intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam, khả năng dự tính và giải pháp ứng phó

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục đích làm rõ được sự biến đổi của hạn hán ở khu vực Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu những thập kỷ gần đây, chỉ ra được sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ trong tương lai, trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu toàn cầu, đề xuất được các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của hạn hán cho khu vực Nam Trung Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Tác động của biến đổi khí hậu đến hạn hán khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam, khả năng dự tính và giải pháp ứng phó

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> -----***----TRƯƠNG ĐỨC TRÍ<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> ĐẾN HẠN HÁN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM,<br /> KHẢ NĂNG DỰ TÍNH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ<br /> Chuyên ngành: Khoa học môi trường<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 44 03 01<br /> <br /> DỰ THẢO<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br /> 1. PGS. TS. Trần Quang Đức<br /> 2. PGS. TS. Lê Văn Thiện<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Đặt vấn đề<br /> Hạn hán là loại hình thiên tai phổ biến và diễn ra thường<br /> xuyên. Ở Việt Nam, hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát<br /> triển kinh tế - xã hội, đã có 36 năm hạn ở các mức độ khác nhau<br /> trong 50 năm qua. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng,<br /> bốc hơi lớn, phân bố mưa cực đoan hơn, hạn hán có nguy cơ khốc<br /> liệt hơn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó Nam<br /> Trung Bộ là khu vực có mức độ hạn hán khắc nghiệt nhất. Các công<br /> trình nghiên cứu về hạn hán thường sử dụng các chỉ số để xác định<br /> sự biến đổi của hạn hán. Tuy nhiên, tùy điều kiện dữ liệu, tùy mục<br /> đích nghiên cứu mà mỗi tác giả thường xem xét hạn hán ở từng khía<br /> cạnh khác nhau. Một số nghiên cứu đã dự tính hạn hán theo các kịch<br /> bản phát thải khí nhà kính, song mới chỉ đề cập đến độ dài mùa hạn<br /> hoặc tần suất xuất hiện hạn hán.<br /> Nhằm đánh giá mức độ khắc nghiệt của hạn hán ở khu vực<br /> Nam Trung Bộ, Luận án đã nghiệm, lựa chọn chỉ số hạn phù hợp,<br /> xác định sự biến đổi của hạn hán trong mối quan hệ với biến đổi khí<br /> hậu những thập kỷ gần đây, đồng thời phân tích số liệu mô phỏng từ<br /> mô hình khí hậu theo các kịch bản phát thải khí nhà kính để dự tính<br /> sự biến đổi của hạn hán trong các giai đoạn đầu, giũa và cuối thế kỷ<br /> 21 và đề xuất các giải pháp ứng phó.<br /> Mục tiêu<br /> - Làm rõ được sự biến đổi của hạn hán ở khu vực Nam Trung<br /> Bộ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu những thập kỷ gần đây.<br /> - Chỉ ra được sự biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ<br /> 1<br /> <br /> trong tương lai, trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu toàn cầu.<br /> - Đề xuất được các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của hạn<br /> hán cho khu vực Nam Trung Bộ.<br /> Đối tượng: Hạn hán, tính chất, mức độ, xu thế biến đổi của hạn hán.<br /> Phạm vi: Hạn khí tượng ở khu vực Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh<br /> Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).<br /> Nội dung<br /> - Tổng quan về tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn<br /> hán, dự tính hạn hán theo các kịch bản phát thải khí nhà kính.<br /> - Thử nghiệm, lựa chọn chỉ số hạn khí tượng phù hợp, từ đó<br /> xác định mức độ biến đổi của hạn hán khu vực Nam Trung Bộ trong<br /> quá khứ, xu thế biến đổi trong tương lai theo các kịch bản phát thải<br /> khí nhà kính và đề xuất giải pháp ứng phó.<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> - Góp phần làm sáng tỏ xu thế biến đổi của hạn hán ở khu vực<br /> Nam Trung Bộ trong quá khứ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu<br /> những thập kỷ gần đây và tương lai theo các kịch bản phát thải khí<br /> nhà kính.