Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng" là nghiên cứu làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch; và nội hàm, tiêu chí đánh giá đối với liên kết du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ◆ NGUYÔN THÞ THU PH¦¥NG VAI TRß cña chÝnh quyÒn cÊp tØnh ®èi víi LI£N KÕT DU LÞCH – NGHI£N CøU T¹I VïNG NAM §ång b»ng s«ng hång Chuyªn ngµnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 9310102 Hµ Néi – 2024
- C¤NG TR×NH §¦îC HOµN THµNH t¹i Tr-êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Hào 2. PGS.TS Nguyễn Thị Phương Linh Phản biện: 1: PGS.TS. Bùi Văn Huyền 2: PGS.TS. Nguyễn Viết Thái 3: PGS.TS. Lê Quang Cảnh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào: ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về thực tiễn Du lịch là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, mang tính văn hóa, giải trí, đặc biệt có tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao (Hoàng Văn Hoa & cộng sự, 2018). Liên kết là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch. LKDL cho phép khai thác được tối đa lợi thế du lịch về tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hóa của mỗi địa phương hay DN tham gia liên kết (Látková & Vogt, 2012; Nunkoo & Smith, 2013). Các tỉnh Nam ĐBSH bao gồm 04 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình. Trong giai đoạn 2017 - 2022, LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH đã có những hình thức phát triển phong phú gắn với các nội dung liên kết đa dạng, giúp du lịch của các địa phương phát triển. Tuy nhiên, mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH vẫn còn rời rạc, biểu hiện còn nhiều các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch nằm ngoài vùng biên của mạng liên kết, với mật độ tập trung thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, trong đó phải kể đến vai trò của CQCT đối với LKDL. Trong giai đoạn 2017 - 2022, CQCT tại các tỉnh Nam ĐBSH đã xác định chiến lược LKDL phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, các chính sách CQCT ban hành nhằm tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển các hoạt động LKDL bắt đầu có những phát huy tác động tích cực đến phát triển du lịch. Tuy nhiên, CQCT tại các tỉnh chưa có kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện các mục tiêu, phương án chiến lược trước khi xác định các mục tiêu cụ thể; mức độ bao phủ thấp đối với các bên liên quan trong xác định chiến lược và xây dựng chính sách LKDL; còn thiếu những chính sách quan trọng nhằm duy trì và phát triển các hình thức LKDL. 1.2. Về mặt lý luận Về mặt lý luận, nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch dựa trên lý thuyết nền tảng về thực thi chức năng của nhà nước đối với phát triển KT - XH, như lý thuyết vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường (Samuelson & Nord, 1989), phân tích chính sách công (John, P. (1998), lý luận về phát triển bền vững (Todaro, 2000), và lý luận về chính sách công (Anderson, 2015). Dựa trên lý luận này, đã có nhiều nghiên cứu khẳng định cần phải có sự tham gia của nhà nước vào phát triển du lịch (Zhao & Timothy, 2015 Bramwell & Alletorp, 2001; Qin và cộng sự 2011). Có thể nói rằng, tất cả các chính phủ đều có một số chính sách phát triển du lịch (Baum & Szivas, 2008). Tuy nhiên, mức độ tham gia sẽ khác nhau tùy theo tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc gia/địa phương và tùy thuộc vào các triết lý chính trị (Baum & Szivas, 2008). Chính quyền địa phương ngày càng được khuyến khích đảm nhận vai trò quan trọng với tư cách là bên liên quan chính và là chủ thể quan trọng trong hỗ trợ phát triển du lịch tại các khu vực điểm đến (Bramwell, 2011; Dredge & Jamal, 2013; Ruhanen, 2013). Ngành du lịch phát triển thành công nếu được gắn với hoạt động của chính quyền địa phương (Godfrey, 1998). Câu hỏi về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cũng được đặt ra bởi Church và cộng sự (2000). Về mặt học thuật cho thấy rằng, vấn đề về sự tham gia của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch đã được khẳng định (Cawley & Gillmor, 2008; Dredge, 2005; Dredge & Jenkins, 2009; Kerr và cộng sự, 2001; Pforr, 2006; Stevenson và cộng sự 2008). Chính quyền địa phương được công nhận rộng rãi với vai trò là một bên liên quan quan trọng và có ảnh hưởng trong quản lý điểm đến (Bramwell & Lane, 2010), Dredge, 2001; Dymond, 1997). Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng sự phát triển du lịch do khu vực công chi phối không có khả năng đạt được lợi ích kinh tế tối ưu (Cooper và cộng sự 1993). Vai 1
- trò của chính quyền địa phương trong việc lập kế hoạch phát triển du lịch có thể tạo điều kiện hoặc cản trở các mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vì đây cũng là một vai trò tương đối mới đối với chính quyền địa phương, nó thể hiện sự khác biệt so với vai trò truyền thống trong phát triển cơ sở hạ tầng (Ateljevic & Doorne, 2000; Beaumont & Dredge, 2010). Điều này cho thấy sự can thiệp của chính phủ vào ngành du lịch có thể dẫn đến việc biến những thất bại của thị trường thành những thất bại của khu vực công. Do đó, hàm ý là sự cân bằng hợp lý giữa sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân trong quy hoạch du lịch là rất quan trọng trong việc đảm bảo kết quả du lịch tối ưu cho các khu vực điểm đến. Chính quyền địa phương được đại diện cho lợi ích của cư dân địa phương và do đó, họ có nhiệm vụ đại diện cho lợi ích tốt nhất của cộng đồng điểm đến rộng lớn (Ruhanen, 2013). Hơn nữa, chính quyền địa phương cũng được cho là công bằng và không có lợi ích thương mại (Swarbrooke, 1998) và đóng vai trò là người điều hành công bằng đối với sự phát triển du lịch (Shone, 2013). Do đó, về mặt lý luận đặt ra đó là “có tồn tại vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL hay không?”. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng, nghiên cứu: “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng” là thực sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu, câu hỏi và cách tiếp cận nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, Luận án nghiên cứu làm rõ nội hàm, tiêu chí đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL; và nội hàm, tiêu chí đánh giá đối với LKDL. Thứ hai, mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Một là, luận án làm rõ về quan niệm, sự cần thiết, nội dung, hình thức, tác động, và tiêu chí đánh giá LKDL. Hai là, xác định khung lý thuyết nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL. Trong đó tập trung làm rõ về sự cần thiết, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của CQCT đối với LKDL. Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng LKDL và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh trong vùng Nam ĐBSH. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi thứ nhất: LKDL có nội hàm là gì và được đánh giá với những tiêu chí nào? Câu hỏi thứ hai: Vai trò của CQCT đối với LKDL có nội hàm là gì và được đánh giá với những tiêu chí nào? Câu hỏi thứ ba: Vị trí của CQCT trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH? Câu hỏi thứ tư: Thực trạng LKDL và vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH như thế nào? Câu hỏi thứ năm: Trong thời gian tới, cần làm gì để nâng cao vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH? 2.3. Cách tiếp cận Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, nghiên cứu được tiếp cận nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của các bên liên quan, từ đó tạo ra sự đồng thuận trong LKDL. Một mặt đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của cộng đồng dân cư, của khách du lịch, mặt khác phải đảm bảo lợi ích của các bên liên quan khác trong quá trình hình thành và phát triển LKDL. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Vai trò của CQCT đối với liên kết du lịch. 2
