intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

15
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945" nhằm làm rõ quá trình phát triển; sự chuyển biến của kinh tế, văn hóa của vùng đất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sở đó, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử: Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN TRƯỜNG SƠN KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
  2. HÀ NỘI - 2024
  3. LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh 2. PGS.TS Phan Ngọc Huyền Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh Đức Phản biện 2: PGS.TS Hà Thị Thu Thủy Phản biện 3: TS. Trần Xuân Trí Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ tại Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế, văn hóa là những vấn đề cơ bản gắn liền với tiến trình phát triển của một quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng là thước đo về trình độ văn minh. Sự khác biệt về kinh tế, văn hóa ở những giai đoạn khác nhau của một cộng đồng người trong lịch sử thường mang dấu ấn thời đại; phản ánh những đặc điểm hết sức đa dạng và phong phú. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam trên phạm vi một quốc gia, một địa phương, một khu vực ở các thời kỳ khác nhau đã trở thành mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu. Đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề này dưới những góc độ, dạng thức, phản ánh khác nhau trong một tập hợp công trình, một chuyên khảo, chuyên luận hay một luận văn, luận án... Cuối thế kỷ XIX, công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp hoàn thành và Việt Nam chính thức trở thành thuộc địa của Pháp cho đến năm 1945. Trong suốt thời kỳ thuộc địa thì kinh tế, văn hóa có nhiều biến đổi do xuất hiện những yếu tố mới du nhập vào. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương mà sự biến đổi đó có phần đậm, nhạt khác nhau. Nếu như ở các trung tâm đô thị hay trung tâm kinh tế lớn thì sự biến đổi rất rõ nét và sâu sắc; nhưng ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng đất cổ thì sự biến đổi có phần chậm chạp hơn, và nhiều yếu tố truyền thống có xu hướng được bảo tồn khá nguyên vẹn. Huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ (dưới thời Pháp thuộc có tên gọi là huyện Sơn Vi, sau là phủ Lâm Thao) là một vùng đất cổ. Có thể nói vùng đất này có bề dày lịch sử và mang tính chất trung tâm, phát triển nhất của tỉnh Phú Thọ từ xưa đến nay. Hiếm có một địa vực nào có cả văn hóa Tiền - Sơ sử, đều là những di chỉ khảo cổ tiêu biểu, quan trọng mang tính chất đại diện của đất nước như: Văn hóa Sơn Vi (thuộc hậu kỳ đá cũ), Văn hóa Phùng Nguyên (thuộc sơ kỳ đồng thau), Văn hóa Gò Mun (thuộc hậu kỳ đồng thau)…; đây cũng là địa bàn có nhiều liên quan đến Văn hóa Đông Sơn và vùng không gian trung tâm nhà nước sơ khai đầu tiên mang tên Văn Lang thời Hùng Vương. Trong suốt thời kỳ quân chủ, đây cũng là khu vực phát triển nhất về các mặt của đất Phú Thọ xưa (gồm phần Thượng của đạo/trấn/tỉnh Sơn Tây, phần Hạ của đạo/trấn Hưng Hóa) so với các huyện khác của tỉnh. Vì vậy, các làng xã ở vùng đất Lâm Thao mang đậm nét lịch sử, văn hóa của nền văn minh sông Hồng với rất nhiều giá trị vật chất, tinh thần và những đặc trưng riêng của cư dân Việt cổ. Dưới thời Pháp thuộc, đất Sơn Vi - Lâm Thao cũng chịu sự tác động của những biến 4
  5. chuyển trong lịch sử dân tộc, đặt trong bối cảnh của thời kỳ thuộc địa, và các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Từ những nghiên cứu về vùng đất Lâm Thao, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nét riêng biệt, đặc trưng về kinh tế, văn hoá của một vùng đất cổ ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Vậy, những nét đặc trưng đó là gì? Dưới thời Pháp thuộc, với chính sách thuộc địa của thực dân Pháp thì kinh tế và văn hóa của vùng đất này có sự phát triển, biến đổi ra sao? Lý giải được những vấn đề trên không những sẽ góp phần khôi phục lại bức tranh về đời sống kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao nói chung, mà còn tạo cơ sở để nhận diện những nét riêng biệt của một vùng đất cổ trong thời kì Pháp thuộc của tỉnh Phú Thọ nói riêng và vùng trung du phía Bắc nói chung. Vì những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Luận án nhằm làm rõ quá trình phát triển; sự chuyển biến của kinh tế, văn hóa của vùng đất Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sở đó, luận án hướng đến việc chỉ ra những nét đặc trưng về kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì này. 2.2. Nhiệm vụ - Khái quát quá trình hình thành, biến đổi diên cách và những yếu tố về tự nhiên, xã hội tác động đến sự phát triển của huyện Lâm Thao trong thời kì từcuối thế kỷ XIX đến năm 1945. - Phục dựng, tái hiện được hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa và phân tích sự chuyển biến kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. - Nhận xét, đánh giá được đặc điểm, nét nổi bật về kinh tế huyện Lâm Thao và những nét đặc trưng, nổi bật cũng như xu hướng bảo tồn, biến đổi trong đời sống văn hoá của huyện Lâm Thao trong thời kì từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. 5
  6. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX (năm 1891) khi huyện Sơn Vi cũ được tách ra (tương ứng với huyện Lâm Thao ngày nay) cho đến năm 1945. Về không gian: Trên thực tế, các huyện cũ của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây (Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh) được tách thành huyện riêng ngay từ năm 1891 khi thành lập tỉnh Hưng Hóa mới. Đến năm 1919, chính quyền thực dân bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên gọi là phủ Lâm Thao. Khi đó, phủ Lâm Thao chỉ còn các tổng và xã thôn, tương đương với huyện Sơn Vi cũ. Đến khi sắc lệnh số 63/SL ngày 22 - 11 - 1945 của Chính phủ về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban Hành chính các cấp thì phủ Lâm Thao được đổi tên thành huyện Lâm Thao. Do đó, ở giai đoạn từ sau năm 1891 đến năm 1945, không gian của huyện Lâm Thao tương ứng với huyện Sơn Vi. Trong khuôn khổ nguồn tư liệu cho phép, luận án chỉ tập trung đề cập đến các tổng: Do Nghĩa, Sơn Dương, Xuân Lũng, Vĩnh Lại, Cao Xá (nay là các xã Cao Mại, Sơn Vi, Cao Xá, Tứ Xã, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Hợp Hải, Sơn Dương, Xuân Lũng, Xuân Huy, Sơn Vi, Tiên Kiên, Thạch Sơn) và một số xã như Hy Cương, Hà Thạch, Thụy Vân, Thanh Đình, Chu Hóa đã cắt về Thành phố Việt Trì và Thị xã Phú Thọ từ năm 1945 đến nay. Về nội dung: Do nguồn tư liệu thu thập được tản mát, không đồng đều giữa các nội dung và giai đoạn nên đề tài chủ yếu tập trung khảo cứu về một số lĩnh vực của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 như: Về lĩnh vực ruộng đất, riêng phần ruộng đất công chỉ đề cập đến ruộng đất công trong hương ước cải lương những năm 1930 – 1940 (gồm ruộng đấu thầu, ruộng thờ tự, và một số ruộng đất công khác), kết hợp với so sánh ruộng đất trong địa bạ Gia Long năm 1805. Về tình hình kinh tế nông nghiệp được giới hạn chủ yếu trình bày về tình hình trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp, một số cây quan trọng khác (trầu, cau, cọ) và tình hình chăn nuôi. Về tình hình thủ công nghiệp chủ yếu giới thiệu về các nghề thợ sơn, dệt vải, ép dầu. Về đời sống văn hóa vật chất chỉ tập trung trình bày về nhà ở, ăn, mặc, phương tiện đi lại. Về đời sống văn hóa tinh thần chỉ đề cập đến những tín ngưỡng (phồn thực, thờ cúng tổ tiên, thờ thần và người có công với làng), tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo). Nghệ thuật kiến trúc chỉ nói về một số đền, đình, chùa, lăng, miếu nổi tiếng, có giá trị nghệ thuật cao. Về phong tục, tập quán và lễ hội giới hạn trình bày một số phong tục như: hút thuốc lào, nhuộm răng đen, ăn trầu cau, tang ma, cưới hỏi cùng với những trò diễn hội làng như: hội vật, hội đánh quân, hội phết, hội cầu giỏ, hội chạy dịch, hội chọi trâu, hội bắt lợn. Nghệ 6
  7. thuật dân gian chỉ đề cập đến nghệ thuật sân khấu (hát ví, hát trống quân, hát xoan, trò bách dân chi nghiệp, múa đầu rối, múa rồng rắn). 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về những điều kiện lịch sử, nội dung, đặc điểm và những tác động của kinh tế, văn hóa ở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu…Trong đó, hai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp quan trọng nhằm phục dựng, tái hiện lại bức tranh về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Sử dụng phương pháp lịch sử giúp cho việc trình bày nội dung của đề tài theo đúng trình tự thời gian. Qua phương pháp này, thực trạng kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao được đặt trong tổng thể của bối cảnh lịch sử, nổi bật về nội dung và những tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, qua đó giúp cho việc tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan và chính xác. Phương pháp logic: Là phương pháp sử dụng các luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện lịch sử. Từ đó, đánh giá, rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Do đó, trên cơ sở phục dựng lại tổng thể tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, tác giả rút ra những đặc điểm, những tác động tích cực và tiêu cực, những biến đổi đối với đời sống kinh tế, văn hóa thời Pháp thuộc ở vùng đất này. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu thập tài liệu, xử lý và chắt lọc dẫn chứng và tài liệu quan trọng. Qua đó, cho thấy những thực trạng, biến đổi và nguyên nhân biến đổi trong các ngành nghề kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp qua các năm hoặc một khoảng thời gian xác định. 7
