intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh trung học phổ thông lập ý cho bài văn nghị luận

Chia sẻ: Yumimi Yumimi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu thực trạng dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở THPT; nghiên cứu xác định khả năng ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luận, luận án đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hướng dẫn cho HS THPT ứng dụng bản đồ tư duy vào lập ý cho bài văn nghị luận nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị, ưu thế của công cụ này đối với việc phát triển tư duy cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn nghị luận nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Ứng dụng bản đồ tư duy để hướng dẫn học sinh trung học phổ thông lập ý cho bài văn nghị luận

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br /> ----------<br /> <br /> TRẦN HOÀI PHƢƠNG<br /> <br /> ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY<br /> ĐỂ HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> HÀ NỘI – 2016<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Ý nghĩa của dạy học làm văn nghị luận nói chung, lập ý cho<br /> bài văn nghị luận nói riêng trong nhà trƣờng phổ thông<br /> Hiểu biết về văn nghị luận tạo ra nền tảng vững chắc để người<br /> học biết bày tỏ chính kiến, bàn luận, đánh giá một vấn đề nảy sinh<br /> trong cuộc sống; có khả năng đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục<br /> để người nghe tin tưởng vào luận điểm của mình, nhờ đó mà hành<br /> động đúng đắn.<br /> Nếu quan niệm ý là linh hồn của một bài văn thì lập ý chính là<br /> quá trình suy nghĩ có ý thức nhằm dự liệu trước những gì sẽ làm nên<br /> linh hồn ấy. Phải lập ý thì người viết mới có hệ thống luận điểm, luận<br /> cứ cơ bản, hợp lí, làm sáng tỏ được vấn đề được nêu.<br /> Vì thế, dạy học làm văn nghị luận nói chung, dạy học lập ý cho<br /> bài văn nghị luận nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc<br /> phát triển tư duy của HS THPT.<br /> 1.2. Thực trạng khả năng lập ý cho bài văn nghị luận của học sinh<br /> trung học phổ thông<br /> Mặc dù GV đã dành những tiết trả bài, chữa bài trước lớp và sửa<br /> chi tiết bài kiểm tra song nhiều HS vẫn lặp lại biểu hiện cơ bản như:<br /> viết thiếu ý, trùng lặp ý, lạc ý, xác định đúng luận đề nhưng luận điểm<br /> không phù hợp, không có tác dụng làm sáng tỏ cho luận đề; hoặc trong<br /> một luận điểm lại có những luận cứ đi chệch ra khỏi quỹ đạo. Nhiều<br /> em thường xuyên mắc lỗi logic khi tổ chức sắp xếp ý, khiến bài viết<br /> chỉ có tập hợp ý lộn xộn mà chưa có hệ thống ý thống nhất. Nhiều em<br /> cũng chưa có thói quen lập ý trước khi viết bài.<br /> 1.3. Hiệu quả của việc ứng dụng bản đồ tƣ duy trong dạy học<br /> Những thành công ứng dụng bước đầu đã cho thấy khả năng đưa<br /> BĐTD vào sâu hơn trong môi trường dạy học, cụ thể là biến nó trở<br /> thành một công cụ tư duy kích thích tiềm năng hoạt động của HS; một<br /> phương tiện dạy học tiên tiến khơi dậy ở các em niềm say mê học tập<br /> và duy trì được hoạt động tự học lâu dài.<br /> Xuất phát từ một vài nhận xét như trên cùng với quan điểm cho<br /> rằng có thể dùng thêm BĐTD vào dạy học như một công cụ, phương<br /> tiện giúp quá trình dạy học trở nên sinh động, phong phú hơn, chúng<br /> tôi lựa chọn đề tài “Ứng dụng bản đồ tƣ duy để hƣớng dẫn học sinh<br /> trung học phổ thông lập ý cho bài văn nghị luận”.<br /> <br /> 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br /> Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hoá những nội dung tư tưởng<br /> cốt lõi của lí thuyết BĐTD do Tony Buzan thiết lập từ góc nhìn lập ý<br /> cho bài văn nghị luận, nghiên cứu thực trạng dạy học lập ý cho bài văn<br /> nghị luận ở THPT; nghiên cứu xác định khả năng ứng dụng BĐTD vào<br /> dạy học lập ý cho bài văn nghị luận, luận án đề xuất quy trình, cách<br /> thức tổ chức hướng dẫn cho HS THPT ứng dụng BĐTD vào lập ý cho<br /> bài văn nghị luận nhằm góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị, ưu<br /> thế của công cụ này đối với việc phát triển tư duy cho HS, góp phần<br /> nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn nói chung, dạy học văn nghị<br /> luận nói riêng.<br /> 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> - Nghiên cứu, lựa chọn và hệ thống những nội dung tư tưởng cốt<br /> lõi trong lí thuyết BĐTD của Tony Buzan và những ứng dụng của nó<br /> trong dạy học.