chỉ ra các thao tác chơi giúp KNVĐT của trẻ được cải thiện đặc biệt là khả năng phối hợp tay mắt, sự khéo léo của đôi bàn tay và tốc độ của thao tác tay. - Nghiên cứu về đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi trong GD KNVĐT Nghiên cứu của tác giả M.R Stephani và cộng sự khẳng định đồ dùng đồ chơi là một trong những yếu tố góp phần GD KNVĐT, một trong những nguyên tắc lựa chọn đồ dùng đồ chơi là phải phù hợp với độ tuổi. Nghiên cứu của tác giả O.A Kononova đã chỉ ra ưu điểm của vật liệu tự nhiên trong việc GD KNVĐT, các vật liệu được tác giả đề cập đến bao gồm: sỏi, hạt óc chó, hạt đậu, hạt dẻ... - Nghiên cứu về ưu thế của trò chơi trong việc GD KNVĐT Uswatun Hasanah nhận định trò chơi dân gian có nhiều ưu điểm trong việc GD KNVĐT cho trẻ em. E.K Sari, Suggate S, Stoeger H, Pufke E, Đinh Văn Vang đề cập đến trò chơi lắp ghép, xếp hình và lego Qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi nhận thấy, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ đưa ra hệ thống trò chơi và khẳng định vai trò của chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Để quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả cần có những biện pháp tác động cụ thể, chúng tôi nhận thấy đây còn là một khoảng trống cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. 1.1.3.3 Nghiên cứu về yêu cầu khi giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Về phía giáo viên: Tác giả Revormis, Saridewi cho rằng để quá trình GD KNVĐT đạt được hiệu quả cần bắt đầu từ việc lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Về đồ dùng, đồ chơi: Các tác giả Syafril, Suggate S, Stoeger H, Pufke E, N.V Nosacheva khẳng định đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, phù hợp với độ tuổi sẽ nâng cao hiệu quả của việc GD KNVĐT qua chơi. GV cần cung cấp cho trẻ đồ dùng đồ chơi và tạo cơ hội để trẻ được thao tác với chúng. Về phía phụ huynh: Suggate đề cập đến sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc GD KNVĐT qua chơi tác giả khẳng định: Gia đình cần thúc đẩy trẻ trẻ sử dụng đôi tay từ chính những hoạt hoạt động hàng ngày. 1.1.4. Khái quát chung về tổng quan nghiên cứu * Những vấn đề kế thừa: Qua tìm hiểu và tổng hợp các vấn đề liên quan đến đề tài cho thấy, các nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm, đặc điểm, vai trò của KNVĐT với sự phát triển của trẻ em. GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi có thể thông qua nhiều hoạt động như: hoạt động tạo hình, hoạt động tự phục vụ, hoạt động với đồ vật…vui chơi là một trong những phương tiện đã được các tác giả đề cập đến. Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc của KNVĐT; vai trò, ưu thế của hoạt động chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi làm định hướng cho phần lí luận của luận án. * Những vấn đề còn bỏ ngỏ: - Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi đã chỉ ra cấu trúc thành phần của KNVĐT, tuy nhiên còn chưa mang tính hệ thống. Việc làm rõ về cấu trúc thành phần, biểu hiện KNVĐT sẽ giúp nhà GD, những người làm nhiệm vụ chăm sóc GD trẻ có hiểu biết để đánh giá và đưa ra những tác động phù hợp.
  10. 8 - Thứ hai, vấn đề GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc GD KNVĐT qua chơi mới chỉ dừng lại ở tạo điều kiện, cơ hội để trẻ tham gia chơi nhiều lần. * Những vấn đề luận án cần giải quyết: Từ kết quả nghiên cứu và nhận định trên luận án xác định những vấn đề cần: Làm rõ bản chất, cấu trúc thành phần và biểu hiện của KNVĐT. Kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định vai trò của hoạt động chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Luận án vận dụng và điều chỉnh Bộ công cụ đo KNVĐT “Fine Motor Growth Assessment” (FINGA) của tác giả Karel Francois Belinda Strooband dành cho trẻ từ 3-5 tuổi dựa trên nguyên tắc đảm bảo yếu tố phù hợp với đối tượng trẻ 5-6 tuổi và thực tiễn GDMN Việt Nam tiến hành đánh giá mức độ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi. 1.2. Kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi 1.2.1. Khái niệm kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi 1.2.1.1. Kĩ năng a) Khái niệm kĩ năng Trong phạm vi nghiên cứu, luận án không đơn thuần xem xét KN ở mặt kĩ thuật mà còn là biểu hiện của năng lực cá nhân, đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và thái độ. KN được hiểu như sau: Kĩ năng là năng lực của con người trong việc thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó có kết quả trên cơ sở vận dụng linh hoạt những tri thức, kinh nghiệm của bản thân vào những tình huống, hoàn cảnh và điều kiện cụ thể b) Đặc điểm của kĩ năng Dựa trên hướng nghiên cứu coi KN là năng lực của con người. KN bao gồm bốn đặc điểm sau: Tính chính xác, tính thành thục, tính linh hoạt, tính hiệu quả. 1.2.1.2. Vận động tinh Kế thừa nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án xác định khái niệm VĐT: Vận động tinh là sự phối hợp, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay, sự khéo léo của đôi bàn tay và tốc độ của thao tác tay để thực hiện có kết quả một hành động. Khái niệm trên cho thấy, vận động tinh được hiểu: Là sự phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay một cách khéo léo. Khả năng kiểm soát lực khi thao tác tay. Tốc độ thực hiện có kết quả một hành động. 1.2.1.3. Kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Từ khái niệm KN, khái niệm vận động tinh luận án hiểu KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi như sau: KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi là năng lực thực hiện có kết quả một hành động trên cơ sở phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo và kiểm soát lực của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay và tốc độ của thao tác tay. Như vậy, nội hàm khái niệm cho thấy: - KNVĐT thể hiện ở các khía cạnh phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo và kiểm soát lực của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay và tốc độ của thao tác tay. - KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi được hiểu là biểu hiện về năng lực vận dụng tri thức, kinh nghiệm hành động thao tác của đôi bàn tay để thực hiện có kết quả một hành động. 1.2.2. Cấu trúc thành phần kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Kế thừa nghiên cứu của các tác giả về khái niệm, đặc điểm KNVĐT luận án xác định cấu trúc thành phần KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay.
