Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học cấp trung học phổ thông
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm xác định khái niệm và cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; xây dựng và sử dụng quy trình, công cụ nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, góp phần nâng cao chất lương lĩnh hội kiến thức môn học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học cấp trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------ TRẦN THÁI TOÀN PH¸T TRIÓN KÜ N¡NG VËN DôNG KIÕN THøC VµO THùC TIÔN CHO HäC SINH TRONG D¹Y HäC SINH HäC CÊP TRUNG HäC PHæ TH¤NG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Sinh học Mã số: 9.14.01.11 TOÁM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2020
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phan Thị Thanh Hội 2. PGS. TS. Nguyễn Đình Nhâm Phản biện 1: PGS.TS. Mai Văn Hưng - Trường Đại học giáo dục - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền - Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3: TS. Hoàng Hữu Niềm - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi: ..... giờ….. ngày …… tháng…….. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án này tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3. Thư viện sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Tran Thai Toan, Phan Thi Thanh Hoi (2017), “Process of training for students skill of applying knowledge into practice in teaching biology in high school, Proceeding of international conference on the development of science teachers’ pedagogical competence to meet the requirements of general education innovation”, Publishing house for Science and Technology, Ha Noi, pp. 73-79. 2. Trần Thái Toàn, Phan Thị Thanh Hội (2017), “Rèn luyện KNVDKT vào thực tiễn cho HS thông qua ứng dụng mô hình STEM”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giáo dục STEM trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr.174-184. 3. Trần Thái Toàn (2018), “Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT”, Tạp chí Giáo dục, số 440, tr.44- 48;29. 4. Trần Thái Toàn (2019), “Thực trạng phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT”, Tạp chí Khoa học, trường ĐHSP Hà Nội, số 64, tr.175-184.
- 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xuất phát từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT và đổi mới PPDH ở trường THPT. Xuất phát từ mục tiêu dạy học hiện nay là dạy học theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Xuất phát từ vai trò của KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng theo phương châm "học đi đôi với hành". Xuất phát từ đặc điểm môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, các kiến thức Sinh học gắn liền với thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, rèn luyện KN làm các bài thi, bài kiểm tra bằng các câu hỏi lí thuyết, trắc nghiệm,... việc rèn luyện KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, vào giải quyết các vấn đề thực tiễn còn chưa được quan tâm đóng mức, hầu hết HS chưa biết cách làm việc độc lập, làm việc theo nhóm một cách khoa học để lĩnh hội tri thức, chưa được hướng dẫn cũng như làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học, áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Vì vậy, có thể khẳng định phát triển KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học là rất cần thiết. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học cấp THPT" làm hướng nghiên cứu của luận án, với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu KN, xác định khái niệm và cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn; xây dựng và sử dụng quy trình, công cụ nhằm rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Sinh học ở cấp THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: KN VDKT vào thực tiễn, quy trình và công cụ rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT.
- 2 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xác định được cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn của HS và xây dựng, sử dụng quy trình, công cụ rèn luyện KN đó trong dạy học Sinh học cấp THPT thì sẽ phát triển được KN VDKT vào thực tiễn cho HS, góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1) Nghiên cứu cơ sở lí luận về: KN VDKT vào thực tiễn; Dạy học theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn của HS nói chung và trong dạy học Sinh học cấp THPT nói riêng; VĐTT trong dạy học và phương pháp tổ chức dạy học VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT. 2) Điều tra thực trạng về KN VDKT vào thực tiễn của HS THPT và việc dạy học Sinh học cấp THPT theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn. 3) Phân tích mục tiêu, cấu trúc chương trình Sinh học THPT; đề xuất quy trình xác định các VĐTT trong dạy học và vận dụng quy trình xác định các VĐTT liên quan trong dạy học Sinh học THPT. 4) Nghiên cứu, xây dựng khái niệm, cấu trúc, quy trình và công cụ rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học. 5) Xây dựng các tiêu chí, công cụ đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học THPT. 6) Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng thống kê toán học 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận của VĐTT, KN VDKT vào thực tiễn, quy trình, công cụ rèn luyện, công cụ kiểm tra đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. 