1<br />
<br />
2<br />
<br />
GI ỚI THIỆU CHUNG<br />
<br />
cứu thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cùng với các nhân tố ảnh<br />
hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn là rất cần thiết<br />
để giúp các ngân hàng xác định đúng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng<br />
dịch vụ của khách hàng tại khu vực này và là cơ sở để phân tích, đánh giá, cũng<br />
như vận dụng có chọn lọc trong việc đưa ra các giải pháp cho các khu vực nông<br />
thôn khác ở Việt Nam. Đây là một chủ đề mới được nghiên cứu ở Việt Nam, nhất<br />
là khi việc đo lường ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng nông thôn<br />
được xem xét trên mối quan hệ tác động của hai biến: tính đổi mới, truyền thông về<br />
dịch vụ đồng thời ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng được khám phá<br />
sâu hơn trong mối quan hệ tác động của yếu tố truyền thông về dịch vụ tới các yếu<br />
tố: dễ dàng sử dụng, sự hữu ích, sự tin tưởng, tính đổi mới, tác động của xã hội.<br />
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý<br />
định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành<br />
Hà Nội”.” làm đề tài Luận án tiến sỹ của mình.<br />
3. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của Luận án<br />
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.<br />
Đề tài nghiên cứu thực hiện mục tiêu sau:<br />
(1) Nghiên cứu tổng quan và phát triển mô hình nghiên cứu những nhân tố<br />
ảnh hưởng tới ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.<br />
(2) Nghiên cứu những đặc điểm, đặc thù của khách hàng khu vực nông thôn<br />
ngoại thành Hà Nội. Tìm hiểu những nhu cầu và yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp<br />
nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khách hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà<br />
Nội. Trên cơ sở đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ ngân<br />
hàng của khách hàng tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội.<br />
(3) Sử dụng mô hình này xác định tính chất tác động và đo lường mức độ tác<br />
động của các nhân tố tới ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực<br />
nông thôn ngoại thành Hà Nội.<br />
(4) Dựa trên những kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý<br />
định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà<br />
Nội sẽ đề xuất những khuyến nghị giải pháp giúp các nhà quản trị ngân hàng xây<br />
dựng chiến lược thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn<br />
ngoại thành Hà Nội.<br />
3.2. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Từ những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về ý định chấp nhận sử dụng<br />
dịch vụ sản phẩm và từ mục tiêu đề ra, Luận án sẽ trả lời những câu hỏi nghiên cứu<br />
cụ thể sau:<br />
(1) Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội<br />
như thế nào?<br />
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân<br />
hàng của khách hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội?<br />
(3) Chiều hướng tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định chấp nhận và<br />
sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội?<br />
<br />
1. Giới thiệu công trình nghiên cứu<br />
Hành vi tiêu dùng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu khoa học quan trọng<br />
trong tiếp thị và nghiên cứu về hành vi tiêu dùng được thực hiện trên nhiều lĩnh<br />
vực. Đặc biệt, ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng luôn<br />
là một phạm trù nghiên cứu quan trọng trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.<br />
Ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ khi gắn với những bối cảnh và tình<br />
huống nghiên cứu cụ thể thì còn rất nhiều vấn đề cần ph ải tiếp tục được nghiên cứu<br />
và làm sáng tỏ. Trong công trình luận án này, ngoài việc tiếp cận trự c tiếp với các<br />
nghiên cứu trước đây về ý định chấp nhận và sử dụng s ản phẩm/dịch vụ, hướng<br />
chính của luận án không chỉ nghiên cứ u các phạm trù một cách đơn lẻ, độc lập và<br />
r ời rạc mà còn tích hợp các nội dung để xây dựng một mô hình nghiên cứu đầ y đủ<br />
hơn về các nhân tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.<br />
Nghiên cứu trên được đặt trong bối cảnh là khách hàng khu vực nông thôn<br />
(cụ thể trong nghiên cứu này là khách hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội)<br />
với sản phẩ m là các dịch vụ ngân hàng cung cấp ở khu vực này. Hơn thế nữa, việc<br />
nghiên cứu mối quan hệ trên tiếp tục được khám phá sâu hơn khi nghiên cứu ý định<br />
chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trong mối quan hệ tác động của yếu tố<br />
truyền thông về dịch vụ tới các yếu tố: dễ dàng sử dụng, sự hữ u ích, sự tin tưởng,<br />
tính đổi mới, tác động của xã hội.<br />
2. Lý do lựa chọn đề tài<br />
Thu hút khách hàng và mở r ộng thị trường của các ngân hàng thương mại<br />
trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phối hợp với các chương trình<br />
của Chính phủ thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho khu vực nông thôn là một chiến<br />
lược quan trọng tại mỗ i quốc gia (Nguyễn Kim Anh & cộng sự, 2011). Bằng chứng<br />
thự c nghiệm từ nhiều nghiên cứu cho thấ y dị ch vụ ngân hàng t ại các khu vực nông<br />
thôn là một trong những phương tiện mạnh mẽ để các gia đình nơi đây tiếp cận và<br />
tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, thoát khỏi đói nghèo và phát triển cuộc sống<br />
của họ (Nguyễn Kim Anh & cộng sự, 2011).<br />
Trước đòi hỏi đối với tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, kinh<br />
tế nông thôn và kinh tế nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội nói riêng trong quá<br />
trình hội nhập quốc t ế, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phong<br />
phú về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng. Mặc dù, nhu cầu về dịch vụ ngân<br />
hàng tại khu vực nông thôn đang ngày càng tăng, nhưng nhiều khách hàng tại khu<br />
vực này chưa thực sự chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng, nên kết quả hoạt động<br />
của các ngân hàng tại khu vực nông thôn chưa thực sự như mong muốn. Thực trạng<br />
này đ òi hỏi phải có các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định s ử dụng dịch<br />
vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn có tính đặc thù<br />
như của ngoại thành Hà Nội (mặc dù Hà Nội là trung tâm quan trọng nhất về chính<br />
trị và là đầu tầu kinh tế đứng thứ hai, nhưng khách hàng tại khu vực nông thôn<br />
ngoại thành Hà Nội vẫn chưa thực sự sử dụng các dịch vụ ngân hàng).<br />
Tuy nhiên, theo cơ sở dữ liệu được tìm hiểu củ a các tác giả, rất ít nghiên cứu<br />
được tiến hành trên thế giới và Việt Nam về chủ đề này. Chính vì vậ y, việc nghiên<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
(4) Mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu tới ý định chấp nhận và sử<br />
dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội?<br />
(5) Nhữ ng giải pháp nào có thể đưa ra để thúc đẩ y t ăng ý định sử dụng dịch<br />
vụ ngân hàng khu vực nông thôn Việt Nam?<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Nghiên cứu định tính: Gỡ băng, xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, ghi chép ý<br />
kiến và chọn lọc câu trả lời quan trọng…<br />
- Nghiên cứu định lượng: Xử lý bằng phương pháp thống kê, phân tích EFA,<br />
CFA, sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định sự<br />
phù hợp của mô hình và các giả thuyết với phần mề m SPSS và AMOS 20.0<br />
- Xử lý dữ liệu áp dụng các phương pháp: (1) Tổng hợp số liệu thống kê và<br />
phân tích; (2) Phân tích và tổng hợp lý thuyết; (3) Phân loại và hệ thống hóa lý<br />
thuyết; (4) Mô hình hóa; (5)Tư duy khoa học diễn dịch và quy nạp.<br />
5. Những đóng góp mới của Luậ n án<br />
Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
(1) Tích hợp và phát triển mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng dịch<br />
vụ ngân hàng khu vực nông thôn gồm 6 nhân tố: dễ sử dụng, sự hữu ích, tính đổi mới,<br />
sự tin tưởng, ảnh hưởng của xã hội, truyền thông về dịch vụ.<br />
(2) Luận án đã tích hợp thêm 2 nhân tố vào mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng rõ<br />
ràng tới ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn mà các<br />
nghiên cứu trước đây hầu như chưa đề cập tới ở các mô hình nghiên cứu ý định chấp<br />