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu CQCT bao gồm HĐND tỉnh và UBND tỉnh (Quốc hội, 2015). Dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, luận án nghiên cứu nội dung vai trò của CQCT đối với LKDL xét theo thực thi các chức năng của CQCT theo khía cạnh: xác định chiến lược LKDL; ban hành các chính sách LKDL; tổ chức thực hiện LKDL (Nội dung này luận án chỉ nghiên cứu: xây dựng bộ máy thực hiện LKDL, thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách do tỉnh ban hành LKDL, và phối hợp các tổ chức có liên quan thực hiện LKDL); và kiểm tra, giám sát, đánh giá LKDL. - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu Vai trò của CQCT đối với LKDL – Nghiên cứu tại vùng Nam ĐBSH, thực chất luận án nghiên cứu vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Từ đây, trong luận án, thuật ngữ “các tỉnh Nam ĐBSH” dùng để chỉ “vùng Nam ĐBSH”. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu 04 nội dung của vai trò của CQCT đối với LKDL tại tỉnh. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu tại các tỉnh Nam ĐBSH giai đoạn 2017-2022 và đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn 2035. 4. Những đóng góp mới của đề tài 4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án có những đóng góp về mặt học thuật: (i) Luận án đã mở rộng phạm vi đánh giá LKDL theo 02 tiêu chí: Tiêu chí thứ nhất, luận án căn cứ vào đặc điểm của hoạt động LKDL. Theo tiêu chí này, luận án kế thừa khung lý thuyết của: Jamal & Getz (1995), Bramwell & Sharman (1999), Ying (2010), Tinsley & Lynch (2001), Dredge, (2006), Presenza & Cipollina (2010), Tyler & Dinan (2010), Chiappa & Presenzaf (2013), và Hoàng Văn Hoa & cộng sự (2018) nhằm đề xuất 06 nội dung đánh giá đặc điểm của hoạt động LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Tiêu chí thứ hai, luận án căn cứ vào đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL. Đánh giá theo tiêu chí này, luận án áp dụng phương pháp phân tích mạng thông qua mô hình nghiên cứu của Ying (2010) với 05 cấp độ thể hiện mức độ hợp tác trong LKDL, để nghiên cứu đánh giá đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. (ii) Vận dụng khung lý thuyết của Simpson (2001), Bramwell & Sharman (1999), Mandell (1999) và Ampong (2014), luận án đề xuất khung lý thuyết và mô tả 04 nội dung vai trò của CQCT đối với LKDL bao gồm: (1) xác định chiến lược LKDL; (2) ban hành các chính sách LKDL; (3) tổ chức thực hiện LKDL, và (4) kiểm tra, giám sát, đánh giá đối với LKDL. Đồng thời, từ những khung lý thuyết này, luận án đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH gắn với 04 nội dung trên. 4.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ quá trình nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã xác định được những đóng góp mới mà các luận án trước đây chưa thực hiện, như: Thứ nhất, nghiên cứu đã phát hiện có tồn tại vai trò của CQCT đối với LKDL, tuy nhiên CQCT không giữ vai trò trung tâm trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh. Với phát hiện này, luận án đã có những đề xuất đối với CQCT trong ban hành chính sách LKDL nhằm thực hiện vai trò định hướng, dẫn dắt trong hoạt động LKDL, giúp du lịch phát triển bền vững, như: CQCT cần xác định mục tiêu chiến lược LKDL nhằm phân phối công bằng lợi ích kinh tế của LKDL trên toàn 3
- địa phương; chính sách cần tạo được sự đồng thuận cao giữa các bên liên quan, và tổ chức hiệu quả nhằm phối hợp liên tục các chính sách, thủ tục của hai hoặc nhiều bên trong LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Thứ hai, kết quả nghiên cứu phát hiện có tồn tại hoạt động liên kết du lịch tại các tỉnh nhưng với mật độ (Denity) thấp, xác suất xuất hiện các hoạt động LKDL tại các tỉnh giữa 2 chủ thể bất kỳ chỉ đạt 19%, điều này cho thấy hoạt động LKDL chỉ mới manh nha hình thành trên thị trường. Trên cơ sở này, luận án đã có những đề xuất đối với CQCT trong ban hành chính sách LKDL đó là: cần tạo ra các điều kiện, cơ chế, để giúp cho các bên liên quan gặp nhau nhiều hơn để họ trao đổi các thông tin, và CQCT cần tăng cường tư vấn liên quan đến hoạt động LKDL. Thứ ba, nghiên cứu đã xác định được chủ thể đóng vai trò là tác nhân trung tâm (với độ trung tâm giữa cao) và chủ thể khó nhận được sự hợp tác (với độ trung tâm cấp bậc thấp) trong mạng lưới LKDL. Trên cơ sở này, luận án đã có những đề xuất đối với CQCT trong ban hành chính sách nhằm khuyến khích mạnh mẽ các chủ thể đóng vai trò trung tâm này. Đồng thời CQCT cần ban hành chính sách nhằm khắc phục những cản trở để giúp cho các chủ thể khó nhận được sự hợp tác, nhưng cũng giữ vai trò cần thiết đối với LKDL được tham gia vào hoạt động LKDL. Các đề xuất như: CQCT cần có chính sách khuyến khích và duy trì các quan hệ đối tác; cần phối kết hợp nhằm xây dựng, hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng cho du lịch, nhất là hạ tầng giao thông theo hướng thực hiện xã hội hóa. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch. Chương 2. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch. Chương 3. Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng. Chương 4. Quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng. Chương 1. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến liên kết du lịch, vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 1.1.1. Những nghiên cứu về du lịch, liên kết du lịch. Các nghiên cứu đã tập trung đánh giá vai trò, thực trạng mạng lưới LKDL. Các nghiên cứu trong nước đã làm rõ những vấn đề về quan niệm, đặc điểm, nguyên tắc, và phân tích các hoạt động LKDL trong nước. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với du lịch và liên kết du lịch Các nghiên cứu đã tập trung vào vai trò của Nhà nước, của CQCT đối với phát triển du lịch, và đã nghiên cứu nội dung vai trò theo những nội dung vai trò khác nhau. 4