7.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- 3 1) Xây dựng được cơ sở lí luận về dạy học Sinh học cấp THPT theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS. 2) Điều tra và đánh giá được thực trạng về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT. 3) Đề xuất được quy trình xác định các VĐTT trong dạy học và vận dụng quy trình xác định được các VĐTT trong dạy học Sinh học THPT. 4) Đề xuất được nguyên tắc, quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học. 5) Xác định được quy trình và thiết kế được công cụ nhằm rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học bao gồm 3 nhóm công cụ: bài tập thực tiễn, dự án học tập và đề tài nghiên cứu khoa học. 6) Thiết kế được các tiêu chí và công cụ đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. Quá trình thực nghiệm và phân tích kết quả định lượng và định tính đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu về rèn luyện KN và KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học trên thế giới Nghiên cứu về dạy học phát triển KN cho HS trên thế giới có thể chia ra làm hai khuynh hướng khác nhau: Thứ nhất, theo hướng nghiên cứu xem xét KN nghiêng về mặt kĩ thuật hành động. Thứ hai, theo hướng nghiên cứu xem xét KN nghiêng về góc độ NL của con người. KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học, trên thế giới cũng đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. J.A.Comenxky (1592 - 1670 của Tiệp khắc cũ) khuyến khích cách học thực hành và tư duy lí luận để giải quyết những vấn đề mà bài toán đặt ra và những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. A.X.Makarenkô (1976) coi trọng giáo dục tập thể, chú trọng “giáo dục lao động”, gắn việc học với lao động sản xuất. Geoffrey Petty (2009) cho rằng: “Học qua thực hành tốt hơn qua quan sát hoặc nghe bởi lẽ thực hành giúp người học có điều kiện để củng cố và hiệu chỉnh những kiến thức và KN đang học”. Như vậy, trên thế giới đã có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dạy học hướng tới việc rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS ở các khía cạnh, mức độ và lĩnh vực khác nhau. Các tác giả nhìn chung đều có quan điểm hướng tới mục tiêu của giáo dục là
- 4 vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống trong các hoàn cảnh khác nhau. 1.1.2. Tổng quan về nghiên cứu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học ở Việt Nam KN VDKT vào thực tiễn cho HS đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, đặc biệt là trong những năm gần đây. Nhiệm vụ của người học cần phải giải quyết có thể là: vấn đề thực tiễn, tình huống thực tiễn, bài tập thực tiễn, bài thực hành, đề tài khoa học,... Kim Tùng Thọ và Mao Thuỵ Văn (1963) đã nêu 7 vấn đề cần chú ý để có thể vận dụng kiến thức khoa học một cách linh hoạt để giải quyết các vấn đề thực tế. Trong nghiên cứu phát triển NL VDKT vào thực tiễn đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau như: Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh (2014); Phạm Văn Hoan, Hoàng Đình Xuân (2016); Lê Lan Hương, Đặng Thị Oanh (2018), Đào Việt Hùng (2017), Nguyễn Thị Hồng Loan, An Biên Thùy, Điêu Thị Mai Hoa (2019); Lê Thanh Oai (2017); Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019); Nguyễn Thị Thu Hằng, Phan Thị Thanh Hội (2018). Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong giảng dạy học Sinh học như: Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017) đã định nghĩa KN KNVDKT vào thực tiễn; Lê Thanh Oai, Phan Thị Thanh Hội (2019) đã đề xuất sử dụng một số công cụ rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS; Phan Thị Thanh Hội, Bùi Thị Kiều Nhi (2019), đã nghiên cứu dạy học phần Sinh thái học lớp 12 qua các VĐTT địa phương ở tỉnh Trà Vinh. Song song với các nghiên cứu nhằm rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong các môn học, thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu vận dụng giáo dục STEM vào giải quyết các VĐTT. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chưa thấy tác giả nào nghiên cứu về phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. Để góp phần phát triển KN này cho HS chúng tôi đã tập trung làm rõ lí luận về KN VDKT vào thực tiễn, trên cơ sở đó để xuất quy trình, công cụ và biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong DH Sinh học cấp THPT. 1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.2.1. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 1.2.1.1. Kĩ năng Qua nghiên cứu tổng quan về KN, có thể thấy KN có thể được định nghĩa bao
- 5 gồm cả tri thức, mục đích và thao tác hành động. Trong nghiên cứu của mình, trên cơ sở khái quát các định nghĩa KN ở trên, chúng tôi định nghĩa khái niệm KN cho hướng nghiên cứu đề tài như sau: “KN là chuỗi các hoạt động được cá nhân thực hiện thuần thục nhằm giải quyết một vấn đề trong một tình huống nào đó”. 1.2.1.2. Vận dụng và vận dụng kiến thức Vận dụng là đem tri thức lí luận vào thực tiễn. Vận dụng kiến thức, KN đã học có nghĩa là HS vận dụng được kiến thức, KN đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa “VDKT là huy động kiến thức vào giải thích, đánh giá, giải quyết các vấn đề thực tiễn”. 1.2.1.3. Thực tiễn Có nhiều tác giả đề xuất đến khái niệm thực tiễn. Chủ nghĩa Mác cho rằng thực tiễn là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho xã hội. Theo chúng tôi, thực tiễn là những vấn đề đang tồn tại khách quan, bao gồm cả những hoạt động của con người ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của tự nhiên và xã hội. 1.2.1.4. Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Căn cứ vào các nghiên cứu của các tác giả khác, chúng tôi đưa ra định nghĩa KN VDKT vào thực tiễn như sau: KN VDKT vào thực tiễn là một chuỗi các hoạt động được cá nhân thực hiện thuần thục nhằm huy động kiến thức vào giải quyết các VĐTT. Người có KN VDKT vào thực tiễn cần đảm bảo các yêu cầu sau: 1) Có tri thức về hành động đó (xác định được mục đích, cơ sở khoa học, cách thức hành động và điều kiện để thực hiện hành động). 2) Thực hiện được chuỗi hành động theo logic nhất định (được học tập, rèn luyện). 3) Giải quyết được các vấn đề trong các tình huống quen thuộc và cả các tình huống có thêm yếu tố mới (các tình huống đa dạng phức tạp khác của cuộc sống). 4) Đánh giá và rút kinh nghiệm được các hành động trong các tình huống, điều kiện khác nhau. 1.2.1.5. Cấu trúc kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn bao gồm 5 KN tiến trình, được mô tả bằng các chỉ số hành vi cụ thể như sơ đồ 1.1 dưới đây:
- 6 (A) (B) (C) (D) (E) Tìm tòi, Phát Hình huy Giải hiện thành động quyết Báo cáo vấn giả kết quả, kiến vấn đề đề thuyết rút ra kết thức liên thực thực khoa quan luận tiễn tiễn học vấn đề thực tiễn Hình 1.1. Cấu trúc của KNVDKT vào thực tiễn Dựa trên cơ sở các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn, cơ sở nghiên cứu các tài liệu, có thể đã mô tả cụ thể các biểu hiện hành vi (các chỉ báo) của các KN tiến trình ở bảng 1.1 như sau: Bảng 1.1. Cấu trúc KN vận dụng kiến thức vào thực tiễn KN tiến trình Biểu hiện hành vi - Phát hiện hoặc đề xuất được VĐTT cần giải quyết. A. Phát hiện vấn đề - Nhận ra được mâu thuẫn, nguyên nhân phát sinh của VĐTT. thực tiễn - Nêu được VĐTT cần giải quyết thành một số câu hỏi. - Thiết lập được mối liên hệ giữa kiến thức đã biết và VĐTT cần giải quyết. B. Hình thành giả - Xác định được trọng tâm và đặt được các câu hỏi nghiên cứu thuyết khoa học liên quan đến các liên tưởng, mối quan hệ. - Đề xuất được giả thuyết giải quyết VĐTT. - Thu thập, lựa chọn, sắp xếp được những nội dung kiến thức, kĩ C. Tìm tòi, huy động năng liên quan đến vấn đề thực tiễn. kiến thức liên quan - Trừu xuất, sắp xếp được các nội dung kiến thức, kĩ năng liên vấn đề thực tiễn quan đến vấn đề thực tiễn được một cách lôgic, khoa học làm cơ sở lí thuyết đề giải quyết vấn đề thực tiễn. - Vận dụng được kiến thức Sinh học và các môn học liên quan đề xuất được phương pháp giải quyết vấn đề thích hợp. + Nghiên cứu tài liệu giải thích được vấn đề thực tiễn. D. Giải quyết vấn đề + Thực hiện dự án học tập để giải quyết vấn đề thực tiễn. thực tiễn + Thiết kế được mô hình STEM, đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Xác định được quy trình (các hoạt động hoặc chuỗi hoạt động)
- 7 kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn. - Xác định được các điều kiện để thực hiện được quy trình. - Thực hiện được các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn. - Tiến hành các thao tác kĩ thuật theo đúng quy trình; sử dụng hợp lí, khéo léo cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Thu thập, trình bày thông tin, xử lí các thông tin thu được bằng phương pháp đặc thù. - Nêu được kết quả của quá trình giải quyết vấn đề thực tiễn. - Đối chiếu được kết quả giải quyết vấn đề thực tiễn với giả thuyết ban đầu để đưa ra kết luận xác nhận hay phủ nhận giả thuyết. - Tổng kết, đánh giá, kết luận được vấn đề. E. Báo cáo kết quả, - Vận dụng được kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn rút ra kết luận khác trong cuộc sống như chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, công nghệ sinh học,... - Có thể đề xuất được các ý tưởng mới về vấn đề đó hoặc các vấn đề thực tiễn khác liên quan. 1.2.1.6. Vai trò của việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trong nghiên cứu và phân tích chúng tôi thấy KN VDKT vào thực tiễn là một thành tố trong NL sinh học. HS có KN VDKT vào thực tiễn không chỉ giải quyết các VĐTT liên quan đến kiến thức trong nhà trường mà có thể tiếp cận giải quyết các VĐTT trong cuộc sống. Có thể nói, dạy học theo hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS sẽ làm thay đổi cách dạy của GV và cách học của HS theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội. 1.2.2. Vấn đề thực tiễn trong dạy học 1.2.2.1. Khái niệm vấn đề Có một số tác giả đã khái quát khái niệm về vấn đề như: Lecne (1997); Claire Major (1998), Nguyễn Thị Hằng (2015). Vấn đề thu hút sự quan tâm, hứng thú từ người học, khuyến khích hợp tác GQVĐ. 1.2.2.2. Vấn đề thực tiễn trong dạy học Vấn đề thực tiễn trong dạy học là một khái niệm đang còn ít được quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2019): “VĐTT trong dạy học là vấn đề mở, xuất hiện trong thực tiễn cuộc sống và gần gũi với HS. Đó là những vấn đề thực
- 8 hoặc được mô phỏng lại vấn đề thực, được giáo viên xây dựng để HS giải quyết nhằm đạt mục tiêu dạy học nhất định”. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: Vấn đề thực tiễn trong dạy học là hiện tượng của tự nhiên hay xã hội diễn ra trong cuộc sống và chứa đựng những điều cần được giải thích, chứng minh, giải quyết thông qua các bài tập, các nhiệm vụ học tập do GV xây dựng và tổ chức cho HS thực hiện. VĐTT là một nhiệm vụ mà người dạy đặt ra cho người học gắn với thực tiễn đời sống, chứa đựng những kiến thức HS đã biết và những kiến thức HS chưa biết, từ đó xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, xuất hiện nhu cầu cần khám phá, giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới. 1.2.2.3. Một số vấn đề thực tiễn liên quan môn Sinh học THPT Có rất nhiều VĐTT liên quan nội dung Sinh học cấp THPT. Chúng tôi đã liệt kê một số VĐTT ở các phạm vi khác nhau: phạm vi toàn cầu, phạm vi đất nước Việt Nam và phạm vi tỉnh Hà Tĩnh. 1.2.3. Một số phương pháp giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất 3 phương pháp để giải quyết VĐTT trong dạy học, gồm: Phương pháp 1: Nghiên cứu tài liệu Phương pháp 2: Thực nghiệm nghiên cứu Phương pháp 3: Giáo dục STEM 1.2.4. Định hướng một số công cụ sử dụng để rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT Để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT, chúng tôi định hướng sử dụng 3 công cụ để rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn cho HS như sau: Sử dụng bài tập thực tiễn Sử dụng dự án học tập Sử dụng đề tài nghiên cứu khoa học 1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng trên 302 GV và 820 HS để tìm hiểu thực trạng về dạy học rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn môn Sinh học cấp THPT. Đối với GV: Chúng tôi tìm hiểu nhận thức của GV về KN VDKT vào thực tiễn; Thực trạng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; Khó khăn khi rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn. Với HS: Chúng tôi điều tra các nội dung về nhu cầu giải quyết các VĐTT;
- 9 Thực trạng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; Khó khăn khi rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; Mức độ có được KN VDKT vào thực tiễn của HS trong quá trình học tập môn Sinh học cấp THPT. Kết quả cho thấy, KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học là một vấn đề còn mới mẻ đối với GV và HS. GV và HS đều nhận định được đây là vấn đề rất quan trọng, cần thiết và là mục tiêu của quá trình dạy học, nhưng kết quả thực hiện còn nhiều hạn chế do chưa hiểu bản chất vấn đề, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện, chưa có bộ công cụ dạy học phù hợp. Kết quả điều tra GV và HS cho thấy KN VDKT vào thực tiễn của HS còn rất thấp. Hầu hết HS mới chỉ dừng lại ở mức hiểu và giải thích được một số VĐTT mà chưa biết cách thực hiện được một quy trình VDKT để giải quyết được các VĐTT liên quan. GV chưa biết cách xây dựng bộ công cụ cũng như xây dựng quy trình để rèn luyện cho HS biết VDKT để giải quyết các VĐTT. Như vậy, rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT là một vấn đề cần được nghiên cứu. CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT 2.1. MỤC TIÊU, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC CẤP THPT VÀ CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN 2.1.1. Mục tiêu chương trình Sinh học cấp THPT Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh NL sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và NL chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Chúng tôi đã tập trung phân tích mục tiêu chương trình môn Sinh học cấp THPT hướng rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn theo các phần trong chương trình. Mỗi phần chúng tôi tập trung làm rõ mục tiêu về kiến thức và mục tiêu về rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn. 2.1.2. Cấu trúc chương trình Sinh học cấp THPT Chúng tôi đã phân tích đặc điểm môn Sinh học, khái quát nội dung các phần trong chương trình môn Sinh học cấp THPT ở cả 3 lớp 10, 11, 12 làm cơ sở để xác định các VĐTT liên quan.
- 10 2.1.3. VĐTT liên quan đến các nội dung trong môn Sinh học cấp THPT 2.1.3.1. Quy trình xác định các vấn đề thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT Để xác định các VĐTT trong dạy học Sinh học cấp THPT, chúng tôi xây dựng quy trình gồm 4 bước như sau: Bước 1: Phân tích chương trình môn Sinh học thành các mạch nội dung lớn Bước 2: Phân tích các nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề Bước 3: Xác định VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung chủ đề Bước 4: Xác định VĐTT địa phương liên quan đến nội dung chủ đề Hình 2.1. Quy trình xác định các vấn đề thực tiễn trong môn Sinh học cấp THPT 2.2.3.2. Các VĐTT liên quan đến các nội dung trong môn Sinh học cấp THPT Chúng tôi đã xác định một số VĐTT liên quan đến các phần trong chương trình Sinh học cấp THPT. Ở mỗi phần chúng tôi xác định các VĐTT ở các phạm vi khác nhau: phạm vi toàn cầu, phạm vi đất nước Việt Nam và phạm vi tỉnh Hà Tĩnh. Một số VĐTT toàn cầu như: biến đổi khí hậu; nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí sinh học; dịch bệnh HIV/AIDS, Covid-19... Một số VĐTT ở Việt Nam như: sinh vật ngoại lai xâm chiếm sinh thái, môi trường; Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên; tai nạn giao thông do uống rượu, bia… Một số VĐTT cụ thể ở Hà Tĩnh như: ô nhiễm nguồn nước tại hồ Bộc Nguyên; ngập úng lũ lụt làm cho các cây có múi (cam, bưởi) chết hàng loạt tại Hương Khê… 2.2. QUY TRÌNH RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn Chúng tôi xây dựng quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cần tuân thủ các nguyên tắc: 1) Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn phải bám sát cấu trúc của KN đó; 2) Rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn phải gắn với mục tiêu, nhiệm vụ dạy học là vừa phát triển KN vừa nâng cao chất lượng kiến thức môn học; 3) Quá trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn phải trải qua các cấp độ khác nhau; 4) Rèn luyện KN
- 11 VDKT vào thực tiễn phải gắn liền với quá trình đánh giá, tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau về sự rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn ở mỗi HS. 2.2.2. Quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn Chúng tôi đề xuất quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS theo tiếp cận GQVĐ thông qua các bước sau đây: Bước 1: Phát hiện vấn đề thực tiễn Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học Bước 3: Tìm tòi, huy động kiến thức liên Nghiên cứu tài liệu quan vấn đề thực tiễn Bước 4: Giải quyết vấn đề thực tiễn Thực nghiệm nghiên cứu Bước 5: Báo cáo kết quả, rút ra kết luận Giáo dục STEM Hình 2.2. Quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn Để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn theo quy trình trên, chúng tôi sử dụng bộ công cụ BTTT, DAHT, đề tài NCKH giao cho HS thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần qua các bước sau: Bước 1: HS nhận nhiệm vụ học tập dưới dạng BTTT, DAHT hoặc đề tài NCKH. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. Bước 3: HS trao đổi nhiệm vụ trong cặp đôi/trong nhóm. Bước 4: HS thảo luận ở lớp/qua các buổi báo cáo tiến độ thực hiện DAHT, đề tài NCKH. Bước 5: HS báo cáo kết quả, rút ra kết luận. Ví dụ: Sử dụng BTTT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT Ví dụ 1: Sử dụng BTTT để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học chủ đề “Tiêu hóa ở động vật” Sinh học 11 cấp THPT. Vấn đề thực tiễn: Bệnh béo phì ở trẻ em. Thực trạng và nguyên nhân. GV trích dẫn một số nội dung về VĐTT từ Nguồn: http://bvtamtrisaigon.com.vn/vn/chuyen-de-benh-beo-phi-o-tre-em-thuc-trang-va- nguyen-nhan.html)
- 12 Và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: KN tiến Nhiệm vụ của HS Yêu cầu cần đạt trình (trả lời các câu hỏi) - Vấn đề đang được đề cập trong - Vấn đề đang được đề cập: về bệnh béo phì ở trẻ em. đoạn thông tin trên là gì? Bước 1: - Xác định được các nguyên nhân gây ra về bệnh - Hãy nêu các nguyên nhân gây ra Phát hiện béo phì ở trẻ em. vấn đề ở trên? vấn đề - Những câu hỏi được đặt ra: - Hãy nêu các câu hỏi về vấn đề thực tiễn + Nguyên nhân gây ra về bệnh béo phì ở trẻ em? đang được bàn luận trong đoạn + Làm thế nào để hạn chế về bệnh béo phì ở trẻ em?... văn thông tin trên? - Thông tin liên quan: + Chế độ dinh dưỡng của trẻ? Bước 2: - Kiến thức, KN trên liên quan + Chế độ vận động của trẻ? Nêu giả đến VĐTT trên? + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?... thuyết - Hãy nêu giả thuyết của em về - Giả thuyết của HS: bệnh béo phì ở trẻ em tăng khoa học vấn đề này? nhanh do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, ăn vặt nhiều,... (HS có thể nêu giả thuyết khác nếu đúng vẫn cho điểm) - Tùy theo giả thuyết của mình mà HS đưa ra các dẫn chứng liên quan nhằm chứng minh quan điểm của mình về vấn đề đang nói trong đoạn thông tin trên. - Các nguyên nhân có thể dẫn đến về bệnh béo phì Bước 3: - Hãy nêu các dẫn chứng (kiến ở trẻ em: Tìm tòi, thức) liên quan nhằm chứng minh + Do di truyền huy động quan điểm của em về vấn đề đang + Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng kiến thức nói trong đoạn thông tin trên? của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, liên quan - Nêu các nguyên nhân có thể dẫn nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến vấn đề đến về bệnh béo phì ở trẻ em? dư thừa calo, ăn vặt nhiều,... thực tiễn + Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi. + Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường. HS đề xuất được các biện pháp. Bước 4: - Chế độ ăn giảm calo Giải quyết - Theo em, có các biện pháp nào - Tăng cường hoạt động vấn đề làm giảm bệnh béo phì ở trẻ em? - Phẫu thuật làm hẹp dạ dày, kết hợp sử dụng thực tiễn thuốc,… - Ảnh hưởng: tố nguy cơ của nhiều bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể như: tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, trầm cảm, khó hòa - Vấn đề trên ảnh hưởng như thế Bước 5: nhập cộng đồng,… nào sức khỏe của trẻ? Báo cáo - Giải pháp: - Có một số bạn học cùng lớp kết quả, + Trong trường hợp này hãy nhanh chóng uống một thường bị hạ đường huyết vào rút ra kết ly nước đường, ngậm một hai viên kẹo, hoặc ăn một cuối buổi học. Em hãy đề xuất luận trái chuối và các thức ăn sẵn có như cơm, cháo,… cách khắc phục hiện tượng trên? + Cách đề phòng hạ đường huyết tốt nhất là không bỏ bữa ăn và bữa ăn phải có đầy đủ các nhóm thực phẩm.
- 13 2.3. THIẾT KẾ CÁC CÔNG CỤ ĐỂ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH 2.3.1. Căn cứ để xây dựng quy trình thiết kế các công cụ rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS Trong nghiên cứu này, chúng tôi định hướng sử dụng 3 loại công cụ để rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn, đó là BTTT, DAHT và đề tài NCKH. Để xác định loại công cụ nào cần xây dựng và sử dụng, chúng tôi đã dựa vào các căn cứ sau: Mức độ yêu cầu của VĐTT; Thời lượng cần để giải quyết VĐTT; Hình thức tổ chức dạy học giải quyết VĐTT; Tính độc lập và sáng tạo của HS; Công cụ đánh giá kết quả giải quyết VĐTT của HS. 2.3.2. Quy trình thiết kế các công cụ rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Từ 01 VĐTT có thể chỉ thiết kế thành 01 công cụ, cũng có thể thiết kế thành 02 hoặc 03 loại công cụ khác nhau. Quy trình chung diễn ra theo sơ đồ sau đây: Xác định vấn đề thực tiễn Xác định mức độ yêu cầu, thời gian, hình thức tổ chức, NL của HS để tổ chức GQ VĐTT Xây dựng thành bài Xây dựng thành dự Xây dựng thành đề tập thực tiễn án học tập tài NCKH Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch Xây dựng kế hoạch giải bài tập để giải thực hiện dự án để thực hiện đề tài thích VĐTT giải quyết VĐTT NCKH để giải quyết VĐTT Xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết VĐTT Hình 2.3: Quy trình thiết kế công cụ rèn luyện và đánh giá KN VDKT vào thực tiễn
- 14 2.4. ĐỊNH HƯỚNG THANG ĐO VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT 2.4.1. Định hướng sử dụng thang đo KN VDKT vào thực tiễn Chúng tôi sử dụng thang đo của Dreyfus để đánh giá KN VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT theo các mức độ: Mức 1: Tập sự; Mức 2: Ban đầu; Mức 3: Có KN; Mức 4: Thành thạo, còn mức 5: Chuyên gia HS chưa thể đạt được. Trong mỗi mức độ KN đạt được của thang đo, xác định mức độ đạt được của các KN tiến trình. 2.4.2. Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn 5.4. 4.4. Mức 4. Thành thạo - Đánh giá, - Thực hiện Nhận định được phản biện quy trình giải VĐTT một cách 3.4. được tác động quyết VĐTT toàn diện và xác Sử dụng và kết quả giải một cách định các mục tiêu 1.4. được các quyết VĐTT. 2.4. linh hoạt, hoặc các khía cạnh Nêu được minh - Nêu được các Đề xuất phù hợp bối nổi bật bằng trực VĐTT cần chứng, kiến giải pháp cải được giả cảnh. giác. Thực hiện các giải quyết thức, KN tiến, vận dụng thuyết khoa - Thu thập, bước giải quyết thành một vào giải giải quyết học. trình bày và VĐTT một cách câu hỏi. quyết VĐTT khác xử lí được thành thạo, đã rút ra VĐTT phù liên quan. các thông tin được kết luận và có hợp. - Đề xuất được theo phương thể đánh giá tác các VĐTT mới pháp phù động, đề xuất VĐTT liên quan (nếu hợp. mới liên quan. có). 1.3. 2.3. 3.3. 4.3. 5.3. Mức 3. Có kĩ năng - Phát hiện - Xác định Sắp xếp Thực hiện - Nêu được kết Đã có nhận thức các được VĐTT được trọng được các được các quả của quá hoạt động theo mục cần giải tâm của kiến thức, hoạt động trình giải tiêu các KN tiến quyết 1 cách VĐTT. KN liên giải quyết quyết VĐTT. trình. Có các giải chủ động. - Nêu được quan VĐTT theo - Báo cáo được pháp vận dụng các - Nhận ra các câu hỏi VĐTT theo đúng quy kết quả, rút ra kiến thức, KN đã được mâu nghiên cứu. logic, khoa trình. được kết luận học phù hợp, nhận
- 15 thuẫn, học. vấn đề. định và kết luận nguyên nhân được VĐTT. phát sinh của VĐTT. 4.2. - Đề xuất được phương 1.2. pháp GQVĐ Mức 2. Ban đầu Phát hiện 2.2. 3.2. thích hợp. 5.2. Có thể thực hiện được VĐTT Thiết lập Xác định - Xây dựng - Nêu được được các KN tiến hoặc đề xuất được mối được các được quy một số kết quả trình dưới sự giám được VĐTT liên hệ giữa kiến thức, trình, các điều của quá trình sát của GV, ban đầu cần giải kiến thức KN liên kiện để giải giải quyết vấn đã có thể có những quyết linh đã biết và quan đến quyết VĐTT. đề thực tiễn. điều chỉnh, linh hoạt hoạt hơn VĐTT cần VĐTT. - Thực hiện nhỏ trong quá trình dưới sự giám giải quyết. được một số thực hiện. sát của GV. hoạt động thực hiện quy trình trên. 1.1. 2.1. 3.1. Mức 1. Tập sự Phát hiện Bước đầu Bước đầu 4.1. 5.1. Bước đầu thực được VĐTT nhận biết xác định Bước đầu đề Bước đầu dự hiện được các KN cần giải quyết được mối được một xuất được đoán được 1 số tiến trình tuân thủ, một cách thụ liên hệ giữa số kiến phương pháp kết quả quá cứng nhắc theo động, cứng VĐTT với thức liên giải quyết trình giải quyết quy trình dưới sự nhắc, theo chủ đề dạy quan đến VĐTT. VĐTT. hướng dẫn của hướng dẫn. học. VĐTT. GV. C. Tìm tòi, B. Nêu giả huy động E. Báo cáo kết A. Phát hiện D. Giải quyết Mô tả cấp độ của thuyết khoa kiến thức quả, rút ra kết VĐTT VĐTT (Mức KN học liên quan luận (Mức 1-4) 1-4) (Mức 1-4) (Mức 1-4) VĐTT (Mức 1-4) (Mức 1-4) KN VDKT vào Các KN tiến trình thực tiễn
