intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam" trình bày việc xác định và đo lường mức độ tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********* LÂM THỊ MỸ YẾN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN THEO CƠ SỞ DỒN TÍCH HƯỚNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ********* LÂM THỊ MỸ YẾN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG KẾ TOÁN THEO CƠ SỞ DỒN TÍCH HƯỚNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  3. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Văn Thảo 2. PGS. TS. Nguyễn Phong Nguyên Phản biện 1:...................................................................................... Phản biện 2:...................................................................................... Phản biện 3:...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại…………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… Vào hồi…..giờ…. ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
  4. 1 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Lâm Thị Mỹ Yến & Phạm Ngọc Toàn, 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách kế toán theo cơ sở dồn tích trong lĩnh vực công: Nghiên cứu tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam. Những xu hướng mới trong nghiên cứu kế toán trên thế giới và yêu cầu đổi mới nội dung giảng dạy kế toán đối với các bậc đào tạo của trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Lâm Thị Mỹ Yến & Phạm Ngọc Toàn, 2017. Nhận diện một số nhân tố là rào cản của quá trình cải cách kế toán theo cơ sở dồn tích trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế ở Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia: Kế toán-Kiểm toán và kinh tế Việt Nam với Cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định. Lam Thi My Yen & Pham Ngoc Toan, 2019. Some of the Challenges in Applying the Accrual Accounting in the Public Hospitals in Vietnam. The 2nd International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA) 2019 - Hanoi City, Vietnam, pp. 121-134. Lâm Thị Mỹ Yến & Phạm Đăng Tuấn, 2020. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Mở TP. HCM, 15(8), 127-143. Lam Thi My Yen, Pham Ngoc Toan & Le Van Tung, 2020. Study on the Impact of Accountant’s Attitude on Accrual Accounting Inplement Behavior in the Public Sector in Vietnam. The 3rd ICFAA - Hanoi City, Vietnam, 152-164.
  5. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cải cách khu vực công đi kèm với cải cách kế toán (Guthrie, 1998; Carlin, 2003; Connolly & Hyndman, 2006). Cải cách kế toán khu vực công được coi là một phần của việc cải thiện quản lý tài chính công (James L. Chan, 2005); các nhà nghiên cứu trước đây đã xem cải cách kế toán theo cơ sở dồn tích của chính phủ là một trong những công cụ quản lý hiệu suất cao (Deaconu, Nistor và Filip, 2011), một công cụ để áp dụng kỷ luật tài chính ở cấp độ kinh tế vĩ mô thông qua sự cân bằng ngân sách (McKinnon, 2003; Elwood và Newberry, 2007) và như một phương tiện để giảm quy mô và sự thống trị của chính phủ đồng thời khuyến khích sự phát triển của khu vực công (Deaconu, Nistor và Filip, 2011). Cùng với đó, mối quan tâm đến tính minh bạch của thông tin kế toán trong khu vực công cũng đã được quan tâm nhiều trong các nghiên cứu trước đây, tính minh bạch trở thành một đặc điểm chính trong quản trị hiện đại (Etzioni, 2010; Keane, 2009) và được coi là một cách để tăng lòng tin vào chính phủ (Grimmelikhuijsen, 2012; Porumbescu, 2015a), tính hợp pháp của nhà nước (De Fine Licht, 2011), sự tham gia của người dân (Porumbescu, 2015b) và giảm tham nhũng (Bauhr & Grimes, 2014). Sự thay đổi từ kế toán dựa trên cơ sở tiền mặt hoặc kế toán ngân sách sang kế toán theo cơ sở dồn tích là một yếu tố quan trọng trong cải cách khu vực công, có tác động đáng kể đến tính minh bạch của thông tin kế toán, một quá trình mà Gray & Laughlin (2012) đề xuất là xu hướng khá mới trong kế toán khu vực công. Việc sử dụng kế toán theo cơ sở dồn tích ở các