nhận và sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác. Đó là nhân tố tính đổi<br />
mới và truyền thông về dịch vụ ngân hàng.<br />
Đặc biệt là nhân tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng tác động đến ý định sử<br />
dụng dịch vụ ngân hàng thông qua các biến trung gian: Nhận thức về sự hữu ích, tính<br />
đổi mới, dễ sử dụng, sự tin tưởng, ảnh hưởng xã hội.<br />
(3) Thông qua phầm mềm xử lý thống kê SPSS 19.0 và AMOS 20.0. Kết quả<br />
khảo sát được phân tích qua hệ số Cronbach alpha để đo độ tin cậy của thang đo. Phân<br />
tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định giá trị của thang đo cho phép rút ra các<br />
trọng số của các biến quan sát để tiến hành so sánh loại bỏ hay giữ lại trong nghiên cứu.<br />
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) giúp nghiên cứu kiểm định mô hình đo lường và<br />
xác định mô hình đo lường. Phân tích mô hình cấu trúc SEM được thực hiện để kiểm<br />
định các giả thuyết và tìm ra ý nghĩa của 6 nhân tố tác động đến ý định chấp nhận và sử<br />
dụng dịch vụ ngân hàng khu vực nông thôn.<br />
(4) Hoàn thiện thang đo tính đổi mới và thang đo truyền thông về dịch vụ cho<br />
phù hợp với điều kiện nghiên cứu ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông<br />
thôn Việt Nam.<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
(1)Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho các dịch vụ ngân hàng để đảm<br />
bảo an toàn khi khách hàng sử dụng các dịch vụ từ đó tăng sự tin tưởng của khách hàng<br />
khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng gắn với công nghệ hiện đại.<br />
(2)Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin từ các phương tiện truyền thông<br />
đại chúng, thông tin hướng dẫn từ các nhân viên marketing và nhân viên trong phòng<br />
<br />
ban khác của ngân hàng tăng sự tin tưởng của khách hàng và kích thích sự ưa thích sáng<br />
tạo đổi mới của mỗi cá nhân khi áp dụng những công nghệ mới cho các dịch vụ ngân<br />
hàng. Đặc biệt phối hợp với các tổ chức chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã<br />
hội, đoàn thể địa phương như Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và với các cơ<br />
quan tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ như: các trung tâm khuyến nông, khuyến<br />
lâm, viện nghiên cứu…tuyên truyền thông tin, hướng dẫn thủ tục về các dịch vụ ngân<br />
hàng, giúp người dân khu vực này nhận thức được sử dụng dịch vụ là dễ dàng, thấy<br />
được sự hữu ích của dịch vụ ngân hàng gắn kết với các chương trình phát triển kinh tế<br />
gia đình, địa phương nhằm tăng ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng khu<br />
vực này.<br />
(3)Xây dựng kế hoạch và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng nông<br />
nghiệp và nông thôn.Tập trung vào các sản phẩm cho vay để đảm bảo vốn cho phát<br />
triển kinh tế nông thôn. Phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phù<br />
hợp với nhu cầu mua bán, trao đổi, giao dịch của khu vực nông thôn. Đa dạng hóa các<br />
dịch vụ tài chính khác như cho thuê tài chính, tư vấn tài chính… để tạo ra một môi<br />
trường thuận lợi cho những hộ kinh doanh khu vực này tìm hiểu và có thêm cơ hội mới<br />
trong kinh doanh.<br />
(4)Tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn, hỗ<br />
trợ nâng cao hiểu biết của hộ nông dân về tiện ích của các dịch vụ ngân hàng.<br />
6. Kết cấu và dự kiến đề cương chi tiết của Luận án:<br />
Ngoài phần giới thiệu chung và kết luận, luận án bao gồm 5 chương: Cơ sở lý<br />
thuyết và tổng quan nghiên cứu; Giả thuyết và mô hình nghiên cứu; Phương pháp<br />
nghiên cứu; Kết quả nghiên cứu; Đề xuất và khuyến nghị với 136 trang, 42 bảng<br />
biểu, và 16 bản đồ hình vẽ.<br />
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Xu hướng tiêu dùng và ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ, sản phẩm<br />
của khách hàng.<br />
Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng là nhằm giải thích quá trình mua hay<br />
không mua một loại hàng hóa nào đó. Nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản<br />
phẩm dịch vụ là một lĩnh vực nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, các nhà<br />
nghiên cứu đã chứng minh rằng ý định mua sắm ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình<br />
thành nên hành vi đối với việc mua sắm của khách hàng. Theo các nghiên cứu của<br />
Venkatesh và cộng sự (2003); Ajen (1991 ,2002); Engel & và cộng sự (1978);<br />
Philips Kotler và cộng sự (2001); Elbeck (2008) đều cho rằng Ý định chấp nhận và<br />
sử dụng dịch vụ được hiểu là động cơ để thực hiện hành động, ra quyết định về<br />
việc sẽ sử dụng hay không sử dụng dịch vụ trong tương lai.<br />
1.2. Các mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận và sử dụng sản phẩm dịch<br />
vụ của khách hàng.<br />
1.2.1. Mô hình lý thuyết phổ biến sự đổi mới – IDT (Inovation Diffusion<br />
Theory)<br />
Rogers(1962) đã đi tiên phong xây dựng mô hình IDT giải thích sự đổi mới<br />
và khách hàng nhận ra được những lợi ích của sự đổi mới đó sẽ chấp nhận sản<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
phẩm mới. Quá trình chấp nhận sản phẩ m mới của người tiêu dùng bao gồm n ăm<br />
giai đoạn: biết đến, quan tâm, đánh giá, dùng thử, chấp nhận.<br />
Rogers (2003) thừa nhận rằng một sự đổi mới được coi là một cái gì đó mới<br />
cho một đơn vị cá nhân, xã hội và có ảnh hưởng đến t ỷ lệ chấp nhận sản phẩ m mới.<br />
Trong nghiên cứu của Rogers (2003) bốn yếu tố: sự đổi mới, các kênh truyền<br />
thông, thời gian, và hệ thống xã hội được nghiên cứu có ảnh hưởng đến ý định chấp<br />
nhận và sử dụng dịch vụ của khách hàng.<br />
1.2.2. Mô hình ENGEL-KOLLAT-BLACKWELL (EKB)<br />
Engel và cộng sự (1978) xây dựng và nghiên cứu các yếu tố liên quan đến<br />
hành vi của người tiêu dùng bao gồm: thông tin đầu vào, niềm tin, đặc điểm của<br />
mỗi cá nhân và các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ý định mua hàng. Mô<br />
hình đã mô tả của các mố i quan h ệ cơ bản giữa các thành phần ảnh hưởng đến hành<br />
vi mua củ a người tiêu dùng bao gồm bốn giai đoạn: (1) Thông tin đầu vào; (2) Xử<br />
lý thông tin; (3) giai đoạn quyết định quá trình mua hàng; (4) ảnh hưởng của các<br />
yếu tố bên ngoài đến quá trình ra quyết định mua hàng<br />
Mô hình này nh ấn mạnh nhân tố giá trị chuẩn mự c xã hội ảnh hưởng đến<br />
hành vi mua của người tiêu dùng.<br />
1.2.3. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA- Theory of Reasoned Action)<br />
Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) lần đầu tiên được phát triển bởi Martin<br />
Fishbein vào năm 1960, và sau đó được phát triển bởi nghiên cứu của Ajzen và<br />
Fishbein năm 1975, đây được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên<br />
cứu tâm lý xã hội. Lý thuyết TRA cho rằng: yếu tố quan trọng nhất quyết định<br />
hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi<br />
được quyết định bởi hai nhân tố: thái độ của một người về hành vi và tiêu<br />
chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Kết quả của hai yếu tố này hình thành<br />
nên ý định thực hiện hành vi.<br />
1.2.4. Lý thuyết hành vi dự định – TPB (Theory of Planned Behaviour)<br />
Lý thuyết TPB là sự mở rộng của lý thuyết TRA nghiên cứu thêm yếu tố<br />
nhận thức kiể m soát hành vi như là lòng tin của cá nhân liên quan đến khả năng<br />
thự c hiện hành vi như thế nào. Càng nhiều nguồn lực và cơ hội, họ nghĩ rằng sẽ<br />
càng có ít cản trở và việc ki ểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn. Yếu tố<br />
kiểm soát này có thể xuất phát từ bên trong của từng cá nhân (sự quyết tâm, năng<br />
lực thực hiện…) hay bên ngoài đối với cá nhân (thời gian, cơ hội, điều kiện kinh<br />
tế…).<br />
1.2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ - TAM (Technology Acceptance<br />
Model)<br />
Mô hình TAM được xây dựng dựa trên nền tảng của lý thuyết mô hình TRA<br />
cho việc thiết lập các mối quan hệ giữa các biến để giải thích hành vi củ a con<br />
người về việc chấp nhận và sử dụng hệ thống thông tin, Davis và cộng sự (1989;<br />
1993).<br />
Mô hình TAM (Davis, 1989) mô tả mối quan hệ nhân quả giữa tính hữu<br />
dụng, sự dễ dàng sử dụng của công nghệ và thái độ của người sử dụng đối với công<br />
nghệ đó. Trong đó, thái độ của người sử dụng công nghệ chịu sự ảnh hưởng của hai<br />
<br />
nhân tố là: (1) nhận thức sự hữu ích (Percieved Usefulness - PU) và (2) nhận thức<br />
về sự dễ dàng sử dụng (Percieved Ease of Use - PEoU).<br />
1.2.6. Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)<br />
Lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) của<br />
Venkatesh và các cộng sự (2003), giải thích ý định hành vi và hành vi sử dụng của<br />
người dùng đối với công nghệ thông tin. Mô hình UTAUT tập trung nghiên cứu 4<br />
nhân tố chính: Kỳ vọng về hiệu năng (Performance Expectancy – PE), kỳ vọng về<br />
sự cố gắng (Effort Expectancy – EE), ảnh hưởng xã hội (Social Influence) và điều<br />
kiện vật chất; các biến kiểm soát về nhân khẩu học.<br />
1.2.7. Mô hình tiếp thị hỗn hợp – Mô hình 4P<br />
Mô hình lý thuyết của Kotler (2004), là mô hình lý thuyết quan trọng trong<br />
nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng và phân tích ý định chấp nhận và sử dụng<br />
dịch vụ của khách hàng ở các yếu tố sau: văn hóa, xã hội, đặc điểm của cá nhân và<br />
tâm lý người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.<br />
1.3. Kinh tế khu vực nông thôn và tổng quan hoạt động của các ngân<br />
hàng thương mại Việt Nam<br />
1.3.1. Kinh tế khu vực nông thôn<br />
Nội dung này đã phân tích và đánh giá vai trò quan trọng khu vực nông<br />
nghiệp, nông thôn và đặc biệt là chính sách xây dựng phát triển một thị trường<br />
cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông<br />
thôn ở Việt Nam.<br />
Mặc dù sở hữu một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất là đất đai và<br />
người lao động song đóng góp của khu vực nông nghiệp nông thôn vào tăng trưởng<br />
kinh tế vẫn chưa tương xứng. Sự chuyển đổi kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn<br />
đã tạo ra các cơ hội đầu tư vào các trang trại, các ngành nghề kinh doanh vì vậy<br />
nhu cầu đầu tư vốn, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng, tài chính ngày càng tăng.<br />
Thời gian qua, các dịch vụ ngân hàng, tài chính nông thôn đã có những bước phát<br />
triển đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế khu vực nông<br />
thôn. Một số ngân hàng thương mại đã hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông<br />
thôn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng<br />
Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân,... đáng chú ý là Ngân hàng nông nghiệp<br />
và phát triển nông thôn Việt Nam và ngân hàng chính sách xã hội luôn giữ vai trò<br />
chủ đạo, chủ lực trong đầu tư vốn, phát triển dịch vụ ngân hàng, tài chính ở khu<br />
vực này. Tuy nhiên, dường như các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa mặn mà<br />
đầu tư các dịch vụ cho khu vực này trong khi đó các ngân hàng vẫn đang cạnh tranh,<br />
khó khăn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng. Thực tế các kết quả phân tích cũng<br />
cho thấy việc đầu tư phát triển mạnh cho các dịch vụ tài chính cho hoạt động nông<br />
nghiệp, nông thôn dường như còn nhiều khó khăn vì vậy tỷ suất sinh lời (đặc biệt là<br />
Agribank) rất thấp, đây cũng là một rào cản khi các ngân hàng xây dựng chiến lược<br />
phát triển các dịch vụ ngân hàng cho khu vực này.<br />
1.3.2. Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam<br />
Luận án đã tổng hợp số liệu và đánh giá hoạt động của các ngân hàng thương<br />
mại khu vực nông thôn cũng như đánh giá nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm<br />
dịch vụ ngân hàng khu vực này cho thấy tiềm năng nhu cầu dịch vụ ngân hàng hiện đại<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đây là một cơ hội để các ngân hàng thương<br />
mại nghiên cứu và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác cho khu vực này.<br />
Như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động tới ý định chấp nhận và sử dụng các<br />
sản phẩm DVNH khu vực nông thôn nhằm tìm ra các giải pháp giúp các nhà quản<br />
lý xây dựng được chính sách phù hợp phát triển dịch vụ trong khu vực này là rất<br />
cần thiết.<br />
1.3.3. Hoạt động của ngân hàng thương m ại khu vực nông thôn ngoại<br />
thành Hà Nội.<br />
Với nhu cầu ngày càng lớn về vốn đầu tư để đáp ứng được yêu cầu phát triển<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh kể cả về số lượng và chất lượng đầu tư, mục tiêu<br />
của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế ngoại thành là đáp<br />
ứng đầ y đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh<br />
vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói, giả m nghèo, nâng cao mứ c sống<br />
của người nông dân. Tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà<br />
Nội đạt 674.477 t ỷ đồng trong đó dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông<br />
thôn đạt 46.867 t ỷ đồng, chiếm 6,97% tăng 25,3% so với năm 2012 (tính đến<br />
31/12/2013 dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn toàn quốc đạt<br />
671.986 t ỷ đồng).<br />
Hiện nay, các tổ chức tín dụng đang cung cấp các sản phẩ m, dịch vụ ngân<br />
hàng cho khu vực nông thôn còn chưa phong phú, các dịch vụ thanh toán, huy động<br />
vốn, cho vay r ất truyền thống, các dịch vụ thanh toán gắn với công nghệ hiện đại,<br />
dịch vụ tài chính chưa phát triển, các dịch vụ tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm<br />
các dịch vụ hỗ trợ đi kèm… Công nghệ ngân hàng, cũng như mạng lưới viễn<br />
thông chủ yếu phát triển tập trung ở các quận nội thành Hà Nội, dân cư đông đúc,<br />
còn các vùng sâu, vùng xa ở các huyện ngoại thành đã được chú ý, nhưng còn chưa<br />
phát triển, nên cũng rất hạn chế đến việc người dân khu vực này ti ếp cận được với<br />
các sản phẩ m dịch vụ hiện đại hơn, cũng như các tổ chức tài chính, tín dụng khó có<br />
thể mở rộng mạng lưới của mình.<br />
Tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, với ưu thế tiệm cận thành phố Hà<br />
Nội sẽ có nhiều cơ hội để người dân tiếp cận đượ c với những tri thức mới, vì vậy<br />
mà lao động nông thôn khu vực này thường có trình độ học vấn cao hơn > 50% là<br />
đã tốt nghiệp các trườ ng nghề hoặc trung cấp. Đây cũng là ưu điểm để phát triển<br />
mạnh hơn các dịch vụ ngân hàng đòi hỏi có nhiều k ỹ năng trong sử dụng như các<br />
dịch vụ cần sử dụng các công cụ hiện đại như Internet banking, mobibanking…<br />
Cùng với những ưu thế về trình độ văn hóa, những lợi thế về nhu cầu của khách<br />
hàng và hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông thông tin liên lạc tại khu vực nông thôn Hà<br />
Nội được gắn kết với cơ sở hạ tầng của thủ đô cũng sẽ tạo được những thuận lợi để các<br />
tổ chức tín dụng phát triển dịch vụ của mình ở khu vực này.<br />
Rõ ràng cần phải có hệ thống các tổ chức tín dụng nông thôn vững mạnh đáp<br />
ứng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ cho khu vực này nhằm góp phần phát triển<br />
hoạt động kinh tế và nâng cao đời s ống gia đình ở nông thôn. Nắm bắt nhu cầu<br />
khách hàng, đánh giá được những ý định trong việc chấp nhận và sử dụng dịch vụ<br />
ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp để nâng<br />
cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường hiện nay.<br />
<br />
CHƯƠNG 2: GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CỦA LUẬN ÁN.<br />
2.1. Các nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ/công nghệ<br />
mới trong lĩnh vực ngân hàng.<br />
Nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ dàng sử dụng các sản phẩm/dịch vụ/công<br />
nghệ mới của ngân hàng được cho là một trong những yếu tố quyết định cơ bản tác<br />
động đến thái độ và hành vi để khách hàng chấp nhận và sử dụng những sản phẩm<br />
dịch vụ ngân hàng. Có rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng mô hình TAM, TRA và kết<br />
hợp với các mô hình khác đã chứng minh được điều này<br />
Bên cạnh đó, nhân tố ảnh hưởng của xã hội đến ý định chấp nhận và sử dụng<br />
dịch vụ ngân hàng đã được kiểm định trong nhiều mô hình. Ảnh hưởng của xã hội<br />
thể hiện những tác động của cộng đồng đến ý định thực hiện một hành vi cụ thể của<br />
con người. Hành vi của một người tiêu dùng cũng chịu sự tác động của những yếu<br />
tố xã hội như gia đình, vai trò và địa vị xã hội, nhóm tham khảo.<br />
Niềm tin là yếu tố rất quan trọng trong nhiều mối quan hệ kinh doanh, quyết<br />
định sự phát triển của nhiều doanh nghiệp và trật tự xã hội. Nghiên cứu<br />
Jarvenpaa và cộng sự (2000) cho thấy ngoài việc lo ngại về mất tiền, người tiêu<br />
dùng cũng rất ngại về thông tin an ninh và sự riêng tư của mình bị xâm hại.<br />
Qua nhiều thập kỷ với các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sự<br />
ưa thích sáng tạo, ưa thích sự đổi mới khách hàng sẽ rất tích cực tiếp cận với những<br />
sản phẩm mới của nhà cung cấp. Các nhà nghiên cứu đã mở rộng, tích hợp các mô<br />
hình và đã tiến hành tìm hiểu thêm về yếu tố tính đổi mới của người tiêu dùng<br />
trong việc tiếp cận và chấp nhận sử dụng các sản phẩm mới đặc biệt trong lĩnh vực<br />
áp dụng công nghệ thông tin.<br />
Phát triển những nghiên cứu về ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ của<br />
khách hàng, yếu tố truyền thông và thông tin được các nhà nghiên cứu quan tâm<br />
phân tích như là một biến độc lập, trung gian, hoặc thậm chí như một biến phụ<br />
thuộc tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng các dịch vụ của khách hàng.<br />
Những nghiên cứu sâu rộng trong nhiều thập kỷ qua cung cấp bằng chứng về sự<br />
ảnh hưởng đáng kể của hoạt động truyền thông về công nghệ mới tác động đến mục<br />
đích sử dụng của khách hàng.<br />
Mặc dù có ít nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch<br />
vụ ngân hàng khu vực nông thôn trên thế giới và Việt Nam nhưng các lý thuyết trên<br />
cùng với các bằng chứng thực nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau sẽ hỗ trợ cho<br />
việc xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thiết trong bối cảnh khu vực nông<br />
thôn, mà cụ thể là khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (mẫu lấy số liệu trong<br />
nghiên cứu này).<br />
2.2. Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu của Luận án<br />
giả thuyế<br />
cứ<br />
nghiên cứ củ Luậ<br />
2.2.1. Nhận thức sự hữu ích<br />
Nhận thức sự hữu ích là khả năng chủ quan của người sử dụng mà khi sử<br />
dụng dịch vụ của một hệ thống ứng dụng cụ thể sẽ tăng hiệu suất công việc của<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
mình (Davis & cộng sự, 1989). Nhiều nghiên cứu thực nghiệ m, ví dụ Venkateshvà<br />
Zhang (2010); Sripalawat & cộng sự (2011); Dasgupta & cộng sự (2011) đã chứng<br />
minh rằng nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng là các yếu tố ảnh hưởng<br />
thuận đến ý định sử dụng một s ản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì v ậy, với các bằng<br />
chứng thực nghiệm từ các bối cảnh khác nhau ở trên, trong bối cảnh khu vực nông<br />
thôn ngoại thành Hà Nội, tác giả đề xuất giả thuyết sau:<br />
<br />
H4: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố ảnh hưởng của xã hội với ý định chấp<br />
nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
<br />
H1: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố nhận thức về sự hữu ích của dịch vụ<br />
với ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
2.2.2. Nhậ n thức dễ sử dụng<br />
Nhận thức dễ sử dụng dịch vụ là cảm nhận được việc dễ sử dụng dịch vụ,<br />
là mứ c độ mà người sử dụng cảm nhận được sự khó khăn hay dễ học tập để sử<br />
dụng các sản phẩm dịch vụ của tổ chức cung cấp(Davis & cộng sự, 1989).<br />
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ Venkateshvà Zhang (2010);<br />
Sripalawat & cộng sự (2011); Dasgupta & cộng sự (2011) đã chứng minh rằng<br />
nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ sử dụng là các yếu tố ảnh hưởng thuận đến ý<br />
định sử dụng một sản phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậ y, với các bằng chứng thực<br />
nghiệm t ừ các bối cảnh khác nhau ở trên, trong bối cảnh khu vực nông thôn ngoại<br />
thành Hà Nội, tác giả đề xuất giả thuyết sau:<br />
H2: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố nhận thức về dễ sử dụng của dịch vụ<br />
với ý định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
2.2.3. Sự tin tưởng<br />
Rauyreuen & cộng sự (2007) định nghĩa sự tin tưởng là thể hiện niềm tin vào<br />
lời hứa của một bên và sẽ thực hiện đầ y đủ nghĩa vụ trong quan hệ trao đổi;tin<br />
tưởng mang lại cả m giác an toàn của khách hàng khi mà bên đối tác đáp ứng k ỳ<br />
vọng của họ.Wang & cộng sự (2003); Laforet & Li (2005); Amin & cộng<br />
sự (2008); Luarn và Lin (2005); Foon và Fah (2011) cho r ằng sự tin tưởng của<br />
khách hàng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng thuận đến ý định sử dụng mộtsản<br />
phẩm/dịch vụ/công nghệ. Vì vậ y, với các bằng chứng thự c nghiệm t ừ các ngữ cảnh<br />
khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, tác giả đề<br />
xuất giả thuyết sau:<br />
H3: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố sự tin tưởng của khách hàng với ý<br />
định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
2.2.4. nh hư ng c a xã h i<br />
Venkatesh & cộng sự (2003) cho rằng ảnh hưởng của xã hội là mứ c độ mà<br />
một cá nhân nhận thức những người quan trọng với mình; người xung quanh nghĩ<br />
r ằng họ nên s ử dụng sản phẩm nào đó.Các nghiên cứu của Venkatesh & cộng sự<br />
(2003);Venkatesh and Zhang (2010); Foon and Fah (2011); Sripalawat & cộng sự<br />
(2011); Sripalawat & cộng sự (2011)khẳng định ảnh hưởng xã hội có tác động<br />
thuận đến ý định sử dụng của khách hàng. Vì vậ y, với các bằng chứng thực nghiệm<br />
từ các ngữ cảnh khác nhau, trong ngữ cảnh khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội,<br />
tác giả đề xuất giả thuyết sau:<br />
<br />
2.2.5. Tính đổi mới.<br />
Streenkamp & cộng sự (1999) định nghĩa tính đổi mới là khuynh hướng mua<br />
mới và ưa thích sự khác biệt sản phẩm. Tính đổi mới của người tiêu dùng được thể<br />
hiện thông qua mong muốn tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Streenkamp & cộng sự<br />
(2003); Im & cộng sự (2007) cho rằng tính đổi mới là sự ưa thích mới lạ và thử<br />
thách trong cuộc sống. Nghiên cứu của Cao Thị Thanh (2014) cũng khẳng định<br />
nhân tố tính đổi mới tác động thuận đến ý định sử dụng sản phẩm dịch vụ của<br />
người tiêu dùng. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ các ngữ cảnh khác<br />
nhau ở trên, trong ngữ cảnh khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, tác giả đề xuất<br />
giả thuyết sau:<br />
H5: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố tính đổi mới với yếu tố ý định chấp<br />
nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
2.2.6. Truyền thông về dịch vụ của ngân hàng.<br />
Truyền thông là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh<br />
nghiệm, tình cảm về sản phẩm dich vụ sử dụng. Truyền thông được định nghĩa là<br />
bất kỳ cơ hội nào giúpngười đọc, người nghe, người xem có thể thấy hoặc nhìn một<br />
thông điệp nào đó(Schultz & Lauterborul, 1993).Truyền thông và các thông tin<br />
giúp khách hàng nhận thức được lợi ích của sản phẩm dịch vụ và tăng ý định sử<br />
dụng các dịch vụ.Pikkarainen & cộng sự (2004); Rogers (2003) thừa nhận rằng<br />
truyền thông là yếu tố cần thiết của xã hội để tạo ra sự hiểu biết cho khách hàng.<br />
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và thông tin liên lạc sẽ tạo điều<br />
kiện trao đổi ý kiến, kiến thức và giá trị xã hội, làm cho người tiêu dùng có nhiều<br />
thông tin để tin tưởng hơn vào sản phẩm dịch vụ. Pikkarainen&cộng sự (2004);<br />
Rankin và Luther (2006); Reed và Jordan (2007)cho rằng thông tin tác động đến<br />
nhận thức ban đầu và ảnh hưởng đến nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng<br />
và sự ưa thích đổi mới của khách hàng. Vì vậy, với các bằng chứng thực nghiệm từ<br />
các ngữ cảnh khác nhau ở trên, trong ngữ cảnh khu vực nông thôn ngoại thành Hà<br />
Nội, tác giả đề xuất giả thuyết sau:<br />
H6: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng<br />
với nhận thức sự hữu ích về dịch vụ ngân hàng.<br />
H7: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng<br />
với nhận thức dễ sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
H8: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng với<br />
tính đổi mới trong việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng.<br />
H9: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng<br />
với sự tin tưởng của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
H10: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ ngân hàng<br />
với yếu tố ảnh hưởng của xã hội.<br />
H11: Có mối quan hệ thuận giữa yếu tố truyền thông về dịch vụ với yếu tố ý<br />
định chấp nhận và sử dụng dịch vụ ngân hàng.<br />
<br />