BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH<br />
-------<br />
<br />
LÊ TRẦN HẠNH PHƯƠNG<br />
<br />
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN<br />
QUỐC TẾ (IAS/IFRS) TẠI VIỆT NAM –<br />
NGHIÊN CỨU Ở PHẠM VI QUỐC GIA VÀ DOANH NGHIỆP<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH<br />
MÃ SỐ<br />
<br />
: KẾ TOÁN<br />
: 9340301<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Xuân Thạch<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
1<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Sự cần thiết của đề tài<br />
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các tổ chức kế toán và chứng khoán quốc tế bắt đầu đẩy mạnh quá<br />
trình hài hòa CMKT để thúc đẩy vốn đầu tư, gia tăng hội nhập kinh tế giữa các quốc gia và khu vực. Nhu cầu<br />
tất yếu cần ngôn ngữ kế toán chung giúp đảm bảo thông tin minh bạch, rõ ràng, có thể so sánh trên phạm vi<br />
quốc tế, tăng tính hữu ích tạo thuận lợi cho nhà phân tích, nhà quản lý và nhà đầu tư ra quyết định. Hầu hết<br />
các quốc gia đã áp dụng CMKTQT, nhưng Việt Nam chưa công bố lộ trình hay cam kết cụ thể về việc áp dụng<br />
CMKTQT. Trên cơ sở thận trọng cân nhắc giữa lợi ích và chi phí khi áp dụng CMKTQT với thực trạng kinh<br />
tế xã hội, Bộ Tài chính đang xây dựng lộ trình kế toán kiểm toán Việt Nam đến năm 2020 sẽ hoà hợp với thông<br />
lệ quốc tế. Sự thay đổi, cập nhật và ban hành mới CMKT và quy định liên quan đến công tác kế toán gần đây<br />
thể hiện sự tích cực của Bộ Tài chính để chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng CMKTQT trong tương lai được<br />
thuận lợi và phù hợp (Trần Quốc Thịnh, 2016). Xu thế hội nhập đặt ra vấn đề cấp thiết doanh nghiệp Việt Nam<br />
cần phải áp dụng CMKTQT (Trần Quốc Thịnh, 2014). Bộ Tài chính kế hoạch áp dụng một số CMKTQT đơn<br />
giản và phù hợp để thí điểm tại vài DN lớn, đơn vị có lợi ích công chúng. Quá trình áp dụng CMKTQT cần<br />
được nghiên cứu kỹ phương pháp và lộ trình phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế.<br />
Các nghiên cứu trên thế giới tiếp cận việc áp dụng CMKTQT từ nhiều góc độ khác nhau cung cấp bức tranh<br />
khá toàn diện mức độ hòa hợp giữa CMKT quốc gia với CMKTQT (Hồ Xuân Thủy, 2016). Các nghiên cứu<br />
chủ yếu tập trung vào các nước phát triển, trong khi nghiên cứu về các quốc gia đang phát triển có đặc điểm<br />
tương đồng với Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Nghiên cứu trong nước tập trung đánh giá mức độ hội tụ của<br />
CMKT Việt Nam với CMKTQT, lợi ích và thách thức trong quá trình áp dụng CMKTQT, đánh giá khả năng<br />
và đề xuất phương hướng áp dụng CMKTQT ở nước ta. Nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến<br />
việc áp dụng CMKTQT trong môi trường đặc thù tại Việt Nam là rất cần thiết nhưng chưa được quan tâm<br />
đúng mức. Nghiên cứu trên thế giới trên cả hai phương diện vĩ mô và vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT<br />
tại các quốc gia chưa nhiều, đặc biệt ở Việt Nam rất ít ỏi. Hai vấn đề cần được tập trung nghiên cứu: ở phương<br />
diện quốc gia thì Việt Nam có đủ điều kiện áp dụng CMKTQT không? Việt Nam quyết định áp dụng CMKTQT<br />
thì DN có thể áp dụng hay không? Điều này đã thúc đẩy tác giả nghiên cứu nhân tố tác động đến việc áp dụng<br />
CMKTQT ở Việt Nam – nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp đồng bộ và<br />
kịp thời từ cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội và tổ chức nghề nghiệp, cơ sở đào tạo và DN. Đề tài có ý nghĩa<br />
khoa học và thực tiễn sâu sắc để qua đó đưa ra giải pháp phù hợp với đặc thù Việt Nam hiện nay – xem xét ở<br />
cả phạm vi quốc gia và DN. Vì vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Các nhân tố tác động đến áp dụng<br />
Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) tại Việt Nam – Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp”.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.<br />
-<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT<br />
<br />
tại Việt Nam – Nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp. Các mục tiêu chi tiết sau đây:<br />
+ Thứ nhất: Nhận diện nhân tố vĩ mô tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp<br />
dụng CMKTQT (IAS/IFRS) ở phạm vi quốc gia.<br />
+ Thứ hai: Nhận diện nhân tố vi mô tác động và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng<br />
CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam ở phạm vi doanh nghiệp.<br />
<br />
2<br />
Các câu hỏi nghiên cứu để giải quyết mục tiêu cụ thể như sau:<br />
<br />
-<br />
<br />
(1) Những nhân tố vĩ mô nào tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) ở phạm vi quốc gia và mức độ<br />
tác động của các nhân tố này?<br />
(2) Nhân tố vi mô nào tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam ở phạm vi doanh nghiệp<br />
và mức độ tác động của các nhân tố này?<br />
Để làm rõ nội dung câu hỏi nghiên cứu (2), tác giả đưa ra hai câu hỏi như sau:<br />
(2a) Mức độ tác động của nhân tố vi mô đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn niêm yết ở Việt Nam hiện<br />
nay như thế nào?<br />
(2b) Mức độ tác động của nhân tố vi mô đến áp dụng CMKTQT tại các DN lớn chưa niêm yết cổ phiếu ở<br />
Việt Nam hiện nay như thế nào?<br />
3.<br />
-<br />
<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam – Nghiên<br />
<br />
cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp.<br />
-<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Không gian nghiên cứu:<br />
<br />
Luận án nghiên cứu nhân tố vĩ mô tác động đến áp dụng CMKTQT ở phạm vi quốc gia được thu thập từ<br />
danh sách các quốc gia áp dụng IAS/IFRS được công bố www.iasplus.com/country/country.htm.<br />
Luận án nghiên cứu các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS) tại Việt Nam ở phạm<br />
vi doanh nghiệp là các DN ở Việt Nam có quy mô lớn đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2016. Cơ sở<br />
để tác giả lựa chọn không gian nghiên cứu là các DN lớn bởi vì theo kinh nghiệm từ các quốc gia và căn cứ<br />
trên lộ trình dự kiến của Bộ Tài chính, áp dụng CMKTQT những năm đầu thường thực hiện tại DN lớn niêm<br />
yết, DN đại chúng có quy mô lớn. Nguyên nhân là nguồn lực của các DN lớn khi áp dụng CMKTQT có nhiều<br />
thuận lợi hơn về tài chính, nhân sự, công nghệ, trình độ chuyên môn,…. Từ đó, tác giả nghiên cứu nhân tố vi<br />
mô tác động đến áp dụng CMKTQT lên 2 nhóm DN có quy mô lớn trong nền kinh tế: Nhóm các DN lớn có<br />
cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán; Nhóm các DN lớn nhưng chưa niêm yết cổ phiếu.<br />
+ Thời gian nghiên cứu: dữ liệu được thu thập năm 2016.<br />
+ Giới hạn nghiên cứu:<br />
• Luận án không nghiên cứu sâu về nội dung của từng CMKTQT.<br />
• Luận án không nghiên cứu vấn đề liên quan đến hành vi quyết định áp dụng CMKTQT vào CMKT<br />
quốc gia.<br />
• Luận án không nghiên cứu áp dụng CMKTQT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp để giải quyết các mục tiêu theo trình tự thực hiện<br />
phương pháp nghiên cứu định tính trước, sau đó dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định lại<br />
mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau:<br />
-<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu định tính giúp nhận diện các nhân tố tác động đến áp dụng CMKTQT tại<br />
<br />
Việt Nam ở phạm vi quốc gia và DN. Qua quá trình tổng quan tài liệu, tác giả sử dụng phương pháp GT để<br />
<br />
3<br />
phỏng vấn sâu chuyên gia; khảo sát chuyên gia nhằm nhận diện nhân tố vĩ mô và vi mô tác động đến áp dụng<br />
CMKTQT tại Việt Nam hiện nay, đưa ra giả thuyết và mô hình nghiên cứu dự kiến.<br />
- Phương pháp định lượng giúp đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng CMKTQT<br />
tại Việt Nam – nghiên cứu ở phạm vi quốc gia và doanh nghiệp. Tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp<br />
theo thang đo của mô hình hồi quy logit.<br />
Sơ đồ khung nghiên cứu của đề tài:<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu (1)<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu (2)<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp<br />
- PPNC định tính: (GT) thông qua khảo sát<br />
15 chuyên gia với bảng câu hỏi bán cấu<br />
trúc.<br />
- PPNC định lượng: mô hình logit dựa trên<br />
dữ liệu thứ cấp từ 145 quốc gia. Chọn mẫu<br />
phi xác suất theo phương pháp thuận tiện.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu và bàn luận ở<br />
phạm vi quốc gia<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp<br />
- PPNC định tính: (GT) thông qua khảo sát 15<br />
chuyên gia với bảng câu hỏi bán cấu trúc.<br />
- PPNC định lượng: mô hình logit dựa trên dữ<br />
liệu thứ cấp từ BCTC đã được kiểm toán của<br />
500 DN lớn ở Việt Nam. Chọn mẫu phi xác suất<br />
theo phương pháp thuận tiện.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu và bàn luận ở<br />
phạm vi doanh nghiệp<br />
<br />
Kết luận và hàm ý<br />
(Nguồn: Tác giả xây dựng)<br />
5. Đóng góp của luận án<br />
-<br />
<br />
Về mặt khoa học:<br />
<br />
Thứ nhất, thông qua kế thừa mô hình các nhân tố vĩ mô và mức độ tác động của các nhân tố này đến nền<br />
kinh tế vĩ mô, kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng nền kinh tế Việt Nam có đủ điều kiện áp dụng CMKTQT<br />
(IAS/IFRS), đặc thù quốc gia có hệ thống pháp luật theo điển luật như Việt Nam.<br />
Thứ hai, tác giả kế thừa và bổ sung thêm các nhân tố vi mô tác động đến áp dụng CMKTQT (IAS/IFRS)<br />
tại các DN lớn hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam và mức độ tác động của các nhân tố vi mô này. Luận án<br />
sẽ là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan.<br />
-<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp vào thực tiễn như sau:<br />
+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: thông qua các đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu của<br />
<br />
luận án, cơ quan Nhà nước ban hành các thông tư, nghị định, chính sách tác động vào các nhân tố vĩ mô nhằm<br />
tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy áp dụng CMKTQT tại Việt Nam.<br />
<br />