- 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục làm rõ trong luận án Thứ nhất, khoảng trống nghiên cứu: Các nghiên cứu đánh giá đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tuy nhiên các nghiên cứu này triển khai tại một địa phương cụ thể, chưa mở rộng vùng nghiên cứu và chưa mở rộng khung lý thuyết đánh giá LKDL. Xét về lý luận, và thực tiễn, nghiên cứu đánh giá LKDL cần được đánh giá trên phạm vi rộng hơn để làm rõ đặc điểm của các hoạt động LKDL và đặc trưng của mạng lưới LKDL. Chưa có nghiên cứu sâu về vai trò của CQCT đối với LKDL, chủ yếu có các nghiên cứu về vai trò của nhà nước/CQCT đối với phát triển du lịch, được nghiên cứu ở những vai trò cụ thể khác nhau, và có kết quả khẳng định giá trị khác nhau. Vấn đề đặt ra là có tồn vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL hay không? Và khung lý thuyết nào dùng để đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL? Xét dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị, còn nhiều nội dung cần luận giải. Thứ hai, những vấn đề về vai trò CQCT đối với LKDL cần tiếp tục nghiên cứu Về cách tiếp cận: Nghiên cứu sẽ lấy nội dung vai trò của CQCT đối với LKDL để xây dựng mạch phát triển của nghiên cứu. Trong đó, mạch phát triển của nghiên cứu cần tập trung vào xây dựng các nội dung, tiêu chí nhằm đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL, trên cơ sở đó để làm rõ vấn đề đảm bảo lợi ích, tạo ra sự đồng thuận giữa các bên liên quan trong LKDL. Về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu cần tập trung luận giải 04 nội dung trong vai trò của CQCT đối với LKDL, cần nghiên cứu mở rộng lý thuyết đánh giá và mở rộng phạm vi đánh giá đối với LKDL. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mô hình nghiên cứu và sơ đồ nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý luận và xét theo thực thi chức năng của CQCT, mô hình nghiên cứu của đề tài như sau: Tổ chức thực hiện LKDL Xác định chiến lược Vai trò CQCT đối Kiểm tra, giám sát, LKDL với LKDL đánh giá LKDL Ban hành chính sách về LKDL Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL Nguồn: Tác giả Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng sơ đồ nghiên cứu cụ thể. 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành chung nhất là phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 5
- 1.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Sau quá trình tổng quan nghiên cứu, để xây dựng phiếu khảo sát nhằm đánh giá LKDL và đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua tham vấn ý kiến chuyên gia nhằm xem xét sự phù hợp của nội dung và hình thức các câu hỏi trong phiếu khảo sát. Nghiên cứu định tính được triển khai theo quy trình sau: (i) xác định những nội dung nghiên cứu, (ii) xây dựng nội dung phiếu khảo sát, (iii) thực hiện tham vấn các bên liên quan, (iv) xác định nội dung cho khảo sát chính thức. - Đối với mẫu Phiếu điều tra số 1, thiết kế phiếu điều tra nhằm đánh giá thực trạng LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Luận án kế thừa khung nghiên cứu của các nghiên cứu Jamal & Getz (1995), Bramwell & Sharman (1999), Ying (2010), Tinsley & Lynch (2001), Dredge (2006), Presenza & Cipollina (2010), Tyler & Dinan (2010) và Chiappa & Presenzaf (2013), Hoàng Văn Hoa & cộng sự (2018) để làm cơ sở xây dựng nội dung của các tiêu chí trong bảng hỏi. - Đối với phiếu điều tra số 2, tác giả xây dựng mẫu phiếu với các nội dung nhằm đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL và phiếu điều tra số 3 đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của CQCT đối với LKDL. 1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Sau quá trình nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp điều tra bảng hỏi. Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đánh giá thực trạng LKDL và đánh giá vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Để đánh giá thực trạng mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH, tác giả sử dụng phương pháp phân tích mạng lưới với mô hình nghiên cứu của Ying (2010) bằng phần mềm UCINET 6.03. Đánh giá thực trạng vai trò của CQCT đối với LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH, tác giả sử dụng kết hợp khung nghiên cứu của Simpson (2001); Bramwell & Sharman (1999); Mandell (1999); và của Ampong (2014). Nghiên cứu định lượng được thực hiện theo quy trình sau: Một là, thu thập dữ liệu. Nghiên cứu thực hiện, tổ chức khảo sát đối với 3 mẫu phiếu điều tra trên bằng hình thức trực tuyến, thông qua hình thức gửi thư mời với phiếu được xây dựng bằng hình thức trực tuyến thông qua tạo Form biểu mẫu khảo sát trên Google. Hai là, xác định mẫu khảo sát. Đề tài xác định kích thước mẫu được chọn theo Hair và cộng sự (1998), với kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số quan sát. Ba là, phân tích xử lý dữ liệu điều tra. Tác giả sử dụng phần mềm ứng dụng Uncinet 6.03, để phân tích đánh giá mạng lưới LKDL của các địa phương tại Nam ĐBSH. Luận án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, sử dụng phần mềm Excel để tính toán các dữ liệu để tính toán giá trị cho mỗi tiêu chí, qua đó giúp đánh giá thực trạng vai trò CQCT đối với LKDL. Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DU LỊCH 2.1. Một số vấn đề về liên kết du lịch: quan niệm, sự cần thiết, nội dung, hình 6
- thức, tác động và tiêu chí đánh giá 2.1.1. Quan niệm về liên kết du lịch LKDL được hiểu là hợp tác và phân công giữa các bên liên quan theo những nội dung và hình thức đã được xác định giữa các bên liên quan, để đạt được mục tiêu riêng của mỗi bên, và mục tiêu chung của nhiều bên. 2.1.2. Sự cần thiết liên kết du lịch Thứ nhất, do ngành du lịch có tính liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Thứ hai, do tác động lan tỏa trong ngành DL, làm gia tăng lợi ích cho các bên liên quan tham gia vào LKDL. Thứ ba, do nguồn lực khan hiếm, cho nên cần phải LKDL. 2.1.3. Nội dung, hình thức, tác động và tiêu chí đánh giá liên kết du lịch 2.1.3.1. Nội dung liên kết du lịch LKDL sẽ được thực hiện nhiều nội dung như: Thứ nhất, liên kết thiết lập không gian DL thống nhất. Thứ hai, liên kết xây dựng sản phẩm DL. Thứ ba, liên kết xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu DL. Thứ tư, liên kết đào tạo và phát triển nhân lực DL. Thứ năm, liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng DL, huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Thứ sáu, liên kết cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh DL của địa phương. Thứ bảy, liên kết trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong DL. 2.1.3.2. Hình thức liên kết du lịch tại địa phương LKDL tại địa phương tồn tại hình thức như: LKDL giữa các chủ thể vĩ mô; LKDL giữa các chủ thể vi mô. Ngoài ra, tại địa phương, sẽ có hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công với tư nhân trong phát triển DL, LKDL. 2.1.3.3. Tác động của liên kết du lịch LKDL sẽ mang lại những cơ hội quan trọng để tối đa hóa các nguồn lực của tất cả các bên liên quan thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tiếp thị và quản lý DL. LKDL cũng có thể dẫn đến hạn chế số lượng các bên tham gia và cũng có nghĩa là những quan hệ đối tác đã hình thành không phải lúc nào cũng đạt được tiềm năng của họ. 2.1.3.4. Tiêu chí đánh giá liên kết du lịch Khi du lịch phát triển, thì hoạt động LKDL được hình thành và phát triển theo, lúc này, các đặc điểm của hoạt động LKDL được bộc lộ ra bên ngoài. Do đó, để đánh LKDL, cần đánh giá đặc điểm của hoạt động LKDL. Hoạt động LKDL khi phát triển đến mức độ nhất định thì mạng lưới LKDL dần được hình thành và sẽ bộ lộ những đặc trưng của mạng lưới này. Do vậy, đánh giá đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL cũng cần thiết. Thứ nhất, căn cứ đặc điểm của hoạt động LKDL. Luận án dựa trên khung nghiên cứu của: Jamal & Getz (1995), Bramwell & Sharman (1999), Ying (2010), Tinsley & Lynch (2001), Dredge, (2006), Presenza & Cipollina (2010), Tyler & Dinan (2010), Chiappa & Presenzaf (2013), Hoàng Văn Hoa & cộng sự (2018), đề xuất 06 nội dung đánh giá đặc điểm của các hoạt động LKDL, cụ thể: Một là, đánh giá dựa trên mức độ, quy mô các bên tham gia LKDL. Hai là, đánh giá nội dung thực hiện LKDL. Ba là, dựa vào mức độ, cường độ LKDL. Bốn là, căn cứ vào những nguyên nhân và cản trở đối với hoạt động LKDL. Năm là, đánh giá dựa vào phương thức, hình thức trao đổi thông tin, tổ chức LKDL. Sáu là, xu hướng hợp tác công hay tư trong LKDL. 7
- Thứ hai, căn cứ vào đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL. Luận án sử dụng phương pháp phân tích mạng với mô hình nghiên cứu của Ying (2010) bằng phần mềm UCINET 6.03 để xác định các giá trị phản ánh đặc điểm đặc trưng của mạng lưới LKDL. 2.2. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 2.2.1. Quan niệm, đặc điểm và sự cần thiết vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 2.2.1.1. Quan niệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với LKDL là quá trình chính quyền cấp tỉnh sử dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để tác động đến các chủ thể, đến các hình thức và nội dung trong LKDL của địa phương, nhằm giải quyết các vấn đề trong LKDL, từ đó thúc đẩy du lịch của địa phương phát triển, đóng góp chung vào sự phát triển KT - XH của tỉnh. 2.2.1.2. Đặc điểm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Vai trò của CQCT đối với LKDL có đặc điểm: là chủ thể trực tiếp quản lý, điều hành tại địa phương về du lịch, CQCT là chủ thể quan trọng trong mạng lưới LKDL tại địa phương. Mang tính động và có xu hướng biến đổi trong suốt quá trình thực hiện LKDL. Do có nhiều bên liên quan, nhiều ngành lĩnh vực tham gia hợp tác, LKDL, các bên liên quan này lại có nhiều điểm khác nhau, có những biến đổi liên tục và khó dự báo trước, cho nên sẽ ảnh hưởng đến thực thi vai trò CQCT đối với LKDL. Ngành DL được hình thành từ một mạng lưới phức tạp gồm nhiều ngành, nhiều bên liên quan và các nhóm quan tâm đến việc phát triển, quản lý và tiếp thị DL. 2.2.1.3. Sự cần thiết của vai trò chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch CQCT thực hiện vai trò đối với LKDL do: CQCT là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong LKDL. Do LKDL sẽ gây ra những tác động không mong muốn, ảnh hưởng đến phát triển DL bền vững. CQCT cung ứng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản cho cho phát triển DL và thực hiện LKDL. CQCT là bên tổ chức, điều phối hiệu quả các nguồn lực, các đơn vị, tổ chức, ban, ngành nhằm thực hiện thành công LKDL trên địa bàn. CQCT là chủ thể quan trọng thực hiện cam kết hợp tác quốc tế về DL. 2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 2.2.2.1. Xác định chiến lược liên kết du lịch Chiến lược LKDL là một chương trình hành động tổng quát mang tính dài hạn của CQCT xây dựng nhằm đạt được mục tiêu LKDL đã xác định. Luận án đã phân tích một số yêu cầu và các căn cứ trong xác định chiến lược LKDL. 2.2.2.2. Ban hành các chính sách về liên kết du lịch của tỉnh Chính sách LKDL là tổng thể các chương trình hành động và công cụ mà CQCT sử dụng nhằm tác động lên các đối tượng, các bên liên quan trong LKDL, nhằm thực hiện mục tiêu LKDL trên địa bàn. Các chính sách cần ban hành để thực hiện LKDL như: chính sách phối kết hợp nhằm xây dựng, hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng cho DL. Chính sách khuyến khích và duy trì quan hệ đối tác. Chính sách hợp tác trong quảng bá, tiếp thị DL. Chính sách hợp tác trong cải thiện chất lượng của các điểm tham quan, phát triển các sản phẩm DL. Chính sách hợp tác phát triển nhân lực DL. Chính sách hợp tác trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực DL. 8
- 2.2.2.3. Tổ chức thực hiện liên kết du lịch của tỉnh Để tổ chức thực hiện LKDL, CQCT cần phải thực hiện ba nội dung sau: Thứ nhất, xây dựng bộ máy thực hiện LKDL. Thứ hai, thực hiện luật pháp, chính sách của Trung ương và các chính sách do tỉnh ban hành về LKDL. Luận án đã chỉ ra những căn cứ quan trọng để CQCT thực hiện luật pháp, chính sách LKDL tại địa phương có hiệu quả và đạt hiệu lực. Thứ ba, phối kết hợp các cấp chính quyền và các bên liên quan để thực hiện LKDL. 2.2.2.4. Thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá liên kết du lịch Kiểm tra, giám sát các đơn vị, tổ chức cấp dưới trong quá trình thực hiện chiến lược và chính sách LKDL cần tập trung vào kiểm tra thực hiện mục tiêu và thực hiện các nội dung LKDL mà CQCT đặt ra đã đạt được theo kế hoạch. 2.2.3. Tiêu chí đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Thứ nhất, tiêu chí đánh giá CQCT xác định chiến lược LKDL. Đánh giá CQCT xác định chiến lược LKDL, luận án kế thừa khung nghiên cứu của Simpson (2001), theo đó, tác giả sẽ sử dụng 05 nội dung đánh giá cụ thể: đánh giá dựa vào quy mô, mức độ, phạm vi các bên liên quan tham gia xác định chiến lược LKDL đánh giá dựa vào khả năng xác định tầm nhìn và giá trị của chiến lược; đánh giá dựa vào mức độ phân tích tổng thể tình hình của chiến lược; về đáp ứng tính toàn diện của mục tiêu chiến lược đề ra; về tính khả thi trong thực hiện của chiến lược LKDL. Thứ hai, tiêu chí đánh giá CQCT xây dựng chính sách LKDL. Luận án kế thừa khung nghiên cứu của Bramwell & Sharman (1999) đánh giá CQCT xây dựng chính sách hợp tác DL với 03 tiêu chí là: đánh giá dựa trên mức độ bao phủ của chính sách đối với các bên liên quan trong LKDL; căn cứ vào cường độ hợp tác khi thực hiện chính sách LKDL; căn cứ vào mức độ tạo ra sự đồng thuận giữa các bên liên quan trong quan hệ đối tác từ chính sách của CQCT. Thứ ba, tiêu chí đánh giá CQCT trong quá trình thực hiện chính sách; và thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với LKDL của địa phương. Dựa trên khung nghiên cứu của Mandell (1999) và Ampong (2014), luận án đánh giá vai trò của CQCT trong thực hiện chính sách; thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá đối với LKDL, theo đó được đánh giá theo các tiêu chí như: đánh giá trong quá trình thực hiện chính sách ngoài việc thực hiện theo kế hoạch thì có được thực hiện trong trường hợp mang tính đột xuất hay không; khi thực hiện các chính sách LKDL có bị chồng chéo hay không; đánh giá sự phối kết hợp giữa các cơ quan, tổ chức của CQCT trong quá trình thực hiện chính sách LKDL; có phương pháp, công cụ hiện đại phù hợp trong đánh giá LKDL; có sự chồng chéo trong thực hiện các công việc; có “Ủy ban điều phối” hay không;… 2.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch Luận án đã xây dựng cơ sở và đề xuất các nhân tố như: Thứ nhất, chủ trương, chính sách của Trung ương về du lịch và LKDL. Thứ hai, cơ sở vật chất DL, hạ tầng giao thông của địa phương. Thứ ba, quy mô, năng lực của các bên liên quan trong LKDL. Thứ tư, chất lượng đội ngũ công chức trong bộ máy chính quyền tham gia quản lý DL. Thứ năm, tình hình phát triển DL của địa phương. Thứ sáu, ý định DL bền vững của khách du lịch. 9