  11. 9 Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi các thành phần có sự chi phối và đan xen với nhau. 1.2.3. Sự hình thành kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi 1.2.3.1 Cơ sở hình thành kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi * Cơ sở sinh lý học: Nghiên cứu về chức năng điều khiển của não bộ vận động của tay nằm dưới sự kiểm soát của bán cầu não trái và tay trái nằm dưới sự kiểm soát của bán cầu não phải. Bên cạnh đó, tốc độ của thao tác tay còn phụ thuộc vào sự phát triển của hệ cơ, xương, khớp. Như vậy, về bản chất KNVĐT là phản xạ vận động có điều kiện phức tạp được hình thành theo cơ chế của đường liên hệ tạm thời. Sự hình thành và phát triển của KNVĐT phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh, khả năng tri giác, sự linh hoạt của hệ cơ, xương, khớp của đôi bàn tay. * Cơ sở tâm lý học: Dưới góc độ tâm lý học, KNVĐT được hình thành và phát triển trong hoạt động. Vì vậy, KNVĐT còn được thể hiện trong cấu trúc tâm lý của con người bao gồm nhận thức, thái độ và hành động các mặt này có mối quan hệ chặt chẽ. Như vậy, KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi được thể hiện trong cấu trúc tâm lý của con người bao gồm nhận thức, hành động và thái độ. 1.2.3.2 Các giai đoạn hình thành kĩ năng vận động tinh ở trẻ 5-6 tuổi Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn KN được hình thành qua hai giai đoạn: Giai đoạn nắm vững các tri thức về hành động; Giai đoạn thực hiện hành động theo các tri thức. Để thực hiện được một hành động có kết quả cần quan sát mẫu, tiến hành làm thử và luyện tập. Khi KN trở nên ổn định trẻ có thể vận dụng vào nhiều tình huống khác nhau. Tác giả Đặng Hồng Phương cho rằng KN vận động được hình thành qua ba giai đoạn: Giai đoạn hình thành KN vận động đầu tiên; Giai đoạn ôn luyện KN vận động; Giai đoạn hoàn thiện KN vận động. Tác giả Richard Decaprio, Zio Perdana nhận định KNVĐT được hình thành qua 3 giai đoạn: Giai đoạn nhận thức, giai đoạn luyện tập và giai đoạn hoàn thiện. Như vậy, để GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi cần bắt đầu từ việc giúp trẻ hiểu được nhiệm vụ, cách thức thực hiện của thao tác tay. Tạo cơ hội, môi trường để trẻ luyện tập và vận dụng KNVĐT vào nhiều hoàn cảnh khác nhau. 1.2.3.3 Đặc điểm kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Phản xạ KNVĐT xuất hiện ở trẻ rất sớm, tháng thứ 4 trẻ có phản xạ cầm nắm lấy đồ vật tuy nhiên chưa hoàn toàn làm chủ hành động nắm. Nghiên cứu của các tác giả K.H James, L Engelhardt, F Özkür, Ö Purtaş, G Duman cho thấy trẻ 5-6 tuổi có khả năng sao chép chữ cái, vẽ hình người với đầy đủ các chi tiết, có KN tự phục vụ bản thân và biết sử dụng đồ dùng, dụng cụ trong sinh hoạt một cách thành thạo. Trẻ biết cầm bút bằng ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và di chuyển bút linh hoạt hơn. Nhặt các vật nhỏ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ một cách thuần thục. Trẻ biết sử dụng kéo để cắt theo đường viền tuy nhiên độ chính xác chưa được cao. Tác giả F Ferland nhận thấy trẻ 5-6 tuổi đã có khả năng sử dụng phối hợp hai tay để cài cúc áo, xỏ dây giày và tự mặc quần áo, tuy nhiên những cúc áo ở vị trí cổ tay, cúc cổ áo trẻ vẫn còn lúng túng khi thực hiện. Tuy nhiên trẻ còn chưa biết sử dụng lực hợp lý. Như vậy, KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi đã có những bước tiến đáng kể so với độ tuổi trước. 1.3. Hoạt động chơi của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 1.3.1. Khái niệm chơi của trẻ 5-6 tuổi Chơi của trẻ 5 - 6 tuổi được hiểu là một hoạt động mang tính tự do, tự nguyện, phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội, đem lại cho trẻ trạng thái vui vẻ và hào hứng.
  12. 10 1.3.2. Đặc điểm hoạt động chơi của trẻ 5-6 tuổi Chơi là nhu cầu, là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Hoạt động chơi của trẻ 5-6 tuổi không mang tính bắt buộc mà mang tính chủ động và sáng tạo. Chơi đem lại cho trẻ những cảm xúc tích cực phá do trẻ huy tính tích cực vận động và tạo cơ hội để trẻ sử dụng KNVĐT. Trong khi chơi trẻ sẽ tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp và trao đổi cùng nhau chính sự tương tác này sẽ giúp trẻ lĩnh hội tri thức, hình thành KN một cách kịp thời và chủ động. 1.3.3. Ưu thế của chơi trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi Thứ nhất, GD KNVĐT qua chơi đem lại cho trẻ sự hứng thú và cảm xúc tích cực. Thứ hai, chơi của trẻ 5-6 tuổi mang tính sáng tạo từ đồ chơi đến hành động chơi. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác KNVĐT trong từng trò chơi sẽ góp phần giúp KNVĐT của trẻ trở nên thuần thục, khéo léo và linh hoạt hơn. Thứ ba, đồ chơi và vật liệu chơi được tác giả Đinh Văn Vang nhận định: “Nhờ có tính ước lệ và khái quát của đồ chơi mà nó trở nên linh hoạt, năng động, phong phú về chức năng sử dụng vào các trò chơi”. Thứ tư, một trong những con đường lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng của trẻ chính là học qua tương tác và chia sẻ kinh nghiệm. Các nghiên cứu cho thấy trong khi chơi trẻ sẽ tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp và trao đổi cùng nhau chính sự tương tác này sẽ giúp trẻ lĩnh hội tri thức, hình thành KN một cách kịp thời và chủ động. Từ những ưu điểm trên cho thấy GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN là hoàn toàn phù hợp. 1.4. Quá trình giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Luận án xác định GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của GV nhằm giúp trẻ phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay để giải quyết nhiệm vụ chơi. Từ đó, chúng tôi quan niệm: Biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mn là cách làm cụ thể của GV nhằm GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. Mục tiêu cần đạt được của biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi là rèn luyện và phát triển KNVĐT, giúp trẻ vận dụng linh hoạt KNVĐT vào cuộc sống. 1.4.2. Mục tiêu giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trẻ hiểu và nắm được các thao tác của KNVĐT. Rèn luyện và phát triển khả năng phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. Trẻ biết vận dụng KNVĐT trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau một cách linh hoạt. Hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 1.4.3 Nội dung giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Trẻ nắm được kĩ thuật thao tác của KNVĐT, biết lựa chọn và đưa ra cách thức hành động của thao tác KNVĐT phù hợp với nhiệm vụ chơi. Rèn cho trẻ khả năng: Phối hợp thị giác - vận động, Sự khéo léo của đôi bàn tay, Sử dụng phối hợp hai tay, Kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay. GD trẻ có thái độ tích cực, sẵn sàng tham gia chơi, kiên trì, nỗ lực sử dụng các thao tác KNVĐT để hoàn thành nhiệm vụ chơi. 1.4.4 Phương pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi - Nhóm phương pháp trực quan: Cung cấp cho trẻ vốn tri thức chính xác về các thao tác KNVĐT thông qua việc quan sát hành động mẫu, các phương tiện trực quan như tranh ảnh minh họa, đồ dùng đồ chơi, vật liệu chơi.