- 16 2.4.3. Thiết kế thang đo đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Bảng 2.8. Thang đánh giá KN VDKT vào thực tiễn B. Nêu giả C. Thiết kế A. Nêu D. Giải E. Đánh giá thuyết giải tiến trình Các mức độ KN vấn đề quyết kết quả giải quyết hành động thực tiễn VĐTT quyết VĐTT VĐTT GQ VĐTT 4 Thành thạo 4 4 4 4 3-4 3 Có kĩ năng 3 3 3 3 2-3 2 Ban đầu 2 2 2 2 1-2 1 Tập sự 1 1 1 1 1 Chúng tôi đã mô tả đường phát triển của KN VDKT vào thực tiễn của HS theo so đồ 2.4. của Luận án. 2.5. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC CẤP THPT 2.5.1. Đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Có thể hiểu: Đánh giá KN VDKT trong dạy học là quá trình thu thập những thông tin về sản phẩm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập, qua đó xác định mức độ đạt được so với tiêu chí KN VDKT vào thực tiễn đã đề ra và xác nhận sự tiến bộ của bản thân người học, từ đó có những biện pháp để điều chỉnh việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. 2.5.2. Quy trình đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS Quy trình đánh giá KN VDKT vào thực tiễn gồm các bước sau: Định nghĩa KN và xác định KN VDKT vào thực tiễn Xây dựng bản tiêu chí đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Thiết kế bộ công cụ đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Tổ chức đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Phân tích kết quá, kết luận Hình 2.5: Các bước đánh giá KN VDKT vào thực tiễn Để đánh giá KN VDKT vào thực tiễn đời sống được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, chúng tôi đã thực hiện đánh giá khảo sát đầu vào, theo dõi đánh giá quá trình học tập và đánh giá tổng kết cuối mỗi chủ đề.
- 17 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm nghiệm tính khả thi và kiểm chứng giả thuyết khoa học của quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. 3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM 3.2.1. Tài liệu, các chủ đề thực nghiệm sư phạm Trước khi TN, chúng tôi đã chuyển các tài liệu: Quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; Giáo án TN; Bảng mô tả tiêu chí; Thang đo; Các đề kiểm tra và tổ chức hướng dẫn GV thực hiện quy trình, yêu cầu của TN. Chúng tôi đã tập trung TN một số chủ đề trong chuwng trình Sinh học cấp THPT. 3.2.2. Đối tượng, phương pháp thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm 2 lần bao gồm thực nghiệm khảo sát (103 HS) và thực nghiệm chính thức (497 HS) tiến hành trên 6 trường THPT ở tỉnh Hà Tĩnh. Phương án thực nghiệm: Sử dụng phương pháp TN tác động và đánh giá sự phát triển về KN VDKT vào thực tiễn của HS sau khi được rèn luyện. Chúng tôi sử dụng cùng một phiếu đánh giá và cùng một thang đánh giá KN để đánh giá kết quả rèn luyện mỗi loại KN và KN tổng hợp trước và sau TN. 3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BIỆN LUẬN 3.3.1. Đánh giá kết quả sự phát triển của các KN tiến trình của VDKT vào thực tiễn của HS Thống kê kết quả các mức độ đạt được của các KN tiến trình của KN VDKT vào thực tiễn của HS qua các lần kiểm tra được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây. Bảng 3.6. Bảng tổng hợp kết quả các lần kiểm tra KN VDKT vào thực tiễn Mức Kết quả đạt được KN Số độ Trước TN Trong TN Sau TN tiến HS đạt KT lần 1 KT lần 2 KT lần 3 KT lần 4 KT lần 5 trình được SL % SL % SL % SL % SL % 4 70 14.1 91 18.3 140 28.2 166 33.4 230 46.3 3 167 33.6 213 42.9 276 55.5 264 53.1 237 47.7 KN1 497 2 203 40.8 166 33.4 63 12.7 51 10.3 25 5.0 1 57 11.5 27 5.4 18 3.6 16 3.2 5 1.0 4 5 1.0 42 8.5 65 13.1 122 24.5 192 38.6 KN2 497 3 57 11.5 152 30.6 258 51.9 253 50.9 250 50.3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 268 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn