intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất một số biện pháp Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó, nâng cao NL đọc của trẻ 5-6 tuổi để các em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào học lớp 1. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HOA HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Mã số: 9 14 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh 2. TS Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Phản biện 1: .................................................................... ................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ................................................................... Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hƣng Đạo, Hà Nội Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm..... Có thể tìm hiều luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Hoa (2020), Thực trạng giáo viên đánh giá năng lực đọc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non một số tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ, Tạp chí khoa học, số tháng 7. 2. Vũ Thị Thủy, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thƣơng Thƣơng (2020), Phương pháp Reggio Emillia trong giáo dục trẻ mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 6. 3. Nguyễn Thị Hoa, Phạm Kim Thoa (2020), Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động dạy trẻ đóng kịch ở trường mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 5. 4. Vũ Thị Thủy, Nguyễn Thị Hoa, Lê Thị Thƣơng Thƣơng (2017), Vận dụng thuyết đa trí tuệ để phát triển trí thông minh đa dạng trong giáo dục trẻ mầm non, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số tháng 6. 5. Nguyễn Thị Hoa (2014), Vài nét về tác phẩm văn học được đưa vào trường Mầm non, Giáo dục và Xã hội, số 40.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Phát triển ngôn ngữ là quá trình trẻ lĩnh hội cấu trúc, chức năng, cách thức sử dụng ngôn ngữ cùng với những quy ƣớc xã hội trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lĩnh hội ngôn ngữ bao gồm 3 khía cạnh: nội dung (từ và nghĩa của từ), hình thái cấu trúc (ngữ pháp và cú pháp), và chức năng của ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non, sự phát triển ngôn ngữ đƣợc chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ (dƣới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở đi). Lứa tuổi mầm non là “thời kỳ vàng” để phát triển ngôn ngữ của trẻ. 1.2. Hình thành năng lực tiền đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi là một vấn đề cấp thiết, là công tác chuyên biệt trong chuẩn bị cho trẻ vào trƣờng phổ thông. Đó là cơ sở để trẻ mầm non lĩnh hội tri thức, trƣởng thành trong học vấn và kĩ năng sống. Sự kiện biết đọc, biết viết làm thay đổi sâu sắc hoạt động ngôn ngữ và nhận thức của trẻ, giúp các em chuyển từ ngôn ngữ đời sống sang các cơ sở của ngôn ngữ khoa học, tạo nhu cầu rèn luyện, sử dụng trong giao tiếp và trong cuộc sống hàng ngày. 1.3. Thực tế cho thấy trẻ nhỏ có khả năng học đọc từ rất sớm và có khả năng học đọc rất nhanh. Khả năng này, hình thành ngay từ khi mới sinh ra và đến khoảng 5-6 tuổi các em đã biết những điều cơ bản về bản thân, gia đình, thế giới quen thuộc xung quanh… Song tác động đến trẻ 5-6 tuổi là tác động đến một con ngƣời nên cần phải hết sức thận trọng và mang tính khoa học. Phải tôn trọng những đặc điểm phát triển của trẻ theo đúng quy luật, tạo tiền đề vững chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. 1.4. Trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc coi là những ngƣời tiền đọc (emergent reader). Nhƣng trên thực tế, vấn đề dạy đọc ở MN và TH có sự chênh lệch: MN chƣa thiết kế chƣơng trình theo yêu cầu cần đạt của NL; Ngữ liệu đọc chủ yếu là VB văn học, chƣa có VB TT. Các nhà giáo dục hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non sẽ tạo tiền đề vững vàng cho trẻ vào lớp 1. Đây là hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Vì những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” làm luận án của mình. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2.1. Những nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trƣớc tuổi đến trƣờng 2.1.1. Nghiên cứu chức năng, vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ em tuổi mầm non 2.1.1.1. Trên thế giới 2.1.1.2. Ở Việt Nam 2.1.2. Nghiên cứu về xây dựng nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trước tuổi đến trường 2.1.2.1. Trên thế giới 2.1.2.2. Ở Việt Nam
  5. 2 2.2. Những nghiên cứu về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non 2.2.1. Trên thế giới 2.2.2. Ở Việt Nam 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi, luận án đề xuất một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Trên cơ sở đó, nâng cao NL đọc của trẻ 5-6 tuổi để các em chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào học lớp 1. 4. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ 5-6 tuổi. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 4.3. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua một số hoạt động dạy học ở trƣờng mầm non. - Phạm vi khảo sát thực trạng giới hạn ở 20 trƣờng mầm non thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Giang (Thuộc khu vực Đông Bắc Bộ). - Tổ chức thực nghiệm tại Trƣờng MN Quang Trung thuộc tỉnh Thái Nguyên về nội dung nhận biết âm vị học của trẻ 5-6 tuổi. 5. Giả thuyết khoa học Một trong những hạn chế trong dạy học phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non là chƣa chuẩn bị đầy đủ cho việc hình thành và phát triển năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Nếu có những biện pháp thay đổi nội dung, phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực thì hạn chế này sẽ đƣợc khắc phục, trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non sẽ đƣợc hình thành năng lực đọc. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu tổng quan và xác định cơ sở lý luận của việc HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 6.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 6.3. Đề xuất một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 6.4. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp (về nội dung nhận biết âm vị học) và một số thiết kế đã xây dựng HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau: 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết: bao gồm phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. 7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm phƣơng pháp phỏng vấn bằng câu hỏi và phỏng vấn sâu, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp trò chuyện (đàm thoại), phƣơng pháp thực nghiệm, Phƣơng pháp chuyên gia. 7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học.
  6. 3 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng cần đƣợc hình thành và phát triển ở trƣờng mầm non. NL này đƣợc cấu thành bởi 5 thành tố: KN làm việc với sách; nhận biết âm vị học; làm quen với đọc trơn; làm quen với đọc thành tiếng; hiểu nghĩa tƣờng minh. 8.2. Việc nghiên cứu, áp dụng các biện pháp nhằm HTNL đọc cho trẻ mầm non đƣợc đề xuất trong luận án sẽ góp phần đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học để phát triển NL này cho trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo hƣớng tiếp cận NL hiện nay. 9. Đóng góp của luận án - Luận án bƣớc đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận về NL, NL đọc, phát triển NL đọc cho trẻ trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. - Làm rõ đƣợc thực trạng HTNL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. - Đề xuất một số biện pháp để HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi, giúp trẻ học tập tốt hơn ở Trƣờng Tiểu học. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Lí luận về năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm năng lực Năng lực là tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và kinh nghiệm cá nhân cho phép thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề đặt ra trong những tình huống, điều kiện khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân. b. Khái niệm năng lực đọc Cấu thành nên năng lực đọc bao gồm những hiểu biết về nhận thức ngữ âm (phonic awareness), ngữ âm (phonic), đọc trôi chảy (fluency), từ vựng (vocabulary), hiểu (comprehension) và đánh giá.