  13. 11 - Nhóm phương pháp dùng lời: GV sử dụng lời nói hướng dẫn, giải thích, thảo luận, khơi gợi trẻ suy nghĩ, chia sẻ bộc lộ ý tưởng chơi, cách thức vận dụng các thao tác KNVĐT để giải quyết nhiệm vụ chơi. - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm: GV tạo cơ hội để trẻ được thực hiện luyện tập các thao tác tác KNVĐT trong từng hoàn cảnh và tình huống chơi nhằm củng cố và phát triển KNVĐT cho trẻ. 1.4.5 Hình thức giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Hình thức GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN được thực hiện theo các hình thức như: số lượng trẻ tham gia chơi, hoạt động GD, địa điểm/ không gian chơi. Theo số lượng trẻ: GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo hình thức cá nhân, hình thức nhóm và hình thức cả lớp; Theo địa điểm/ không gian tổ chức hoạt động: Chơi ở trong lớp (phòng học, các góc hoạt động...); chơi ở ngoài lớp (khu vui chơi, các không gian bên ngoài lớp học, ngoài trường). Theo hoạt động GD trong chế độ sinh hoạt: GV tổ chức luyện tập, củng cố KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo các hoạt động GD ở trường MN như: hoạt động chơi, hoạt động “học”, hoạt động lao động, hoạt động Lễ, Hội, hoạt động ăn,ngủ vệ sinh cá nhân … 1.4.6 Đánh giá kĩ năng vận động tinh qua chơi của trẻ 5-6 tuổi - Mục đích đánh giá: Xác định mức độ KNVĐT của trẻ từ đó đánh giá hiệu quả của quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi và có những điều chỉnh phù hợp. - Thời điểm đánh giá: Thời điểm tiến hành đánh giá KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi qua chơi cần tiến hành thường xuyên thông qua việc đánh giá hoạt động chơi hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối giai đoạn. - Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, sử dụng bài tập đánh giá, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ, đồng thời kết hợp trao đổi với phụ huynh để thu thập thêm các thông tin về KNVĐT của trẻ. Kết quả đánh giá được xử lý bằng phương pháp toán thống kê. - Công cụ đánh giá: Luận án điều chỉnh và sử dụng Bộ công cụ đánh giá KNVĐT “Fine Motor Growth Assessment” (FINGA) của tác giả Karel F.B. Strooband. Tiêu chí đánh giá KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay, ngón tay và tốc độ của thao tác tay. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chủ quan và khách quan. * Những yếu tố chủ quan Các yếu tố từ phía trẻ: Sự phát triển của trẻ, giới tính, khả năng nhận thức và kinh nghiệm, thực hành luyện tập. Các yếu tố từ phía giáo viên: Yếu tố này thể hiện ở kiến thức, thái độ và KN sư phạm của GV trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động chơi GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi đảm bảo phù hợp với đối tượng trẻ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của địa phương. * Những yếu tố khách quan Môi trường giáo dục, nhóm bạn cùng chơi, công tác quản lý, sự phối hợp của gia đình và nhà trường
  14. 12 Kết luận chương 1 1. KNVĐT được xác định là một trong những KN nền tảng, GD KNVĐT được xem như một vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Từ việc phân tích và tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi được hiểu là biểu hiện về năng lực hành động của đôi bàn tay dựa trên việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện có kết quả một hành động. KNVĐT thể hiện ở các khía cạnh phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo và kiểm soát lực của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay và tốc độ của thao tác tay. 2. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi phù hợp với nhu cầu và hứng thú của trẻ. Luận án xác định GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi là quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch của GV nhằm giúp trẻ phối hợp thị giác - vận động, sự khéo léo của đôi bàn tay, sử dụng phối hợp hai tay, kiểm soát lực của bàn tay ngón tay và tốc độ của thao tác tay để giải quyết nhiệm vụ chơi. Để quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi hiệu quả. 3. Để quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả, GV cần có những hiểu biết đầy đủ, chính xác về các thành tố của quá trình GD, bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc GD KNVĐT cho trẻ. Tiến trình này cần bắt đầu từ việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh. 4. Quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Sự phát triển của cá nhân trẻ; Khả năng của GVMN; Môi trường và yếu tố từ gia đình. Nhà GD cần nắm được những yếu tố ảnh hưởng này để tổ chức quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi được hiệu quả. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Vấn đề giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình giáo dục mầm non Việt Nam hiện hành và Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi a) Mục tiêu GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi Mục tiêu GD KNVĐT được thể hiện trong lĩnh vực phát triển thể chất: Thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay ngón tay, phối hợp tay - mắt, thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt; Lĩnh vực GD phát triển ngôn ngữ: Làm quen với việc đọc - viết: Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái hoặc tên của mình; Lĩnh vực GD phát triển thẩm mỹ: Phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Phối hợp các KN vẽ, xé, cắt dán, nặn, xếp hình để tạo thành bức tranh, sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi xác định một số chỉ số về KNVĐT của trẻ 5 tuổi như sau: Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm soát và phối hợp vận động các nhóm cơ nhỏ; Chuẩn 5. Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng; Chuẩn 19. Trẻ thể hiện một số hiểu biết ban đầu về việc viết; Chuẩn 22. Trẻ thể hiện một số hiểu biết về âm nhạc và tạo hình b) Nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi Nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5 - 6 tuổi đã được đề cập trong Chương trình GDMN như sau: Cử động bàn tay, ngón tay và sử dụng một số đồ dùng, dụng cụ: Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay: Bẻ, nắn, lắp ráp; Xé, cắt đường vòng cung; Tô, đồ theo nét; Cài, cởi cúc, kéo
  15. 13 khóa (phéc mơ tuya), xâu, luồn, buộc dây. Tập làm một số việc tự phục vụ: KN đánh răng, lau mặt và rửa tay bằng xà phòng ; Làm quen với viết: Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình ; Một số KN trong hoạt động hoạt động tạo hình (vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình): Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra các sản phẩm. Phối hợp các KN vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng, đường nét và bố cục. Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích. Như vậy, nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi trong Chương trình GDMN tập trung vào cử động của bàn tay, ngón tay và việc vận dụng những KN đó vào các hoạt động đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như viết, vẽ và tự phục vụ bản thân. c) Phương pháp và hình thức GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi - Về phương pháp: Chương trình GDMN đưa ra 5 nhóm phương pháp: dùng lời; Thực hành, trải nghiệm; Trực quan - minh họa; GD bằng tình cảm khích lệ và nêu gương - đánh giá. Nhóm phương pháp dùng lời; Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm; Nhóm phương pháp trực quan - minh họa; Nhóm phương pháp GD bằng tình cảm khích lệ, nêu gương và đánh giá. - Về hình thức: GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi được lồng ghép trong nhiều hoạt động của trẻ ở trường MN như: Hoạt động học; hoạt động tự phục vụ; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; hoạt động vui chơi... trẻ học mọi lúc, mọi nơi, học từ chính cuộc sống thực của trẻ. d) Đánh giá KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi Đánh giá sự phát triển KNVĐT của trẻ qua hai hình thức đánh giá trẻ: Đánh giá trẻ hàng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn. Việc đánh giá KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi được căn cứ dựa vào kết quả mong đợi và các chỉ số liên quan đến KNVĐT trong Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Tuy nhiên, cần có những chỉ báo mang tính cụ thể để GVMN dễ quan sát và đánh giá KNVĐT của trẻ. Như vậy qua việc khảo sát vấn đề GD KNVĐT trong Chương trình GDMN cho thấy, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi đã được thể hiện trong chương trình. Chương trình cũng đã đưa ra một số trò chơi có ưu thế trong việc GD KNVĐT. Đây là những nội dung mang tính định hướng để luận án tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi qua chơi góp phần nâng cao KNVĐT cho trẻ. 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 2.2.1. Mục đích khảo sát Đánh giá thực trạng GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Khảo sát mức độ phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. 2.2.2. Khách thể, địa bàn và thời gian khảo sát a) Khách thể khảo sát - Giáo viên mầm non: Khảo sát 150 GVMN dạy trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Phú Thọ. 100% GVMN được khảo sát đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. - Trẻ 5-6 tuổi: Khảo sát 80 trẻ 5-6 tuổi. - Phụ huynh trẻ 5-6 tuổi: 80 phụ huynh có con đang học lớp 5-6 tuổi. b) Thời gian khảo sát: Khảo sát được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5/2019.
  16. 14 2.2.3. Nội dung khảo sát - Khảo sát nhận thức của GV về KNVĐT và GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi. Khảo sát việc tổ chức quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường MN hiện nay. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của GVMN và những yếu tố ảnh hưởng đến việc GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. Khảo sát mức độ phát triển KNVĐT của trẻ 5 - 6 tuổi. 2.2.4. Phương pháp khảo sát Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp trò chuyện, đàm thoại, phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động, phương pháp thống kê toán học. 2.2.5. Công cụ khảo sát Luận án áp dụng Bộ công cụ đánh giá KNVĐT “Fine Motor Growth Assessment” (viết tắt là FINGA) của tác giả Karel Francois Belinda Strooband để xác định mức độ KNVĐT của trẻ. 2.2.5.1 Tiêu chí và thang đánh giá - Tiêu chí đánh giá: Phối hợp thị giác - vận động; Sự khéo léo của đôi bàn tay; Sử dụng phối hợp hai tay; Kiểm soát lực của bàn tay, ngón tay; Ttốc độ của thao tác tay. b) Thang đánh giá: Luận án sử dụng thang đo Likert 3 mức độ. Mức độ cao: 2.34 đến 3.00; Mức độ trung bình: 1.67 đến 2.33; Mức độ thấp: 1.00 đến 1.66. 