intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

62
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL ở các trường ĐH, đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL để SV có thể thương lượng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện kỹ năng thương lượng cho sinh viên ngành quản trị nhân lực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ĐỖ KHÁNH NĂM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THANH BÌNH TS. LƯU THU THỦY HÀ NỘI, NĂM 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình 2. TS. Lưu Thu Thủy Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tại Viện Khoa học Giáo dục Việt nam Vào hồi……..giờ……..ngày……..tháng……..năm…….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội - Trung tâm Thông tin - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Quá trình thương lượng diễn ra ở khắp nơi, ở mọi lĩnh vực (kinh tế, văn hóa, xã hội…), trong mỗi con người (khi phải suy nghĩ cân nhắc từng vấn đề), trong mỗi gia đình, trong quan hệ hàng xóm, trong cơ quan doanh nghiệp, trong các bộ, ngành, trong mỗi quốc gia, trong khu vực và trên toàn cầu. 1.2. Mỗi con người là một chủ thể nhận thức có năng lực, tính cách, quan điểm, sở thích riêng. Nhưng mỗi con người không thể tồn tại một mình nên phải tìm cách thỏa thuận, hợp tác với người khác để cùng tồn tại. Chính vì vậy, hoạt động đối thoại, thương lượng luôn được lựa chọn thay cho xung đột, đối đầu bằng bạo lực. 1.3. Qua tìm hiểu thực tế, hiện nay các trường ĐH đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực (QTNL), khi xây dựng chương trình chưa đưa kỹ năng thương lượng (KNTL) vào trong chương trình đào tạo (CTĐT) và khi xác định chuẩn đầu ra (CĐR) cũng chưa đề cập đến. Giảng viên ( GV) trong quá trình giảng dạy ít quan tâm đến việc hình thành và phát triển KNTL cho sinh viên (SV), do đó KNTL của SV còn thấp. Vì vậy, việc đưa KNTL vào trong CTĐT và đánh giá trong CĐR đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. 1.4. Thế kỷ 21 được gọi là “kỷ nguyên của kinh tế dựa vào KN” (Skills Based Economy – thông tin từ World bank). Hoạt động nghề nghiệp của mỗi người phụ thuộc vào KN cứng và KNM. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là chúng ta phải biết kết hợp cả hai KN này. Đối với SV ngành QTNL, họ là những nhà tổ chức, quản lý nhân lực trong tương lai, vì vậy họ rất cần được trang bị KNTL để giải quyết các công việc trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho SV ngành QTNL của các trường ĐH Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL ở các trường ĐH, đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL để SV có thể thương lượng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu xã hội. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. 3
  4. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Mố i quan hê ̣ giữa phương thức tổ chức rèn luyê ̣n KNTL với kết quả đạt được KNTL của SV ngành QTNL. 4. Giả thuyết khoa học SV ngành QTNL rất cần KNTL để giải quyết các công việc trong lĩnh vực nghề QTNL cũng như trong cuộc sống. Nếu tổ chức rèn luyện KNTL cho SV theo quy trình học tập qua trải nghiệm, trong đó đảm bảo trang bị cho SV các bước tiến hành thương lượng một cách vững chắc và vận dụng KN này giải quyết các vấn đề cơ bản trong học tập, trong lĩnh vực nghề QTNL, trong cuộc sống…bằng các biện pháp đa dạng phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, đảm bảo CĐR thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho SV ngành QTNL của các trường đại học , đáp ứng được công việc, nhu cầu của xã hội hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lí luận về thương lượng, rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. 5.2. Phân tích cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL ở một số trường ĐH hiện nay. 5.3. Đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; 5.4. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Hiện nay, trường ĐH Nội vụ Hà Nội, ĐH Lao động và Xã hội, ĐH Thương mại đóng trên địa bàn Hà Nội đang đào tạo chuyên ngành QTNL. Vì vậy, chúng tôi chọn các trường trên để khảo sát nhằm đánh giá thực trạng việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; - Tiến hành thực nghiệm tại trường: ĐH Nội vụ Hà Nội; - Qui mô khảo sát khoảng 600 – 700 SV; - Tổ chức thực nghiệm rèn luyện KNTL cho SV thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới hình thức sinh hoa ̣t câu lạc bộ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Đề tài tiếp cận trên quan điểm hệ thống, trên quan điểm hoạt động và thực tiễn. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, những tài liệu lý thuyết liên quan, nhằm xây dựng 4