  7. 4 1.1.1.2. Cấu trúc năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Có thể biểu thị cấu trúc NL đọc của trẻ 5-6 tuổi bằng sơ đồ sau: NĂNG LỰC ĐỌC CỦA TRẺ MẦM NON LÀM QUEN NHẬN BIẾT ÂM LÀM QUEN VỚI LÀM QUEN LÀM QUEN VỚI VỊ HỌC ĐỌC THÀNH VỚI ĐỌC TRƠN HIỂU NGHĨA VỚI SÁCH TIẾNG (Theo mẫu) (Theo mẫu) TƢỜNG MINH Hứng thú Làm quen tên Đọc to, rõ ràng Đọc đúng các tiếng Hiểu nghĩa với sách âm, đọc chữ cái chính xác chữ số, trong từ phức tƣờng minh của ghi tên âm thanh điệu. từ Nhận biết Biết tên gọi, cách phát Đọc đúng TP trong Đọc đúng ngữ điệu Hiểu nghĩa cấu tạo của âm, đặc điểm cấú tạo âm tiết, tiếng trong trong câu tƣờng minh của sách của các chữ cái trong từ phức từ trong câu nhóm mẫu, trong Thực hiện Đọc mạch lạc các Biểu cảm đúng nội những đoạn đúng hành chữ số, thanh điệu dung của câu ngắn So sánh và phân vi ngƣời biệt đƣợc các chữ đọc sách cái trong nhóm Hiểu nghĩa Biết giữ Đọc biểu cảm các Đọc mạch lạc các câu tƣờng minh của gìn sách âm tiết đơn, các mẫu (thơ, đồng dao, những câu đƣợc Biết tên gọi, cách tiếng trong từ phức tạo bởi những phát âm, đặc điểm ca dao, các câu thoại từ đã đọc đƣợc cấu tạo của chữ số trong truyện,.....) và đã biết nghĩa để đọc trơn câu mẫu.
  8. 5 Tóm lại, việc nhận diện những thành tố cấu trúc của NL đọc là vô cùng quan trọng để giúp phát triển NL này ở trẻ mầm non thật hiệu quả. Trong hai thành tố này đọc hiểu là kĩ năng mục tiêu, đọc cơ bản là kĩ năng trung gian. Hai thành tố này tƣơng tác với nhau tạo ra sự phát triển của quá trình hình thành NL đọc ở trẻ mầm non trong quá trình dạy đọc. 1.1.1.3. Biểu hiện và mức độ năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Chúng tôi đã mô tả các thành tố hình thành NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Bảng 1.1. Mô tả các thành tố/kĩ năng NL đọc của trẻ 5-6 tuổi Mô tả việc làm Mốc Tuổi Việc làm (hành vi) phát triển Thành tố - Hứng thú với sách 5 - 5,5 - Mở sách, cầm sách đúng chiều (không cầm ngƣợc sách) Làm quen với tuổi - Nhận biết các phần của cuốn sách: bìa sách (Tên sách, tên việc đọc sách tác giả), ruột sách (trang sách, chữ và hình trên trang sách) Làm quen với - Biết đọc sách từ trên xuống, từ trái sang phải ở mỗi dòng, sách kết hợp đọc chữ và xem hình 5,5 - 6 - Cầm sách, ngồi đọc đúng tƣ thế Học cách đọc tuổi - Trẻ khám phá và hiểu các kí hiệu, các mẫu chữ khác nhau, sách kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ - Biết giữ gìn, bảo vệ sách - Làm quen với tên âm và đọc chữ cái đơn ghi tên âm - Nhận diện đƣợc chữ cái gắn với hình ảnh - Nhớ tên âm của các chữ cái Học chữ cái , 5- - Thực hành đọc chữ cái ghi tên âm chữ số, dấu ghi 5,5 - Thực hành đọc dấu ghi thanh điệu: nhìn dấu \ đọc huyền, thanh điệu tuổi nhìn dấu / đọc sắc, nhìn dấu ? … Nhớ các dấu thể hiện qua nhìn dấu đọc đƣợc thanh điệu. Nhận biết âm - Đọc to rõ ràng vị học - Biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các chữ cái trong nhóm. Nhận diện và 5, 5 - - Biết các kiểu chữ in hoa, in thƣờng, viết thƣờng, viết hoa phân biệt chữ 6 tuổi - So sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm cái, thanh điệu, - Biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các chữ chữ số số - Hiểu các kí hiểu trong các thẻ chữ cái - Đọc to, rõ ràng Làm quen với Làm quen với 5 - 5,5 - Đọc chính xác các chữ số, thanh điệu, học đọc từng đọc thành tuổi - Đọc đúng các thành phần trong âm tiết, từng tiếng trong từ tiếng tiếng phức 5,5 - 6 - Đọc lƣu loát, mạch lạc các chữ, số, thanh điệu Làm quen với
  9. 6 Mô tả việc làm Mốc Tuổi Việc làm (hành vi) phát triển Thành tố tuổi - Đọc chính xác các âm tiết đơn học đọc các tiếng - Đọc biểu cảm các âm tiết đơn gần âm - Đọc biểu cảm các tiếng trong từ phức 5 - 5,5 - Đọc đúng các tiếng trong từ phức Làm quen với tuổi - Đọc đúng ngữ điệu trong câu đọc trơn từ, câu Làm quen với - Biểu cảm đúng nội dung của câu Làm quen với đọc trơn 5,5 - 6 - Đọc mạch lạc các câu mẫu (thơ, đồng dao, ca dao, các câu đọc trơn từ, câu, tuổi thoại ngắn trong truyện,.....) đoạn biểu cảm - Hiểu nghĩa tƣờng minh của từ 5 - 5,5 Làm quen với - Hiểu nghĩa tƣờng minh của từ trong câu mẫu, trong những Hiểu nghĩa từ tuổi hiều nghĩa đoạn ngắn. tƣờng minh 5,5 - 6 - Hiểu nghĩa tƣờng minh của những câu đƣợc tạo bởi những Hiểu nghĩa của tuổi từ đã đọc đƣợc và đã biết nghĩa để đọc trơn câu mẫu. câu 1.1.2. Lí luận về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 1.1.2.1. Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm biện pháp Có nhiều khái niệm về NL, song trong luận án, chúng tôi thống nhất với khái niệm của Nguyễn Quang Ninh bởi khái niệm này đã chỉ rõ bản chất của biện pháp “Biện pháp là con đƣờng tác động đến đối tƣợng, là yếu tố hợp thành của phƣơng pháp, phụ thuộc vào phƣơng pháp, trong giáo dục, phƣơng pháp và biện pháp có thể chuyển hóa lẫn nhau” b. Khái niệm hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi: đƣợc hiểu là một cấu trúc phức hợp bao gồm các thành tố sau: làm quen với sách, nhận biết âm vị học, làm quen với đọc thành tiếng, làm quen với đọc trơn, làm quen với hiểu nghĩa tƣờng minh. Những nền tảng cơ bản này sẽ nuôi dƣỡng và thúc đẩy sự tiếp cận ban đầu của trẻ mầm non với việc đọc, giúp trẻ sẵn sàng cho việc học khi đến trƣờng Tiểu học. c. Phương pháp hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non: bao gồm (1) Nhóm phƣơng pháp dùng lời, (2) Nhóm phƣơng pháp trực quan, (3) Nhóm phƣơng pháp thực hành, trải nghiệm, (4) Nhóm phƣơng pháp trò chơi, (5) Nhóm phƣơng pháp giáo dục bằng tình cảm khích lệ, (6) Nhóm phƣơng pháp tác động bằng tình cảm, (7) Nhóm phƣơng pháp nêu gƣơng, đánh giá. d. Hình thức hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Trong hoạt động học có chủ đích trẻ làm quen với các chữ cái thông qua các hoạt động chơi và làm quen với chữ cái trong hoạt động học. Ngoài ra, việc PTNL đọc cho trẻ còn đƣợc phát triển thông qua các hoạt động có ƣu thế phát triển lời nói nhƣ: Làm quen với tác phẩm văn học; Khám phá khoa học và là quen với môi trƣờng xung quanh. Trong các hoạt động khác (hoạt động ngoài trời, lúc vui chơi tham quan, ngày lễ hội ở trƣờng mầm non...) trẻ đƣợc rèn luyện về cách phát âm, phát triển vốn từ, sử dụng từ ngữ trong các tình huống học tập.
  10. 7 e. Đánh giá năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Muốn đánh giá NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non, cần phác họa đƣờng phát triển NL này ở trẻ 5-6, xác định các mức độ NL đọc trẻ 5-6 tuổi đạt đƣợc. Từ đó, xác định nhu cầu, hứng thú, khả năng và sự tiến bộ của từng trẻ để có thể lựa chọn những nội dung, thiết kế hoạt động giáo dục phù hợp. 1.1.3. Cơ sở lí luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 1.1.3.1. Một số khái niệm cơ bản HTNL đọc cho trẻ 5- 6 tuổi là hình thành ở trẻ những kỹ năng cần thiết cho việc đọc sau này nhằm nuôi dƣỡng ở trẻ lòng mong muốn biết đọc, biết viết, biến việc học chữ trở thành nhu cầu của trẻ, trẻ mong muốn khám phá thế giới chữ viết chứ không phải bắt ép trẻ phải biết đọc, biết viết ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. HTNL đọc cho trẻ 5- 6 tuổi đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động ở trƣờng mầm non, thông qua việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ. 1.1.3.3. Các giai đoạn hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi Theo nghiên cứu của Clay (1966); Teale & Sulzby (1986) [0] NL đọc ở giai đoạn mầm non bao gồm: (1) Quan sát, (2) Khám phá, (3) Thử nghiệm, (4) Giao tiếp, (5) Giai đoạn học đọc chính thức. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc hình thành NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non bao gồm: yếu tố ngôn ngữ, yếu tố môi trƣờng sống và học tập (môi trƣờng gia đình, môi trƣờng giáo dục). 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát thực trạng Tìm hiểu thực trạng hình thành NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non chúng tôi tiến hành khảo sát 5 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ bao gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. 100% các trƣờng sử dụng Chƣơng trình giáo dục mầm non mới của Bộ GD&ĐT, bằng cách thực hiện có chọn lọc khoa học các phƣơng pháp tổ chức hoạt động dạy học. 1.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng và cách thức xử lí số liệu 1.2.2.1. Mục đích khảo sát Mục tiêu của việc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng HTNL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trƣờng Mầm non trên địa bàn 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. 1.2.2.2. Nội dung khảo sát: Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc HTNL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non trên địa bàn 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. Bao gồm: Thực trạng giáo viên đánh giá, tổ chức hoạt động HTNL đọc (mục tiêu, nội dung, phương pháp, tổ chức, đánh giá, …) của trẻ 5-6 tuổi; và thực trạng biểu hiện năng lực đọc của 368 trẻ trên địa bàn 5 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang. 1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 1.2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên với việc HTNL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Đa số giáo viên mầm non đều cho rằng việc HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi là rất