2.2.5.2 Bài tập khảo sát Luận án sử dụng bài tập Gấp máy bay trong Bộ công cụ FINGA để khảo sát xác định mức độ KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi, bài tập được tiến hành trên từng trẻ. 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi 2.3.1.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi. Kết quả điều tra cho thấy 97% GVMN cho rằng việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết, 3% GVMN lựa chọn phương án cần thiết. Điều này cho thấy GV đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy GVMN đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi bởi đây là KN nền tảng cho hoạt động học tập và sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo. 2.3.1.2 Nhận thức của giáo viên về kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Qua việc đánh giá nhận thức của GV về KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi co thấy. Hiểu biết của GV về KNVĐT là không đồng đều, và chưa đầy đủ. GV mới chỉ hiểu ở một vài biểu hiện rõ nét của KNVĐT như khéo léo của các ngón tay, tốc độ thực hiện nhanh, sử dụng cả hai tay. Qua đó cho thấy, cần phải cung cấp cho GV những hiểu về cấu trúc thành phần và biểu hiện của KNVĐT. Bởi khi hiểu đúng về bản chất của KNVĐT, thì GV sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn phương pháp và biện pháp tác động phù hợp. 2.3.2 Thực trạng quá trình giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường 2.3.2.1. Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi * Về việc thực hiện mục tiêu GD KNVĐT qua chơi Quá trình nghiên cứu kế hoạch GD tổ chức hoạt động chơi của GVMN cho thấy rất ít GV xác định mục tiêu GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi trong kế hoạch chơi. Các mục tiêu GD KNVĐT được lựa chọn thể hiện trong kế hoạch năm học là không nhiều, chủ yếu dao động từ 3 đến 5
  17. 15 mục tiêu. Khi phân bổ các mục tiêu KNVĐT vào các kế hoạch GD chủ đề thì mức độ lặp lại ở các chủ đề rất ít, thường duy trì ở 1-2 chủ đề. * Về việc thực hiện nội dung GD KNVĐT qua chơi Kết quả nghiên cứu kế hoạch tổ chức hoạt động của GV, phỏng vấn sâu và quan sát dự giờ cho thấy, GV mới chỉ chú trọng đến việc rèn cho đôi tay của trẻ khéo léo, và tốc độ của thao tác tay chứ chưa thực sự chú trọng đến các thành phần khác của KNVĐT. 2.3.2.2. Thực trạng các phương pháp, hình thức giáo dục KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi * Về phương pháp GV sử dụng hầu hết các phương như quan sát, làm mẫu, trò chơi, giải thích, luyện tập, tạo tình huống, nêu gương và đánh giá. Như vậy, GV thường xuyên sử dụng phối hợp các biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ. * Về hình thức Kết quả khảo sát cho thấy: Theo số lượng GV chủ yếu lựa chọn GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi theo hình thức nhóm (50%) và cả lớp (75%). Theo địa điểm và không gian tổ chức hoạt động 57% GV lựa chọn phương án trong lớp học. Hình thức chơi bao gồm chơi ở các góc, chơi và hoạt động ngoài trời, chơi theo ý thích được GV lựa chọn nhiều nhất. Như vậy, GV khá linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tổ chức GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Mặc dù lựa chọn hình thức chơi để GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi nhưng GV chưa thực sự chú trọng đến việc rèn KNVĐT mà chủ yếu hướng đến kết quả chơi của trẻ. 2.3.2.3. Thực trạng về biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi Các biện pháp GV sử dụng bao gồm: Lập kế hoạch GD KNVĐT qua chơi; Xây dựng môi trường GD KNVĐT qua chơi; Tạo tình huống để trẻ vận dụng KNVĐT giải quyết nhiệm vụ chơi; Đánh giá sự phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi và phối hợp với phụ huynh trong quá trình GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Biện pháp khuyến khích trẻ vận dụng KNVĐT trong hoạt động hàng ngày được GV đánh giá chỉ là biện pháp hỗ trợ nên GV ít sử dụng. Như vậy kết quả khảo sát cho thấy, quá trình thực hiện, triển khai áp dụng các biện pháp của GV chưa mang tính đồng bộ. Hiệu quả của quá trình GD mới chỉ đạt được mục tiêu chơi chứ chưa phát huy được ưu thế của chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ. 2.3.2.4. Thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng vận động tinh của trẻ 5 - 6 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng * Thực trạng về đánh giá kết quả GD KNVĐT của trẻ 5 - 6 tuổi: Việc đánh giá kết quả GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi được GV đánh giá ở ba thời điểm: đánh giá hàng ngày, đánh giá cuối chủ đề, đánh giá cuối giai đoạn. Như vậy, GV đã thực hiện đánh giá kết quả GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. tuy nhiên các nội dung đánh giá chưa thể hiện đầy đủ các thành phần của KNVĐT. Kết quả đánh giá chưa phân loại các mức độ phát triển KNVĐT của trẻ mà chỉ xếp loại theo mức đạt hoặc không đạt. * Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi: Kết quả cho thấy, yếu tố được đánh giá là rất ảnh hưởng đến việc GD KNVĐT qua chơi là yếu tố bản thân trẻ chiếm 32% và yếu tố kinh nghiệm, biện pháp của GV khi tổ chức hoạt động chiếm 45%. Như vậy, GV đã nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng từ phía trẻ bao gồm khả năng vận động, nhận thức, kinh nghiệm cá nhân và mức độ tích cực hoạt động của trẻ. Ngoài ra việc xây dựng môi trường, quá trình tổ chức của GV và sự phối kết hợp với gia đình cũng được GV xác định là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc GD KNVĐT cho trẻ. 2.3.2.5. Những khó khăn của giáo viên trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ
  18. 16 5-6 tuổi Về chủ quan: Một số GV chưa hiểu đúng về KNVĐT và còn lúng túng trong việc xây dựng môi trường, xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn biện pháp và lập kế hoạch GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. Về khách quan: GV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu về KNVĐT điều đó dẫn đến hiểu biết của một số GV về KNVĐT chưa đầy đủ. Nguồn trò chơi GD KNVĐT là một trong những khó khăn đối với GV. 2.3.3 Thực trạng mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi a. Mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi theo tiêu chí đánh giá Mức độ (%) Thứ STT Tiêu chí ĐTB ĐLC Cao TB Thấp bậc 1 Phối hợp thị giác - vận động 6.3 50 43.8 1.62 0.6 4 2 Sự khéo léo của đôi bàn tay 0 65 35 1.65 0.48 3 3 Sử dụng phối hợp hai tay 3.8 77.5 18.8 1.85 0.45 1 4 Kiểm soát lực của bàn tay, ngón tay 3.8 75 21.3 1.83 0.47 2 5 Tốc độ thực hiện của thao tác tay 0 60 40 1.6 0.49 5 Điểm trung bình 1.71 0.24 b. Mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi theo giới tính KNVĐT của nữ cao hơn trẻ nam là 0.06 điểm, kiểm tra sự chênh lệch KNVĐT của hai nhóm cho kết quả T = 1.09, nhỏ hơn Tα, Sig. = 0.55 > 0.05. Như vậy, sự chênh lệch KNVĐT của 2 nhóm không có ý nghĩa kiểm định. c. Mức độ kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi theo khu vực khảo sát KNVĐT ở nông thôn cao hơn thành thị là 0.05 điểm, kiểm tra sự chênh lệch KNVĐT của hai nhóm cho kết quả T = 0.907, nhỏ hơn Tα, Sig. = 0.783 > 0.05. Như vậy, sự chênh lệch KNVĐT của 2 khu vực nông thôn và thành thị không có ý nghĩa kiểm định. d. Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi Điểm trung bình hệ số tương quan của các tiêu chí: TC1: 0.520**; TC2: 0.458**; TC3: 0.263*; TC4: 0.495**; TC5: 0.701** cho thấy các tiêu chí có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tiêu chí 1.2.4.5 biểu thị ** cho thấy mối tương quan cao, mức độ phụ thuộc đến nhau là lớn. Từ kết quả khảo sát thực trạng mức độ phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi cho thấy KNVĐT tham gia khảo sát chỉ ở mức độ trung bình. Yếu tố giới tính và khu vực không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi. 2.3.4 Thực trạng phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5- 6 tuổi Chúng tôi tiến hành khảo sát 80 phụ huynh có con trong độ tuổi 5-6 tuổi nhận thấy nhiều cha mẹ chưa nhìn nhận đúng đắn vai trò của KNVĐT đối với sự phát triển của trẻ em đặc biệt là độ tuổi 5-6 tuổi khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1. Một số cha mẹ trẻ còn cho rằng: KNVĐT phụ thuộc nhiều vào yếu tố bẩm sinh di truyền, GD cũng chỉ tác động thêm chứ không mang tính quyết định. Từ thực trạng trên chúng tôi nhận thấy cần xây dựng một hệ thống biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN để khắc phục những hạn chế cơ bản trong thực tiễn GD KNVĐT ở các trường MN hiện nay. Hệ thống biện pháp cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, đảm bảo hướng vào mục tiêu GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi và phát huy được ưu thế của chơi trong việc GD KNVĐT.
  19. 17 Kết luận chương 2 1. Chương trình GDMN đã đề cập đến mục tiêu, nội dung GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. Các phương pháp và hình thức GD KNVĐT nằm trong hệ thống các phương pháp và hình thức GD nói chung của các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ ở trường MN. Nội dung, phương pháp, biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi cần được làm rõ hơn để GV có những định hướng trong việc tổ chức GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi. 2. GVMN đã nhận thức được tầm quan trọng của việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi và ưu thế của chơi trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. Tuy nhiên, GV vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi, nguyên nhân do trong quá trình thực hiện, hệ thống biện pháp GV sử dụng vẫn chưa phát huy được thế mạnh của hoạt động này. 3. Kết quả khảo sát KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi ở trường MN cho thấy: KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu ở mức độ trung bình và yếu. Trong đó tốc độ của thao tác, sự khéo léo của đôi bàn tay là hai tiêu chí thấp điểm nhất. Hệ số tương quan hồi quy cho thấy các thành phần KNVĐT có mối quan hệ chi phối lẫn nhau. Các yếu tố khảo sát về giới tính, khu vực không chi phối đến mức độ KNVĐT của trẻ. Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp của phụ huynh trong việc GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi để đảm bảo tính đồng bộ của quá trình GD. Những kết quả khảo sát thực trạng trên là một trong những căn cứ để chúng tôi đề xuất biện pháp GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG TINH QUA CHƠI CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi qua chơi ở trường mầm non Đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nội dung Chương trình GDMN hiện hành, đảm bảo phù hợp với quá trình hình thành KNVĐT và đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính thực tiễn 3.2. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 3.2.1. Biện pháp 1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi * Mục đích – ý nghĩa: Kế hoạch là bản dự kiến về mục tiêu, nội dung, cách tiến hành, hình thức, phương tiện GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. Kế hoạch bao gồm tổ hợp các phương pháp, biện pháp đã được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và trẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Việc lập kế hoạch giúp GV hình dung được những công việc cần phải làm, chủ động, linh hoạt trong việc triển khai hoạt động. * Nội dung và cách tiến hành: Kế hoạch GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi không nằm tách biệt mà được lồng ghép trong các kế hoạch hoạt động GD của trẻ ở trường MN. Nội dung biện pháp bao gồm: Lập kế hoạch GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo năm học, chủ đề và kế hoạch GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi theo chủ đề theo hoạt động GD. 3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng môi trường kích thích trẻ sử dụng kĩ năng vận động tinh * Mục đích – ý nghĩa: Môi trường là yếu tố làm phát sinh nhu cầu chơi, khơi gợi hứng thú, tính tích cực, chủ động của trẻ trong quá trình chơi. Ngoài ra, việc xây dựng môi trường
  20. 18 còn giúp GV linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động, tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin khi tham gia hoạt động chơi, từ đó đạt được mục đích GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi. * Nội dung và cách tiến hành: Nội dung biện pháp xây dựng môi trường kích thích trẻ sử dụng KNVĐT bao gồm: Xây dựng môi trường vật chất (không gian chơi, sử dụng đa dạng đồ chơi và vật liệu chơi phù hợp với mục đích GD KNVĐT, Tạo cơ hội để trẻ tham gia quá trình chuẩn bị chơi). Môi trường tâm lý xã hội trong GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Mối quan hệ giữa cô và trẻ; giữa trẻ và trẻ, giữa GV và phụ huynh. 3.2.3. Biện pháp 3. Sử dụng đa dạng trò chơi giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi. * Mục đích – ý nghĩa: Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, biện pháp sử dụng đa dạng trò chơi GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi có tác dụng thúc đẩy KNVĐT của trẻ phát triển đồng đều các thành phần. Là căn cứ để GV lựa chọn trò chơi trong quá trình GD KNVĐT. Ngoài ra, biện pháp còn là nguồn tài liệu bổ sung hệ thống trò chơi GD KNVĐT cho GV và phụ huynh trẻ. * Nội dung và cách tiến hành: Chỉ ra đặc điểm trò chơi GD KNVĐT dựa trên các KN thành phần của KNVĐT. Các mức độ của trò chơi GD KNVĐT. 3.2.4. Biện pháp 4. Tạo tình huống để trẻ vận dụng kĩ năng vận động tinh giải quyết nhiệm vụ chơi. * Mục đích – ý nghĩa: Tạo tình huống có vấn đề để trẻ vận dụng giải quyết nhiệm vụ chơi giúp KNVĐT của trẻ được linh hoạt hơn. Đồng thời tạo cơ hội để trẻ được luyện tập KNVĐT thường xuyên. * Nội dung và cách tiến hành: Tận dụng và tạo tình huống để trẻ vận dụng KNVĐT giải quyết nhiệm vụ chơi. Gợi mở để trẻ tự phát hiện và đưa ra những tính huống có vấn đề liên quan đến kĩ năng vận động tinh trong khi chơi. 3.2.5 Biện pháp 5. Tăng cường giáo dục kĩ năng vận động tinh qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở nhiều thời điểm trong ngày * Mục đích – ý nghĩa: Biện pháp tạo cơ hội để trẻ được luyện tập thường xuyên và mọi lúc, mọi nơi KNVĐT của trẻ vì thế mà trở nên linh hoạt, thành thục và bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. * Nội dung và cách tiến hành: Ngoài việc tổ chức cho trẻ chơi theo kế hoạch GD cần khuyến khích trẻ sử dụng KNVĐT vào những hoạt động khác trong ngày của trẻ ở trường MN. 3.2.6 Biện pháp 6. Đánh giá sự phát triển kĩ năng vận động tinh của trẻ 5-6 tuổi * Mục đích – ý nghĩa: Mục đích của biện pháp là xác định được hiệu quả của quá trình GD KNVĐT, nắm bắt được mức độ KNVĐT của trẻ, từ đó sẽ có những điều chỉnh và biện pháp tác động phù hợp nhằm đặt được mục tiêu GD KNVĐT cho trẻ 5-6 tuổi đã đề ra và nâng cao hiệu quả của quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. *Nội dung và cách tiến hành: Nội dung đánh giá sự phát triển KNVĐT của trẻ 5-6 tuổi bao gồm: Đánh giá KNVĐT của trẻ hàng ngày, đánh giá KNVĐT của trẻ theo giai đoạn, đánh giá KNVĐT của trẻ trong hoạt động hàng ngày. Khuyến khích trẻ tham gia đánh giá. 3.2.7 Biện pháp 7. Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục kĩ năng vận động tinh cho trẻ 5-6 tuổi *Mục đích – ý nghĩa: Quá trình GD KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi cần có sự phối hợp với phụ huynh nhằm tạo mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục KNVĐT qua chơi cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp này còn giúp GV cung cấp cho cha mẹ một số kiến thức liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và KNVĐT nói riêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2