intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược trong dạy học Toán - Thống kê Y Dược

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất được những biện pháp cần thiết nhằm hình thành và phát triển tư duy thống kê cho SV các trường ĐH ngành Dược thông qua dạy học học phần Toán Thống kê Y Dược, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và giúp SV ngành Dược đưa ra những quyết định hiệu quả hơn về nghề nghiệp khi họ học TK. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược trong dạy học Toán - Thống kê Y Dược

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI QUÁCH THỊ SEN PHÁT TRIỂN TƯ DUY THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC TRONG DẠY HỌC TOÁN THỐNG KÊ Y DƯỢC Chuyên ngành: LL và PPDH bộ môn Toán Mã số: 9.14.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Lê Tuấn Anh 2. TS Trần Mạnh Cường Phản biện 1: PGS.TS Tôn Thân Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Triệu Sơn Trường Đại học Tây Bắc Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Danh Nam Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Quách Thị Sen (2015), Phát triển năng lực vận dụng Xác suất và Thống kê vào thực tiễn cho sinh viên ngành Y Dược, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 113, tr.44-45,64. 2. Quách Thị Sen (2015), Xây dựng bài tập có nội dung thực tiễn ngành nghề trong dạy học Xác suất và Thống kê cho sinh viên Đại Dược Hà Nội, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 119, tr. 9-10. 3. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên trong dạy học Toán – thống kê Y Dược ở các trường đại học ngành Dược, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 14, tr.29-33. 4. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược thông qua luyện tập cho sinh viên đọc hiểu, tổ chức và thu gọn, biểu diễn dữ liệu thống kê, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 15, tr.75-80. 5. Quách Thị Sen (2019), Thiết kế dự án học tập nội dung Thống kê khi dạy học Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 18, tr. 38-42. 6. Quách Thị Sen (2019), Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược thông qua luyện tập cho sinh viên phân tích dữ liệu và đọc kết quả thống kê thông qua giảng dạy môn Toán - thống kê y dược, Tạp chí Giáo dục, số 461, tr.40-45.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sự cần thiết phát triển tư duy cho sinh viên ở các trường đại học Nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học (ĐH) là một vấn đề có tính thời sự về giáo dục ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, … Việc tìm kiếm những phương pháp dạy học hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH tại Việt Nam đã và đang là vấn đề đặt ra đối với giảng viên (GV), lãnh đạo các trường ĐH. Hơn thế nữa trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin theo hướng ngày càng hiện đại hóa, để sử dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại thì đòi hỏi con người phải có năng lực suy luận, tư duy và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Do vậy, dạy học theo hướng phát triển tư duy cho sinh viên (SV) ở các trường ĐH càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa. 1.2. Cần thiết phải phát triển tư duy thống kê ở các trường Đại học ngành Dược Ngành Y học được biết đến qua hàng triệu căn bệnh khác nhau, các phương pháp chữa trị khác nhau, bên cạnh những thành công trong việc chữa trị thì cũng không ít trường hợp thầy thuốc chẩn đoán nhầm bệnh do phương pháp chuẩn đoán chưa chính xác,... Việc phân tích các số liệu, chuẩn đoán các phương pháp trong Y học yêu cầu phải có độ chính xác cao. Thống kê (TK) là một ngành khoa học, một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những nghiên cứu trong các lĩnh vực Y học. Vì vậy, đòi hỏi các nhà nghiên cứu Y học phải có kiến thức, có trình độ và tư duy về TK. Điều này càng khẳng định việc nâng cao chất lượng dạy và học học phần Toán -
