intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tạp chất và một số yếu tố đến chất lượng niken điện phân với nguồn bổ sung cacbonat bazo niken

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án lý giải được tính ưu việt của việc chọn cacbonat bazo niken so với một số hợp chất niken khác để làm nguyên liệu bổ sung ion niken, tìm được giới hạn của tạp chất đồng và sắt, tìm ra một số nguyên nhân bong nứt niken điện phân do ảnh hưởng của tạp phi kim và đưa ra giải pháp xử lý, đưa ra thông số công nghệ tối ưu để điện phân niken với nguồn bổ sung muối cacbonat bazo niken. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tạp chất và một số yếu tố đến chất lượng niken điện phân với nguồn bổ sung cacbonat bazo niken

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC&CÔNG NGHỆ VN<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br /> <br /> NGÔ HUY KHOA<br /> NGÔ HUY KHOA<br /> NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TẠP CHẤT VÀ<br /> MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG NIKEN ĐIỆN<br /> PHÂN VỚI NGUỒN BỔ SUNG CACBONAT BAZO NIKEN<br /> <br /> Chuyên ngành: Kim loại học<br /> Mã số: 62.44.01.29<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU<br /> <br /> Hà Nội, 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học vật liệu, Viện<br /> Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học<br /> 1. PGS.TS Phạm Đức Thắng<br /> 2. PGS.TS Nguyễn Sơn Lâm<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước<br /> họp tại Viện Khoa học vật liệu vào hồi……giờ….., ngày……<br /> tháng….. năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Hà Nội.<br /> - Thư viện Viện Khoa học vật liệu.<br /> - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa<br /> học và Công nghệ Việt Nam.<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Niken là kim loại có nhiều tính chất hóa học quan trọng và được<br /> ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, khoảng<br /> 65% được sử dụng làm thép không rỉ, 12% được dùng làm siêu hợp<br /> kim, 23% còn lại được sử dụng trong luyện thép, pin sạc, chất xúc<br /> tác, mạ điện và trong các ngành công nghiệp hóa chất khác. Ở Việt<br /> Nam, nguồn tài nguyên niken rất ít, tập trung ở một số tỉnh miền núi<br /> phía Bắc như Sơn La, Yên Bái,…, mặt khác nguồn quặng này cũng<br /> chỉ tập trung ở một số nước vì vậy có thể coi kim loại này là một<br /> trong những kim loại xuất khẩu chiến lược.<br /> Khảo sát cho thấy Việt Nam chỉ có công ty Cổ phần Vật liệu<br /> và môi trường sản xuất niken từ bã thải công nghiệp mạ. Hiện nay, ta<br /> chưa sản xuất niken từ quặng mặc dù ở Sơn La đang có dự án sản<br /> xuất niken, coban, đồng tại mỏ Bản Phúc, song dự án này vẫn chỉ<br /> dừng lại ở khâu khai thác và tuyển quặng. Do đặc thù niken là kim<br /> loại khó chế biến nên việc nghiên cứu đầy đủ về điện phân niken còn<br /> rất ít ở Việt Nam, việc nghiên cứu sâu ảnh hưởng của tạp chất đến độ<br /> sạch của niken kim loại tinh luyện từ hỗn hợp muối cacbonat bazo<br /> niken lại càng ít.<br /> Xuất phát từ những thực tế đó mà luận án “Nghiên cứu ảnh<br /> hưởng của tạp chất và một số yếu tố đến chất lượng niken điện phân<br /> với nguồn bổ sung cacbonat bazo niken” đã được đặt ra nhằm hoàn<br /> thiện quy trình công đoạn cuối cùng để đạt được sản phẩm niken<br /> sạch đạt tiêu chuẩn công nghiệp.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là dung dịch sunfat niken<br /> điều chế bằng phương pháp hòa tan trực tiếp sten niken (luyện từ<br /> tinh quặng niken mỏ Bản Phúc-Sơn La) thành dung dịch muối<br /> sunfat. Dung dịch này sau khi khử tạp chất được kết tủa thành muối<br /> cacboanat bazo làm nguyên liệu điện phân niken.<br /> Mục tiêu của luận án: Lý giải được tính ưu việt của việc chọn<br /> cacbonat bazo niken so với một số hợp chất niken khác để làm<br /> nguyên liệu bổ sung ion niken. Tìm được giới hạn của tạp chất đồng<br /> và sắt, lý giải ảnh hưởng của nó đến chất lượng niken điện phân và<br /> đưa ra giải pháp hạn chế hai tạp chất này. Tìm ra một số nguyên<br /> nhân bong nứt niken điện phân do ảnh hưởng của tạp phi kim và đưa<br /> ra giải pháp xử lý. Đưa ra thông số công nghệ tối ưu để điện phân<br /> niken với nguồn bổ sung muối cacbonat bazo niken.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở thực<br /> nghiệm. Các mẫu dịch được phân tích bằng phương pháp AAS,<br /> phương pháp đo đường cong phân cực, giản đồ cân bằng E-pH, phân<br /> tích X-RAY,...<br /> Nội dung nghiên cứu: Xây dựng giản đồ trạng thái E-pH và điều<br /> chế dung dịch điện phân; Nghiên cứu tách tạp chất đồng và sắt ra<br /> khỏi dung dịch; Nghiên cứu chế tạo nguyên liệu phục vụ cho điện<br /> phân niken; Nghiên cứu ảnh hưởng của các tạp chất.<br /> Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án là một công trình khoa<br /> học kết hợp lý thuyết và thực nghiệm, kết quả nghiên cứu của luận<br /> án sẽ được ứng dụng vào công đoạn cuối của quy trình công nghệ<br /> sản xuất niken từ bã thải công nghiệp mạ hoặc từ quặng niken.<br /> Chứng minh được dùng muối cacbonat bazo niken làm nguyên liệu<br /> bổ sung ion niken cho quá trình điện phân có nhiều ưu điểm hơn so<br /> với các nguyên liệu dễ hòa tan khác. Luận án cũng đã có một số lý<br /> giải về hiện tượng bong nứt trong quá trình điện phân niken và đã<br /> đưa ra biện pháp xử lý<br /> Bố cục luận án: Luận án gồm 104 trang, bao gồm: Phần mở đầu;<br /> 3 chương nội dung và 63 hình vẽ, đồ thị; 24 bảng; phần kết luận và<br /> cuối cùng là danh sách tài liệu tham khảo. Kết quả chính của luận án<br /> được công bố trong 4 bài báo trong các tạp chí trong nước, một bài<br /> trong hội nghị trong nước và cuối cùng có một công trình được đăng<br /> ký sở hữu trí tuệ được chấp nhận đơn năm 2015.<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Các công nghệ luyện niken<br /> 1.1.1. Cacbonyl hóa quặng sunfua niken, đồng<br /> Các bước để tinh luyện quặng sunfua đa kim niken, đồng:<br /> - Loại đất đá ra khỏi quặng bằng phương pháp tuyển nổi để được<br /> tinh quặng chứa đến 10% Cu và niken<br /> - Đốt tinh quặng trong lò thiêu nhiều tầng giống lò đốt pirit của<br /> dây chuyền sản xuất axit sunfuric để giảm bớt S trong tinh quặng<br /> - Nấu chảy sản phẩm của lò đốt trên trong lò phản xạ. Sau khi loại<br /> thêm S và tách xỉ ra, sản phẩm thu được chứa 16% Cu và Ni, gần<br /> ứng với thành phần Cu2S+Ni2S3+FeS (sten thô).<br /> - Nấu chảy sản phẩm của lò phản xạ với chất chảy ở trong lò thổi<br /> (kiểu lò Bexeme) và thổi không khí. Sau khi tách xỉ, sản phẩm thu<br /> được chứa khoảng 80% Cu và Ni (sten tinh).<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Tách đồng bằng phương pháp nấu luyện 2 lần sten tinh với hợp<br /> chất Na2SO4 để tạo muối kép mNa2S.nCu2S nổi lên phía trên. Muối<br /> kép này được vớt ra, còn lại dưới đáy lò là hỗn hợp giàu niken.<br /> - Khử Na2S trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp giàu đồng<br /> và hỗn hợp giàu niken. Hai hỗn hợp này được nấu chảy đúc thành<br /> anot<br /> - Điện phân riêng rẽ 2 loại anot trên thu được đồng và niken.<br /> Dung dịch điện phân giàu đồng và niken là sản phẩm phát sinh trong<br /> quá trình điện phân được chuyển sang bộ phận hoàn nguyên thành<br /> đồng và niken<br /> Sau đó người ta lại hoàn nguyên bột sten tinh thành mismetal và<br /> dùng khí CO để hóa hơi niken thành khí tetracacbonyl niken<br /> Ni(CO)4. Khí này được nhiệt phân ở nhiệt độ 2000C thành bột niken.<br /> Bột niken được đưa đi nấu chảy rồi đúc thành thỏi và cán thành tấm<br /> niken thương phẩm. Sau cacbonyl hóa niken, đồng còn nằm lại trong<br /> mixmetal sẽ được đưa sang công đoạn hỏa tinh luyện thành đồng thô<br /> rồi tiếp tục điện phân thành đồng tinh.<br /> 1.1.2. Thủy tinh luyện quặng phong hóa chứa đồng và niken<br /> Có 2 phương pháp thủy luyện chính:<br /> Hòa tách trong axit để thu hồi dung dịch muối niken và đồng.<br /> Phương pháp này dùng cho quặng nghèo, thực thu thấp và dung dịch<br /> hòa tách chứa nhiều tạp chất.<br /> Hòa tách trong dung môi amoni theo phương pháp Caron hoặc<br /> phương pháp Becher. Các kết quả nghiên cứu cho thấy có thể hòa<br /> tách niken và đồng trong dung môi amoni đạt hiệu suất thực thu lên<br /> tới 86%. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là phải thiêu<br /> và hoàn nguyên các hạt oxit kim loại với khối lượng quặng đầu vào<br /> rất lớn, tốn kém nhiều nhiên liệu, hiệu quả kinh tế khá thấp.<br /> 1.1.3. Thủy luyện quặng đa kim niken có đồng, sắt và coban<br /> Chế biến quặng niken có chứa đồng và coban bằng phương pháp<br /> thủy tinh luyện hết sức phức tạp. Để chế biến loại quặng này cần một<br /> liên hiệp các nhà máy hóa chất khác nhau bao gồm nhà máy sản xuất<br /> đồng, sản xuất axit sunfuric, sản xuất sắt III clorua, sản xuất coban<br /> và niken. Quy trình này bao gồm:<br /> - Quặng oxit hoặc niken sulfua đem nghiền sau đó hòa tách<br /> trong clorua.<br /> - Tách đồng và sản xuất axit sunfuric.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2