1<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
<br />
DNNVV trong quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Bởi các lý do trên, đề tài “<br />
Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại các doanh<br />
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” được lựa chọn để thực hiện cho nghiên cứu này.<br />
<br />
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu<br />
<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Vai trò quan trọng của thể chế trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đã<br />
được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Ở cấp<br />
độ tổ chức, lý thuyết thể chế cho thấy các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến các chiến lược<br />
và quy trình của các tổ chức (Scott, 1995). Thể chế như là một phần của môi trường<br />
kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp bao gồm các DNNVV<br />
đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả. Tuy nhiên, các tài liệu hiện<br />
có về thể chế chủ yếu tập trung vào thể chế chính thống, trong khi các tác động của thể<br />
chế không chính thống ít được quan tâm (Roxas và Chadee, 2012).<br />
<br />
Mục đích của nghiên cứu này là thăm dò và tìm hiểu ảnh hưởng của thể chế<br />
chính thống và không chính thống tới từng khía cạnh tinh thần doanh nhân của các<br />
DNNVV. Bên cạnh đó, tinh thần doanh nhân của các DNNVV trong bối cảnh của các<br />
quốc gia đang phát triển cũng được quan tâm nghiên cứu. Qua đó, kết quả thu được<br />
có thể đưa ra một số gợi ý để hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tinh thần doanh nhân của<br />
các DNNVV Việt Nam nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, tinh thần doanh nhân (Entrepreneurial Orientation)<br />
đã trở thành một chủ đề phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu kinh doanh nói chung và<br />
lĩnh vực tinh thần doanh nhân nói riêng. Vij và Bedi (2012) lập luận rằng tinh thần<br />
doanh nhân là yếu tố quyết định chính cho sự thành công của một doanh nghiệp.<br />
Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm hiểu về tinh thần doanh nhân trong bối cảnh các<br />
DNNVV (ví dụ, Keh và cộng sự, 2007; Wang và cộng sự, 2015). Trong bối cảnh các<br />
nước đang phát triển như Việt Nam, tinh thần doanh nhân và một số tiền đề của nó<br />
cũng đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhưng ở mức độ còn khiêm<br />
tốn (Nguyen, 2009, 2011; Swierczek và Thai, 2003).<br />
<br />
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Thể chế có những ảnh hưởng đối với mong muốn, nhận thức rủi ro và lợi nhuận<br />
của các hoạt động kinh doanh (Avnimelech và cộng sự, 2014; Shane, 2003), và năng<br />
lực đổi mới của các doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013). Tuy nhiên, dường như<br />
thiếu các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế, đặc biệt là các nhóm thể chế không<br />
chính thống và tinh thần doanh nhân ở cấp độ công ty. Cần lưu ý rằng, những ảnh<br />
hưởng của thể chế không chính thống đối với xu hướng chấp nhận rủi ro, sự đổi mới<br />
sáng tạo và sự chủ động tiên phong đi trước đối thủ của công ty là vẫn chưa rõ ràng<br />
(Roxas và Chadee, 2012). Điều này đòi hỏi cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm<br />
hiểu về mối quan hệ giữa thể chế không chính thống và các hình thái của tinh thần<br />
doanh nhân.<br />
Các DNNVV có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tính<br />
đến hết tháng 12 năm 2015 thì cả nước có khoảng trên 500.000 DNNVV, chiếm<br />
97,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp trên 40% GDP và thu hút trên<br />
50% lực lượng lao động của cả nước (Tổng cục thống kê, 2018). Tuy nhiên, kể từ<br />
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, số lượng doanh nghiệp giải thể và đóng cửa tiếp<br />
tục tăng. Đặc trưng cơ bản của các DNNVV là quy mô nhỏ, lao động phổ thông, công<br />
nghệ lạc hậu, vốn ít…, năng suất lao động thấp, đây là những rào cản đối với các<br />
<br />
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Khách thể nghiên cứu: Các DNNVV Việt Nam theo định nghĩa chính thức trong<br />
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ. Không gian<br />
nghiên cứu: Luận án thực hiện việc thu thập dữ liệu tại ba thành phố lớn gồm: Hà<br />
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu được<br />
thu thập sử dụng phân tích trong luận án là dữ liệu của 5 năm, từ năm 2012 đến 2017.<br />
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu về tinh thần doanh nhân; ảnh hưởng của thể chế chính<br />
thống tới tinh thần doanh nhân; ảnh hưởng của thể chế không chính thống tới tinh<br />
thần doanh nhân của các DNNVV Việt Nam.<br />
1.4 Những đóng góp mới của luận án<br />
Đóng góp về phương diện lý luận<br />
Ảnh hưởng của thể chế chính thống (formal institution) và thể chế không chính<br />
thống (informal institution) đến tinh thần doanh nhân (entrepreneurial orientation) ở<br />
cấp độ công ty được ít các học giả quan tâm nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết sử dụng cho<br />
các nghiên cứu là chưa rõ ràng và chưa nhất quán. Thể chế không chính thống chỉ<br />
được xem xét là các yếu tố văn hóa quốc gia mà bỏ qua vai trò quan trọng của các<br />
yếu tố thể chế không chính thống theo định nghĩa của Helmke và Levitsky (2004).<br />
Luận án này đã xem xét ảnh hưởng của thể chế đến từng khía cạnh của tinh thần<br />
doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong đi trước đối<br />
thủ) của các DNNVV. Một số đóng góp cụ thể của nghiên cứu như sau:<br />
1/ Để đo lường chất lượng thể chế chính thống về sự không phù hợp của hệ thống<br />
chính sách, quy định của Nhà nước, các nghiên cứu cần bổ sung thêm hai chỉ báo đo<br />
lường. Thứ nhất là sự chồng chéo và thiếu rõ ràng, thứ hai là sự thiếu ổn định và<br />
thiếu nhất quán.<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
2/ Để đo lường thể chế không chính thống về lòng tin thể chế của các DNNVV, các<br />
nghiên cứu cần bổ sung thêm một chỉ báo đo lường phản ánh sự cảm nhận chung về<br />
các thay đổi tích cực của các quy định và chính sách của Nhà nước.<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
<br />
3/ Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, sự không phù hợp của hệ thống chính<br />
sách/quy định của Nhà nước, lòng tin thể chế và tham nhũng đều có mối quan hệ với<br />
từng khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo, chấp nhận rủi ro và chủ<br />
động tiên phong) trong bối cảnh các DNNVV ở các quốc gia đang phát triển tương tự<br />
như Việt Nam.<br />
4/ Mối quan hệ giữa chất lượng điều hành và tinh thần doanh nhân của các DNNVV<br />
có thể thay đổi theo chiều ngược lại phụ thuộc vào bối cảnh.<br />
<br />
Đóng góp về phương diện thực tiễn<br />
Mặc dù các rào cản thể chế chính thống và tham nhũng vẫn ở mức độ cao,<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần doanh nhân, tuy nhiên lòng tin thể chế của nhiều<br />
DNNVV dường như không bị ảnh hưởng tiêu cực. Bởi vậy, vai trò tích cực của lòng<br />
tin thể chế đối với tinh thần doanh nhân là một phát hiện có nhiều ý nghĩa thực tiễn<br />
trong bối cảnh Việt Nam. Ngoài các giải pháp nhằm xóa bỏ các rào cản thể chế<br />
chính thống và hạn chế tham nhũng thì các giải pháp nhằm tăng cường lòng tin thể<br />
chế sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần doanh nhân của các DNNVV Việt<br />
Nam phát triển.<br />
1.5 Kết cấu của luận án<br />
Luận án “Ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân: Nghiên cứu tại<br />
các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” bao gồm 159 trang: danh mục bảng biểu,<br />
danh mục hình vẽ, mục lục, nội dung năm chương, kết luận, danh mục các công trình<br />
nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo và phụ lục. Năm chương bao gồm các nội<br />
dung: Chương 1/Giới thiệu chung về nghiên cứu (8 trang); Chương 2/Tổng quan<br />
nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của thể chế tới tinh thần doanh nhân của<br />
các doanh nghiệp (33 trang); Chương 3/Phương pháp nghiên cứu (35 trang); Chương<br />
4/Kết quả nghiên cứu (9 trang); Chương 5/Đánh giá kết quả nghiên cứu và một số<br />
kiến nghị đề xuất (11 trang); Tổng số bảng biểu là 20; Tổng số hình vẽ là 05.<br />
<br />
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
2.1 Tổng quan về mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân của các<br />
DNNVV.<br />
2.1.1 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu<br />
Mặc dù lĩnh vực tinh thần doanh nhân đã được các học giả nghiên cứu về thể<br />
chế quan tâm và xem xét, nhưng các yếu tố thể chế không chính thống chủ yếu được<br />
xem xét là văn hóa quốc gia hoặc các học giả chỉ chủ yếu quan tâm tới thể chế chính<br />
thống. Tuy nhiên, thể chế không chính thống không nhất thiết phải là các yếu tố văn<br />
hóa theo quan điểm của Helmke và Levitsky (2004). Một số nghiên cứu đã khẳng<br />
định ảnh hưởng của thể chế không chính thống đến sự lựa chọn chiến lược của các<br />
doanh nghiệp là độc lập (Peng, 2002). Trong khi đó, các yếu tố thể chế không chính<br />
thống mang tính đặc trưng trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi và đang<br />
phát triển như tham nhũng và lòng tin dường như ít được quan tâm nghiên cứu. Mặc<br />
dù các nghiên cứu cũng đã nỗ lực để đánh giá tác động của thể chế đến tinh thần<br />
doanh nhân ở cấp độ quốc gia, nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu về mối quan hệ<br />
giữa thể chế, đặc biệt là thể chế không chính thống với tinh thần doanh nhân ở cấp độ<br />
công ty. Quan trọng hơn nữa, là những ảnh hưởng của thể chế tới chấp nhận rủi ro,<br />
đổi mới sáng tạo và chủ động tiên phong là chưa rõ ràng (Roxas và Chadee, 2012).<br />
Điều này đòi hỏi cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để khám phá mối quan hệ giữa thể<br />
chế chính thống và không chính thống với các hình thái của tinh thần doanh nhân.<br />
Ảnh hưởng của thể chế không chính thống, cụ thể là tham nhũng, lòng tin thể chế ở<br />
cấp độ doanh nghiệp trong bối cảnh các DNNVV sẽ là một khoảng trống nghiên cứu<br />
thú vị. Luận giải được các mối quan hệ này sẽ đóng góp vào việc làm sáng tỏ hơn vai<br />
trò của thể chế không chinh thống đối với tinh thần doanh nhân ở cấp độ công ty,<br />
trong bối cảnh một nước chuyển đổi và đang phát triển.<br />
Qua kết quả tổng quan, các nghiên cứu về tinh thần doanh nhân trong bối cảnh<br />
Việt Nam chỉ mới được một số rất ít học giả thực hiện, và vẫn còn nhiều ý kiến khác<br />
nhau về tinh thần doanh nhân (Hoàng Văn Hoa, 2010). Bên cạnh đó, các nghiên cứu<br />
chủ yếu mới dừng lại ở việc xem xét mối quan hệ giữa tinh thần doanh nhân và kết quả<br />
kinh doanh của các DNNVV Việt Nam (ví dụ như, nguyen, 2009; Swierczek & Thai,<br />
2003). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và tinh thần doanh nhân thì gần<br />
như chưa được quan tâm nghiên cứu.<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
2.1.2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và<br />
tinh thần doanh nhân của các DNNVV<br />
<br />
Chủ động tiên phong đi trước đối thủ phản ánh sự sẵn sàng của doanh nghiệp trong<br />
việc táo bạo tiên phong đi trước đối thủ cạnh tranh. Chủ động có thể bao gồm các<br />
hành động: nhận biết và đánh giá các cơ hội mới, xác định và theo dõi các xu hướng<br />
thị trường và hình thành các nhóm kinh doanh mới.<br />
<br />
2.1.2.1 Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu<br />
Bảng 2.2: Các khái niệm sử dụng cho nghiên cứu<br />
Các yếu tố<br />
Thể chế<br />
<br />
Thể chế<br />
chính thống<br />
<br />
Thể chế<br />
không chính thống<br />
<br />
Tinh thần doanh nhân<br />
<br />
Nội dung khái niệm<br />
<br />
Nguồn<br />
<br />
“Luật chơi” trong một xã hội.<br />
<br />
North (1990)<br />
<br />
Thể chế chính thống là nói tới hệ thống pháp<br />
luật, quy định, chính sách, hợp đồng và hiệu<br />
lực thực thi. Cùng với toàn bộ văn bản luật<br />
pháp và chính sách là cơ chế thực thi, sự<br />
điều tiết, giám sát của các cơ quan liên quan<br />
giúp cho việc thực hiện chính sách.<br />
<br />
North (1992)<br />
<br />
Thể chế không chính thống đề cập đến các<br />
Helmke và<br />
giá trị chia sẻ trong xã hội, thông thường là<br />
các quy định không thể hiện bằng văn bản, Levitsky (2004,<br />
2006)<br />
được truyền đạt và thực thi bên ngoài các<br />
kênh được thừa nhận chính thức.<br />
Khái niệm này nói tới “những quá trình,<br />
những hoạt động thực tiễn và những hoạt<br />
động ra quyết định dẫn tới sự ra đời của<br />
những cái mới trong doanh nghiệp”. Tinh<br />
thần doanh nhân gồm có ba yếu tố cấu<br />
thành: chấp nhận rủi ro, hành động một<br />
cách chủ động tiên phong đi trước đối thủ<br />
và đổi mới sáng tạo.<br />
<br />
Miller (1983);<br />
Lumpkin và<br />
Dess, (1996)<br />
<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tổng quan<br />
Khái niệm về các khía cạnh của tinh thần doanh nhân:<br />
<br />
Đổi mới sáng tạo nói tới việc doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ sự sáng tạo và thử<br />
nghiệm, tham gia vào các quá trình sáng tạo, thử nghiệm các ý tưởng như áp dụng<br />
các phương pháp sản xuất mới, công nghệ mới hay phát triển các sản phẩm và dịch<br />
vụ mới cho các thị trường hiện tại hoặc thị trường mới.<br />
Chấp nhận rủi ro nói tới việc doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư một nguồn lực đáng kể<br />
để khai thác các cơ hội kinh doanh và thực hiện những chiến lược kinh doanh có độ<br />
rủi ro cao. Tinh thần dám chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp không có nghĩa là ‘làm<br />
liều’ không tính toán tới hậu quả, mà điều này phản ánh sự mạnh dạn, dám làm, dám<br />
nắm bắt những cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
<br />
2.1.2.2 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế<br />
chính thống và tinh thần doanh nhân<br />
Chất lượng điều hành của các cơ quan quan quản lý Nhà nước được định nghĩa<br />
là các rào cản đối với hoạt động của các doanh nghiệp như mức thuế, quản lý thuế,<br />
các hoạt động thanh tra kiểm tra bởi sự áp đặt của Nhà nước (Chadee và Roxas,<br />
2013). Các rào cản thể chế này cũng bao gồm thiếu hụt sự hỗ trợ của Nhà nước cho<br />
phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp như tài chính và các dịch vụ hỗ trợ<br />
(Hashi và Krasniqi, 2011; Zhu và các cộng sự, 2012). Chất lượng điều hành đề cập<br />
tới sự cứng nhắc và quan liêu mà các doanh nghiệp gặp phải khi giải quyết các công<br />
việc với các cơ quan đại diện của Nhà nước, ví dụ khi đi đăng ký kinh doanh hoặc<br />
cấp giấy phép kinh doanh để tiến hành một hoạt động kinh doanh cụ thể (Norton,<br />
1998). Nội dung này cũng đề cập đến các quy tắc, các thủ tục, quy trình, mức độ phù<br />
hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, điều này dẫn đến gánh nặng chi phí bất<br />
hợp lý cho các doanh nghiệp. Điều này làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp khi<br />
phải thực hiện các giao dịch với các cơ quan chức năng của Nhà nước. Các chi phí<br />
này có thể là chi phí tài chính, thời gian và công sức để hoàn thành các thủ tục (Fogel<br />
và các cộng sự, 2006). Các rào cản này cũng làm tăng chi phí giao dịch và mức độ<br />
không chắc chắn, qua đó cản trở việc tiếp cận nguồn lực để hỗ trợ cho các hoạt động<br />
đổi mới (Chadee và Roxas, 2013). Hầu hết các nghiên cứu trong bối cảnh của các nền<br />
kinh tế chuyển đổi và đang phát triển, thì chất lượng điều hành ảnh hưởng tiêu cực<br />
đến khả năng đổi mới của doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Xheneti và Bartlett,<br />
2012). Zhu và các cộng sự (2012) đã chỉ ra hoạt động đổi mới sáng tạo của DNNVV<br />
bị cản trở bởi các chi phí liên quan đến đổi mới như gánh nặng thuế, chi phí tài<br />
chính…, việc tuân thủ sự quan liêu và cứng nhắc của các cơ quan Nhà nước. Rào cản<br />
này dẫn đến sự leo thang mức độ không chắc chắn và chi phí, ngăn cản khả năng tiếp<br />
cận của doanh nghiệp với các nguồn lực để hỗ trợ hoặc kích thích sự đổi mới. Bên<br />
cạnh đó, sự nhận thức về cơ hội và rủi ro của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự đổi mới<br />
sáng tạo và chủ động tiên phong của các doanh nghiệp (Haro và các công sự, 2011).<br />
Khi mà mức độ không chắc chắn và chi phí tăng cao thì khả năng quản trị rủi ro của<br />
doanh nghiệp bị hạn chế, đặc biệt là các DNNVV. Điều này sẽ làm cho các doanh<br />
nghiệp suy giảm mức độ chấp nhận rủi ro để có thể hướng tới các cơ hội kinh doanh.<br />
Sự tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và các dịch vụ hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước<br />
cho các DNNVV khi thác các cơ hội kinh doanh mới sẽ ảnh hưởng tích cực đến mức<br />
độ chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp (Haro và các công sự, 2011). Do đó, việc<br />
gia tăng chi phí tiền bạc và chi phí thời gian, cũng như các doanh nghiệp còn phải đối<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
mặt với sự phiền hà khi thực hiện các thủ tục kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến<br />
mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Như vậy, chất lượng điều hành sẽ có thể<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến cả ba khía cạnh của tinh thần doanh nhân. Các rào cản của<br />
chất lượng điều hành đối với hoạt động của các DNNVV cũng đã được các nghiên<br />
cứu trong nước đề cập tới (CIEM và các cộng sự, 2016; VCCI, 2016). Việc thanh tra,<br />
kiểm tra và quá nhiều các loại chi phí đã làm nản lòng các doanh nghiệp sản xuất và<br />
kinh doanh, ngại ngần đầu tư, giảm động lực đổi mới sáng tạo (Nguyễn Thị Luyến,<br />
2018; Lê Du Phong và Lê Huỳnh Mai, 2018). Căn cứ vào kết quả tổng quan, luận án<br />
đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:<br />
<br />
tế trong tương lai để hình thành các mối quan hệ hợp đồng. Điều này có thể ngăn cản<br />
các DNNVV chấp nhận rủi ro để đầu tư (Lajqi và Krasniqi, 2017). Bên cạnh đó, sự<br />
phức tạp và hay thay đổi của các quy định và chính sách của Nhà nước sẽ làm cho<br />
các doanh nghiệp khó dự đoán cũng như làm thế nào để phù hợp với các quy định khi<br />
muốn tiên phong trên thị trường. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tính chủ<br />
động tiên phong của các doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả tổng quan, luận án đề xuất<br />
các giả thuyết nghiên cứu sau:<br />
<br />
H1a: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.<br />
<br />
H2b: Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan<br />
hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.<br />
<br />
H1b: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.<br />
H1c: Chất lượng điều hành có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.<br />
Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định được định nghĩa là tính<br />
phức tạp/sự chồng chéo, thiếu rõ ràng và tính biến động/thiếu ổn định và thiếu nhất<br />
quán của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước. Các rào cản này được đề cập<br />
đến bởi Lajqi và Krasniqi (2017). Đây cũng là hai đặc trưng điển hình của thể chế<br />
chính thống tại Việt Nam. Các chính sách của Nhà nước đề cập đến việc ban hành và<br />
thực thi luật pháp, pháp lệnh, qui định với bất cứ hình thức pháp chế nào và/hoặc các<br />
quyết định của chính phủ, đặc biệt là những văn bản ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh<br />
doanh (Forgel, 2001). Chính sách nhà nước có thể được xem như một ống dẫn qua đó<br />
các DNNVV có thể tham gia các hoạt động kinh doanh phù hợp với các qui tắc và<br />
qui định bên ngoài, vì thế, làm giảm mức độ không chắc chắn trong hoạt động kinh<br />
doanh (Roxas và các cộng sự, 2008). Các tài liệu về thể chế, cả lý thuyết và thực<br />
nghiệm đã chỉ ra rằng các quy định và chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực<br />
tiếp đến tinh thần doanh nhân (Dickson và Weaver, 2008; Roxas và các cộng sự,<br />
2008; Alvarez và Urbano, 2012). Phần lớn các nghiên cứu đều thừa nhận, các quy<br />
định pháp luật theo hướng hoàn thiện và phát triển, đảm bảo tuân thủ đúng theo cơ<br />
chế thị trường thì có mối quan hệ tích cực với sự phát triển của các doanh nghiệp<br />
thông qua khả năng đổi mới và quyết định chiến lược (Roxas và các cộng sự, 2008).<br />
Mối quan hệ sẽ theo chiều ngược lại nếu các quy định pháp luật trở thành rào cản cho<br />
hoạt động của các doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Liu, 2011; Zhu và các cộng<br />
sự, 2012). Các quy định và chính sách của Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc cản trở các<br />
cơ hội để để DNNVV theo đuổi các dự án sáng tạo nhiều rủi ro hơn nhưng đầy hứa<br />
hẹn (Zhu và các cộng sự, 2012). Sự thiếu ổn định và phức tạp của hệ thống quy định<br />
chính sách gây ra rủi ro chính sách, rủi ro kinh doanh, mất động lực đổi mới sáng tạo<br />
và ảnh hưởng đến quyết định đầu tư phát triển của các doanh nghiệp (Nguyễn Thị<br />
Luyến, 2018). Bởi vì các chính sách không phù hợp nên môi trường trở nên đối<br />
nghịch với tăng trưởng kinh doanh và các doanh nhân khó dự đoán triển vọng về kinh<br />
<br />
H2a: Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan<br />
hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.<br />
<br />
H2c: Sự không phù hợp của hệ thống chính sách, quy định của Nhà nước có mối quan<br />
hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.<br />
2.1.2.3 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế<br />
không chính thống và tinh thần doanh nhân<br />
Mặc dù còn có các ý kiến khác nhau trong việc xác định các yếu tố thể chế<br />
không chính thống (Helke và Levisky, 2006; Sayoum, 2011), nhưng nói chung thể<br />
chế không chính thống có thể được xác định theo ba nhóm các yếu tố chủ yếu: nhóm<br />
thứ nhất bao gồm các yếu tố văn hóa quốc gia, các chuẩn mực trong xã hội (Busenitz<br />
và các cộng sự, 2000); nhóm thứ hai là các yếu tố xã hội như lòng tin, danh tiếng<br />
(Wicks và Berman, 2004; Seyoum, 2011); nhóm thứ ba là các yếu tố được sinh ra do<br />
kết quả của sự thiếu hụt và yếu kém của thể chế chính thống như mạng lưới quan hệ<br />
(Aslanion, 2006), tham nhũng và kết nối chính trị (Li, 2009). Tất cả ba nhóm yếu tố<br />
này của thể chế không chính thống đều hướng tới việc đạt được “sự chấp nhận” khi<br />
phải tuân thủ “luật chơi” trong một xã hội. Covin và Miller (2014) và Miller (2011),<br />
các học giả chuyên nghiên cứu về lĩnh vực tinh thần doanh nhân đã đưa ra gợi ý rằng:<br />
tinh thần doanh nhân có thể được định hình bởi sức mạnh xã hội, các bên liên quan<br />
hoặc áp lực của chính phủ để bắt chước hoặc nổi bật so với đối thủ cạnh tranh hoặc<br />
thúc đẩy tổ chức của nó được chấp nhận. Trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi<br />
và đang phát triển, các nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố thể chế không chính<br />
thống, điển hình như tham nhũng (Li, 2009, Zhghenti, 2017), lòng tin (Nguyen và các<br />
cộng sự, 2005; Seyoum, 2011), và mạng lưới quan hệ (Aslanion, 2006; Steer và Sen,<br />
2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu đều có sự thống nhất cao về vai trò điều tiết của<br />
mạng lưới quan hệ với mối quan hệ giữa tinh thần doanh nhân và kết quả kinh doanh<br />
của các doanh nghiệp (Chin và các cộng sự, 2016; Zhang và Zhang, 2012; Walter và<br />
các cộng sự, 2006). Bởi vậy, luận án này chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa thể chế<br />
không chính thống và tinh thần doanh nhân thông qua tìm hiểu ảnh hưởng của hai<br />
yếu tố thể chế không chính thống là tham nhũng và lòng tin thể chế.<br />
<br />
9<br />
<br />
Tham nhũng là lạm dụng quyền hạn được giao phó cho lợi ích cá nhân<br />
(Bardhan, 1997, Transparency International, 2010). Tham nhũng được định nghĩa là<br />
các cách tự làm giàu, tự thưởng tiền của các quan chức Nhà nước từ cao nhất xuống<br />
thấp nhất, để lấy được tiền và quà cho cá nhân từ mọi giao dịch của Nhà nước bất cứ<br />
khi nào có thể. Khái niệm tham nhũng này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu<br />
trước đó, bao gồm cả những nghiên cứu trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi và<br />
đang phát triển (Avnimelech và cộng sự, 2014, Chadee và Roxas, 2013) và cũng<br />
được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong thực tế, tham nhũng tồn tại ở tất cả các<br />
nước. Tuy nhiên, ở các nền kinh tế chuyển đổi, nó đã được coi là một hiện tượng phổ<br />
biến và mức độ của nó là cao hơn đáng kể so với ở các nền kinh tế phát triển<br />
(Tonoyan và cộng sự, 2010). Mặc dù nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ và các<br />
chiến dịch chống tham nhũng khác nhau ở các nước đang phát triển, nhưng tham<br />
nhũng vẫn là một thách thức lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp<br />
và nó đã được gợi ý như một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của các<br />
doanh nghiệp (Chadee và Roxas, 2013; Le, 2017).<br />
Liên quan đến những ảnh hưởng của tham nhũng đối với các hành vi của công<br />
ty, các tài liệu đã cho thấy tham nhũng có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực<br />
ngay lập tức hoặc trong tương lai (Macrae, 1982) và có thể có một số tác động tích<br />
cực trong ngắn hạn nhưng nó sẽ cản trở sự đổi mới và phát triển bền vững của các<br />
doanh nghiệp (Avnimelech và cộng sự, 2014; Nguyen và các cộng sự, 2016). Ở cấp<br />
quốc gia, tác động tiêu cực của tham nhũng đã được ghi nhận rộng rãi trong các<br />
nghiên cứu trước đây như tạo ra những động lực tiêu cực cho các doanh nhân tham<br />
gia vào các cơ hội tạo ra giá trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh và do đó dẫn đến<br />
giảm các hoạt động của tinh thần doanh nhân (Avnimelech và các cộng sự, 2014). Ở<br />
cấp độ công ty, một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy tác động tiêu cực của tham<br />
nhũng đối với sự đổi mới của công ty (Chadee và Roxas, 2013, Nguyen và các cộng<br />
sự, 2016). Tham nhũng đã góp phần vào việc định hình hành vi tinh thần doanh nhân<br />
của các doanh nghiệp nhỏ trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi (Tonoyan và<br />
các cộng sự, 2010). Tham nhũng được xác là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động<br />
của các DNNVV (Aidis, 2005; Hashi & Krasniqi, 2011). Khi tham nhũng ở mức độ<br />
cao, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng kinh doanh ngắn hạn, ít đầu tư và chộp giật<br />
(Nguyễn Văn Thắng, 2015). Như vậy, mức độ chấp nhận rủi ro và chủ động tiên<br />
phong của các doanh nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi họ không có ý định<br />
đầu tư lâu dài, không chú trọng vào phát minh và sáng tạo. Tuy nhiên, ảnh hưởng của<br />
tham nhũng đến tất cả các khía cạnh của tinh thần doanh nhân (đổi mới sáng tạo,<br />
chấp nhận rủi ro và chủ động tiên phong,) dường như ít được quan tâm nghiên cứu.<br />
Căn cứ vào cơ sở tổng quan, luận án đề xuất các giả thuyết nghiên cứu sau:<br />
H3a: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.<br />
<br />
10<br />
<br />
H3b: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.<br />
H3c: Tham nhũng có mối quan hệ ngược chiều với mức độ chủ động tiên phong.<br />
Lòng tin là một thể chế không chính thống quan trọng và thường được sử dụng<br />
(Williamson, 1993; Dixit, 2009; Seyoum, 2011) đã trở thành một nguyên tắc quan<br />
trọng của tổ chức khi thiếu hụt một thể chế thị trường mạnh (Nguyen và các cộng sự,<br />
2005) và phát triển lòng tin sẽ có một kết quả hoạt động tốt hơn (Wicks và Berman,<br />
2004; Nguyen và Rose, 2009). Lòng tin thường được nhìn nhận là có thể thay thế cho<br />
một thể chế thị trường phát triển (Redding, 1990; Peng & Heath, 1996). Có rất nhiều<br />
các nghiên cứu về các loại lòng tin khác nhau và cũng có rất nhiều khái niệm về lòng<br />
tin. Nói chung, lòng tin được coi là một thể chế không chính thống đề cập đến các hệ<br />
thống tín ngưỡng đã được thiết lập về hành vi của người khác. Cần thiết phải xác<br />
định các loại lòng tin cụ thể trong nghiên cứu để so sánh thích hợp. Rus và Iglic<br />
(2005) đã kiểm tra lòng tin của các DNNVV bao gồm lòng tin thể chế và lòng tin<br />
giữa các cá nhân. Lòng tin thể chế trong nghiên cứu này được định nghĩa là các kỳ<br />
vọng được chia sẻ có nguồn gốc từ các cấu trúc xã hội chính thức thông qua các tín<br />
hiệu như là thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp hoặc các cơ chế trung gian như<br />
quy định pháp luật, ngân hàng, sự quan liêu của chính phủ (Fuglsang và Jagd, 2015),<br />
nói chung là vượt ra khỏi một giao dịch nhất định và vượt ra ngoài các đối tác trao<br />
đổi cụ thể (Zucker, 1986; p. 63). Lòng tin thể chế thúc đẩy sự hợp tác và sẽ có tác<br />
động tích cực đến kết quả khi khuyến khích các chủ thể tham gia vào các mối quan hệ<br />
hợp tác kinh doanh với một loạt các đối tác tiềm năng do đó mở rộng cơ hội kinh<br />
doanh và các nguồn lực sẵn có (Rus & Iglic, 2005). Như vậy, lòng tin thể chế có thể<br />
ảnh hưởng đến tinh thần doanh nhân là mối quan hệ cần được kiểm tra bằng các<br />
nghiên cứu cả lý thuyết lẫn thực nghiệm. Trong nghiên cứu này, căn cứ vào mục đích<br />
nghiên cứu, tác giả tập trung vào lòng tin thể chế, nó được xem là trung tâm nhất<br />
trong chức năng của các hệ thống kinh tế xã hội hiện đại và rất quan trọng trong giai<br />
đoạn đầu của mối quan hệ giữa các công ty (Rus và Iglic, 2005). Tương tự như tham<br />
nhũng, lòng tin thể chế đã được tìm thấy đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra<br />
môi trường thể chế. Các hoạt động của tinh thần doanh nhân đòi hỏi một nền tảng cơ<br />
bản của lòng tin thể chế (Karmann et al, 2016). Trong đó, tinh thần doanh nhân và sự<br />
đổi mới của doanh nghiệp có thể bị suy giảm hoặc phát triển (Anokhin và Schulze,<br />
2009; Ellonen và cộng sự, 2008). Căn cứ vào cơ sở tổng quan, luận án đề xuất các giả<br />
thuyết nghiên cứu sau:<br />
H4a: Lòng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ đổi mới sáng tạo.<br />
H4b: Lòng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ chấp nhận rủi ro.<br />
H4c: Lòng tin thể chế có mối quan hệ cùng chiều với mức độ chủ động tiên phong.<br />
<br />