intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án tiến sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Lê Thị Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá được hiện trạng và chọn loài keo, dòng keo thích hợp để phát triển gây trồng nhằm góp phần cải thiện đời sống cho người dân và bảo vệ cải tạo môi trường vùng đất rừng khộp tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án tiến sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh Đắk Lắk

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br /> <br /> ĐẶNG THÀNH NHÂN<br /> ĐẶNG THÀ<br /> <br /> ddNH NHÂN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TUYỂN CHỌN LOÀI,<br /> DÒNG KEO PHÙ HỢP CHO VÙNG ĐẤT RỪNG KHỘP<br /> TỈNH ĐẮK LẮK<br /> <br /> Chuyên ngành : Lâm Sinh<br /> Mã số<br /> <br /> : 62620205<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP<br /> <br /> HUẾ - 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Huế<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thái Dương<br /> TS. Võ Hùng<br /> <br /> Phản biện 1: .......................................................<br /> Phản biện 2: .......................................................<br /> Phản biện 3: .......................................................<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế<br /> họp tại: .................................................................................................<br /> .............................................................................................................<br /> Vào hồi giờ …., ngày … tháng …. năm ……….<br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện:…………………………………..<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Đắk Lắk với diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2,diện tích đất có<br /> rừng toàn tỉnh năm 2015 là 597.146 ha, trong đó diện tích rừng khộp<br /> khoảng 189.600 ha chiếm 32% diện tích rừng tự nhiên toàn<br /> tỉnh.Những năm vừa qua, việc khai thác không theo kế hoạch, phát<br /> rừng làm nương rẫy và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng<br /> cây nông nghiệp một cách ồ ạt đã làm cho chất lượng rừng khộp bị<br /> giảm sút nghiêm trọng.<br /> Ở Ea Súp, việc chặt trắng rừng khộp để trồng các cây công<br /> nghiệp như cao su, điều đã biểu hiện năng suất thấp, tỷ lệ cây chết<br /> cao và tỏ ra không phù hợp với điều kiện lập rừng khộp. Các loài keo<br /> có phạm vi phân bố rộng trên nhiều dạng đất và ở nhiều nước trên thế<br /> giới cả về phân bố tự nhiên và phân bố nhân tạo (trồng rừng). Vì vậy,<br /> loài cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển phù hợp trên vùng<br /> đất rừng khộp Tây Nguyên có dạng lập địa khắc nghiệt.<br /> Nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và tuyển chọn<br /> loài, dòng keo phù hợp cho vùng đất rừng khộp tỉnh Đắk Lắk”<br /> nhằm đánh giá được hiện trạng rừng và lựa chọn được loài keo và<br /> dòng keo lai phù hợp trồng trên đất rừng khộp, góp phần cải thiện đời<br /> sống kinh tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng cho<br /> khu vực Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đặt ra là hết<br /> sức cần thiết hiện nay.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br /> - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm của đất rừng khộp<br /> và đặc điểm lâm học của rừng khộp của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.<br /> - Đánh giá hiện trạng trồng rừng keo trên đất rừng khộp huyện<br /> Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.<br /> - Đánh giá chọn được loài keo, dòng keo lai và dạng đất trồng<br /> rừng phù hợp trên đất rừng khộp huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.<br /> 1<br /> <br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> - Ý nghĩa khoa học:<br /> - Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống sử dụng các<br /> phương pháp truyền thống và hiện đại để đánh giá các chỉ tiêu cơ<br /> bản chủ yếu nhằm chọn loài keo, dòng keo lai và dạng lập địa<br /> trồng rừng phù hợp. Các chỉ tiêu chủ yếu đó là: tỷ lệ sống, sinh<br /> trưởng cây (sinh trưởng đường kính ngang ngực D 1.3, chiều cao<br /> vút ngọn Hvn, đường kính tán D t), sinh khối cây (sinh khối tươi và<br /> sinh khối khô), khả năng hấp thụ Carbon, CO 2. Tổng hợp phân<br /> tích so sánh và lựa chọn loài, dòng keo lai ưu tú và lập địa trồng<br /> phù hợp trên vùng đất rừng khộp. Vì vậy, đề tài luận án có ý nghĩa<br /> khoa học cao và độ tin cậy cho phép.<br /> - Ý nghĩa thực tiễn:<br /> Luận án đã chọn được loài keo, dòng keo lai ưu tú và dạng lập địa<br /> trồng rừng phù hợp trên đất rừng khộp làm cơ sở cho tỉnh Đắk Lắk nói<br /> riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.Áp dụng kết quả nghiên cứu này<br /> vào thực tiễn sản xuất trong việc quy hoạch vùng đất trồng rừng, chọn loài<br /> keo trồng, dòng keo lai trồng rừng có hiệu quả nhất.<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Luận án chọn được dạng đất rừng khộp trồng keo đó là dạng<br /> đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng dày trên 75cm.<br /> - Luận án chọn được loài keo trồng phù hợp ở rừng khộp đó<br /> là loài keo lai.<br /> - Luận án chọn được dòng keo lai BV10 và BV71 trồng phù<br /> hợp trên dạng đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng dày<br /> trên 75cm ( dạng đất 1).<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Luận án chọn được dòng keo lai BV10 trồng phù hợp trên<br /> dạng đất xám phát triển trên đá cát và granit (Xa) tầng mỏng dưới<br /> 75cm ( dạng đất 2).<br /> 5. Bố cục của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án<br /> gồm 143 trang, chia thành 3 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có các nghiên cứu về<br /> các lĩnh vực sinh trưởng, sinh khối, kinh tế... Các nghiên cứu đều<br /> thấy rằng keo có phạm vi phân bố rộng trên nhiều dạng đất và ở<br /> nhiều nước trên thế giới cả về phân bố tự nhiên và phân bố nhân tạo<br /> (trồng rừng). Qua đó cho thấy đặc điểm sinh thái của keo có khả năng<br /> thích nghi rộng với các loại đất và khí hậu. Vì vậy, loài cây này có<br /> khả năng sinh trưởng và phát triển phù hợp trên vùng đất rừng khộp<br /> Tây Nguyên có dạng lập địa khắc nghiệt.<br /> Các phương pháp đánh giá sinh trưởng chủ yếu chọn phương<br /> pháp truyền thống và các chỉ tiêu đánh giá là đường kính, chiều cao<br /> và thể tích. Các phương pháp đánh giá sinh khối, nghiên cứu khả<br /> năng hấp thụ CO2 rất cần thiết, vì ngoài gỗ thì còn giá trị môi trường<br /> sống. Các đánh giá về đất có nhiều công trình nghiên cứu cả về đất<br /> nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất, đặc tính lý hóa tính<br /> đất, từ đó đánh giá được đất để chọn cây phù hợp.<br /> Vì vậy, đất rừng khộp cũng cần phải đánh giá về mọi mặt để<br /> chọn cây trồng nói chung và cây keo nói riêng cho phù hợp nhằm<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2