  6. 3 nước phát triển đã cho thấy nhiều lợi ích khác nhau như hỗ trợ quản lý hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện quản lý tài chính tốt hơn, nâng cao hiểu biết về chi phí, cải thiện thông tin phân bổ nguồn lực, cải thiện báo cáo tài chính cũng như tạo điều kiện và cải thiện việc quản lý tài sản của các tổ chức công (Van der Voet & cộng sự, 2015). Do đó, sự ra đời của kế toán theo cơ sở dồn tích tạo điều kiện để thông tin được minh bạch hơn trong các hoạt động của tổ chức khu vực công, tăng cường trách nhiệm giải trình và nâng cao chất lượng ra quyết định của chính phủ (Suparman & cộng sự, 2015). Sự hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp được những thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận; ngoài ra đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ theo lộ trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa thông tin kế toán, nhất là trong lĩnh vực kế toán công. Hiện nay Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu xây dựng các quy định trong lĩnh vực kế toán công theo hướng hòa nhập với các thông lệ quốc tế, trong đó bao gồm cả việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích được thực hiện ở khu vực công nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, quá trình này còn bộc lộ nhiều hạn chế như hệ thống văn bản pháp lý chưa được thống nhất giữa các lĩnh vực, năng lực kế toán còn hạn chế trong việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin, công nghệ tông tin chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của đơn vị,… (Mai Thị Hoàng Minh, 2014; Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015; Cao Thị Cẩm Vân, 2016). Những hạn chế này thấy rõ nhất là ở các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam do điều kiện kinh tế xã hội, đặc điểm của các đơn vị cũng như điều
  7. 4 kiện học tập, nâng cao năng lực của đội ngũ kế toán không cao như ở các thành phố lớn. Ngoài ra, nhu cầu về minh bạch thông tin kế toán cũng đã được nhà nước quan tâm, chẳng hạn nhà nước đã bổ sung Báo cáo tài chính của đơn vị kế toán và Báo cáo tài chính Nhà nước nhằm cung các thông tin về nguồn lực, về kết quả hoạt động, về dòng tiền vào ra,… trong Luật kế toán 2015 nhằm phản ánh các thông tin tài chính theo cơ sở dồn tích, phục vụ cho công tác điều hành, quản lý,... Tuy nhiên, đến nay báo cáo tài chính nhà nước vẫn chưa được công bố vì vẫn chưa được phản ánh một số thông tin trọng yếu như tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai,… Chính những hạn chế trên dẫn đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích ở khu vực công Việt Nam so với các nước đang phát triển trên thế giới còn chậm, thông tin được cung cấp chưa thực sự chất lượng và minh bạch. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam nhưng để áp dụng các chuẩn mực này vào các đơn vị công ở Việt Nam chắc chắn cũng gặp không ít những khó khăn như sự khác biệt giữa cơ chế chính sách và chuẩn mực kế toán công, đội ngũ kế toán chưa đảm bảo chất lượng, các yếu tố về văn hóa, tư duy,…Nhìn chung, để áp dụng thành công kế toán theo cơ sở dồn tích theo chuẩn mực kế toán công Việt Nam cần một quá trình dài và phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Với mục đích giúp các nhà nghiên cứu có cơ sở để hoàn thiện mô hình triển khai áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích và chuẩn mực kế toán công Việt Nam hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán, giúp nhà quản lý các đơn vị công có thể dễ dàng kiểm soát được những yếu tố có tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích, tác giả luận án lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn
  8. 5 tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam” để làm luận án. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích; xác định và đo lường sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở miền Trung Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. - Xác định và đo lường mức độ tác động cuả việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1 - Các nhân tố nào có tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam? Câu hỏi 2 - Mức độ tác động của các nhân tố đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3 - Việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích có tác động đến tính minh bạch của thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam không?
  9. 6 Câu hỏi 4 - Mức độ tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch của thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ở khu vực miền Trung Việt Nam như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Đối tượng khảo sát: là những người đang làm việc tại các đơn vị công ở Việt Nam, có tham gia trực tiếp vào áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam như các nhà quản lý, kế toán trưởng, các nhân viên kế toán,… 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu: các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn bàn luận về mặt hạn chế của các nhân tố để làm rõ hơn thực trạng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Phạm vi về không gian: các đơn vị hành chính sự nghiệp tại khu vực miền Trung Việt Nam, đây là khu vực có những đặc thù về kinh tế xã hội, nguồn nhân lực, điều kiện tiếp cận với các chương trình đào tạo, tập huấn khó khăn hơn so với các thành phố lớn,… Phạm vi về thời gian: Luận án được thực hiện từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 11 năm 2021. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua
  10. 7 các giai đoạn khảo sát sơ bộ từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2019 và khảo sát chính thức từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích cũng như sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công, từ đó xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu. Luận án còn lựa chọn công cụ thảo luận tay đôi với các chuyên gia để xác định tính khả thi của mô hình nghiên cứu đề xuất và củng cố, điều chỉnh thang đo của các khái niệm nghiên cứu cho phù hợp với với bối cảnh khu vực công ở miền Trung Việt Nam. Để có được những kết quả phân tích từ thực nghiệm thì nghiên cứu định lượng giúp cho tác giả luận án thu thập dữ liệu phục vụ cho luận án thông qua phương pháp khảo sát với công cụ là bảng câu hỏi. Kết quả cuối cùng của luận án được tạo ra bằng các công cụ xử lý dữ liệu (phần mềm SPSS, AMOS) để phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM,… 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt lý luận: Thông qua việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán, luận án góp phần hoàn thiện về mặt lý thuyết, bổ sung làm rõ hơn những lý luận cơ bản về kế toán theo cơ sở dồn tích và minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng dựa trên bối
  11. 8 cánh cụ thể ở khu vực miền Trung Việt Nam. Kết hợp với thực tiễn đã được chứng minh, các nhà nghiên cứu sau này có thể sử dụng những kết quả của luận án để bổ sung, hoàn thiện các mô hình nghiên cứu về việc triển khai áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp nói riêng và các đơn vị công ở Việt Nam nói chung. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu là căn cứ có giá trị để nhà quản lý của các đơn vị công có sự nhận diện ban đầu về những hạn chế trong việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích, cụ thể là các hạn chế về thể chế chính trị, hệ thống pháp lý, năng lực nhân viên kế toán, năng lực công nghệ thông tin và vai trò lãnh đạo của nhà quản lý; từ đó đánh giá quá trình thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích tại đơn vị mình và có những phương án kiểm soát các nhân tố này nhằm tạo ra dòng thông tin kế toán minh bạch và có trách nhiệm giải trình cao hơn. Ngoài ra, thông qua kết quả nghiên cứu giúp các đơn vị hành chính sự nghiệp nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán dồn tích đối với sự minh bạch của thông tin, từ đó sẽ chú trọng hơn đến quá trình tạo ra thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và các hàm ý
  12. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1. Giới thiệu 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới 1.2.1. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 1.2.2. Nghiên cứu sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 1.3. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam 1.3.1. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 1.3.2. Nghiên cứu sự tác động của việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 1.4. Khe hổng nghiên cứu Thứ nhất, kế toán khu vực công được các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm, cụ thể có nhiều nghiên cứu đề cập về các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích và sự tác động của kế toán dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới chỉ xem xét đến từng chủ đề mà chưa tập trung vào việc áp dụng kế toán dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán bị tác động bởi những yếu tố nào. Riêng khu vực công ở Việt Nam, mặc dù đã có các nghiên cứu về yếu tố tác động đến việc thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích nhưng chỉ ở mức độ nhận diện và chưa có nghiên cứu phân tích mức độ ảnh hưởng của kế toán theo cơ sở dồn tích đến tính minh bạch thông tin kế toán. Vì vậy, tác giả luận án sẽ xem xét thêm về
  13. 10 mối quan hệ giữa hai yếu tố này ở Việt Nam bằng phương pháp định lượng nhằm củng cố cho các nghiên cứu trước đó. Thứ hai, các nghiên cứu về kế toán theo cơ sở dồn tích đều được thực hiện trong phạm vị khu vực công ở Việt Nam; tuy nhiên, khu vực công ở Việt Nam bao gồm các thành phần như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan nhà nước thực thi quyền hành pháp, cơ quan hành chính địa phương,…; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;…(Quốc hội, 2013). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung vào một số thành phần như các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp,…; điều này dẫn đến các kết quả nghiên cứu còn mang tính chung chung và chưa đại diện cho toàn bộ khu vực công ở Việt Nam. Do đó, để đạt được sự tập trung cho vấn đề nghiên cứu cũng như chú trọng vào việc phân tích sâu các yếu tố, tác giả luận án chỉ tập trung vào việc đánh giá các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn miền Trung Việt Nam - bởi vì các đơn vị công thuộc khu vực này có một số đặc điểm đặc trưng như thiếu nhân lực có trình độ, năng lực công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu về thu thập, xử lý và cung cấp thông tin như ở các thành phố lớn,…vấn đề này ít nhiều có ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn của các đơn vị. Thứ ba, việc nâng cao chất lượng và tính minh bạch thông tin kế toán thực sự rất cần thiết trong thời điểm hiện nay - thời điểm mà
  14. 11 khu vực công ở Việt Nam đang từng bước thực hiện công tác kế toán theo xu hướng hội nhập quốc tế. Cùng với đó, vấn đề áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích đầy đủ trong khu vực công Việt Nam nói chung và các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung nói riêng vẫn còn trong giai đoạn đầu thực hiện với nhiều thách thức và hạn chế. Do đó, luận án này thực hiện phân tích sâu hơn về các yếu tố tác động để có thể đưa các hàm ý chính sách gần với thực tế nhất giúp cho các đơn vị thực hiện kế toán theo cơ sở dồn tích hiệu quả hơn hướng đến thông tin kế toán đạt chất lượng và minh bạch, điều mà ở các nghiên cứu trước chưa làm được. 1.5. Kết luận chương 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu 2.2. Tổng quan về kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 2.2.1. Khái niệm kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 2.2.2. Vai trò của kế toán theo cơ sở dồn tích trong khu vực công 2.3. Tổng quan về tính minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 2.3.1. Khái niệm minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 2.3.2. Vai trò của minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công 2.4. Tổng quan về các đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam 2.4.1. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp 2.4.2. Phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp 2.4.3. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp
  15. 12 2.5. Các lý thuyết nền 2.5.1. Lý thuyết về mô hình dự phòng Mô hình dự phòng của Lũder giải thích cho những cải cách trong hệ thống quản lý tài chính dựa vào một số yếu tố là điều kiện bối cảnh của những cải cách này. Phiên bản đầu tiên của mô hình dự phòng bắt đầu từ nghiên cứu của Lũder (1992) và được nghiên cứu, sửa đổi bởi Lũder (1994) và phiên bản sửa đổi hoàn toàn do Lũder (2002) nghiên cứu với tên gọi Mô hình cải cách quản lý tài chính (The Financial Management Reform Process Model – FMR). Một số biến trong FRM đã được dùng để xem xét về sự ảnh hưởng của chúng đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam hướng đến tính minh bạch thông tin kế toán bao gồm thể chế chính trị, hệ thống pháp lý, năng lực chuyên môn của người làm kế toán, vai trò lãnh đạo của nhà quản lý và công nghệ thông tin. 2.5.2. Lý thuyết quản lý công mới Mô hình của tổ chức và cung cấp dịch vụ công truyền thống, dựa trên các nguyên tắc phân cấp quan liêu, kế hoạch hóa và tập trung, kiểm soát trực tiếp và tự cung tự cấp, dường như đang được thay thế bằng quản lý dịch vụ công dựa trên thị trường hoặc văn hóa doanh nghiệp (UNECA, 2005). Luận án vận dụng lý thuyết quản lý công mới làm cơ sở để giải thích sự cần thiết phải áp dụng IPSAS vào đổi mới kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích cũng như sự quan trọng phải có bộ chuẩn mực kế toán công của riêng quốc gia nhằm tạo ra một môi trường pháp lý quan trọng cho lĩnh vực kế toán Nhà nước.
  16. 13 2.5.3. Lý thuyết ủy nhiệm Nội dung của lý thuyết ủy nhiệm tập trung vào vấn đề quản trị quan trọng hạn chế hành vi tự phục vụ của các đơn vị (Eisenhardt, 1989), điều này tạo ra sự xung đột giữa những người cầm quyền và những người đứng đầu tổ chức. Trong luận án, lý thuyết ủy nhiệm được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa chính phủ và những người có quyền lợi trong việc quản lý các nguồn lực công cũng như phân tích, làm rõ hơn về sự chi phối của Chính phủ trong việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. 2.5.4. Lý thuyết thể chế Lý thuyết thể chế cho thấy các tổ chức có xu hướng áp dụng các hệ thống, cấu trúc hoặc thủ tục cụ thể được đánh giá cao trong môi trường xã hội và văn hóa của họ (Ribeiro & Scapens, 2006, tr. 96). Các tổ chức khu vực công đã phải đối mặt với những áp lực từ bên ngoài bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ được ban hành bởi các cơ quan tiêu chuẩn tài chính được coi là hợp pháp và được xã hội chấp nhận (Rodríguez & cộng sự, 2013). Nội dung về lý thuyết thể chế này được tác giả luận án vận dụng để nghiên cứu về các thay đổi của tổ chức khi hệ thống văn bản pháp lý thay đổi về vấn đề thực hiện kế toán dồn tích. Hơn nữa, một trong ba loại áp lực thể chế dẫn dắt tổ chức áp dụng một quy tắc mới đó chính là chuẩn mực chung của xã hội, vấn đề này được vận dụng để giải thích cho mối quan hệ giữa chuẩn mực chung về kế toán công và quá trình đổi mới kế toán của đơn vị.
  17. 14 2.5.5. Lý thuyết bất cân xứng thông tin Lý thuyết này đề cập đến vấn đề một bên (những người lãnh đạo trực tiếp đơn vị) có thể tiếp cận được và nắm giữ số lượng thông tin của đơn vị đầy đủ hơn trong khi bên còn lại (Quốc hội, Chính phủ) không nắm được thông tin nào được cung cấp và ở mức độ nào, điều này dẫn đến những bất lợi trong đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị và việc ra quyết định (Josheph Stigliz, 1975). Lý thuyết này giúp tác giả luận án nhận diện được sự lãnh đạo của nhà quản lý có vai trò không nhỏ đối với việc đổi mới kế toán cũng như tính minh bạch của thông tin bởi vì họ là những người đại diện cho đơn vị - nơi sở hữu về số lượng thông tin đầy đủ hơn. 2.6. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu 2.6.1. Xây dựng các giải thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu của luận án như sau: H1: Thể chế chính trị có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích. H2: Hệ thống pháp lý có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích. H3: Năng lực nhân viên kế toán có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích. H4: Năng lực công nghệ thông tin có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích. H5: Vai trò lãnh đạo của nhà quản lý có tác động cùng chiều đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích.
  18. 15 H6: Việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích có tác động cùng chiều đến tính minh bạch thông tin kế toán. 2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Thể chế chính trị H1 (+) Hệ thống pháp lý H2 (+) Áp dụng kế toán theo có sở dồn tích Năng lực nhân viên H3 (+) kế toán H6 (+) H4 (+) Năng lực công nghệ thông tin H5 (+) Tính minh bạch của TTKT Vai trò lãnh đạo của nhà quản lý Nguồn: Tác giả luận án đề xuất Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.7. Kết luận chương 2 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu 3.2. Thiết kế và quy trình nghiên cứu 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu Với mục đích tăng độ tin cậy cho luận án, tác giả luận án đã lựa chọn thiết kế nghiên cứu hỗn hợp gắn kết (embedded design), trong đó một phương pháp định lượng là phương pháp chính và phương pháp định tính gắn kết vào phương pháp định lượng để hỗ trợ thêm dữ liệu cho phương pháp định lượng và kết quả cuối cùng của luận
  19. 16 án sẽ dựa trên kết quả của phân tích định lượng. Cụ thể, phương pháp định tính được sử dụng để nhận diện, sàng lọc các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán theo cơ sở dồn tích cũng như nhận diện sự ảnh hưởng của kế toán theo cơ sở dồn tích đến minh bạch của thông tin, đồng thời xác định mối liên hệ giữa các khái niệm. Sau đó, dựa vào các lý thuyết nền xây dựng, bổ sung các biến quan sát để giải thích cho các khái niệm và gợi ý các hướng điều chỉnh khung lý thuyết sao cho tương ứng với bối cảnh ở Việt Nam. 3.2.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu có 4 bước dựa trên hai phương pháp là nghiên cứu định tính (bao gồm bước 1 và bước 2) và nghiên cứu định lượng (bao gồm bước 3 và bước 4), cụ thể như sau: Bước 1-Nghiên cứu lý thuyết: Việc nghiên cứu lý thuyết được tác giả luận án thông qua nghiên cứu tài liệu, hay còn gọi là phương pháp GT để xác định khe hổng, nhận diện các nhân tố làm cơ sở đề xuất mô hình lý thuyết của luận án và tổng hợp thang đo của các khái niệm. Bước 2-Thảo luận tay đôi: Việc thảo luạn tay đổi để xác định tính khả thi và hiểu rõ thêm về sự tồn tại giữa các mối liên hệ giữa các yếu tố, điều chỉnh thang đo của các khái niệm và khẳng định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đề xuất trong bối cảnh các đơn vị hành chính sự nghiệp khu vực miền Trung Việt Nam. Kết thúc bước 2, một bảng câu hỏi được thiết lập để phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ. Bước 3-Nghiên cứu sơ bộ: Kiểm tra về tính chặt chẽ của tập dữ liệu để đảm bảo tính chính xác cũng như tính đại diện của thông tin thông qua kiểm tra độ tin cậy của các thang đo (thông qua hệ số tương
  20. 17 quan biến tổng và Cronbach’s alpha), mức độ hội tụ và mức độ phân biệt (phân tích nhân tố khám phá - EFA) nhằm hướng đến sự toàn vẹn của thông tin để phục vụ cho các bước tiếp theo cũng như làm cho kết quả nghiên cứu có tính khả thi hơn. Bước 4-Nghiên cứu chính thức: Đây là bước thu thập dữ liệu chính thức của luận án thông qua bản câu hỏi khảo sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tác giả luận án sàng lọc và làm sạch trước khi xử lý thông qua các công cụ kỹ thuật. Kết quả dữ liệu sau khi phân tích cũng chính là kết quả cuối cùng của luận án. 3.3. Tổng hợp thang đo của các khái niệm nghiên cứu 3.3.1. Thang đo của khái niệm “Kế toán theo cơ sở dồn tích” Từ khái niệm của kế toán theo cơ sở dồn tích theo khung IPSAS, Kartiko & cộng sự (2017) đã phát triển các thang đo đo lường kế toán dồn tích qua hai khía cạnh đó là xác định có hay không việc lập báo cáo tài chính dựa trên kế toán dồn tích (có 4 thang đo) và mức độ thực hiện các chính sách kế toán một cách thống nhất với IPSAS (với 8 thang đo). 3.3.2. Thang đo của khái niệm “Tính minh bạch thông tin kế toán” Tính minh bạch thông tin kế toán được tác giả luận án tiếp cận theo quan điểm của Schnackenberg (2009) với 3 khía cạnh và 8 biến quan sát, cụ thể công bố thông tin (2 thang đo), sự chính xác (2 thang đo) và sự rõ ràng của thông tin (4 thang đo). 3.3.3. Thang đo của khái niệm “Thể chế chính trị” Khái niệm thể chế chính trị được thể hiện qua 2 khía cạnh và 7 biến quan sát của Ouda (2004 và 2008) là sự hỗ trợ chính trị (được đo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2