- 2.3. Kinh nghiệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch và bài học rút ra cho các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng 2.3.1. Kinh nghiệm vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch 2.3.1.1. Kinh nghiệm của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ Luận án nghiên cứu kinh nghiệm LKDL của các tỉnh tại vùng Bắc Trung Bộ qua một số nội dung: các tỉnh đã xác định khá rõ chiến lược liên kết DL; ban hành chính sách LKDL phù hợp với địa phương và của cả vùng để thực hiện LKDL; thực hiện các nội dung và hình thức LKDL phong phú và đa dạng ở trong và ngoài địa phương; đã có những kiểm tra, giám sát phù hợp với thực tiễn LKDL. 2.3.1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh tại vùng Tây Bắc Luận án nghiên cứu kinh nghiệm LKDL của các tỉnh này qua một số nội dung: chiến lược LKDL thể hiện tốt vai trò dẫn dắt hoạt động LKDL của tỉnh; các chính sách, chương trình LKDL phong phú, đa dạng và bám sát thế mạnh của địa phương và của cả vùng để phát triển DL; đã hình thành bộ máy tổ chức thực hiện LKDL ở cả cấp địa phương và cấp vùng, giúp cho thực hiện các chính sách, chương trình LKDL hiệu quả; các tỉnh đề cao kiểm tra, giám sát LKDL và đã thực hiện đánh giá LKDL. 2.3.2. Bài học cho các tỉnh Nam Đồng bằng sông Hồng Thứ nhất, CQCT cần xác định thực hiện LKDL là thực sự cần thiết cho phát triển DL và KT-XH của địa phương. Thứ hai, trong xác định chiến lược, CQCT cần xác định rõ ràng, chi tiết về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp… về LKDL. Thứ ba, trong ban hành chính sách LKDL, CQCT cần xây dựng hệ thống các chính sách khả thi, các chương trình LKDL phù hợp với thực tiễn của địa phương. Thứ tư, CQCT của các địa phương phải xây dựng cơ chế nhằm xác định trách nhiệm rõ ràng về quyền hạn, cơ chế phân công, hợp tác cụ thể trong thực hiện LKDL giữa các bên liên quan. Thứ năm, CQCT đẩy mạnh hoạt động LKDL với các bên liên quan, nhất là đối với các doanh nghiệp DL. Thứ sáu, CQCT cần xây dựng các cơ chế chính sách nhằm hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực DL, đồng thời xây dựng cơ chế nhằm thu hút các nguồn lực tài chính. Chương 3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DU LỊCH TẠI CÁC TỈNH NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Tình hình kinh tế - xã hội, du lịch và liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng Luận án đã phân tích tình hình KT-XH của các tỉnh Nam ĐBSH theo các khia cạnh: về tăng trưởng kinh tế của các tỉnh; việc làm, thu – chi ngân sách của các tỉnh; về đầu tư phát triển của các tỉnh trong vùng. 3.1.2. Thực trạng du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng Trong giai đoạn 2018-2019, với những chủ trương, định hướng ưu tiên phát triển DL của các tỉnh, hoạt động kinh doanh DL có bước phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 2020- 2022, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng khách và doanh thu từ hoạt động DL của các tỉnh trong năm 2020 và năm 2021 bị sụt giảm nghiêm trọng. Lượng khách DL của các 10
- tỉnh này chủ yếu đến từ thị trường khách nội địa, thị trường khách nội địa chiếm trên 95% tổng lượng khách của các tỉnh. 3.1.3. Thực trạng liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng 3.1.3.1. Phân tích đặc điểm hoạt động liên kết du lịch tại các tỉnh Thứ nhất, về nội dung liên kết. Các tỉnh Nam ĐBSH có nhiều tài nguyên DL, các tỉnh đã xác định không gian DL thống nhất, có những nét tương đồng và cũng có những sự khác biệt, nhằm tạo ra không gian DL thống nhất toàn vùng. Các chủ thể trong các tỉnh đã thực hiện trao đổi các thông tin, kinh nghiệm về quản lý DL và quản lý nhà nước đối với DL. Và đã thực hiện nhiều nội dung LKDL với các hình thức liên kết, hợp tác phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Theo kết quả khảo sát của đề tài, trong giai đoạn 2017–2022, trong 510 chủ thể được khảo sát, thì có 109 chủ thể trong lĩnh vực lưu trú, chiếm 21,4%; Có 111 DN lữ hành, chiếm 21,8% tham gia vào hoạt động LKDL của các tỉnh. LKDL tại các tỉnh tập trung vào các nội dung: Hợp tác nhằm cung cấp dịch vụ lưu trú (có 123 tổ chức, đơn vị, chiếm 24,1%); Hợp tác cùng nhau cung cấp sản phẩm/dịch vụ du lịch (có 13,9% tổ chức, đơn vị tham gia); Liên kết nhằm cung cấp dịch vụ vận chuyển, bến bãi (có 10% tổ chức, đơn vị tham gia. Riêng trong nội dung liên kết trong bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực DL thì không có chủ thể nào tham gia. Thứ hai, về hình thức LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Trong giai đoạn 2017-2022, các tỉnh đã thực hiện nhiều hình thức tổ chức LKDL, các hình thức này được thể hiện qua các Phụ lục 11, 12, 13, 14). Trong giai đoạn 2017 - 2022, tỉnh Ninh Bình tham gia 06 hoạt động LKDL với các tỉnh, thành (Sở DL Ninh Bình, 2022c). Tỉnh Nam Định, Thái Bình, và tỉnh Hà Nam tham gia 02 hoạt động LKDL... Trong giai đoạn 2017–2022, theo kết quả khảo sát của tác giả, các hoạt động LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH có tồn tại dưới hình thức có ký kết văn bản (có 278 chủ thể, chiếm tỷ trọng 54,5% trong 510 chủ thể được khảo sát) nhằm duy trì, thực hiện các hoạt động LKDL. Cũng theo kết quả khảo sát, trong 510 chủ thể, thì có đến 240 chủ thể (chiếm 47,1%) thực hiện trao đổi thông tin về LKDL thông qua hình thức các Hội nghị, Hội thảo,.. và có đến 199 đơn vị tổ chức tham gia trao đổi về các hoạt động LKDL bằng hình thức gặp mặt trực tiếp, đây chính là 02 hình thức phổ biến được các chủ thể trao đổi thông tin LKDL tại các tỉnh. Bên cạnh đó, luận án đã phân tích những những nguyên nhân, những cản trở, mức độ và cường độ hợp tác, và xu hướng hợp tác công tư của các bên tham gia LKDL. Các bên liên quan tham gia hợp tác, LKDL thực hiện chủ yếu xuất phát từ quan điểm cho rằng hợp tác, LKDL giúp khai thác lợi thế của các bên liên quan nhằm phát triển DL (có 19,6% các bên liên quan khẳng định như vậy). Trung bình có 9% trong 510 chủ thể khẳng định: Nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh để các bên chủ động triển khai các hoạt động LKDL; Nhân lực DL thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; Các bên liên quan thiếu kinh nghiệm trong hợp tác, LKDL; Và mức độ đồng thuận giữa các bên liên quan thấp là nguyên nhân khá lớn, cản trở hoạt động LKDL tại các địa phương. 3.1.3.2. Phân tích đặc trưng của mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh Thứ nhất, về mật độ mạng LKDL tại các tỉnh. 11
- Trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh trong vùng Nam ĐBSH, kết quả khảo sát 510 chủ thể, thì có 2560 hình thức LKDL tồn tại trong đó. Giá trị trung bình cua các mối quan hệ là 0,190. Bảng 3.2. Chỉ số của mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH Các chỉ số của mạng LKDL Giá trị Tông số chủ thể (số nút trong mạng) (N of Obs.) 510 Tổng số liên kết trong mạng (Sum) 2560 Mật độ hay số liên kết trung bình (Denity) 0,190 Khoảng cách trung bình (Average Distance) 2,003 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu khảo sát bằng phần mềm Ucinet Xác suất xuất hiện các hoạt động LKDL tại các tỉnh giữa 2 chủ thể bất kỳ cũng chỉ đạt 19%. Khoảng cách trung bình (Avg Distance) là 2,003 (>2) cho thấy cấu trúc LKDL trong mạng lưới liên kết diễn ra lỏng lẻo, chủ yếu tồn tại ở mức phối hợp với nhau, không liên tục (theo thang đo của Ying (2010)). Hình 3.1. Cấu trúc tổng thể của mạng LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát bằng phần mềm Ucinet Thứ hai, tính trung tâm của mạng LKDL tại các tỉnh. Cụ thể, cấu trúc mạng LKDL được thể hiện qua hình sau: Hình 3.2. Cấu trúc mạng lưới liên kết du lịch tại các tỉnh Nam ĐBSH Nguồn: Tác giả tính toán từ kết quả khảo sát bằng phần mềm Ucinet Xét về chỉ số độ trung tâm cấp bậc cho thấy, trong 10 chủ thể hoạt động trong 10 lĩnh vực này, thì có 4 chủ thể: Lữ hành, dịch vụ vận chuyển, cung cấp dịch vụ ăn uống, và lưu trú có xu hướng tạo lập liên kết đối với các chủ thể trong các lĩnh vực khác nhiều hơn là họ nhận được liên 12
- kết từ các chủ thể trong lĩnh vực khác. Trong khi đó, các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí; và chủ thể hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu về du lịch lại nhận được nhiều hợp tác từ các chủ thể khác hơn là số liên kết họ gửi ra ngoài. Chủ thể là cơ quan trực tiếp quản lý du lịch của địa phương và tổ chức sự kiện khó nhận được sự hợp tác. Nghiên cứu đã cho thấy: Thứ nhất, mức độ LKDL tại các tỉnh trong thời gian vừa qua tồn tại ở mức dưới trung bình, các hoạt động LKDL còn rời rạc, chưa đi vào chiều sâu trong phát triển du lịch. Đây cũng là kết quả tương đồng với nghiên cứu tại nước có nền kinh tế chuyển đổi như tại Ba Lan đã được Marszałek (2018) nghiên cứu, và tương đồng với nghiên cứu của Czernek (2013), Roberts & Simpson (1999). Thứ hai, tồn tại một số chủ thể đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới LKDL tại các tỉnh Nam ĐBSH. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ying (2010), Marszałek (2018). Kết quả này phản ánh thực tiễn phát triển của các nước có nền kinh tế chuyển đổi, của các nước đang phát triển. Tại các nước này, các chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những hộ kinh doanh du lịch hoạt động trong lĩnh vực lưu trú, lữ hành, ăn uống sẽ đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới LKDL. Và trái ngược với thực tiễn tại các nước phát triển đã được Ying (2010), Timur & Getz (2008) nghiên cứu tại Mỹ và Canada, tại đây, chủ thể là các cơ quan quản lý du lịch của Nhà nước lại đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới. 3.2. Phân tích vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Chính quyền cấp tỉnh xác định chiến lược liên kết du lịch Các tỉnh đã ban hành các văn bản nhằm xác định chiến lược LKDL, cụ thể: Đối với tỉnh Ninh Bình: HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, ngày 10/07/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1124/QĐ-UBND, ngày 30/8/2018; và Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021. Đối với tỉnh Thái Bình: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định Số: 3562/QD-UBND, ngày 29/12/2017; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP08-NQ/TW của Bộ Chính trị, từ đó xây dựng cơ sở pháp lý vững chắc hỗ trợ DL tỉnh nhà đẩy mạnh liên kết và phát triển. Đối với tỉnh Nam Định: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển DL tỉnh Nam Định đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tháng 6 năm 2012. Thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Và Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 17/07/2021 của HĐND tỉnh Đối với tỉnh Hà Nam: Quyết định của UBND tỉnh Hà Nam, số 1393/QĐ-UBND, ngày 22/10/2012. Kế hoạch của UBND tỉnh số: 869/KH-UBND, ngày 13/5/ 2015; Kế hoạch của UBND tỉnh số: 869/KH-UBND, ngày 13/5/2015; Quyết định của UBND tỉnh ngày 07/9/2018; Kế hoạch của UBND tỉnh số:1070/KH-UBND, ngày 22 /4/2022. Trong quá trình CQCT xác định chiến lược LKDL giai đoạn 2017 - 2022, CQCT đã xác định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể. Đồng thời các tỉnh đã đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu: Thực hiện các giải pháp về cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù để thu hút đầu tư phát triển DL; Các giải pháp về tổ chức quản lý; Giải pháp về đầu tư phát triển DL; Giải pháp về phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm DL; Giải pháp về đào tạo phát 13
- triển nguồn nhân lực DL; Giải pháp về tăng cường xúc tiến đầu tư, xúc tiến quảng bá thu hút khách DL; Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển DL; Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường DL và ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. 3.2.2. Chính quyền cấp tỉnh ban hành chính sách liên kết du lịch Thứ nhất, chính sách phối kết hợp nhằm xây dựng, hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng cho DL. Các tỉnh cũng đã chủ động xây dựng, hình thành các tuyến đường nhằm kết nối trong và ngoài tỉnh. Trong giai đoạn 2017 - 2022, các tỉnh đã ban hành các văn bản, nhằm xây dựng, hình thành tuyến đường kết nối giữa các điểm DL. Trong đó, đáng chú ý là tuyến đường cao tốc ven biên kết nối 3 tỉnh: Nam Định - Thái Bình - Ninh Bình. Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng theo hình thức đối tác công tư, thực hiện khởi công dự án trong năm 2023. Thứ hai, xây dựng chính sách khuyến khích và duy trì quan hệ đối tác. * Các tỉnh đã ban hành các văn bản: UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số: 101/KH-UBND, ngày 14/8/2019; Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 31/8/2021; Quyết định số: 747/QĐ-UBND, ngày 16/7/2021, và Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021. UBND tỉnh tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-UBND, ngày 13/8/2019; và Quyết định số 1942 QĐ-UBND ngày 15/9/2019. UBND tỉnh Nam Định đã ban hành: Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 19/10/2017; Kế hoạch số 97/KH-UBND, ngày 19/10/2018; Kế hoạch số 115/KH-UBND, ngày 25/12/2018; Quyết định số 47/QĐ-UBND, ngày 27/10/2021; Quyết định số 1616/QĐ-UBND ngày 29/8/2022. UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số: 3562/QD-UBND, ngày 29/12/2017; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018. Và các tỉnh đã xác định được những nội dung cụ thể của chính sách khuyến khích và duy trì quan hệ đối tác trong LKDL. Thứ ba, chính sách hợp tác trong quảng bá, tiếp thị DL * Về ban hành các văn bản của các tỉnh: UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 14/8/2017; Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 14/8/2019; Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021; và Kế hoạch số số 83 /KH-UBND, ngày 29/4/2022. UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 24/11/2016; Kế hoạch số1070/KH-UBND, ngày 22/4/2022. UBND tỉnh Nam Định ban hành kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 15/6/2017; và Kế hoạch số 52/KH-UBND, ngày 15/6/2020. UBND tỉnh Thái Bình ban hành Kế hoạch hành động số 68/KH-UBND ngày 25/11/2015; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018; Và kế hoạch số 92/KH-UBND, ngày 21/8/2020,… Chính sách nhằm tạo lập và nâng cao hình ảnh DL của địa phương trong vùng, khu vực và thế giới. Chính sách tăng cường liên kết phối hợp marketing chung các điểm đến, sản phẩm DL, tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip;... Thứ tư, chính sách hợp tác trong cải thiện chất lượng của các điểm tham quan, phát triển các sản phẩm DL * Về ban hành các văn bản của các tỉnh: UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 14/8/2017; Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 30/11/2021; và Kế hoạch số 83 /KH-UBND, ngày 29/4/2022. UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành: Kế hoạch số 14
- 869/KH-UBND, ngày 13/5/ 2015; Quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 24/11/2016; Kế hoạch số:1070/KH-UBND, ngày 22/4/2022. UBND tỉnh Nam Định đã ban hành kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 15/6/2017; Quyết định số 47/QĐ-UBND, ngày 27/10/2021. Và UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch hành động số 68/KH-UBND ngày 25/11/2015; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018; Và kế hoạch số 92/KH-UBND, ngày 21/8/2020. Về cơ bản, các tỉnh đều xác định trong LKDL, các địa phương dựa trên cơ sở tiềm năng phát triển DL địa phương sẽ lựa chọn những sản phẩm đặc trưng để giới thiệu cho các doanh nghiệp DL đưa vào Chương trình liên kết hợp tác. Thứ năm, chính sách hợp tác phát triển nhân lực DL. * Về ban hành các văn bản của các tỉnh: Đối với tỉnh Hà Nam: Tỉnh đã ban hành Quyết định số: 1742/QĐ-UBND, ngày 29/12/2011; Kế hoạch số 869/KH-UBND, ngày 13/5/ 2015; Quyết định số 1942 QĐ-UBND ngày 15/9/2019. Đối với tỉnh Ninh Bình: HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 6/7/2017, Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND ngày 6/7/2017; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 8/2/2018; Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 25/4/2022. Tỉnh Nam Định ban hành: HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 55 /2010/NQ-HĐND ngày 8/12/2020; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1462/QĐ-UBND ngày 26/8/2011; Quyết định số 20/2019/QĐ-UBND ngày 19/6/2019. UBND Tỉnh Thái Bình đã ban hành: Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018; Quyết định số 1671/QĐ-UBND, ngày 10/7/2018. Các tỉnh đều cho rằng, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp quản lý trong quản lý nhà nước về DL; phát triển nhân lực trong thực hiện xúc tiến quảng bá DL, phát triển sản phẩm; kế hoạch triển khai đào tạo nhân lực DL. Để phát triển nhân lực DL, các địa phương sẽ hỗ trợ giới thiệu giảng viên đào tạo, tập huấn tại các tỉnh theo nội dung do các địa phương đề xuất. 3.2.3. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện liên kết du lịch 3.2.3.1. Xây dựng bộ máy thực hiện liên kết du lịch của tỉnh CQCT đã ban hành nhiều quyết định nhằm kiện toàn, xây dựng bộ máy phát triển DL, thực hiện LKDL. Như, đối với tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 572/QĐ- UBND ngày 25/7/2014, Quyết định số 117/QĐ-UBND, ngày 9/10/2014; Đối với tỉnh Nam Định, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 109/QĐ-UBND, ngày 23/1/2015. UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-UBND, ngày 16/1/2014, Quyết định số 416/QĐ-BCĐ ngày 12/9/2022. Và UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 16/4/2019; Quyết định số 2876/QĐ-UBND ngày 22/11/2021. Trong quá trình điều hành, thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển DL, CQCT của các tỉnh còn ban hành những quyết định để tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện phát triển DL tỉnh. Theo đó, CQCT của các tỉnh đã đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển nhà nước về DL tại địa phương. CQCT đã tổ chức, phối kết hợp các cấp chính quyền tham gia vào chiến lược phát triển DL của địa phương, xây dựng các kế hoạch nhằm phát triển DL, các chính sách nhằm thực hiện LKDL. 3.2.3.2. Thực hiện luật pháp, chính sách liên kết du lịch Thứ nhất, xây dựng các kế hoạch. Trên thực tế, CQCT của các tỉnh đã ban hành nhiều kế hoạch hành động như: UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành: Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 14/8/2017; Kế hoạch số 180 /KH-UBND ngày 29/10/2021; UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành các 15
- kế hoạch hành động như: Kế hoạch số 869/KH-UBND, ngày 13/5/ 2015; Kế hoạch số 1070/KH- UBND, ngày 22/4/2022. UBND tỉnh Nam Định đã ban hành kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 15/6/2017; Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 31/8/2017; Kế hoạch số 52/KH-UBND, ngày 15/6/2020; Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 22/10/2021. UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch hành động số 68/KH-UBND ngày 25/11/2015; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 01/2/2018; kế hoạch số 92/KH-UBND, ngày 21/8/2020; Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 16/6/2020. Thứ hai, thông qua bộ máy, Ban chỉ đạo phát triển DL Nhà nước tại địa phương, CQCT sẽ tiến hành phổ biến tuyên truyền về chính sách phát triển DL, LKDL. Thứ ba, triển khai các chính sách LKDL. Một là, triển khai chính sách phối kết hợp nhằm xây dựng, hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng cho DL. Trong giai đoạn 2017–2022, các tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hình thành hạ tầng DL của địa phương, có thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức khác nhau nhằm cung cấp các điều kiện cơ sở vật chất cho hạ tầng DL. Hai là, triển khai chính sách khuyến khích và duy trì quan hệ đối tác. Ngoài ra, để khuyến khích và duy trì quan hệ đối tác, các tỉnh tổ chức các Hội thảo, Hội nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội DL của các tỉnh tham gia trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, LKDL. Ba là, triển khai chính sách hợp tác trong quảng bá, tiếp thị DL. Trên thực tế, các tỉnh đã thực hiện nhiều hình thức LKDL cả song phương, đa phương, cả hình thức giữa chủ thể vĩ mô với nhau, giữa chủ thể vĩ mô với vi mô để quảng bá, tiếp thị DL. Bốn là, triển khai chính sách cải thiện chất lượng của các điểm tham quan, phát triển các sản phẩm DL trong LKDL. Trong giai đoạn 2017–2022, các tỉnh đã tăng cường phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp DL trong và vùng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ DL, đa dạng hóa các sản phẩm DL. Các tỉnh đã hợp tác liên kết trong phát triển sản phẩm theo hình thức kết họp với các khu DL trọng điểm của vùng ĐBSH để hình thành các trục DL Năm là, triển khai chính sách hợp tác phát triển nhân lực DL. Các tỉnh Nam ĐBSH đã thực hiện nhiều các hình thức hợp tác trong đào tạo, phát triển nhân lực DL của tỉnh. Trong đó, đáng chú ý là thỏa thuận tác phát triển DL giữa các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Hồng mở rộng với 14 tỉnh thành. Bảng 3.3. Số lượng nhân lực du lịch được đào tạo giai đoạn 2017 - 2022 Đơn vị tính: Lượt người Tỉnh Năm 2017 2018 2020 2022 Nam Định 320 410 350 650 Ninh Bình 1503 1624 1500 1860 Hà Nam 1130 1460 1540 1620 Thái Bình 400 450 300 710 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm, Sở Du lịch Ninh Bình (2017 - 2023), Sở VHTT&DL Nam Định, Thái Bình, Hà Nam (2017 – 2023) 3.2.3.3. Phối kết hợp các cấp chính quyền để thực hiện liên kết du lịch Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách LKDL, CQCT luôn chú ý đến năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị, các tổ chức, và các bên liên quan, để từ đó có những điều 16
- chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tiễn của các bên với những yêu cầu thực tiễn trong LKDL đặt ra. Từ đó, chính sách LKDL sẽ được triển khai thực hiện và được giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình triển khai chính sách LKDL. Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát, UBND và HĐND tỉnh sẽ xác định được những nút thắt trong thực tiễn khi thực hiện các chính sách LKDL. 3.2.4. Chính quyền cấp tỉnh kiểm tra, giám sát và đánh giá liên kết du lịch Thứ nhất, chính quyền cấp tỉnh kiểm tra, giám sát đối với LKDL. Để thực hiện được nội dung này, CQCT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, trong đó Sở DL/Sở VHTT&DL sẽ tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát kết hợp với các đơn vị trong tỉnh như: UBND, Thanh tra các sở, hoặc tham gia Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực DL; hoặc tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh kiểm tra hoạt động DL của tỉnh. Căn cứ vào đó, hàng năm, các sở DL/Sở VHTT&DL của tỉnh sẽ ban hành các kế hoạch nhằm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với DL nói chung và LKDL của tỉnh nói riêng. Như, Sở VHTT&DL Hà Nam đã ban hành Kế hoạch số 133/QĐ-SVHTTDL ngày 11/6/2020; Kế hoạch số 02/KH-TTr ngày 22/02/2021; Kế hoạch số 02/KH-TTr, ngày 22/02/2022; kế hoạch số 02/KH-TTr ngày 24/02/2023. Sở DL tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-SDL, ngày 28/10/2022. Sở DL tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch số 328/KH-SVHTTDL ngày 04/5/2018; Kế hoạch số 184/KH-SVHTTDL ngày 18/3/2019; Kế hoạch số 765/KH-SVHTTDL ngày 26/7/2022;... Từ đó, Sở DL/VHTT&DL các tỉnh sẽ thực hiện báo cáo kết quả các hoạt động LKLD của tỉnh qua các văn bản. Kiểm tra, giám sát đã mang lại những kết quả tích cực. Thứ hai, CQCT thực hiện đánh giá đối với LKDL. Đánh giá này chủ yếu tồn tại dưới dạng những văn bản báo cáo nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động LKDL của tỉnh, chưa có phương pháp đánh giá chuyên sâu đối với hoạt động LKDL của tỉnh. Những kết quả đánh giá đối với hoạt động LKDL của các tỉnh, được thể hiện trong các văn bản như: Sở DL Ninh Bình (2022c) trong báo cáo số 925/SDL- QLDL, ngày 26 tháng 9 năm 2022, về việc cung cấp thông tin về hoạt động liên kết phát triển DL; Sở VHTT&DL Thái Bình (2022a), trong báo cáo số 963/SVHTTDL-QLDL, ngày 27/9/2022, về việc cung cấp thông tin về hoạt động liên kết phát triển DL của địa phương; và trong các báo cáo tổng kết các năm của các tỉnh;... 3.3. Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch tại các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng 3.3.1. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh xác định chiến lược liên kết du lịch Thứ nhất, về sự tham gia của các bên liên quan trong xác định chiến lược LKDL. Kết quả khảo sát tại các địa phương cho thấy, hầu hết người được hỏi đều khẳng định rằng, CQCT của các tỉnh đã xác định được tầm nhìn dài hạn cho chiến lược LKDL. Tuy nhiên, có trên 90% những người được hỏi đều thừa nhận trong quá trình xác định chiến lược LKDL tại các địa phương chưa huy động được nhiều bên liên quan tham gia. Thứ hai, đánh giá tầm nhìn và giá trị của chiến lược LKDL. Những người được hỏi đều đánh giá giá cao đối với CQCT trong xác định giá trị và tầm nhìn của chiến lược. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát trên cho thấy, trong quá trình xác 17
- định chiến lược LKDL, CQCT chưa làm tốt các nội dung như: xác định các đặc điểm lối sống quan trọng tại địa phương; xác định các vấn đề hiện tại quan trọng đối với người dân; đánh giá thái độ của cộng đồng đối với DL; và chưa đánh giá tổng thể đối với chất lượng sống trong khu vực của người dân. Trung bình tại các tỉnh, có trên 70% người được hỏi khẳng định như vậy. Thứ ba, đánh giá phân tích thực tiễn khi xác định chiến lược LKDL Chiến lược LKDL của các tỉnh luôn được tích hợp, xác định trong các quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển chung của ngành và trong quy hoạch tổng thể của địa phương (Kết quả khảo sát cũng khẳng định lại vấn đề này, khi trung bình trên 70% người được hỏi tại các địa phương có cùng quan điểm này). Mặc dù vậy, tại các tỉnh, chiến lược LKDL của các tỉnh chưa thực hiện được các yêu cầu như: định lượng lợi ích kinh tế của LKDL đối với địa phương; định lượng được khả năng tạo việc làm của hoạt động LKDL; đánh giá năng lực hiện tại của nhà máy và cơ sở hạ tầng DL tại địa phương trong LKDL; đánh giá năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp DL tại địa phương; Thứ tư, đánh giá về mục tiêu của chiến lược LKDL: Các mục tiêu về thực hiện LKDL chỉ được xác định chung chung trong các quy hoạch, chiến lược LKDL của các tỉnh Nam ĐBSH. Thứ năm, về tính khả thi của chiến lược LKDL: Chiến lược LKDL cần xác định được mục tiêu cụ thể được ưu tiên về mức độ cấp bách khi triển khai thực hiện chiến lược LKDL, đồng thời cần có kế hoạch phân công rõ trách nhiệm của các bên liên quan khi triển khai thực hiện chiến lược LKDL. Như vậy, thiếu vắng một chiến lược riêng cho LKDL là nguyên nhân sâu xa, khiến cho vai trò của CQCT đối với LKDL bị mờ nhạt, không rõ ràng trong thời gian vừa qua, minh chứng cho điều này, là các tiêu chí đưa ra nhằm đánh giá vai trò của CQCT trong xác định chiến lược LKDL được người hỏi đánh giá thấp, điều này có nghĩa là quy trình mà CQCT triển khai, thực hiện nhằm xác định chiến lươc LKDL chưa được hoàn chỉnh, việc xây dựng chiến lược LKDL chưa được quan tâm xác đáng. 3.3.2. Đánh giá chính quyền cấp tỉnh ban hành chính sách liên kết du lịch Thứ nhất, đánh giá sự bao phủ, tập hợp các bên liên quan khi lập chính sách LKDL của CQCT. Theo kết quả khảo sát, các chính sách mà CQCT đã ban hành nhằm thực hiện LKDL cho thấy, CQCT chưa có phương pháp phù hợp nhằm lựa chọn số lượng các bên liên quan tham gia xây dựng chính sách LKDL, việc xây dựng phương pháp nhằm lựa chọn các bên liên quan tham gia tư vấn, hình thành chính sách, cũng như là thực hiện các nội dung chính sách LKDL sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách LKDL. Theo tiêu chí này, có đến 81% những người được hỏi tại tỉnh Nam Định, 71% người được hỏi tại tỉnh Thái Bình, có 56% những người được hỏi tại tỉnh Ninh Bình và 60% những người được hỏi tại tỉnh Hà Nam đều khẳng định như trên. Thứ hai, đánh giá phạm vi hợp tác, cường độ hợp tác giữa các bên liên quan. Từ kết quả khảo sát điều tra của đề tài cho thấy, các bên liên quan sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi về kết quả trong LKDL, và họ chấp nhận sửa đổi kế hoạch LKDL. Theo kết quả khảo sát, có trên 70% người được hỏi cho rằng các chính sách LKDL này chưa tạo ra các điều kiện, cơ chế, để giúp cho các bên liên quan gặp nhau nhiều hơn, nhằm trao đổi các 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn