intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á" là ảnh hưởng của bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc lên quyết định tài chính công ty thuộc khu vực Đông Nam Á, cụ thể là quyết định đầu tư và quyết định nắm giữ tiền mặt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Bất định chính sách kinh tế của Trung Quốc và quyết định đầu tư, nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- BẤT ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, NẮM GIỮ TIỀN MẶT TRONG CÔNG TY THUỘC ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp, Hồ Chí Minh, năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1 : ...................................................................... .......................................................................................... Phản biện 2 : ...................................................................... .......................................................................................... Phản biện 3 : ...................................................................... .......................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại..................................................................... .......................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: .................................. ..........................................................................................
  3. 1 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã nổi lên như một đối tác quan trọng của Đông Nam Á (SEA) về thương mại và đầu tư. Các nền kinh tế Đông Nam Á được hưởng lợi đáng kể từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, giá cả hàng hóa cao và mạng lưới sản xuất khu vực ngày càng mở rộng do nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc (Ah, 2017). Năm 2009 Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đông Nam Á. Cán cân thương mại của khu vực Đông Nam Á giữ xu hướng thâm hụt ngày càng sâu với Trung Quốc kể từ khi khu vực thương mại tự do Asean – Trung Quốc có hiệu lực vào 2011. Đầu tư FDI của Trung Quốc vào Đông Nam Á gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng nhanh và hiện chỉ đứng sau EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong đó, các nước có quan hệ đối tác mạnh mẽ với Trung Quốc gồm: Việt Nam là nước có tỷ trọng thương mại lớn nhất trong khu vực, Singapore là điểm đến hàng đầu của FDI Trung Quốc. Nhóm sáu nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam chiếm 94% giao dịch thương mại và 85% đầu tư FDI là nhóm quốc gia chủ lực trong quan hệ đối tác của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự bất định nói chung và bất định chính sách kinh tế (BĐCSKT) nói riêng trở thành mối quan tâm của cả giới báo chí, học giả và các nhà làm chính sách. Theo báo cáo quốc gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM, 2017), bất định là yếu tố chính dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.
  4. 2 Chính sách kinh tế Trung Quốc thu hút được sự quan tâm hiện nay không chỉ bởi thành tựu đã đưa nền kinh tế Trung Quốc trở thành cường quốc thứ hai chỉ sau Hoa Kỳ mà còn bởi những bất ổn tiềm tàng đằng sau sự tăng trưởng quá nóng (Ah, 2017). Đông Nam Á - một khu vực nằm ở phía Nam - có quan hệ thương mại và đầu tư mật thiết với nền kinh tế Trung Quốc được đánh giá là đã hưởng lợi đáng kể từ sự trỗi dậy của Trung Quốc thời gian qua (Ah, 2017) thu hút sự quan tâm của luận án ở khía cạnh liệu rằng BĐCSKT của Trung Quốc có tương tự như là một tin xấu đối với đầu tư của các công ty Đông Nam Á, hay đó lại là một cơ hội? Vì kinh tế Trung Quốc vẫn đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, vươn tầm ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới mang theo những bất ổn tiềm tàng trong chính sách kinh tế, vì Đông Nam Á là khu vực có quan hệ mật thiết với Trung Quốc và là khu vực đang ngày càng được quan tâm hơn trên bản đồ kinh tế thế giới, nên nghiên cứu về BĐCSKT của Trung Quốc và tác động của nó đến các công ty thuộc khu vực Đông Nam Á là một vấn đề cần được quan tâm trong bối cảnh hiện nay. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Theo ghi nhận của tác giả luận án, các nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐCSKT đến doanh nghiệp gần đây tập trung vào các chủ đề về đầu tư và tiền mặt là khá phổ biến. Các nghiên cứu chủ yếu thực hiện ở phạm vi một quốc gia, và tập trung nhiều ở những nước có tầm ảnh hưởng lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Nghiên cứu về BĐCSKT của quốc gia lớn tác động lên quyết định đầu tư trong công ty ở một hoặc một nhóm quốc gia láng giềng là vấn đề chưa được nhăc đến phổ biến. Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu trên và vì tầm quan trọng của
  5. 3 nền kinh tế Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, luận án xác định vấn đề nghiên cứu thứ nhất của luận án này là ảnh hưởng của BĐCSKT đến từ Trung Quốc lên đầu tư công ty thuộc Đông Nam Á. Nếu cho rằng Đông Nam Á là một khối liên minh có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, thì BĐCSKT của Trung Quốc cũng có thể vươn tầm ảnh hưởng tới các quyết định tài chính của công ty Đông Nam Á. Nếu BĐCSKT của Trung Quốc có tác động đến đầu tư công ty ở Đông Nam Á như vấn đề nghiên cứu thứ nhất luận án đã đề cập, thì cũng có thể tác động tới nắm giữa tiền mặt của những công ty này. Đây cũng là vấn đề chưa được xem xét trong các nghiên cứu trước đây. Do đó, vấn đề nghiên cứu thứ hai của luận án được xác định là tác động của BĐCSKT đến từ Trung Quốc lên quyết đinh nắm giữ tiền trong công ty thuộc Đông Nam Á. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của BĐCSKT của Trung Quốc lên quyết định tài chính công ty thuộc khu vực Đông Nam Á, cụ thể là quyết định đầu tư và quyết định nắm giữ tiền mặt. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, ở mỗi vấn đề, luận án nghiên cứu để trả lời các câu hỏi cụ thể sau:  Thứ nhất, BĐCSKT Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến quyết định đầu tư / nắm giữ tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á?  Thứ hai, BĐCSKT Trung Quốc có gây ra ảnh hưởng giống nhau đến đầu tư / tiền mặt trong công ty ở các quốc gia nghiên cứu không?
  6. 4  Thứ ba, BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng khác nhau đến đầu tư / tiền mặt trong công ty có đặc điểm riêng khác nhau không? (trong đó các đặc điểm riêng của công ty được xem xét bao gồm: tỷ lệ tài sản cố định, mức tài chính nội bộ và tiềm năng tăng trưởng của công ty trong mô hình đầu tư; chi trả cổ tức và thu nhập ròng trên tổng tài sản trong mô hình tiền mặt).  Thứ tư, BĐCSKT của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa đầu tư và nắm giữ tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á? 1.4. Những đóng góp của luận án Đầu tiên, theo hiểu biết của tác giả luận án, đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét ảnh hưởng của BĐCSKT của một quốc gia lớn đến đầu tư và nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc một nhóm quốc gia trong cùng khu vực. Vì vậy, luận án kỳ vọng đóng góp vào xu hướng nghiên cứu liên quan tới vai trò chi phối của các nền kinh tế lớn lên quyết định tài chính của các doanh nghiệp ở các nền kinh tế nhỏ. Thứ hai, trong bối cảnh BĐCSKT đang được quan tâm rộng rãi, kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á. Kết luận này của luận án làm mạnh mẽ hơn cảnh báo rằng thế giới cần quan tâm tới các hành động chính sách từ Trung Quốc. Thứ ba, kết quả thực nghiệm về tác động của BĐCSKT Trung Quốc lên quyết định đầu tư, nắm giữ tiền và mối quan hệ giữa nắm giữ tiền và đầu tư trong các công ty Đông Nam Á giúp làm phong phú kho tàng nghiên cứu thực nghiệm về tác động của yếu tố môi trường kinh doanh lên đến nắm giữ tiền và đầu tư của công ty. Kết quả này hàm ý thêm
  7. 5 một yếu tố đáng kể cần xem xét trong các nghiên cứu về chính sách nắm giữ tiền mặt, chính sách đầu tư về sau. Ngoài ra, luận án sử dụng chỉ số WUI (Ahir & cộng sự, 2018), để đo lường BĐCSKT là phương pháp đo lường mang tính phổ quát, đã thực hiện ở 143 quốc gia trên thế giới mở ra tiềm năng ứng dụng chỉ số này trong các nghiên cứu mang tầm quốc tế về bất chính sách kinh tế.
  8. 6 Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU BĐCSKT ảnh hưởng đến đầu tư công ty theo lập luận của lý thuyết quyền chọn thực, ma sát tài chính và nguyên tắc tin xấu. Trong đó, phần lớn các học giả và bằng chứng thực nghiệm đề xuất mối quan hệ ngược chiều giữa BĐCSKT và đầu tư công ty. BĐCSKT ảnh hưởng khiến công ty tăng giữ tiền mặt theo lập luận của các lý thuyết dựa trên động cơ phòng ngừa của giữ tiền mặt. Nhưng BĐCSKT cũng ảnh hưởng khiến công ty giảm giữ tiền mặt theo lý thuyết đại diện. Một số học giả chỉ ra mối quan hệ không đồng nhất giữa BĐCSKT và tiền mặt trong công ty như Gao & Grinstein (2014), Wright (2015) hay He, Ma, & Zhang (2020) 2.1. BĐCSKT và ảnh hưởng đối với nền kinh tế Demir & Ersan (2017) định nghĩa bất định chính sách kinh tế là khái niệm đề cập đến sự không chắc chắn về các hành động chính sách trong lĩnh vực kinh tế mà những người ra quyết định sẽ thực hiện và không chắc chắn về tác động của nó trong hiện tại và tương lai. Bất định chính sách kinh tế là một loại rủi ro, nó làm tăng rủi ro cho cả doanh nghiệp và cá nhân, khiến họ trì hoãn chi tiêu và đầu tư. Bất định chính sách kinh tế (BĐCSKT) có ảnh hưởng tới nền kinh tế ở cả cấp vĩ mô, thị trường, doanh nghiệp và ảnh hưởng lan tỏa giữa các quốc gia. Các kết quả thực nghiệm cho thấy BĐCSKT làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm đầu tư, chi tiêu khiến sản lượng của nền kinh tế giảm. BĐCSKT kéo theo hiệu quả hoạt động của thị trường kém đi, lợi nhuận sụt giảm. Trong giai đoạn BĐCSKT tăng cao, hoạt động M&A diễn ra chậm hơn, công ty thực hiện cách chính sách thận trọng
  9. 7 hơn, đầu tư ít hơn, chậm lại tiến trình huy động vốn và sử dụng nợ nhiều hơn. EPU và WUI là hai chỉ số đo lường BĐCSKT được xây dựng lần lượt bởi Baker & cộng sự (2016) và Ahir & cộng sự (2018). Hai biện pháp đo lường này đang dần được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về BĐCSKT trên toàn cầu. Luận án này sử dụng EPU và WUI để đo lường BĐCSKT tại các quốc gia nghiên cứu 2.2. Khung lý thuyết về tác động của BĐCSKT đến đầu tư công ty Lý thuyết quyền chọn thực chỉ ra rằng nếu đầu tư là không thể đảo ngược thì bất định làm tăng giá trị quyền chọn chờ và công ty trì hoãn đầu tư cho đến khi một số hoặc tất cả các bất định tiềm tàng được giải quyết. Do bản chất không thể đảo ngược của đầu tư hoặc chi phí chìm khiến các công ty cân nhắc khác biệt lợi nhuận giữa đầu tư hiện tại và tương lai. Với mức độ bất định cao hơn, càng nhiều lợi ích được chờ đợi ở đầu tư trong tương lai, theo đó giá trị của quyền chọn chờ càng cao dẫn tới công ty giảm đầu tư ở hiện tại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể (sự tăng / giảm giá trị của các quyền chọn khác trong dự án lấn át giá trị của quyền chọn chờ) bất định không nhất thiết dẫn đến trì hoãn đầu tư. Bernanke (1983), Schwartz & Brenner (1985), Titman (1985), McDonald & Siegel (1986), Pindyck (1988), Rodrik (1991) là những kết quả thực nghiệm ghi nhận mối quan hệ ngược chiều giữa bất định và đầu tư trên cơ sở lập luận của lý thuyết quyền chọn thực. Chứng kiến sự gia tăng biến động giá tài sản và chênh lệch lãi suất tín dụng trong khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, Christiano & cộng sự
  10. 8 (2014) đã chỉ ra ma sát tài chính như một kênh bổ sung mà qua đó những bất ổn có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. BĐCSKT tăng cao buộc chênh lệch lãi suất tín dụng phải tăng lên để bù đắp rủi ro cho ngân hàng. Trong bối cảnh đó, sự gia tăng bất định sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn vay và làm giảm chi tiêu đầu tư. Bất định làm tăng chi phí sử dụng vốn bên ngoài (Gilchrist & Zakrajšek, 2011) hoặc tăng chi phí sử dụng vốn cổ phần (Pástor & Veronesi, 2012) và từ đó dẫn đến tỷ lệ đầu tư thấp hơn. Nghiên cứu về nguồn gốc của chu kỳ đầu tư, Bernanke (1983) đã xây dựng “nguyên tắc tin xấu” đề cập đến sự tương tác giữa tính không thể đảo ngược của đầu tư, sự bất định của thu nhập trong tương lai và quyền chọn trì hoãn đầu tư. Nguyên tắc tin xấu cho rằng: “với mức lợi nhuận hiện tại, mức độ sẵn sàng đầu tư trong giai đoạn hiện tại chỉ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tin xấu có thể đến. Mức độ tốt của những tin tức tiềm năng không quan trọng đối với quyết định đầu tư” (Bernanke, 1983, trang 91). Theo đó, bất định gia tăng sẽ khiến công ty trì hoãn đầu tư nếu việc trì hoãn đầu tư đem lại lợi ích cao hơn đầu tư sớm. Trì hoãn đầu tư khiến công ty mất đi lợi nhuận trong khoảng thời gian chờ đợi nhưng đổi lại được lợi nhuận “muộn hơn và nhiều hơn” bởi tiết kiệm được chi phí đảo ngược đầu tư. 2.3. Khung lý thuyết về tác động của BĐCSKT đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty Dựa trên động cơ phòng ngừa, do tình trạng bất cân xứng thông tin, BĐCSKT tác động đến quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty thông qua kênh hạn chế tài chính và ma sát tài chính. Nghiên cứu của Almeida & cộng sự (2004) chỉ ra rằng, ở những công ty bị hạn chế tài
  11. 9 chính, tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa dòng tiền và tiền mặt. Trong thời kỳ bất định và suy thoái, các công ty này cần tăng nắm giữ tiền mặt một lượng đáng kể như là công cụ phòng ngừa rủi ro. Việc tăng nắm giữ tiền mặt giúp công ty tận dụng cơ hội đầu tư (sinh ra trong bất định) và giảm chi phí huy động vốn bên ngoài. Bên cạnh đó, Opler & cộng sự (1999) cho rằng đối mặt với nguồn tài trợ bên ngoài có chi phí sử dụng cao, công ty tăng nắm giữ tiền mặt như một biện pháp đệm chống lại các cú sốc tiêu cực lên dòng tiền của họ, điều mà có thể ngăn cản công ty thực hiện các dự án có NPV dương. Nhìn chung, khung lý thuyết từ động cơ phòng ngừa đề xuất mối quan hệ cùng chiều giữa BĐCSKT và tiền mặt. Khi BĐCSKT cản trở cơ hội đầu tư, trì hoãn các dự án đầu tư, làm trầm trọng thêm bất cân xứng thông tin và ma sát tài chính, đồng thời làm tăng chi phí huy động vốn bên ngoài, khung lý thuyết động cơ phòng ngừa cho thấy công ty nên tăng nắm giữ tiền mặt để tránh chi phí huy động vốn bên ngoài cao. Theo lý thuyết đại diện, về mối quan hệ giữa BĐCSKT và nắm giữ tiền mặt trong công ty, lý thuyết do Jensen (1986) đề xuất cho thấy các cổ đông điều hành trong công ty thường có động cơ nắm giữ tiền mặt hơn là tăng trả cổ tức khi cơ hội đầu tư bên ngoài bị thu hẹp. Theo đó, khi cổ đông có nhiều quyền lực hơn, họ có khả năng buộc nhà quản lý phải giảm nắm giữ tiền mặt. Trong các phân tích ở quy mô quốc tế, lý thuyết này dự đoán rằng công ty ở các quốc gia có sự bảo vệ nhà đầu tư kém có khả năng giữ nhiều tiền mặt hơn. Như vậy, lý thuyết đại diện đề xuất mối quan hệ ngược chiều giữa BĐCSKT và quyết định nắm giữ tiền mặt trong công ty, bởi vì việc giảm nắm giữ tiền mặt giúp
  12. 10 chủ sở hữu giảm thiểu được các vấn đề thất thoát tài chính xảy ra trong thời kỳ bất định tăng cao. Gao & Grinstein (2014) đưa ra lập luận về tác động không rõ ràng của bất định mang tính hệ thống lên quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty. Một mặt, bất định mang tính hệ thống tăng cao cản trở tăng trưởng, làm giảm nhu cầu duy trì tiền của công ty để dành tài trợ cho các quỹ đầu tư trong tương lai. Mặt khác, bất định mang tính hệ thống cao khiến công ty gặp phải ma sát tài chính mạnh hơn và rủi ro dòng tiền lớn hơn, thúc đẩy họ tích trữ nhiều tiền hơn cho các mục đích phòng ngừa rủi ro. Nghiên cứu của Wright (2015) lại đưa ra các bằng chứng hỗn hợp về ảnh hưởng của sự bất định với nắm giữ tiền mặt khi xem xét hành vi nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp dưới sự bất định trong ngắn hạn và dài hạn. Wright (2015) tìm thấy nắm giữ tiền mặt có tương quan cùng chiều với sự bất định trong dài hạn nhưng tương quan ngược chiều với sự bất định trong ngắn hạn. 2.4. Ảnh hưởng của BĐCSKT của quốc gia có tính chi phối lên nền kinh tế của các nước khác Ảnh hưởng của BĐCSKT của một quốc gia lớn đến một hoặc một nhóm quốc gia khác là chủ đề được thảo luận trong các nghiên cứu thực nghiệm gần đây. Ảnh hưởng của BĐCSKT của quốc gia có tính chi phối (Hoa Kỳ, Trung Quốc) lên nền kinh tế của các quốc gia khác thể hiện ở cấp độ thị trường chứng khoán tương đối rõ nét. Ở các mức độ khác, mối quan hệ này xuất hiện phổ biến trong các kết quả thực nghiệm, nhưng cơ sở lý thuyết cho các vấn đề này là tương đối hiếm
  13. 11 gặp trong các tài liệu chính thống. Ahmed & Huo (2019) là một trong số ít tài liệu đề cập đến cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thị trường chứng khoán quốc tế, trên khía cạnh phân tích các cú sốc tin tức thị thị trường này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của thị trường khác. Cơ sở lý thuyết của Ahmed & Huo (2019) dựa trên giả thuyết “hồi chuông báo thức” của Goldstein (1998) để giải thích động lực lan tỏa. Theo đó, khủng hoảng ở một quốc gia có thể coi như một lời cảnh tỉnh cho các nhà đầu tư xem xét kỹ hơn các vấn đề có liên quan ở quốc gia tương tự. Nếu nhà đầu tư phát hiện ra các vấn đề hoặc rủi ro mà họ chưa nhìn thấy trước đó thì sự lan tỏa hoặc lây lan sẽ xảy ra. Gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc lên các nền kinh tế lân cận đã tăng lên đáng kể. Ahmed & Huo (2019) chỉ ra tác động lan tỏa từ cú sốc sụp đổ thị trường chứng khoán Trung Quốc đến thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Lean & Teng (2013) cho thấy bằng chứng về sự liên kết tài chính giữa Malaysia và Trung Quốc khi nghiên cứu ảnh hưởng của Trung Quốc tới thị trường Malaysia. Huang & Kuo (2015) lưu ý rằng thị trường chứng khoán Hồng Kông và Đài Loan bị ảnh hưởng đáng kể bởi Trung Quốc Đại Lục. Nishimura & cộng sự (2015) đưa ra kết quả thị trường chứng khoán Trung Quốc có tác động lớn đến thị trường chứng khoán Nhật Bản thông qua các công ty liên quan đến Trung Quốc ở Nhật Bản.
  14. 12 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Invi,t = αi + β1Wui_chnt-1 + β2Salei,t + β3Tobin’qi,t-1 + (3.1) β4Cashflowi,t + β5Firmsizei,t + β6Levi,t-1 + β7Wuij,t-1 + β8Gdpgj,t + εi,t Trong đó Invi,t là đầu tư công ty theo tổng tài sản đầu kỳ của công ty i. Wui_chnt-1 đo lường BĐCSKT của Trung Quốc năm t-1. Salei,t là doanh thu năm t là biến kiểm soát tiềm năng tăng trưởng của công ty i. Tobin’qi,t-1 là biến kiểm soát cơ hội đầu tư của công ty i năm t-1. Cashflowi,t là dòng tiền năm t của công ty i đại diện cho nguồn tài trợ của đầu tư. Firmsizei,t là quy mô công ty i năm t để kiểm soát hạn chế tài chính. Levi,t-1 là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm t-1. Wuij,t-1 đo lường BĐCSKT của quốc gia j nơi công ty i tọa lạc dùng để kiểm soát BĐCSKT của quốc gia công ty sở tại với đầu tư công ty. Gdpgj,t là tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội của quốc gia j năm t, để kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô trong mô hình nghiên cứu đối với công ty thuộc nhiều quốc gia. Invi,t = αi + β1Wui_chnt-1 + β2Salei,t + β3Tobin’qi,t-1 + (3.2) β4Cashflowi,t + β5Firmsizei,t + β6Levi,t-1 + β7Wuij,t-1 + β8Gdpgj,t + β9Xi,t + β10(Xi,t * Wui_chnt-1)+ εi,t Ngoài các biến đã có trong mô hình (3.1), Xi,t đại diện cho khả năng không thể đảo ngược đầu tư, nguồn vốn nội bộ và cơ hội tăng trưởng, lần lượt được thay bằng Ppei,t, Inti,t và Tobin’qi,t.
  15. 13 Cashi,t = αi + β1Wui_chnt-1 + β2Firmsizei,t + β3Mtbi,t + β4Nwci,t (3.3) + β5Levi,t + β6Invi,t + β7Divi,t + β8Roai,t + β9Wuij,t + β10Gdgpj,t + εi,t Trong đó Cashi,t là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt kỳ t của công ty i. Wui_chnt- 1 là BĐCSKT của Trung Quốc năm t-1. Firmsizei,t là quy mô kỳ t của công ty i. Mtbi,t là tỷ lệ giá thị trường trên giá sổ sách. Nwci,t là tỷ lệ tài sản hoạt động ròng trên tổng tài sản kỳ t của công ty i. Levi,t là tỷ lệ nợ kỳ t. Invi,t là đầu tư kỳ t của công ty i. Divi,t là tỷ lệ chi trả cổ tức trên tổng thu nhập ròng kỳ t. Roai,t là tỷ lệ thu nhập ròng trên tài sản kỳ t của công ty i. Wuij,t là BĐCSKT của quốc gia j nơi có công ty i tọa lạc. Và Gdpgj,t là tăng trưởng tổng sản lượng quốc nội của quốc gia j năm t. Cashi,t = αi + β1Wui_chnt-1 + β2Firmsizei,t + β3Mtbi,t + β4Nwci,t (3.4) + β5Levi,t + β6Invi,t + β7Divi,t + β8Roai,t + β9Wuij,t + β10Gdgpj,t + β11(Zi,t * Wui_chnt) + εi,t Ngoài các biến đã có trong mô hình (3.3), biến Zi,t lần lượt được thay bằng thu nhập ròng trên tổng tài sản (Roa) và tỷ lệ chi trả cổ tức trên tổng thu nhập ròng (Div). Zi,t x Wui_chnt là biến tương tác giữa đặc điểm Z của công ty và BĐCSKT của Trung Quốc để xem xét cơ chế ảnh hưởng của BĐCSKT đến tiền mặt công ty. Cashi,t = αi + β1Wui_chnt-1 + β2Firmsizei,t + β3Mtbi,t + β4Nwci,t (3.5) + β5Levi,t + β6Invi,t + β7Divi,t + β8Roai,t + β9Wuij,t + β10Gdgpj,t + β11(Invi,t*Wui_chnt) + εi,t
  16. 14 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của BĐCSKT của Trung Quốc lên quyết định đầu tư và tiền mặt công ty thuộc Đông Nam Á, luận án sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Carruth & cộng sự, 2000). Có nhiều phương pháp được sử dụng để ước lượng các mô hình bảng tĩnh tuyến tính cho các chuỗi dừng bậc gốc nhưng phổ biến hơn cả là mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) được sử dụng để lựa chọn giữa FEM và REM. Các kiểm định được tác giả luận án thực hiện để đảm bảo tính phù hợp của mô hình FE gồm: kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định phương sai thay đổi, kiểm định Wooldridge về sự tự tương quan bậc 1. Trong luận án này, tác giả sử dụng mô hình FE có bổ sung các biến giả thời gian (năm) giúp kiểm soát các cú sốc kinh tế vĩ mô xảy ra trong giai đoạn nghiên cứu cũng như giảm thiểu sự thiên chệch do vấn đề bỏ sót biến. Ngoài ra, mô hình có hiệu chỉnh sai số chuẩn (cluster) ở cấp công ty là hữu ích để xem xét những biến động tương đồng trong mỗi công ty, hạn chế vấn đề phương sai của phần dư thay đổi trong mô hình. Để đánh giá tính vững trong kết quả hồi quy, cách thứ nhất, luận án sử dụng các phương pháp thay thế để đo lường BĐCSKT của Trung Quốc. Cách thứ hai, tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng thay thế gồm phương pháp khử xu hướng (detrend) và phương pháp GLS.
  17. 15 3.3. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm các 3.236 công ty thuộc sáu nước Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam trong cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của Thomson Reuters – Datastream. Dữ liệu dùng để tính mức độ BĐCSKT của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (WUI) được lấy từ nguồn dữ liệu chỉ số bất định toàn cầu của Ahir & cộng sự (2018) . Dữ liệu dùng để tính Epu_scmp của Trung Quốc được lấy từ Baker & cộng sự, 2013) và Epu_ml của Trung Quốc được lấy từ Davis, Liu & Sheng (2019). Dữ liệu về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được lấy từ cơ sở dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF. Thời gian lấy mẫu là từ 1996 – 2018 theo sự sẵn có của dữ liệu về BĐCSKT.
  18. 16 Chương 4: TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. BĐCSKT của Trung Quốc và đầu tư của các công ty ở Đông Nam Á Kết quả hồi quy FE của mô hình (3.1) cho thấy BĐCSKT của Trung Quốc tác động làm suy giảm đầu tư công ty thuộc Đông Nam Á ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này là vững khi sử dụng các phương pháp đo lường BĐCSKT Trung Quốc thay thế và khi thực hiện hồi quy bằng phương pháp khử xu hướng và GLS. Kết quả này phù hợp với lập luận của lý thuyết quyền chọn thực và các kết quả nghiên cứu trước đây của Gulen & Ion (2013) và Wang & cộng sự (2014) và và ủng hộ giả thuyết nghiên cứu thứ nhất của luận án “BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng đến đầu tư của các công ty ở Đông Nam Á” Thực hiện hồi quy FE với mẫu riêng lẻ của từng quốc gia nghiên cứu (Indonesia, Malaysia, Phiippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), luận án cũng thu được kết quả quan hệ ngược chiều giữa BĐCSKT Trung Quốc và đầu tư công ty ở từng quốc gia này. Các kết quả đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5%. Kết quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu thứ hai của luận án “BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng giống nhau đến đầu tư công ty ở các quốc gia nghiên cứu” Xem xét ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc đến đầu tư công ty ở những công ty có đặc điểm riêng khác nhau theo mô hình (3.2), luận án thu được các kết quả: (1) công ty có mức độ không thể đảo ngược đầu tư cao thì chịu tác động lớn hơn bởi BĐCSKT, (2) công ty có nguồn tài chính nội bộ dồi dào thì giảm thiểu được ảnh hưởng của BĐCSKT, (3) công ty có cơ hội đầu tư cao thì ít bị ảnh hưởng trì hoãn
  19. 17 đầu tư khi BĐCSKT gia tăng. Trong đó, mức độ không thể đảo ngược đầu tư được đo bằng chỉ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty, nguồn tài chính nội bộ của công ty gồm thu nhập ròng và khấu hao chia cho tổng tài sản, cơ hội đầu tư của công ty được đo lường bằng chỉ số Tobin’Q. 4.2. BĐCSKT của Trung Quốc và tiền mặt trong công ty ở Đông Nam Á Kết quả hồi quy FE của mô hình (3.3) cho mẫu ở giai đoạn 2010 - 2018 cho thấy BĐCSKT của Trung Quốc tác động làm suy giảm nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này là vững khi sử dụng các phương pháp đo lường BĐCSKT Trung Quốc thay thế và khi thực hiện hồi quy bằng phương pháp khử xu hướng và GLS. Kết quả này phù hợp với một số kết quả thực nghiệm trước đây ở Trung Quốc (Xu & cộng sự, 2016; He, Ma, & Zhang, 2020) và ở 19 quốc gia khác (Javadi & cộng sự, 2021), nhưng trái ngược với kết quả thực nghiệm trên mẫu của Hoa Kỳ (Gulen & Ion, 2013; Gao & Grinstein, 2014), Ấn Độ (Bhaduri & Kanti, 2011). Về mặt lý thuyết và thực nghiệm, tồn tại cả cơ chế tác động khiến công ty tăng nắm giữ tiền mặt hoặc giảm nắm giữ tiền mặt trong điều kiện BĐCSKT gia tăng. Việc ghi nhận mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều trong mẫu nghiên cứu của luận án chỉ phản ánh thực trạng là tác động của cơ chế tác động nào đang lấn át trong mẫu nghiên cứu, chứ không hàm ý phủ nhận mối quan hệ kinh tế còn lại không tồn tại. Xem xét cơ chế ảnh hưởng làm giảm lượng tiền mặt nắm giữ trong công ty dưới tác động của BĐCSKT thông qua kênh thu nhập ròng và
  20. 18 chi trả cổ tức bằng mô hình (3.4), luận án ghi nhận BĐCSKT Trung Quốc ảnh hưởng làm suy giảm tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á thông qua tác động làm giảm thu nhập. Công ty có thu nhập ròng cao thì giảm thiểu được tác động ngược chiều của BĐCSKT đến tiền mặt và ngược lại. Kết quả này ủng hộ lập luận cho rằng BĐCSKT gia tăng mà có thể cản trở tăng trưởng, khiến các doanh nghiệp kiếm được ít tiền hơn và làm giảm khả năng cũng như nhu cầu duy trì lượng tích trữ tiền (Pástor & Veronesi, 2012; Gao & cộng sự, 2014). Thực hiện hồi quy FE với mẫu riêng lẻ của từng quốc gia nghiên cứu (Indonesia, Malaysia, Phiippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), luận án chỉ thu được kết quả quan hệ ngược chiều giữa BĐCSKT Trung Quốc và tiền mặt trong công ty ở Thái Lan. Kết quả này hàm ý luận án chưa ghi nhận ảnh hưởng của BĐCSKT Trung Quốc đến nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc năm trong sáu quốc gia nghiên cứu và chưa đủ bằng chứng để kết luận về giả thuyết “BĐCSKT Trung Quốc ảnh hưởng như nhau đến nắm giữ tiền mặt trong công ty ở các quốc gia nghiên cứu” Cuối cùng, khi xem xét ảnh hưởng của BĐCKST Trung Quốc tới mối quan hệ giữa đầu tư và tiền mặt trong công ty bằng ước lượng FE và GLS mô hình (3.5), luận án thu được kết quả, BĐCSKT Trung Quốc làm suy giảm ảnh hưởng ngược chiều của đầu tư lên tiền mặt công ty thuộc Đông Nam Á. Kết quả này ủng hộ giả thuyết “BĐCSKT Trung Quốc có ảnh hưởng đến mối quan hệ ngược chiều giữa đầu tư và nắm giữ tiền mặt trong công ty thuộc Đông Nam Á”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2