  11. 8 cần thiết (53,3%) và cần thiết (37%), chỉ có 9,7% giáo viên cho rằng việc này là bình thƣờng. Nhƣ vậy, hầu hết giáo viên mầm non đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện các kĩ năng đọc cho trẻ, để chuẩn bị hành trang cho các cháu vào lớp 1. Đây là điều thuận lợi khi triển khai nội dung HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. 1.2.3.2. Thực trạng đánh giá về NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Bảng 1.4. Thực trạng đánh giá của giáo viên mầm non về NL đọc của trẻ 5-6 tuổi Mức độ thực hiện Độ TT Tiêu chí đánh giá Trung Thứ lệch bình hạng chuẩn 1. Làm quen với sách 1.1 Cầm sách đọc đúng chiều 3.16 0.574 1 1.2 Ngồi đúng tƣ thế của ngƣời đọc 3.1 0.629 2 1.3 Biết lật giở từng trang sách khi đọc. 3.1 0.631 2 Nhận biết các phần của cuốn sách: Bìa sách (Tên sách, 1.4 tên tác giả), ruột sách (trang sách, chữ và hình trên 2.39 0.945 5 trang sách) Cách đọc sách: Từ trên xuống, từ trái sang phải ở mỗi 1.5 2.61 0.865 4 dòng, kết hợp đọc chữ và xem hình Ghi chép phiếu đọc sách: Những nội dung nổi bật hoặc 1.6 1.89 0.919 6 cá nhân quan tâm (cô giáo hoặc ngƣời lớn ghi giúp) 2. Nhận biết âm vị học 2.1 Biết gọi tên, cách phát âm, các chữ cái trong nhóm. 2.6 0.969 2 2.2 Biết các kiểu chữ in, chữ viết 2.39 1.024 4 2.3 So sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm 2.41 1.127 3 2.4 Biết tên gọi, cách phát âm của các chữ số 3.16 0.577 1 3. Làm quen với đọc thành tiếng 3.1 Đọc to, rõ ràng 2.7 0.851 1 3.2 Đọc đúng chữ cái 2.7 0.858 1 Thể hiện đúng khuôn hình khi đọc thành tiếng cho 3.3 2.6 0.886 2 từng chữ cái 3.4 Nghe và nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các âm 3.4.1 Đọc đúng chữ cái ghi âm 2.62 0.874 1 3.4.2 Nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các âm 2.31 0.911 2 4. Làm quen với đọc trơn (từ, câu ngắn theo mẫu) 4.1 Đọc từ, câu ngắn (theo mẫu) 1.65 0.804 2 4.2 Đọc thơ, ca dao, đồng dao (theo mẫu) 2.46 0.964 1 4.3 Nhận biết ban đầu về dấu thanh, dấu câu 4.3.1 Đọc đúng dấu thanh trong các tiếng (theo mẫu) 3.01 0.8 1 4.3.2 Ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu kết thúc câu (theo mẫu) 2.53 0.903 2 4.4. Nhận biết đƣợc một số văn bản gần gũi 4.4.1 Sách/ báo 2.93 0.848 3 4.4.2 Bản nhạc 2.51 0.923 4
  12. 9 4.4.3 Truyện tranh 3.48 0.588 2 4.4.4 Bài thơ 3.49 0.581 1 5. Làm quen với hiểu nghĩa từ và câu (hiểu nghĩa tường minh) 5.1 Dùng từ để nói thành câu 1.89 0.918 2 Vận dụng đƣợc từ vào trong câu, trong các hoàn cảnh 5.2 2.18 0.999 1 giao tiếp cụ thể. 5.3 Kể chuyện theo tranh minh họa 2.55 0.972 2 5.3.1 Nói đƣợc tên truyện hoặc tự đặt lại tên cho câu chuyện. 2.85 0.731 1 Mô tả đƣợc các sự kiện chính xảy ra trong câu chuyện 5.3.2 hoặc đoán biết đƣợc các sự kiện nhờ vào câu hỏi gợi ý 2.21 1.02 4 hoặc hình minh họa. Nhìn vào tranh và kể lại đƣợc từng đoạn câu chuyện 5.3.3 2.24 1.006 3 hoặc toàn bộ câu chuyện ( theo gợi ý) Trung bình chung 2.61 Đánh giá chung Khá Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha) 0.987 Đánh giá của giáo viên mầm non về NL đọc của trẻ trẻ 5-6 tuổi nhìn chung khá với điểm trung bình của mức độ thực hiện là 2.61. Trong đó có một số tiêu chí trẻ đạt mức khá, tốt nhƣ: nhận biết văn bản thơ, truyện tranh; cầm sách đọc đúng chiều, biết lật giở từng trang sách, biết tên gọi, cách phát âm của các chữ số, chữ cái. Bên cạnh đó, có một số tiêu chí đạt mức trung bình và yếu kém, nhƣ: so sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm; nhận biết sự khác biệt về âm thanh của các âm; mô tả đƣợc các sự kiện chính xảy ra trong câu chuyện; nói đƣợc nghĩa từ, câu thông qua việc sử dụng tranh tƣơng ứng; ghi chép phiếu đọc sách; đọc từ, câu ngắn. Chỉ số kiểm nghiệm (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ hiệu quả là 0.987, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. 1.2.3.3. Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 1.5. Tóm tắt thực trạng về việc thực hiện mục tiêu HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Tham số thống kê Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả Trung bình chung 3.16 2.6 Đánh giá chung Bình thƣờng Khá Độ tin cậy của thang đo 0.915 0.936 (Cronbach's Alpha) Tƣơng quan (Pearson) 0.479 Việc thực hiện các mục tiêu chuẩn bị đọc của giáo viên đạt mức độ bình thƣờng (3,16) và hiệu quả ở mức khá (2,6). Giáo viên cần tăng cƣờng tổ chức hoạt động và vận dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng đọc cho trẻ, nhất là các kĩ năng nhƣ: sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình; xem và nghe đọc các loại sách khác nhau; đọc biểu cảm đồng dao, ca dao, thơ phù hợp với lứa tuổi; kể chuyện theo minh họa và kinh nghiệm của bản thân. Chỉ số kiểm nghiệm
  13. 10 (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ thực hiện là 9,15 và về mức độ hiệu quả là 0.936, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. 1.2.3.4. Thực trạng về việc thực hiện nội dung HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Bảng 1.6. Thực trạng về việc thực hiện nội dung HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TT Nội dung chuẩn bị Trung Độ lệch Thứ Trung Độ lệch Thứ bình chuẩn hạng bình chuẩn hạng 1. Hình thành cho trẻ các kĩ năng nghe 1 Nghe và phân biệt các âm thanh tự nhiên 2.88 0.77 2 2.59 0.989 3 2 Làm quen với âm thanh ngôn ngữ 2.67 0.756 3 2.61 0.978 2 3 Luyện nghe – hiểu 3.16 0.737 1 3.35 0.684 1 2. Hình thành cho trẻ các kĩ năng nói 1 Làm quen với nghi thức lời nói trong giao tiếp 3.18 0.567 3 3.06 0.737 1 Tập ứng xử bằng lời nói trong các tình huống 2 3.26 0.662 2 2.92 0.688 3 đơn giản 3 Đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch 3.67 0.469 1 3.03 0.704 2 3. Hình thành các kĩ năng thực hành ngữ âm 1 Nhận biết đƣợc các loại âm thanh 2.82 0.794 3 3.08 0.68 1 2 Nhận biết tiếng và âm 3.29 0.699 1 2.93 0.703 3 Nhận biết sự khác nhau của các âm thanh 3 2.83 0.799 2 2.94 0.705 2 khác nhau. 4. Cho trẻ làm quen với các kĩ năng đọc 1 Làm quen với sách 3.41 0.725 2 3.08 0.691 1 2 Nhận dạng chữ cái 4 0 1 2.72 0.9 2 Nhận biết đƣợc từ và phát triển vốn từ theo 3 2.65 0.859 5 2.28 0.957 5 bài đọc 4 Kết hợp đọc từ với xem tranh 2.79 0.776 4 2.29 1.164 4 5 Cùng đọc với giáo viên và ngƣời lớn 2.92 0.805 3 2.61 0.931 3 5. Hình thành NL đọc hiểu Nhận diện đƣợc các từ trong văn bản và hiểu 1 2.23 0.825 2 1.9 0.918 2 đƣợc nghĩa các từ 2 Hiểu nghĩa tƣờng minh của câu 2.44 0.885 1 2.06 0.948 1 Trung bình chung 3.01 2.72 Đánh giá chung Bình thƣờng Khá Độ tin cậy của thang đo 0.958 0.953 (Cronbach's Alpha) Tƣơng quan (Pearson) 0.657** Về các nội dung chuẩn bị đọc giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là bình thƣờng (3,01) và mức độ hiệu quả khá (2,72). Bên cạnh những nội dung thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả, nhƣ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, làm quen với sách, nhận dạng bảng chữ cái, vẫn còn nhiều nội dung giáo viên chƣa thực hiện nhiều và hiệu quả chƣa cao (nhƣ: nhận biết được từ và phát triển vốn từ theo bài đọc; nhận diện được các từ trong văn bản và hiểu được nghĩa các từ; hiểu nghĩa tường minh của câu). Chỉ số kiểm nghiệm (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của
  14. 11 giáo viên mầm non về mức độ thực hiện là 9,58 và về mức độ hiệu quả là 0.953, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. Mức độ tƣơng quan (Pearson) là 0,657, chứng tỏ có sự tƣơng quan lớn giữa mức độ thực hiện với mức độ hiệu quả của các nội dung chuẩn bị đọc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 1.2.3.5. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Phƣơng pháp là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của hoạt động. Với hoạt động HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi, giáo viên sử dụng phối hợp nhiều nhóm phƣơng pháp khác nhau, nhằm tạo ra môi trƣờng học tập tích cực, đạt hiệu quả cao. Biểu đồ 1.3. đã tóm tắt kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 1. Nhóm phương pháp tác động bằng tình cảm 4 7. Nhóm phương 3 2. Nhóm phương pháp giáo dục pháp trực quan – bằng tình cảm… 2 minh họa 1 6. Nhóm phương 0 3. Nhóm phương pháp sử dụng trò pháp dùng lời chơi 5. Nhóm phương 4. Nhóm phương pháp đánh giá, nêu pháp thực hành, gương trải nghiệm Biểu đồ 1.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Vệc sử dụng các nhóm phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ, giáo viên đánh giá mức độ thực hiện là thƣờng xuyên (3,83) và mức độ hiệu quả tốt (3,69). Tuy nhiên, giáo viên cần sáng tạo, phát triển các phƣơng pháp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ; đồng thời phối hợp tốt các phƣơng pháp khác nhau. Chỉ số kiểm nghiệm (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ thực hiện là 0,953 và về mức độ hiệu quả là 0,989, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. Mức độ tƣơng quan (Pearson) là 0,318, chứng tỏ có sự tƣơng quan trung bình giữa mức độ thực hiện với mức độ hiệu quả của các nhóm phƣơng pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. 1.2.3.6. Thực trạng về việc sử dụng hình thức HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 1. Hoạt động trò chuyện 4 8. Hoạt động 2. Hoạt động 3 đón, trả trẻ học có chủ đích 2 1 7. Hoạt động 3. Hoạt động chiều 0 góc 6. Hoạt động 4. Hoạt động vui chơi,… ngoài trời Biểu đồ 1.4. Thực trạng về việc sử dụng hình thức HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi
  15. 12 Về đánh giá chung việc sử dụng các hình thức tổ chức, mức độ thực hiện là bình thƣờng (TB: 2,86) và mức độ hiệu quả trung bình (TB: 2,30). Bên cạnh những hình thức sử dụng thƣờng xuyên nhƣ: hoạt động học có chủ đích, hoạt động trò chuyện, hoạt động chiều và hoạt động góc vẫn còn một số hình thức chƣa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và hiệu quả, nhƣ: hoạt động ngoài trời; hoạt động ngày lễ, ngày hội; hoạt động vui chơi, tham quan. Chỉ số kiểm nghiệm (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ thực hiện là 0,896 và về mức độ hiệu quả là 0,932, điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. Mức độ tƣơng quan (Pearson) là 0,883, chứng tỏ có sự tƣơng quan rất lớn giữa mức độ thực hiện với mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. 1.2.3.7. Thực trạng về việc đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi Đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở mức độ thực hiện bình thƣờng, với điểm trung bình chung là 2,90. Giáo viên thƣờng đánh giá qua các hoạt động trò chuyện với trẻ, trao đổi với phụ huynh và quan sát. Còn các hoạt động đánh giá dùng bảng kiểm và thang đo, phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ thỉnh thoảng mới đƣợc sử dụng. Chỉ số kiểm nghiệm (Cronbach's Alpha) của phiếu khảo sát về đánh giá của giáo viên mầm non về mức độ thực hiện hoạt động đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi là 0,931 điều đó cho thấy mức độ tin cậy của thang đo là rất cao. 1.2.3.8. Thực trạng các biểu hiện của năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non Bảng 1.7. Thực trạng về năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non Số Số TT Biểu hiện của năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi % % lƣợng lƣợng 1 Làm quen với sách 1.1 Hứng thú khi nhìn thấy sách 210 57.07 158 42.93 1.2 Biết tìm sách để xem và đọc 182 49.46 186 50.54 1.3 Biết chọn sách phù hợp xem và đọc 123 33.42 245 66.58 Chỉ và gọi tên đƣợc một số phần cấu tạo cơ bản của 1.4 102 27.72 266 72.28 sách 1.5 Trao đổi với bạn về cuốn sách đƣợc xem hoặc "đọc" 0 0.00 368 100 Tập trung chú ý lắng nghe ngƣời lớn đọc sách cho 1.6 250 67.93 118 32.07 mình Tự đặt đƣợc một vài câu hỏi về nội dung nghe đƣợc 1.7 82 22.28 286 77.72 từ sách (nhân vật, hình dáng, tính cách, sự việc...) Kể lại đƣợc một vài chi tiết thể hiện nội dung chính 1.8 30 8.15 338 91.85 của cuốn sách đã nghe đọc. Tự giở, lật đƣợc từng trang theo đúng chiều từ trƣớc 1.9 194 52.72 174 47.28 ra sau. Xem tranh ảnh minh họa, đoán đƣợc nội dung của 1.10 123 33.42 245 66.58 sách 1.11 "Đọc" truyện qua các tranh vẽ 25 6.79 343 93.21 Mong muốn đƣợc bố mẹ mua sách, đƣa đi nhà sách, 1.12 220 59.78 148 40.22 biết giữ gìn sách 2 Nhận biết âm vị 2.1 Làm quen với tên âm và đọc chữ cái ghi tên âm 50 13.59 318 86.41
  16. 13 Số Số TT Biểu hiện của năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi % % lƣợng lƣợng Biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các 2.2 261 70.92 107 29.08 chữ cái trong nhóm. 2.3 So sánh và phân biệt đƣợc các chữ cái trong nhóm 32 8.70 336 91.30 Biết các kiểu chữ in hoa, in thƣờng, viết thƣờng, viết 2.4 52 14.13 316 85.87 hoa Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, 2.5 330 89.67 38 10.33 tên của mình 2.6 Nhận diện đƣợc các chữ cái gắn với hình ảnh. 263 71.47 105 28.53 2.7 Tham gia đƣợc các trò chơi nhận diện về chữ cái 212 57.61 156 42.39 3 Đọc thành tiếng 3.1 Đọc đƣợc các chữ cái 350 95.11 18 4.89 3.2 Đọc đƣợc các dấu ghi thanh điệu 112 30.43 256 69.57 3.3 Đọc biểu cảm các tiếng trong từ phức (theo mẫu) 32 8.70 336 91.30 3.4 Đọc đúng, có ngữ điệu, ngắt nghỉ câu (theo mẫu) 12 3.26 356 96.74 4 Làm quen với đọc trơn 4.1 Đọc đúng các tiếng trong từ phức (theo mẫu) 0 0.00 368 100 4.2 Đọc đúng ngữ điệu trong câu (theo mẫu) 0 0.00 368 100 Đọc mạch lạc các câu mẫu (thơ, đồng dao, ca dao, 4.3 0 0.00 368 100 các câu thoại ngắn trong truyện,.....) 4.4 Rút ra đƣợc một vài ý nghĩa từ văn bản đọc đƣợc. 0 0.00 368 100 5 Làm quen với hiểu nghĩa tƣờng minh 5.1 Hiểu nghĩa tƣờng minh của từ (gắn với chủ đề) 0 0.00 368 100 Trả lời đƣợc một vài câu hỏi về nội dung văn bản sau 5.2 0 0.00 368 100 khi đọc Thể hiện đƣợc tình cảm, suy nghĩ cá nhân về nhân 5.3 0 0.00 368 100 vật, sự vật, hiện tƣợng trong văn bản 5.4 Rút ra đƣợc một vài ý nghĩa từ văn bản đƣợc học 0 0.00 368 100 Để hình thành thói quen đọc sách, trƣớc hết trẻ phải có hứng thú với sách, có nhƣ cầu xem sách và nghe đọc sách. Theo đánh giá của chúng tôi, có khá nhiều trẻ trẻ có hứng thú khi nhìn thấy sách (57.07%). Trong chƣơng trình Giáo dục mầm non giai đoạn mẫu giáo, có nội dung “làm quen với đọc, viết”, trẻ đã đƣợc nhận dạng các chữ cái và tập sao chép các kí tự đơn giản. Do vậy, đa phần trẻ đã biết tên gọi, cách phát âm, đặc điểm cấu tạo của các chữ cái trong nhóm (70.92%), Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình (89.67%), nhận diện được các chữ cái gắn với hình ảnh (71.47%) và tham gia được các trò chơi nhận diện về chữ cái (57.61%). Đa phần trẻ đã đọc đƣợc các chữ cái (trong bảng chữ cái) (95.11%). Để kết nối việc đƣợc đọc văn bản và đọc đúng, học hay, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho trẻ đọc đúng các từ phức, từ khó. Đồng thời, giúp trẻ hiểu đƣợc nghĩa tƣờng minh, rút ra đƣợc ý nghĩa của văn bản và bộc lộ đƣợc cảm xúc, suy nghĩ, quan điểm của trẻ về các nhân vật, sự vật, hiện tƣợng trong văn bản. Điều đó sẽ làm cho việc đọc trở nên có ý nghĩa và thu hút ngƣời nghe, ngƣời đọc, làm cho tre yêu thích, hứng thú hơn với việc đọc.
