intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Bảo tồn cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Bảo tồn cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nhận diện và đánh giá giá trị cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp; Đề xuất quy trình điều tra khảo sát - thiết kế bảo tồn cấu trúc kiến tạo của kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội; Đề xuất giải pháp bảo tồn cấu trúc kiến tạo của kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Bảo tồn cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI LÊ DUY THANH BẢO TỒN CẤU TRÚC KIẾN TẠO CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TRONG NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 9580101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Phương Phản biện 1: GS.TS. Doãn Minh Khôi Phản biện 2: TS. Lê Thị Bích Thuận Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Mạnh Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp trường, tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc Gia và Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài: Các văn bản pháp lý của Hà Nội đã chỉ rõ các công trình thời Pháp thuộc cần gìn giữ bảo tồn trong nội đô lịch sử Hà Nội. Và để bảo tồn các công trình này việc xác định đặc điểm, vai trò và giá trị Cấu trúc kiến tạo của chúng là một trong những tiền đề quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế các công trình kiến trúc thuộc địa Pháp vẫn đang ngày càng hao hụt do chưa có quy trình và phương pháp bảo tồn Cấu trúc kiến tạo. Mục tiêu của các công tác bảo tồn thường chỉ hướng tới đảm bảo hình thức bên ngoài mà chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi là cần bảo tồn giá trị của từng thành phần của Cấu trúc kiến tạo cấu thành công trình kiến trúc thuộc địa Pháp. Vì vậy luận án “Bảo tồn Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội” tập trung nghiên cứu về các đặc điểm, nhận diện giá trị đồng thời đề xuất quy trình và giải pháp bảo tồn Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội. 2) Mục đích nghiên cứu của luận án: a. Mục đích nghiên cứu: Bảo tồn cấu trúc kiến tạo (CTKT) của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp (KTTĐP) trong Nội đô lịch sử Hà Nội (NĐLS HN). b. Mục tiêu nghiên cứu: - Nhận diện và đánh giá giá trị CTKT của công trình KTTĐP; - Đề xuất quy trình điều tra khảo sát - thiết kế bảo tồn CTKT của KTTĐP trong NĐLS HN; - Đề xuất giải pháp bảo tồn CTKT của KTTĐP trong NĐLS HN. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng nghiên cứu: Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp. b. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. - Về thời gian: Từ 1873 đến nay.
  4. 2 4) Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm tài liệu; Hồi cứu; Khảo sát đánh giá hiện trạng; Mô hình hóa; Điều tra xã hội Hình 1. 1 Phương pháp luận nghiên cứu của luận án học; Chuyên gia; Tổng hợp phân tích; So sánh đối chiếu. 5) Các kết quả và đóng góp mới: (1) Tổng hợp và phân loại 4 thành phần trong Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp; (2) Làm rõ đặc điểm của Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội; (3) Nhận diện 4 giá trị (4) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội; (5) Xây dựng Quy trình khảo sát 3 bước và Quy trình thiết kế bảo tồn 3 bước phù hợp với bối cảnh nội đô lịch sử Hà Nội; (6) Đề xuất 3 quan điểm, 4 nguyên tắc và các giải pháp bảo tồn Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội. 6) Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Giá trị khoa học: Cung cấp dữ liệu khoa học cho các nghiên cứu liên quan tới KTTĐP; Giá trị thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho công tác bảo tồn KTTĐP và đào tạo giảng dạy. 7) Cấu trúc luận án: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm 3 chương;
  5. 3 NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về CTKT của kiến trúc 1.1.1 Các thành phần trong CTKT của công trình kiến trúc CTKT của kiến trúc bao gồm 4 thành phần: Vật liệu; Cấu kiện; Không gian chức năng và Liên kết. Trong lịch sử đã có nhiều nhà nghiên cứu như Karl Botticher đề cao thành phần cấu kiện; Gottfried Semper coi trọng liên kết và Frampton nghiên cứu về văn hóa trong vật liệu, cấu kiện và liên kết. Hình 1. 2 CTKT của kiến trúc 1.1.2 Đặc điểm CTKT qua các thời kỳ lịch sử kiến trúc CTKT của kiến trúc có hai đặc điểm chính là tính logic và tính thẩm mỹ văn hóa thể hiện qua các giai đoạn lịch sử kiến trúc như: - Trên Thế Giới. Ai cập: Cấu kiện tường và cột là quan trọng nhất, cột mang ý nghĩa tinh thần mô phỏng hình tượng trong đời sống; Hi Lạp: Cấu kiện cột là biểu tượng của cái đẹp; La Mã: Vật liệu bê tông từ tro núi lửa và liên kết vòm cuốn; Roman: Cấu kiện cột trụ và liên kết cuốn có sống; Gothic: Cấu kiện mái vòm nhọn, không gian lớn, liên kết; Phục Hưng: Không gian, cấu kiện, liên kết biểu hiện chính cho thẩm mỹ hình thức; Thời kỳ Kiến trúc Hiện đại: Le Corbusier với cấu kiện đơn giản phục vụ cỗ máy ở và De Stijl đề cao chi tiết liên kết và cấu kiện kiến trúc có tính nghệ thuật. - Ở Việt Nam. Kiến trúc truyền thống: vật liệu, cấu kiện chân thực và liên kết giàu tính văn hóa; Thời các nước xã hội chủ nghĩa: cấu kiện dạng module ít trang trí, liên kết rành mạch và thống nhất cao về màu sắc và chất cảm của vật liệu 1.2 Khảo cứu CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN Đặc điểm chung của các CTKT của công trình KTTĐP thường chia làm 3 phần: Đế với vật liệu nhám; Thân dùng các loại vật liệu/trang trí nhỏ; Đỉnh có các họa tiết chuyển tiếp.
  6. 4 1.2.1 Giai đoạn 1875-1888 Sử dụng vật liệu địa phương (gạch, đá, gỗ) vững chắc, xuất hiện các cấu kiện lắp ghép nhẹ (vì kèo Hình 1. 3 Khảo cứu CTKT điển hình của KTTĐP thép). Không gian chức năng là trại lính một tầng đơn giản, rộng và thoáng mát. Đến nay, hầu hết không còn giữ được sự nguyên vẹn ban đầu, mức độ biểu hiện ở mức trung bình. 1.2.2 Giai đoạn 1888-1920 Do thiết kế bởi người Pháp, CTKT giai đoạn này mang đặc trưng thuần Pháp: khối tích không gian lớn, nhiều tầng, đăng đối, vật liệu kiên cố, nặng về chi tiết trang trí biểu hiện về tính bề thế và hoành tráng. Hầu hết có chức năng đặc trưng cho chính quyền thuộc địa, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, có mức biểu hiện cao. Tuy nhiên khả năng tiếp cận tới chúng hiện nay là thấp do: Không được phép; Bị các yếu tố kiến trúc mới che chắn xung quanh. 1.2.3 Giai đoạn 1920-1954 Nổi bật lên là đặc điểm cấu kiện có hình thức trang trí đậm nét Đông Dương. Do thuộc giai đoạn gần nhất và được xây dựng với các công nghệ hiện đại hơn giai đoạn trước nên hầu hết chúng vẫn còn ở trong tình trạng tốt, không bị hư hại nhiều. Nhưng ngược lại về ý nghĩa lịch sử lại không cao và khả năng tiếp cận tới chúng cũng thấp. 1.3 Phân loại CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN Dựa theo 4 thành phần trong CTKT của công trình KTTĐP, luận án đã phân loại và khảo sát đánh giá như sau: 1.3.1 Theo nhóm Vật liệu Khảo sát đánh giá theo ba tiêu chí là Tình trạng tốt; Trung Bình; Tình trạng kém hoặc đã bị thay thế trên các loại vật liệu sau: Gạch/đá; Vữa; Kim loại; Gỗ; Kính; Bê tông cốt thép.
  7. 5 1.3.2 Theo nhóm Cấu kiện Cấu kiện có các loại Móng; Tường; Sàn/Trần; Mái; Cột; Cửa. Hầu hết vẫn đang ở trong tình trạng tốt nhưng lại đứng trước nhiều nguy cơ hư hại tới từ những thay đổi do quá trình sử dụng. 1.3.3 Theo nhóm Liên kết Các cấu kiện liên kết với nhau qua 5 loại liên kết: Liên kết Nền – Móng; Tường – Cửa; Tường – Sàn; Tường – Mái; Cột – Sàn. 1.3.4 Theo nhóm Không gian - Cấu trúc không gian cảnh quan đô thị trong CTKT của các công trình KTTĐP gồm các loại sau: Cấu trúc nằm ở góc đường; Cấu trúc bám dọc theo trục đường; Cấu trúc là điểm kết của trục đường. - Trong khi đó không gian bên trong công trình chia làm 4 loại: Không gian bán hầm, không gian chức năng chính, không gian hành lang và không gian áp mái. 1.4 Thực trạng công tác bảo tồn CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 1.4.1 Thực trạng pháp lý Các Luật di sản văn hóa Số 10/VBHN-VPQH, Quy chế quản lý Quy hoạch và Kiến trúc Khu phố cũ HN, Nghị định số 92/2002/NĐ- CP và Quyết định 1259/QĐ-TTg đều chưa có phần đề cập đến giá trị và vai trò của CTKT trong bảo tồn di sản kiến trúc. 1.4.2 Thực trạng về quy trình khảo sát và thiết kế bảo tồn Viện bảo tồn di tích đưa ra quy trình khảo sát di tích có với 4 nội dung. Quyết định 05/2003/QĐ-BVHTT có liệt kê các thành phần của dự án bảo tồn. Các quy trình này chưa có những hướng dẫn cụ thể đặc biệt là về CTKT để đảm bảo chất lượng của công việc. 1.4.3 Thực trạng về các giải pháp bảo tồn Do chỉ được nhìn nhận về giá trị lịch sử nên chỉ di tích lịch sử KTTĐP mới được quan tâm bảo tồn và giải pháp thường là đảm bảo hình thức vào thời khắc diễn gia sự kiện lịch sử đó. Chúng vẫn tiếp tục bị xuống cấp, nguyên nhân phần lớn do quá trình sử dụng như: cơi nới phòng, thêm hệ thống kỹ thuật (Điều hòa không khí, thông
  8. 6 tin liên lạc...) và công việc đơn giản nhất nhưng gây hư hại nhiều nhất là trát/sơn để “làm mới” công trình. 1.5 Các nghiên cứu liên quan tới đề tài và vấn đề luận án quan tâm giải quyết 1.5.1 Các nghiên cứu về CTKT của kiến trúc Kế thừa các nghiên cứu về CTKT: ” The Tectonic of the Hellenes 1843-1852” của Karl Botticher; “Four Elements of Architecture” của Gottfried Semper; “Tectonics in Architecture” của Robert Maulden; “Studies in Tectonic Culture” của Kenneth Frampton. 1.5.2 Các nghiên cứu về KTTĐP “Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Toàn; “Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam” của Lê Thanh Sơn; “Thăng Long Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa” của Nguyễn Quốc Thông & Trần Hùng; “Kiến trúc và Quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc” của Trần Quốc Bảo & Nguyễn Văn Đỉnh; “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ 1873-1954” của Đào Thị Diến; “Kiến trúc các công trình xây dựng tại HN thời kì Pháp thuộc” của Trung tâm lưu trữ quốc gia I. 1.5.3 Các nghiên cứu về bảo tồn KTTĐP “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng”của Nguyễn Quốc Tuân; “Nhận dạng di sản Kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội và giải pháp bảo tồn bền vững” của Trần Quốc Bảo. 1.5.4 Những nội dung nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu tổng hợp các đặc điểm CTKT của công trình KTTĐP. - Nhận diện các yếu tố hình thành và ảnh hưởng tới CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN. - Nhận diện giá trị và Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá trị và tiềm năng bảo tồn CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN. - Xây dựng quy trình khảo sát - thiết kế bảo tồn; Xây dựng giải pháp bảo tồn.
  9. 7 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ BẢO TỒN CẤU TRÚC KIẾN TẠO CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TRONG NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 2.1.1 Đặc điểm vật liệu Ngoài những vật liệu được nhập khẩu dùng trong thời kỳ đầu như: Xi măng, BTCT và thép hình, ngói ardoise, kính gạch lát sàn… vật liệu và kỹ thuật xây dựng truyền thống cũng được biến đổi như: gạch đất nung sản xuất từ nhà máy, xuất hiện gạch lỗ có nhiều ưu điểm (tiết kiệm nguyên liệu, nhẹ và dễ chế tác), ngói máy sản xuất theo kỹ thuật Pháp thay cho ngói ta, ống thoát nước bằng gang, gốm. 2.1.2 Đặc điểm cấu kiện Cấu kiện Móng, Tường, Sàn, Mái và Cửa có những đường nét phân vị tuân theo sự chuẩn mực của kiến trúc cổ điển châu Âu. Nhưng bên cạnh đó lại được kết hợp với những nét Á Đông của bản địa. Chúng đều được nghiên cứu và thiết kế với sự cẩn thận về tỷ lệ trong tổng thể bố cục tạo hình của công trình cho tới các chi tiết nhỏ trang trí lần đầu có ở Việt Nam thời bấy giờ. 2.1.3 Đặc điểm liên kết Đặc điểm chung của liên kết là tính đơn giản như các viên đá hoặc gạch được đặt lên nhau liên kết bởi vữa, kỹ thuật xây tường giật cấp đỡ các sàn với cấu trúc vòm gạch gác lên dầm thép I… do đó có nhược điểm là khối lượng bản thân lớn và chịu kéo thấp nên dễ nứt. Về mặt cơ học đây là các loại liên kết như: Liên kết tựa; Liên kết gối cố định; Liên kết ngàm cứng và Liên kết thanh. 2.1.4 Đặc điểm không gian - Về không gian cảnh quan: có đặc điểm liên hệ chặt chẽ với cấu trúc không gian cảnh quan đô thị. Cấu trúc cảnh quan bên ngoài có thể được chia làm 6 dạng: Dạng chữ U có góc mở rộng; Dạng chữ I bám song song với đường tiếp cận; Dạng chữ H, nằm cuối của một trục đường chính; Dạng chữ L nằm ở góc đường; Dạng chữ C nằm bám theo trục đường; Dạng chữ C có lối tiếp cận từ khoảng sân vườn
  10. 8 ở giữa, nằm cuối trục đường. - Không gian sử dụng chính: khá bé, cấu trúc không gian dạng tuyến tính bám theo hành lang giao thông. Chiều rộng mỗi gian bên trong thường là 7,5-10m và chiều cao mỗi tầng không quá 5m. - Hầm: có nhiệt độ ổn định do được bảo vệ từ sự biến đổi của thời tiết bên ngoài và rất mát vào mùa hè (20 - 25°C); Độ ẩm thường cao hơn so với các tầng khác thường dao động trong khoảng từ 70% đến 90% (có thể lên đến 100% vào mùa xuân); Hầm thường được thiết kế thông gió tương đối tốt bằng các cửa thông gió nhỏ chạy xung quanh tường móng bao quanh công trình. - Hành lang: rộng từ 1,5-2,5m. Trong các công trình thời tiền thuộc địa hành lang thường mở trực tiếp ra bên ngoài, đến các công trình ở các giai đoạn sau đó không gian này được che chắn bởi các lớp cửa với mức độ tăng dần từ cửa chớp một lớp cho đến cửa hai lớp trong kính ngoài chớp. - Áp mái: hình thành bởi hệ mái dốc và hệ trần phẳng của tầng dưới. Ở một số công trình không gian này chỉ cao khoảng từ 1,8m có thể lên tới 2,5 – hơn 3m ở các công trình có quy mô lớn và đã được cải tạo làm không gian sử dụng chính. Do tiếp xúc trực tiếp với mái của toà nhà nên không gian này có các đặc điểm sau: Nhiệt độ cao hơn trong mùa hè; Nhiệt độ thấp hơn trong mùa đông và dao động trong ngày lớn; Thông gió tốt. 2.2 Các yếu tố hình thành đặc điểm và giá trị CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 2.2.1 Yếu tố kỹ thuật, vật liệu - Bối cảnh phát triển khoa học kỹ thuật tại chính quốc và Thế giới: Pháp đã mang tới Việt Nam kỹ thuật xây dựng truyền thống đặc sắc (kiến trúc cổ điển thế kỷ 15,16) cũng như công nghệ tiên tiến (Bê tông cốt thép) thừa hưởng từ Châu Âu. - Sự đổi mới khoa học trong nước: Nhờ vào công nghệ sản xuất tiên tiến nhập khẩu từ chính quốc mà công nghệ sản xuất vật liệu và xây dựng trong nước đã phát triển nhanh chóng. Các nhà máy xi
  11. 9 măng/thép (Đáp Cầu), gạch, ngói (SATIC, Đại La, Hưng Ký) thành lập làm thay đổi công nghệ xây dựng của HN. 2.2.2 Yếu tố tự nhiên, văn hóa - Đặc điểm khí hậu: Khí hậu của HN có phần khắc nghiệt với nhiều biến đổi đột ngột trong năm thể hiện qua việc giá trị thực tế của khí hậu thường ít trùng khớp với giá trị trung bình. Do đó, con người HN rất chú trọng đến vấn đề vi khí hậu trong công trình kiến trúc. - Nhận thưc chung về văn hóa thuộc địa: người Pháp đã mang theo triết lý và tư tưởng tiên tiến, Và từ đó đã giúp bù đắp và mở rộng tầm vóc của văn hóa Việt Nam trên nhiều phương diện: chữ viết, văn hóa nghệ thuật (văn học, hội họa, nghệ thuật sân khấu). - Nhận thức chung của xã hội về KTTĐP: Sau nhiều biến cố lịch sử, chúng đã được đón nhận và trở thành một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam, thể hiện qua nhiều khía cạnh Nghệ thuật, điện ảnh, thông tin truyền thông, quản lý xây dựng… 2.2.3 Yếu tố kinh tế, xã hội - Hoạt động kinh tế: có sự thay đổi mạnh mẽ từ thời thuộc địa cho tới thời mở cửa với nền kinh tế thị trường. Trào lưu tiêu dùng mới với hành nhập khẩu trở thành biểu tượng của sự sang trọng/xa xỉ. - Quá trình biến đổi của xã hội Việt Nam: Thời kỳ mở cửa có thể dễ dàng nhận ra sự phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về sản phẩm vật chất và tinh thần cũng tăng theo. Mỗi cá nhân tạo dựng phong cách riêng biệt trở nên cần thiết để phô bày bản thân, con người ngày nay đang tìm kiếm những biểu hiện về bản sắc cá nhân. 2.2.4 Yếu tố chính trị, thời đại - Cấu trúc chính quyền thuộc địa với những nhà Toàn quyền có tham vọng lớn ảnh hưởng tới xã hội qua những dấu ấn về kiến trúc và quy hoạch đô thị. - Quan hệ ngoại giao giữa hai nhà nước: Trong mắt người dân Việt Nam, hình ảnh Pháp không còn chỉ là một quốc gia xâm lược mà đã biến đổi, trở thành một đối tác và người bạn đáng tin cậy.
  12. 10 2.3 Các yếu tố tác động tới sự xuống cấp của CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 2.3.1 Ảnh hưởng từ các yếu tố nội tại Yếu tố nội tại bên trong CTKT công trình KTTĐP được biểu hiện thông qua ứng suất tới từ 3 nguyên nhân chính là Trọng lượng bản thân; Tải trọng và Biến dạng do co giãn của vật liệu. Ứng suất không phân bổ đều trong cấu trúc, có những điểm hoặc khu vực chịu ứng suất cao hơn và cũng là nơi bị hư hại nhiều nhất. 2.3.2 Ảnh hưởng từ các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên Các yếu tố gây nguy cơ bao gồm: địa chất yếu, nhiệt độ, độ ẩm, ô nhiễm, vật ký sinh. 2.3.3 Ảnh hưởng từ yếu tố thuộc môi trường xã hội Các yếu tố như sự thay đổi chế độ, chủ sở hữu… việc sử dụng quá tải (con người và thiết bị) và nảy sinh hiện tượng chỉnh sửa công trình KTTĐP. Hình 2. 1 Tác động của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội 2.4 Cơ sở lý luận về bảo tồn Cấu trúc kiến tạo 2.4.1 Tài liệu quốc tế về bảo tồn Các hiến chương Athen (1931), Venice (1964), Burra (1979), Washington (1987) và Nghị định thư Hội An (2003) và Văn kiện Nara là cơ sở cho việc đề xuất quy trình và các giải pháp bảo tồn. 2.4.2 Cơ sở lý luận về xác định giá trị của Cấu trúc kiến tạo - Thang đo Likert để xác định các giá trị của CTKT của KTTĐP trong NĐLS HN thông qua khảo sát xã hội học và chuyên gia. - Phương pháp đánh giá giá trị và tiềm năng bảo tồn của Nahoum Cohen
  13. 11 - Mối quan hệ tinh thần – biểu hiện thông qua các vấn để: “Trường văn hóa” của CTKT; Mối quan hệ giữa con người và văn hóa nghệ thuật; Triết lý của con người Việt Nam về Hình 2. 2 Trường Văn kiến trúc. hóa của CTKT của Hình 2. 3 Bánh xe cảm xúc của Pluchik 2.5 Các cơ sở thực tiễn KTTĐP về bảo tồn cấu trúc kiến tạo 2.5.1 Quy trình bảo tồn Cấu trúc kiến tạo - Quy trình khảo sát đánh giá di sản kiến trúc của CIB gồm 3 bước: Yêu cầu tiếp cận; Khảo sát và Đánh giá sơ bộ; Chuẩn đoán - Quy trình thiết kế bảo tồn của CIB: thực hiện sau khi đánh giá cấu trúc, sản phẩm đầu ra yêu cầu là thuyết minh và các bản vẽ thi công. 2.5.2 Phương pháp và kỹ thuật bảo tồn Cấu trúc kiến tạo - Hướng dẫn bảo tồn ISCARSAH của ICOSMOS - Hướng dẫn bảo tồn của TPS Hoa Kỳ - Cẩm nang bảo tồn của J.Kirk Irwin 2.5.3 Kinh nghiệm của Pháp và Thế giới - Kinh nghiệm bảo tồn tại Châu Âu: đại diện là giáo sư bảo tồn Paulo Lourenco, ông đề cao các phân tích cấu trúc tiên tiến. - Kinh nghiệm bảo tồn tại Châu á: đại diện là giáo sư bảo tồn Abu Sayeed với nhiều công trình bảo tồn sử dụng vật liệu vữa vôi. - Bài học về tính xác thực trong công tác bảo tồn đình Chu Quyến và tháp Mỹ Sơn. 2.5.4 Kinh nghiệm bảo tồn kiến trúc thuộc địa Pháp tại Việt Nam - Bài học từ quy trình bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo - Kinh nghiệm từ dự án bảo tồn biệt thự Võ Văn Tần, Hồ Chí Minh. - Kinh nghiệm từ dự án bảo tồn tòa án nhân dân Hồ Chí Minh.
  14. 12 Chương 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN CẤU TRÚC KIẾN TẠO CỦA CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP TRONG NỘI ĐÔ LỊCH SỬ HÀ NỘI 3.1 Quan điểm và nguyên tắc 3.1.1 Quan điểm 1. Bảo tồn hướng tới tính chân xác của CTKT lấy 4 đặc điểm CTKT nguyên gốc làm xương sống: Đặc điểm vật liệu, Đặc điểm cấu kiện, Đặc điểm liên kết và Đặc điểm không gian. 2. Công tác bảo tồn cần tuân theo quy trình chặt chẽ. 3. Bảo tồn gắn CTKT với các hoạt động của NĐLS HN. 3.1.2 Nguyên tắc Bốn nguyên tắc bảo tồn là: Gia cố/củng cố; Xen cấy/ bổ khuyết; Mô phỏng/tái tạo; Lồng ghép thích ứng 3.2 Giá trị và tiềm năng bảo tồn CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 3.2.1 Các tiêu chí đánh giá Từ mối liên hệ giữa các yếu tố hình thành lên đặc điểm và giá trị CTKT luận án đưa ra 4 giá trị với 8 tiêu chí đánh giá như sau: - (1.) Giá trị khoa Hình 3. 1 Phương pháp luận để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giá học kỹ thuật với 2 trị và tiềm năng bảo tồn CTKT của KTTĐP trong NĐLS HN tiêu chí: (1.1) Tính độc đáo của kỹ thuật vật liệu xây dựng; (1.2) Thích ứng với điều kiện tự nhiên của NĐLS HN. - (2.) Giá trị thẩm mỹ biểu hiện với 2 tiêu chí: (2.1) Phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của xã hội; (2.2) Biểu hiện tính điển chế. - (3.) Giá trị tạo lập bản sắc NĐLS HN với 2 tiêu chí: (3.1) Liên kết hài hoà, làm đẹp cảnh quan đô thị NĐLS HN; (3.2) Ý nghĩa lịch
  15. 13 sử trong quá trình tiếp biến văn hóa - kiến trúc. - (4.) Giá trị sử dụng và phát huy với 2 tiêu chí: (4.1) Kỹ thuật xây dựng độc đáo có tính ứng dụng cao; (4.2) Du lịch di sản 3.2.2 Chỉ tiêu và thang đánh giá giá trị Các chỉ tiêu thuộc từng tiêu chí được xây dựng theo những nguyên tắc về Tính khoa học; Tính khả thi; Tính chặt chẽ; Tính minh bạch; Tính định hướng. Và 20 chỉ tiêu đã được lựa chọn với điểm số 5 điểm/chỉ tiêu. Mỗi giá trị lớn nhất là 25 điểm, Tổng điểm tối đa cho mỗi CTKT là 100. Thang đánh giá giá giá trị và tiềm năng bảo tồn như sau: > 80 là có giá trị cao và tiềm năng bảo tồn cao; 50 đến 80 là có giá trị và tiềm năng bảo tồn; < 50% là có giá trị thấp. 3.2.3 Giá trị khoa học kỹ thuật - Tiêu chí Tính độc đáo của kỹ thuật xây dựng được xác định qua 3 chỉ tiêu: Sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên bền vững với môi trường; Vật liệu xây dựng có những điều chỉnh để phù hợp với đặc tính kỹ thuật xây dựng của bản địa; Kỹ thuật xây dựng độc đáo. - Tiêu chí Thích ứng với điều kiện tự nhiên của NĐLS HN được xác định qua 2 chỉ tiêu: Không gian đệm cách nhiệt/ ẩm; Vật liệu/ cấu kiện tăng khả năng thích ứng với môi trường. 3.2.4 Giá trị thẩm mỹ biểu hiện - Tiêu chí Phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của xã hội thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Tạo cảm xúc về sự an toàn/ bảo vệ; Tạo cảm xúc về sự giàu có/ thịnh vượng; Tạo cảm xúc về sự trường tồn. - Tiêu chí Tính điển chế thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Có tầm quan trọng trong bộ máy chính quyền Thuộc địa; Có tầm Hình 3. 2 Cơ chế hình thành thẩm mỹ biểu hiện của CTKT của công quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt trình KTTĐP trong NĐLS HN Nam. 3.2.5 Giá trị tạo lập bản sắc NĐLS HN - Tiêu chí Sự liên kết hài hòa, làm đẹp cảnh quan đô thị được thể