  5. 2 Thống kê Y Dược (TTKYD), đặc biệt là phát triển tư duy thống kê (TDTK) cho SV là nhiệm vụ quan trọng của ngành Dược cũng như những người làm công tác quản lý và giảng dạy tại các trường ĐH ngành Dược. Để đào tạo đội ngũ dược sĩ có năng lực sáng tạo, cần có phương pháp dạy học để khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của người học. Việc phát triển TDTK cho SV tại các trường DH ngành Dược là một việc làm quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tăng cường tính ứng dụng thực tiễn của học phần trong ngành nghề Dược. 1.3. Cần thiết phải dạy học học phần Toán - Thống kê Y Dược theo hướng phát triển tư duy thống kê cho sinh viên các trường đại học ngành Dược Với nội dung TK được giảng dạy cho sinh viên đại học (SVĐH) ngành Dược: Khái niệm TK, đặc trưng của thống kê mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm định giả thuyết, so sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi qui tương quan, cách lấy mẫu và xử lý số liệu thống kê trong các nghiên cứu về y dược. Dạy học TTKYD theo hướng phát triển TDTK giúp SV có khả năng nhận biết, hiểu được tập dữ liệu, từ đó có khả năng tổ chức, thu gọn, có thể phân tích xử lý số liệu và đưa ra kết luận có ý nghĩa TK, đặc biệt có khả năng vận dụng TK vào thực tiễn nghề nghiệp. Vì vậy, để SVĐH ngành Dược nắm vững được kiến thức cơ bản về TK và có khả năng vận dụng TK vào thực tiễn nghề nghiệp thì cần phải dạy học phần TTKYD theo hướng phát triển TDTK. Với mong muốn góp phần phát triển TDTK cho SV các trường ĐH ngành Dược trong dạy học học phần TTKYD, đề tài luận án được chọn là: “Phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược trong dạy học Toán - Thống kê Y Dược”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất được những biện pháp cần thiết nhằm hình thành và phát triển TDTK cho SV các trường ĐH ngành Dược thông qua dạy học học phần TTKYD, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và giúp SV ngành Dược đưa ra những quyết định hiệu quả hơn về nghề nghiệp khi họ học TK.
  6. 3 3. Giả thuyết khoa học Nếu rèn luyện các thành tố của TDTK cho SV trong quá trình dạy học TTKYD theo các biện pháp đã đề xuất trong luận án thì SV vừa có kết quả học tập TTKYD tốt hơn, vừa góp phần phát triển được TDTK. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học nội dung TK trong học phần TTKYD tại trường ĐH ngành Dược. - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dược trong dạy học TTKYD. 5. Phạm vi nghiên cứu Chương trình, nội dung TK trong học phần TTKYD ở các trường ĐH ngành Dược. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: (1) Tổng quan về tư duy, TDTK, tầm quan trọng của việc phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dược. (2) Điều tra thực trạng về việc học tập phần TK và việc phát triển TDTK của SV các trường ĐH ngành Dược. (3) Đề xuất những biện pháp nhằm phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dược, giúp SV không những được phát triển TDTK mà còn giúp SV có khả năng vận dụng được vào ngành nghề Dược. (4) Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đề xuất trong luận án. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp khảo sát - điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 8. Các luận điểm đƣa ra bảo vệ - Ngoài việc trang bị tri thức, kĩ năng cho SV cần thiết phải phát triển TDTK cho SV. - Những mức độ của TDTK được đề xuất trong luận án là có cơ sở khoa học. - Những biện pháp sư phạm có tính khả thi và hiệu quả.
  7. 4 9. Những đóng góp của luận án Về mặt lí luận (1) Hệ thống một số quan niệm về TDTK và đề xuất quan niệm về TDTK. (2) Đề xuất 5 biểu hiện và 5 mức độ của TDTK mà SVĐH ngành Dược cần đạt được. (3) Làm rõ được tầm quan trọng của việc phát triển TDTK trong dạy học TTKYD cho SVĐH ngành Dược. (4) Trình bày 6 định hướng và đề xuất 6 biện pháp sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học học phần TTKYD tại các trường ĐH ngành Dược. Về thực tiễn (1) Bước đầu tìm hiểu về thực trạng của việc học TK và phát triển TDTK của SVĐH ngành Dược. (2) 6 biện pháp đề xuất trong luận án được kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu qua qua hai đợt TNSP, có thể được vận dụng vào giảng dạy học phần TTKYD trong các trường ĐH đào tạo ngành Dược. (3) Các nội dung trong luận án có thể dùng làm tại liệu tham khảo cho các GV giảng dạy học phần TTKYD và SV tại các trường ĐH đào tạo ngành Dược. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục 3 chương như sau: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng 2. Một số biện pháp phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên Đại học ngành Dƣợc trong dạy học Toán thống kê y dƣợc Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
  8. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về giảng dạy Xác suất và thống kê 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tƣ duy thống kê 1.2. Tƣ duy và tƣ duy thống kê 1.2.1. Tƣ duy 1.2.1.1. Quan niệm về tư duy Có nhiều nhà khoa học, nhà giáo đã đưa ra các quan niệm của tư duy. Chúng tôi có cùng quan điểm với Trần Đức Chiển: “Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết”. 1.2.1.2. Các đặc điểm của tư duy Theo Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007) [52]: Xét về mức độ nhận thức lý tính, tư duy có 5 đặc điểm: Tính “có vấn đề” của tư duy, tính gián tiếp của tư duy, tính trừu tượng và khái quát của tư duy, tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính. 1.2.1.3. Quá trình tư duy K.K. Platônôp đã cụ thể hóa quá trình tư duy qua Hình 1.1:
  9. 6 Nhận thức vấn đề CÂU HỎI Xuất hiện các liên tưởng GIẢ Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết THUYẾT Kiểm định giả thuyết XÁC Khẳng định Phủ định MINH Chính xác hóa Tìm giả thuyết mới QUYẾT ĐỊNH Giải quyết vấn đề Hoạt động tư duy mới Hình 1.1. Quá trình tư duy (nguồn: Chu Cẩm Thơ) 1.2.2. Tƣ duy thống kê 1.2.2.1. Quan niệm về tư duy thống kê Có nhiều nhà khoa học và nhà giáo đã đưa ra các quan niệm về tư duy thống kê. Chúng tôi cho rằng: TDTK là quá trình nhận thức, phản ánh và vận dụng những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ có tính quy luật TK thông qua các dữ liệu TK đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu. 1.2.2.2. Quá trình tư duy thống kê Theo Groth (2003): TDTK trải qua 5 quá trình then chốt, không thể tách rời: Mô tả dữ liệu, tổ chức và thu gọn dữ liệu, biểu diễn dữ liệu, phân tích dữ liệu và thu thập dữ liệu.
  10. 7 1.3. Tƣ duy thống kê trong dạy học Toán - Thống kê Y Dƣợc 1.3.1. Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dược TDTK đóng vai trò rất quan trọng đối với SV ngành Dược, cụ thể: Thứ nhất, việc phát triển TDTK không những giúp SV đạt được kết quả cao về học phần TTKYD mà còn giúp SV có khả năng thu thập, hệ thống và tư duy để làm chủ kiến thức các học phần khác. Thứ hai, phát triển TDTK giúp các SV ngành Dược dễ dàng liên hệ TK với thực tiễn ngành Dược. Thứ ba, phát triển TDTK giúp các nhà nghiên cứu Dược có thể đưa ra dự báo chính xác trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu dược. Thứ tư, phát triển TDTK cho SV ngành Dược góp phần hình thành tư duy và khả năng tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Thứ năm, phát triển TDTK góp phần rèn luyện nhân cách người học. Thứ sáu, phát triển TDTK góp phần bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của đội ngũ dược sĩ trong tương lai. 1.3.2. Các biểu hiện và mức độ tư duy thống kê mà sinh viên đại học ngành Dược cần đạt được Biểu hiện Mức độ Biểu hiện 1: Có khả năng đọc hiểu Mức độ 1: Biết đọc hiểu dữ liệu dữ liệu TK TK Có khả năng đọc số liệu, có khả - Hiểu, biết và vận dụng được các năng đọc được các thông tin trên khái niệm TK đã học ở phổ thông: bảng biểu, biểu đồ và hiểu ý nghĩa Tính được số trung bình cộng, của mẫu số liệu; phát hiện được các phương sai mode dạng đơn giản. đặc trưng của mẫu dạng mẫu đơn Đọc hiểu được dữ liệu TK dưới giản và tính quy luật TK. dạng bảng biểu, biểu đồ, các loại mẫu. - Chưa biết tổ chức và thu gọn dữ liệu. Chưa biết vẽ một số dạng biểu đồ đơn giản. - Chưa tính được và chưa hiểu được các số đặc trưng của tất cả