  5. cơ sở lý luận về rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, trắc nghiệm, quan sát, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp điển hình, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, chuyên gia. 7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng các công thức thống kê toán học phân tích kết quả nghiên cứu; trình bày các kết quả nghiên cứu. Các số liệu đã điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS trong môi trường Window, phiên bản 12.0. 8. Luận điểm cần bảo vệ 8.1. KNTL của SV ngành QTNL gắn liền với định hướng giá trị nghề nghiệp và KN lao động nghề nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp. Họ cần thiết sử dụng KN này để giải quyết các công việc trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. 8.2. KNTL của SV ngành QTNL chỉ được hình thành và phát triển khi nó được xác định trong CĐR, từ đó GV tổ chức hoạt động rèn luyện KNTL cho SV. CĐR của ngành đào tạo QTNL về KNTL còn định hướng cho việc thiết kế chương trình, tổ chức đào tạo và đánh giá SV tốt nghiệp. 8.3. Tổ chức rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL đảm bảo nguyên tắc trải nghiệm và cần tác động đến nhu cầu, ý chí, thái độ của họ trong quá trình rèn luyện. Tính tích cực thực hành của SV là yếu tố quyết định kết quả của quá trình rèn luyện KNTL. 8.4. Rèn luyện KNTL vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy các KNM có liên quan như: KN giao tiếp, đặt mục tiêu, kiên định, cảm thông và chia sẻ, làm việc nhóm, thuyết phục, trình bày ý tưởng, kiểm soát cảm xúc…cũng phát triển theo. Vì vậy, rèn luyện KNTL cầ n gắ n liền với rèn luyện những KNM khác như là một chỉnh thể. 9. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định được vai trò của thương lượng là một KN nghề nghiệp/năng lực quan trọng, cần thiết trong đào tạo SV ngành QTNL. Luận án bổ sung và làm sâu sắc cơ sở lý thuyết về thương lượng, KNTL, cấu trúc của KNTL, đặc điểm của KNTL; Xác định các nguyên tắc, các con đường, các biện pháp; Quy trình và các bước tiến hành rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng được yêu cầu trong xã hội hiện nay. Về mặt thực tiễn: 5
  6. - Phản ánh được thực trạng KNTL của SV ngành QTNL còn hạn chế, chủ yếu đạt ở mức độ trung bình. Việc tổ chức rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL còn mang tính tự phát, chưa hệ thống, chưa bài bản và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như nhu cầu, nhận thức, tính tích cực của GV và SV; các điều kiện về không gian, thời gian, phương tiện dạy học... - KNTL được xem xét trên quan điểm hành động, có mối liên hệ đến nhiều KN khác cùng tham gia phối hợp, thực hiện. Trong đó, bao gồm 20 KNM cơ bản được chia thành 4 nhóm: KN xác định mục tiêu; KN giao tiếp; KN hợp tác và KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiện chí “Hai bên cùng thắng”. - Đề xuất nguyên tắc, nội dung và cách thức thực hiện 6 biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL, bao gồm: (1) Bổ sung KNTL vào CĐR của ngành QTNL để định hướng phát triển nội dung chương trình môn học và đánh giá SV tốt nghiệp; (2) Rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong giờ học lý thuyết; (3) Tổ chức dạy học tích hợp phát triển KNTL cho SV; (4) Rèn luyện KNTL gắn với hoạt động nghề QTNL; (5) Thông qua tổ chức các hội thi; (6) Qua hoạt động thực tế. Tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được các chuyên gia, GV, SV khẳng định và thông qua thực nghiệm thành công một trong các biện pháp đề xuất tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Một lần nữa cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của KNTL đối với SV ngành QTNL trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. - Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho công tác giáo dục, rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL ở các trường ĐH; đồng thời là tài liệu tham khảo cho học viên cao học, nghiên cứu sinh, GV ở các trường ĐH. 10. Cấu trúc, bố cục của luận án Luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục những công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề - KN được hình thành thông qua quá trình hoạt động. Trong đó, tri thức là nền tảng, là điều kiện cần thiết để hình thành KN. Để rèn luyện một KN nào đó, chúng ta cần định ra các hình thức tổ chức, 6