  17. 14 1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng Qua khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát chúng tôi rút ra những đánh giá chung về thực trạng HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non nhƣ sau: Phần lớn giáo viên đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi trƣớc khi vào lớp 1. Từ nhận thức đó, giáo viên đã có những biện pháp tổ chức phù hợp. Giáo viên đánh giá NL đọc của trẻ phần lớn ở mức bình thƣờng, trẻ đã nhận dạng đƣợc bảng chữ cái, phát âm đƣợc những chữ cái, vần và chữ đơn giản, đã bƣớc đầu biết tìm hiểu sách, tập đọc sách. Nhiều kĩ năng đọc của trẻ vẫn còn hạn chế, nhƣ làm quen với đọc trơn (theo mẫu) các câu dài, ngắt nhịp dấu câu, đọc các văn bản truyện, thơ, đồng dao; kĩ năng hiểu nghĩa của từ, câu, đoạn, câu chuyện; kể lại nội dung câu chuyện, đọc thuộc bài thơ. Giáo viên đã xác định đƣợc những mục tiêu cơ bản, hệ thống nội dung cần thiết để tổ chức hoạt động HTNL đọc cho trẻ mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên cũng đã xác định đƣợc các phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và phƣơng pháp đánh giá kết quả HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên, mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả chƣa cao, trẻ chƣa thực sự tích cực, chủ động, tự giác tham gia các hoạt động, chƣa tự đánh giá; các hoạt động tự học, tự đánh giá bản thân của trẻ vẫn còn hạn chế. Đa số giáo viên sử dụng nội dung chính xác, khoa học, phƣơng pháp tổ chức phù hợp, phát huy đƣợc tính tích cực của trẻ. Tuy nhiên, còn thiếu các nội dung hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo của trẻ, phƣơng pháp giáo dục chƣa đa dạng, phối hợp chƣa tốt các phƣơng pháp khác nhau. Do đó, hiệu quả đạt đƣợc về NL ở mức bình thƣờng, trẻ vẫn còn mất tập trung, gây ồn ào, lộn xộn. Qua khảo sát năng lực đọc của trẻ, chúng tôi nhận thấy trẻ đã có một số hành vi của năng lực đọc, nhƣ hứng thú với đọc sách, biết lật giở sách đúng chiều, chăm chú lắng nghe ngƣời khác đọc sách; đọc, nhận dạng, tô màu đƣợc bảng chữ cái… Tuy nhiên, đa phần trẻ chƣa nhận biết đƣợc âm vị, dấu thanh vị, đọc trơn, đọc hiểu nghĩa tƣờng minh. Thực trạng trên là cơ sở quan trọng để đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tạo môi trƣờng học tập mọi lúc, mọi nơi, kích thích tính tự giác, chủ động tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động học tập, qua đó phát triển NL đọc cho trẻ. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN nói chung, HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non nói riêng đã đƣợc nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu trên thế giới đều tập trung làm rõ một chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đƣợc xây dựng sáng tạo, toàn diện phải chứa đựng bốn lĩnh vực: nghe, nói, đọc, viết. Ở Việt Nam, vấn đề phát triển NL của ngƣời học đƣợc đánh dấu bằng định hƣớng đổi mới CT sau 2015. Vì vậy, các nghiên cứu tập trung vào khái niệm, cấu trúc, các giai đoạn, cũng nhƣ cách thiết kế các hoạt động dạy học là tiền đề để xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp DH, đánh giá NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Trong bối cảnh nghiên cứu đó, chúng tôi đã xây dựng khung lí luận cho đề tài: Lí luận về năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi; lí luận về hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi; cơ sở lí luận về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi. Lí luận về việc HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi trƣớc khi vào lớp 1 theo mục tiêu phát triển NL.
  18. 15 Qua đánh giá kết quả khảo sát, phỏng vấn, quan sát giáo viên mầm non về mức độ nhận thức, đánh giá NL của trẻ, mức độ thực hiện và hiệu quả của mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức và các yếu tố ảnh hƣởng đến HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi nhận thấy: việc HTNL đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi là quan trọng, nhƣng thực tế chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức so với lí luận về vai trò của nó. So với lí luận, thực trạng HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc cần điều chỉnh, khắc phục. CHƢƠNG 2 BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC ĐỌC CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON 2.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp 2.1.1. Đảm bảo mục tiêu phát triển NL đọc cho trẻ ở giai đoạn tiền đọc 2.1.2. Phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi 2.1.3. Làm quen với việc học đọc ở tiểu học, đảm bảo tính vừa sức với trẻ MN 2.1.4. Tạo hứng thú, ham đọc sách cho trẻ bằng nhiều loại hoạt động đa dạng 2.2. Một số biện pháp HTNL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non 2.2.1. Xây dựng chuẩn năng lực đọc, nội dung dạy học để hình thành năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp 2.2.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 2.2.1.3. Nội dung của biện pháp Mục tiêu xác định các yêu cầu cần đạt là nhằm xác định đƣờng phát triển NL đọc của trẻ 5-6 tuổi. Vì vậy, chúng ta muốn xây dựng các yêu cầu cần đạt NL đọc của trẻ 5-6 tuổi cần làm các công việc sau: 1) Các thành tố của NL đọc, 2) Các chỉ số hành vi của mỗi thành tố, 3) Tiêu chí chất lƣợng của mỗi chỉ số hành vi. a. Xác định chuẩn kĩ năng làm quen với sách của trẻ 5-6 tuổi b. Xác định chuẩn nhận biết âm vị học của trẻ 5-6 tuổi. c. Xác định chuẩn làm quen với đọc thành tiếng (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi d. Xác định chuẩn kĩ năng làm quen với đọc trơn (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi e. Xác định chuẩn kĩ năng làm quen với hiểu nghĩa tƣờng minh cho trẻ 5-6 tuổi 2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 2.2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp: Chƣơng trình phát triển năng lực chú trọng tới yêu cầu cần sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, chú ý có ngƣời học thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thực tiễn qua đó phát triển NL của ngƣời học. 2.2.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 2.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện a. Làm quen với sách: Tổ chức cho trẻ làm quen, tìm hiểu sách và đọc sách:  Bƣớc 1. Lựa chọn sách  Bƣớc 2. Tìm hiểu đặc điểm của sách  Bƣớc 3. Tìm hiểu “nội dung” bên trong cuốn sách  Bƣớc 4. Nghe cô đọc sách  Bƣớc 5. Cùng đọc sách với bạn
