intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn lợn tại các cơ sở chăn nuôi, thông qua đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ sở chăn nuôi theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 9440301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thế Ân Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Mạnh Khải Trường Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương Trường Đại học Thủy lợi Phản biện 3: TS. Trần Anh Quân Trường Đại học Mỏ - Địa chất Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin, Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường với lượng chất thải ngày càng gia tăng. Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một thách thức lớn trong công tác quản lý môi trường ở hầu hết các địa phương. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành Luật Bảo vệ môi trường và các quy định khắt khe hơn trong việc quản lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi chưa cao và nhiều cơ sở chăn nuôi vẫn chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải một cách hiệu quả. Hà Nội mặc dù là thành phố thủ đô nhưng vẫn duy trì và phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn tại các huyện ngoại thành. Theo số liệu thống kê (GSO, 2021), Hà Nội có số lượng đàn lợn cao nhất ở miền Bắc và đứng thứ hai cả nước, chỉ sau Đồng Nai. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi lợn với mật độ cao đã gây áp lực lớn cho công tác quản lý chất thải chăn nuôi trên khu vực ngoại thành hà nội. Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều cơ sở chăn nuôi vẫn chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp xử lý và sử dụng chất thải, dẫn đến ô nhiễm môi trường xung quanh. Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do ý thức và hành vi của chủ cơ sở chăn nuôi chưa phù hợp với định hướng thực hành quản lý chất thải như mong đợi của cơ quan chức năng. Việc ra quyết định của các cơ sở chăn nuôi trong quản lý chất thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhận thức về lợi ích tiềm năng của các biện pháp quản lý, điều kiện sản xuất và ý thức về trách nhiệm xã hội. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng thuyết hành vi dự định (TPB), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình tác tố (ABM) để tìm hiểu và đánh giá về việc ra quyết định, nhằm đề xuất chính sách và qui định phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải chăn nuôi lên môi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng những tiếp cận và mô hình nêu trên vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam và chưa được áp dụng tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện để bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý môi trường cấp cộng đồng trong điều kiện của Việt Nam, nhằm bảo vệ môi trường một cách hiệu quả và bền vững. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài được triển khai nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn lợn tại các cơ sở chăn nuôi, thông qua đó đề xuất các giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ sở chăn nuôi theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích được bối cảnh thực tế của của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu. 1
  4. (2) Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định thực hiện hành vi quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi. (3) Mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn bằng mô hình đa tác tố phục vụ phân tích tác động của chính sách quản lý môi trường. (4) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý chất thải rắn và lỏng thông thường (không bao gồm chất thải nguy hại) của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động quản lý được phân tích với các nhóm giải pháp chính là xử lý và sử dụng, được xác định theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP của chính phủ về qui định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 12/2019, sử dụng các số liệu về công tác chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội từ năm 2019-2023. Số liệu điều tra phỏng vấn của đề tài được thu thập vào năm 2022. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động điều tra phỏng vấn được thực hiện tại ba huyện: Gia Lâm, Thị xã Sơn Tây và Ba Vì. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận: Là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và hoàn thiện mô hình trên cơ sở áp dụng thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và sự kết hợp của các kỹ thuật phân tích trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình tác tố (ABM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội. Về thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp các thông tin mới được lượng hóa và kiểm chứng với độ tin cậy khoa học cao về các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin, hỗ trợ địa phương có các giải pháp khả thi để thực hiện kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, 2022b) và kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội giải đoạn 2023-2025 (Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, 2022d). 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đã xây dựng và kiếm chứng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên cơ sở ứng dụng thuyết hành vi dự định kết hợp với việc sử dụng hai công cụ phân tích gồm mô hình cấu trúc tuyến tính và mô hình tác tố. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng công cụ mô hình hóa để đánh giá hiệu quả các giải pháp chính sách đề xuất với mục tiêu giảm phát thải dựa trên các điều kiện giả định thiết lập sát với điều kiện của địa phương. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học, có độ tin cậy cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn. 2
  5. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. NGHIÊN CỨU VỀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NÔNG HỘ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào các chủ đề lớn liên quan đến bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững, bao gồm: • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ chấp nhận các giải pháp canh tác thân thiện với môi trường, như canh tác hữu cơ, biện pháp canh tác bảo tồn, quản lý sâu bệnh dịch hại tổng hợp và canh tác tiết kiệm nước. • Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, quản lý chất thải, quản lý đất đai, bảo vệ nguồn nước và giảm phát thải khí nhà kính. • Các nghiên cứu xoay quanh việc nông hộ ra quyết định thực hiện các giải pháp thích ứng với thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Khi xác định các yếu tố, các nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp và công cụ phân tích khác nhau, bao gồm phân tích hồi quy, tương quan, phân tích SWOT, mô hình cấu trúc tuyến tính, phân tích chi phí- lợi ích và mô hình tác động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều yếu tố tác động đến quyết định của nông hộ, bao gồm: • Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ như trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất và thu nhập. • Đặc điểm trang trại và nguồn lực của nông hộ, như diện tích trang trại, thu nhập và nguồn lao động; Quyền sở hữu đất đai và các yếu tố môi trường vật lý của trang trại; Đặc điểm của biện pháp sản xuất hoặc quản lý được áp dụng. • Yếu tố về thể chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ, bao gồm chính sách tài chính, điều kiện địa hình và khí hậu. • Yếu tố nhận thức, bao gồm những yếu tố tâm lý như thái độ, nhận thức về chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Tâm lý học coi việc ra quyết định là quá trình nhận thức dẫn đến lựa chọn niềm tin hoặc hành động từ nhiều lựa chọn có sẵn. Quyết định có thể hợp lý hoặc không hợp lý và phụ thuộc vào thái độ, niềm tin và quan điểm của người ra quyết định (Mintzberg, 1977). Nghiên cứu về việc ra quyết định trong hành vi ảnh hưởng đến môi trường đóng vai trò quan trọng trong tìm hiểu nguyên nhân và hệ quả của các vấn đề môi trường. Kết quả của nghiên cứu này giúp nhà lập pháp lựa chọn chính sách môi trường, thiết kế biện pháp, chương trình nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và bảo vệ môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định còn hỗ trợ xây dựng chiến lược thay đổi hành vi, khuyến khích hành vi tích cực và bền vững để bảo vệ môi trường. Nghiên cứu này cũng được áp dụng để đánh giá và đo lường tính hiệu quả của chính sách đã thực thi, từ đó điều chỉnh và cải thiện chúng. Có nhiều học thuyết được vận dụng trong các nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định. Các học thuyết phổ biến gồm: Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý (Rational Choice Theory); Lý thuyết kỳ vọng (Expectancy Theory); Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior); Lý thuyết sự tiếp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model): Tuy vậy, so với các học thuyết khác, 3
  6. thuyết hành vi dự định của Ajzen cho thấy tính toàn diện và hệ thống hơn trong việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi. Học thuyết hành vi dự định (TPB) là một học thuyết được ứng dụng rộng rãi trong ngành Khoa học môi trường ở nhiều quốc gia. Từ khi được đề xuất năm 1985 đến nay, đã có hàng nghìn nghiên cứu có liên quan ứng dụng học thuyết này để phân tích các hành vi liên quan đến môi trường và tìm kiếm các giải pháp giải quyết các vấn đề môi trường lớn trong thời điểm hiện tại. Một thuận lợi trong ứng dụng học thuyết TPB là sự phát triển của các công cụ máy tính hỗ trợ phân tích mối quan hệ đa chiều của các biến hành vi có liên quan. Đặc biệt, sự linh hoạt của mô hình tác tố ABM đã làm mô hình này trở thành một công cụ hỗ trợ lý tưởng cho nghiên cứu thuyết TPB. Vì vậy mà những ứng dụng ABM trong nghiên cứu thuyết TPB tăng lên rất nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu ứng dụng TPB trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, nhất là việc kết hợp TPB, SEM và ABM. Đây cũng là chủ đề nghiên cứu cần phát triển để bổ sung cơ sở khoa học cho ứng dụng của những công cụ thông minh hỗ trợ quá trình ra quyết định quản lý môi trường. 2.2. ĐẶC ĐIỂM CHĂN NUÔI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN TẠI VIỆT NAM Với quy mô đàn lợn trung bình 22 triệu con/năm, Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có sản lượng thịt lợn lớn trên thế giới. Đây là một ngành sản xuất mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội cho đất nước, cung cấp lượng thực phẩm thiết yếu và thu nhập cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, đàn lợn ở Việt Nam có sự phân bố không đồng đều, mật độ chăn nuôi cao nhất vẫn ở các khu vực đông dân cư như khu vực Đồng bằng sông Hồng. Mặc dù đã và đang hình thành các khu chăn nuôi tập trung với các trang trại quy mô lớn, chăn nuôi lợn tại Việt Nam vẫn có loại hình chăn nuôi hộ gia đình quy mô nhỏ chiếm ưu thế. Theo thống kê năm 2020, trong số 2.050,9 nghìn hộ chăn nuôi lợn thì số quy mô nhỏ (dưới 10 con lợn/hộ) chiếm tới 83%, hộ chăn nuôi quy mô từ 10-29 con chiếm 14% tổng số hộ chăn nuôi. Còn lại, chỉ có 3% số hộ chăn nuôi >30 con trở lên, trong đó số hộ nuôi từ 100-299 con chỉ chiếm 0,3% còn số hộ nuôi >300 con chỉ chiếm 0,2% trong tổng các hộ có hoạt động chăn nuôi lợn. Tính theo tỉ lệ tổng đàn, số lượng lợn nuôi tại các hộ chăn nuôi có quy mô
  7. xây dựng bởi nhiều bên liên quan để kiểm soát nguồn thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, các quy định nhằm khuyến khích hỗ trợ việc sử dụng chất thải cũng đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy, việc thực hành các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam chưa mang lại các hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng môi trường và hạn chế việc phát thải. Hiện tại, giải pháp xử lý chất thải chính mà các cơ sở chăn nuôi áp dụng vẫn là sử dụng hầm khí sinh học nhưng theo nhiều nghiên cứu, đa số các hầm khí sinh học ở Việt Nam của các cở sở chăn nuôi có hiệu quả xử lý chất thải kém. Các giải pháp quản lý chất thải khác, nhất là các giải pháp giúp sử dụng chất thải nuôi giun quế, sử dụng phân thải, nước thải làm phân bón cho cây trồng hay sử dụng khí gas còn hạn chế và chưa triệt để. 2.4. NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Luận án này được thực hiện với mục đích góp phần hoàn thiện cho vấn đề khoa học nói trên bằng cách kết hợp các kỹ thuật phân tích trong SEM và ABM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định quản lý chất thải theo thuyết hành vi TPB. Đây là chủ đề còn khuyết trong các nghiên cứu về quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các luận cứ khoa học cụ thể và logic về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải ở cấp độ cơ cở chăn nuôi, thông qua đó có các khuyến nghị chính sách phù hợp dựa trên kết quả lượng hóa tác động của chính sách bằng mô hình máy tính được hiệu chỉnh theo điều kiện của địa phương. 3 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hà Nội, một tỉnh có quy mô đàn lợn đứng đầu miền bắc và đứng thứ hai cả nước - khoảng 1,3 triệu con (Cục Thống kê TP. Hà Nội, 2022). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc quản lý và sử dụng chất thải chăn nuôi còn chưa hiệu quả dẫn tới lượng chất thải chăn nuôi bị thải bỏ ra ngoài môi trường lớn, gây ra những tác động xấu đến chất lượng môi trường.. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý chất thải thông thường của các chủ cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động quản lý được phân tích với các nhóm giải pháp chính là xử lý và sử dụng, được xác định theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ▪ Bối cảnh thực tế của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi tại Thành phố Hà Nội ▪ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn ▪ Mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn ▪ Các giải pháp chính sách nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn theo bối cảnh của địa phương 5
  8. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Khung tiếp cận nghiên cứu Mô hình dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các cơ sở chăn nuôi được xây dựng dựa trên học thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen và cộng sự phát triển và bổ sung hoàn thiện vào các năm 1985, 1991và 2007 (Ajzen, 1985, 1991; Ajzen & Albarracin, 2007; Ajzen & Manstead, 2007). ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CHĂN NUÔI Văn hóa, kinh nghiệm, lao động, thu nhập, trình độ văn hóa, đất đai, độ tuổi, vật nuôi, cơ sở hạ tầng, tiếp cận với các chính sách và các yếu tố khác tác động và can thiệp từ bên ngoài … Tập hợp các cảm xúc, niềm Nhận thức về hành vi hình Nhận thức về sự khó khăn tin vào hành vi thành do áp lực của xã hội hoặc dễ dàng khi thưc hiện hành vi Thái độ Chuẩn đạo đức Nhận thức kiểm soát (AT) (SN) hành vi (PBC) Hành vi dự định (BI) Hành vi (B) (Xử lý và sử dụng) Hình 3.1. Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án 3.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Quyết định thực hiện hành vi (B) liên quan trực tiếp tới ý định thực hiện hành vi (BI) và nhận thức về khả năng kiếm soát hành vi (PBC) Giả thuyết 2: Ý định quản lý chất thải chăn nuôi lợn (BI) phụ thuộc vào nhận thức của cá nhân của cơ sở chăn nuôi đối với hành vi xử lý và sử dụng chất thải. Nhận thức này gồm thái độ với hành vi (AT), chuẩn đạo đức (SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC). Giả thuyết 3: Các yếu tố ngoại cảnh (gồm đặc điểm cá nhân của chủ cơ sở, nguồn lực đất đai, tài chính và cơ sở hạ tâng của cơ sở, các chính sách hiện hành trong quản lý chất thải chăn nuôi tại địa phương) có ảnh hưởng tới nhận thức của các cơ sở chăn nuôi thông qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới ý định thực hiện hành vi và việc ra quyết định quản lý chất thải. 6
  9. 3.4.3. Phương pháp nghiên cứu Điều kiện tự nhiên và Thực trạng chăn nuôi Thực trạng quản lý chất KT-XH của khu vực thải chăn nuôi nghiên cứu NỘI DUNG 1 Bối cảnh của hoạt PHƯƠNG PHÁP động quản lý chất thải Tổng quan tài liệu, phân tích tổng hợp và mô tả so sánh KẾT QUẢ 4.1 Bối cảnh của của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi lọn gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội, thực trạng chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi NỘI DUNG 2 PHƯƠNG PHÁP Yếu tố ảnh Thống kê mô tả, mô hình cấu trúc hưởng đến quyết định tuyến tính tính quản lý chất thải theo TPB KẾT QUẢ 4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định thực hiện hành vi quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi (Đặc điểm nhân khẩu; điều kiện chăn nuôi; thái độ, niềm tin và ý thức trách nhiệm của chủ cơ sở chăn nuôi. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý theo thuyết hành vi (TPB), nhân khẩu và các yếu tố hoàn cảnh đến quản lý chất thải) NỘI DUNG 3 Mô phỏng tích hợp PHƯƠNG PHÁP hành vi quản lý Xây dựng mô hình ABM chất thải KẾT QUẢ 4.3 Mô hình mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn (Mô hình máy tính được hiệu chỉnh và kiểm chứng theo khu vực nghiên cứu, phục vụ phân tích kịch bản) NỘI DUNG 4 PHƯƠNG PHÁP Phân tích chính sách Phân tích kịch bản trên mô hình ABM, phù hợp bối tổng hợp thống kê cảnh địa phương về quản lý CT KẾT QUẢ 4.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn (Hiệu quả của kịch bản chính sách định hướng hành vi trên mô hình ABM; khuyến nghị nâng tỷ lệ xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi) Hình 3.2. Khung logic thực hiện các nội dung của luận án Khung logic thể hiện các phương pháp sử dụng trong luận án để thực hiện các nội dung trong luận án được trình bày chi tiết trong Hình 3.2. 7
  10. 4 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. BỐI CẢNH THỰC TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi dân cư đông và kinh tế phát triển. Cũng theo thống kê, quy mô tổng giá trị sản phẩm của thành phố (GRDP) năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.196 nghìn tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng, tăng 10,6% so với năm 2021. Cơ cấu GRDP năm 2022: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,08%. GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,04%; khu vực dịch vụ chiếm 63,22%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,66% 2,1% 10,7% 24% Nông, lâm nghiệp và thủy sản Thuế sản phẩm, trừ trợ sản phẩm Dịch vụ Công nghiệp và xây dựng 63,2% Hình 4.1. Tỉ lệ GRDP theo nhóm ngành kinh tế của Hà Nội năm 2022 Nguồn: Cục Thống kê TP. Hà Nội (2022) 4.1.2. Thực trạng chăn nuôi và quản lý chất thải trên địa bàn nghiên cứu Hà Nội là một tỉnh có số lượng đàn lợn lớn, mật độ chăn nuôi cao. Lượng lợn tập trung vào một số khu vực. Mặc dù đã có các chuyển dịch về cơ cấu chăn nuôi theo quy mô lớn và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển loại hình này, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu vẫn là các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ, có diện tích đất hạn chế. Nhiều cơ sở chăn nuôi vẫn nằm trong và nằm gần các khu dân cư. Chăn nuôi lợn vẫn là một lĩnh vực sản xuất trọng điểm ở Hà Nội trong thời gian tới ở cả ba vùng sinh thái. 400000 333737 307098 300000 259066 228216 Sản lượng (tấn) 210846 200000 155514 164625 124245 82369 98875 100000 9396 10450 10548 10571 10608 0 2015 2018 2019 2020 2021 Trâu Bò Lợn Gia Cầm Hình 4.2. Sản lượng thịt từ các loại hình chăn nuôi chính trên địa bàn thành phố từ 2015-2021 8
  11. Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều chính sách, quy định trong quản lý chất thải chăn nuôi trong đó hướng tới hình thành các khu chăn nuôi tập trung, trang trại sản xuất quy mô công nghiệp. Hà Nội cũng đã và đang xây dựng các chính sách hỗ trợ và phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, đặc biệt nhấn mạnh vào việc thu gom phế phụ phẩm chăn nuôi phục vụ cho các ngành kinh tế khác. Đây là điểm nhấn mạnh trong chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045. 4.1.3. Hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi tới môi trường Các dữ liệu tổng hợp cho thấy, đa số các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn đã áp dụng ít nhất một giải pháp xử lý chất thải. Giải pháp được áp dụng phổ biến nhất trong chăn nuôi lợn là sử dụng hầm khí sinh học. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng hầm khí sinh học của các cơ sở đạt tiêu chí trang trại (về kinh tế) vẫn cao hơn so với các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ hơn. Các số liệu tổng hợp, thống kê cũng cho thấy, tỉ lệ các cơ sở có các biện pháp thu gom và sử dụng phân thải không cao, thấp hơn rất nhiều so với chăn nuôi gia cầm và trâu bò. Phần lớn các chất thải phát sinh trong các trang trại lợn được xử lý bằng hầm khí sinh học. Tỉ lệ cơ sở áp dụng đệm lót sinh học cũng rất thấp. Các biện pháp khác như: nuôi trùn quế, sử dụng nước thải hay thực hiện chăn nuôi tiết kiệm nước hiện chưa có các thống kê cụ thể trên địa bàn. Thực trạng chất lượng nước thải và môi trường nước mặt xung quanh các khu vực chăn nuôi tại Hà Nội cho thấy tính cấp thiết trong việc nâng cấp hệ thống xử lý để cải thiện hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại cũng như tăng cường hoạt động sử dụng chất thải. Bên cạnh đó, kết quả so sánh giữa chất lượng nước giữa ba nhóm vật nuôi, bò, gà và lợn cũng cho thấy, so với hai loại hình chăn nuôi khác, nước thải chăn nuôi lợn và khu vực nước mặt xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn có nồng độ dinh dưỡng và chất hữu cơ cao hơn nhưng lượng Coliform lại ít hơn (mặc dù vẫn vượt ngưỡng cho phép so với các Quy chuẩn môi trường tương ứng). Hình 4.3. Chất lượng nước mặt xung quanh các cơ sở chăn nuôi lợn so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT 9
  12. 4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CỦA CÁC CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN THEO TIẾP CẬN CỦA THUYẾT HÀNH VI DỰ ĐỊNH Theo tiếp cận phân tích, nhân tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định (hành vi) quản lý chất thải được chia thành 2 nhóm chính: (i) nhân tố liên quan tới tâm lý của chủ cơ sở chăn nuôi như thái độ, niềm tin và ý thức trách nhiệm và (ii) hoàn cảnh bên ngoài, bao gồm điều kiện về cơ sở vật chất, đất đai, tài chính của cơ sở chăn nuôi và các chính sách quản lý môi trường thực thi tại địa phương. Trong mục này, nhóm các nhân tố về tâm lý được đánh giá theo mô hình TPB (Ajzen, 1991) với định hướng lựa chọn đầu vào cho mô hình SEM, nhưng tập trung vào định lượng mối liên hệ (hồi quy) giữa các nhân tố tâm lý trong sự hình thành hành vi. Ảnh hưởng của nhóm các nhân tố hoàn cảnh (contextual factors) được phân tích trong mối liên hệ với các nhân tố tâm lý theo quan điểm các yếu tố hoàn cảnh không ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện hành vi mà gián tiếp thông qua các yếu tố nhận thức (Ajzen & Fishbein, 2005; Edgerton & cs., 2009; Supaporn & cs., 2013; Scalco & cs., 2018). Mô hình ABM sẽ được sử dụng để mô phỏng có tính hệ thống toàn bộ mối liên hệ của 2 nhóm nhân tố trên trong quá trình ra quyết định (thực hiện hành vi) của các cơ sở chăn nuôi. 4.2.1. Thực trạng quản lý chất thải và nhận thức của các chủ cơ sở chăn nuôi được điều tra Đặc điểm các cơ sở chăn nuôi được điều tra mang những đặc điểm khá cơ bản, đặc trưng của các hình thức chăn nuôi điển hình ở Việt Nam và Hà Nội: đã số là các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa, diện tích đất sản xuất không lớn, đa số nằm gần các khu dân cư. Các mô hình chăn nuôi có kết hợp hệ thống vườn, ao chuồng và hệ thống xử lý bằng hầm khí sinh học chiếm tỉ lệ không lớn. Các chủ cơ sở chăn nuôi đa số đều có trình độ học vấn cấp hai, cấp ba với độ tuổi trung bình khá lớn, 50 tuổi. Thu nhập từ chăn nuôi cũng có sự dao động khá lớn giữa các hộ theo quy mô chăn nuôi. Thống kê số lượng các biện pháp xử lý theo các cơ sở chăn nuôi theo địa bàn phỏng vấn cho thấy, có 8% cơ sở chăn nuôi không áp dụng bất kỳ biện pháp nào trong xử lý chất thải và có 71% cơ sở chăn nuôi áp dụng ít nhất một biện pháp xử lý chất thải. Có thể thấy, hầm khí sinh học là biện pháp được áp dụng nhiều nhất tại các cơ sở chăn nuôi trên cả ba địa bàn, Gia Lâm, Sơn Tây và Ba Vì với tỉ lệ trung bình là 77%. Bên cạnh đó, các cơ sở cũng áp dụng các bể lắng để tách phân, ao để trữ nước sau biogas với tỉ lệ lần lượt là 12% và 15%. Phân thải sau thu gom được 12% số cơ sở xử lý bằng phương pháp ủ, tuy nhiên tỉ lệ ủ tại Gia Lâm lớn hơn hẳn so với hai địa điểm còn lại với 27% cơ sở áp dụng trong khi tỉ lệ này tại Sơn Tây và Ba Vì chỉ là 2% và 6%. Các giải pháp khác như nuôi giun quế, sử dụng máy ép tách phân và đệm lót sinh học chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ 1% tổng số cơ sở được điều tra. Về sử dụng chất thải cho trồng trọt, thống kê cho thấy, có 56% cơ sở chăn nuôi sử dụng phân thải thu gom làm phân bón cho cây trồng trong cơ sở chăn nuôi. Sơn Tây là khu vực có tỉ lệ hộ sử dụng phân bón để trồng trọt nhiều nhất với 72% cơ sở. Gia Lâm và Ba Vì lần lượt có tỉ lệ hộ sử dụng là 52% và 44%. Tỉ lệ sử dụng nước thải chăn nuôi cho tưới tiêu là 37%, 10
  13. nhiều nhất là ở Sơn Tây (53%) và tiếp đến là Ba Vì 46%. Tại Gia Lâm, tỉ lệ sử dụng nước thải cho tưới tiêu trong cơ sở chăn nuôi chỉ chiếm 13%. Tuy nhiên, ở khu vực này có hình thức chia sẻ sử dụng nước thải cho các hộ trồng trọt lân cận mặc dù số lượng không nhiều, chiếm 3% tổng số cơ sở được điều tra. Có 48% số cơ sở chăn nuôi cho biết sẵn sàng đầu tư, nâng cấp hệ thống xử lý chất thải còn là 20% số hộ phân vân và 32% số hộ không sẵn sàng. Tỉ lệ các cơ sở chăn nuôi sẵn sàng sẽ hoặc tiếp tục sử dụng nước thải, phân thải và khí gas từ hầm biogas cũng khá cao, cụ thể: 83% cơ sở chăn nuôi sẵn sàng quay vòng sử dụng khí gas, 60% cơ sở sẵn sàng sử dụng nước thải và 68% sẵn sàng sử dụng phân thải. Các cơ sở chăn chăn nuôi cho thấy nhận thức về trách nhiệm của cá nhân đối với việc xử lý chất thải và trách nhiệm xử lý chất thải với cộng đồng. Tuy nhiên, phản hồi của các cơ sở chăn nuôi cũng cho thấy đánh giá của cộng đồng về công tác giám sát, thanh tra kiểm tra của cơ quan quản lý có tính hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở chăn nuôi cũng nhìn nhận sự hạn chế về năng lực của mình trong việc xử lý và quản lý chất thải. Với việc sử dụng chất thải, đa số cơ sở chăn nuôi thể hiện thái độ tích cực và sự nhận thức về ý nghĩa của việc sử dụng chất thải với cộng đồng và trang trại. Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và yêu cầu của xã hội với việc sử dụng chất thải. Tuy nhiên, đánh giá của các cơ sở chăn nuôi cũng cho thấy mức độ nhìn nhận của họ về tính hiệu quả trong việc sử dụng chất thải trong cộng đồng chưa cao. Việc tự đánh giá năng lực sử dụng chất thải cũng cho thấy, nhiều cơ sở chăn nuôi còn thiếu các nguồn lực trong sử dụng chất thải gồm nhân lực, thời gian, diện tích đất và kỹ thuật sử dụng. Đặc biệt, việc phản hồi của các cơ sở chăn nuôi cũng cho thấy, thực tế việc tiếp nhận thông tin và cơ sở vật chất hỗ trợ việc sử dụng chất thải chăn nuôi từ phía cơ quan quản lý và chính quyền địa phương khá hạn chế. 4.2.2. Ảnh hưởng của thái độ, niềm tin và ý thức trách nhiệm đến hành vi quản lý chất thải của chủ cơ sở chăn nuôi lợn 4.2.2.1. Mô hình theo thuyết TBP về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi xử lý chất thải chăn nuôi lợn Các nhân tố đầu vào của mô hình Thái độ đối với hành vi xử dụng chất thải (AT): Nghiên cứu sử dụng 5 câu hỏi để đánh giá nhận thức thể hiện thái độ của các cơ sở chăn nuôi với việc xử lý chất thải. Các câu hỏi được ký hiệu lần lượt từ XL.AT1->XL.AT5. Nội dung của các câu hỏi tập trung phân tích nhận thức của các cơ sở chăn nuôi vào mức độ cần thiết của việc xử lý chất thải và ý nghĩa của xử lý chất thải với môi trường và cộng đồng. Chuẩn đạo đức (SN): Nghiên cứu sử dụng 7 câu hỏi để đánh giá nhận thức về trách nhiệm và áp lực xã hội thể hiện chuẩn đạo đức của các cơ sở chăn nuôi với xử lý chất thải được lần lượt kí hiệu từ XL.SN1->XL.SN7. Các câu hỏi chủ yếu tập trung đánh giá nhận thức của các cơ 11
  14. sở chăn nuôi về áp lực của xã hội, cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của cá nhân trong xử lý chất thải Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC): Nghiên cứu sử dụng 7 câu hỏi để đánh giá PBC được ký hiệu từ XL.PBC1->XL.PBC7. Nội dung các câu hỏi tập trung làm rõ việc tự nhận thức của các cơ sở chăn nuôi về năng lực và xử lý chất thải và hiểu biết của cá nhân về xử lý chất thải chăn nuôi. Ý định thực hiện hành xử lý chất thải (BI): được đánh giá bằng 4 câu hỏi ký hiệu BI1->BI3 thể hiện mức độ sẵn sàng của các cơ sở chăn nuôi trong nỗ lực tiếp tục xử lý chất thải, mức độ sẵn sàng đầu tư về tài chính, áp dụng các giải pháp mới, đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý chất thải. Hành vi (B): được đánh giá bằng các quyết định thực tế đã làm liên quan đến thực hiện xử lý chất thải gồm sử dụng máy ép, bể tách phân thải, hồ sinh học và hầm khí sinh học với các biến được kí hiệu lần lượt từ B1->B4. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích CFA và kiểm định thang đo để đánh giá tính phù hợp về mặt thang đo của các nhóm nhân tố đưa vào phân tích. Kết quả kiểm định mô hình Kết quả phân tích khẳng định nhân tố (EFA) cho thấy, mô hình hoàn toàn phù hợp dể dự báo hành vi xử lý chất thải chăn nuôi. Các thông số kiểm định mô hình cụ thể như sau: Chi- square=441,800; df=274; p=0,000; Chi-square/df=1,616; GFI=0,846; TLI=0,896; CFI=0,912; RMSEA=0,059 và PCLOSE=0,070. Hình 4.4. Mô hình TPB trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn 12
  15. Mối liên hệ giữa các nhân tố trong mô hình dự báo hành vi xử lý chất thải Kết quả phân tích từ mô hình TPB thực hiện bằng công cụ SEM đã tìm thấy hệ số tương quan và ý nghĩa thống kê của các yếu tố đưa vào đánh giá như trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Khả năng dự báo của các yếu tố trong mô hình xử lý chất thải STT Nhân tố ß Giá trị p 1 BIB 0,299* 0,016 2 BIAT1 0,460** 0,003 3 BIPBC2 0,385** 0,001 Ghi chú: * p< 0.050 (5%); ** p < 0.010 (1%); *** p < 0.001 (0.1%) Mô hình cho thấy, giữa BI và B có mối quan hệ thuận với hệ số hồi quy chuẩn hóa là (ß=0.299, p=0.016). Ý định xử lý chất thải có mối quan hệ cùng chiều với nhận thức về sự cần thiết của xử lý chất thải trong chăn nuôi (AT1). Hệ số hồi quy chuẩn hóa là (ß=0.460, p=0.003), cho thấy mối quan hệ này khá mạnh. Ý định xử lý chất thải có mối quan hệ cùng chiều với nhận thức về sự cần thiết của xử lý chất thải trong chăn nuôi (PBC2). Hệ số hồi quy chuẩn hóa là (ß=0.385, p=0.001). 4.2.2.2. Mô hình theo thuyết TBP về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng chất thải chăn nuôi lợn Các nhân tố đầu vào của mô hình Thái độ với hành vi sử dụng chất thải (AT): Được đo bằng 6 câu hỏi đánh giá nhận thức về ý nghĩa và hiệu quả của sử dụng chất thải chăn nuôi lợn ký hiệu từ SD.AT1 -> SD.AT6. Chuẩn đạo đức (SN): Được đánh giá bằng 5 câu hỏi trong đó câu hỏi ký hiệu SD.SN1 và SD.SN2 là câu hỏi đánh giá về nhận thức của cơ sở chăn nuôi về trách nhiệm của sử dụng chất thải với môi trường và cộng đồng. Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC): Được đánh giá bằng 5 câu hỏi nhằm phân tích nhận thức về các khó khăn liên quan tới nguồn lực đất đai, nhân công, thời gian, kỹ thuật và phương tiện vận chuyển trong sử dụng chất thải chăn nuôi cho trồng trọt. Các câu hỏi lần lượt được ký hiệu từ PBC1->PBC5. Ý định thực hiện hành xử lý chất thải (BI): được đánh giá bằng 2 câu hỏi ký hiệu BI1->BI2 thể hiện mức độ sẵn sàng của các cơ sở chăn nuôi trong sử dụng phân thải và nước thải. Hành vi (B): được đánh giá bằng các quyết định thực tế đã làm liên quan đến thực hiện sử dụng phân thải và nước thải. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích EFA và kiểm định thang đo để đánh giá tính phù hợp về mặt thang đo của các nhóm nhân tố đưa vào phân tích. 13
  16. Kiểm định tính phù hợp của mô hình Phân tích khẳng định nhân tố (CFA) có kết quả cho thấy, mô hình phù hợp để dự báo. Các thông số kiểm định mô hình cụ thể như sau: Chi-square=170,551 df=109, P=0,000, Chi- square/df=1,565, GFI=0,902, TLI=0,946, CFI=0,957, RMSEA=0,057 và PCLOSE=0,244. Hình 4.5. Mô hình TPB trong sử dụng chất thải chăn nuôi lợn Mối liên hệ giữa các nhân tố trong mô hình dự báo hành vi sử dụng chất thải Đối với mô hình TPB sử dụng chất thải, công cụ phân tích thống kê SEM đã chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố như trong bảng 4.2. Theo đó, chỉ có các mối liên hệ giữa B và BI; AT1, SN1, SN2, PBC và BI là đủ độ tin cậy thống kê (p < 0,05). Bảng 4.2. Mối liên hệ giữa các biến dự đoán trong mô hình sử dụng STT Nhân tố ß Giá trị p 1 BIB 0,713*** 0,000 2 BIAT1 0,610*** 0,000 3 BISN 0,239* 0,032 4 BIPBC -0,202* 0,021 4 BPBC -0,242* 0,038 Ghi chú: * p < 0.050 (5%); ** p < 0.010 (1%); *** p < 0.001 (0.1%) 4.2.3. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu và các yếu tố hoàn cảnh đến đến hành vi quản lý chất thải chăn nuôi của chủ cơ sở chăn nuôi Ảnh hưởng của hoàn cảnh đến các yếu tố dự báo hành vi xử lý chất thải Kết quả phân tích cho thấy, nhiều yếu tố hoàn cảnh có liên hệ với yếu tố nhận thức, thái 14
  17. độ TPB. Theo kết quả phân tích, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm chăn nuôi, diện tích ruộng, diện tích vườn và có hồ sơ môi trường là những yếu tố hoàn cảnh (contextual factors) có liên hệ một cách ý nghĩa với các yếu tố TPB (AT1 và PBC2). Trong đó, nhận thức về sự cần thiết của xử lý chất thải (AT1) tỉ lệ thuận với tuổi của chủ cơ sở, diện tích vườn, máy ép phân và hồ sơ môi trường với hệ số hồi quy lần lượt là (ß=0,194, p=0,024), (ß=0,216, p=0,013) và (ß=0,264, p=0,003). Riêng yếu tố kinh nghiệm chăn nuôi (số năm chăn nuôi) lại có tương quan nghịch với AT1. Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC2) trong mô hình được đánh giá bằng hiểu biết của cá nhân trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Kết quả phân tích đã xác định được ba yếu tố là trình độ học vấn, diện tích ruộng và chính sách cam kết bảo vệ (hồ sơ) môi trường đều có tương quan thuận với PBC2. Ảnh hưởng của hoàn cảnh đến các yếu tố dự báo hành vi sử dụng chất thải Theo số liệu phân tích thống kê từ bảng trên, nhận thức về ý nghĩa của sử dụng chất thải chăn nuôi (AT1) có liên hệ cùng chiều với tuổi và trình độ học vấn (ß=0,165, p=0,014 và ß=0,225, p=0,000). Ngược lại, kinh nghiệm chăn nuôi và số lượng lợn lại có mối liên hệ nghịch chiều với AT1. Kết quả phân tích có thể thấy sở hữu máy ép phân và vị trí trại chăn nuôi có liên hệ thuận chiều với SN. Tương tự như trường hợp AT1, quy mô chăn nuôi (số lượng lợn) có liên hệ nghịch chiều với SN với hệ số tương quan ß=-0,334 (p=0,000). PBC là nhân tố thể hiện nhận thức về những khó khăn ảnh hưởng đến sử dụng chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn. Vì vậy, PBC có mối liên hệ nghịch chiều với hành vi dự định sử dụng chất thải BI. Kết quả phân tích thống kê cho thấy yếu tố khoảng cách của trang trại tới khu dân cư có liên hệ thuận chiều với PBC; các yếu tố diện tích đất vườn và sở hữu máy ép phân có liên hệ nghịch chiều với PBC. Cũng tương tự như trường hợp xử lý chất thải, các yếu tố tiếp cận hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, thuê đất sản xuất và thu nhập từ chăn nuôi không có ý nghĩa thống kê trong liên hệ với yếu tố hình thành hành vi sử dụng chất thải. Mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn bằng mô hình đa tác tố 4.3. MÔ PHỎNG TÍCH HỢP HÀNH VI QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN BẰNG MÔ HÌNH ĐA TÁC TỐ 4.3.1. Xây dựng mô hình tác tố Mục đích của mô hình ABM: để mô phỏng hành vi trong quản lý chất thải chăn nuôi lợn, bao gồm sự tích hợp các mối tương tác giữa các yếu tố tâm lý theo mô hình TPB (AT, SN và PBC) và các yếu tố hoàn cảnh (đặc điểm cơ sở chăn nuôi và chính sách quản lý môi trường). Số liệu đầu vào của mô hình ABM: Nguồn số liệu sử dụng cho đầu vào của mô hình BAM bao gồm: Thống kê số lượng lợn và số hộ chăn nuôi; Đặc điểm cơ sở chăn nuôi lợn (HH background); Hệ số phát sinh chất thải; Hệ số hồi quy của các yếu tố dự báo hành vi; Hệ số hồi quy của các yếu tố hoàn cảnh với yếu tố hình thành hành vi: Sử dụng các trọng số hồi quy và sai số dự báo như trình bày hình 4.6; 15
  18. Giao diện và cấu trúc mô hình ABM: Hình 4.6. Giao diện mô hình ABM mô phỏng quá trình ra quyết định bằng phần mềm NetLogo 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của mô hình tác tố 4.3.2.1. Đánh giá độ nhạy các yếu tố đầu vào mô hình ABM Các yếu tố đưa vào đánh giá độ nhạy là 10 yếu tố đặc điểm hay hoàn cảnh của cơ sở chăn nuôi đã trình bày ở bảng 4.3. Nếu các yếu tố có đủ độ nhạy với mô hình thì khi chuyển giá trị các biến số từ xthấp sang xcao, kết quả đầu ra của mô hình sẽ bị thay đổi rõ rệt. Trong số những yếu tố này, có 6 yếu tố được thiết lập để dự báo hành vị xử lý (xem mục 4.4.2.2) và 8 yếu tố thiết lập để dự báo hành vi sử dụng chất thải (xem mục 4.4.2.3) (tổng số có 10 yếu tố khác nhau). Vì vậy, độ nhạy của cả 10 yếu tố đến mô hình ABM không thể kiểm tra riêng cho từng hành vi mà cần đánh giá tổng hợp đến kết quả cuối cùng của mô hình là tải lượng chất thải (COD, BOD, TN và TP). Vì 4 thông số tải lượng ô nhiễm môi trường đều có liên hệ với nhau nên luận án lựa chọn COD làm đại diện cho tải lượng xả thải để đánh giá độ nhạy của tham số đầu vào. Bảng 4.3. Hệ số độ nhạy của các yếu tố đầu vào mô hình ABM Độ nhạy  (tính theo tải Tỷ lệ so với tổng độ nhạy STT Yếu tố đầu vào lượng COD) (%) 1 Đơn vị hành chính (huyện) 3,03 13,33 2 Tuổi 2,84 12,49 3 Trình độ học vấn 2,97 13,07 4 Kinh nghiệm 3,01 13,24 5 Quy mô (số lượng lợn) 4,11 18,08 6 Diện tích ruộng 3,56 15,66 7 Diện tích vườn 3,78 16,63 8 Vị trí trại (trong khu d.cư) 4,08 17,95 9 Sở hữu máy ép phân 6,25 27,50 10 Có hồ sơ môi trường 5,12 22,53 Ghi chú: tải lượng COD được tính theo kg/ha/năm 16
  19. Kết quả phân tích độ nhạy đã chứng minh các yếu tố đầu vào của mô hình đều đảm bảo độ nhạy tối thiểu để dự báo hành vi quản lý môi trường. 4.3.2.2. Hiệu chỉnh mô hình ABM Mô hình được hiệu chính bằng cách dò tìm những giá trị của tham số để có được kết quả đầu ra phản ánh sát thực nhất với thực tế. Quá trình này thực chất là tối ưu hóa đầu ra dựa trên sự thay đổi giá trị của tham số “điều khiển” hoặc các biến số “đầu vào”. Giá trị xác suất thực hiện hành vi được xác định thông qua 30 lần chạy mô hình. Giá trị ngưỡng xác suất chuyển đổi hành vi được xác định bằng thuật toán lôgic mờ, bắt đầu với thủ tục xếp hạng các tác tố (agent) theo thứ tự tăng dần. Ngưỡng dò tìm chính là vị trí tác tố tính từ đó trở lên đúng bằng tỷ lệ hộ thực hiện hành vi tính từ bộ số liệu điều tra. Thuật toán lôgic mờ đã xác định được giá trị ngưỡng xác suất chuyển đổi qua mỗi lần thiết lập mô hình. Vì mỗi lần thiết lập là mô hình cần nhập lại số liệu đầu vào với các giá trị ngẫu nhiên nên xác suất B cũng thay đổi. Vì vậy, mô hình đã được vận hành 30 lần để kiểm tra tính ổn định của giá trị ngưỡng và ghi lại kết quả như sau. Bảng 4.4. Mô tả thống kê các giá trị ngưỡng xác suất chuyển đổi hành vi dò tìm từ mô hình ABM Chỉ số thống kê Văn Đức Cổ Đông Cẩm Lĩnh Chung cho 3 xã Ngưỡng xác suất của hành vi xử lý chất thải Min 0.433 0.534 0.458 0.475 Max 0.511 0.572 0.483 0.522 Mean 0.472 0.553 0.471 0.495 SD 0.018 (3,8%) 0.009 (1,6%) 0.007 (1,2%) 0.007 (1,4%) Ngưỡng xác suất của hành vi sử dụng chất thải Min 0.482 0.574 0.301 0.452 Max 0.515 0.609 0.349 0.491 Mean 0.499 0.592 0.331 0.473 SD 0.011 (2.2%) 0.010 (1,7%) 0.015 (4.5%) 0.013 (2,7%) Số liệu từ Bảng 4.4 cho thấy giá trị ngưỡng tương đối ổn định khi độ lệch chuẩn thống kê theo xã và theo loại hành vi (xử lý và sử dụng) tương đối nhỏ so với giá trị trung bình (Mean); chỉ dao động từ 1,2% – 4,5%. Bộ giá trị ngưỡng này được đưa vào mô hình ABM như các thông số điều chỉnh tỷ lệ số cơ sở thực hiện hành vi qua mỗi lần chạy. Như vậy, bộ giá trị xác suất và ngưỡng chuyển đổi trong thực hiện hành vi B do mô hình ABM mô phỏng đã được xác định để kết quả mô hình thu được phản ánh xác thực nhất với điều kiện của khu vực nghiên cứu. 4.3.2.3. Kiểm chứng kết quả mô hình ABM Kiểm chứng kết quả mô hình thực chất là để kiểm tra xem mô hình có khả năng thể hiện được những đặc điểm cần mô tả của thế giới thực hay không. Bằng cách sử dụng công thức RMSE, mô hình chạy với 30 lần độc lập, sau đó lấy giá trị trung bình RMSE để đánh giá. Kết quả tương đối ổn định qua 30 lần chạy độc lập được thể hiện ở bảng 4.5. 17
  20. Bảng 4.5. Kết quả so sánh giữa số liệu dự báo của mô hình ABM và số liệu khảo sát thực tế Tỷ lệ giữa RMSE Tổng tải lượng dự báo Sai số giữa giá trị dự báo của và giá trị dự báo Thông theo mô hình mô hình và số liệu điều tra tổng tải lượng TT số dự (TDL g/trại/năm) (RMSE) TDL báo (1) (2) (2)*100/(1) Mean(TDL) SD(TDL) Mean(RMSE) SD(RMSE) (%) 1 COD 4.506 217(4,8%) 54 1,03(1,9%) 1,2 2 BOD5 2.471 122(4,9%) 32 0,39(1.2%) 1,3 3 TN 622 25(3,9%) 5 0,16(3.3%) 0.8 4 TP 198 8(3,9%) 3 0,12(3.9%) 1,5 Kết quả kiểm chứng cho thấy mô hình vận hành tương đối ổn định khi các giá trị độ lệch chuẩn của sai số RMSE (SDRMSE) và độ lệch chuẩn của tổng tải lượng dự báo (SDTDL) của các agents là tương đối thấp, chỉ dao động trong khoảng tương ứng là 1,2-3,9% và 3,9-4,9%. Đặc biệt, khả năng dự báo của mô hình rất sát với số liệu khảo sát thực tế khi tỷ lệ giữa RMSE/TDL chỉ là 0,8-1,5% (nhỏ hơn rất nhiều so với ngưỡng 5%). Như vậy, mô hình có thể được sử dụng để đánh giá các kịch bản và hỗ trợ đưa ra các giải pháp quản lý cho địa phương. Kiểm chứng ROC: Kiểm chứng cho kết quả thực hiện hành vi B dự báo từ mô hình ABM và thực tế thực hiện hành vi của các hộ điều tra. Kỹ thuật kiểm chứng theo chỉ số ROC được tiến hành với 2 bước: trước hết, mô hình được chạy 30 lần độc lập trong trạng thái thiết lập như điều kiện của địa bàn nghiên cứu; số liệu thu được sau khi chạy mô hình được đưa vào phần mềm SPSS để vẽ sơ đồ ROC và tính diện tích tự động bằng ứng dụng sẵn có của phần mềm này. Kết quả như sau: Hình 4.7. Đường cong ROC tính cho kết quả dự báo hành vi quản lý chất thải chăn nuôi từ mô hình ABM Chỉ số diện tích ROC thu được từ kết quả dự báo hành vi xử lý chất thải là 0,807; dự báo hành vi sử dụng chất thải là 0,818; chứng tỏ mô hình có khả năng dự báo tốt hơn nhiều kết quả ngẫu nhiên (0,500). Do đó, mô hình ABM như thiết kế có thể được sử dụng để dự báo hành vi quản lý chất thải một cách tin cậy. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2