intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học Vật lí lớp 10 trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất và vận dụng các biện pháp tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học Vật lý lớp 10 THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học Vật lí lớp 10 trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ____________________________________ BÙI NGỌC NHÂN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC VẬT LÝ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHỊ PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường Tại trường Đại học Vinh vào hồi …… ngày…….tháng……. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Vinh
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thâm nhập mạnh mẽ vào mọi mặt đời sống xã hội. Cuộc cách mạng 4.0 đang hiện hữu từng ngày từng giờ, tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, làm cho cuộc sống biến đổi không ngừng. Đặc điểm của lao động hiện đại là lao động sáng tạo luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển. Giáo dục phổ thông phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (khóa XI) đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là hình thành phẩm chất năng lực, định hướng nghề nghiệp và đào tạo nhân tài. Học sinh phổ thông phải được trang bị kiến thức nền tảng, phải được phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, phát huy được mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 xác định mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có phẩm chất và năng lực để trở thành người công dân tốt. Các phẩm chất cần hình thành là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực chung cần hình thành là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Về phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Vật lý gắn liền với việc triển khai thực hiện trong chương trình mới và cũng được nêu rõ: “Giải quyết vấn đề và sáng tạo là một đặc thù của hoạt động tìm hiểu khoa học. Như vậy, việc dạy học hướng đến phát triển năng lực là vấn đề cốt yếu trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó làm thế nào để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh là vấn đề cần nghiên cứu làm rõ. Phần lớn giáo viên hiện nay vẫn quen thuộc với phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là truyền thụ kiến thức nên họ thực sự gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động dạy học với các nội dung mới, mục tiêu mới, họ không biết phải tổ chức dạy học như thế nào để phát triển năng lực sáng tạo. Học sinh phải được tổ chức hoạt động học tập ra sao để vừa nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức, đồng thời hình thành và phát triển được những phẩm chất và năng lực như mong muốn. Mặc dầu đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực sáng tạo và cũng đã có những chương trình, dự án triển khai, nhưng việc thực hiện cụ thể trong môn Vật lí như thế nào vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu trong thực tế dạy học hiện nay. Xuất phát từ những nhận thức và tình hình thực tế ở trên chúng tôi thấy cần tiến hành nghiên cứu tìm các biện pháp giúp giáo viên có một cách nhìn đầy đủ về dạy học phát triển năng lực sáng tạo, qua đó biết cách tổ chức các hoạt động dạy học với chương trình hiện nay và những năm tiếp theo khi chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai rộng rãi. Hy vọng kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp cho các em học sinh vừa nắm được kiến thức một cách vững chắc, vừa phát triển được năng lực sáng tạo đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài mang tên: “Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh thông qua việc tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học vật lí lớp 10 trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất và vận dụng các biện pháp tổ chức dạy học một số chủ đề phần động học, động lực học Vật lý lớp 10 THPT thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển 1
  4. năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT - Dạy học theo chủ đề trong dạy học vật lý ở trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động dạy học vật lý ở trường THPT - Phần động học, động lực học, Vật lý lớp 10 THPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và vận dụng được các biện pháp tổ chức dạy học các chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm một số kiến thức phần động học, động lực học vật lý lớp 10 THPT thì sẽ phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong xu thế đổi mới dạy học hiện nay. 5.2. Nghiên cứu thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT trong việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, đặc biệt thực trạng dạy học phần động học, động lực học vật lí lớp 10. 5.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các chủ đề thông qua các hoạt động trải nghiệm một số kiến thức phần động học, động lực học vật lý lớp 10 THPT nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 5.4. Xây dựng tiến trình dạy học một số chủ đề trong phần động học, động lực học vật lí lớp 10 theo các biện pháp đề xuất nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS. 5.5. Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích - tổng hợp những nội dung khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học vật lí. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng nhóm phương pháp điều tra đại trà và điều tra theo vùng, sử dụng tư liệu thông tin, dùng phiếu khảo sát, ý kiến chuyên gia, để tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở trường THPT. 6.3. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm, kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. 6.4. Phương pháp thống kê toán học: Xử lí các số liệu kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sư phạm bằng công cụ toán học thống kê. 7. Đóng góp mới của luận án 7.1. Đóng góp về mặt lí luận - Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức dạy học môn Vật lý ở cấp THPT hiện nay. - Đề xuất 3 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề thông qua hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Xây dựng được 2 chủ đề dạy học phần động học, động lực học chất điểm hướng tới phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. - Thiết kế được tiến trình tổ chức dạy học 2 chủ đề với các hoạt động trải nghiệm trong phần động học, động lực học vật lí 10 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 2
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo của học sinh 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo của học sinh ở nước ngoài Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khoa học sáng tạo bắt đầu phát triển dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật. Đầu tiên là tìm hiểu về cách ghi nhớ và cách sáng tạo, những yếu tố rất quan trọng hình thành năng lực sáng tạo. Học cách sáng tạo, sáng tạo không chỉ mang tính thiên phú mà còn là kết quả của quá trình miệt mài luyện tập. Tuy nhiên, khi các nhà nghiên cứu não bộ nhận ra có những ngả đường dẫn đến sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người thì việc rèn luyện khả năng sáng tạo trở thành một kỹ năng có thể phát triển được. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nhà Tâm lí học Mĩ đã nghiên cứu khá cơ bản và hệ thống về năng lực sáng tạo của con người từ tuổi nhỏ đến tuổi trưởng thành. Đặc biệt hơn từ những 1970 - các nhà Tâm lí học Mĩ có rất nhiều nghiên cứu sâu về Tâm lí học sáng tạo, về công cuộc phát triển tài năng sáng tạo của con người. Năm 1950, J. P. Guilford bắt đầu nghiên cứu có hệ thống về sáng tạo dưới góc nhìn Tâm lí học. Tuy nhiên, Dù cho những nhà Tâm lí học nổi tiếng như Barron, Blam, Wallase, Torrana, Bova... đã tập trung nghiên cứu khá nhiều về sáng tạo nhưng vẫn còn nặng về tính chất mô tả kinh nghiệm chứ không phải là thực nghiệm để rút ra quy luật. Điều mà thực tiễn đòi hỏi là phải tìm ra những quy luật của sáng tạo để có thể lấy đó làm cơ sở điều khiển, phát huy sáng tạo thì gần như các nhà Tâm lí học vẫn chưa giải quyết được. Đối với Liên Xô và các nước XHCN (cũ), các hướng nghiên cứu khác nhau về sáng tạo bắt đầu được xuất hiện thông qua các cuộc hội thảo mang tính chất quốc gia - quốc tế như: Hội thảo tại Matxcơva (Liên Xô - 1967); Hội thảo tại Praha (Tiệp Khắc - 1967); Hội thảo tại Liblice (1972 - Tiệp Khắc). Ở Liên Xô trước đây đội ngũ các nhà Tâm lí học nghiên cứu về sáng tạo khá đông đảo. Điển hình một số nhà khoa học có tên tuổi như: O.K.Chikhômirôp; Ia.A.Pônôvariôp, B.M Kêdrôp; M.G.Ia.Rôsepxki; A.N.Luk; D.N Bôgôialenxki; X.L.Rubinstêin, L.X.Vưgôtxki, N.G.Alêcxâyep... với các hướng nghiên cứu chủ yếu sau: So sánh cách giải quyết vấn đề của con người và máy. Nghiên cứu vấn đề của hoạt động khoa học, tư duy khoa học và tìm ra những đặc thù của hoạt động phát hiện của các nhà khoa học trong đó có hoạt động sáng tạo. Tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của hoạt động sáng tạo. Nghiên cứu và phân tích tầm quan trọng của sáng tạo và quan hệ giữa sáng tạo với quá trình tiếp thu tri thức của con người. Tập trung nghiên cứu và nhấn mạnh ảnh hưởng qua lại giữa tư duy và tưởng tượng trong hoạt động sáng tạo của con người. Nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực hành cũng như lí luận của tư duy sáng tạo và tìm hiểu mối quan hệ của sáng tạo và hoạt động vô thức. Tập trung nghiên cứu về hoạt động sáng tạo của học sinh trong nhà trường, biện pháp phát triển sáng tạo cho học sinh. Nhà tâm lý học người Mỹ, W.Gordon phát hiện hai cơ chế sáng tạo: - Loại cơ chế sáng tạo không điều khiển được: các hiện tượng tâm lý: linh tính, trực giác, ngẫu hứng,... những gì thuộc tiềm thức, vô thức. 3
  6. - Loại cơ chế sáng tạo điều khiển được như sử dụng các phương pháp sáng tạo. Đến thế kỉ XX, khả năng sáng tạo được nhận diện ở những “kiểu” người khác nhau. Kết luận rất kì diệu và đầy tính nhân bản: sáng tạo hay khả năng sáng tạo có ở tất cả mọi người. Những phương pháp tìm đến cái mới như: Đối tượng tiêu điểm; Phương pháp công não hay não công - tấn công não - tập kích não và nhiều phương pháp khác như: Loại trừ; Tìm cái mới đảo ngược,... được đào sâu nghiên cứu. Người có công lớn trong việc xây dựng khoa học sáng tạo là nhà khoa học Genric Sanlovich Altshuller (1926 - 1998) Phương pháp Synectic do W.Gorden (Mĩ) đề xuất vào năm 1960 (trong phương pháp luận sáng tạo, phương pháp tương tự (Synectics) - là một phương pháp giải quyết vấn đề được phát triển bởi George M. Prince và William J.J. Gordon J. Bruner nghiên cứu vận dụng lý thuyết của J. Piaget để xây dựng mô hình dạy học dựa vào sự học tập khám phá của học sinh. Mô hình dạy học hành động học tập khám phá của J. Bruner có tác động tích cực đối với hoạt động học theo hướng học sinh tự kiến tạo kiến thức, kỹ năng nhờ đó phát triển tư duy và năng lực sáng tạo. V.G. Razumôxki (1975) với "Phát triển năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí (DHVL) ở trường trung học đã khái quát hóa ý kiến của nhiều nhà vật lí nổi tiếng về hoạt động sáng tạo, cơ sở lí thuyết của phương pháp phát triển khả năng sáng tạo của HS trong DHVL và đưa ra "Chu trình sáng tạo khoa học" Gần đây, có các bài viết: “Thúc đẩy sự sáng tạo trong học tập và giảng dạy” của tác giả Christine Smith, Chrissi Nerantzi và Andrew Middleton trường đại học Suffolk, Đại học Manchester Metropolitan, Đại học Sheffield Hallam, Vương quốc Anh; “Nuôi dưỡng năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc tổ chức thực hiện một dự án dạy học” của tác giả Ruey-Shyy Shieh, Đại học Ruey-Shyy Shieh Khai, Đài Loan Wheijen Chang Đại học Sư phạm Changhua, Đài Loan; “Phát triển tiềm năng sáng tạo của học sinh bằng cách sử dụng các phương pháp trực quan khi học Vật lý” của các tác giả Maria Dinica, Luminita Dinescua, Cristina Mirona, đăng trên Procedia Social and Behavioral Sciences 2 (2010) 3731-3736: “Phát triển chiến lược giàn giáo mềm để cải thiện khả năng tư duy sáng tạo của học sinh trong vật lý” của các tác giả Novinta Nurulsari, Abdurrahman and Agus Suyatna đăng trên IOP Conf. Series: Journal of Physics: “Học tập vật lý tích cực: Giúp học sinh phát triển nhận thức, cảm xúc tích cực và khả năng sáng tạo tuyệt vời” của Josip Slisko Scientia in educatione 8(Special Issue), 2017 Các tác giả đều có quan điểm phát triển NLST cần nhiều yếu tố liên quan đến học sinh, giáo viên và môi trường học tập. Như vậy, có thể thấy rằng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đều cho rằng: Năng lực sáng tạo của con người đều liên quan mật thiết đến phương thức hoạt động của bộ não, được bộc lộ và phát huy thông qua hoạt động, qua trải nghiệm thực tiễn, đặc biệt, trong giáo dục học sinh cần được tạo mọi điều kiện để phát triển dưới sự khuyến khích, hỗ trợ của nhà giáo dục. Tuy nhiên việc tổ chức dạy học, kiếm tra đánh giá cụ thể như thế nào cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh nước ta hiện nay là điều cần tiếp tục nghiên cứu. 4
  7. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Vào cuối thập kỷ 70 những hoạt động nghiên cứu liên quan đến khoa học về tư duy sáng tạo còn mang tính chất tự phát. Mãi đến năm 1977 lớp học dạy về phương pháp luận sáng tạo mới được tổ chức. Phan Dũng đã vận dụng TRIZ vào tổ chức các lớp học về phương pháp luận sáng tạo dạy kỹ năng tư duy sáng tạo cho mọi người. Nguyễn Văn Lê (1998) với "Cơ sở khoa học của sự sáng tạo"; Nguyễn Minh Triết (2001) với "Đánh thức tiềm năng sáng tạo"; Nguyễn Cảnh Toàn (2005) với "Khơi dậy tiềm năng sáng tạo"; Phạm Hữu Tòng với "Hình thành kiến thức, kĩ năng phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của HS trong Dạy học vật lí" và "Dạy học vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học"; Đỗ Hương Trà (2014), “Lamap - Một phương pháp dạy học hiện đại”, trình bày cơ sở lí luận cũng như những đặc điểm nổi bật của Lamap về dạy học nhằm nuôi dưỡng lòng say mê khoa học, tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Bài viết “Một số suy nghĩ về năng lực sáng tạo và phương pháp phát huy năng lực sáng tạo” của tác giả Trần Việt Dũng đăng trên tạp chí Khoa học (Đại học sư phạm - Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng có ba thành phần cơ bản trong năng lực sáng tạo, đó là tư duy sáng tạo, động cơ sáng tạo và ý chí sáng tạo. Bài viết “Một số phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho người học” của tác giả Nguyễn Văn Thiên cho rằng: Phương pháp giảng dạy hiện nay ở các nhà trường đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Đã có nhiều công trình, đề tài, bài viết đề cập đến vấn đề phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học nhưng trong điều kiện và thực tế dạy học hiện nay vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn nữa. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trong dạy học vật lí: Một số luận án tiến sĩ và bài viết chuyên ngành lí luận và phương pháp dạy học vật lí liên quan đến đề tài như sau: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Hồng Việt (1993) với "Dạy học một số kiến thức lớp 10 THPT theo chu trình nhận thức khoa học vật lí"; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Hòa - Hà Nội năm 2002 Với đề tài: “Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập và góp phần phát triển năng lực sáng tạo trong dạy học vật lí lớp 6 trung học cơ sở, 2002”; Vũ Thị Minh - 2011 Với đề tài: “Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học phần cơ học lớp 10 - trung học phổ thông”; Nguyễn Văn Phương (2017) với đề tài: “Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT”; Phạm Thị Phú (1999) với "Bồi dưỡng PP thực nghiệm cho HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ học lớp 10" đã đề cập đến việc bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm đồng thời phát triển năng lực sáng tạo cho HS trong dạy học vật lí THPT; Ngô Thị Bích Thảo (2002) với "Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần cơ học lớp 8 THCS" đã đề xuất các giải pháp như: Dạy học giải quyết vấn đề, bồi dưỡng phương pháp nhận thức khoa học, sử dụng hệ thống bài tập vật lí nhằm rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS; Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2007) với “Bài tập sáng tạo về vật lí ở trường trung học phổ thông” đưa ra 6 5
  8. dấu hiệu bài tập sáng tạo làm cơ sở cho xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý ở trung học phổ thông. Tạp chí Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Phạm Văn Đồng tháng 12/2019 với chủ đề: “Dạy học Vật lí phát triển phẩm chất năng lực học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” có đăng một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, đáng chú ý có một số bài viết sau: “Biện pháp dạy học Vật lí theo định hướng phát triển năng lực vật lí cho học sinh THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới” của các tác giả Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Phạm Nghiệp, Lê Thanh Huy; “Thiết kế hoạt động dạy học một số chủ đề trong môn Vật lí nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” của Phùng Việt Hải, Trần Thị Hương Xuân; “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực” của Vũ Trọng Rỹ, Nguyễn Đăng Nhật. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thể việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh từ xây dựng chủ đề dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở phần động học, động lực học vật lí 10. 1.2. Các nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Nửa cuối thế kỉ XIX, các nghiên cứu về tâm lí trong việc sáng tạo khoa học bắt đầu được đề cập, nhiều kết quả nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với giáo dục. Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi giáo dục cần có những thay đổi cho phù hợp với thời đại lúc bấy giờ, nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục được công bố, tiêu biểu trong thời kì này có John Dewey (1859 - 1952), ông chủ trương xây dựng một nền giáo dục học đi đôi với hành, học trong hành, lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn. Kurt Lewin (1890 - 1947) với mô hình nghiên cứu hành động và huấn luyện thực nghiệm đã nhấn mạnh kinh nghiệm là một khía cạnh quan trọng của việc học. Nghiên cứu hành động là một chu trình xoắn ốc bao gồm các bước: lập kế hoạch, hành động và tìm hiểu thực tế về kết quả của các hành động. Những kinh nghiệm “ở đây và bây giờ” đã được giải thích thông qua quá trình thu thập dữ liệu và phản ánh chia sẻ kết quả nghiên cứu. Lý thuyết học tập của Kolb (1974) đề xuất bốn phong cách học tập khác nhau, dựa trên chu trình học bốn giai đoạn. Kolb giải thích rằng mỗi người có một phong cách học tập riêng. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến phong cách của một người. Ví dụ, môi trường xã hội, kinh nghiệm giáo dục, hoặc cấu trúc nhận thức cơ bản của cá nhân. David Kolb cho ra mắt mô hình phong cách học tập của ông vào năm 1984 và kể từ đó ông tiếp tục xây dựng mô hình này. Theo lý thuyết của Kolb, động lực cho sự phát triển các khái niệm mới đó là những kinh nghiệm mới. Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế thì Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. 6
  9. 1.2.2. Các nghiên cứu ở trong nước Theo Nguyễn Minh Thuyết, Trải nghiệm là hoạt động mang tính tích hợp, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tế đời sống, cũng như tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên; Tưởng Duy Hải với bài viết: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông” đã trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh; Trần Thị Gái (2017) với bài viết: “Xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” đã đề cập đến một số vấn đề về định nghĩa, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học theo định hướng phát triển năng lực HS; Lê Thị Dung, Nguyễn Hoàng Đoan trong bài viết: “Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên theo phương thức trải nghiệm ở trường trung học cơ sở”. Nhóm tác giả Nguyễn Mậu Đức, Nguyễn Thị Phương Thuý với bài “Bồi dưỡng giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông”. Tạp chí khoa học trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng - năm 2018: Dương Xuân Quý và Trần Thị Huyền trong bài viết: “Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông” cho rằng: Việc lựa chọn và xây dựng chủ đề trải nghiệm cần tuân thủ những nguyên tắc về nội dung, bối cảnh hoạt động; mức độ yêu cầu thời gian thực hiện và điều kiện tổ chức; đảm bảo được sự an toàn; có ý nghĩa, lợi ích với gia đình, nhà trường và cộng đồng; Phùng Việt Hải cùng nhóm tác giả Trần Kim Thảnh, Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Quý Tuấn, Nguyễn Thị Xuân Hoài với bài viết: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm vận dụng kiến thức dòng điện xoay chiều, vật lí 12 cho học sinh”; Lê Công Triêm, Nguyễn Thị Nhị cùng các tác giả trong bài viết: “Giải pháp giảng dạy “Hoạt động trải nghiệm” trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm Vật lí đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”; Nhóm tác giả Quách Nguyễn Bảo Nguyên, Ngô Tấn Minh, Đỗ Hùng Dũng, Phan Nhật Khánh với bài viết: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí”. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: - Những biện pháp tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong môn Vật lí lớp 10 THPT. - Tổ chức hoạt động trải nghiệm một số nội dung trong dạy học môn Vật lí thông qua các chủ đề phần động học, động lực học vật lí lớp 10 hướng đến phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học phù hợp với nội dung dạy học và trình độ học sinh. Kết luận chương 1 Như vậy, năng lực sáng tạo của con người đã được nhân loại coi trọng và quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, nhưng do ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và chế độ chính trị nên sự sáng tạo của con người có lúc cũng bị quên lãng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền văn minh nhân loại thì khoa học về sự sáng tạo của 7
  10. con người ngày càng được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ. Trong lĩnh vực giáo dục, việc dạy học nhằm phát triển NLST của học sinh đã được đề cập đến khá nhiều trên thực tế cũng như trong các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã nêu lên được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn việc phát triển NLST của học sinh. Một số đề tài đã đi đến những giải pháp vận dụng vào quá trình dạy học các kiến thức trong chương trình vật lí hiện hành. Tuy nhiên nhiều vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển NLST của HS trong dạy học vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là những biện pháp tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá phát triển NLST của HS. Hoạt động trải nghiệm trong môn học cũng là vấn đề còn khá mới đối với nhiều thầy cô giáo, việc vận dụng vào quá trình dạy học như thế nào là những vấn đề cần làm rõ trong bối cảnh giáo dục phổ thông hiện nay. 8
  11. CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1. Năng lực. Năng lực sáng tạo 2.1.1. Năng lực Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Năng lực là phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người có khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo giáo dục học và tâm lí học, Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt. Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinh nghiệm, trải nghiệm). Năng lực “được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả” Như vậy: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện tốt một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”. Theo tác giả Hoàng Hòa Bình, có thể hình dung cấu trúc của năng lực theo các nguồn lực hợp thành bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.2. Cấu trúc của năng lực theo các nguồn lực hợp thành. Minh họa cấu trúc năng lực theo mô hình tảng băng: Phần nổi: kiến thức, kỹ năng, thái độ Phần chìm: Năng lực hiểu, năng lực làm, năng lực ứng xử Hình 2.1 Cấu trúc năng lực theo mô hình tảng băng 2.1.2. Năng lực sáng tạo Một số quan niệm về năng lực sáng tạo Dưới góc độ tâm lí học thì: “Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của sáng tạo, hoạt động sáng tạo, đặc biệt nó được dựa trên chất lượng của năng lực tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, động cơ và ý chí.”. Chúng tôi đồng ý với khái niệm của Phan Dũng: “Năng lực sáng tạo là năng lực tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân nhờ vào tố chất độc đáo của cá nhân đó”. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo trong dạy học Vật lí 1- Nhận ra ý tưởng mới, mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo lối mòn. Phát hiện và làm rõ vấn đề, biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích và khái quát vấn đề. 9
  12. 2- Hình thành và triển khai ý tưởng mới, biết vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại biết vận dụng những vấn đề khoa học để đưa ra sáng kiến. Đề xuất, lựa chọn giải pháp giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo). 3- Giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo), kết hợp các thao tác tư duy đưa ra kết luận chính xác, ngắn gọn. 4- Trình bày được vấn đề một cách linh hoạt, dự kiến nhiều phương án giải quyết. Biết liên tưởng và khái quát vấn đề. 5- Có động cơ học tập tốt, biết cách tự học hỏi, biết kết hợp các phương tiện kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự học. 6- Ý chí học tập tốt, luôn luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện. 2.1.3. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý Nguyên tắc đánh giá năng lực 1. Đảm bảo tính giá trị; 2. Đảm bảo tính toàn diện và linh hoạt; 3. Đảm bảo tính công bằng và tin cậy; 4. Đánh giá cần quan tâm đến cả kết quả và những trải nghiệm của người học để có được kết quả đó; 5. Đánh giá trong bối cảnh thực tiễn và vì sự phát triển của người được đánh giá. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Xây dựng bảng hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric) Vận dụng các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo trong các công trình khoa học hiện nay. Các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo 1: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; 2: Hình thành, triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; 3: Giải bài tập sáng tạo (hoặc GQVĐ sáng tạo); 4: Trình bày được vấn đề một cách linh hoạt, dự kiến nhiều phương án giải quyết; 5. Động cơ hành động; 6. Ý chí hành động. Từ những phân tích trên, chúng tôi xây dựng Rubric đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh như sau: Bảng 2.1. Hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo Thành tố Các mức độ biểu hiện biểu hiện TT NLST MĐ1 (0-2) MĐ2 (3-4) MĐ3 (5-6) MĐ4 (7-8) MĐ5 (9-10) của HS 1 Nhận ra Biết xác Biết xác Biết xác định Biết xác định và Biết phân tích các ý tưởng định và làm định và làm và làm rõ làm rõ thông tin, ý nguồn thông tin độc mới rõ thông tin,rõ thông tin, thông tin, ý tưởng mới và lập để thấy được chưa có ý ý tưởng mới tưởng mới; phức tạp từ các khuynh hướng và độ tưởng mới đối với bản biết phân tích, nguồn thông tin tin cậy của ý tưởng thân từ các tóm tắt những khác nhau; mới. Biết thu nguồn tài thông tin liên Phân tích được Phát hiện và nêu nhận thông liệu cho sẵn quan từ nhiều tình huống trong được tình huống có Phát tin từ tình theo hướng nguồn khác học tập, trong vấn đề trong học hiện và huống, nhận dẫn. nhau cuộc sống tập, trong cuộc sống. làm rõ ra những Biết thu Phân tích vấn đề vấn đề đơn nhận thông được tình giản tin từ tình huống trong huống, nhận học tập; phát ra những vấn hiện và nêu 10
  13. đề đơn giản được tình và đặt được huống có vấn câu hỏi đề trong học tập. 2 Hình Dựa trên Phát hiện Đề xuất giải Nêu được nhiều Hình thành và kết thành và hiểu biết đã yếu tố mới, pháp cải tiến ý tưởng mới trong nối các ý tưởng; triển có, biết hình tích cực hay thay thế học tập và cuộc nghiên cứu để thay khai ý thành ý trong những các giải pháp sống; suy nghĩ đổi giải pháp trước tưởng tưởng mới ý kiến của không còn phù không theo lối sự thay đổi của bối mới. đối với bản người khác; hợp; so sánh mòn; tạo ra yếu tố cảnh; đánh giá rủi Đề xuất, thân. hình thành ý và bình luận mới dựa trên ro và có dự phòng. lựa chọn Nêu được tưởng dựa được về các những ý tưởng Lựa chọn được giải cách thức trên các giải pháp đề khác nhau; giải pháp phù hợp pháp giải quyết nguồn thông xuất. Biết thu thập và nhất. vấn đề đơn tin đã cho; Xác định được làm rõ các thông giản theo Xác định và biết tìm hiểu tin có liên quan hướng dẫn. được và biết các thông tin đến vấn đề; biết tìm hiểu các liên quan đến đề xuất và phân thông tin liên vấn đề; đề xuất tích được một số quan đến vấn được giải pháp giải pháp giải đề. giải quyết vấn quyết vấn đề. đề. 3 Giải bài Xây dựng Xây dựng Xây dựng Tự lực xây dựng Tự lực xây dựng tập sáng được cách được cách được cách giải được cách giải bài được cách giải bài tạo giải bài tập giải bài tập bài tập sáng tập sáng tạo hoặc tập sáng tạo hoặc (hoặc sáng tạo sáng tạo tạo hoặc đề đề xuất được giải đề xuất được giải GQVĐ không hoàn không hoàn xuất được giải pháp (hay phương pháp (hay phương sáng chỉnh, có sự chỉnh hoặc đề pháp (hay án) GQVĐ nhưng án) GQVĐ có “tính tạo) trợ giúp của xuất được giải phương án) cần phải chỉnh sửa, mới” (ý tưởng mới, pháp GQVĐ giáo viên. GQVĐ, có sự GQVĐ có “tính phương pháp mới). nhưng không trợ giúp của mới” (ý tưởng mới, GQVĐ có tính độc đầy đủ, có sự giáo viên. phương pháp mới), đáo. trợ giúp của có sự trợ giúp của giáo viên. giáo viên. 4 Trình Trình bày Trình bày Trình bày Trình bày được Hứng thú, tự do bày vấn được vấn đề được đầy đủ được đầy đủ đầy đủ vấn đề một trong trình bày; chủ đề linh có sự trợ vấn đề về vấn đề về một cách linh hoạt. đề động nêu ý kiến; hoạt, dự giúp của một sự vật, sự vật, hiện xuất giải pháp cải không quá lo lắng kiến giáo viên hiện tượng tượng; so sánh tiến hay thay thế về tính đúng sai của nhiều có sự trợ và bình luận các giải pháp ý kiến đề xuất; phát phương giúp của giáo được về các không còn phù hiện yếu tố mới, án giải viên giải pháp đề hợp. tích cực trong quyết. xuất. những ý kiến khác. 5 Động cơ Hoạt động Hoạt động vì Có động cơ Có động cơ Luôn luôn có khát học tập vì bắt buộc được giao tốt đẹp mạnh mẽ thôi vọng sáng tạo và nhiệm vụ thúc, mong muốn cống hiến, làm việc hoàn thành tốt bất kể ngày đêm với công việc sự đam mê cao độ 6 ý chí Gặp khó khăn Thực hiện Có ý thức Luôn luôn vượt Luôn biến thất bại học tập thì nản chí, tới đâu hay hoàn thành tốt qua mọi khó khăn thành động lực không làm đó nhiệm vụ trở ngại sáng tạo nên cái mới 11
  14. 2.2. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học trong dạy học vật lí nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Phương pháp dạy học theo dự án; Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề; Phương pháp mô hình trong dạy học vật lí. Một số kỹ thuật dạy học: Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học: Kĩ thuật "Động não"; Kĩ thuật "Các mảnh ghép"; Kĩ thuật "XYZ": Kĩ thuật "Lược đồ tư duy" (Lược đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy). 2.3. Thực trạng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí ở các trường trung học phổ thông Khảo sát từ 94 giáo viên giảng dạy môn Vật lí ở 15 trường THPT và 247 học sinh lớp 10 học môn Vật lí ở 06 trường THPT tại các địa bàn thành thị, nông thôn và miền núi ở tỉnh Quảng Bình cho thấy: Số lượng khá lớn giáo viên chưa nhận thức được mục tiêu việc dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho HS (có 23,40% cho là ít cần thiết và 1,06% cho là không cần thiết). Có 37/% giáo viên luôn có ý thức vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, 37% thỉnh thoảng mới vận dụng, 22% giáo viên ít khi vận dụng và 4% giáo viên không bao giờ có ý thức vận dụng; Có 36,17% giáo viên chú trọng phát huy năng lực sáng tạo học sinh khi kiểm tra đáng giá, 38,29% thỉnh thoảng và 25,53% giáo viên ít khi quan tâm đến việc này. Chỉ có 26,72% học sinh được thường xuyên trao đổi với thầy cô trong các giờ học, 28,74% thỉnh thoảng còn lại là rất ít khi hoặc không bao giờ; có khoảng 29,95% học sinh ít khi trao đổi với bạn bè, đặc biệt có 12,95% không bao giờ trao đổi với bạn bè; có 30% học sinh rất mong muốn được bày tỏ ý kiến của mình trong các giờ học nhưng cũng khá nhiều học sinh (26%) ít khi mong muốn, đặc biệt có 14% học sinh không bao giờ muốn bày tỏ ý kiến của mình với thầy cô. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động trải nghiệm: Có khoảng 2/3 số giáo viên cho rằng đây là hoạt động cần thiết và rất cần thiết. Có khoảng 1/3 giáo viên cho là ít cần thiết và không cần thiết. Kết quả vẫn còn tỷ lệ khá lớn 22% giáo viên ít khi hoặc không bao giờ đưa những hoạt động này vào trong dạy học, 49% số giáo viên chỉ thỉnh thoảng mới đưa hoạt động này vào, chỉ có 29% giáo viên luôn có ý thức đưa các hoạt động trải nghiệm gắn liền với quá trình dạy học. Việc thực hiện kiểm tra đánh giá qua kết quả hoạt động trải nghiệm. Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 28% giáo viên ít hoặc không quan tâm đến sử dụng kết quả hoạt động trải nghiệm vào kiểm tra đánh giá, 51,06% thỉnh thoảng mới đưa kết quả hoạt động trải nghiệm vào dưới dạng các bài thực hành hoặc nêu phương án thí nghiệm, chỉ có 20,21% luôn chú ý đến hoạt động này. 2.4. Các biện pháp phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lý theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm 2.4.1. Biện pháp 1: Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Cơ sở lí luận của biện pháp, các bước tiến hành xây dựng chủ đề, cách thức tổ chức hoạt động học cho học sinh, tiến trình sư phạm mỗi hoạt động học, tiến trình thực 12
  15. hiện chủ đề. 2.4.2. Biện pháp 2: Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tăng cường các hoạt động tương tác, trao đổi theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Cơ sở lí luận của biện pháp: Theo quan điểm hiện đại thì dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và chân tay cho học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học có ưu thế như: phương pháp trực quan (đặc biệt là thực hành, thí nghiệm,...), phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án,... Học sinh nhận nhiệm vụ, tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Học sinh thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm. Khi thực hiện các nhiệm vụ học tập này, học sinh được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập. Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát triển năng lực sáng tạo. 2.4.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm chú trọng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong một số chủ đề dạy học môn Vật lí Trải nghiệm không thể tách rời khỏi thực tiễn cuộc sống, không thể tách rời khỏi các hoạt động của con người, đặc biệt là điều kiện, hoàn cảnh mà con người được trải qua. Học tập qua trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà HS có được xuất phát từ thực tiễn chứ không phải là một lý thuyết. Học tập qua trải nghiệm chú ý hơn về cảm xúc của học sinh. Nội dung hoạt động trải nghiệm được tiến hành theo chủ đề, các hoạt động cá nhân học sinh được chú trọng. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm khá đa dạng và phong phú. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm: Con người được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Con người được trải nghiệm và bộc lộ cảm xúc. Trải nghiệm thông qua nghiên cứu khoa học kỹ thuật và giáo dục Stem: Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm với việc vận dụng mô hình trải nghiệm David Kolb một cách phù hợp vào nội dung các chủ đề dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong môi trường giáo dục hiện nay. Ba biện pháp đã trình bày ở trên đều hướng đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, vì vậy có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau: Nếu biện pháp 1 nhằm lựa chọn nội dung và hướng đến mục tiêu dạy học thì biện pháp 2, biện pháp 3 là cách thức hay con đường để đạt mục tiêu đó. Biện pháp 3 còn tạo môi trường hay hoàn cảnh thuận lợi để học sinh có nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo của mình. 13
  16. Kết luận chương 2 Ở chương 2 đi sâu phân tích, làm rõ nội dung các khái niệm về năng lực, cấu trúc của năng lực, tìm hiểu NLST, làm rõ nội hàm khái niệm về sáng tạo, các yếu tố tác động và các cấp độ sáng tạo, những biểu hiện của NLST và các mức độ của những biểu hiện đó ở HS trong quá trình dạy học. Qua tìm hiểu những yếu tố liên quan đến việc hình thành phát triển NLST để nêu lên 6 biểu hiện của NLST của HS trong dạy học vật lí. Trên cơ sở thực trạng dạy học hiện nay ở các trường phổ thông, chúng tôi đã đưa ra 3 biện pháp tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát triển NLST cho học sinh: Biện pháp 1: Xây dựng chủ đề dạy học theo hướng phát triển NLST của HS Biện pháp 2: Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tăng cường các hoạt động tương tác, trao đổi theo hướng phát triển NLST của HS Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm chú trọng phát triển NLST của HS trong một số chủ đề dạy học môn Vật lí Dựa trên 5 nguyên tắc đánh giá kết quả dạy học, Chương 2 cũng nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và thang đo đánh giá sự phát triển NLST của HS phù hợp với từng nội dung hoạt động trong dạy học vật lý. 14
  17. CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ PHẦN ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC VẬT LÍ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH Chủ đề 1: Vận tốc với an toàn giao thông gồm 3 nội dung, mỗi nội dung có một mục tiêu cụ thể nhưng đều hướng đến mục tiêu phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, trọng tâm hoạt động mỗi nội dung tuỳ thuộc vào mục tiêu của nội dung đó. Nội dung 1: Khái niệm vận tốc, vận tốc của vật trong chuyển động thẳng và tròn đều. Nội dung 2: Kiểm soát tốc độ, giải pháp an toàn cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Nội dung 3: Chế tạo thiết bị cảnh báo tốc độ đảm bảo an toàn giao thông. Mục tiêu Nội dung 1 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc tìm hiểu, khám phá và vận dụng kiến thức mới. Mục tiêu Nội dung 2 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành và cũng cố kiến thức. Mục tiêu Nội dung 3 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc vận dụng kiến thức giải quyết một vấn đề thực tiễn. Chủ đề 2: Tác dụng của lực ma sát gồm 2 nội dung: Nội dung 1: Lực ma sát, tác dụng của lực ma sát Nội dung 2: Xác định hệ số ma sát trượt Mục tiêu Nội dung 1 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. Mục tiêu Nội dung 2 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành vận dụng và cũng cố kiến thức. * Hình thức tổ chức dạy học các chủ đề: Trình bày bằng các Bảng mô tả các hoạt động dạy học. Có 5 bảng mô tả cho 5 nội dung trong 2 chủ đề trên: Bảng 3.1. Mô tả hoạt động nội dung 1 Khái niệm vận tốc, vận tốc của vật trong chuyển động thẳng đều và tròn đều Thời Hoạt Chỉ số hành vi sẽ đánh Mô tả hoạt động Công cụ lượng động giá dự kiến GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy HS: Phiếu học tập 25p tìm hiểu thông tin ở các trang sách - Nhận ra được dạng quỹ 1.1.1: trên và cho biết Vận tốc là gì? đặc đạo. Phiếu quan sát, Khởi trưng cho phương diện nào của - Mô tả được sự thay đổi đánh giá 1.1.1 động chuyển động? vận tốc. Bảng tiêu chí HS: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh - Chỉ ra được phương án đánh giá (TC nghiên cứu tài liệu và trả lời các câu xác định vận tốc ĐG) 1.1 hỏi vào Phiếu học tập 1.1.1: GV: Chuyển giao nhiệm vụ: - Trình bày được phương Phiếu học tập 65p Xác định được độ lớn của vận tốc: án xác định vận tốc tốc 1.1.2 Hình chuyển động thẳng đều; chuyển động thẳng đều, Phiếu quan sát, thành chuyển động thẳng biến đổi đều; tròn đều đánh giá 1.1.1 kiến thức chuyển động tròn đều - Phân tích được nhiều Bảng TCĐG HS: Thực hiện nhiệm vụ phương án xác định vận 1.1 - Học sinh nghiên cứu tài liệu và tốc mới, đề xuất được 15
  18. thực hiện Phiếu học tập 1.1.2: phương án tối ưu - Chỉ ra được công thức tính vận tốc: thẳng đều, biến đổi đều và tròn đều, nêu đặc điểm - Thực hiện việc trả lời Phiếu học tập 45p GV: Chuyển giao nhiệm vụ các câu hỏi 1.1.3 -Hãy hoàn thành các câu hỏi sau: -Biết giải được các bài Phiếu quan sát, (Phiếu học tập 1.1.3) tập thông hiểu, vận dụng đánh giá 1.1.1 Luyện tập đơn giản theo những Bảng TCĐG HS: Thực hiện nhiệm vụ cách khác nhau 1.1 - HS thực hiện giải các bài tập - Nêu được ý tưởng xác định vận tốc đoàn tàu GV: Chuyển giao nhiệm vụ -Trình bày được phương Phiếu học tập -Hãy hoàn thành các câu hỏi sau: án xác định vận tốc đoàn 1.1.4 Vận tàu Phiếu quan sát, dụng, tìm HS: Thực hiện nhiệm vụ (Trải -Thực hiện được phương đánh giá 1.1.1 45p tòi mở nghiệm mô phỏng) án xác định vận tốc đoàn Bảng TCĐG rộng - Học sinh tìm hiểu, vận dụng kiến tàu 1.1 thức đề xuất ý tưởng, hoàn thành Phiếu học tập 1.1.4 Bảng 3.3. Mô tả hoạt động nội dung 2 Kiểm soát tốc độ, giải pháp an toàn cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Thời Hoạt Mô tả hoạt động Chỉ số hành vi sẽ đánh Công cụ lượng động giá dự kiến GV: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS: Phiếu học tập 20 p HS Xem băng hình chuyển động tại Quan sát, đề xuất được 1.2.1: ngã tư, thực hiện các nhiệm vụ sau: phương án xác định vận Phiếu quan - Nêu sự cần thiết phải kiểm soát tốc của ô tô hoặc tàu hoả sát, đánh giá Khởi tốc độ Trình bày được các 1.2.1 động - Đề xuất các phương án xác định phương án thực hiện Bảng TC ĐG tốc độ của ô tô, tàu hoả khác nhau 1.2 HS: Thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, phân tích hình ảnh và thực hiện Phiếu học tập 1.2.1: GV: Chuyển giao nhiệm vụ HS: Đề xuất ý tưởng, Phiếu học tập Trải - Hãy xây dựng mô hình chuyển trao đổi thảo luận. 1.2.2 1 tuần nghiệm động thẳng đều, tròn đều và thiết lập Phân công nhiệm vụ. Phiếu quan (thực thực hiện thiết bị xác định vận tốc Quá trình thực hiện sát, đánh giá hiện dự án HS: Thực hiện nhiệm vụ theo Phiếu Kết quả sản phẩm 1.2.1 ngoài học tập 1.2.2 Bảng ĐG 1.2 lớp) GV: Chuyển giao nhiệm vụ - HS: Đại diện nhóm Phiếu học tập 25 p - Cho học sinh thực hiện xác định trình bày phương án xác 1.2.3 Củng cố vận tốc xe ô tô (từ dự án học sinh đã định vận tốc. Phiếu quan kiến thức, chuẩn bị) Học sinh làm việc nhóm sát, đánh giá rèn luyện Hãy tính vận tốc ô tô chuyển động tiến hành đo lấy số liệu 1.2.1 kỹ năng thẳng đều và tính toán cho kết quả Bảng TC ĐG HS: Thực hiện nhiệm vụ 1.2 - Phiếu học tập 1.2.3 16
