BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
TRỊNH THU THUỶ<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HÀNH VI NGƯỜI<br />
TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI XE ĐIỆN HAI BÁNH<br />
TẠI ĐÔ THỊ HÀ NỘI<br />
Ngành: Kinh tế học<br />
Mã số: 9310101<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội – 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hồng<br />
TS. Phạm Thị Kim Ngọc<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Hà<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Kim Dũng<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Anh Thu<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ<br />
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
i. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Thực trạng nóng lên toàn cầu đang là một thực tế đã được các chính phủ công nhận<br />
tại Hội nghị cấp cao Rio năm 1992 và tại Kyoto vào năm 1997. Sự biến đổi khí hậu do<br />
phát thải nhà kính hiện nay là một thách thức lớn toàn cầu. Phương tiện vận tải là một<br />
nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, và là một trong những thách thức lớn nhất làm trầm<br />
trọng biến đổi khí hậu. Số lượng các loại phương tiện giao thông ngày càng tăng gây<br />
tình trạng ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Ô nhiễm từ phương<br />
tiện vận tải là phát thải khí carbon dioxide tạo ra hiệu ứng thay đổi khí nhà kính.<br />
Việt Nam hiện có 3,2 triệu ô tô và 49 triệu xe máy đã đăng ký. Tốc độ tăng trưởng<br />
phương tiện cá nhân bình quân xe máy là 7,3% và ô tô là 6,3%. Trung bình, có khoảng<br />
300.000 ô tô và hơn 3 triệu xe máy mới được đăng ký mỗi năm, hay 850 xe ô tô và 9.000<br />
xe máy được đăng ký mới mỗi ngày. Giao thông công cộng mới đáp ứng 10% - 15%<br />
tổng lượng nhu cầu di chuyển của người dân, các phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe<br />
máy đóng vai trò quan trọng và thuận tiện nhất đối với người dân đô thị, chiếm 85% 90% tổng số các chuyến đi bằng phương tiện cơ giới. Tại Hà Nội, hiện có 485.955 ô tô<br />
và 5.522.245 xe máy, trên 1,2 triệu phương tiện vãng lai tham gia giao thông. Xe máy<br />
vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt đối với các khí thải như CO<br />
và VOC, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dân đô thị thành phố. Khi xã hội càng phụ<br />
thuộc vào việc sử dụng phương tiện giao thông, giảm khí phát thải từ phương tiện giao<br />
thông càng trở nên cấp bách.<br />
Tại Việt Nam, xe điện hai bánh (xe máy điện và xe đạp điện – E2W) đã được sử<br />
dụng rộng rãi những năm gần đây, nhất là trong giới trẻ học sinh, sinh viên. E2W chạy<br />
bằng điện ắc qui hoặc pin, không sử dụng nhiên liệu xăng, giúp tiết kiệm kiệm nhiên<br />
liệu, không xả khí thải vào môi trường, giúp giảm thiểu ô nhiễm. Trong tương lai, cùng<br />
với xu thế phát triển và sử dụng xe điện trên thế giới, E2W có thể là phương tiện thay<br />
thế hữu ích cho xe máy động cơ xăng tại Việt Nam nếu được quản lý và sử dụng hiệu<br />
quả. Xuất phát từ cách tiếp cận và tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên, nghiên<br />
cứu “Các yếu tố tác động tới hành vi người tiêu dùng đối với xe điện hai bánh tại đô<br />
thị Hà Nội” là một đề tài thiết thực và hữu ích. Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này,<br />
chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về E2W và hành vi người tiêu dùng đối với<br />
E2W.<br />
ii. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu nhằm xác định yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu<br />
tố tới hành vi người tiêu dùng đối với xe điện hai bánh tại đô thị Việt Nam, nghiên cứu<br />
tại thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể bao gồm:<br />
o Xác định các yếu tố chính mang tính nhận thức cá nhân tác động tới hành vi người<br />
tiêu dùng đối với E2W tại đô thị Việt Nam.<br />