  11. 8 các loại mẫu. - Chưa nhận được dạng và chưa biết vận dụng các dạng ước lượng và kiểm định, hồi quy để phân tích dữ liệu TK. Chưa rút ra được các kết luận có ý nghĩa TK. - Chưa biết vận dụng tri thức TK ở ĐH vào thực tiễn ngành Dược. Biểu hiện 2: Có khả năng tổ chức và Mức độ 2: Biết tổ chức và thu gọn thu gọn, biểu diễn dữ liệu TK và biểu diễn dữ liệu TK Khi có sẵn tập dữ liệu, SV nhận biết - Hiểu, biết và vận dụng được các được dữ liệu dạng nào, biết được khái niệm TK đã học ở phổ thông: cách tổ chức và biết cách thu gọn Tính được số trung bình cộng, dưới dạng mẫu thu gọn hay thu gọn phương sai mode dạng đơn giản. dạng khoảng,... - Đọc hiểu được dữ liệu TK dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, các loại mẫu. - Biết tổ chức và thu gọn dữ liệu. Biết vẽ một số dạng biểu đồ đơn giản. - Chưa tính được và chưa hiểu được các số đặc trưng của tất cả các loại mẫu. - Chưa nhận được dạng và chưa biết vận dụng các dạng ước lượng và kiểm định, hồi quy để phân tích dữ liệu TK. Chưa rút ra được các kết luận có ý nghĩa TK. - Chưa biết vận dụng tri thức TK ở ĐH vào thực tiễn ngành Dược. Biểu hiện 3: Tính được và hiểu được Mức độ 3: Tính được và hiểu ý nghĩa của các số đặc trưng TK được các số đặc trưng của các dữ Tính được các số đặc trưng của mẫu liệu TK như: Trung bình, trung vị, phương - Hiểu, biết và vận dụng được các
  12. 9 sai, độ lệch chuẩn của từng loại mẫu khái niệm TK đã học ở phổ thông: (mẫu đơn giản, mẫu thu gọn, mẫu Tính được số trung bình cộng, thu gọn dạng khoảng) và hiểu được phương sai mode dạng đơn giản. ý nghĩa của các số đặc trưng này. - Đọc hiểu được dữ liệu TK dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, các loại mẫu. - Biết tổ chức và thu gọn dữ liệu. Biết vẽ một số dạng biểu đồ đơn giản. - Tính được và hiểu được các số đặc trưng của tất cả các loại mẫu. - Chưa nhận được dạng và chưa biết vận dụng các dạng ước lượng và kiểm định, hồi quy để phân tích dữ liệu TK. Chưa rút ra được các kết luận có ý nghĩa TK. - Chưa biết vận dụng tri thức TK ở ĐH vào thực tiễn ngành Dược. Biểu hiện 4: Có khả năng phân tích Mức độ 4: Biết phân tích dữ liệu dữ liệu TK TK SV hiểu được ý nghĩa của mẫu dữ - Hiểu, biết và vận dụng được các liệu để từ đó có thể ước lượng, thể khái niệm TK đã học ở phổ thông: kiểm tra được tổng thể, có thể so Tính được số trung bình cộng, sánh được hai, nhiều mẫu hay dự phương sai mode dạng đơn giản. đoán được xu hướng của tập dữ Đọc hiểu được dữ liệu TK dưới liệu,... dạng bảng biểu, biểu đồ, các loại Việc phân tích dữ liệu vô cùng quan mẫu. trọng, ở giai đoạn này SVĐH cần - Biết tổ chức và thu gọn dữ liệu. phải phân tích được các dạng toán Biết vẽ một số dạng biểu đồ đơn TK sau: giản. -Phân tích bằng biểu đồ. - Tính được và hiểu được các số - Phân tích qua các phương pháp đặc trưng của tất cả các loại mẫu. kiểm định, ước lượng TK, dự đoán - Nhận được dạng và biết vận TK. dụng các dạng ước lượng và kiểm
  13. 10 - Đọc và phân tích kết quả. định, hồi quy để phân tích dữ liệu TK. Rút ra được các kết luận có ý nghĩa TK. - Chưa biết vận dụng tri thức TK ở ĐH vào thực tiễn ngành Dược. Biểu hiện 5: Có khả năng liên hệ TK Mức độ 5: Biết liên hệ thống kê với thực tiễn ngành Dược với thực tiễn ngành dược SV biết liên hệ TK với thực tiễn - Hiểu, biết và vận dụng được các ngành nghề mà họ theo học, đứng khái niệm TK đã học ở phổ thông: trước các tình huống thực tế SV phải Tính được số trung bình cộng, biết xây dựng thành các bài toán phương sai mode dạng đơn giản. TK, để từ đó có thể mô tả, phân tích Đọc hiểu được dữ liệu TK dưới và đưa ra các kết luận phù hợp. dạng bảng biểu, biểu đồ, các loại mẫu. - Biết tổ chức và thu gọn dữ liệu. Biết vẽ một số dạng biểu đồ đơn giản. - Tính được và hiểu được các số đặc trưng của tất cả các loại mẫu. - Nhận được dạng và biết vận dụng các dạng ước lượng và kiểm định, hồi quy để phân tích dữ liệu TK. Rút ra được các kết luận có ý nghĩa TK. - Biết vận dụng tri thức TK ở ĐH vào thực tiễn ngành Dược. 1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của lứa tuổi sinh viên SV thường có độ tuổi từ 18 đến 25, là lứa tuổi có sự ổn định về mặt tình cảm, thực sự yêu thích và đam mê với nghề nghiệp đã chọn, thái độ ý thức của các em ở lứa tuổi này phát triển cao. Hơn nữa, trong những năm gần đây, các trường ĐH ngành Dược nằm trong các trường có điểm chuẩn đầu vào theo ban tự nhiên cao trong cả nước. Do vậy, có thể dạy học TK theo hướng phát triển TDTK cho SV ngành này.
  14. 11 1.3.4. Quan niệm về dạy học phát triển tư duy thống kê cho sinh viên ngành Dược Để phát triển TDTK cho SV ngành này thì cần phải dạy học TK theo các hướng sau: Dạy TK phải căn cứ vào nội dung TK trong chương trình học phần TTKYD đào tạo cho SVĐH khối ngành Dược. - Phát triển TDTK phải đảm bảo chuẩn đầu ra đối với SVĐH ngành Dược. - Dạy học phát triển TDTK phải phù hợp với trình độ TK mà SVĐH ngành Dược cần đạt được. - Dạy học phát triển TDTK phải gắn liền với việc rèn luyện cho SV đạt được các mức độ về TK mà SV ngành Dược cần đạt được. - Muốn phát triển TDTK phải đưa SV vào những tình huống có vấn đề và tổ chức cho SV độc lập, sáng tạo giải quyết tình huống có vấn đề. - Dạy học phát triển TDTK thông qua luyện tập cho SV cách đọc các bảng biểu, đồ thị (biểu đồ hình tròn, biểu đồ tần suất,...), luyện tập SV phân tích số liệu, dự đoán TK và cách rút ra các kết luận có ý nghĩa TK. - Phát triển TDTK thông qua việc tăng cường rèn luyện các bài toán có nội dung thực tiễn ngành Dược cho SV. - Đổi mới các phương pháp dạy học thông qua dạy học TK. 1.4. Thực trạng về việc giảng dạy học phần Toán - Thống kê Y Dƣợc và phát triển tƣ duy thống kê của sinh viên ở các trƣờng Đại học ngành Dƣợc 1.4.1. Mục đích của việc khảo sát Khảo sát với mục đích: Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và phát triển TDTK trong dạy học TTKYD cho SV các trường ĐH ngành Dược; Tìm hiểu mức độ hứng thú và khả năng, hạn chế của SVĐH ngành Dược khi học học phần TTKYD; Tìm hiểu mức độ cần thiết của nội dung TK trong học phần TTKYD của SV đã tốt nghiệp ĐH ngành Dược tại các viện nghiên cứu, công ty dược. 1.4.2. Đối tƣợng khảo sát Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát 485 SV (đã học xong học phần TTKYD ) ngành Dược tại các trường ĐH: ĐH Dược Hà Nội, khoa Dược Học viện Quân y, khoa dược ĐH Y Dược Thái Bình, khoa dược ĐH Y
  15. 12 Dược Thái Nguyên và khoa dược ĐH Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng và 15 GV giảng dạy tại các trường này. Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát 50 cán bộ đã tốt nghiệp ĐH ngành Dược đang làm tại các viện nghiên cứu và các công ty dược. 1.4.3. Phƣơng pháp khảo sát - Đối với SV: Sử dụng phiếu hỏi để khảo sát. - Đối với GV: Sử dụng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. 1.4.4. Phân tích kết quả khảo sát Bước đầu, chúng tôi thu được một số kết quả: 1.4.4.1. Về chương trình chi tiết, giáo trình Hầu hết các trường ĐH đào tạo ngành Dược đều tập trung vào giảng dạy Xác suất và Thống kê. Mỗi trường đều có giáo trình giảng dạy riêng và đều tập trung vào luyện tập cho SV thành thạo các công thức tính toán. 1.4.4.2. Nhận thức của giảng viên về việc phát triển tư duy thống kê Đa số các GV đều bám sát với nội dung chương trình, sách giáo khoa và chú trọng việc rèn luyện cho SV giải thành thạo các bài toán mà ít quan tâm đến việc phát triển TDTK cho SV. 1.4.4.3. Về sinh viên đại học ngành Dược Phần lớn các SV đều hứng thú với các dạng TK và các mức độ của TDTK nhưng lại có rất ít SV tự tin khi làm các dạng TK này. 1.4.4.4. Về phía doanh nghiệp và viện nghiên cứu dược Kết quả khảo sát về doanh nghiệp cho thấy hơn 70% các cán bộ được khảo sát đều thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng các hoạt động TK như: Hoạt động mô tả dữ liệu dưới dạng bảng biểu, hoạt động vẽ biểu đồ; hoạt động rút ra các kết luận từ biểu đồ, hoạt động tính các số đặc trưng của mẫu và hoạt động phân tích TK nhưng lại còn hơn một nửa số họ cho rằng khả năng của họ chỉ ở mức kém hoặc trung bình khi áp dụng các kiến thức đã học ở ĐH vào việc giải quyết các hoạt động TK đó. Phần lớn các cán bộ đều cho rằng cần thiết và rất cần thiết rèn luyện cho SV các hoạt động như: Hoạt động thu thập dữ liệu, mô tả dữ liệu dưới dạng bảng biểu, vẽ biểu đồ, rút ra các kết luận từ biểu đồ, tính các số đặc trưng của mẫu, phân tích TK, dự đoán TK và rút ra các kết luận có ý nghĩa TK.
  16. 13 Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc phát triển TDTK trong dạy học TTKYD tại 5 trường ĐH có đào tạo ngành Dược còn một số hạn chế, cụ thể như: Thứ nhất, hạn chế về chương trình học phần chưa có sự đồng nhất, chưa có sự đồng nhất về số tín chỉ, giáo trình. Thứ hai, GV giảng dạy học phần vẫn mạng nặng tính hàn lâm, các công thức tính toán, chỉ tập trung luyện tập cho SV giải thành thạo các bài toán TK mà chưa quan tâm đến việc phát triển TDTK cho SV. Thứ ba, SV có hứng thú với các nội dung học phần TTKYD nhưng chưa tự tin vào việc giải quyết các bài toán và liên hệ với thực tiễn ngành Dược. Thứ tư, phần lớn SV không hiểu ý nghĩa của các thông số TK và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu, mô tả dữ liệu, phân tích, đọc kết quả, và liên hệ TK với thực tiễn ngành Dược. Thứ năm, hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu là các bài tập vận dụng công thức để tính mà chưa có phần đọc hiểu ý nghĩa, cách tiếp cận, liên hệ TK với thực tiễn ngành nghề Dược. Thứ sáu, nội dung bài giảng TK đã có sự gắn kết nhưng còn rời rạc và hạn chế, chưa có sự liên hệ chặt chẽ với các học phần chuyên ngành nên dễ gây cho người học hiểu rằng học phần TTKYD là học phần cơ sở, học không biết để làm gì. Mặt khác, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các hoạt động đọc hiểu dữ liệu, vẽ biểu đồ, phân tích TK và ứng dụng TK vào thực tiễn ngành Y học cần và rất cần trong nghiên cứu dược. 1.5. Kết luận chƣơng 1 Ở chương này, chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử các vấn đề nghiên cứu, và đưa ra các khái niệm, các quan điểm về tư duy và TDTK, đồng thời chỉ ra các quá trình của chúng. Chúng tôi chỉ ra 5 mức độ về TDTK mà SV ngành Dược cần đạt được và 5 biểu hiện của chúng. Từ 5 quá trình của TDTK cùng với các mức độ về TK mà SVĐH ngành Dược cần phải đạt được, chúng tôi cho rằng việc phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dược là cần thiết.
  17. 14 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TƢ DUY THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC TRONG DẠY HỌC TOÁN THỐNG KÊ Y DƢỢC 2.1. Định hƣớng phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên Đại học ngành Dƣợc trong dạy học học phần Toán - Thống kê Y Dƣợc Định hướng 1: Các biện pháp phát triển TDTK được xây dựng dựa trên nội dung TK trong khung chương trình học phần TTKYD (XSTK) đào tạo cho SVĐH khối ngành Dược. Định hướng 2: Phát triển TDTK phải đảm bảo chuẩn đầu ra đối với SVĐH ngành Dược. Định hướng 3: Phát triển TDTK qua khai thác hiệu quả các giáo trình XS và TK. Định hướng 4: Phát triển TDTK theo các mức độ TDTK mà SVĐH ngành Dược cần đạt được và các biểu hiện tương ứng. Định hướng 5: Phát triển TDTK thông qua đổi mới các phương pháp dạy học. Định hướng 6: Phát triển TDTK qua tăng cường vận dụng các bài toán thực tiễn ngành nghề Y Dược cho SV. 2.2. Một số biện pháp phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên đại học ngành Dƣợc trong dạy học Toán - Thống kê y dƣợc 2.2.1. Biện pháp 1: Phát triển tƣ duy thống kê cho sinh viên thông qua tổ chức hoạt động đọc hiểu dữ liệu thống kê a) Cơ sở và ý nghĩa của biện pháp Với biện pháp này, TDTK của SV được phát triển thể hiện ở việc SV có khả năng đọc và hiểu các dữ liệu trên bảng biểu, đồ thị. Biện pháp này giúp SV đạt được mức độ 1 của mức độ TDTK mà SVĐH ngành Dược cần đạt được. b) Nội dung và cách thức thực hiện Căn cứ vào chương trình học phần TTKYD, GV luyện tập cho SV đọc hiểu dữ liệu TK từ bảng dữ liệu TK và biểu đồ TK. Luyện tập cho SV đọc hiểu dữ liệu TK là rèn luyện cho SV trí tưởng tượng, phép so sánh và sự tổng hợp để có thể hiểu hết được ý nghĩa của việc nghiên cứu.
  18. 15 Tổ chức luyện tập cho SV đọc hiểu dữ liệu dưới dạng bảng, biểu đồ TK giúp SV nhận thức được sự tồn tại của tập dữ liệu và bước đầu có những nhận định, những kết luận sơ bộ về tập dữ liệu. 2.2.2. Biện pháp 2: Luyện tập cho sinh viên tổ chức và thu gọn, biểu diễn dữ liệu thống kê a) Cơ sở và ý nghĩa của biện pháp Việc tổ chức và thu gọn dữ liệu, biểu diễn dữ liệu TK giúp chúng ta nhanh chóng trực quan hóa và giúp chúng ta có được các mô tả ban đầu về tập dữ liệu mà ta đang quan tâm. Đồng thời giúp chúng ta lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp với yêu cầu của việc nghiên cứu, từ đó có thể tìm được những thông tin mà ta cần nghiên cứu và đưa ra quyết định nhanh chóng. Biện pháp 2 giúp SV đạt được mức độ 2 của phát triển TDTK cho SVĐH ngành Dược. b) Nội dung và cách thức thực hiện Luyện tập cho SV biết tổ chức và thu gọn dữ liệu, biểu diễn dữ liệu TK thì trong quá trình giảng dạy về lý thuyết mẫu, GV phải rèn luyện cho SV hiểu rõ được các cách tổ chức và thu gọn dữ liệu, các cách biểu diễn dữ liệu dưới dạng bảng, biểu đồ. Ví dụ 1. Để đánh giá trọng lượng của trẻ em 7 tuổi của một lớp tại một trường tiểu học có đạt trọng lượng chuẩn không, người ta tiến hành kiểm tra trọng lượng của 50 trẻ em 7 tuổi của lớp đó và kết quả thu được (tính theo kg/em) như sau: 20 21 24 21 24 25 20 27 30 22 23 24 25 26 27 22 24 25 23 21 20 23 25 26 23 28 29 30 23 24 25 26 27 22 24 25 21 24 25 20 28 29 30 26 22 25 26 27 28 29 Với tập dữ liệu trên, SV sẽ đưa ra các nhận xét: mẫu có nhiều giá trị được lặp lại nhiều lần, các giá trị là các con số nguyên. SV có thể đưa ra lực chọn các cách thu gọn mẫu trên bằng cách liệt kê các giá trị của mẫu theo thứ tự từ bé đến lớn, rồi đếm tần số các giá trị đó và liệt kê các giá trị ứng với tần số.
  19. 16 Khi luyện tập cho SV tổ chức và thu gọn, biểu diễn dữ liệu không những giúp SV từng bước lựa chọn, suy luận các dạng mẫu rồi từng bước thực hiện các bước vẽ biểu đồ mà còn giúp SV hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của đa giác tần suất trong thực tiễn nghề nghiệp. 2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện cho sinh viên đại học ngành Dƣợc tính đƣợc và giải thích đƣợc ý nghĩa của các số đặc trƣng thống kê a) Cơ sở và ý nghĩa của biện pháp Khi nghiên cứu một mẫu ngẫu nhiên để tóm tắt hoặc đưa ra một số nhận xét sơ bộ về một số nét đặc trưng của mẫu hoặc bước đầu so sánh sơ bộ về hai mẫu TK thì người ta dùng một vài đại lượng đặc trưng được gọi là tham số đặc trưng cho mẫu TK. Có hai loại tham số đặc trưng: - Các tham số đặc trưng cho xu hướng trung tâm của mẫu, còn gọi là giá trị trung tâm hoặc giá trị điển hình như: Trung bình mẫu, trung vị, mode,... - Các tham số đặc trưng độ phân tán của mẫu như: Phương sai, độ lệch chuẩn,... Luyện tập cho SV tính được và giải thích được ý nghĩa của các số đặc trưng TK không những giúp SV hiểu được các phương pháp đo lường TK mà còn giúp SV đạt được mức độ thứ 3 của TDTK mà SVĐH ngành Dược cần đạt được. b) Nội dung và cách thức thực hiện Để SV có thể tính được các số đặc trưng, GV luyện tập cho SV sử dụng được các công thức về giá trị trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn, trung vị và mode của từng loại mẫu (mẫu nhỏ, mẫu thu gọn và mẫu thu gọn dạng khoảng) và ý nghĩa của chúng. Ví dụ 2: Người ta đã tiến hành điều tra doanh thu hàng tháng của một số nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố A, thu được kết quả (tính theo triệu đồng/tháng) như sau: Doanh thu/tháng của 139 nhà thuốc bán lẻ ở thành phố A Doanh thu Số nhà thuốc (triệu đồng/tháng) [15 – 20) 5
  20. 17 [20 – 25) 12 [25 – 30) 25 [30 – 35) 35 [35 – 40) 23 [40 – 45) 20 [45– 50) 17 [50 – 55) 2 Để SV hiểu rõ về bảng dữ liệu, GV đưa ra các câu hỏi và nhận xét để SV tư duy và suy luận để trả lời câu hỏi, chẳng hạn có thể đưa ra các câu hỏi đối với bảng dữ liệu trên như sau: Câu hỏi 1: Có bao nhiêu nhà thuốc có doanh thu nhỏ hơn 20 triệu đồng/tháng và chiếm bao nhiêu phần trăm trong số các nhà thuốc được điều tra? Câu hỏi 2: Nếu coi những nhà thuốc có doanh thu nhỏ hơn 30 triệu đồng/tháng là những nhà thuốc có doanh thu thấp, tính tỷ lệ những nhà thuốc loại này? Câu hỏi 3: Tính doanh thu trung bình/tháng của các nhà thuốc trên? Câu hỏi 4: Trung bình bình phương độ lệch cùa doanh thu/tháng so với doanh thu trung bình/tháng của các nhà thuốc bán lẻ trên? Luyện tâp cho SV tính được và hiểu được ý nghĩa của các số đặc trưng TK giúp SV hiểu được bản chất của các số đặc trưng TK, biện pháp này không những giúp SVĐH ngành Dược đạt được mức độ 3 về TDTK mà còn tạo tiền đề để SV giải quyết tốt trong việc phân tích số liệu, đọc kết quả TK và liên hệ TK với thực tiễn ngành Dược. 2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng luyện tập cho sinh viên rút ra các kết luận có ý nghĩa thống kê qua hoạt động phân tích dữ liệu và đọc kết quả thống kê a) Cơ sở và ý nghĩa của biện pháp Kết luận có ý nghĩa TK rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học nói chung và ngành Dược nói riêng, nó giúp các nhà nghiên cứu dược đánh giá được tác dụng hay dự đoán được tuổi thọ của một loại thuốc, .... Việc rút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2