<br /> - Kết quả của luận án góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà<br /> hoạch định chính sách và người dân địa phương chủ động xây dựng<br /> kế hoạch ứng phó với hạn hán trong điều kiện biến đổi khí hậu.<br /> Đóng góp mới của luận án<br /> - Chỉ ra được tính chất, mức độ và xu thế biến đổi của hạn hán<br /> 2<br /> <br /> khu vực Nam Trung Bộ trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu<br /> những thập kỷ gần đây. Trong đó chỉ số hạn Palmer đã được lựa<br /> chọn để đánh giá định lượng mức độ hạn hán.<br /> - Chỉ ra được sự biến đổi của hạn hán trong tương lai theo các<br /> kịch bản phát thải khí nhà kính ở khu vực Nam Trung Bộ.<br /> Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị,<br /> nội dung chính của Luận án bao gồm 03 Chương.<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN<br /> 1.1 Khái niệm hạn hán<br /> 1.1.1 Định nghĩa hạn hán: Hạn hán khác với các hiện tượng khác,<br /> bởi nó diễn ra từ từ song có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm và<br /> ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Chính sự phức tạp của hiện tượng này<br /> mà cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất về định nghĩa hạn và<br /> phương pháp xác định hạn hán. Song tựu chung, các định nghĩa đều<br /> chỉ ra nhân tố ảnh hưởng chính đến hạn hán là lượng mưa; các nhân<br /> nhân tố khác như nhiệt độ cao, gió mạnh, độ ẩm tương đối thấp cũng<br /> là nguyên nhân gây ra hạn hán, làm tăng tính khốc liệt của hạn hán<br /> một cách đáng kể.<br /> 1.1.2 Phân loại hạn hán: Hạn hán được chia thành các loại: hạn khí<br /> tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế - xã hội.<br /> 1.2 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới<br /> 1.2.1 Tình hình hạn hán trên thế giới<br /> Hạn hán được coi là thiên tai tự nhiên ảnh hưởng nhiều và trực<br /> tiếp đến nhân loại. Theo thống kê từ năm 1900, hạn hán trên thế giới<br /> đã làm cho hơn 11 triệu người thiệt mạng và hơn 2 tỷ người bị ảnh<br /> 3<br /> <br /> hưởng. Trong báo cáo của WMO, năm 2006 hạn hán xảy ra ở hầu<br /> khắp các khu vực trên thế giới và dự tính đến năm 2025 số người<br /> sinh sống trong những vùng khô hạn sẽ tăng từ 1 tỷ người lên đến<br /> đến 2,4 tỷ người, chiếm khoảng 13-20% dân số toàn cầu.<br /> 1.2.2 Các nghiên cứu về hạn hán trên thế giới<br /> Nghiên cứu về sự biến đổi của tần suất, mức độ và thời gian<br /> kéo dài hạn hán trong quá khứ được thực hiện ở nhiều quốc gia. Nhìn<br /> chung các nghiên cứu đều sử dụng các chỉ số hạn phổ biến như chỉ<br /> số chuẩn hoá giáng thuỷ (SPI), tỷ chuẩn lượng mưa (PN), chỉ số khô<br /> hạn K, chỉ số EDI, chỉ số khô cằn J, Ped, chỉ số cải tạo hạn hán<br /> (RDI), chỉ số ẩm đồng ruộng (CMI), Palmer,… SPI, ped, PDSI, EDI.<br /> Qua nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá từng chỉ số hạn, nhiều nước<br /> trên thế giới đã thừa nhận rằng, chỉ số PDSI vẫn là chỉ số chỉ số khoa<br /> học và tiến bộ hơn cả.<br /> Các kết quả nghiên cứu cho thấy, trong những thập kỷ gần đây<br /> tần suất hạn, cường độ hạn có xu thế tăng ở nhiều khu vực trên thế<br /> giới, đặc biệt trong những đợt hạn kéo dài, xu hướng hạn nặng tăng<br /> rõ rệt. Các nghiên cứu về hạn hán trong tương lai theo các kịch bản<br /> phát thải khí nhà kính cho thấy mức độ hạn sẽ tăng lên đáng kể ở<br /> nhiều khu vực trên thế giới như Châu Âu, Mỹ, Úc, Phi và Châu Á.<br /> Ngoại trừ một số khu vực gió mùa như Đông Á và Tây Á, hạn hán có<br /> xu thế giảm cả về tần suất, cường độ và thời gian kéo dài đợt hạn do<br /> lượng mưa có xu hướng tăng mạnh.<br /> 1.3 Tình hình hạn hán và các nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam<br /> 1.3.1 Tình hình hạn hán ở Việt Nam<br /> Theo số liệu thống kê trong khoảng 50 năm qua, ở nước ta có<br /> khoảng 36 năm bị hạn, với các mức độ khác nhau. Trong những thập<br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2