BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN VĂN TOÁN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CẢM BIẾN KHÍ H2 và H2S TRÊN CƠ SỞ<br />
MÀNG SnO2 BIẾN TÍNH ĐẢO XÚC TÁC MICRO-NANO<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật liệu điện tử<br />
Mã số: 62440123<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC VẬT LIỆU<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
Hướng dẫn 1: GS. TS. NGUYỄN VĂN HIẾU<br />
Hướng dẫn 2: PGS. TS. NGUYỄN VĂN QUY<br />
<br />
Phản biện 1: GS. TS. Phan Hồng Khôi<br />
Phản biện 2: GS. TS. Nguyễn Năng Định<br />
Phản biện 3: PGS. TS. Dư Thị Xuân Thảo<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp<br />
tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi............giờ..........ngày........tháng...........năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN<br />
N. V. Toán, N. V. Chiến, N. V. Quy, N. V. Duy, N. V. Hiếu (2013)<br />
Nghiên cứu chế tạo số lượng lớn cảm biến khí NH3 trên cơ sở màng<br />
mỏng SnO2 bằng phương pháp phún xạ. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Vật lý<br />
chất rắn và Khoa học Vật liệu toàn quốc lần thứ 8, Thái Nguyên, Việt Nam,<br />
Trang 333 – 336.<br />
2. N. V. Toan, N. V. Chien, N. V. Duy, N. V. Quy, N. V. Hieu (2014)<br />
Wafer-scale fabrication of planer type SnO2 thin film gas sensor. The 2nd<br />
International Conference on Advanced Materials and Nanotechnology, Ha<br />
Noi, Viet Nam. Page 244 – 248.<br />
3. N. V. Duy, N. V. Toan, N. D. Hoa, N. V. Hieu (2014) Synthesis of<br />
H2S Gas Sensor based on SnO2 Thin Film Sensitized by Microsize CuO<br />
Islands. The 2nd International Conference on Advanced Materials and<br />
Nanotechnology, Ha Noi, Viet Nam. Page 14 – 17.<br />
4. N. V. Toán, N. V. Chiến, N. V. Quy, N. V. Duy, N. Đ. Hòa, N. V.<br />
Hiếu (2015) Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí CO trên cơ sở màng Pd/SnO2.<br />
Tạp chí khoa học công nghệ 104 (2015), Trang 095 - 098<br />
5. N. V. Toan, N. V. Chien, N. V. Duy, D. D. Vuong, N. H. Lam,<br />
N. D. Hoa, N. V. Hieu, N. D. Chien (2015) Scalable fabrication of<br />
SnO2 thin films sensitized with CuO islands for enhanced H2S gas sensing<br />
performance. Applied Surface Science 324 (2015), page 280 –285 (*IF<br />
2015: 3,15*)<br />
6. N. V. Toan, N. V. Chien, N. V. Duy, H. S. Hong, Hugo Nguyen, N.<br />
D. Hoa, N. V. Hieu (2016) Fabrication of highly sensitive and selective H2<br />
gas sensor based on SnO2 thin film sensitized with microsized Pd islands. J.<br />
Hazardous Materials 301 (2016), 433 - 442 (*IF 2015 : 4,83*).<br />
1.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1.<br />
<br />
Ý nghĩa của luận án<br />
<br />
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề khác nhau bao gồm công<br />
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải v.v. đã đem lại những ích kinh tế to lớn cho xã<br />
hội, tuy nhiên chúng cũng kéo theo những mặt trái mà ai cũng nhận ra bao gồm sự ô<br />
nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm không khí<br />
do các khí độc thải ra từ những nhà máy, khu công nghiệp, khu chăn nuôi gia súc, các<br />
