Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm đề xuất các dạng bài tập để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu trong dạy học hoá học bằng tiếng Anh cho học sinh. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM NGỌC TUẤN THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2020
- LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Cự Giác Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Vinh Vào hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2020 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm thông tin & Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nhiều quốc gia đã sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và tiếng Anh được sử dụng chính trong các trường đại học (ĐH). Trong các văn kiện trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục, khoa học, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”; Đề án “Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên giai đoạn 2010 – 2020” và Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025” do Bộ GD-ĐT đề nghị. Trong đó, việc dạy học các môn khoa học tự nhiên (KHTN) bằng tiếng Anh đang được chú trọng. Hóa học (HH) là một môn học đầy thách thức do sự phức tạp về mặt khoa học của nó. KN đọc hiểu là một trong những KN cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) được chú trọng hàng đầu trong quá trình dạy và học ngoại ngữ, quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. KN đọc hiểu Hoá học bằng tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong việc thông hiểu, tìm tòi những kiến thức HH, làm nền tảng để HS THPT có thể tiếp cận với những kiến thức trên thế giới trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay. Ngoài ra, bài tập (BT) HH là công cụ có thể giúp HS kiểm tra, củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách đa dạng, sinh động cũng như ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu quá trình dạy học Hoá học bằng tiếng Anh ở trường THPT, đề xuất các dạng BT để rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Về cơ sở lí luận và thực tiễn - Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - KN, KN đọc hiểu tiếng Anh, KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh. - Năng lực của GV trong dạy học HH bằng tiếng Anh. - Cơ sở lý luận về phương pháp (PP) dạy học nhóm, PP dạy học giải quyết vấn đề. - Thực trạng triển khai 2 đề án ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT. - Thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh và rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM).
- 2 3.2. Về chuyển giao và ứng dụng trong dạy học - Hệ thống một số kiến thức về đọc hiểu tiếng Anh, KN đọc hiểu tiếng Anh và KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Xây dựng bộ tiêu chí (TC) đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh. - Xây dựng 4 dạng bài tập hóa học (BTHH) rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT theo hướng đổi mới PP dạy học, ứng dụng các PP dạy học tích cực để góp phần nâng cao PP dạy và học của GV và HS. - Đề xuất 2 biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT. - Tài liệu tham khảo cho hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài này. 3.3. Về thống kê và xử lý số liệu - Thống kê, xử lý số liệu, phân tích kết quả khảo sát thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh và các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Thống kê, xử lý, phân tích kết quả TN sư phạm để khẳng định tính cần thiết, tính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đặt ra. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh trong dạy và học của GV và HS trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT; TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh ở trường THPT; Các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT; Các biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS. 5. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được một số dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT có chất lượng tốt và sử dụng hợp lý trong dạy học thì sẽ nâng cao KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh cho HS, qua đó nâng cao chất lượng dạy học HH ở THPT. 6. Phạm vi nghiên cứu Điều tra, khảo sát và thực nghiệm (TN) ở một số trường THPT có thực hiện chương trình dạy học HH bằng tiếng Anh. 7. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các PP nghiên cứu lý luận (phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa), phương pháp thực tiễn (khảo sát bằng các phiếu hỏi; phỏng vấn, dự giờ, TN sư phạm; PP chuyên gia) và phương pháp xử lý thông tin (thống kê toán học). 8. Đóng góp mới của luận án - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT.
- 3 - Làm rõ thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh và rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS ở trường THPT; chỉ ra được những hạn chế và phân tích được những nguyên nhân cơ bản. - Đề xuất và sử dụng bộ TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh. - Đề xuất và sử dụng 4 dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Đề xuất và sử dụng hai biện pháp biện pháp sử dụng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT một cách hiệu quả; khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp thông qua thăm dò ý kiến chuyên gia và TN sư phạm. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các KN đọc hiểu cho HS thông qua việc tự học, tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của giáo viên. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các cụm từ viết tắt, danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ; danh mục tài liệu tham khảo; danh mục các công trình khoa học của tác giả và phụ lục (PL), nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của của việc rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Chương 2. Thiết kế một số dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. - Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan về dạy học hóa học bằng tiếng Anh Trên thế giới hiện có khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Trong đó có nhiều nước sử dụng tiếng Anh cho việc dạy các môn khoa học ở nhà trường phổ thông như Ấn Độ, Trung Quốc, Hồng Kông, Philippines, Singapore, Ireland, Anh, Wales, Scotland, Canada, Jamaica, Mỹ, Peurto Rico, Liberia, Nam Phi, Zimbabwe, New Zealand, Úc, Isarel, Malaysia, Brunei, Costa Rica, Sri Lanka,... Mỗi quốc gia có những chiến lược riêng cho việc dạy học các môn khoa học này, trong đó có môn hóa học. Việc nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống cũng như trong việc đưa đất nước đi lên, hội nhập cùng với nền kinh tế, giáo dục của thế giới, Bộ GD-ĐT cũng đã nghiên cứu để thực hiện 2 đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học ngoại