  7. phương pháp và biện pháp giảng dạy thích hợp tạo hứng thú cho người học tham gia một cách tự giác, tích cực. - Qua nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, ngày nay người ta không chỉ quan tâm đến chỉ số IQ (Intelligence Quotient: chỉ số thông minh), mà ngày càng chú ý hơn đến chỉ số EQ (Emotional Quotient: chỉ số thông minh cảm xúc). Vấn đề KNS và GDKNS đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Họ không chỉ dừng lại việc nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về KNS và GDKNS mà còn đi sâu nghiên cứu từng KN cụ thể để ứng dụng nó trong cuộc sống của con người. Một trong những KN được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đó chính là KNTL. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về KNTL, các tác giả mới dừng lại những vấn đề lý luận và ứng dụng nó trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội như: lĩnh vực kinh doanh, ngoại giao, trong công tác quản lý và quan hệ lao động…Hiện nay, chưa có một công trình nào đề cập đến việc hình thành và phát triển KNTL cho SV, đặc biệt là việc rèn luyện KNTL đối với SV ngành QTNL. Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ, cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. 1.2. Một số vấn đề lí luận về KNTL 1.2.1. Kỹ năng thương lượng - Kỹ năng: Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về KN và đưa ra những khái niệm khác nhau, qua nghiên cứu chúng tôi thấy nổi lên ba khuynh hướng sau: KN là mặt kỹ thuật thao tác hành động hay hoạt động; KN nghiêng về mặt năng lực con người; KN là hành vi ứng xử. - Thương lượng: Thương lượng là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành trao đổi thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất. - Kỹ năng thương lượng: là quá trình tổ chức thực hiện một cách tự giác dựa trên những tri thức, thái độ, hành vi và kinh nghiệm đã có của người tham gia thương lượng để tiến hành trao đổi, bàn bạc, thảo luận về các mối quan tâm chung của hai hay nhiều bên và những điểm còn bất đồng để đi đến một thỏa thuận thống nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của các bên khi tham gia thương lượng. 1.2.2. Cấu trúc của KNTL Cấu trúc của KNTL bao gồm nhiều KN thành phần và được chia thành 4 nhóm như sau: 1.2.2.1. Nhóm KN xác định mục tiêu trong thương lượng 7
  8. - KN tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của đối tác - KN tìm hiểu động cơ, thái độ của người tham gia thương lượng - KN xác định mục tiêu - KN xác định chiến lược, chiến thuật trong quá trình thương lượng - KN xây dựng phương án thương lượng và cách giải quyết chúng 1.2.2.2. Nhóm KN giao tiếp trong quá trình thương lượng - KN dùng ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu - KN trình bày quan điểm một cách lôgic, rõ ràng - KN sử dụng ngôn ngữ không lời - KN lắng nghe ý kiến của đối tác - KN đặt câu hỏi 1.2.2.3. Nhóm KN hợp tác trong thương lượng - KN làm thỏa mãn nhu cầu của các bên khi tham gia thương lượng - KN nhìn nhận khách quan trong quá trình thương lượng - KN thuyết phục đối tác, chia sẻ quan điểm nhằm đạt được mục tiêu của mình mong muốn - KN thỏa hiệp hoặc nhượng bộ có nguyên tắc - KN ra quyết định 1.2.2.4. Nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiện chí “Hai bên cùng thắng”. - KN suy nghĩ tích cực - KN sử dụng cách hoãn cuộc thương lượng - KN sử dụng người trung gian hòa giải - KN xử lý, giải quyết xung đột - KN làm thỏa mãn mục đích hai bên trong quá trình thương lượng 1.2.3. Đặc điểm của thương lượng/quá trình thương lượng - Thương lượng là quá trình điều chỉnh nhu cầu của các bên để đi đến thỏa thuận, thống nhất chúng. - Thương lượng là sự thống nhất giữa hợp tác và xung đột. - Thương lượng là sự cạnh tranh hai bên cùng có lợi. - Thương lượng dựa trên cơ sở pháp luật. - Thương lượng vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. 1.2.4. Các bước tiến hành thương lượng Thương lượng, gồm 3 bước cụ thể: Chuẩn bị; Tiến hành thương lượng; Kết thúc thương lượng. 8
  9. 1.3. Một số vấn đề lý luận về rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL 1.3.1. Rèn luyện KNTL - Rèn luyện: Rèn luyện là quá trình luyện tập sự lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động trong thực tiễn. Rèn luyện phải đạt đến kết quả mang tính ổn định, bền vững, không thay đổi cả khi điều kiện hoạt động thay đổi. - Rèn luyện KNTL: là viê ̣c tổ chức các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c đa da ̣ng, phong phú nhằ m kích thić h SV tham gia mô ̣t cách tić h cực chủ đô ̣ng vào các quá trình hoa ̣t đô ̣ng. Qua đó, hin ̀ h thành và phát triển K N T L cho SV. 1.3.1.4. Quy trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL Quy trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL có thể tiến hành theo 4 bước: 1) Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về KNTL và rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; 2) Học kĩ năng thương lượng cơ bản (generic Lifeskills); 3) Tạo ra các tình huống thực tế, khuyến khích SV nắm vững và thực hành KNTL; 4) Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL. 1.3.2. Các nguyên tắc và phương pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL + Các nguyên tắc: Nguyên tắ c trải nghiê ̣m; nguyên tắc tương tác. + Các phương pháp: luyện tập; rèn luyện; nghiên cứu tình huống; nghiên cứu trường hợp điển hình; trò chơi. 1.3.3. Các con đường rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL - Thông qua hoạt động dạy học; tổ chức hoạt động trải nghiệm lao động nghề nghiệp; hoạt động tập thể; hoạt động xã hội; hoạt động tự rèn luyện của SV. 1.3.4. Các yế u tố ảnh hưởng đế n quá trin ̀ h rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL - Các yếu tố chủ quan: Nhận thức của GV, SV về KNTL; nhu cầu; ý chí; tình cảm; tri thức và trí tuệ; quá trình tổ chức thương lượng. - Các yếu tố khách quan: Yếu tố văn hoá, môi trường lớp ho ̣c, ký túc xá và xã hô ̣i; các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc rèn luyện KNTL; giáo trình, tài liệu tham khảo; số lượng và thành phần SV trong các nhóm học. 9
  10. Kết luận chương 1 1. KNTL là một dạng hành động/hoạt động do nghiên cứu, học tập và kinh nghiệm mà có. Đây là một loại KN nghề nghiệp rất cần thiết đối với SV ngành QTNL. 2. Để hình thành và phát triển KNTL cho SV ngành QTNL cần trang bị cho SV các bước tiến hành thương lượng, gồm 3 bước: chuẩn bị; tiến hành thương lượng; kết thúc thương lượng. KNTL có mối liên hệ đến nhiều KN khác cùng tham gia phối hợp, thực hiện. Vì vậy, rèn luyện KNTL cần phải rèn luyện một hệ thống KNM liên quan bao gồm 20 tiểu KN được phân chia thành 4 nhóm: Nhóm KN xác định mục tiêu; Nhóm KN giao tiếp; Nhóm KN hợp tác và Nhóm KN giải quyết tranh chấp trên cơ sở thiện chí “Hai bên cùng thắng”. Các nhóm KN này không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau cùng vận động và phát triển. 3. Quy trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL có thể tiến hành theo 4 bước: 1) Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về KNTL và rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; 2) Học kĩ năng thương lượng cơ bản (generic Lifeskills); 3) Tạo ra các tình huống thực tế, khuyến khích SV nắm vững và thực hành KNTL; 4) Kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL. 4. Hoạt động học tập, hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i khóa là những biện pháp có tiềm năng to lớn, tạo cơ hội để SV được rèn luyện KNTL. Thông qua hoạt động này, SV có cơ hội được trải nghiệm, được duy trì và phát triển các quan hệ tương tác giữa người học với người học, giữa người học với người dạy, đồng thời các KNM khác liên quan đến KNTL cũng được củng cố và phát triển. 5. Quá trình rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Mỗi yếu tố có tác động nhất định đến kết quả rèn luyện. Vì vậy, trong quá trình tổ chức rèn luyện, cần quan tâm đúng mức tới các yếu tố này để tăng hiệu quả rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THƯƠNG LƯỢNG CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 2.1. Cơ sở thực tiễn 2.1.1. Yêu cầu đối với SV ngành QTNL SV ngành QTNL là những nhà quản lý, tổ chức nhân sự trong 10
  11. tương lai. Vì vậy, họ rất cần KNTL để giải quyết tốt mối quan hệ người - người trong hoạt động lao động cũng như trong cuộc sống. 2.1.2. Về phía giáo viên - GV đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV. Nhưng hiện nay, GV gặp không ít những khó khăn khi dạy các bài học có tích hợp về KNTL. Chính vì vậy, công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về KNTL, phương pháp và hình thức dạy học cho GV là điều rất cần thiết. 2.1.3. Nội dung chương trình dạy KNTL cho SV ngành QTNL Hiện nay, các trường chưa có môn học riêng để dạy về KNTL cho SV ngành QTNL. Vì vậy, SV học về KNTL thông qua việc lồng ghép tích hợp vào một số môn học trong CTĐT. 2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát Nhằm đánh giá thực trạng KNTL đã có và cách thức rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL hiện nay của các trường ĐH. Từ đó, đề xuất các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL một cách hiệu quả. 2.2.2. Nội dung khảo sát - Tìm hiểu về nhận thức sự cần thiết phải rèn luyện KNTL và quá trình hình thành KNTL cho SV; - Tìm hiểu các bước tiến hành thương lượng, quá trình dạy-học về việc rèn luyện KNTL; - Tìm hiểu các bước tiến hành thương lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL 2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát - Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 25 GV và 698 SV đang giảng dạy và học tập ngành QTNL hệ ĐH chính quy thuộc 3 trường đại học: ĐH Nội vụ Hà Nội; ĐH Lao động - Xã hội; ĐH Thương mại. 