  19. GV: Chuyển giao nhiệm vụ HS: Đại diện nhóm trình Phiếu học tập - Hãy tính vận tốc, chu kì, tần số, gia bày phương án xác định 1.2.4 Vận dụng, tốc hướng tâm của ô tô chuyển động vận tốc, và các đại lượng Phiếu quan tìm tòi mở tròn đều cần tìm sát, đánh giá 45 p rộng Học sinh làm việc nhóm 1.2.1 HS: Thực hiện nhiệm vụ tiến hành đo lấy số liệu Bảng TC ĐG Phiếu học tập 1.2.4 và tính toán cho kết quả 1.2 Bảng 3.4. Mô tả hoạt động nội dung 3 Chế tạo thiết bị cảnh báo tốc độ đảm bảo an toàn giao thông Thời Hoạt Chỉ số hành vi sẽ Mô tả hoạt động Công cụ lượng động đánh giá dự kiến GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy -HS: Học sinh trình bày Phiếu học tập 45 p đề xuất ý tưởng xây dựng dự án xác các ý tưởng dự án, tự 1.3.1: Đề xuất định tốc độ chuyển động của vật khi đánh giá ý nghĩa khoa Phiếu quan sát, ý tưởng tham gia giao thông học và tính khả thi của đánh giá 1.3.1 HS: Thực hiện nhiệm vụ: các dự án Bảng TC ĐG 1.3 thực hiện Phiếu học tập 1.3.1: GV: Chuyển giao nhiệm vụ HS: Đề xuất ý tưởng, Phiếu học tập Trải - Hãy xây dựng kế hoạch thực hiện dự trao đổi thảo luận. 1.3.2 1 tuần nghiệm án và từng bước triển khai thực hiện Phân công nhiệm vụ. Phiếu quan sát, (thực thực hiện - Triển khai thực hiện dự án và Quá trình thực hiện đánh giá 1.3.1 hiện dự án hoàn thành sản phẩm HS tự đánh giá sản Bảng ĐG 1.3 ngoài HS: Thực hiện nhiệm vụ theo phẩm tổ mình lớp) Khung trải nghiệm thiết kế Kết quả sản phẩm GV: Chuyển giao nhiệm vụ -HS: Đại diện nhóm Phiếu học tập 45 p Trao đổi Đại diện tổ trình bày sản phẩm dự trình bày phương án 1.3.3 thảo án, mọi thành viên theo dõi nhận Học sinh làm việc Phiếu quan sát, luận, xét đánh giá nhóm và đánh giá kết đánh giá 1.3.1 đánh gia HS: Thực hiện nhiệm vụ quả dự án Bảng TC ĐG 1.3 dự án - Phiếu học tập 1.3.3 Bảng 3.5. Mô tả hoạt động nội dung 1: Lực ma sát, tác dụng của lực ma sát Thời Hoạt Mô tả hoạt động Chỉ số hành vi sẽ đánh giá Công cụ lượng động dự kiến GV: Chuyển giao nhiệm vụ: HS: Nghiên cứu các tư liệu Phiếu học tập Lực ma sát xuất hiện do nguyên nhân học tập xác định vấn đề 2.1.1: nào? Tác dụng của lực ma sát lên nghiên cứu Phiếu quan Khởi chuyển động của vật như thế nào? Thảo luận trước lớp để sát, phỏng 25p động HS: Thực hiện nhiệm vụ: nghiên hoàn thành vấn đề nghiên vấn 2.1.1 cứu các tư liệu học tập và thực hiện cứu Bảng TCĐG Phiếu học tập 2.1.1: 2.1 GV: Chuyển giao nhiệm vụ -HS: Học sinh làm việc Phiếu học tập Lực ma sát có các đặc điểm gì về nhóm, nghiên cứu tài liệu 2.1.2 Hình điểm đặt, phương, chiều? Nhóm thảo luận để thực Phiếu quan thành Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc như hiện kiểm tra dự đoán và sát, phỏng 45p kiến thế nào vào các yếu tố liên quan? hoàn thành nhiệm vụ học vấn 2.1.1 thức Lực ma sát được ứng dụng như thế tập Bảng TCĐG nào trong các lĩnh vực của đời sống, Các nhóm báo cáo kết quả 2.1 kĩ thuật? làm việc nhóm, trao đổi để 17
  20. HS: Thực hiện nhiệm vụ rút ra các nhận xét kết luận Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập Hoàn thành Phiếu học tập 2.1.2: GV: Chuyển giao nhiệm vụ - Thực hiện việc trả lời các Phiếu học tập -Hãy hoàn thành các câu hỏi câu hỏi 2.1.3 -Vận dụng kiến thức giải thích một -Học sinh làm việc nhóm, Phiếu quan số hiện tượng và giải các bài tập trên tóm tắt kiến thức về lực ma sát, phỏng Luyện tài liệu học tập. sát vấn 2.1.1 40p tập HS: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trình bày kết quả Bảng TC ĐG - HS thực hiện giải các bài tập bài tập của nhóm trước lớp 2.1 - Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ và thảo luận. tổng kết kiến thức. Hoàn thành Phiếu học tập 2.1.3: - Hoạt động tìm hiểu vai trò Phiếu học tập của lực ma sát trong đời 2.1.3 GV: Chuyển giao nhiệm vụ sống. Việc lợi dụng và hạn Phiếu quan Vận - Tìm hiểu được vai trò của lực ma chế tác dụng của lực ma sát sát, phỏng dụng, sát đối với từng lĩnh vực đời sống trong thực tế đời sống. vấn 2.1.1 tìm tòi Bài tập giao về nhà - Đại diện nhóm Trình bày Bảng TCĐG 25p mở HS: Thực hiện nhiệm vụ Hoàn được ứng dụng lực ma sát 2.1 rộng thành Các bài tập trong đời sống, trong kĩ thuật, trong giao thông. - Thực hiện được báo cáo kết quả trước lớp. Bảng 3.6. Mô tả hoạt động nội dung 2: Xác định hệ số ma sát trượt (2 tiết) Thời Hoạt Chỉ số hành vi sẽ lượng Mô tả hoạt động Công cụ động đánh giá dự kiến GV: Chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đề -HS: Các nhóm trình Phiếu học tập 20 p xuất phương án xác định hệ số ma sát µ bày các phương án đề 2.2.1: Đề xuất HS: Thực hiện nhiệm vụ: xuất và thảo luận tính Phiếu quan sát, ý tưởng Học sinh làm việc cá nhân và hoàn khả thi từng phương đánh giá 2.2.1 thành Phiếu học tập 2.2.1 án Bảng TC ĐG 2.2 GV: Chuyển giao nhiệm vụ HS: Đề xuất ý tưởng, Phiếu học tập - Hãy xây dựng kế hoạch thực hiện dự trao đổi thảo luận. 2.2.2 45p Trải án và từng bước triển khai thực hiện Phân công nhiệm vụ. Phiếu quan sát, nghiệm -Nêu các bước và tiến hành lắp ráp thí Quá trình thực hiện đánh giá 2.2.1 thực nghiệm xác định hệ số ma sát HS tự đánh giá sản Bảng TCĐG 2.2 hiện dự - Triển khai thực hiện dự án và hoàn phẩm tổ mình án thành sản phẩm HS: Thực hiện nhiệm vụ theo Khung Kết quả sản phẩm trải nghiệm thiết kế Hoàn thành Phiếu học tập 2.2.3 GV: Chuyển giao nhiệm vụ -HS: Đại diện nhóm Phiếu học tập 25 p Trao đổi Đại diện tổ trình bày sản phẩm dự án, trình bày phương án 2.2.3 thảo mọi thành viên theo dõi nhận xét đánh Học sinh làm việc Phiếu quan sát, luận, giá nhóm và đánh giá kết đánh giá 2.2.1 đánh gia HS: Thực hiện nhiệm vụ quả dự án Bảng TC ĐG 2.2 dự án - Phiếu học tập 2.2.3 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2