o Xác định mức độ tác động của các yếu tố tới hành vi người tiêu dùng đối với E2W<br />
tại đô thị Hà Nội.<br />
o Đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà sản xuất, các nhà quản lý và hoạch định<br />
chính sách để phát triển, quản lý và kiểm soát E2W một cách hiệu quả và bền vững,<br />
hướng tới ngành công nghiệp xe điện ‘xanh’ trong tương lai.<br />
1<br />
<br />
Câu hỏi nghiên cứu:<br />
1. Những yếu tố nào tác động tới hành vi người tiêu dùng đối với xe điện hai bánh tại<br />
đô thị Việt Nam?<br />
2. Mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi người tiêu dùng đối với xe điện hai<br />
bánh tại đô thị Hà Nội như thế nào?<br />
3. Từ kết quả nghiên cứu, những khuyến nghị cần thiết nào cho các nhà sản xuất, nhà<br />
quản lý và hoạch định chính sách để phát triển, kiểm soát và quản lý xe điện hai<br />
bánh hiệu quả và bền vững tại đô thị Việt Nam?<br />
iii. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
o Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động tới hành vi người tiêu dùng đối với xe<br />
máy điện và xe đạp điện tại đô thị Việt Nam, nghiên cứu cụ thể cho đô thị Hà Nội.<br />
o Phạm vi nghiên cứu: (i) Phạm phi không gian: khu vực đô thị Hà Nội; (ii) Phạm vi<br />
khảo sát điều tra: nhóm đối tượng thanh niên là học sinh trung học phổ thông (lớp 10<br />
đến lớp 12 hoặc nhóm độ tuổi trung bình từ 15 đến 18) đã hoặc đang sử dụng E2W. (iii)<br />
Phạm vi thời gian: từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 4 năm 2018.<br />
iv. Phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: (i) Giai đoạn 1, nghiên cứu sơ bộ sử<br />
dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn; (ii) Giai đoạn 2, nghiên cứu chính thức chuyên<br />
sâu, sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.<br />
Nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp chuyên sâu và phỏng vấn nhóm<br />
tập trung để thu thập dữ liệu (nghiên cứu khám phá). Nghiên cứu định lượng để kiểm<br />
định mô hình lý thuyết nghiên cứu bằng bản câu hỏi khảo sát điều tra để thu thập dữ<br />
liệu (nghiên cứu mô tả).<br />
Các bước nghiên cứu: Luận được được thực hiện qua 11 bước (được trình bày chi<br />
tiết trong luận án): (i) Tổng quan lý luận và nghiên cứu; (ii) Xây dựng mô hình và giả<br />
thuyết; (iii) Khảo sát điều tra sơ bộ; (iv) Điều chỉnh bản hỏi khảo sát điều tra sơ bộ; (v)<br />
Khảo sát điều tra chính thức; (vi) Nhập số liệu và phân tích thống kê; (vii) Kiểm định<br />
phép đo, Crobach’s Alpha; (viii) Phân tích nhân tố khám pháp (EFA); (ix) Phân tích<br />
nhân tố khẳng định (CFA); (x) Kiểm định mô hình; (xi) Kết quả và bàn luận.<br />
v. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
- Phát triển phương pháp luận vận dụng lý thuyết hành vi dự định TPB (Theory of<br />
Planned Behavior) nghiên cứu các yếu tố tác động tới hành vi NTD đối với E2W. Từ<br />
đó, sau có thể mở rộng nghiên cứu áp dụng cho các loại phương tiện khác.<br />
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học tin cậy, kết hợp giữa nghiên cứu định<br />
tính và định lượng, góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết về lý thuyết hành vi người<br />
tiêu dùng, lý thuyết tâm lý học hành vi nói riêng và lý thuyết khoa học xã hội nói chung.<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực, hữu ích đối với các nhà sản xuất,<br />
các nhà quản lý và hoạch định chính sách đối với một loại hình phương tiện phù hợp<br />
với nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng, giúp định hướng cho các chính sách trong<br />
phạm vi khuyến khích phát triển E2W bền vững. E2W là phương tiện tốt cho đi lại hàng<br />
ngày, thân thiện môi trường, có thể sử dụng thay thế cho xe máy động cơ xăng, giảm<br />
thiểu ô nhiễm do các phương tiện vận tải chạy bằng nhiên liệu hoá thạch trong đô thị,<br />
giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu, đem lại hiệu quả kinh tế - xã<br />
hội thiết thực cho đô thị Việt Nam.<br />
2<br />
<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên<br />
cứu, giảng dạy và học tập tại các trường đại học, các viện chuyên ngành kinh tế, các cơ<br />
sở đào tạo liên quan, làm tài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất E2W, các nhà quản lý<br />
và hoạch định chính sách công nghiệp, Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, Hiệp hội<br />
các nhà máy sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), Viện nghiên cứu trực thuộc các Bộ<br />
ngành liên quan (Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công Nghệ),<br />
các tổ chức tư vấn trong lĩnh vực giao thông như Jica, Amec, Tedi v.v.<br />
vi. Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới<br />
* Kết quả nghiên cứu<br />
- Hệ thống hoá lý luận về hành vi người tiêu dùng và các yếu tố tác động. Hệ thống<br />
ba nhóm yếu tố chính tác động tới hành vi người tiêu dùng đối với phương tiện di<br />
chuyển cá nhân (xe đạp, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện) là: nhóm yếu tố<br />
đặc điểm thuộc tính phương tiện, nhóm yếu tố bên ngoài, nhóm yếu tố tâm lý học.<br />
- Thiết lập mô hình nghiên cứu trên cơ sở khung lý thuyết lợi ích, lý thuyết quá trình<br />
ra quyết định. Mô hình nghiên cứu tổng quát được phát triển từ lý thuyết hành vi dự<br />
định TPB của Ajzen (2005, 2016) gồm có 13 yếu tố và 40 biến quan sát, trong đó, 5<br />
yếu tố là Thái độ đối với hành vi, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chính<br />
sách xúc tiến bán của doanh nghiệp, Sự hấp dẫn của phương tiện xe máy động cơ xăng<br />
tác động tới dự định sử dụng E2W. Yếu tố Thái độ bị tác động bởi 7 yếu tố thành phần:<br />
Lợi ích kinh tế, Thuận tiện sử dụng, Thuận tiện thay thế ắc qui/phụ tùng, Kích thước –<br />
khối lượng xe, An toàn sử dụng, Thân thiện môi trường, Ô nhiễm môi trường và không<br />
an toàn khi sử dụng xe máy.<br />
- Kết quả nghiên cứu khảo sát điều tra thực tế trên địa bàn đô thị Hà Nội (tập trung cho<br />
đối tượng học sinh THPT) cho thấy có 3 yếu tố: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ<br />
quan, và sự hấp dẫn của xe máy động cơ xăng tác động tới dự định sử dụng E2W. Yếu<br />
tố thái độ bị tác động bởi 4 yếu tố thành phần: lợi ích kinh tế, thuận tiện sử dụng, kích<br />
thước – khối lượng, thân thiện môi trường.<br />
- Mức độ tác động của từng yếu tố đến hành vi người tiêu dùng đối với E2W tại đô thị<br />
Hà Nội (tập trung cho đối tượng học sinh THPT), theo mức độ giảm dần: thái độ, chuẩn<br />
chủ quan, sự hấp dẫn của phương tiện xe máy tới dự định sử dụng E2W. Yếu tố thái độ<br />
bị tác động bởi các yếu tố thành phần, theo mức độ giảm dần: lợi ích kinh tế, thân thiện<br />
môi trường, thuận tiện sử dụng, kích thước – khối lượng E2W. Các yếu tố nhân khẩu<br />
học không tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm học sinh khác nhau<br />
về giới tính, độ tuổi đối với hành vi của người tiêu dùng E2W.<br />
- Kết quả nghiên cứu giúp đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà sản xuất, quản lý và<br />
hoạch định chính sách đối với E2W nhằm thúc đẩy tiêu thụ, phát triển sản xuất, trong<br />
phạm vi khuyến khích sử dụng E2W thay thế xe máy động cơ xăng, giảm thiểu ô nhiễm<br />
môi trường, tiếng ồn, tiết kiệm năng lượng, hướng tới phát triển bền vững ngành E2W<br />
và xe điện, phát triển GTVT ‘xanh’ bền vững trong tương lai hoàn toàn thiết thực và<br />
có tính thực tiễn cao.<br />
* Điểm mới của luận án<br />
- Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với E2W, phương tiện di chuyển quen<br />
thuộc hàng ngày của một bộ phận NTD tại đô thị Việt Nam chưa có một nghiên cứu<br />
nào được thực hiện trước đó. Luận án nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đối với<br />
3<br />
<br />