<br /> - Phân tích sự phù hợp và khả năng ứng dụng BĐTD vào dạy học<br /> lập ý cho bài văn nghị luận cho HS THPT<br /> - Điều tra khảo sát để tìm hiểu thực trạng dạy học lập ý cho bài<br /> văn nghị luận ở nhà trường THPT theo lí thuyết BĐTD.<br /> - Đề xuất quy trình, hình thức tổ chức dạy học, xây dựng hệ<br /> thống bài tập lập ý bằng BĐTD để rèn luyện cho HS kĩ năng lập ý cho<br /> bài văn nghị luận.<br /> - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của<br /> việc ứng dụng BĐTD để hướng dẫn HS THPT lập ý cho bài văn nghị<br /> luận mà đề tài đã đề xuất.<br /> 4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu lí thuyết BĐTD của Tony Buzan, việc ứng dụng lí<br /> thuyết này vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở THPT và quy<br /> trình dạy học rèn luyện cho HS kĩ năng lập ý cho bài văn nghị luận<br /> theo hướng ứng dụng lí thuyết BĐTD.<br /> 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> Lí thuyết BĐTD hứa hẹn mang đến những hiệu quả nhất định cho<br /> dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy học tạo lập các văn bản thuộc nhiều<br /> phương thức khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ Luận án này,<br /> chúng tôi xác định giới hạn nghiên cứu: Văn nghị luận trong chương<br /> trình THPT, đảm bảo lựa chọn các đề bài tiêu biểu, khả thi, phù hợp<br /> với đối tượng HS; nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học, rèn luyện và<br /> xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập ý của HS bằng BĐTD.<br /> <br /> 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 6.1. Phương pháp điều tra, khảo sát<br /> 6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu<br /> 6.3. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu<br /> 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br /> 6.5. Phương pháp lập bản đồ tư duy<br /> 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC<br /> Nếu xác lập được sự tương đồng giữa logic lập BĐTD theo quan<br /> điểm của Tony Buzan với logic lập ý cho bài văn nghị luận để trên cơ<br /> sở đó đề xuất được quy trình hướng dẫn HS lập ý cho bài văn nghị luận<br /> bằng BĐTD thì sẽ giúp HS nhận thức rõ vai trò của lập ý trong quá<br /> trình làm bài văn, biết cách lập ý đầy đủ, chặt chẽ, nâng cao được chất<br /> lượng bài viết, đồng thời phát triển năng lực tư duy một cách hiệu quả;<br /> nhờ đó, nâng cao được chất lượng dạy học làm văn nghị luận nói riêng,<br /> dạy học Ngữ văn nói chung.<br /> 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN<br /> 8.1. Hệ thống hóa những nội dung tư tưởng cốt lõi của lí thuyết<br /> BĐTD do Tony Buzan thiết lập có giá trị định hướng xây dựng logic<br /> lập ý cho bài văn nghị luận.<br /> 8.2. Chỉ ra được sự tương đồng giữa logic lập ý cho bài văn nghị<br /> luận với logic lập BĐTD; từ đó, xác định được sự phù hợp và khả năng<br /> ứng dụng lí thuyết BĐTD vào dạy học lập ý bài làm văn nghị luận cho<br /> HS THPT.<br /> 8.3. Bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng dạy<br /> học lập ý cho bài văn nghị luận ở trường THPT, chỉ ra những mặt tích<br /> cực và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để thấy rõ hiệu quả và sự cần<br /> thiết của việc ứng dụng BĐTD vào dạy học nói chung, dạy học lập ý<br /> cho bài văn nghị luận nói riêng như là một giải pháp trong việc góp<br /> phần khắc phục hạn chế.<br /> 8.4. Đề xuất được quy trình, hình thức tổ chức dạy học cùng hệ<br /> thống bài tập lập ý bằng BĐTD để hướng dẫn và rèn luyện cho HS kĩ<br /> năng lập ý cho bài văn nghị luận một cách hiệu quả, giúp các em học<br /> tập tốt hơn nội dung này, đồng thời phát triển tư duy cho các em.<br /> Với những đóng góp nêu trên, Luận án có thể được xem là một<br /> gợi ý thiết thực, một lời đề dẫn cho hướng tìm tòi mới trong dạy học<br /> lập ý bài văn nghị luận ở nhà trường phổ thông.<br /> <br /> 9. CẤU TRÚC LUẬN ÁN<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội<br /> dung chính của luận án được triển khai thành 4 chương:<br /> Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br /> Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng BĐTD<br /> vào dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở THPT<br /> Chương 3. Tổ chức dạy học lập ý cho bài văn nghị luận ở THPT<br /> bằng BĐTD<br /> Chương 4. Thực nghiệm sư phạm<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2