intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khái quát nguồn gốc của KTTĐ Pháp tại ĐD, tổng quan về các biểu hiện, đặc điểm hình thức, giá trị kiến trúc đặc trưng đạt được của kiến trúc công sở; So sánh, đưa ra nhận định, đánh giá khách quan sự biến đổi hình thức KTPT trong một số công sở thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD theo một hệ thống thang đánh giá hoàn chỉnh;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kiến trúc: Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM ------------- ÔN NGỌC YẾN NHI SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TẠI ĐÔNG DƯƠNG Chuyên ngành: KIẾN TRÚC Mã số : 9.58.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM Người hường dẫn khoa học: 1. PGS.TS.KTS. LÊ VĂN THƯƠNG 2. TS.KTS. TRƯƠNG THANH HẢI Phản biện: 1. Phản biện 1: GS.TS.KTS. Doãn Minh Khôi 2. Phản biện 2: PGS.TS.KTS. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên 3. Phản biện 3: PGS.TS.KTS. Ngô Lê Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM Vào hồi …… giờ….... ngày…… tháng…… năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại: - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM - THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TP.HCM
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 0.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 0.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................ 1 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2 0.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2 0.5. Nội dung tiến trình nghiên cứu .................................................................. 2 0.6. Ý nghĩa khoa học và giá trị đóng góp của đề tài ........................................ 5 0.7. Cấu trúc của luận án .................................................................................. 6 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KTPT, KTTĐ PHÁP VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......................................................................... 6 1.1. CÁC THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY VÀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHÁP .................................................................................... 6 1.2.1. Kiến trúc Cổ điển phương Tây ................................................................ 6 1.2.2. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến kiến trúc Pháp và giải pháp phổ biến .................................................................................................... 7 1.2.3. Kiến trúc cổ điển Pháp ............................................................................ 7 1.2.4. Các phong cách kiến trúc diễn ra tại Pháp trong thời kỳ Cận đại ........... 7 1.3. VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG ............................................................................................... 7 1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC CTCS TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI BA NƯỚC ĐD ................................ 8 1.4.1. Sự tiếp cận của KTPT qua con đường KTTĐ tại ba nước ĐD ............... 8 1.4.2. Các phong cách kiến trúc chính của CTCS trong giai đoạn Pháp thuộc tại ba nước ĐD .................................................................................................. 8 1.4.3 Đặc trưng của kiến trúc CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước ĐD ........................................................................................................................... 8
  4. 1.4.3.1. Sự thay đổi cách thức ứng xử của người Pháp đối với văn hóa bản địa tại ba nước ĐD trong các công trình kiến trúc .................................................. 8 1.4.3.2. Sự thích ứng với KH tự nhiên trong kiến trúc CTCS do người Pháp xây dựng tại ba nước ĐD .................................................................................. 9 1.4.3.3. Các công trình kiến trúc công sở do người VN xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc ......................................................................................................... 9 1.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ HƯỚNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................................................. 9 1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG LUẬN ÁN ........................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ............................................................... 10 2.1. CƠ SỞ VỀ LỊCH SỬ ................................................................................. 10 2.1.1. Các nguyên tắc kinh điển ảnh hưởng đến mặt đứng của kiến trúc cổ điển phương Tây ....................................................................................................... 10 2.1.2. Tổ hợp mặt đứng của kiến trúc cổ điển phương Tây .............................. 10 2.2. CƠ SỞ VỀ PHÁP LÝ ................................................................................ 10 2.3. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN ............................................................................... 11 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KTPT SANG KTTĐ TRONG CÁC CTCS TẠI ĐD ........................................ 12 2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- KH tại ĐD................................................ 12 2.4.2. Sự phát triển của không gian các khu công sở tại ĐD dưới sự dẫn đắt của văn hóa đô thị thời kỳ thuộc địa ........................................................................ 12 2.4.3. Những đặc trưng trong kiến trúc công sở thời kỳ thuộc địa tại ba nước ĐD .................................................................................................. 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................... 13 3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY TRONG MỘT SỐ CTCS TẠI ĐD ..................................................................................................................... 13 3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá .................................... 13 3.1.2. Tiêu chí đánh giá sự biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ trong các
  5. CTCS tại ĐD ..................................................................................................... 14 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐIỂM CHO HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KTPT TRONG MỘT SỐ CTCS TẠI ĐD ........ 14 3.2.1. Quan điểm xây dựng thang điểm cho hệ thống tiêu chí đánh giá ........... 14 3.2.2. Thang điểm cho các nhóm tiêu chí ......................................................... 15 3.2.3. Phân định mức độ biến đổi hình thức KTPT trong các CTCS tại ĐD theo hệ thống đánh giá .............................................................................................. 15 3.3. SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KTPT TRONG MỘT SỐ CTCS TẠI BA NƯỚC ĐD .......................................................................................... 16 3.3.1. Đánh giá khách quan các CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước ĐD ....................................................................................................... 16 3.3.2. Các quy luật biến đổi của KTPT trong CTCS dựa trên các nguyên tắc kế thừa và thích ứng với KH bản địa ................................................................ 17 3.3.2.1. Không Gian .......................................................................................... 17 3.3.2.2. Sự liên hệ với tự nhiên ......................................................................... 18 3.3.2.3. Công cộng hóa ..................................................................................... 18 3.3.2.4. Cảnh quan trong công trình kiến trúc ................................................... 18 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 19 4.1. BÀN LUẬN VỀ TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CÁC CTCS TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI ĐD .............................. 19 4.2. BÀN LUẬN VỀ CÁC QUY LUẬT BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM CỦA KTPT TRONG CTCS TẠI CÁC NƯỚC ĐD TRONG LUẬN ÁN ............................ 20 4.3. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG TRONG CTCS THỜI KỲ THUỘC ĐỊA PHÁP TẠI CÁC NƯỚC ĐD BẰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG MỚI...................................................................................... 21 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 22
  6. SƠ ĐỒ 0.02: CẤU TRÚC LUẬN ÁN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÁC THUẬT NGỮ, QUÁ TRÌNH HÌNH QUÁ TRÌNH HÌNH ĐẶC TRƯNG CỦA TỔNG QUAN VỀ CÁC KHÁI NIỆM KHOA THÀNH VÀ PHÁT THÀNH VÀ PHÁT KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH NGHIÊN HỌC LIÊN QUAN TRIỂN CỦA KIẾN TRIỂN CỦA KIẾN THUỘC ĐỊA CỨU CÓ HƯỚNG LIÊN ĐẾN ĐỀ TÀI TRÚC THUỘC ĐỊA TRÚC THUỘC ĐỊA TRONG THỜI KỲ QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU PHÁP PHÁP TẠI ĐÔNG PHÁP THUỘC TẠI NHỮNG VẤN ĐỀ DƯƠNG BA NƯỚC ĐÔNG NGHIÊN CỨU ĐƯỢC DƯƠNG ĐẶT RA TRONG LUẬN ÁN 1 2 3 CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁP LÝ LỊCH SỬ LÝ LUẬN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CỦA KT PHƯƠNG TÂY SANG KT THUỘC ĐỊA TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TẠI ĐÔNG DƯƠNG HỆ THỐNG PHÁP LÝ NHỮNG NHẬN ĐỊNH CỦA ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- CỦA CHÍNH QUYỀN NGUYÊN TẮC GWENDOLYN WRIGHT VỀ KHÍ HẬU THỰC DÂN VỀ KIẾN KINH ĐIỂN TÍNH CHÍNH TRỊ TRONG THIẾT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÔNG GIAN TRÚC VÀ QUY HOẠCH CỦA KIẾN KẾ CỦA PHÁP TẠI CÁC NƯỚC CÁC KHU HÀNH CHÁNH TẠI ĐD BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÚC CỔ ĐIỂN THUỘC ĐỊA ĐÔNG DƯƠNG DƯỚI SỰ DẪN DẮT CỦA VĂN HÓA CHO CÁC CÔNG TRÌNH PHƯƠNG TÂY ĐÔ THỊ THỜI KỲ THUỘC ĐỊA MANG TÍNH LỊCH SỬ DO PHÁP BAN HÀNH NĂM 1913 HỆ THỐNG PHÁP LÝ TỔ HỢP MẶT LÝ THUYẾT VỀ HIỆN TƯỢNG XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH HÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỨNG CỦA CỘNG SINH TRONG KIẾN THÀNH NÊN NHỮNG ĐẶC TRƯNG THỰC DÂN VỀ KIẾN KIẾN TRÚC CỔ TRÚC TRONG KIẾN TRÚC CÔNG SỞ THỞI TRÚC VÀ QUY HOẠCH ĐIỂN PHƯƠNG LÝ THUYẾT VỀ SỰ HÌNH KỲ THUỘC ĐỊA TẠI BA NƯỚC TÂY THÀNH HỆ THỐNG CÁC TIÊU ĐÔNG DƯƠNG LUẬT BẢO TỒN DI SẢN CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN VĂN HÓA DÂN TỘC DO HÓA TRONG KIẾN TRÚC CỔ HỒ CHỦ TÍCH KÝ NĂM ĐIỂN PHƯƠNG TÂY 1945 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU XÂY DỰNG THANG ĐIỂM CHO ĐÁNH GIÁ CÁC QUY LUẬT CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN CHUYỂN HÓA ĐẶC HÓA CỦA KIẾN TRÚC CỔ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA KIẾN CÁC CÔNG ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC ĐIỂN PHƯƠNG TÂY TRONG TRÚC PHƯƠNG TÂY TRONG TRÌNH CÔNG SỞ PHƯƠNG TÂY SANG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TRONG THỜI KỲ TRONG KIẾN TRÚC SỞ TẠI ĐÔNG DƯƠNG TẠI ĐÔNG DƯƠNG PHÁP THUỘC TẠI CÔNG SỞ DỰA TRÊN BA NƯỚC ĐÔNG CÁC NGUYÊN TẮC KẾ DƯƠNG THỪA VÀ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG BẢN ĐỊA 5 6 7 BÀN LUẬN BÀN LUẬN VỀ TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ BÀN LUẬN VỀ CÁC QUY LUẬT VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN THỐNG ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH CHUYỂN HÓA ĐẶC ĐIỂM CỦA CỨU ĐỂ BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ CÔNG SỞ TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TRONG THỪA CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TẠI ĐÔNG DƯƠNG CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TẠI CÁC ĐẶC TRƯNG TRONG CÔNG TRÌNH NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TRONG CÔNG SỞ THỜI KỲ THUỘC ĐỊA LUẬN ÁN PHÁP TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG BẰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG MỚI KẾT LUẬN
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. Đặt vấn đề Các hình thức kiến trúc nổi lên trong thời kỳ thuộc địa tại ĐD thường được mô tả là có sự “giao thoa” giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn bị giới hạn trong việc giải thích các ý nghĩa và sự liên kết hợp nhất trong nhiều kiểu thức kiến trúc. Luận án này, dựa trên những nghiên cứu đã có trong lĩnh vực KTTĐ, xem việc “giao thoa” không chỉ đơn thuần là một khái niệm của sự “kết hợp”, mà là một tập hợp của cả một quá trình biến đổi từ KTPT sang KTTĐ. Trong đó có các đặc điểm quan trọng để tạo lập nên diện mạo đặc thù cho nền KTTĐ tại ĐD như phong cách kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật, sự thích ứng với điều kiện tự nhiên-KH. Với mục đích bổ sung một phần cơ sở lý luận về bản chất của KTTĐ qua việc tìm hiểu quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD. Luận án còn xây dựng những cơ sở cho việc soi rọi một số đặc tính kết hợp giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trong KTTĐ. Qua đó, cho thấy rõ hơn về sự biến đổi hình thức KTPT khi tồn tại ở khu vực ĐD sẽ ở những mức độ nào và nhận định đúng được sự kết hợp Đông-Tây trong kiến trúc. Đồng thời, Tìm ra những quy luật chung trong quá trình biến đổi hình thức của KTPT khi thâm nhập vào ĐD trong một số CTCS thời kỳ thuộc địa. 0.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (1) Khái quát nguồn gốc của KTTĐ Pháp tại ĐD, tổng quan về các biểu hiện, đặc điểm hình thức, giá trị kiến trúc đặc trưng đạt được của kiến trúc công sở; (2) So sánh, đưa ra nhận định, đánh giá khách quan sự biến đổi hình thức KTPT trong một số công sở thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD theo một hệ thống thang đánh giá hoàn chỉnh; (3) Các quy luật trong
  8. 2 quá trình biến đổi hình thức của KTPT sang KTTĐ trong kiến trúc công sở 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (1) Đối tượng NC: Các CTCS còn tồn tại trong thời kỳ Pháp thuộc tại ĐD và những yếu tố tác động lên quá trình biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ. (2) Phạm vi NC: (a) Tại các thành phố lớn của ba nước ĐD : Lào – VN – Campuchia; (b) Vào khoảng thời gian Pháp xâm lược 0.4. Phương pháp nghiên cứu So sánh đối chiếu, quan sát khoa học, lịch sử -logic, phân tích-tổng hợp- hệ thống hóa, điều tra-khảo sát điền dã. 0.5. Nội dung tiến trình nghiên cứu (1) Bước 1: Với mục đích nghiên cứu là “Bổ sung một phần cơ sở lý luận về bản chất của KTTĐ qua việc tìm hiểu quá trình biến đổi các đặc điểm của KTPT sang KTTĐ tại ĐD”, luận án đã sử dụng phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa để nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của KTPT, nguồn gốc của kiến trúc Pháp và bối cảnh phát triển của loại hình kiến trúc công sở qua từng thời kỳ tại ĐD. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Có những cái nhìn tổng quát về nguồn gốc của KTTĐ Pháp và sự tiếp cận vào ĐD của KTPT qua con đường KTTĐ. (2) Bước 2: Từ kết quả nghiên cứu của bước 1, nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về kiến trúc công sở thời kỳ thuộc địa tại ĐD, luận án tiếp tục dùng phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa, phương pháp lịch sử - logic tìm hiểu những đặc trưng của KTTĐ trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước ĐD. Từ các kết quả nghiên cứu này, luận án đúc kết các giá trị đặc trưng của KTTĐ trên nền tảng của kiến trúc cổ điển HL-LM.
  9. 3 Kết quả nghiên cứu dự kiến: Nhận định nguồn gốc, cơ sở lý luận, đặc điểm thiết kế, các giá trị kiến trúc đặc trưng đạt được của kiến trúc công sở thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD. (3) Bước 3: Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa sẽ được sử dụng ở bước này để tìm hiểu các công trình nghiên cứu có tính đúc kết, kế thừa lẫn nhau về các vấn đề có liên quan đến sự hình thành và phát triển nền KTTĐ tại ĐD. Bước 3 sẽ xác định ra được những đóng góp và các vấn đề còn tồn tại trong những nghiên cứu này. Từ đó, đặt ra những vấn đề nghiên cứu trong luận án. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Xác định được các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết trong luận án (4) Bước 4: Luận án sẽ sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa nhằm thiết lập các cơ sở khoa học để thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể. Đồng thời phương pháp điều tra khảo sát điền dã, phương pháp quan sát khoa học sẽ được sử dụng ở bước này, kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu . Từ kết quả khảo sát các CTCS tại ĐD; luận án sẽ xử lý thông tin nghiên cứu được thu thập ở trên bằng cách thống kê, phân loại, chọn lọc các kiểu nhà công sở trong thời kỳ Pháp thuộc tại ĐD đại diện cho từng phong cách kiến trúc và tiến trình lịch sử để nghiên cứu. Qua việc phân tích tổng hợp các đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc công sở tại ĐD trong thời kỳ Pháp thuộc, các biểu hiện trong hình thức kiến trúc ứng xử với KH bản địa của các nước thuộc địa, luận án tiếp tục so sánh đối chiếu với các CTCS giữa ba nước ĐD với nguồn gốc của các biểu hiện trên trong kiến trúc cổ điển HL LM.
  10. 4 Kết quả nghiên cứu dự kiến: Thiết lập các cơ sở về pháp lý, lý luận, lịch sử và về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ trong các CTCS tại ĐD. Thống kê được các CTCS tại ĐD và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hình thức KTPT trong một số CTCS tại ĐD. (5) Bước 5: Dựa vào cơ sở khoa học về lý luận và lịch sử ở bước 4, luận án vận dụng các nguyên tắc lý luận trong sự biến đổi các giá trị đặc trưng của KTPT sang KTTĐ trong CTCS thời kỳ thuộc địa tại ĐD để xây dựng hệ thống đánh giá. Luận án sử dụng phương pháp lịch sử-logic, so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa nhằm tổng hợp các kết quả, đúc kết giá trị của từng yếu tố hình thành nên hệ thống đánh giá hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu dự kiến: thiết lập hệ thống đánh giá hoàn chỉnh để đánh giá sự biến đổi hình thức KTPT trong một số CTCS tại ĐD. (6) Bước 6: Với hệ thống đánh giá hoàn chỉnh đã được thiết lập sau bước 5, luận án sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa, để đánh giá so sánh khách quan một số CTCS tiêu biểu tại ĐD và giữa ba nước ĐD với nhau. Sau đó đưa ra nhận định về sự biến đổi hình thức KTPT. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Nhận định khách quan sự biến đổi hình thức KTPT trong một số CTCS tại ĐD. (7) Bước 7: Dựa vào cơ sở khoa học đã trình bày và kết quả nghiên cứu có được ở bước 6, luận án sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu để xác định được mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành nên công trình kiến trúc công sở tại ĐD và xác định mối liên hệ với các biểu hiện trong
  11. 5 quá trình chuyển đổi của kiến trúc cổ điển phương Tây. Luận án tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa, vận dụng các cơ sở khoa học đã trình bày và đặc biệt chú ý đến các nguyên tắc kế thừa và thích ứng với KH bản địa trong hệ thống đánh giá hoàn chỉnh để từ đó rút ra được các quy luật chung trong quá trình biến đổi hình thức KTPT trong một số CTCS tại ĐD. Kết quả nghiên cứu dự kiến: Các quy luật trong quá trình biến đổi hình thức KTPT trong một số CTCS tại ĐD dựa trên các nguyên tắc kế thừa và thích ứng với KH bản địa. Sơ đồ 0.01: Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong từng bước của tiến trình nghiên cứu Các phương so sánh quan sát lịch sử Phân tích-tổng Điều tra- pháp NCKH đối chiếu khoa học -logic hợp-hệ thống khảo sát điền hóa dã Các bước 3;5;6;7 3 1;2;3 1;2;3;4;5 3 0.6. Ý nghĩa khoa học và giá trị đóng góp của đề tài (1) Bổ sung cơ sở khoa học từ quá trình nghiên cứu KTTĐ Pháp tại Lào và Campuchia, từ đó soi rọi một cách khách quan hơn vào những lập luận, những suy luận từ những quá trình nghiên cứu về KTTĐ Pháp tại VN từ trước đến nay. (2) Khẳng định mạnh mẽ vai trò quan trọng của kiến trúc cổ điển phương Tây, bổ sung vào cơ sở khoa học trong các vấn đề mở rộng có liên quan của những nghiên cứu sau. (3) Làm rõ các giá trị đặc trưng thích ứng với KH trong quá trình biến đổi hình thức KTPT trong CTCS tại ĐD đem đến kết quả có giá trị tham khảo trong việc phát huy các giá trị để kế thừa và học hỏi từ KTTĐ Pháp.
  12. 6 (4) Hình thành hệ thống đánh giá hoàn chỉnh, làm rõ quá trình biến đổi hình thức KTPT, sẽ là công cụ quan trọng và cần thiết cho việc đưa ra các hay đề xuất, khuyến nghị xây mới hoặc định hướng, bảo tồn trong khu vực cảnh quan, di sản kiến trúc thời Pháp thuộc có giá trị tại ĐD nói chung và VN nói riêng. 0.7. Cấu trúc của luận án (1) Phần mở đầu; (2) Phần nội dung gồm 4 chương; (3) Phần kết luận và kiến nghị. Bên cạnh đó, luận án còn có các phụ lục kèm theo. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KTPT, KTTĐ PHÁP VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. CÁC THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Biến đổi: chính là sự dung nạp sau đó có chọn lọc để thay đổi về chất của sự vật và phát triển thành những hình thức cao hơn, thích nghi hơn hoặc trở thành những chất mới. - KTPT: là một dòng lịch sử phát triển của kiến trúc loài người từ thời tiền sử cho đến thời kỳ hiện đại, diễn ra tại phần lớn ở khu vực châu Âu ngày nay. - KTTĐ: là phong cách kiến trúc từ các nước bảo hộ được đưa vào các khu vực định cư hoặc các nước thuộc địa ở các địa điểm xa xôi. - Công sở: là một tập hợp có tổ chức, có phương tiện và những cá nhân được chính quyền bổ nhiệm để thực hiện các chức trách của mình 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY VÀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHÁP 1.2.1. Kiến trúc Cổ điển phương Tây
  13. 7 Kiến trúc HL-LM, vốn là cái nôi của Chủ nghĩa cổ điển thế giới. Trong các công trình nghiên cứu đã nhìn nhận rằng, kiến trúc cổ đại của thế giới đã được giữ gìn và phát huy ngay chính tại đất nước Pháp. Pháp đã không ngừng sáng tạo, học hỏi, kế thừa phong cách kiến trúc Cổ điển kết hợp với phong cách hiện đại để tạo ra một phong cách riêng. Sau khi xâm lược các quốc gia thuộc địa ở châu Á và châu Phi, thì các công trình do người Pháp xây dựng tại những nơi đó mang đậm dấu ấn của “quốc mẫu”. 1.2.2. Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến kiến trúc Pháp và giải pháp phổ biến (1) Kiến trúc miền Bắc: có KH ôn đới nên các công trình của vùng này thường có kết cấu vững để chống lạnh và gió bão kèm tuyết; (2) Kiến trúc miền Trung: có KH dễ chịu, ôn hòa nên kết cấu và đặc điểm kiến trúc cũng nhẹ nhàng hơn miền Bắc; (3) Kiến trúc miền Nam: có KH ấm áp và nóng hơn miền Bắc và miền Trung nên vật liệu và kết cấu phù hợp được sử dụng phổ biến để chống lại thời tiết nóng nực vào mùa hè. 1.2.3. Kiến trúc cổ điển Pháp (1)Hình khối kỷ hà; (2) Đối xứng tuyệt đối; (3) Thức cột; (4) Luôn tuân thủ niêm luật, nguyên tắc của kiến trúc cổ điển; (5) Nội thất sang trọng; (6) Đề tài trang trí thần thoại HL. 1.2.4. Các phong cách kiến trúc diễn ra tại Pháp trong thời kỳ Cận đại Chủ nghĩa Tân cổ điển, Chủ nghĩa Lãng mạn, Chiết trung trang trí, Art Noveau, Art Deco. 1.3. VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG Kiến trúc truyền thống phương Đông phần nhiều bị ảnh hưởng bởi phong cách kiến trúc của Trung Hoa, nền văn minh lâu đời nhất ở Đông Á. Các công trình kiến trúc phương Đông truyền thống thường sử dụng gỗ làm
  14. 8 vật liệu chính để xây dựng hệ kết cấu chịu lực cho công trình và dùng sức nặng từ mái ngói của công trình để tạo sự chắc chắn 1.4. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC CTCS TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI BA NƯỚC ĐD 1.4.1. Sự tiếp cận của KTPT qua con đường KTTĐ tại ba nước ĐD Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, những yếu tố về văn hóa, khoa học kỹ thuật đã từng bước tiếp cận vào ĐD, người Pháp đã quy hoạch lại đô thị của ĐD theo kiểu của chính quốc, các cơ sở hạ tầng cùng với những trung tâm đô thị lớn nhỏ xuất hiện. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai, hệ thống đô thị tại ĐD tiếp tục được hoàn thiện dựa trên những tiền đề mà chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã thực hiện trước đó. ĐD đã có một hệ thống thành thị đông đúc hơn nhưng người Pháp đã chú ý hơn đến bối cảnh văn hóa, xã hội của các nước thuộc địa. 1.4.2. Các phong cách kiến trúc chính của CTCS trong giai đoạn Pháp thuộc tại ba nước ĐD (1)VN: sao chép, trại lính, tân cổ điển, địa phương Pháp, Art Deco, Art Nouveaux, KT ĐD. (2) Lào: sao chép, trại lính, Tân cổ điển, KT ĐD. (3) Campuchia: Tân Cổ điển, Art Deco, Baroque. 1.4.3 Đặc trưng của kiến trúc CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước ĐD 1.4.3.1. Sự thay đổi cách thức ứng xử của người Pháp đối với văn hóa bản địa tại ba nước ĐD trong các công trình kiến trúc Người Pháp bắt đầu tiến hành các công cuộc bình địa và khai thác thuộc địa trước hết bằng cách thực hiện các chính sách đồng hóa, phá hủy các các di tích lịch sử. Nhưng sau đó họ nhận ra đó là những sai lầm. Trong TK XX, với sự ra đời của các chính sách cộng sản, chính quyền người Pháp thể hiện sự tôn trọng của họ đối với các truyền thống văn hóa của ĐD, báo hiệu cho một nền kiến trúc đặc trưng sau này ở ba nước ĐD.
  15. 9 1.4.3.2. Sự thích ứng với KH tự nhiên trong kiến trúc CTCS do người Pháp xây dựng tại ba nước ĐD Cũng xuất phát từ việc có chung quan niệm về sự tôn trọng văn hóa bản địa của người Pháp, khía cạnh về sự thích ứng với văn hóa và môi trường bản địa trong các công trình do người Pháp xây dựng tại ba nước ĐD cũng là một trong những đặc trưng tiêu biểu. Đặc điểm này vô cùng quan trọng để tạo lập nên diện mạo đặc thù cho nền KTTĐ tại ĐD như phong cách kiến trúc, nghệ thuật, kỹ thuật, sự thích ứng với điều kiện tự nhiên- KH. 1.4.3.3. Các công trình kiến trúc công sở do người VN xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc Thế hệ KTS đầu tiên của VN ra đời từ trường Cao đẳng Mỹ thuật ĐD. Do đó, những ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình tại ĐD nói chung và CTCS nói riêng không chỉ do các KTS người Pháp được đào tạo bài bản tại Pháp, mà còn có sự ảnh hưởng của chính đội ngũ các KTS VN do Pháp đào tạo tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật ĐD. Nền kiến trúc nền kiến trúc được sáng tạo theo hướng phù hợp với KH tại ĐD thì VN đóng vai trò quan trọng hơn cả. 1.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ HƯỚNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Luận án khẳng định không có bất kỳ sự trùng lập nào về mục tiêu nghiên cứu của đề tài với các công trình nghiên cứu trước đó. 1.6. NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐƯỢC ĐẶT RA TRONG LUẬN ÁN (1)Thống kê phân loại các CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại ĐD; (2) cần làm rõ những đặc trưng, khác biệt của kiến trúc công sở thời kỳ thuộc địa tại các thành phố lớn tại ba nước ĐD; (3) thiết lập một hệ thống đánh giá hoàn chỉnh sự biến đổi hình thức KTPT; (4) Làm rõ các quy luật xuất hiện trong quá trình biến đổi.
  16. 10 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1. CƠ SỞ VỀ LỊCH SỬ 2.1.1. Các nguyên tắc kinh điển ảnh hưởng đến mặt đứng của kiến trúc cổ điển phương Tây Các nguyên tắc kinh điển của kiến trúc cổ điển phương Tây đã được xây dựng và thử nghiệm trong suốt một quá trình lịch sử.. Nếu các nguyên tắc này được tìm thấy cùng nhau trong cùng một công trình kiến trúc ở thuộc địa thì không còn nghi ngờ gì về xuất phát điểm từ kiến trúc cổ điển của chúng. 2.1.2. Tổ hợp mặt đứng của kiến trúc cổ điển phương Tây Trải qua một quá trình hình thành và phát triển, KTTĐ tại ĐD đã phát huy và kế thừa rất nhiều đặc điểm của kiến trúc cổ đại HL, LM. Tuy nhiên, do bối cảnh xã hội trong thời kỳ cận đại có nhiều thay đổi, nên đã tạo ra một phong cách KTTĐ với nhiều biến thể khác lạ so với vẻ đẹp thuần khiết của kiến trúc cổ đại HL-LM. Để có thể biết được những biến thể đó diễn ra như thế nào trong thời kỳ thuộc địa tại ĐD, ta phải hiểu được ngôn ngữ về module, thức cột, mái đầu hồi tam giác… của phong cách kiến trúc này trong quá khứ. 2.2. CƠ SỞ VỀ PHÁP LÝ việc ra các quy định nghiêm ngặt trong bộ quy tắc ứng xử đối với các công trình mang tính lịch sử ban hành năm 1913 là nền tảng vững chắc để các nhà nghiên cứu kiến trúc và đô thị dựa vào để tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn cho việc thiết kế đô thị tại bản địa, tiêu biểu là tìm ra sự hòa nhập trong cách xây dựng và thiết kế các công trình để giao thoa với lối sống và truyền thống của từng khu vực ĐD. Còn Đạo luật Cornudet là bước khởi đầu cho các nguyên tắc trong sự hòa quyện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thuộc địa, cho thấy tầm
  17. 11 quan trọng của văn hóa quốc gia trong việc biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ và hình thành phong cách kiến trúc mới tại ĐD. 2.3. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN Nếu như chỉ dựa vào cơ sở Pháp lý ở trên thì không đủ để biện luận cho những cách ứng xử tôn trọng văn hóa bản địa của người Pháp. Chính vì vậy, cần phải bổ sung thêm cơ sở lý luận. Đối với Gwendolyn Wright, tác giả đã đưa ra lập luận liên quan đến chính trị để cho thấy tác dụng của việc tôn trọng văn hóa bản địa tại các nước thuộc địa của người Pháp đã đem đến nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho chính quốc. Qua nghiên cứu của Gwendolyn Wright có thể thấy rằng, người Pháp đã tìm ra được một nơi màu mỡ để thử nghiệm các hình thức quy hoạch và thiết kế các phong cách kiến trúc mới tại ĐD. Những bài học về việc thừa nhận sự khác biệt trong văn hóa; những nỗ lực để bảo tồn truyền thống bản địa thông qua thiết kế kiến trúc và đô thị; và mở màng cho sự bức phá của các KTS trong việc tham gia tìm tòi sáng tạo ra các phong cách kiến trúc mới tại ĐD...Tất cả đều để lại những dấu ấn rõ nét về hình bóng của một thành phố phương Tây hiện hữu trong những thành phố của ĐD vốn đã từng là thuộc địa ngày nay. Còn trong lý thuyết về cộng sinh của Kisho Kurokawa trong thời kỳ hiện đại, thì kiến trúc cộng sinh về cơ bản là sự biểu thị của các yếu tố sau: cộng sinh giữa văn hóa phương Đông-phương Tây, giữa quá khứ-hiện tại, giữa không gian bên trong-bên ngoài. Kisho Kurokawa vay mượn thuật ngữ “cộng sinh” nhằm làm rõ tính nhân đạo trong lĩnh vực kiến trúc. Tính nhân đạo trong kiến trúc theo ông sẽ được thể hiện qua sự tôn trọng những cái đang tồn tại và sự dung hòa với những cái mâu thuẫn đang tìm cách cùng phát triển song song với những cái đang tồn tại đó. Còn nghiên cứu của Lê thanh Sơn đi sâu vào sự cộng sinh giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc VN, dồng thời cũng bàn vệ sự cộng
  18. 12 sinh trong văn hóa giữa KTPT và VN trong giai đoạn từ cuối TK XIX - đầu TK XX, chủ yếu là xoay quanh tại VN. Những nghiên cứu về cộng sinh văn hóa của Kisho Kurokawa và Lê Thanh Sơn là kim chỉ nam rất tốt để luận án có thể mở rộng hướng nghiên cứu về sự cộng sinh văn hóa trong kiến trúc tại Lào và Campuchia, cũng như tại VN trong giai đoạn Pháp thuộc. 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KTPT SANG KTTĐ TRONG CÁC CTCS TẠI ĐD 2.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên- KH tại ĐD Với kiểu đặc điểm KH đa dạng nhưng tương đối giống nhau trên toàn bộ lãnh thổ ĐD là cơ sở cho sự phong phú của các kiểu CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại ĐD. Chính sự khác biệt trong địa hình và thời tiết giữa ba nước ĐD so với chính quốc Pháp đã khiến cho người Pháp phải sáng tạo, tìm tòi các giải pháp thích hợp có tính đặc trưng, góp phần làm cho bộ mặt kiến trúc của các CTCS tại ĐD trở nên độc đáo 2.4.2. Sự phát triển của không gian các khu công sở tại ĐD dưới sự dẫn đắt của văn hóa đô thị thời kỳ thuộc địa Sự biến đổi hình thức KTPT trong các CTCS tại ĐD trước hết đều xuất phát từ sự hình thành không gian các khu công sở, dưới sự dẫn dắt của “văn hóa đô thị”-một khái niệm còn lạ lẫm đối với xã hội ĐD trong thời điểm đó nhưng đã rất quen thuộc trong xã hội phương Tây. Bối cảnh về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ tại ĐD.
  19. 13 2.4.3. Những đặc trưng trong kiến trúc công sở thời kỳ thuộc địa tại ba nước ĐD Các đặc tính hình thành nên những đặc trưng trong kiến trúc công sở trong thời kỳ thuộc địa tại ba nước ĐD phần lớn đều được người Pháp xây dựng dựa vào hai khía cạnh chính. Thứ nhất là các giải pháp kiến trúc và kỹ thuật được người Pháp đưa ra trên cơ sở của sự thích ứng với điều kiện tự nhiên KH tại ĐD, kết hợp với kỹ thuật, vật liệu xây dựng của cả phương Tây và bản địa đã được trình bày rõ mục 3.1.1. Thứ hai là việc sử dụng các đề tài trang trí truyền thống vào kiến trúc công sở tại ĐD trong thời kỳ thuộc địa. ĐD là khu vực có sự đa dạng cao về văn hóa. Chính hai khía cạnh nêu trên đã góp phần tạo nên một đặc trưng riêng biệt trong các CTCS tại ba nước ĐD. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY TRONG MỘT SỐ CTCS TẠI ĐD 3.1.1. Quan điểm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá Hệ thống tiêu chí đánh giá sự biến đổi hình thức KTPT trong các CTCS tại ĐD dựa trên cơ sở tham khảo các hệ thống đánh giá công trình kiến trúc mang phong cách cổ điển đã được công nhận trong các diễn trường nghiên cứu về kiến trúc cổ điển uy tín trên thế giới. Hệ thống đánh giá sự biến đổi hình thức KTPT này không chỉ dừng lại ở sự tổng hợp các tiêu chí thành phần mà còn là sự đánh giá đầy đủ các giá trị biểu hiện kiến trúc của công trình. Để có thể xây dựng từng tiêu chí thành phần cho mỗi nhóm tiêu chí một cách khách quan nhất, luận án cần phải khảo sát và nhận xét song song các CTCS tại ĐD theo từng nhóm tiêu chí
  20. 14 3.1.2. Tiêu chí đánh giá sự biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ trong các CTCS tại ĐD Trên cơ sở quan điểm xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá nêu trên, luận án sẽ đưa ra một hệ thống tiêu chí bao gồm ba nhóm: (1)nhóm tiêu chí đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc của kiến trúc cổ điển phương Tây trong các CTCS tại ĐD; (2) nhóm tiêu chí đánh giá sự kế thừa và biến đổi các đặc điểm trang trí của KTPT trong CTCS tại ĐD; (3) nhóm tiêu chí đánh giá dựa vào khả năng thích ứng với môi trường KH bản địa. Như vậy, sau khi dựa vào các cơ sở về lịch sử và lý luận để hình thành nên một hệ thống gồm ba nhóm tiêu chí như đã nêu, đồng thời khảo sát và nhận xét song song các CTCS tại ĐD theo từng nhóm tiêu chí, ta đã có thể thiết lập được một hệ thống bao gồm các tiêu chí theo cách khách quan nhất. Tuy nhiên, hệ thống các tiêu chí đánh giá này sẽ hoàn chỉnh hơn khi kết hợp với thang điểm để có thể đưa ra được đánh giá chính xác nhất khi áp dụng hệ thống đánh giá này vào một CTCS cụ thể tại ĐD. 3.2. XÂY DỰNG THANG ĐIỂM CHO HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KTPT TRONG MỘT SỐ CTCS TẠI ĐD 3.2.1. Quan điểm xây dựng thang điểm cho hệ thống tiêu chí đánh giá Thang điểm đưa ra phải đảm bảo được tính khách quan, dựa trên sự khảo sát các CTCS tại ĐD ở các khía cạnh như: mức độ tuân thủ các nguyên tắc bất hủ của kiến trúc cổ điển phương Tây và các ngôn ngữ trong hình thức mặt đứng, mức độ biểu hiện các “motif” trang trí truyền thống kết hợp với các chi tiết trang trí của kiến trúc cổ điển phương Tây, khả năng thích ứng với điều kiện KH của CTCS tại ĐD. Những điều này đã được khảo sát và phân tích rất rõ trong quá trình xây dựng các tiêu chí trong mục 3.1. Ngoài ra, thang điểm cho hệ thống các tiêu chí đánh giá này còn được xây dựng theo phương pháp tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về kiến trúc cổ điển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2