- 4 ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008). Trong những năm gần đây, tại trường ĐH Vinh, nhóm nghiên cứu của chuyên ngành Lý luận và PP dạy học bộ môn HH đã có những nghiên cứu về dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT, đánh giá thực trạng và giải pháp dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh ở các trường THPT Việt Nam, đồng thời xây dựng hệ thống bài giảng về dạy học HH bằng tiếng Anh có ý nghĩa to lớn cho những định hướng nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã tuyển sinh và đào tạo thành công ngành “Sư phạm HH (dạy Hóa bằng tiếng Anh)”. Trường ĐH Sư phạm Huế cũng đã tuyển sinh và đào ngành “Sư phạm HH đào tạo bằng tiếng Anh”. Một số công trình nghiên cứu của các nhóm tác giả do PGS.TS. Cao Cự Giác chủ trì đã nghiên cứu về thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh ở các trường THPT Việt Nam, đề xuất các PP dạy học HH bằng tiếng Anh, quy trình thiết kế bài giảng HH bằng tiếng Anh cũng như sử dụng hệ thống BTHH THPT bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, việc rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT thông qua một số dạng BTHH chưa được quan tâm nhiều. 1.2. Mục đích và ý nghĩa của việc dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh 1.2.1. Hình thành thói quen, ý thức học chủ động, học suốt đời 1.2.2. Rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Anh trong học thuật 1.2.3. Tạo sự tự tin trong giao tiếp tiếng Anh học thuật 1.2.4. Hội nhập giáo dục quốc tế 1.3. Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh Trong các KN dạy học HH bằng tiếng Anh, thì KN đọc hiểu là một trong những KN khó đối với cả GV và HS THPT ở Việt Nam. Nhiều GV và HS khi giảng dạy và học tập môn HH còn chưa hiểu rõ được thực trạng rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học môn này bằng tiếng Anh ở trường THPT Việt Nam và cũng chưa có những công cụ để đánh giá cụ thể MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh của HS, dẫn đến tài liệu các BT để rèn luyện KN này cũng còn nhiều hạn chế. 1.3.1. Đọc hiểu tiếng Anh (Reading comprehension) Việc “Đọc” (Reading) Đọc là một quá trình được định hình một phần bởi văn bản, một phần bởi nền tảng của người đọc và một phần bởi tình huống mà việc đọc đang diễn ra. Đọc một văn bản học thuật không đơn giản liên quan đến việc tìm kiếm thông tin trong văn bản. Hơn nữa, đó là một quá trình làm việc với văn bản. Khi đọc một văn bản học thuật, người đọc sẽ suy nghĩ để xây dựng và hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản cùng với tác giả. Nói cách khác, người đọc suy luận ra ý nghĩa của văn bản bằng cách áp dụng kiến thức đã có của họ.
- 5 Sự hiểu biết (Comprehension) “Khái niệm “hiểu” thường được định nghĩa theo một cách phổ biến là một quá trình mà người đọc kiến tạo ý nghĩa bằng cách tiếp xúc với văn bản thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố như kiến thức nền, kinh nghiệm trước đó, thông tin trong văn bản và vị thế, lập trường, quan điểm của người đọc trong mối quan hệ với văn bản”. 1.3.2. Kĩ năng đọc hiểu (Reading comprehension skills) Đọc hiểu là khả năng nắm bắt được nội dung của bài đọc trên dựa trên việc hiểu được ý tưởng và sự kiện trong bài đọc; kiến thức bài đọc chứa đựng, kiến thức sẵn có của người đọc, những thông tin được trình bày trong bài đọc, việc sử dụng ngữ cảnh để nhận ra từ ngữ và đoán được ý nghĩa của nó. 1.4. Kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh Khi đọc các tài liệu học thuật HH bằng tiếng Anh, việc hiểu được nội dung sẽ rất hạn chế và có thể gặp rất nhiều khó khăn vì một số nguyên nhân như: (1) Từ mới hoặc từ ngữ chuyên ngành; (2) Cấu trúc ngữ pháp của câu phức tạp; (3) Các đoạn văn chứa đựng thông tin có thể rất dày đặc và rất khó để giải mã các thông tin; (4) Cách viết có thể gây khó hiểu; (5) Ngữ điệu và cách hành văn của tác giả không quen thuộc;... Do đó, trong tiếng Anh đối với môn HH, một môn học khó, ngoài những KN đọc hiểu cơ bản trong tiếng Anh thì GV và HS cần phải rèn luyện thêm một số các KN đọc hiểu chuyên sâu khác đặc thù với các bộ môn KHTN như KN suy luận, suy đoán, mô phỏng, tóm tắt, tổng hợp,... 1.4.1. Mục đích, yêu cầu của kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh trong dạy học hóa học Mục đích Giúp HS rèn luyện, trau dồi, phát triển KN đọc hiểu bằng tiếng Anh; tăng cường khả năng đọc hiểu các nội dung HH phổ thông bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ lứa tuổi; có điều kiện để thu nhận thông tin và nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành HH. Yêu cầu a) Đối với giáo viên: GV cần phác thảo một hệ thống các từ và thuật ngữ chuyên ngành; thiết lập việc học tập theo nhóm giữa các HS; khuyến khích HS đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến; tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm; đưa ra quy trình đọc hiểu đối với từng dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu và một số hoạt động HH hỗ trợ ngôn ngữ. b) Đối với học sinh: HS cần xác định đúng mục đích, mục tiêu khi đọc hiểu nâng cao vốn từ vựng chuyên ngành của bản thân; nắm vững được các kĩ thuật, KN đọc hiểu; nhận diện nhanh những dấu hiệu cấu trúc; lựa chọn những tài liệu đọc phù hợp; rèn luyện KN làm việc nhóm.