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát - Điều tra bằng phiếu hỏi GV và SV; Phỏng vấn cán bộ quản lí, GV và SV; Quan sát hoạt động của SV. 2.2.5. Quá trình khảo sát thực trạng Quá trình khảo sát thực trạng được thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thiết kế và điều tra thử; Giai đoạn 2: Điều tra chính thức; Giai đoạn 3: Xử lí kết quả khảo sát 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 11
  12. 2.3.1. Thực trạng về nhận thức 2.3.1.1. Nhận thức của GV và SV về thương lượng và sự cần thiết của KNTL đối với nghề QTNL Kết quả khảo sát có 82,3% số ý kiến của GV và 79,5% ý kiến của SV chọn phương án “rất cần thiết” và “cần thiết”. Kết quả này cho thấy đa số GV và SV đều có nhận thức đúng về sự cần thiết phải rèn luyện KNTL cho SV. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để tiến hành tổ chức rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL đạt hiệu quả cao. 2.3.1.2. Nhận thức của GV và SV về các KN khác cần thiết khi tham gia thương lượng Chúng tôi khảo sát 8 KN cần thiết khác khi tham gia thương lượng (KN ứng phó sự căng thẳng; KN lập kế hoạch; KN tư duy sáng tạo; KN làm việc nhóm; KN thuyế t phục; KN giải quyết vấn đề; KN tư duy phân tích tổng hợp; KN kiểm soát cảm xúc). Theo đánh giá của GV và SV, KN làm việc nhóm và KN kiểm soát cảm xúc là hai KN rất cần thiết. Một số KN khác được đánh giá là cần thiết và cần được tích cực rèn luyện. 2.3.1.3. Nhận thức của GV và SV về các con đường hình thành KNTL Kết quả khảo sát cho thấy có 78,6% số ý kiến của GV chọn phương án KNTL được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu thông qua ba con đường cơ bản: 1) Thông qua quá trình dạy học; 2) Rèn luyện KNTL gắn với KN nghề QTNL; 3) Qua hoạt động thực tiễn; Có tới 62,8% số ý kiến của SV cũng chọn theo phương án này. Kết quả khảo sát về mức độ nắm được bản chất của KNTL, GV đánh giá có 49,4% SV hiểu được bản chất, các bước tiến hành thương lượng. Nhưng chỉ có 38,9% SV có thể vận dụng KNTL vào trong cuộc sống đạt hiệu quả. 2.3.2. Thực trạng KNTL của SV ngành QTNL tự đánh giá của SV và GV 2.3.2.1. Kết quả đánh giá các mức độ phát triển KNTL của SV ngành QTNL Bảng 2.1. Thực trạng KNTL của SV ngành QTNL theo đánh giá của SV Trung Thấp Cao Các nhóm KN tham gia bình thương lượng SL TL SL TL SL TL SV % SV % SV % 12
  13. 1. Nhóm KN xác định mục tiêu thương 122 17.4 501 71.9 75 10 lượng 2. Nhóm KN giao tiếp trong quá trình 127 18.2 436 62.4 135 19 thương lượng 3. Nhóm KN hợp tác trong thương 139 19.9 475 68.0 84 12 lượng 4. Nhóm KN giải quyết tranh chấ p trên 146 21.0 492 70.5 60 8.5 cơ sở thiê ̣n chí “Hai bên cùng thắ ng” Chung 534 19.1 1904 68.3 354 12 SV đạt mức trung bình ở cả 4 nhóm KN chiếm tỷ lệ 68,3%; SV đạt ở mức độ cao chiếm 12,6%; SV ở nhóm thấp chiếm tỷ lệ 19,1%. Từ kết quả này, chúng tôi đi đến nhận định, hiện nay KNTL của SV ngành QTNL còn ở mức độ yếu so với yêu cầu thực tế nghề nghiệp và yêu cầu của cuộc sống. Do đó, việc tăng cường các biện pháp rèn luyện KN này cho SV ngành QTNL là vấn đề cần thiết đối với các trường ĐH hiện nay. 2.3.2.2. Thực trạng các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL Bảng 2.2. Các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL qua đánh giá của GV và SV ( Điểm cao nhất =4, điểm thấp nhất =1) Giảng viên Sinh viên Tổng hợp Các biện pháp rèn luyện Th Th SL SL Thứ ĐTB ứ ĐTB ứ ĐTB GV SV bậc bậc bậc 1. Bổ sung KNTL vào CĐR của ngành QTNL để định hướng phát 25 2.21 4 698 2.07 3 2.14 3 triển ND, CT môn học và đánh giá SV tốt nghiệp 2. Tổ chức rèn luyện KNTL trong 25 3.05 1 698 2.72 1 2.88 1 các giờ lý thuyết 3. Tổ chức dạy học tích hợp phát 25 2.05 5 698 1.97 4 2.01 4 triển KNTL 4. Tổ chức rèn luyện KNTL gắn 25 2.49 2 698 2.42 2 2.45 2 với hoạt động nghề QTNL 5. Tổ chức rèn luyện KNTL thông 25 2.38 3 698 1.37 5 1.87 5 qua các hội thi 13
  14. 6. Tổ chức rèn luyện KNTL thông 25 2.04 6 698 1.35 6 1.69 6 qua hoạt động thực tế Chung 25 2.37 698 1.98 2.17 Qua khảo sát cho ta thấy có sự thống nhất tương đối giữa GV và SV về thứ bậc đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp tác động đến việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Trong đó, các giờ học lý thuyết được đánh giá là sử dụng nhiều nhất xếp thứ 1, xếp thứ 2 là tổ chức rèn luyện KNTL gắn với hoạt động nghề QTNL, các biện pháp khác lần lượt xếp các thứ bậc còn lại (Xem bảng 2.2). 2.3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện KNTL của SV ngành QTNL Kết quả khảo sát cho thấy, các yếu tố chủ quan từ phía GV và SV có ảnh hưởng tích cực hơn. Còn các yếu tố khách quan có ảnh hưởng thấp hơn trong việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Kết luận chương 2 1. GV và SV đã nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của KNTL đối với SV ngành QTNL. Đây là tiền đề cơ bản, quan trọng thuận lợi cho việc tổ chức rèn luyện KNTL cho SV. Kết quả phân tích thực trạng là cơ sở quan trọng đ ể đề ra các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL theo hướng tiếp cận CĐR, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước . 2. Hiện nay, SV ngành QTNL đã có những KNTL nhất định, nhưng chủ yếu mới đạt ở mức độ trung bình. Trong các hoạt động thương lượng các em đã thể hiện được một số KN cơ bản nhưng chưa ổn định, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. 3. KNTL là một KN tổng hợp bao gồm 20 KN cơ bản được chia thành 4 nhóm. Qua khảo sát, đánh giá chúng tôi nhận thấy sự phát triển các nhóm KNTL của SV ngành QTNL không đồng đều. Nhìn một cách khái quát thì mức độ phát triển của các nhóm KNTL theo thứ tự giảm dần từ nhóm KN giao tiếp đến nhóm KN xác định mục tiêu, nhóm KN hợp tác và cuối cùng là nhóm KN giải quyết tranh chấ p trên cơ sở thiê ̣n chí “hai bên cùng thắ ng”. Khi tiến hành thương lượng, rất cần các KNM khác cùng tham gia phối hợp. Vì vậy, việc rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL sẽ kéo theo các KNS khác cũng được hình thành và phát triển. 4. Việc rèn luyện KNTL cho SV có những thuận lợi và khó 14
  15. khăn nhất định: Về phía giáo viên: GV mới dừng lại việc cung cấp kiến thức cơ bản về KNTL cho SV trong giờ học lý thuyết đạt mức độ khá, các biện pháp khác đạt ở mức độ trung bình. GV chưa có kinh nghiệm triển khai thực hiện việc rèn luyện KNTL cho SV. Nội dung CTĐT còn nặng về lý thuyết, ít thực hành và thực tập trải nghiệm thực tế. Đặc biệt GV của các trường chưa quan tâm đến kết quả rèn luyện KNTL của SV trong nội dung đánh giá kết quả học tập môn học. Về phía SV: KNTL của SV được hình thành và phát triển chủ yếu mang tính tự phát. Vì vậy, các em chưa nắm được các bước tiến hành thương lượng một cách khoa học. Ngoài việc tiếp thu lý thuyết trên lớp, SV không có cơ hội để thực hành KNTL thông qua các hoạt động khác. 5. Sự hình thành và phát triển KNTL cho SV ngành QTNL chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Song, các yếu tố chủ quan có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong quá trình rèn luyện KNTL của SV. Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KNTHƯƠNG LƯỢNG CHO SVNGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 3.1. Những nguyên tắc xác định biện pháp rèn luyện KNTL 3.1.1. Đảm bảo tính mục đích 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đã trình bày ở chương 1, 2 chúng tôi đề xuất 6 biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. 3.2.1. Bổ sung KNTL vào CĐR của ngành QTNL để định hướng phát triển NDCT môn học và đánh giá SV tốt nghiệp 3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp CĐR là sự cụ thể hóa của mục tiêu đào tạo, nó có chức năng định hướng cho việc phát triển CTĐT nói chung và các môn học cụ thể nói riêng, đồng thời là cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá SV tốt nghiệp. Vì vậy, để SV ngành QTNL có được KNTL thì cần phải bổ sung KNTL vào CĐR. Khi KNTL hiện hữu trong CĐR của ngành QTNL thì mới quán triệt GV khi xây dựng đề cương 15
  16. môn học cũng như triển khai thực hiện một cách hiệu quả; tạo lập môi trường phát triển KNTL để SV được phát huy tối đa năng lực học tập, nghiên cứu khoa học và lập nghiệp; góp phần vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. 3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện Bước 1: Xác định KNTL là loại KN nghề nghiệp của SV ngành QTNL và đưa vào CĐR của ngành. Bước 2. Tiến hành rà soát lại CTĐT ngành QTNL để xác định môn học hay học phần nào có tiềm năng để xây dựng ND các môn học đáp ứng CĐR Bước 3: Tổ chức dạy học tích hợp KNTL cho SV theo định hướng CĐR Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo hướng tích hợp KNTL 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.2. Rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong giờ học lý thuyết 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa Mục tiêu của giờ lý thuyết là GV trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về thương lượng: khái niệm thương lượng, KNTL, các bước thương