phương tiên giao thông vận tải, và các hoạt động xã hội khác của con người đang là<br />
một vấn đề hết sức nan giải được cả xã hội quan tâm. Khi tiếp xúc với các chất khí độc<br />
hại như H2S, CO, NO2, H2, CO2, LPG, NOx [36, 59,73] tồn tại trong môi trường không<br />
khí chúng có thể gây ra những ảnh hưởng tực tiếp đến sức khỏe con người như đau<br />
đầu, chóng mặt hoặc thậm chí là tử vong. Ngoài ra các khí độc và khí dễ cháy nổ này<br />
còn là một trong những tác nhân gây nên hiện tượng cháy nổ, mưa a xít, ăn mòn và phá<br />
hủy các công trình xây dụng, gây thiệt hại về kinh tế và con người. Quan trắc, điều<br />
khiển nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của các loại khí độc và khí dễ cháy nổ<br />
nêu trên đang là một vấn đề đặt ra với nhiều thách thức cho con người, đặc biệt là ở các<br />
nước đang phát triển như Việt Nam. Câu hỏi đặt ra cho toàn thể nhân loại nói chung,<br />
các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu nói riêng đó là làm sao mà cảnh báo được sự ô<br />
nhiễm môi trường hay cũng như sự cháy nổ của các chất khí gây nên?<br />
<br />
2.<br />
<br />
Tính cấp thiết của để tài<br />
Từ những thập niên 60 của thế kỷ 20 đã có những nghiên cứu nhằm chế<br />
tạo các loại cảm biến có thể phát hiện được các khí độc trong môi trường, trong<br />
đó phải kể đến loại cảm biến kiểu thay đổi điện trở được phát triển trên cơ sở<br />
màng mỏng ZnO làm vật liệu nhạy khí [81]. Do đặc tính của loại ô xít bán dẫn<br />
này có điện trở dễ dàng thay đổi trong các môi trường khí khác nhau nên có thể<br />
phát triển thế hệ cảm biến với cấu trúc đơn giản. Cùng với đó, rất nhiều loại<br />
cảm biến khí đã được chế tạo như cảm biến điện hóa [50], cảm biến kiểu thay<br />
đổi độ dẫn, cảm biến quang xúc tác [83, 89], v.v.<br />
Cảm biến khí trên cơ sở dây nano, thanh nano ôxít kim loại bán dẫn như SnO2,<br />
ZnO, TiO2 đã được nghiên cứu và cho độ đáp ứng cao khi đo các loại khí độc và khí dễ<br />
cháy nổ bao gồm H2S, CO, NO, H2, LPG [9, 20, 32, 34]. Ngoài ra để tăng độ đáp ứng,<br />
độ lọc lựa với các loại khí khác nhau người ta còn sử dụng phương pháp biến tính hay<br />
chức năng hóa bề mặt của dây nano như pha tạp các loại vật liệu xúc tác như Pd, Pt,<br />
Au, Ni, In, và Ag. Sau khi pha tạp, biến tính hay chức năng hóa bề mặt thì độ đáp ứng,<br />
độ lọc lựa của cảm biến dây nano đã được tăng lên rất nhiều [41, 47].<br />
Ta đã biết vật liệu màng mỏng oxit kim loại bán dẫn truyền thống có nhiều ưu<br />
điểm như độ bền và độ ổn định cao, dễ dàng chế tạo vơi số lượng lớn thông qua việc<br />
kết hợp với công nghệ vi điện tử [17, 19, 51]. Ngoài ra, bằng cách biến tính, pha tạp<br />
các loại vật liệu có kích cỡ micro - nano trên bề mặt có thể tăng độ đáp ứng, độ chọn<br />
lọc cũng như giảm nhiệt độ làm việc của cảm biến [11, 84]. Với những ưu điểm nổi<br />
trội nêu trên, vật liệu ôxít màng mỏng bán dẫn hứa hẹn khả năng ứng dụng rộng rãi<br />
trong cảm biến khí độ nhạy cao, có thể quan trắc ô nhiễm môi trường.<br />
1<br />
<br />
Trên cơ sở nền tảng phát triển của ngành công nghệ vi điện tử tại phòng sạch<br />
Viện ITIMS – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên<br />
cứu của luận án đó là: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí H2 và H2S trên cơ sở<br />
màng SnO2 biến tính đảo xúc tác micro-nano”.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Mục tiêu và nội dung của luận án<br />
<br />
Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đặt ra mục tiêu chính của luận án đó: Chế<br />
tạo cảm biến đo khí H2 và H2S trên cơ sở vật liệu ôxít thiếc (SnO2) có đảo xúc tác kích<br />
cỡ micro - nano để có thể ứng dụng thực tiễn vào việc quan trắc ô nhiễm môi trường và<br />
rò rỉ khí.<br />
- Thiết kế chế tạo bộ mặt nạ quang học có thể cho phép chế tạo số lượng lớn cảm<br />
biến màng mỏng ôxít kim loại. Phát triển quy trình vi điện tử sử dụng các mask khác<br />
nhau để chế tạo điện cực, lò vi nhiệt, đồng thời khảo sát đặc trưng công suất - nhiệt độ<br />
của chíp cảm biến<br />
- Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo màng mỏng SnO2 với các chiều dày<br />
khác nhau, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số chế tạo lên hình thái, vi<br />
cấu trúc và tính chất của màng mỏng.<br />
- Nghiên cứu chế tạo cảm biến màng mỏng SnO2 sử dụng các đảo xúc tác khác<br />
nhau với kích thước micro mét bằng phương pháp phún xạ kết hợp với công nghệ<br />
quang khắc, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của lớp đảo xúc tác lên tính nhạy khí của<br />
cảm biến.<br />
- Thử nghiệm cảm biến chế tạo được trên thiết bị đo cụ thể, từ đó có thể ứng<br />
dụng cụ thể trong đo đạc và quan trắc một số khí như H2 và H2S.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Nhưng đóng góp mới của luận án<br />
<br />
- Luận án đã đưa ra được thiết kế, cũng như quy trình chế tạo cảm biến khí trên<br />
cơ sở màng mỏng SnO2 sử dụng đảo xúc tác micro bằng phương pháp phún xạ kết hợp<br />
với công nghệ vi điện tử. Quy trình cho phép chế tạo số lượng lớn cảm biến trên 01<br />
phiến Si (cỡ 400 cảm biến).<br />
- Đã đưa ra được quy trình tối ưu cho chế tạo cảm biến khí H2 và H2S, đồng thời<br />
thử nghiệm thành công trên thiết bị đo khí. Lần đầu tiên, một nghiên cứu có tính hệ<br />
thống đi từ thiết kế đến chế tạo và đưa ra được các cảm biến dưới dạng prototype sử<br />
dụng màng mỏng SnO2 sử dụng đảo xúc tác kích thước micro đã được thực hiện thành<br />
công tại Việt Nam.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Cấu trúc của luận án<br />
Luận án gồm 108 trang: Mở đầu 6 trang; Chương 1 – Tổng quan về các<br />
loại cảm biến khí, các tính chất của vật liệu SnO2 và cơ chế nhạy khí của vật<br />
liệu màng mỏng ôxit kim loại có và không có đảo xúc tác 25 trang; Chương 2 –<br />
Thực nghiệm về các quy trình công nghệ chế tạo cảm biến màng mỏng SnO2 và<br />
màng mỏng SnO2 biến tính các loại vật liệu như Pd, Pt, Au, CuO, Cr2O3, Fe2Ox<br />
16 trang; Chương 3 – Cảm biến khí H2 trên cơ sở màng mỏng SnO2 biến tính Pd<br />
(SnO2/Pd) 32 trang; Chương 4 - Cảm biến khí H2S trên cơ sở màng mỏng SnO2<br />
biến tính CuO (SnO2/CuO) 23 trang; Kết luận 2 trang; Tài liệu tham khảo 7<br />
trang; Danh mục các công trình đã công bố của luận án 1 trang; Có 18 bảng<br />
biểu và 92 hình ảnh , đồ thị và sơ đồ.<br />
2<br />
<br />