  19. 16  Bƣớc 6. Tặng sách cho trẻ b. Nhận biết âm vị học Trong luận án này, chúng tôi xây dựng một quy trình giáo dục trẻ nhận biết âm vị thông qua mô hình học tập qua trải nghiệm và dựa vào các nghiên cứu từ các nghiên cứu của Montessori đang đƣợc quan tâm hiện nay. Thứ nhất: Mô hình học tập qua trải nghiệm do David A.Kolb bao gồm Pha 1- Trải nghiệm cụ thể (Concrete Experience); Pha 2- Quan sát phản ánh (Reflective Observation); Pha 3- Trừu tựợng hoá khái niệm (Abstract Conceptualisation); Pha 4- Thử nghiệm tích cực (Active Experimentation). Thứ hai: Vận dụng phương pháp giáo dục của Montessori: Đối với phƣơng pháp Montessori, việc làm quen chữ cái cũng là một trong những nội dung vô cùng thú vị cho trẻ, trẻ học thông qua những bộ giáo cụ đƣợc làm bằng nhiều chất liệu nhƣ gỗ, cát có độ nhám giúp cho trẻ sờ, cảm nhận… c. Làm quen với đọc thành tiếng (theo mẫu) Chúng tôi tổ chức cho trẻ làm quen với đọc thành tiếng qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Cho trẻ làm quen với thanh điệu, thanh điệu gắn liền với từ, cách đọc để trẻ nhận ra sự khác nhau giữa các thanh điệu; Bƣớc 2: Tổ chức đọc các tiếng chứa dấu thanh; Bƣớc 3: Đọc tiếng trong câu thơ, văn bản truyện (lời thoại nhân vật) Bƣớc 4: Giáo viên yêu cầu trẻ tự nhận biết và đọc các từ cần phân biệt trong phát âm: song - xong, trông - chông, lon - non; Bƣớc 5: Mở rộng yêu cầu trẻ thực hiện các trò chơi giúp trẻ luyện phát âm, phát triển ngôn ngữ. d. Làm quen với đọc trơn (theo mẫu) Chúng tôi tổ chức cho trẻ làm quen với đọc trơn qua các bƣớc sau: Bƣớc 1. Nhận biết dấu hiệu để ngừng, nghỉ ngắt giọng đúng và phù hợp (dấu hiệu qua từ ngữ, các dấu câu). Bƣớc 2. Thực hành đọc nối tiếp, liền mạch, thể hiện ngữ điệu lời nói giữa các từ, câu, đoạn, văn bản. Bƣớc 3. Tổ chức làm quen với đọc trơn (theo mẫu) ở các dạng văn bản văn học e. Làm quen với hiểu nghĩa tường minh Chúng tôi tổ chức cho trẻ làm quen với hiểu nghĩa tƣờng minh qua các bƣớc sau:  Bƣớc 1. Hƣớng dẫn trẻ hiểu nghĩa của từ mới, từ khó trong văn bản  Bƣớc 2. Hƣớng dẫn trẻ hiểu nghĩa của câu  Bƣớc 3. Hƣớng dẫn trẻ hiểu nghĩa nội dung văn bản 2.2.3. Đánh giá năng lực đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 2.2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp: Đánh giá năng lực ngƣời học là một hình thức đặc biệt của đánh HS, với ba điểm cần nhấn mạnh là: Chứng cứ cần thu thập phải chứng minh đƣợc rằng ngƣời học có thể thực hiện theo các tiêu chuẩn cụ thể; cách thức đánh giá xuất phát từ các đặc điểm kĩ thuật của tập hợp kết quả đầu ra nêu trong chuẩn NL; Kết quả đánh giá phải giúp ngƣời đánh giá ra các quyết định về việc học sinh đạt tới mức độ nào của năng lực cần đánh giá và lập kế hoạch can thiệp sƣ phạm để đảm bảo ngƣời học có thể cải thiện năng lực bản thân. 2.2.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp: Hƣớng dẫn giáo viên đổi mới việc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá NL đọc của trẻ 5-6 tuổi tƣơng ứng với đánh giá các năng lực đọc thành phần.
  20. 17 2.2.3.3. Nội dung của biện pháp a. Đánh giá kĩ năng làm quen với sách Đánh giá cuối chủ đề, theo giai đoạn bằng cách sử dụng phối hợp các phƣơng pháp sau: Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm; Sử dụng tình huống; Đánh giá qua thực hành. b. Đánh giá NL nhận biết âm vị học Quá trình phát triển NL nhận biết âm vị cho trẻ đƣợc giáo viên thực hiện trong quá trình dạy học ở trƣờng mầm non. Kết thúc hoạt động giáo dục phát triển NL này, giáo viên có thể sử dụng các phƣơng pháp đánh giá bằng quan sát, Bài tập, tình huống, Thực hành, Trắc nghiệm. c. Đánh giá NL làm quen với đọc thành tiếng (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuôit Để đánh giá NL đọc thành tiếng của trẻ phƣơng pháp chủ đạo là hƣớng đến việc yêu cầu trẻ phải thực hành phát âm đọc các chữ cái, chữ số, từ theo đúng các thành phần trong âm tiết. d. Đánh giá NL làm quen với đọc trơn (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi. Chúng tôi đánh giá NL làm quen với đọc trơn (theo mẫu) của trẻ 5-6 tuổi thông qua: Nhận biết câu, dấu câu và ngắt nghỉ đúng nhịp dựa vào dấu câu, Đọc liền mạch, nối tiếp văn bản. Kết luận chƣơng 2 Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc HTNL đọc cho trẻ 5 - 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, chúng tôi đề xuất các biện pháp để giáo viên tại các trƣờng mầm non thực hiện nhằm phát triển NL đọc cho trẻ mầm non: Xây dựng chuẩn NL đọc, nội dung dạy học để hình thành NL đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non; Đa dạng hóa các hình thức, phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng hình thành và phát triển Nl đọc cho trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non; Đánh giá NL đọc của trẻ 5-6 tuổi ở trƣờng mầm non. Những biện pháp đƣợc đề xuất có tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai tại trƣờng mầm non. Biện pháp đề xuất tạo thành hệ thống tƣơng đối trọn vẹn và có mối liên hệ lẫn nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình phát triển NL đọc của trẻ 5 đến 6 tuổi, do đó khi sử dụng giáo viên có thể gắn kết các biện pháp trong từng tiết dạy. Tuy vậy, mỗi một biện pháp cũng có tính độc lập khi triển khai, nếu chỉ tập trung hình thành một NL cụ thể trong năm nhóm NL làm việc với sách, nhận biết âm vị, làm quen với đọc thành tiếng (theo mẫu), làm quen với đọc trơn (theo mẫu) và đọc hiểu nghĩa tƣờng minh của trẻ thì giáo viên có thể xây dựng kế hoạch từng bài học khai thác sâu và định hƣớng vào một NL cụ thể. CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Thực nghiệm sƣ phạm 3.1.1. Mục đích và nội dung thực nghiệm + Thực nghiệm sƣ phạm với mục đích đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một số nội dung trong biện pháp do tác giả đề xuất tại mục 2.2. + Mục tiêu thực nghiệm: chứng minh giả thuyết nếu sử dụng biện pháp giáo dục nhận biết âm vị của tác giả đề xuất sẽ HTNL đọc cho trẻ mầm non trong độ tuổi 5 đến 6 so với các phƣơng pháp phát triển hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1