  16. 14 hiện qua 2 chỉ tiêu: Màu sắc/chất cảm vật liệu chân thực gần gũi; Hình thức hoa văn trang trí phù hợp với văn hóa Việt Nam. - Tiêu chí Ý nghĩa lịch sử trong quá trình tiếp biến văn hóa – kiến trúc thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Tỉ lệ không gian hình khối ấn tượng; Là điểm nhấn của đô thị; Là hình ảnh nhận diện của NĐLS HN. 3.2.6 Giá trị sử dụng và phát huy - Tiêu chí Kỹ thuật xây dựng có tính ứng dụng thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Kỹ thuật xây dựng tiết kiệm nguyên vật liệu, các không gian thích ứng với khí hậu; Kỹ thuật xây dựng có tính thẩm mỹ cao phù hợp với các không gian kiến trúc đương đại. - Tiêu chí Du lịch di sản được xác định qua 3 chỉ tiêu: Không gian áp mái/bán hầm có thể thích ứng với các chức năng kỹ thuật nâng cao chất lượng của công trình; Không gian áp mái/bán hầm có thể thích ứng với các chức năng công cộng mang đến trải nghiệm mới; Phù hợp thích ứng hóa thành chức năng phục vụ cộng đồng. 3.3 Quy trình bảo tồn CTKT tạo của công trình KTTĐP trong NĐLS HN 3.3.1 Quy trình và phương pháp - điều tra, khảo sát và đánh giá Đề xuất quy trình điều tra khảo sát 3 bước: - Bước 1-Chuẩn bị: Các thủ tục pháp lý; Sự đồng thuận của tất cả các bên; Nguồn lực. Phổ biến về mục tiêu của quá trình khảo sát là cần làm rõ 4 đặc điểm và đánh giá Hình 3. 3 Quy trình điều tra khảo sát 4 giá trị của CTKT của công trình.
  17. 15 - Bước 2-Khảo sát vẽ ghi hiện trạng: Thực hiện ở tất cả các vị trí để ghi nhận thực trạng và hư hại. Cần thực hiện các thăm dò phá dỡ (một/ toàn phần) các yếu tố không có giá trị nhằm phát lộ ra các đặc trưng CTKT của công trình KTTĐP. - Bước 3-Đánh giá tổng hợp và Báo cáo kết quả: cần có 3 sản phẩm Báo cáo (dạng viết và ảnh) về 4 đặc điểm CTKT và các nguy cơ phá hủy; Bộ hồ sơ bản vẽ hiện trạng và mô hình mô phỏng cấu trúc; Báo cáo (dạng viết và ảnh) đánh giá 4 giá trị và tiềm năng bảo tồn. 3.3.2 Quy trình thiết kế - bảo tồn Tiếp sau quy trình khảo sát, luận án đề xuất quy trình thiết kế và thi công dự án bảo tồn công trình KTTĐP gồm 3 bước: - Bước 1-Thiết kế phương án: Cần nghiên cứu Kết quả của quá trình điều tra khảo sát và Nhiệm vụ thiết kế của dự án. - Bước 2-Nghiên cứu và đánh giá giải pháp và cần thông qua bởi hội đồng chuyên gia của dự án dựa trên hai tiêu chí chính để Hình 1. 4 Quy trình thiết kế - bảo tồn đánh giá phương án là Mức độ an toàn và Mức độ ảnh hưởng tới các giá trị. Giải pháp tác động liên kết/ vật liệu cần được nghiên cứu qua mô hình trong phòng thí nghiệm/ trên CTKT. Giải pháp tác động cấu kiện đánh giá bằng mô hình 3D. Giải pháp tác động vào không gian cần cân bằng giữa tính nguyên gốc và chức năng sử dụng mới. Nếu không đạt cần quay về bước 1. - Bước 3-Thi công: Việc thi công bảo tồn cần đảm bảo các yêu cầu
  18. 16 về an toàn. Nhóm chuyên gia giám sát, viết báo cáo về quá trình thi công và kết quả dự án. Trong quá trình thi công có thể xuất hiện những yếu tố mới cần được đánh giá về mức độ ảnh hưởng tới dự án, nếu cần thiết cần quay lại bước 1 để điều chỉnh / bổ sung thiết kế. 3.4 Phương pháp bảo tồn Cấu trúc kiến tạo của công trình kiến trúc thuộc địa Pháp trong nội đô lịch sử Hà Nội Về tổng thể cần mô hình hóa sự phân bố của các ứng suất trong CTKT của công trình KTTĐP trong NĐLS HN nhằm xác định nguyên nhân gốc rễ của hư hại để có biện pháp thích hợp. 3.4.1 Giải pháp bảo tồn vật liệu - Gạch: Gạch sử dụng để bảo tồn có đặc điểm tương tự nguyên gốc (¬5*10.5*21cm, cường độ chịu nén ¬50N/mm2). - Vữa: cần sử dụng vữa tam hợp (vôi, cát, nước) để không tạo lớp muối ăn mòn gạch bên trong và giúp khối xây có thể thở. Hình 3. 4 Mô hình hóa ứng suất nội tại trong một số công trình KTTĐP ở HN Hình 3. 5 Đặc điểm và các phương pháp bảo tồn vật liệu Kim loại - Kim loại: phải được sơn chống ăn mòn. Thường xuyên kiểm tra tình trạng các điểm liên kết kim loại với nhau/ với vật liệu khác. Cần giữ lại các chi tiết thép hoặc gang đúc trang trí có tính thẩm mỹ cao. - Gỗ: cần lựa chọn đúng chủng loại gỗ/mối liên kết như nguyên gốc. Khi cần thay thế/gia cố liên kết gỗ bằng các vật liệu kim loại
  19. 17 cần sử dụng thép không gỉ. Gia cố các nút giao/thêm giằng chéo bổ sung khi cần. Sử dụng hóa chất để sơn phủ bề mặt bảo vệ tại vị trí tiếp xúc với khối xây như đầu của dầm gỗ gác/chèn vào tường. Tuy Hình 3. 6 Đặc điểm và các phương pháp bảo tồn với vật liệu Gỗ nhiên không nên sơn bao phủ kín, không sử dụng các sơn gốc dầu. Hình 3. 7 Đặc điểm và các phương pháp bảo tồn với vật liệu BTCT - Bê tông cốt thép: Với bê tông bị nứt lộ cốt thép cần làm sạch bằng tia nước, dùng hóa chất làm sạch thép nếu bị oxy hóa, cấy thép mới gia cố và tái tạo bằng vữa bê tông không co ngót. 3.4.2 Giải pháp bảo tồn cấu kiện Ngoài các phương pháp bảo tồn vật liệu tạo lên cấu kiện cần áp dụng các phương pháp khác để đảm bảo chức năng và tính thẩm mỹ. Hình 3. 8 Gia cố cấu kiện Móng Hình 3. 9 bảo tồn cấu kiện Tường - Móng: Gia cố móng cũ bằng hệ móng phụ liên kết xung quanh. - Tường: Khi bị nứt nhẹ cần trát lại bằng vữa trương nở. Trong trường hợp tường có nguy cơ đổ với vết nứt lớn thì có thể dùng đai
  20. 18 kim loại có liên kết bắt vít. Các khoảng trống/hở nhỏ bên trong của tường có thể dùng vữa tam hợp kết hợp với gạch vụn để lấp bù. - Vòm cuốn: với vết nứt nhỏ ở giữa vòm cần bổ sung các thanh giằng nối hai điểm mấu vòm (đầu và cuối của vòm), các thanh giằng liên kết bằng cách khoan và sử dụng keo cấy thép. Hiện tượng gẫy vòm bắt đầu diễn ra khi xuất hiện hai vết nứt nằm ở hai bên của trục đối xứng của vòm cần có các giải pháp bổ sung dầm đỡ bằng gỗ/thép, cần lưu ý đến tính thẩm mỹ để hài hòa với phần nguyên gốc. Hình 3. 10 bảo tồn cấu kiện Vòm cuốn - Sàn: ưu tiên bảo trì các dầm thép I như sơn chống rỉ và đảm bảo lớp vữa bảo vệ. Trong trường hợp phát hiện các vết nứt lớn cần có các biện pháp như Xây trụ điều chỉnh phân phối tải; Bổ sung các bản thép đỡ vòm khi có các vết nứt lớn có thể dẫn đến thủng sàn. - Mái: hạ giải mái nếu cần thiết, giữ lại toàn bộ vật liệu nguyên gốc; Sửa chữa từng phần bằng các phương pháp bảo tồn vật liệu; Làm sạch phần nề bị nứt trên sê nô và xử lý chống thấm; Bổ sung giằng đỉnh tường tăng độ cứng liên kết ngàm giữa tường và vì kèo mái; Lắp dựng lại hệ mái với độ dốc phù hợp, thay thế các bộ phận kim loại bị ăn mòn. - Cửa: Thay thế phần gỗ bị mục rữa không thể phục hồi bằng vật liệu/kỹ thuật liên kết tương đương. Sơn bảo vệ, lưu ý sử dụng các loại sơn truyền thống (vecni) để giúp gỗ có thể thoát ẩm tốt; Các phần bị cong vênh nhẹ ưu tiên bảo tồn nguyên trạng. Các cấu kiện gỗ có vai trò chịu lực bị hư hại cấn phải gia cường bằng đai sắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0