  8. Phương pháp sưu tầm và xử lý tư liệu: Trên thực tế, tình hình kinh tế và văn hóa huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 được ghi lại trong nhiều nguồn sử liệu khác nhau. Ví dụ, cùng nội dung về phần đất trồng trọt thì theo “Bản tiểu dẫn về tỉnh Phú Thọ” của ông Guariaud thanh tra giáo dục Pháp – Việt tại tỉnh Phú Thọ viết năm 1932 và cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí” của Phạm Xuân Độ (viết năm 1939) đều nói về chất đất và cây trồng để thích ứng với đất đó thuộc khu vực thuộc huyện Lâm Thao. Ngoài ra còn rất nhiều thông tin trùng nhau giữa hai tài liệu trên. Điều đó đòi hỏi người viết phải so sánh, kiểm tra sự trùng khớp hoặc khác nhau trong các nguồn tư liệu để chọn ra một dẫn chứng cho luận án. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp quan trọng giúp cho tác giả từ sự kiện cụ thể có thể rút ra những luận điểm khái quát và đánh giá một vấn đề. Từ đó có thể đánh giá ý nghĩa, sự biến đổi và tác động đến tình hình kinh tế, văn hóa của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỳ XIX đến năm 1945. Phương pháp hệ thống: Các làng trong huyện Lâm Thao cũng như các làng Việt khác bao gồm nhiều thành tố luôn vận động và biến đổi, do đó muốn nghiên cứu làng phải đặt nó trong mối liên kết chung, coi nó như một mô hình vận động và biến chuyển trong thời gian. Vì vậy để làm sáng tỏ các vấn đề về từng yếu tố hợp thành các mối quan hệ chặt chẽ của làng, luận án đã sử dụng phương pháp hệ thống, tức là nghiên cứu từng yếu tố hợp thành các mối liên kết, từ đó hệ thống lại để nhận định được các mối quan hệ khăng khít, tương tác giữa các yếu tố bên trong, rút ra được cơ chế vận hành cũng như các đặc điểm của từng làng. Phương pháp điền dã, phỏng vấn: Đây là phương pháp rất quan trọng nhằm bổ sung những tư liệu còn thiếu hoặc không được ghi chép ở các tài liệu khác. Qua cách chụp ảnh, ghi âm, quay hình, ghi chép những di tích, lễ hội... thực tiễn còn hiện hữu đến nay tại vùng đất Lâm Thao. Phỏng vấn những cụ già đã từng sống trước năm 1945 ở huyện Lâm Thao, đây là nguồn tư liệu “hồi cố”, miêu tả chân thực đời sống kinh tế, văn hóa của vùng đất này như thế nào thời điểm đó. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống, chi tiết về diên cách và đơn vị hành chính, điều kiện tự nhiên, dân cư và tổ chức xã hội của các làng xã trên địa bàn tương đương với huyện Lâm Thao ngày nay. Các tài liệu này giúp tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử địa phương huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. 8
  9. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, toàn diện về kinh tế, văn hoá theo tiến trình lịch sử của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sở đó, luận án làm nổi bật những đặc điểm quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa của vùng đất Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử - văn hóa địa phương, góp phần giáo dục truyền thống ở các trường phổ thông và một số cơ quan, bảo tàng, văn hóa du lịch ở Lâm Thao - Phú Thọ cũng như chính nhân dân địa phương nơi tác giả sinh sống. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án chia làm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu nghiên cứu đề tài. Chương 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Chương 3: Kinh tế huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Chương 4: Văn hóa huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Chương 5. Nhận xét về kinh tế và văn hóa huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ) từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. 9
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến luận án. * Những công trình nghiên cứu nước ngoài. Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, có một số tác phẩm như: La Commune Annamite au Tonkin (Làng xã An Nam ở Bắc kỳ, 1894) của P.Ory; Cuốn L’Economie Agricole de l’Indochine (Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry; Đặc biệt, P.Gourou trong cuốn Les paysans du Delta Tonkinois (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Paris, 1936) Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, với các tác phẩm như: Samuel L. Popkin: The Rational Peasant.The Political Economy of Rural Society in Vietnam * Những nghiên cứu của các tác giả trong nước. Việt Nam phong tục (1915) của Phan Kế Bính. Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm Macxit là cuốn Vấn đề dân cày (1937) của Qua Ninh và Vân Đình (tức Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp). Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, các vấn đề về kinh tế, xã hội nông thôn, làng xã Việt Nam được chú ý. Một số tác phẩm mở đầu của thời kỳ này như: Xã thôn Việt Nam (1959) của Nguyễn Hồng Phong, Làng xóm Việt Nam (1968) của Toan Ánh..... Đặc biệt là hai tập sách Nông thôn Việt Nam trong lịch sử do Viện Sử học biên soạn [Tập I: 1977, Tập II: 1978]. Thời kỳ từ 1986 đến nay có nhiều tác phẩm như: Tìm hiểu làng Việt (1990) do Diệp Đình Hoa chủ biên nói về các mặt liên kết cơ cấu về kinh tế, văn hóa, xã hội... của các làng, trong đó nêu ra dẫn chứng một số làng cụ thể; hay Làng Việt Nam một số vấn đề kinh tế - xã hội (1992) của tác giả Phan Đại Doãn, các tác phẩm chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau của làng Việt như: Làng văn hoá cổ truyền Việt Nam (2001) của Vũ Ngọc Khánh chủ biên. Đặc biệt tác phẩm của Phan Đại Doãn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt (xuất bản 2006), tác phẩm đã phân tích nhiều yếu tố của làng người Việt cũng như sự liên kết chặt chẽ các yếu tố với nhau ở mỗi làng. Một số công trình nghiên cứu viết về hương ước cải lương tiêu biểu như: “Bộ máy quản lý làng xã Việt Nam thời cận đại qua các bản “cải lương hương chính của chính quyền thực dân Pháp” in trong tác phẩm “Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại”, tập 1 của Dương Kinh Quốc (1990). Cuốn“Hương ước và quản lý làng xã” tác giả Bùi Xuân Đính… 10
  11. 1.1.2. Những công trình liên quan trực tiếp đến nội dung luận án. * Các công trình nghiên cứu viết về tỉnh Hưng Hóa, Phú Thọ Cuối thế kỷ XIX là cuốn “Notice sur la province de Hung Hoa” (Địa chí tỉnh Hưng Hóa), Một số tác phẩm của Ngô Vi Liễn như: “Nomenclature des communes du Tonkin: Classées par cantons, phủ, huyện, ou châu”(Danh pháp các đô thị Bắc kỳ: Phân loại theo tổng, phủ, huyện, hoặc châu) xuất bản năm 1928. Năm 1999 được dịch và xuất bản thành cuốn: “Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ: Tuyển tập các công trình địa chí Việt Nam/Ngô Vi Liễn; Cuốn “Phú Thọ tỉnh địa chí”(xuất bản tháng 4 năm 1939) của Phạm Xuân Độ, Tác giả Vũ Kim Biên với các tác phẩm như Văn hiến làng xã vùng đất tổ Hùng Vương (Trung tâm Unesco thông tin – tư liệu lịch sử và văn hóa tháng 4/1999); Truyền thống giữ nước của nhân dân vùng đất Tổ; Lịch sử tỉnh Vĩnh Phú (1981). Địa chí văn hóa dân gian đất Tổ của tác giả Ngô Quang Nam và Xuân Thiêm (1986)… * Các công trình trực tiếp viết về vùng đất Lâm Thao Cuốn “Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên” của Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Ngọc Bích, xuất bản năm 1978; Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Lâm Thao do UBND huyện Lâm Thao biên soạn năm 2002; Luận văn Thạc sĩ “Làng Phùng Nguyên (Kinh Kệ - Lâm Thao – Phú Thọ) từ thế kỷ XIX đến năm 2010” của Nguyễn Trường Sơn được bảo vệ tại Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012… 1.1.3. Một vài nhận xét và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu Những vấn đề đã được nghiên cứu: Làng xã người Việt truyền thống đã và đang là đề tài thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu làng xã người Việt truyền thống đã được thực hiện ở nhiều hướng khác nhau: làng Việt ở từng khu vực: đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; làng nông nghiệp, làng nghề, làng buôn; quá trình hình thành, phát triển của làng, kinh tế, văn hóa của làng; di sản làng xã với những mặt mạnh, điểm yếu trong lịch sử dựng và giữ nước v.v…Các nghiên cứu cụ thể về các làng cũng đã được thực hiện, làm phong phú bức tranh về diện mạo làng xã Việt Nam (Dục Tú, Đa Ngưu, Hiền Lương,...). Một khối lượng lớn các công trình về làng xã truyền thống của người Việt đã được công bố. Đây là thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Làng xã trong huyện Lâm Thao được viết qua những bản thống kê, những nghiên cứu nhỏ lẻ chủ yếu về khảo cổ học, di tích đình, đền, chùa, lễ hội... Những tư liệu tác giả tìm được chưa được tổng hợp nghiên cứu thành công trình chuyên khảo tại huyện. Do 11
  12. vậy từ những tư liệu chính thống, tư liệu địa phương, các bản địa bạ, thần tích, thần sắc, tục lệ, hương ước... được lưu trữ tại các thư viện, viện nghiên cứu, văn thư lưu trữ... về các làng thuộc các tổng của huyện Lâm Thao là cơ sở để tác giả hoàn thành luận án. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Đối với trường hợp huyện Lâm Thao giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, qua tiếp xúc tài liệu, tác giả nhận thấy: Huyện Lâm Thao bao gồm những làng cổ ven sông, xen lẫn những đồi gò thấp, với đỉnh là 3 ngọn núi ở Hy Cương, thoải dần là đồi gò rồi đến đồng bằng phía Nam huyện. Đây là khu vực cội nguồn của dân tộc Việt với 3 di chỉ đại diện cho 3 nền văn hóa Việt Nam đó là Văn hóa Sơn Vi (xã Sơn Vi), Văn hóa Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ) và Văn hóa Gò Mun (xã Tứ Xã), đặc biệt là Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương). Vì vậy đây là một địa điểm thu hút các nhà nghiên cứu, đặc biệt là khảo cổ học quan tâm tìm hiểu. Trải qua hàng ngàn năm khai phá, xây dựng, đấu tranh bảo vệ làng xóm, người dân vùng đất Lâm Thao luôn ý thức được trách nhiệm bảo vệ thiết chế xóm làng, văn hóa, phong tục của địa phương. Trong các công trình nghiên cứu về Lâm Thao, các tác giả đã tập trung nghiên cứu về di chỉ khảo cổ học, những lễ hội độc đáo, hoặc những công trình nghiên cứu chung ở tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa. Hiện chưa có công trình nghiên cứu nào viết cụ thể về cơ cấu, chuyển biến kinh tế, văn hóa các làng ở huyện Lâm Thao suốt từ thời dựng nước đến nay, đặc biệt là giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Tuy nhiên, những tư liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước đã để lại nhiều nguồn tài liệu phong phú, có giá trị cao trong khi giải quyết nhiều vấn đề của luận án. Ngay cả luận văn Thạc sĩ của chính tác giả là công trình đã bước đầu khảo cứu một cách có hệ thống về làng Phùng Nguyên và tổng Sơn Dương (7 xã). Tuy nhiên luận văn còn một số hạn chế, đó là chưa xuyên suốt tình hình kinh tế, văn hóa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, mà chỉ chắp vá những tư liệu gốc tìm được về địa bạ, thần tích, thần sắc, hương ước và những tư liệu về khảo cổ học, người cao tuổi, cũng như chỉ so sánh một phần địa bạ Gia Long 1805 của tổng Sơn Dương và nêu một số sự kiện liên quan đến lịch sử của một phần huyện Lâm Thao...Để tìm hiểu một cách toàn diện quá trình hình thành, phát triển, chuyển biến của huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945 rất cần sự nghiên cứu có hệ thống, kỹ lưỡng và xuyên suốt. Như vậy, đối với trường hợp huyện Lâm Thao từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, các nghiên cứu mới dừng lại ở một vài vấn đề mô tả về kinh tế, văn hóa tại một số xã của huyện 12
  13. Lâm Thao tỉnh Phú Thọ giai đoạn này. Qua luận án này, tác giả hy vọng với những tư liệu được tham khảo từ các nguồn khác nhau, sẽ tiếp tục bổ sung việc nghiên cứu về làng xã nhưng không chỉ về mô tả mà còn đi sâu đánh giá các đặc điểm cũng như giá trị bảo tồn kinh tế, văn hóa ở huyện Lâm Thao trong luận án. 1.2. Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài Nguồn tư liệu chính sử và địa chí, địa phương chí. Nguồn tư liệu lưu trữ báo cáo kinh tế, tiểu dẫn tỉnh Phú Thọ thời Pháp thuộc; Nguồn tư liệu địa bạ, tục lệ, hương ước. Nguồn tư liệu thần tích, thần sắc, bia ký, minh văn. Nguồn tư liệu điền dã.Nguồn tư liệu phỏng vấn trực tiếp người cao tuổi. Tiểu kết chương 1 Các công trình nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp của các tác giả trong và ngoài nước giúp tác giả định hình cách thức nghiên cứu và bổ sung một số thông tin về huyện Lâm Thao. Nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài rất phong phú gồm chính sử, địa chí, địa phương chí, nguồn tài liệu lưu trữ báo cáo kinh tế, tiểu dẫn của Pháp, tư liệu về địa bạ, tục lệ, hương ước, thần tích, thần sắc, bia ký, minh văn ở các làng của huyện Lâm Thao để lại nhiều thông tin, số liệu đặc biệt về kinh tế. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu còn tản mát và chưa xuyên suốt và đầy đủ nên tác giả còn sử dụng thêm nguồn tư liệu điền dã tại địa phương và phỏng vấn một số người cao tuổi đã từng sống trước năm 1945 tại địa bàn Lâm Thao. CHƯƠNG 2. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO (TỈNH PHÚ THỌ) TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945. 2.1. Vị trí địa lý, sự thay đổi diên cách, điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý: Theo bản đồ trong cuốn “Địa dư các tỉnh Bắc Kỳ” của Ngô Vi Liễn năm 1930, phần mục tỉnh Phú Thọ thì Lâm Thao phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và tỉnh lỵ Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Hạc Trì và tỉnh Sơn Tây (cách qua sông Thao), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông cách nhau bởi sông Thao Sự thay đổi diên cách: Lâm Thao là vùng đất cổ, với những di chỉ khảo cổ học: Sơn Vy, Phùng Nguyên, Gò Mun. Thời Hùng Vương thuộc kinh đô Văn Lang. Từ năm 179 trước công nguyên đến thế kỷ X thuộc huyện Gia Ninh và Thừa Hóa. Thời Lý, Trần, hậu Lê 13
  14. đến năm 1891 thuộc huyện Sơn Vy trấn Sơn Tây và tỉnh Sơn Tây. Năm 1891 thuộc huyện Sơn Vi phủ Lâm Thao tỉnh Hưng Hóa. Năm 1903 thuộc tỉnh Phú Thọ. Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi tên là phủ Lâm Thao. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ. Điều kiện tự nhiên Địa hình, đất đai: Lâm Thao là thuộc khu vực đỉnh của tam giác sông Hồng, địa hình là đồi gò thoải dần theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam từ Đền Hùng đến sông Thao nên vừa có tính chất trung du và vừa có tính chất đồng bằng. Hướng Tây Bắc: về địa hình chủ yếu là những đồi gò thấp. Khí hậu, Sông ngòi: Khí hậu Lâm Thao là nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm có mùa đông lạnh như các tỉnh đồng bằng.Khí hậu và lượng mưa theo mùa giống miền đồng bằng, không có rừng thiêng nước độc như vùng Thanh Sơn, Yên Lập, Phù Ninh và châu Đoan Hùng. Sông Thao: chảy uốn quanh huyện như lưỡi rìu. Sông Thao cùng với sông Đà và sông Lô hợp lại tại Việt Trì, chảy xuống xuôi gọi là sông Hồng. 2.2. Dân cư và tổ chức hành chính, xã hội Dân cư: Ở Lâm Thao chỉ có người Việt sinh sống.Dân số và mật độ dân số ở Lâm Thao cao hơn nhiều mật độ dân số của tỉnh Phú Thọ (150 đến 500 người/ km2 so với 80 người/ km2 trung bình của Tỉnh; và gấp 5 đến 17 lần của các huyện miền núi, trung du trong tỉnh Phú Thọ). Tổ chức hành chính, xã hội: Bộ máy tự quản các làng ở Lâm Thao tương đối chặt chẽ và hoàn chỉnh từ trên xuống. Bộ máy tự quản này được gọi là Hội đồng kỳ mục gồm Tiên chỉ, Thứ chỉ, các hữu quan, các cựu chánh tổng, xã trưởng, các hương lão ông tuổi từ 60 trở lên. Các chức dịch trong làng gồm: Lý trưởng, phó Lý, tuần phiên, khán thủ. Tổ chức xã hội gồm xóm ngõ, tổ chức giáp, tổ chức dòng họ. 2.3. Chính sách cai trị của Pháp và tác động đến huyện Lâm Thao Chính sách chính trị: sử dụng chính sách chia để trị: Ngày 8-9-1891 Pháp cho thành lập tỉnh Hưng Hóa mới (tiền thân của tỉnh Phú Thọ), huyện Sơn Vy (tên gọi trước của huyện Lâm Thao) sáp nhập vào tỉnh Hưng Hóa. Bộ máy cấp tỉnh bên cạnh quan lại người Pháp còn có quan lại người Việt. Đứng đầu các hạt dưới tỉnh là các Tri phủ và Tri huyện. Ở làng xã Pháp thực hiện các cuộc cải lương hương chính. Để đàn áp chính trị nhân dân, thực dân Pháp đặt hệ thống tòa án ở các tỉnh có sự phân biệt giữa người Pháp và người Việt Nam. Pháp còn tăng cường bộ máy quân sự, cảnh sát. 14
  15. Chính sách kinh tế: thực dân Pháp tăng cường bóc lột như độc quyền thu mua nông sản: cây sơn, cây trẩu. Ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, cùng với thuế khóa, phu phen, nạn lũ lụt…làm đời sống nhân dân khổ cực. Về giao thông: Pháp cho xây dựng một số đường bộ, đường sắt, đường thủy đi qua huyện Lâm Thao. Đê điều, thủy lợi: được Pháp và dân địa phương cho xây dựng, bảo vệ, tu bổ đê, hệ thống thuỷ lợi. Chính sách văn hóa, giáo dục, y tế: văn hóa đặc biệt là cải lương hương chính; trong giáo dục dần bãi bỏ thi cử Nho học, khuyến khích học chữ quốc ngữ nhưng lớp học ít; có một số ít cơ sở y tế. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Vị trí địa lý của huyện Lâm Thao là vùng chuyển tiếp từ trung du đến đồng bằng, địa hình rất đa dạng: có đồi gò thấp xen kẽ với các “dộc” xen kẽ đến vùng đồng bằng và bãi bồi ven sông. Với dân cư ở Lâm Thao chỉ có người Việt sinh sống, dân số đông và mật độ dân số thuộc khu vực cao nhất của tỉnh Phú Thọ, các làng đã định cư rất lâu đời. Do vậy dân cư ở đây đã khai phá và có nhiều kinh nghiệm sản xuất được truyền lại. Hơn nữa ở đây thuộc vùng kinh đô Văn Lang của các Vua Hùng nên đã lưu giữ những nét văn hóa truyền thống lâu đời và riêng biệt, văn hóa gốc của người Việt.Những chính sách về chính trị, kinh tế, giao thông, thủy lợi đê điều, văn hóa, giáo dục, y tế của thực dân Pháp nhằm mục đích chia để trị, ra sức vơ vét bóc lột nhằm mục đích thu lợi nhuận cao nhất về kinh tế và phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Đời sống nhân dân ngày càng bị bần cùng hóa, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, khiến các cuộc kháng chiến và phong trào cách mạng diễn ra rất sôi nổi giành lại quyền độc lập tự chủ cho người dân ở Lâm Thao, cũng như cho đất nước. Như vậy, với những vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông dân cư và xã hội, cho ta thấy bức tranh tổng quan ở huyện Lâm Thao của huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trước năm 1945. Từ đó tạo ra những tiền đề, điều kiện gìn giữ, định hình và phát triển kinh tế, văn hóa của huyện từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945. 15
  16. CHƯƠNG 3. KINH TẾ HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 3.1. Tình hình ruộng đất từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945 *Ruộng đất tư: Bên cạnh ruộng đất công làng xã chiếm tỷ lệ rất thấp ở các làng thuộc Lâm Thao còn lại là bộ phận ruộng đất tư chiếm tỷ lệ rất lớn. Ở Việt Nam, từ thế kỷ XI ruộng đất tư dần dần phát triển và tồn tại song song với ruộng đất công làng xã. * Ruộng đất công * Ruộng đấu thầu: Là ruộng trích ra đấu giá cho người trồng trọt thu hoa lợi và nộp một phần sản lượng vào công việc chung của làng. Ruộng thường chia cho các giáp đấu thầu hàng năm luân phiên nhau. Số lượng ruộng đấu thầu không đều giữa các làng.Những làng nhiều ruộng đất canh tác được thì thường có số diện tích ruộng đất công chia ra đấu giá khá lớn như ở làng Sơn Dương (26 mẫu), Văn Điểm (16 mẫu), Cẩm Thanh (29 mẫu). Có làng đặc biệt như Sơn Lưu chỉ có nguyên đất bãi 19 mẫu cũng là ruộng công hoặc phố Phủ Lâm Thao không có ruộng nên không có ruộng công. Còn lại các làng ruộng công từ vài sào đến vài mẫu đấu giá cho dân hoặc giáp cày cấy luân phiên nhau theo thời hạn thời gian. * Ruộng thờ tự: Ruộng này thường dành cho những người trông coi hoặc phục vụ đình, đền, chùa...hoa lợi dành cho việc thờ cúng.Bộ phận ruộng đất công đó chủ yếu dành cho thủ từ trông coi đình, đền. Ở chùa các làng có sư thì chia cho sư canh tác, không có thì chủ tế, thủ từ hoặc dân canh tác. Sản phẩm thu được chỉ phục vụ công việc tâm linh của làng. * Một số ruộng đất công khác: Được chia cho một số thành phần khác cho người chuyên môn một công việc của làng như ở làng Quỳnh Lâm chia “1 miếng bãi cho thợ kèn”Hoặc phục vụ cho hương ẩm của làng: “1 khu quân cấp cho hương ẩm từ già đến trẻ”chia cho các giáp. * Ruộng đất công bỏ hoang: Không canh tác được khá nhiều, số ruộng này không quân cấp, đặc biệt ở một số làng đồi gò phía Bắc và làng có bãi bồi cát sông Thao phía Nam của huyện Lâm Thao . Như vậy, tình hình ruộng đất ở Lâm Thao cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945 vẫn mang tính chủ đạo là ruộng đất tư canh tác được chiếm tuyệt đại đa số, ruộng đất công vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu ruộng đất của các làng. 16
  17. 3.2. Tình hình nông nghiệp 3.2.1. Trồng trọt * Cây lương thực Lúa ở huyện Lâm Thao cũng như các vùng đất khác thì cây lúa luôn được ưu tiên hàng đầu với hai loại lúa nếp và lúa tẻ có mục đích sử dụng khác nhau. Đất ruộng chia làm lúa chiêm và lúa mùa, trong đó lúa mùa chiếm đa số cho năng suất vụ mùa khá. Hoa màu : ngô, sắn, khoai lang Cây ngô là cây lương thực được chú trọng trồng ở huyện Lâm Thao, đặc biệt là vùng bãi bồi ven sông. Lâm Thao cũng là 1 vùng trồng ngô lớn của tỉnh Phú Thọ, do đó những tác động của thị trường cũng như trong tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là giá cả thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến diện tích và sản lượng ngô nơi đây. Cây sắn là loại cây lương thực rất quan trọng và thân thuộc với người dân huyện Lâm Thao từ xưa đến nay. Ở huyện Lâm Thao, đất trồng sắn được trồng luân canh với cây mía, vừa cải tạo đất và đạt hiệu quả canh tác cao nhất. Khoai lang được trồng luân canh với cây lúa. Tóm lại, do có khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự đa dạng địa hình của huyện Lâm Thao: từ các gò đồi thấp, các “dộc” ở khe các gò đồi, đến vùng đồng bằng màu mỡ cũng như các bãi bồi lớn dọc sông Thao, cũng như dân cư tập trung đông đúc nhất tỉnh Phú Thọ, nên đã tạo điều kiện cho nông nghiệp trồng trọt cây lương thực phát triển ở vùng đất này. * Cây công nghiệp Huyện Lâm Thao có điều kiện địa hình vừa đồi gò thấp và đồng bằng, đất phù sa ven sông, cũng như dân số thuộc khu vực đông đúc nhất tỉnh Phú Thọ, vì vậy nhu cầu tạo điều kiện trồng cây công nghiệp phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như làm thực phẩm, chế biến, xây dựng, mỹ nghệ...vừa xen canh tăng vụ và thêm thu nhập cho người dân. Thậm chí một số cây công nghiệp là thu nhập chính sau lúa cho các gia đình ở nhiều làng ở vùng trồng cây công nghiệp lớn của huyện. Cây công nghiệp thuộc loại đặc chủng như cây sơn ta được trồng trọt, buôn bán không những trong tỉnh và ngoài tỉnh, mà còn là nguồn hàng buôn bán chủ lực với người nước ngoài như Trung Quốc và Nhật Bản trước năm 1945. Một số loại cây công nghiệp chính của huyện Lâm Thao như:Mía, lạc, dâu tằm, cây họ đỗ (đậu),cây sơn 17
  18. * Những cây trồng khác: Cây trầu, cau, cây cọ Tóm lại, trồng trọt ở Lâm Thao vừa có tính chất trung du và đồng bằng, và có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng đất trồng tương ứng với các loại cây. Ở vùng gò đồi phía Bắc của huyện thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như sơn và cọ, lúa được trồng ở các khe dộc thấp trũng và lầy thụt. Với vùng gò thấp, bãi ven sông thích hợp với trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Còn vùng đồng bằng thì trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày cũng như rau màu xen canh. Vùng đất Lâm Thao không có đồn điền lớn, do vậy sản xuất vẫn mang tính manh mún, hộ gia đình là chính. 3.2.2. Chăn nuôi Chăn nuôi trâu bò Chăn nuôi trâu bò phổ biến ở các làng trong huyện Lâm Thao, chủ yếu để lấy sức kéo và phân bón cho nông nghiệp, tận dụng đồng cỏ bỏ hoang để chăn nuôi là chính. - Chăn nuôi lợn, gà, vịt: khá phát triển, cung cấp đủ dùng cho sinh hoạt địa phương và có sản phẩm xuất ra tỉnh ngoài. Tuy nhiên vẫn mang nặng tính chất tự cung, tự cấp nghề chăn nuôi, đó là tận dụng cám bã, phụ phẩm từ vườn tược, đồng ruộng. - Ngoài ra còn một số nghề chăn nuôi khác như: nuôi ong, nuôi tằm, chài lưới- nuôi cá. Tóm lại, do những điều kiện thuận lợi về đa dạng địa hình của huyện Lâm Thao: từ các gò đồi thấp, các “dộc” ở khe các gò đồi, đến vùng đồng bằng màu mỡ cũng như các bãi bồi lớn dọc sông Thao nên cũng phong phú các loại hình chăn nuôi nơi đây như gia súc, gia cầm, nuôi ong, kén tằm, chài lưới và nuôi cá. Huyện Lâm Thao có đất đai màu mỡ hơn nhiều huyện khác trong tỉnh Phú Thọ nên nền nông nghiệp ở đây cũng phát triển hơn. 3.3. Thủ công nghiệp Cuối thế kỷ XIX, thủ công nghiệp ở địa phương rất manh mún, giá trị không nhiều và chỉ là ngành phụ. Đầu thế kỷ XX, Lâm Thao có nhiều làng sản xuất thủ công nổi tiếng trong vùng: - Nghề thợ sơn: Những người thợ sơn ở Lâm Thao phần nhiều là những người vừa trồng sơn, bán sơn và đồng thời cũng là thợ sơn. Họ hàng ngày tiếp xúc với sơn, do vậy biết cách pha chế tỷ lệ và quét sơn đẹp và bền nhất. - Nghề ép dầu: Nghề ép dầu trẩu rất được chú trọng ở Lâm Thao, vì đây là 18
  19. nguyên liệu phụ phẩm không thể thiếu cho pha chế sơn. Xã Xuân Lũng là 1 trong 4 cơ sở ép dầu trẩu lớn nhất tỉnh Phú Thọ. Nghề quay tơ tằm, dệt vải: Nghề quay tơ tằm chủ yếu bán nguyên liệu thô. Nghề dệt vải nổi tiếng nhất là vải Gáp (xã Tứ Xã) được sử dụng nhiều trong nhân dân. Tóm lại, thủ công nghiệp truyền thống phát triển ở nhiều làng đã có từ rất lâu. Với một số làng ở Lâm Thao chuyên một số sản phẩm, và đem bán ở các chợ trong khu vực, còn phần đa vẫn là tự cung tự cấp trong các hộ gia đình 3.4. Thương nghiệp. Huyện Lâm Thao là nơi có điều kiện giao thông rất thuận lợi, gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt. Ngoài ra, nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển tùy từng lợi thế đất đai, trồng trọt và chăn nuôi cũng như thủ công nghiệp ở mỗi làng trong huyện Lâm Thao, cùng với đường giao thông đa dạng nên thương nghiệp ở đây cũng có điều kiện phát triển ngay từ cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945. Ngoài những chợ nội làng, huyện còn có những chợ buôn bán giao thương với ngoài tỉnh và với nước ngoài. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Như vậy, tình hình ruộng đất ở Lâm Thao cuối thế kỷ XIX đến trước năm 1945 vẫn là ruộng đất tư chiếm đa số, số ruộng đất này nằm trong tay vài địa chủ ở mỗi làng. Nông dân có ít ruộng đất hoặc không có, phải làm thuê, tá điền cho địa chủ. Bộ phận ruộng đất công phục vụ riêng cho công việc của làng, chi tiêu, quan hệ bên ngoài. Ruộng thường chia cho những người đứng ra thờ cúng, cai quản trực tiếp đình, chùa, miếu, đền...Do điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đa dạng về loại hình đất đai, dân cư, xã hội, nên kinh tế nông nghiệp ở Lâm Thao có thể đa dạng được về cây trồng và vật nuôi. Thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện là chính, có một số nghề nổi tiếng như ép dầu trẩu, thợ mộc, dệt vải, làm hương đen...tạo nguồn thu nhập thêm lúc nông nhàn. Đặc biệt là nghề làm sơn, đây là những người vừa trồng sơn, vừa buôn bán sơn và pha chế sơn cũng như làm nghề quét sơn, đây là điểm đặc thù của huyện Lâm Thao khác với một số huyện khác của tỉnh Phú Thọ và cả nước. 19
  20. CHƯƠNG 4. VĂN HÓA HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1945 4.1. Văn hóa vật chất Nhà ở Vùng đất Lâm Thao không có các dân tộc thiểu số sinh sống, nên nhà ở mang đậm tính chất đồng bằng. Tre làm nhà là các loại tre diễn, tre hóa, tre lộc ngộc...thường được ngâm kỹ rồi mới làm, gỗ thường là gỗ xoan. Vách nhà nghèo thường đắp bằng đất, khá giả hơn che bằng tre gỗ,mái nhà lợp bằng lá cọ. Những nhà giàu có thì có kiểu nhà làm gỗ“lợp ngói”, thường là gỗ mít, gỗ lim và có thể làm hai nhà, nhà trên và nhà dưới (nhà ngang) nối với nhau thành hình thước thợ. Cũng như nhà tre, nhà gỗ có thể làm một gian hai chái, ba gian hai chái hoặc năm gian. Ăn uống, mặc và phương tiện đi lại Cơ cấu bữa ăn vẫn là lúa gạo, khác với nhiều huyện khác ở tỉnh Phú Thọ, nhân dân ở Lâm Thao trồng lúa ở vùng đồng bằng rộng lớn phía nam huyện, và các “dộc” giữa các gò đồi. Gạo có gạo tẻ ăn bữa cơm hàng ngày, làm bánh tai, bánh tẻ; gạo nếp được nhắc đến ở Hương ước tất cả các làng đồ xôi, làm bánh chưng, bánh dày vào ngày lễ tết, thờ cúng, công việc làng... Ăn uống - mặc - ở là một trong 3 nhu cầu sinh tồn của con người. Vì Lâm Thao không có người dân tộc thiểu số sinh sống, nên cũng giống như cư dân khác vùng đồng bằng sông Hồng về trang phục và cách ăn mặc ở cả nam và nữ.Màu sắc thường là màu nâu và đen, thích hợp cho việc lao động đồng áng và nhìn sạch sẽ hơn. Ngoài ra còn có tục nhuộm răng đen bằng cánh kiến vừa có tác dụng bảo vệ răng, vừa để làm đẹp 4.2. Văn hóa tinh thần Tín ngưỡng Tín ngưỡng phồn thực: Tín ngưỡng thờ sinh thực khí, cách điệu thực hiện hành vi tính giao.Tục hú tùng dí. Lễ rước “ông Khiu bà Khiu” xã Thanh Đình. Lễ rước “vua Ông vua Bà” ở Phùng Nguyên.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Tín ngưỡng thờ thần, người có công. Tục thờ thủy thần Long Uyên xã Hà Thạch.Tục thờ “thần cây si” ở xã Sơn Vy. Phật giáo: Phật giáo hưng thịnh ở Lâm Thao từ thời Lý, Trần đến sau này. Phật Giáo được phần nhiều người dân Lâm Thao lựa chọn hướng theo tâm linh ở các làng. Các chùa chiền được xây dựng khắp nơi, với nhiều kiến trúc độc đáo (được nói rõ ở 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2