- 6 1.4.2. Các kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh KN đọc lấy ý chính và nội dung bao quát (Skimming skill) KN đọc nhanh lấy dữ liệu cụ thể, thông tin chi tiết (Scanning skill) KN đọc chuyên sâu (In-depth reading skill) 1.5. Năng lực của giáo viên trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh 1.5.1. Năng lực dạy học hóa học 1.5.2. Năng lực giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh 1.6. Bài tập hóa học 1.6.1. Khái niệm bài tập hóa học BT HH bao gồm cả câu hỏi hoặc bài toán hóa học, mà trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó. 1.6.2. Tác dụng của bài tập hóa học BT HH là một trong những công cụ hiệu quả nhất để dạy HS vận dụng các kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn; ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học và rèn luyện KN HH cho HS; phát triển NL nhận thức, rèn trí thông minh cho HS; phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành PP học tập hiệu quả; giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú học tập bộ môn. 1.6.3. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực thường sử dụng kết hợp với bài tập hóa học Phương pháp dạy học nhóm (Group teaching method) Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề (Problem solving teaching) 1.7. Thực trạng dạy học hóa học bằng tiếng Anh hiện nay ở các trường trung học phổ thông tại Việt Nam Dạy học HH bằng tiếng Anh có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, rèn luyện KN sử dụng tiếng Anh. Vì vậy, trong dạy học HH bằng tiếng Anh, người dạy và người học cần có sự tương tác theo các PP dạy học khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Việc tìm hiểu thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT là cơ sở khoa học để phát triển toàn diện các KN của HS trong quá trình học tập tiếng Anh. 1.8. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông tại Việt Nam Các nội dung khảo sát trên đã mang lại những kết quả đáng quan tâm đối với việc rèn luyện KN đọc hiểu trong quá trình dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra rõ nhận thức của các đối tượng khảo sát trong việc rèn luyện KN đọc hiểu tiếng Anh trong quá trình dạy học HH bằng ngôn ngữ này, đặc biệt là chỉ ra sự nhầm lẫn giữa việc “biết” và “quen thuộc” đối với việc sử dụng các KN đọc hiểu tiếng Anh trong HH. Chính vì sự nhầm lẫn đó, người học sẽ gặp phải những khó khăn và không đạt
- 7 được hiệu quả cao trong quá trình rèn luyện các KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. Chính GV giảng dạy cũng chưa thật sự nhận ra sự nhầm lẫn này cũng như gặp phải những khó khăn khi kết quả HS không được cao qua các kì kiểm tra. Kết quả khảo sát là cơ sở để thiết kế bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT; đề xuất một số dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, sau khi nghiên cứu tổng quan về dạy học HH bằng tiếng Anh trong và ngoài nước, đánh giá kết quả bước đầu trong việc triên khai hai đề án được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt cũng như phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc dạy học HH phổ thông bằng tiếng Anh đối với HS THPT, chúng tôi nhận thấy việc dạy và học các bộ môn KHTN nói chung và môn HH nói riêng bằng tiếng Anh đang được hết sức chú trọng trong thời kỳ nước đang trên đà hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT thông qua một số dạng BTHH chưa được quan tâm nhiều. Trên cơ sở đó, qua việc khảo sát về KN đọc hiểu tiếng Anh, NL của GV trong dạy học HH bằng tiếng Anh và kết quả thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh hiện nay cũng như việc rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT tại Việt Nam, chúng tôi có thể khẳng định việc dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Những kết quả khảo sát trên đây sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất bộ TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh; các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh cho HS THPT được trình bày ở chương 2. Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC BẰNG TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Những yêu cầu cần thiết để sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh 2.1.1. Đọc hiểu nội dung hóa học bằng tiếng Anh Đọc và hiểu được từ vựng, thuật ngữ hóa học Đọc và hiểu được từ và cụm từ liên kết để kết nối chặt chẽ những đề xuất khoa học một cách hợp lý Đọc và hiểu được các khái niệm hóa học và các nguyên tắc hóa học 2.1.2. Hoàn thành các yêu cầu của câu hỏi Xác định được nội dung chính
- 8 Xác định được nội dung chi tiết, cụ thể Suy luận từ kiến thức sẵn có hoặc dữ kiện của bài tập Đoán và hiểu được nghĩa của từ vựng mới hoặc từ vựng trong ngữ cảnh 2.2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh 2.2.1. Mục tiêu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh Đối với giáo viên - Xác định được những mục tiêu dạy học, rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh của HS cần đạt sau mỗi giai đoạn học tập. - Đưa ra những nhận xét, nhận định, kết luận mang tính chính xác, cụ thể và đầy đủ về MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh của HS. - Thường xuyên theo dõi, kịp thời đánh giá được những cố gắng, tiến bộ của HS, từ đó đưa ra mục tiêu giảng dạy phù hợp và kể cả những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn các em vượt qua những khó khăn để tiếp tục phát triển hơn nữa trong các hoạt động học tập. - Đề xuất các dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở trường THPT. Đối với HS Bộ TC đánh giá KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh như là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho HS trong việc: - Tự nhận xét, đánh giá về KN đọc hiểu HH bằng tiếng Anh của bản thân dựa trên những TC đánh giá đã được thể hiện trong bộ TC. - Nhận ra được NL bản thân đã đạt được MĐ nào trong bộ TC, từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể cũng như khắc phục những hạn chế để vượt qua và đáp ứng yêu cầu của GV. - Định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi HS trong quá trình học tập. 2.2.2. Nguyên tắc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh (1) Đảm bảo tính định hướng vào việc thực hiện mục tiêu chương trình; (2) Đảm bảo đánh giá được MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh; (3) Đảm bảo tính chính xác, khoa học; (4) Đảm bảo tính khách quan; (5) Đảm bảo tính sư phạm; (6) Đảm bảo tính thực tiễn; (7) Đảm bảo tính đa dạng và toàn diện; (8) Đảm bảo tính phát triển. 2.2.3. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh Bước 1: Nghiên cứu tài liệu Thu thập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. Bước 2: Phác thảo bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh
- 9 - Xác định các KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. - Xây dựng các TC cho mỗi KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh.. - Quy ước các MĐ của mỗi TC trong từng KN. Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia - Sử dụng PP khảo sát bằng bảng hỏi để tham khảo ý kiến giáo viên HH ở các trường phổ thông, các chuyên gia ngành Lí luận và PP dạy học HH về bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh về sự hợp lí, tính khoa học, khả thi của bộ TC. - Sử dụng PP thống kê toán học để đưa ra các kết luận khoa học, từ đó chỉnh sửa lại bộ TC theo sự góp ý của các chuyên gia. Bước 4: Thử nghiệm - Thử nghiệm ở các trường phổ thông ở TP. HCM nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi, khách quan khoa học và độ tin cậy của bộ TC. - Tiến hành xử lý số liệu thống kê qua các thao tác như: kiểm định độ tin cậy bộ TC Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố EFA; phân tích nhân tố khẳng định CFA; tương quan Pearson,... để kiểm tra độ tin cậy của bộ TC và từ đó tạo cơ sở vững chắc cho tính khả thi của bộ TC. Bước 5: Hoàn thiện Sau khi tiến hành thử nghiệm ở trường phổ thông, tiến hành chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện thang bộ TC nhằm đảm bảo tính khoa học, hiệu quả và khả thi. 2.2.4. Phác thảo và lấy ý kiến khảo sát về bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên cùng với các dữ liệu đã khảo sát và thử nghiệm thăm dò, chúng tôi phác thảo bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. Các TC đánh giá trong từng KN của bộ TC trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 6 (1 là TC thấp nhất; 6 là TC cao nhất) theo thang đánh giá phân loại Bloom cải tiến do Pohl cùng các cộng sự đề xuất. Kết quả EFA cho thấy, có 10 nhóm nhân tố được rút trích ra với phương sai trích (AVE) là 78.429% (> 50%) đạt yêu cầu và không có biến bị loại. Kiểm tra điều kiện của phân tích nhân tố, ta có KMO = 0.876 đạt yêu cầu do lớn hơn 0.5 và Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể; các nhóm nhân tố trùng với bộ TC được đưa ra. Kết quả này được tiếp tục kiểm định với phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Kết quả CFA cho thấy trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (≥ 0.5) và có ý nghĩa thống kê (các giá trị p đều bằng 0.00). Như vậy có thể kết luận các biến quan sát dùng để đo lường 10 thành phần của bộ TC đạt được giá trị hội tụ. Kết quả cũng cho thấy mô hình bộ TC có 1657 bậc tự do (df), giá trị kiểm định chi-square (χ2) = 2170.402 với pvalue = 0.000; chi-square/df = 1.310, đạt yêu cầu vì nhỏ hơn 3; và kết quả các chỉ số
- 10 khác (CFI = 0.984; TLI = 0.983; RMSEA = 0.025; SRMR = 0.027). Để mô hình CFA phù hợp với những dữ liệu tính toán được, từ đó khẳng định được tính hợp lệ của mô hình, cả hai giá trị CFI và TLI phải lớn hơn 0.95. Giá trị χ2 không quan trọng lắm; tuy nhiên, với cỡ mẫu lớn hơn, TC này không phải lúc nào cũng thỏa điều kiện. Giá trị RMSEA nhỏ hơn 0,06 và giá trị SRMR nhỏ hơn 0,08 khẳng định MĐ phù hợp của bộ TC là tốt. Giá trị và độ tin cậy của bộ TC sẽ được đánh giá qua hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Kết quả này cho thấy các thành phần của bộ TC đều đạt yêu cầu về giá trị và độ tin cậy (> 0.6) với phương sai trích đều lớn hơn 50%. Hầu hết các giá trị Sig giữa các cặp biến độc lập trong Pearson (PL 4.2.6) đều lớn hơn 0.05 nên các biến hầu như không tương quan (nghĩa là độc lập) với nhau. Riêng biến SK3 và SK7 có tương quan nghịch (Sig < 0.05; r Pearson = -0.104), tuy nhiên tương quan này không đáng kể. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bộ TC được đưa ra là các KN đọc hiểu với từng TC đọc hiểu của người đọc hoàn toàn độc lập với nhau, từ đó chúng tôi có thể tiến hành những nghiên cứu sau đó để đề xuất được những dạng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh một cách hiệu quả. 2.2.5. Cấu trúc bộ tiêu chí đánh giá kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông MĐ KN Đánh giá Mức A: 23 – 30 Mức B: 16 – 22 KN TC KN Mức C: 8 – 15 Mức D: 1 – 7 1 2 3 4 5 1.1. Liệt kê các mục đích sau khi đọc một bài đọc có nội dung HH. 1.2. Nghiên cứu các mục tiêu cụ thể để có thể đạt được 1. Lập mục tiêu đã định đối với một bài đọc có nội dung HH. kế 1.3. Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên theo nội hoạch dung HH của bài đọc. Tổng điểm KN1: và xác 1.4. Phác thảo kế hoạch thực hiện sau khi đọc bài đọc có …/30 định nội dung HH. Đánh giá: … mục 1.5. Sắp xếp các công việc trong kế hoạch theo thứ tự ưu tiêu tiên dựa trên nội dung HH của bài đọc. 1.6. Xếp loại kết quả đạt được sau khi thực hiện các công việc liên quan đến nội dung HH của bài đọc trong kế hoạch đã đề ra. 2.1. Gạch dưới những từ khóa, thuật ngữ HH, nội dung HH quan trọng trong từng đoạn, trong bài đọc. 2. Đọc 2.2. Đưa ra những ví dụ, hiện tượng HH, phương trình Tổng điểm KN2: lướt phản ứng minh họa,… cho các từ khóa, nội dung quan …/30 lấy ý trọng để chắc chắn đã hiểu được những từ khóa, nội dung Đánh giá: … chính đó. 2.3. Tự thực hành sử dụng các từ khóa, thuật ngữ HH, nội dung HH quan trọng.
- 11 2.4. Phân loại những từ khóa, thuật ngữ HH, câu, đoạn có nội dung HH tương tự, liên quan đến nhau. 2.5. Cân nhắc những nội dung HH có thể lấy làm nội dung chính của bài đọc. 2.6. Đưa ra được nội dung chính của bài đọc một cách ngắn gọn liên quan đến một vấn đề HH. 3.1. Gạch dưới tên những nguyên tố, chất, phản ứng HH, dụng cụ thí nghiệm, hiện tượng HH, tựa đề … 3.2. Miêu tả được những hiện tượng, phản ứng HH có trong bài đọc. 3.3. Sử dụng những nguyên tố, chất, phản ứng HH, dụng 3. Tìm cụ thí nghiệm, hiện tượng, tựa đề, những nội dung HH kiếm Tổng điểm KN3: có trong bài đọc. thông …/30 3.4. Liên hệ những dữ kiện HH tìm được với những kiến tin cụ Đánh giá: … thức HH đã biết. thể 3.5. Chọn những dữ kiện HH có liên quan đến nhau hoặc những dữ kiện có khả năng thể hiện được nội dung bài đọc. 3.6. Dự đoán nội dung, bản chất của một vấn đề HH thông qua những thông tin tìm được trong bài đọc. 4.1. Liệt kê những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH đã biết có liên quan đến nội dung bài đọc. 4. 4.2. Cho ví dụ về những dữ kiện, kiến thức, vấn đề HH Khai đã biết có liên quan đến nội dung bài đọc. thác 4.3. Giải thích những hiện tượng, vấn đề, phản ứng HH kiến Tổng điểm KN4: trong bài đọc theo những kiến thức đã biết. thức …/30 4.4. Làm sáng tỏ những hiện tượng, vấn đề, cơ chế, phản cũ, kết Đánh giá: … ứng HH còn chưa rõ trong bài đọc. nối và 4.5. Kết luận những vấn đề, hiện tượng, cơ chế, phản ứng suy HH đã làm sáng tỏ. luận 4.6. Tập hợp những dữ kiện, kiến thức cũ đã biết và mới trong bài đọc thành hệ thống liên quan, xuyên suốt. 5.1. Nhớ lại những kiến thức, nội dung, phản ứng HH, hiện tượng xảy ra đã biết trước có liên quan đến nội dung bài đọc. 5.2. Chọn những kiến thức, nội dung, phản ứng, hiện tượng HH có liên quan đến những vấn đề HH trong bài đọc. 5.3. Sử dụng những kiến thức, nội dung HH đang đọc để Tổng điểm KN5: 5. Suy giải thích cho những kiến thức đã biết hoặc ngược lại. …/30 đoán 5.4. Phân loại những vấn đề HH đã giải thích được và Đánh giá: … chưa giải thích được. 5.5. Quyết định vấn đề HH chưa giải thích được để làm sáng tỏ. 5.6. Dự đoán những phản ứng, cơ chế, hiện tượng,… có thể xảy ra sau đó dựa trên những kiến thức đã biết hoặc do suy luận. 6.1. Gạch dưới những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ Tổng điểm KN6: vấn đề HH chưa hiểu. …/30
- 12 6.2. Phân loại những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ Đánh giá: … vấn đề HH chưa hiểu theo các nhóm câu hỏi khác nhau. 6.3. Chọn những thuật ngữ/ hiện tượng/ phản ứng/ vấn đề HH chưa hiểu để phân đoán, giải thích. 6.4. Xác định được tầm quan trọng của những thuật ngữ/ 6. Đặt hiện tượng/ phản ứng/… chưa rõ thành 2 loại: quan câu trọng, không quan trọng. hỏi 6.5. Đặt câu hỏi và trả lời trong quá trình đọc để chắc chắn bản thân hiểu được những vấn đề trong bài đọc. 6.6. Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý để kiểm tra trí nhớ, sự hiểu của bản thân sau khi đọc bài đọc có nội dung HH. 7.1. Ghi nhớ những nội dung HH thông qua những thí nghiệm, hiện tượng, phản ứng,… thông qua hình vẽ, sơ đồ, đoạn phim, … có sẵn trong bài đọc. 7.2. Mô tả lại những nội dung HH: định nghĩa, thí nghiệm, hiện tượng, phản ứng,… thông qua hình vẽ, sơ đồ, đoạn phim, … có sẵn trong bài đọc. 7. 7.3. Phác thảo, vẽ lại, dựng lại những nội dung, thông tin Tưởng HH bằng hình vẽ, sơ đồ, phim, hoạt động, trải nghiệm, tượng, Tổng điểm KN7: … hình …/30 7.4. Tưởng tượng một số thí nghiệm, viết các phương dung, Đánh giá: … trình phản ứng HH minh họa cho những nội dung trong mô bài đọc. phỏng 7.5. Rút ra kết luận về tính chất, hiện tượng, bản chất, … của một vấn đề HH thông qua những thông tin, hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ, … 7.6. Thiết kế lại một cách cô đọng nội dung HH của bài đọc bằng hình vẽ, biểu đồ, phim, sơ đồ tư duy, sổ tay HH, bài giải tính toán… để dễ hiểu và dễ nhớ hơn. 8.1. Định rõ những thông tin HH, hiện tượng, phản ứng,… chưa rõ, chưa hiểu. 8.2. Mô tả những thông tin HH, hiện tượng, phản ứng,… chưa rõ, chưa hiểu theo cách riêng của bản thân (hình vẽ, sơ đồ, …). 8.3. Tạm dừng việc đọc để tìm hiểu, giải thích những thông tin, khái niệm, phản ứng, hiện tượng,… chưa biết, 8. chưa rõ, chưa hiểu. Kiểm Tổng điểm KN8: 8.4. Quyết định đọc chậm hay đọc lướt hay đọc lại những soát …/30 thông tin HH còn chưa biết, chưa rõ, chưa hiểu trong bài và làm Đánh giá: … đọc. rõ 8.5. Làm sáng tỏ những thông tin, vấn đề HH chưa biết, chưa rõ, chưa hiểu trong bài đọc bằng những thông tin khác trong bài đọc. 8.6. Tạo ra những câu hỏi, viết các phương trình phản ứng, bài giải tính toán liên quan đến nội dung HH, khái niệm mới, phản ứng mới, hiện tượng lạ,… của bài đọc để chắc chắn rằng bản thân đã kiểm soát được thông tin của
