BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
Nguyễn Kim Thanh<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, PHÂN BỐ CATION VÀ TÍNH<br />
CHẤT TỪ TRONG CÁC PHERIT SPINEN HỖN HỢP<br />
MFe2O4 (M= Cu2+, Ni2+, Mg2+) CÓ KÍCH THƯỚC NANOMÉT<br />
Chuyên ngành: Vật liệu điên tử<br />
Mã số: 62440123<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU<br />
<br />
Hà Nội - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. Nguyễn Phúc Dương<br />
PGS.TS. Đỗ Quốc Hùng<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến<br />
sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA<br />
LUẬN ÁN<br />
1. Nguyen Kim Thanh, Nguyen Phuc Duong, Do Quoc Hung, To<br />
Thanh Loan, Than Duc Hien (2016) “Structural and Magnetic<br />
Characterization of Copper Ferrites Prepared by Using Spray CoPrecipitation<br />
Method”,<br />
Journal<br />
of<br />
Nanoscience<br />
and<br />
Nanotechnology 16, 7949-7954.<br />
2. Nguyen Kim Thanh, To Thanh Loan*, Luong Ngoc Anh, Nguyen<br />
Phuc Duong, Siriwat Soontaranoon, Nirawat Thammajak, Than Duc<br />
Hien (2016) “Cation distribution in CuFe2O4 nanoparticles: effects<br />
of Ni doping on magnetic properties”, Journal of Applied Physics<br />
120, 142115.<br />
3. To Thanh Loan, Nguyen Phuc Duong, Nguyen Kim Thanh, Luong<br />
Ngoc Anh, Tran Thi Viet Nga, Than Duc Hien (2016) “Crystal<br />
Structure, Cation Distribution and Oxidation State of Spinel Ferrite<br />
Nanoparticles: A Synchrotron XRD and XANES Study”, Journal of<br />
Nanoscience and Nanotechnology 16, p7973-7977<br />
4. Nguyễn Kim Thanh , Nguyễn Phúc Dương, Đỗ Quốc Hùng, Lương<br />
Ngọc Anh, Đỗ Hoàng Tú, Tô Thanh Loan, Thân Đức Hiền (2014)<br />
“Sự hình thành pha và các đặc trưng từ của hệ hạt nano CuFe2O4 chế<br />
tạo bằng phương pháp phun sương đồng kết tủa”, Tạp chí khoa học<br />
và công nghệ, 52 (3B) 38-44<br />
5. Nguyen Kim Thanh, To Thanh Loan, Nguyen Phuc Duong, Do<br />
Quoc Hung, Luong Ngoc Anh, Than Duc Hien (2016)“Magnetic<br />
Characterization and Cation Distribution of Nanosized Magnesium<br />
Ferrites Prepared by using Combustion Method”, Proceeding of the<br />
3rd International Conference on Advanced Materials and<br />
Nanotechnology, Hanoi.<br />
6. Nguyễn Kim Thanh, Nguyễn Phúc Dương, Đỗ Quốc Hùng, Tô<br />
Thanh Loan, Thân Đức Hiền, Dương Minh Tuân, (2015) “ Ảnh hưởng<br />
của việc pha tạp Ni2+ đến sự hình thành pha và các tính chất từ của<br />
hệ hạt nano CuFe2O4 chế tạo bằng phương pháp phun sương đồng kết<br />
tủa”, Kỷ yếu hội nghị vật lý chất rắn toàn quốc lần thứ 9, TP Hồ<br />
Chí Minh.<br />
7. Nguyen Kim Thanh, Nguyen Phuc Duong, Do Quoc Hung, To<br />
Thanh Loan, Than Duc Hien, (2014) “Structural and Magnetic<br />
Characterization of Copper Ferrites Prepared by using Spray<br />
Coprecipitation Method”, Proceeding of the 2nd International<br />
Conference on Advanced Materials and Nanotechnology, Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Pherit spinen là vật liệu từ mềm có tính chất từ đặc trưng giống<br />
sắt từ được ứng dụng trong công nghiệp điện tử như công nghệ ghi từ,<br />
lưu trữ thông tin, các thiết bị thu phát truyền tín hiệu thông tin, các<br />
thiết bị điều khiển, thiết bị vi sóng…dựa trên nguyên lý chuyển đổi từ<br />
– điện. Gần đây với sự phát triển của khoa hoc, công nghệ và vật liệu<br />
nano, vật liệu pherit spinen có kích thước nano mét đang được quan<br />
tâm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như điện tử, y sinh, năng lượng,<br />
môi trường…. Trên thế giới, các nghiên cứu về phân bố cation trong<br />
hạt pherit spinen còn chưa nhiều và giới hạn ở một số spinen chủ yếu<br />
là các spinen thuận hay đảo hoàn toàn. Khi số lượng thành phần các<br />
ion tăng lên trong spinen, sự đánh giá nồng độ và phân bố cation trong<br />
các vị trí sẽ trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, các thiết bị nghiên cứu<br />
khảo sát phân bố cation là các thiết bị tương đối đắt tiền và vận hành<br />
trong điều kiện kỹ thuật cao như phương pháp nhiễu xạ nơtron,<br />
phương pháp phổ Mӧssbauer, phương pháp nhiễu xạ tia X dùng tia X<br />
cường độ lớn từ máy gia tốc hạt. Các phương pháp kĩ thuật cao như<br />
nhiễu xạ nơtron, hay phổ Mӧssbauer chỉ đánh giá được sự phân bố của<br />
các ion Fe và ion có từ tính. Các nghiên cứu mới đánh giá xác định<br />
phân bố cation nhưng chưa đi sâu khảo sát ảnh hưởng của phân bố<br />
cation tới tính chất từ.<br />
Tại Việt Nam, các hạt pherit spinen có kích thước nanomét đã<br />
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều đơn vị như Viện Khoa<br />
học vật liệu (Viện Khoa Học và công nghệ Việt Nam), Trung tâm khoa<br />
học vật liệu ( Khoa Vật lý, Trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại<br />
học quốc gia Hà Nội), Học viện Kỹ thuật quân sự, Viện Khoa học vật<br />
liệu Quân sự...Các cơ sở nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào chế<br />
tạo, các tính chất vật lý cơ bản cần cho ứng dụng tại nhiệt độ phòng,<br />
và ứng dụng của vật liệu như dẫn thuốc, xử lý môi trường, vật liệu<br />
tàng hình…Các ảnh hưởng của thành phần, cấu trúc, kích thước, tương<br />
tác hạt nano, phân bố cation đến tính chất từ của vật liệu chưa được<br />
nghiên cứu sâu sắc. Trong nước, các luận án nghiên cứu trước đây của<br />
tiến sĩ Nguyễn Thị Lan và tiến sĩ Lương Ngọc Anh tại viện ITIMSTrường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các vật liệu spinen pherit đã được<br />
nghiên cứu phân bố cation dựa trên các số liệu đo đạc từ hay các số<br />
liệu về nhiễu xạ tia X. Tuy nhiên các luận án này nghiên cứu chủ yếu<br />
trên các hệ spinen pherit không có sự thay đổi phân bố cation so với<br />
<br />
1<br />
<br />
vật liệu khối. Các ion kim loại chỉ định xứ tại vị trí bát diện hoặc tứ<br />
diện. Các phương pháp chế tạo mới chỉ thích hợp trong quy mô phòng<br />
thí nghiệm.<br />
Trước những tình hình nghiên cứu đó, tác giả và tập thể hướng<br />
dẫn đã lựa chọn đề tài nghiên cứu sự phân bố cation và tính chất từ<br />
của vật liệu pherit spinen hỗn hợp MFe2O4 trong đó M là các ion kim<br />
loại hóa trị 2 như Cu, Ni, Mg. Đây là các pherit spinen có phân bố cấu<br />
trúc phức tạp hơn các spinen thường, các ion hóa trị 2 như Cu2+, Mg2+<br />
không phân bố tại một vị trí mà có thể nằm cả hai vị trí tứ diện và bát<br />
diện trong mạng tinh thể do đó việc đánh giá phân bố và nồng độ của<br />
các ion này tại các vị trí trong tinh thể rất quan trọng trong việc lý giải<br />
các tính chất từ của vật liệu<br />
2. Mục tiêu của luận án:<br />
Nghiên cứu các điều kiện chế tạo nhằm thay đổi phân bố cation,<br />
nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố cation lên tính chất cấu trúc và tính<br />
chất từ của các hạt pherit spinen hỗn hợp MFe2O4 (M=Cu 2+, Ni 2+,<br />
Mg2+) có kích thước nanomét.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
- Hệ hạt CuFe2O4 có kích thước nanomét chế tạo bằng phương pháp<br />
phun sương đồng kết tủa<br />
- Hệ hạt CuxNi1-xFe2O4 (x= 0, 0.3, 0.5, 0.7, 1) có kích thước nanomét<br />
chế tạo bằng phương pháp phun sương đồng kết tủa<br />
- Hệ hạt MgFe2O4 có kích thước nanomét chế tạo bằng phương pháp<br />
tự bốc cháy.<br />
4. Nội dung nghiên cứu:<br />
I) Chế tạo các hạt từ đơn pha có kích thước nanomét của các<br />
pherit spinen hỗn hợp CuFe2O4, CuxNi1-xFe2O4, MgFe2O4. II) Dùng<br />
các điều kiện chế tạo mẫu như ủ tại nhiệt độ cao và làm nguội nhanh<br />
để thay đổi phân bố cation, tăng nồng độ các ion Cu2+, Mg2+ tại vị trí<br />
tứ diện từ đó tăng mômen từ bão hòa của hệ mẫu. III) Phân tích xu<br />
hướng phân bố cation trong CuFe2O4 theo các nhiệt dộ ủ khác nhau.<br />
Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ của ion Ni2+ thay thế tới phân bố<br />
ion của Cu2+ tại vị trí tứ diện, và tính chất từ của vật liệu. Nghiên cứu<br />
xu hướng phân bố nồng độ của ion phi từ Mg2+ trong spinen hỗn hợp<br />
MFe2O4 và ảnh hưởng của phân bố ion Mg2+ trong mạng tinh thể tới<br />
tính chất từ của vật liệu. IV) Bằng các phép đo cấu trúc tinh thể và<br />
phép đo từ kết hợp với các mô hình lý thuyết, xác định định lượng<br />
nồng độ, vị trí, hóa trị của các ion trong mạng tinh thể, từ đó là cơ sở<br />
<br />
2<br />
<br />