lượng, các chiến thuật, chiến lược, các nguyên tắc và các biện pháp cơ bản khi tiến hành thương lượng; đồng thời hướng dẫn cách tổ chức rèn luyện KNTL nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện: * Nội dung: SV được học KNTL thông qua việc lồng ghép nội dung này trong một số học phần như: Luật Lao động; Quản trị nhân lực; Các nguyên lý quan hệ lao động... * Cách thức tiến hành Bước 1: Làm việc chung cả lớp Bước 2: Tổ chức cho SV tiến hành thương lượng Bước 3: Tổng kết trước lớp 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3. Tổ chức dạy học tích hợp rèn luyện KNTL cho sinh viên 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa KNTL không tồn tại độc lập mà nó có mối quan hệ mật thiết với KN chuyên môn. GV tổ chức dạy học theo hướng tích hợp vừa trang bị kiến thức chuyên môn đồng thời vừa rèn luyện KNTL cho SV. Dạy học theo hướng tích hợp nhằm tận dụng kép thời gian và 16
  17. nguồn lực trong các môn học. Mặt khác, việc tích hợp học kiến thức và rèn luyện KNTL giúp SV phát triển kiến thức chuyên ngành sâu hơn. Thông qua việc tích hợp dạy kiến thức với việc rèn luyện KNTL sẽ đáp ứng được nhu cầu CĐR của môn học do GV phụ trách, tạo cơ hội cho SV phát triển KN này thông qua các hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp. 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Thiết kế bài học theo hướng tích hợp KNTL Bước 2: Tổ chức dạy học theo hướng tích hợp KNTL Bước 3: Lồng ghép, tích hợp rèn luyện KNTL cho SV trong dạy học ở các môn học có liên quan. 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.4. Rèn luyện KNTL gắn với hoạt động nghề QTNL 3.2.4.1. Mục đích ý nghĩa Biện pháp này là xây dựng các tình huống có nội dung thương lượng phù hợp với nghề QTNL để SV tham gia thương lượng, qua đó sẽ hình thành và phát triển KNTL cho SV. 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung: thiết kế các tình huống phù hợp trong lĩnh vực hoạt động nghề QTNL như: Công tác tuyển dụng, quản lý về lương, thưởng, bố trí sắp xếp vị trí việc. * Cách thức thực hiện: Bước 1: Khám phá; Bước 2: Kết nối; Bước 3: Thực hành; Bước 4: Vận dụng 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.5. Rèn luyện KNTL thông qua tổ chức các hội thi 3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa Nhằm mục đích thúc đẩy phong trào học tập cho SV, tạo sân chơi bổ ích, sáng tạo với tiêu chí “Trau dồi kiến thức, thể hiện KN, thỏa sức sáng tạo”. Thông qua hội thi, góp phần định hướng cho SV ngành QTNL những kiến thức, KN và phẩm chất nghề nghiệp cần có để trở thành những nhà QTNL thành công trong tương lai; tăng sự hiểu biết về nghề, tương lai nghề nhân sự; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, khoa và các tổ chức, các doanh nghiệp trong đào tạo. 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung: Xây dựng các tình huống theo chủ đề gắn với nghề QTNL, SV bốc thăm và thực hiện các tình huống đó theo yêu cầu của Ban giám khảo * Cách thức thực hiện biện pháp 17
  18. - Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Tổ chức tiến hành hội thi; Bước 3: Kết thúc hội thi 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.6. Rèn luyện KNTL thông qua hoạt động thực tế 3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa Thông qua hoạt động này, KNTL của SV được củng cố và phát triển đồng thời giúp SV tự tin khi tham gia thương lượng trong lĩnh vực công việc cũng như trong cuộc sống sau này. 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chọn các chủ đề hướng dấn SV tham gia thương lượng. * Cách thức thực hiện biện pháp - Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cho SV đi tham gia hoạt động thực tiễn; Bước 2: Tổ chức cho SV đi thực tiễn; Bước 3: Họp tổng kết, rút kinh nghiệm 3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình đào tạo Các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình đào tạo mà chúng tôi đề xuất trong luận án này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau nhằm hướng tới kết quả rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL đạt hiệu quả cao nhất. Kết luận chương 3 1. Để thực hiện các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL trong quá trình tổ chức cần quán triệt một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL; 2. Việc rèn luyện KNTL cho SV được tổ chức bằng nhiều biện pháp (nhiều loại hình hoạt động khác nhau), tạo cho SV nhiều cơ hội tích cực tham gia rèn luyện KNTL. Mỗi biện pháp có cách thức tổ chức riêng, tránh sự đơn điệu gây nhàm chán, tạo hứng thú cho SV tích cực tham gia luyện tập; 3. Các nội dung chủ đề rèn luyện KNTL được chúng tôi xác định là những vấn đề rất thực tế, liên quan đến chuyên ngành đào tạo nghề QTNL, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của SV nhằm huy động vốn hiểu biết, kiến thức của họ để giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, hiệu quả. Thông qua các tình huống đó, SV được trải nghiệm, làm quen, tập dượt trước để sau khi ra trường bắt gặp các tình huống tương tự các em dễ dàng giải quyết tốt các mối quan hệ 18
  19. bằng phương pháp thương lượng đem lại sự thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống; 4. Các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện cần thực hiện phối hợp các biện pháp này một cách hợp lý. Qua đó, SV sẽ được củng cố, hoàn thiện và nâng cao KNTL, đồng thời có cách nhìn đa chiều về KNTL rất cần thiết trong ngành QTNL, tạo cho các em sự hứng thú, niềm đam mê trong quá trình học tập và rèn luyện. Chương 4 THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm sư phạm 4.1.1. Mục đích thực nghiệm TN được tiến hành nhằm thẩm định về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV, đồng thời kiểm chứng lại giả thuyết khoa học. 4.1.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm: Chúng tôi đã tiến hành TN rèn luyện KNTL cho SV đại học ngành QTNL trường ĐH Nội vụ Hà Nội. Khóa 2012-2016 trong đó: 58 SV nhóm TN (Lớp K12A) và 60 SV thuộc nhóm đối chứng (ĐC) (Lớp K12B); Khóa 2013-2017 trong đó: 41 SV nhóm TN (Lớp K13A) và 43 SV thuộc nhóm ĐC (Lớp K13B) việc lựa chọn nhóm TN và ĐC được tiến hành ngẫu nhiên. Thời gian TN: Từ ngày 3 tháng 8 năm 2014 đến ngày 10 tháng 12 năm 2014 với 65 giờ thực nghiệm. 4.1.3. Nội dung và phạm vi thực nghiệm 4.1.3.1. Nội dung thực nghiệm Đối với nhóm TN chúng tôi tổ chức hoạt động ngoại khóa thông qua biện pháp Rèn luyện KNTL thông qua các tình huống phù hợp trong lĩnh vực hoạt động nghề QTNL. SV nhóm ĐC chúng tôi tiến hành dạy bình thường theo quy định. 4.1.3.2. Phạm vi thực nghiệm Thiết kế các tình huống đa dạng về nội dung, hấp dẫn về hình thức thuộc 5 chủ đề: Về công tác tuyển dụng và bố trí nhân sự; Quản lý về lương thưởng và phúc lợi; Chuyên gia phân tích công việc, ngành nghề; Chuyên gia về quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên; Quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển để tổ chức rèn luyện KNTL cho SV. 4.1.4. Quy trình thực nghiệm và đánh giá 4.1.4.1. Quy trình thực nghiệm 19
  20. Quy trình TN được thực hiện qua 3 giai đoạn cụ thể như sau: Chuẩn bị TN, Triển khai TN, Phân tích và đánh giá kết quả TN. 4.1.4.2. Xác định chuẩn và thang đánh giá kết quả thực nghiệm - Nội dung đánh giá: 1. SV nắm được quy trình và các bước tiến hành thương lượng; 2. Đánh giá SV sử dụng một cách thường xuyên, linh hoạt, đạt hiệu quả cao các KN khi tham gia thương lượng. Các KN cơ bản được chúng tôi chia ra thành 4 nhóm: 1) KN xác định mục tiêu thương lượng; 2) KN giao tiếp trong quá trình thương lượng; 3) KN hợp tác trong thương lượng; 4) KN giải quyết tranh chấ p trên cơ sở thiê ̣n chí “Hai bên cùng thắ ng”. Đây là nội dung đánh giá chủ yếu của TN. - Thang đánh giá kết quả thực nghiệm 1. Phiếu khảo sát dành cho SV: Có những câu hỏi chúng tôi cho điểm (điểm cao nhất là 4 và điểm thấp nhất là 1). Có những câu hỏi chúng tôi không cho điểm mà chỉ tính tần suất và tỉ lệ phần trăm. Thông qua phiếu hỏi và việc xử lý kết quả để khẳng định khả năng thương lượng của SV các trường đại học hiện nay. 2. Quan sát: chọn 12 KNTL quan trọng và qua khảo sát ban đầu đánh giá là SV còn khá hạn chế để tập trung quan sát. Đánh giá trên 3 mức độ: Tốt, Đạt và Chưa đạt. 3. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động thương lượng: tổ chức cho SV tự đánh giá lẫn nhau. SV đánh giá với 3 tiêu chí: 1) Quy trình và các bước tiến hành thương lượng; 2) Sử dụng các KNTL; 3) Hiệu quả hoạt động thương lượng; 4. Phỏng vấn sâu: nhằm bổ trợ thông tin định tính về KNTL và các biện pháp rèn luyện KNTL cho SV ngành QTNL. Phương pháp này được tiến hành theo cách trò chuyện với những câu hỏi định hướng. Kết quả phỏng vấn sâu được phân tích định tính. 5. Nghiên cứu trường hợp điển hình: chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp trên 3 SV ở các vùng miền và địa chỉ khác nhau để khẳng định thêm về tính khả thi và tính hiệu quả của KNTL. 4.1.4.3. Lựa chọn và bồi dưỡng giáo viên tham gia thực nghiệm Tác giả luận án và các cộng tác viên, bao gồm GV dạy môn Các nguyên lý quan hệ lao động thuộc Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực; Luật Lao động thuộc Khoa Nhà nước và pháp luật của trường ĐH Nội vụ Hà Nội. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2