- 13 bài đọc và làm rõ những thông tin chưa biết, chưa rõ, chưa hiểu. 9.1. Ghi nhớ được những từ khóa chính trong bài đọc HH. 9.2. Xác định được những nội dung chính trong bài đọc HH. 9.3. Minh họa được từng nội dung chính trong bài đọc 9. HH bằng sơ đồ, hình ảnh, hình vẽ,… Tóm 9.4. Lập dàn ý của bài đọc dựa trên nội dung chính của Tổng điểm KN9: tắt và bài đọc HH (theo phần, theo chương,…). …/30 tổng 9.5. Xác định những khái niệm, phản ứng, hiện tượng Đánh giá: … hợp HH,… mang tính thuyết phục, dễ nhớ để minh họa cho những nội dung chính trong bài đọc HH. 9.6. Soạn thảo, minh họa và trình bày những nội dung chính của bài đọc HH kèm minh chứng, ví dụ, hiện tượng, phản ứng,… của chúng bằng cách diễn đạt riêng của bản thân. 10.1. Liệt kê những nội dung chính của bài đọc HH. 10. 10.2. Giải thích được những nội dung HH chính có trong Xác bài đọc. định 10.3. Chứng minh những nội dung HH chính có trong bài thông đọc bằng những phương trình phản ứng, hiện tượng, … tin 10.4. Liên hệ những thông tin, nội dung HH có trong bài Tổng điểm KN10: quan đọc với những kiến thức đã biết, những hiện tượng trong …/30 trọng đời sống,… Đánh giá: … và 10.5. Đánh giá được thông tin, dữ kiện, phương trình đánh phản ứng, hiện tượng, …quan trọng làm người đọc nghĩ giá đến thông điệp muốn truyền tải. 10.6. Suy luận được thông điệp có liên quan đến nội dung HH của bài đọc muốn gửi đến người đọc. Tổng điểm thành phần Tổng điểm đạt được: _____ /300 Thang đánh giá chung 1: không thực hiện; Từ 1 đến75 : Mức D Kết 2: thực hiện một phần nhưng không chính xác; Từ 76 đến 150 : Mức C luận 3: thực hiện đầy đủ nhưng không chính xác; Từ 151 đến 225 : Mức B 4: thực hiện chính xác nhưng chưa đầy đủ; Từ 226 đến 300 : Mức A 5: thực hiện chính xác và đầy đủ 2.3. Thiết kế một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông 2.3.1. Nguyên tắc chung xây dựng các dạng bài tập đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh (1) Đảm bảo rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh; (2) Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại; (3) Đảm bảo tính sư phạm; (4) Đảm bảo nội dung BTHH đọc hiểu bằng tiếng Anh sát với nội dung chương trình HH mà HS đã được
- 14 học theo chương trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, phân hóa được HS; (5) Đảm bảo tính hệ thống, logic. 2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập đọc hiểu hóa học bằng tiếng Anh Bước 1. Xác định mục đích của BT. Bước 2. Xác định những kiến thức liên quan đến BT và KN cần sử dụng trong BT. Bước 3. Xây dựng đề BT, trong đó phần dẫn của BT cần nêu các dữ kiện kiến thức mở rộng, nâng cao; sử dụng sơ đồ, hình ảnh minh họa lôi cuốn HS; viết các yêu cầu, câu hỏi (trắc nghiệm hoặc tự luận) theo bộ TC đánh giá các mức độ nhận thức từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao (nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo). Bước 4. Loại bỏ những dữ kiện dư, không cần thiết; chính xác hóa từ vựng, thuật ngữ, ngữ pháp, nội dung phần dẫn và câu hỏi; chỉnh sửa lỗi chính tả; hoàn thiện lại phần dẫn và câu hỏi... Giải lại BT theo những cách khác nhau (nếu có); phân tích ý nghĩa và đánh giá tác dụng của mỗi câu hỏi cũng như của cả BT. Bước 5. Đánh giá MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh theo từng TC đối với HS sau khi giải BT. Ví dụ minh họa các bước xây dựng BT rèn luyện KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh về nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng HH” trong chương trình HH 10. Bước 1. Xác định mục đích của BT: BT giúp HS rèn luyện và tự kiểm tra MĐ KN 3 “Tìm kiếm thông tin cụ thể” với 6 TC với nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng HH”. Bước 2. Chuẩn bị những kiến thức liên quan đến BT và KN cần sử dụng trong BT: - Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng HH. - Nguyên lý chuyển dịch cân bằng LeChâtelier. Bước 3. Soạn đề BT. Exercise. Read the text and answer the questions: A change in temperature alters both the equilibrium position and the equilibrium constant. Recall that virtually every chemical reaction is either endothermic or exothermic. The reaction for making methane has a negative ΔH°, which means that the forward reaction is exothermic and the reverse reaction is endothermic. CO (g) + 3H2 (g) ⇌ CH4 (g) + H2O (g) ΔH° = -206.5 kJ In this case, you can think of heat as a product in the forward reaction and a reactant in the reverse reaction. CO (g) + 3H2 (g) ⇌ CH4 (g) + H2O (g) + heat According to Le Châtelier’s principle, if heat is added to an equilibrium system, the equilibrium shifts in the direction in which heat is used up; that is, the equilibrium shifts to the left and decreases the concentration of methane (CH4). Lowering the temperature shifts
- 15 the equilibrium to the right because the forward reaction liberates heat and relieves the stress. In shifting to the right, the equilibrium produces more methane. The conversion between dinitrogen tetroxide (N2O4) and nitrogen dioxide (NO2) responds to changes in temperature in an observable way. This endothermic equilibrium is described by the following equation. N2O4 (g) ⇌ 2NO2 (g) ΔH° = 55.3 kJ N2O4 is a colorless gas NO2 is a reddish-brown gas. Question Q1. (TC1) How many reactions are there in the text? Write those reactions. Q2. (TC2) Describe the phenomena in the figure above. Q3. (TC3) Which content is NOT in the text? A. The equilibrium position and the equilibrium constant change when temperature changes. B. Distinguish the exothermic and endothermic reactions. C. The conversion between dinitrogen tetroxide or dinitrogen tetroxide (N2O4) and nitrogen dioxide (NO2) when temperature changes. D. The equilibrium position and the equilibrium constant change when concentrations changes. Q4. (TC4) Name and state the principle relating to the phenomena in the text. Q5. (TC5) What is the main content of the text? A. The way to determine the equilibrium position when temperature changes. B. Determine the exothermic and endothermic reactions. C. Examples of the exothermic and endothermic reactions. D. Heat and equilibrium position Q6. (TC6) How does the equilibrium position of the following reaction change when increasing the temperature? Explain your answer. PCl5 (g) ⇌ PCl3 (g) + Cl2 (g) ΔH° = + 92,5kJ Bước 4. Loại bỏ những dữ kiện dư, không cần thiết; chính xác hóa từ vựng, thuật ngữ, ngữ pháp, nội dung phần dẫn và câu hỏi; chỉnh sửa lỗi chính tả; hoàn thiện lại phần dẫn và câu hỏi... Giải lại BT theo những cách khác nhau (nếu có); phân tích ý nghĩa và đánh giá tác dụng của mỗi câu hỏi cũng như của cả BT. Chúng tôi đưa ra lời giải cho BT như sau: Q1. There are two reactions in the text. CO (g) + 3H2 (g) ⇌ CH4 (g) + H2O (g) N2O4 (g) ⇌ 2NO2 (g)
- 16 Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS quan sát, quan tâm, tìm kiếm, chú ý những dữ kiện HH trong một bài đọc, cụ thể ở đây là các phản ứng thuận nghịch. Q2. When placed in a warm-water bath, the equilibrium shifts in the endothermic direction, to the right, which produces more reddish-brown NO2. The mixture becomes lighter in color when placed in an ice bath because the equilibrium shifts in the exothermic direction, to the left, in which more NO2 is converted to colorless N2O4. Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS quan sát và mô tả được hiện tượng HH xảy ra trong bài đọc. Điều này giúp HS hình thành các khái niệm, quy luật ban đầu từ các thí nghiệm thực tế, đó là có sự thay đổi chất khi nhiệt độ thay đổi. Q3. Answer: D Ý nghĩa: Câu hỏi giúp kiểm tra HS nhận biết được đâu là những nội dung trong bài đọc, nội dung nào không phải để chắc chắn rằng HS đang hiểu đúng nội dung trọng tâm của bài đọc mà không bị nhầm lẫn, lan man. Trong bài đọc này không nhắc gì đến ảnh hưởng của nồng độ của các chất đến cân bằng HH. Q4. Le Châtelier’s principle: If a stress is applied to a system at equilibrium, the system shifts in the direction that relieves the stress. Ý nghĩa: Câu hỏi này giúp HS nhớ lại, liên hệ được kiến thức đã được học thông qua những nội dung HH có trong bài đọc. Đó là nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, trong đó có nêu ba yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng là nhiệt độ, nồng độ và áp suất. Do đó, cần lược bỏ đoạn có chứa tên của nguyên lý chuyển dịch cân bằng để HS phải tự nhớ ra theo kiến thức đã được học trước đó thì BT sẽ mang tính hiệu quả cao hơn. Q5. Answer: D Ý nghĩa: Câu hỏi này giúp HS nhìn lại, suy nghĩ, tổng hợp để có thể nhận ra được nội dung chính của bài đọc thông qua việc tìm kiếm những thông tin cụ thể cũng như những thông tin được cung cấp trong các câu hỏi trước đó mà không nhất thiết phải đọc hoặc hiểu toàn bộ bài đọc. Đó là ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng HH. Q6. The reaction for making PCl3 has a positive ΔH°, which means that the forward reaction is endothermic and the reverse reaction is exothermic. According to Le Châtelier’s principle, if heat is added to an equilibrium system, the equilibrium shifts in the direction in which heat is used up; that is, the equilibrium shifts to the right. Ý nghĩa: Câu hỏi này giúp HS dự đoán được hiện tượng cũng như kiểm tra được HS có nắm được bản chất ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng HH. Đó là khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thu nhiệt. Sau khi kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp cũng như lược bỏ phần nội có nêu tên nguyên lý chuyển dịch cân bằng, BT được hoàn lại lại như sau: Exercise. Read the text and answer the questions:
- 17 A change in temperature alters both the equilibrium position and the equilibrium constant. Recall that virtually every chemical reaction is either endothermic or exothermic. The reaction for making methane has a negative ΔH°, which means that the forward reaction is exothermic and the reverse reaction is endothermic. CO (g) + 3H2 (g) ⇌ CH4 (g) + H2O (g) ΔH° = -206.5 kJ In this case, you can think of heat as a product in the forward reaction and a reactant in the reverse reaction. CO (g) + 3H2 (g) ⇌ CH4 (g) + H2O (g) + heat If heat is added to an equilibrium system, the equilibrium shifts in the direction in which heat is used up; that is, the equilibrium shifts to the left and decreases the concentration of methane (CH4). Lowering the temperature shifts the equilibrium to the right because the forward reaction liberates heat and relieves the stress. In shifting to the right, the equilibrium produces more methane. The conversion between dinitrogen tetroxide (N2O4) and nitrogen dioxide (NO2) responds to changes in temperature in an observable way. This endothermic equilibrium is described by the following equation. N2O4 (g) ⇌ 2NO2 (g) ΔH° = 55.3 kJ N2O4 is a colorless gas. NO2 is a reddish-brown gas. Question Q1. (TC1) How many reactions are there in the text? Write those reactions. Q2. (TC2) Describe the phenomena in the figure above. Q3. (TC3) Which content is NOT in the text? A. The equilibrium position and the equilibrium constant change when temperature changes. B. Distinguish the exothermic and endothermic reactions. C. The conversion between dinitrogen tetroxide (N2O4) and nitrogen dioxide (NO2) when temperature changes. D. The equilibrium position and the equilibrium constant change when concentrations changes. Q4. (TC4) Name and state the principle relating to the phenomena in the text. Q5. (TC5) What is the main content of the text? A. The way to determine the equilibrium position when temperature changes. B. Determine the exothermic and endothermic reactions. C. Examples of the exothermic and endothermic reactions.
- 18 D. Heat and equilibrium position. Q6. (TC6) How does the equilibrium position of the following reaction change when increasing the temperature? Explain your answer. PCl5 (g) ⇌ PCl3 (g) + Cl2 (g) ΔH° = + 92,5kJ Bước 5. Đánh giá MĐ KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh theo từng TC đối với HS sau khi giải BT: - HS nêu và viết được các phản ứng HH xảy ra trong bài đọc (TC 3.1). - HS mô tả được hiện tượng xảy ra khi quan sát hình vẽ (TC 3.2). - HS nhận định được những nội dung HH nào không có trong bài đọc, qua đó cũng xác định những nội dung HH được nêu trong bài đọc (TC 3.3). - HS liên hệ những dữ kiện HH trong bài đọc với kiến thức đã được học (TC 3.4). - HS chọn được dữ kiện thể hiện được nội dung chính của bài đọc (TC 3.5) - HS dự đoán được hiện tượng xảy ra thông qua những dữ kiện HH được cung cấp trong bài đọc (TC 3.6). 2.4. Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT 2.4.1. Bài tập hóa học điền từ cho sẵn 2.4.2. Bài tập hóa học điền từ tự do 2.4.3. Bài tập hóa học sử dụng thông tin được cung cấp từ dữ kiện đề bài 2.4.4. Bài tập hóa học tính toán định lượng 2.5. Một số biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông 2.5.1. Nguyên tắc và cơ sở đề xuất các biện pháp sử dụng bài tập rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh cho học sinh trung học phổ thông Nguyên tắc đề xuất (1) Đảm bảo tính đặc thù môn HH; (2) Đảm bảo mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông; (3) Đảm bảo tính thực tiễn; (4) Đảm bảo phát huy tính tích cực của HS; (5) Đảm bảo tính sư phạm. Cơ sở đề xuất - Kết quả phân tích thực trạng dạy học HH bằng tiếng Anh hiện nay và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh ở các trường THPT tại Việt Nam. - Bộ TC đánh giá KN đọc hiểu trong dạy học HH bằng tiếng Anh. - Kết quả phân tích TN sư phạm. - Tham vấn ý kiến chuyên gia trong ngành Lí luận và PP dạy học HH và các GV dạy học HH ở một số trường THPT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn