intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An. Mời các bạn cùng tham khảo đề án để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐINH XUÂN HÙNG CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9310110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHỆ AN - 2021
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢCHOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. LÊ QUỐC HỘI 2. TS. NGUYỄN HOÀI NAM Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường tại Trường Đại học Vinh Vào hồi giờ 00 ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nghệ An bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới trong điều kiện hết sức khó khăn: là tỉnh có diện tích lớn, miền núi nhiều, địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp... Song với quyết tâm chính trị cao của cấp uỷ chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, đồng thuận của người dân, sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt nông thôn toàn tỉnh ngày càng khởi sắc. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An cũng còn những tồn tại như: nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới cho các xã chưa đáp ứng với nhu cầu, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách cấp, nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới ở Nghệ An còn lớn, tiến độ thực hiện một số nội dung và giải ngân nguồn vốn được hỗ trợ còn chậm... Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do cơ chế huy động và sử dụng nguồn tài chính cho xây dựng nôn thôn mới ở Nghệ An chưa thật sự hiệu quả, chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân, các tổ chức trong nước và quốc tế tham gia. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An đóng vài trò rất quan trọng. Từ thực tế đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới.
  4. 2 (2) Phân tích thực trạng cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An. (3) Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Nghệ An những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới (từ ngân sách nhà nước, từ ngoài ngân sách nhà nước) trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Phạm vi không gian: tỉnh Nghệ An. - Phạm vi thời gian: số liệu thứ cấp thu thập trong khoảng thời gian 2011-2019, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2019. 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) Thế nào là cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới? (2) Mối quan hệ giữa cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới như thế nào? (3) Thực trạng cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An hiện nay như thế nào? (4) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An? (5) Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cần hoàn thiện như thế nào để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An thời gian tới? 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về lý luận Một là, luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn
  5. 3 mới. Cụ thể, luận án đã làm rõ khái niệm, nội hàm và tiêu chí đánh giá cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Hai là, luận án đã luận giải mối quan hệ giữa cơ chế huy động và cơ chế sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Ba là, luận án đã xây dựng mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở cấp tỉnh. 5.1. Đóng góp về thực tiễn Một là, phân tích có hệ thống về thực trạng cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An giai đoạn 2011 - 2019. Từ đó chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An. Hai là, luận án đã xác định được các yếu tố tác động quan trọng ảnh hưởng đến cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An. Ba là, xây dựng hệ thống các quan điểm và giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An để thực hiện đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bốn là, kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để cho các Bộ, ngành và địa phương khác tham khảo trong quá trình xây dựng và triển khai cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục; luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới; Chương 3. Phân tích thực trạng cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông mới ở Nghệ An; Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An.
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp - nông thôn nói chung Nghiên cứu của Đào Thế Tuấn, “Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ mới” . Năm 2008, Đặng Kim Sơn “Kinh nghiệm quốc tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa”. Bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Hoài Nam, Mai Ngọc Anh, Hồ Đức Phớc (2014), “Đánh giá các yếu tố tác động đến thu nhập nội sinh của hộ gia đình thuộc nông thôn tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ”. Nghiên cứu “Phát triển nông thôn bền vững những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới” của Trần Ngọc Ngoạn và cộng sự (2008), Luận án tiến sĩ “Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Ngô Việt Hương (2015). 1.1.1.2. Các nghiên cứu về nông thôn mới Nghiên cứu của Đỗ Thị Hà (2010) “Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới của Nhà nước tại xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh”. Trần Hồng Quảng (2015),“Kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình”. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Mậu Thái (2015) “Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các huyện phía Tây thành phố Hà Nội”. Nguyễn Văn Hùng (2015), “Xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh”. Nguyễn Văn Hùng (2017), Kinh tế tập thể trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Quảng Ngãi. 1.1.1.3. Các nghiên cứu huy động và sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới Chu Tiến Quang (2005) trong nghiên cứu: “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp”; Cùng với hướng nghiên cứu đó, Nguyễn Tiến Định (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng miền núi phía bắc tham gia xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu trong đề tài của Nguyễn Ngọc Luân (2011), Nghiên
  7. 5 cứu kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nhằm đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng nông thôn mới. Trong bài viết “Huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ở các tỉnh miền núi phía Bắc”, tác giả Dìu Đức Hà (2012). Nguyễn Hoàng Hà (2014), “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020 ”. Trương Thị Bích Huệ (2015) trong công trình nghiên cứu: “Quản lý nguồn vốn cho công tác xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh". Vũ Nhữ Thăng (2015) trong đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu đổi mới chính sách để huy động và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng nông thôn mới“. Quyền Đình Hà (2017), “Kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng người dân nông thôn trong phong trào làng mới của Hàn Quốc - Bài học cho Việt Nam”. Trần Chí Thiện (2017) trong bài viết “Cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở nước ta giai đoạn 2010-2020” . 1.1.1.4. Các nghiên cứu về nông thôn mới; huy động sử dụng nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (2014) đã triển khai đề tài, Luận cứ khoa học cho việc phát triển đột phá kinh tế tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn 2030. Nguyễn Văn Thành (2015), “Những vấn đề đặt ra trong xây dựng NTM ở Nghệ An hiện nay”. Bùi Duy Sơn (2016) “Nâng cao vai trò của Nhà nước đối với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp nông thôn nói chung Kang C. & Dannet L (2003) đã viết bài báo “Rural development and employment opportunities in Cambodia: How can a national employment policy contribute towards realization of decent work in rural areas?”. Hanho Kim, Yong - Kee Lee (2004) trong bài: “Cải cách chính sách nông nghiệp và điều chỉnh cấu trúc. Kim Kyeong - Duk (Nghiên cứu cao cấp Viện Kinh tế nông thôn Hàn Quốc), Rural Industrialization and Farm Household Income Policies in Korea: The Rapid Rural - Urban Migration, (Chính sách công nghiệp hóa nông thôn và thu nhập nông hộ ở Hàn Quốc: tình trạng di cư nóng từ nông thôn ra thành phố).
  8. 6 1.1.2.2. Các nghiên cứu huy động nguồn lực phát triển nông thôn Hai tác giả Cohen và Uphoff (1979) cho rằng: “liên quan đến phát triển nông thôn, sự tham gia bao gồm sự liên quan của người dân vào quá trình ra quyết định, vào việc thực hiện các chương trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ chương trình phát triển; và/hoặc các cố gắng để đánh giá những chương trình như vậy”. Frans Ellits (1994) trong nghiên cứu “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển”. Suh Chong-Huk (Đại học Quốc gia Hankyyong, Hàn Quốc), Rural Industrialization in Korea: Policy Program, Performance and Rural Entrepreneurship, (Công nghiệp hóa nông thôn Hàn Quốc: Chương trình, chính sách, kết quả và doanh nghiệp nông thôn); 1.1.3. Những vấn đề trọng yếu của luận án nhưng chưa được quan tâm, nghiên cứu: 1) Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở Nghệ An đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM của Nghệ An; 2) Thực trạng cơ chế huy động, cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM ở Nghệ An; 3) Mối quan hệ giữa cơ chế sử dụng đến hiệu quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM ở Nghệ An; 4) Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM ở Nghệ An; 5) Các giải pháp hoàn thiện cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM ở Nghệ An. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Khung lý thuyết 1.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Chúng tôi sử dụng các tiếp cận sau: 1) Tiếp cận hệ thống; 2) Tiếp cận theo vùng/ địa phương; 3) Tiếp cận theo nhóm đối tượng; 4) Tiếp cận có sự tham gia; 5) Tiếp cận thể chế; 6) Tiếp cận chính sách 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1. Phương pháp chọn điểm, thu thập số liệu sơ cấp - Chọn điểm nghiên cứu: Nghệ An có 17 huyện, 03 thị xã, 01 thành phố, luận án đã tiến hành điều tra chia thành 4 khu vực, mỗi khu vực chọn 1 huyện/thị xã điều
  9. 7 tra khảo sát gồm: 1) Khu vực miền núi: Chọn huyện Tương Dương; 2) Khu vực đồng bằng: Chọn huyện Nam Đàn; 3) Khu vực ven biển: Chọn huyện Quỳnh Lưu; 4) Khu vực thành thị: Chọn thị xã Thái Hòa; - Mẫu điều tra, đối tượng điều tra: Tổng số phiếu điều tra là 500 phiếu, trong đó 320 phiếu điều tra hộ nông dân, đối tượng thụ hưởng và 120 phiếu điều tra cán bộ tỉnh, huyện và xã phường, 40 phiếu điều tra doanh nghiệp, 20 phiếu phỏng vấn sâu. 1.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 1.2.3.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 1.2.3.4. Phương pháp mô hình hóa 1) Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu: Dựa trên các nghiên cứu trước đây (Scoones, 1998; Đoàn Ngọc Hân, 2017; Hoàng Ngọc Hà, 2018; Lê Sỹ Thọ, 2016; Lý Văn Toàn; 2017), tác giả xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới bao gồm các yếu tố sau: (1) Đặc thù của xây dựng nông thôn mới; (2) Môi trường kinh tế xã hội; (3) Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; (4) Nhận thức của các chủ thể tham gia; (5) Tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất kỹ thuật. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CẤP TỈNH 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về xây dựng nông thôn mới 2.1.1. Nông thôn và nông thôn mới Nông thôn mới là kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, văn hóa tinh thần. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. 2.1.2. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
  10. 8 đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. 2.2. Nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 2.2.1. Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính còn có thể hiểu một cách rộng hơn là bao gồm toàn bộ của cải vật chất do lao động của con người sáng tạo ra được tích lũy lại trong một thời kỳ nhất định, là khả năng tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. 2.2.2. Nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Trong luận án này, nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM là nguồn lực tài chính được huy động từ các đối tượng trong xã hội bằng những phương thức phù hợp, được sử dụng để thực hiện xây dựng NTM theo các quy định. 2.2.4. Sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới là việc sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các quỹ đã huy động được trong xã hội để thực hiện các nội dung của chương trình. 2.3. Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 2.3.1. Khái niệm cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Khái niệm cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới theo tác giả luận án được hiểu là tổng thể các nguyên tắc, công cụ, phương thức, quy trình để điều chỉnh hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM do nhà nước xây dựng, quy định và ban hành nhằm đạt được mục tiêu đã định của nhà nước. 2.3.2. Nội dung cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới
  11. 9 2.3.2.1. Cơ chế huy động từ ngân sách nhà nước Nội hàm của cơ chế này chính là việc thiết lập các chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước về phân bổ tài chính để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Cơ chế phân bổ thường bao gồm các quy định về việc phân cấp quản lý tài chính, các định mức, tiêu chí phân bổ tài chính; các điều kiện, nguyên tắc phân bổ vốn; thẩm tra việc phân bổ vốn và điều chỉnh kế hoạch vốn đã được phân bổ. 2.3.2.2. Cơ chế huy động từ ngoài ngân sách nhà nước 1) Nguồn lực tài chính từ tín dụng: Nguồn vốn tín dụng thông qua kênh tín dụng đầu tư nhà nước và tín dụng thương mại, được thực hiện qua hỗ trợ đào tạo việc làm, cho vay hộ nghèo, các chương trình kiên cố hóa trường học, kênh mương, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. 2) Nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp: gồm các khoản hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, bằng hiện vật cho các địa phương để thực hiện các hoạt động xây dựng NTM. 3) Cơ chế huy động từ nhân dân: Nguồn vốn từ nhân dân, là các khoản đóng góp bằng nhiều hình thức, cụ thể như: tiền, tài sản, đất, nhân lực,.. của người dân địa phương để xây dựng nông thôn mới. 2.3.3. Nội dung cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Cơ chế sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới là những nguyên tắc, hình thức, nội dung nhằm phân bổ, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu qủa nhất. Đồng thời, cũng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá hiệu qủa sử dụng của các nguồn lực tài chính cho thực hiện chương trình. 2.3.3.1. Đối với nguồn vốn từ NSNN Sử dụng ngân sách là bước tiếp theo của phân bổ ngân sách trong khâu chấp hành ngân sách, nhằm biến các chỉ tiêu chi ngân sách ghi trong kế hoạch phân bổ trở thành hiện thực. Giữa phân bổ, sử dụng ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ và biện chứng. 2.3.3.2. Đối với nguồn vốn ngoài NSNN Sử dụng nguồn vốn huy động ngoài NSNN phân bổ dự toán cho các công trình dựa trên cơ sở thảo luận ý kiến, nguyện vọng của các bên liên quan, đặc biệt là người dân địa phương. Qúa trình sử dụng phải kết hợp các nguồn huy động được một cách phù hợp để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất. Phải đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến quá trình sử dụng vốn theo quy định của pháp luật.
  12. 10 2.3.4. Mối quan hệ giữa cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới Mối quan hệ giữa cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM chính là mối quan hệ giữa kết quả huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 1) Tính hiệu lực; 2) Tính hiệu quả ; 3) Tính kinh tế ; 4) Tình phù hợp; 5) Tính ổn định 2.5. Các nhân tố tác động tới cơ chế huy động và sứ dụng nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới 2.5.1. Nhân tố khách quan 2.5.2. Nhân tố chủ quan 2.6. Kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới 2.6.1. Kinh nghiệm của một số nước: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan 2.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước: Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội, tỉnh Thái Bình, tỉnh Thanh Hóa 2.6.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở NGHỆ AN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.3. Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đến huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An Tích cực: Là một tỉnh mà tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, thổ nhưỡng cho phép phát triển các nông sản phẩm. Có cảng biển, có cảng hàng không quốc tế, có quốc lộ 1A đi qua. Điều đó cũng tạo hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
  13. 11 Với những cải cách về thủ tục hành chính của Chính quyền Nghệ An thời gian qua, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện đáng kể. Đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hạn chế: Vấn đề thu ngân sách: do việc thu ngân sách đạt thấp, chênh lệch giữa quy mô nền sản xuất (đứng thứ 11 cả nước) và thu ngân sách (đứng thứ 17) nên đầu tư vào vùng khó khăn cần các chính sách miễn giảm, do vậy ngân sách để phục vụ tái đầu tư là khó khăn. Hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa thực sự hoàn thiện và đang có xu hướng ngày càng xuống cấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Do đó, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp vào nông thôn mới còn hạn chế. 3.1.4. Khái quát quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An Giai đoạn 2011-2015: Sau gần 05 năm thực hiện chương trình số tiêu chí của các xã tăng khá, bình quân từ 3,64 tiêu chí/xã năm 2010, đến năm 2015 đã đạt 12,27 tiêu chí/xã (tăng 8,63 tiêu chí/xã). Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 109 xã đạt 19/19 tiêu chí được UBND tỉnh quyết định công nhận đạt 25,3% (đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới, sau Thái Bình và Hà Nội). Giai đoạn 2016-2019: Trong giai đoạn 2016-2019 có thêm 109 xã đạt chuẩn NTM so với giai đoạn 2010 - 2015 nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM được UBND tỉnh quyết định công nhận đến nay là 218 xã, chiếm 50,58% (cao hơn bình quân chung cả nước hiện có 3.993 xã đạt chuẩn NTM chiếm 44,75%). Trong 218 xã NTM có 4 xã thuộc huyện nghèo 30a; 2 xã biên giới; có 30 xã có đồng bào dân tộc thiểu số; 83 xã có đồng bào giáo dân. Có 03 đơn vị cấp huyện: thị xã Thái Hoà, thành phố Vinh, huyện Nam Đàn hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới. 3.2. Phân tích thực trạng cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An 3.2.1. Thực trạng cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An 3.2.1.1. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới 1) Cơ sở pháp lý của cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới
  14. 12 Huy động NSNN cho XDNTM tại Nghệ An phải tuân thủ theo Luật ngân sách Nhà nước (2015); Nghị Định 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật ngân sách Nhà nước và Thông tư 342/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016. Để thực hiện chương trình xây dựng NTM ở các vùng nông thôn, trong đó có vấn đề huy động nguồn lực tài chính để thực hiện chương trình này. Tại tỉnh Nghệ An, chính quyền các cấp đều ban hành khá đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung của chương trình xây dựng NTM, trong đó có vấn đề huy động các nguồn lực tài chính. 2) Thực hiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới - Đối với kế hoạch vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương được UBND tỉnh Nghệ An phân bổ cho các xã trong cả giai đoạn 2016-2020 theo đúng nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ như sau: + Ưu tiên hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã nghèo thuộc các huyện nghèo; xã nghèo thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng như các huyện nghèo. + Tập trung đầu tư cho các xã mới đạt dưới 5 tiêu chí và các xã đã đạt trên 15 tiêu chí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM; chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản (giao thông, điện, trường học, trạm y tế, nước sạch, thủy lợi); hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường. - Đối với kế hoạch vốn sự nghiệp hỗ trợ từ ngân sách trung ương: Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xây dựng phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ cụ thể cho các cấp (tỉnh, huyện, xã), các ngành theo thứ tự ưu tiên sau: + Bố trí vốn để triển khai, thực hiện ở cấp tỉnh và cấp huyện đối với các nội dung: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; và hỗ trợ phát triển hợp tác xã; xử lý, cải thiện môi trường nông thôn; ... + Bố trí kinh phí hoạt động của cơ quan chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM các cấp ở địa phương.
  15. 13 + Phần vốn sự nghiệp còn lại, phân bổ trực tiếp cho các xã để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở cấp xã, trong đó bao gồm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trên địa bàn. Đối với ngân sách địa phương ưu tiên bổ sung cho các xã khó khăn, các xã phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020, các xã thuộc phạm vi đối tượng hỗ trợ của các đề án xây dựng NTM ở các vùng đặc thù đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt; các huyện điểm phấn đầu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020. Bảng 3.1: Tình hình huy động nguồn lực tài chính từ nguồn NSNN cho xây dựng NTM Nghệ An giai đoạn 2010-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng NGÂN SÁCH TW NGÂN SÁCH ĐP VỐN LỒNG GHÉP % % % Tổng so với so với so với Năm nguồn vốn Tổng tổng Tổng tổng Tổng tổng nguồn nguồn nguồn lực lực lực 2011 4.638,313 77,855 1,68 127,500 2,75 2.017,619 43,50 2012 6.287,174 87,378 1,39 415,916 6,62 2.586,501 41,14 2013 3.812,426 83,698 2,20 381,597 10,01 1.119,029 29,35 2014 3.249,933 249,559 7,68 399,610 12,30 853,069 26,25 2015 2.924,816 259,000 8,86 582,566 19,92 778,263 26,61 2016 3.666,481 348,400 9,50 566,950 15,46 779,937 21,27 2017 3.194,395 428,180 13,40 477,727 14,96 856,439 26,81 2018 3.069,789 442,900 14,43 433,950 14,14 514,712 16,77 2019 25.238,259 681,750 2,70 509,185 2,02 1.094,426 4,34 Tổng 56.081,586 2.658,720 4,74 3.895,001 6,95 10.599,995 18,90 Nguồn: Văn phòng điều phối xây dựng NTM Nghệ An và tính toán của tác giả, 2020 Nguồn vốn trực tiếp cấp cho chương trình từ NSTW là 2.658,720 tỷ đồng chiếm 7,04%, trong đó, nguồn từ trái phiếu chính phủ (TPCP) cấp cho chương trình là 706 tỷ
  16. 14 đồng (chiếm 26,55%), vốn đầu tư phát triển chỉ chiếm 47,38%, vốn sự nghiệp chiếm 26,07% tổng vốn huy động từ trung ương. Như vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngân sách trung ương dành cho nông thôn mới tại Nghệ An. 3) Đánh giá về cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới 3.2.1.2. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước 1) Cơ sở pháp lý của cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ nguồn ngoài NSNN 2) Thực hiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ ngoài NSNN - Huy động nguồn lực tài chính từ tín dụng: Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tín dụng cho xây dựng NTM ở Nghệ An giai đoạn 2011-2019 Đơn vị tính: Tỷ đồng Vốn tín dụng Năm Tổng nguồn vốn Tổng % 2011 4.638,313 510,469 11,01 2012 6.287,174 579,985 9,22 2013 3.812,426 611,354 16,04 2014 3.249,933 485,090 14,93 2015 2.924,816 462,602 15,82 2016 3.666,481 733,331 20,00 2017 3.194,395 763,898 23,91 2018 3.069,789 957,935 31,21 2019 25.238,259 21.832,979 86,51 Tổng 56.081,586 26.937,64 48,03 Nguồn: Văn phòng điều phối xây dựng NTM Nghệ An và tính toán của tác giả, 2020 Đánh giá của nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp về những bất cập trong cơ chế tín dụng dẫn tới việc nguồn vốn tín dụng huy động chưa đạt mục tiêu đề ra là do một số nguyên nhân như lãi suất cho vay chưa thật sự hấp dẫn, thủ tục cho vay phức tạp và một phần từ nguyên nhân cán bộ tín dụng chưa chuyên nghiệp. - Huy động nguồn lực tài chính từ doanh nghiệp: Nguồn lực tài chính huy động cho xây dựng NTM từ doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2019 chỉ mới đạt 2780,667 tỷ đồng, chiếm 4,96% tổng nguồn lực tài chính
  17. 15 đầu tư cho xây dựng NTM, còn rất thấp so với tiềm năng và kỳ vọng của chương trình và thực tế tiềm năng của doanh nghiệp Nghệ An. So sánh với quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 dự kiến cơ chế cơ cấu nguồn lực thực hiện chương trình (Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác khoảng 15 %). - Huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư (người dân): Kết quả cho thấy mức huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư vượt mức cơ cấu của 10% do nhà nước đề ra (bảng 3.4). Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn từ cộng đồng dân cư cho xây dựng NTM ở Nghệ An giai đoạn 2010-2019 Cộng đồng dân cư Năm Tổng nguồn vốn Tổng % 2011 4.638,313 1.757,591 37,89 2012 6.287,174 2.370,696 37,71 2013 3.812,426 1.249,442 32,77 2014 3.249,933 824,541 25,37 2015 2.924,816 300,594 10,28 2016 3.666,481 785,628 21,43 2017 3.194,395 474,506 14,85 2018 3.069,789 482,747 15,73 2019 25.238,259 963,815 3,82 Tổng 56.081,586 9.209,560 16,42 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2019 Bảng 3.4, phản ảnh chi tiết các khoản đóng góp của người dân, cụ thể: Vốn nhân dân đóng góp là 9.209,56 tỷ đồng, chiếm 16,42%. Trong đó: đóng góp bằng tiền mặt là 6.188,315 tỷ đồng; Huy động được trên 6.376.697 ngày công lao động; Nhân dân đã hiến trên 6.858.208 m2 đất; Đóng góp vật tư, vật liệu, máy móc,… được quy đổi bằng tiền được trên 66,364 tỷ đồng. 3) Đánh giá về cơ chế huy động nguồn lực tài chính từ ngoài NSNN 3.2.2. Thực trạng cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An
  18. 16 3.2.2.1. Cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN cho xây dựng nông thôn mới 1) Cơ sở pháp lý của cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN 2) Thực hiện cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN Qua đánh giá cho thấy các nguồn vốn từ NSNN chủ yếu được ưu tiên sử dụng để thực hiện các nội dung về phát triển kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của vùng. Nguồn kinh phí này được tập trung nhiều nhất cho xây dựng hệ thống giao thông. Vốn cấp cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân đã được chú trọng. Đánh giá của đối tượng quản lý về việc bố trí NSNN cho xây dựng NTM vẫn còn 37 người cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản việc quản lý sử dụng các nguồn lực từ NSNN được đánh giá là tốt, đảm bảo minh bạch, hợp lý, đúng kế hoạch và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Bảng 3.5: Đánh giá của đối tượng quản lý về cơ chế sử dụng NSNN trong xây dựng NTM ở Nghệ An Nội dung Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tốt 23 19,17 Việc bố trí NSNN cho XDNTM phù hợp Bình thường 60 50 hay không ? Kém 37 30,83 Tốt 17 14,17 Sự minh bạch trong sử dụng vốn NSNN Bình thường 50 41,67 Kém 53 44,16 Đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng vốn Tốt 20 16,67 Bình thường 63 52,5 Kém 37 30,83 Đảm bảo đúng quy định của pháp luật Tốt 50 37,59 Bình thường 60 45,11 Kém 23 17,30 Đảm bảo tính hợp lý của các thủ tục Tốt 40 33,33 Bình thường 60 50 Kém 20 16,67 Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2019
  19. 17 3) Đánh giá về cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN Tại Nghệ An, NSNN được phân bổ thực hiện tất cả các nhóm tiêu chí, trong đó ưu tiên cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội với số vốn là 14.300,484 tỷ đồng (chiếm 83,37%). Bảng 3.6: Tình hình sử dụng nguồn lực tài chính từ NSNN thực hiện xây dựng NTM ở Nghệ An giai đoạn 2010-2019 Số tiền TT Nhóm tiêu chí Tỷ trọng (%) (tỷ đồng) 1 Nâng cao năng lực XDNTM 94,328 0,55 2 Quy hoạch XDNTM 48,969 0,29 3 Phát triển hạ tầng KT-XH 14.300,484 83,37 4 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ 1.895,508 11,05 cấu ngành nông nghiệp 5 Văn hóa, xã hội, môi trường 75,737 0,44 6 Quốc phòng, An ninh 6,706 0,04 7 Duy tư, bảo dưỡng công trình 617,178 3,60 8 Nội dung khác 114,805 0,67 Tổng 17.153,716 100,00 Nguồn: Văn phòng điều phối XDNTM Nghệ An, năm 2019 3.2.2.2. Cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính ngoài NSNN 1) Cơ sở pháp lý của cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính ngoài NSNN 2) Thực hiện cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính ngoài NSNN + Đối với vốn tín dụng: Trong giai đoạn 2011-2019, với cơ chế phù hợp của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng có sự gia tăng qua các năm. Tổng vốn tín dụng giai đoạn 2010-2019 là 26.637,643 (tỷ đồng). Trong đó nguồn vốn tín dụng tập trung đầu tư cho mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 63,83%.
  20. 18 Bảng 3.7: Tình hình sử dụng vốn tín dụng thực hiện xây dựng NTM ở Nghệ An giai đoạn 2010-2019 TT Nhóm tiêu chí Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1 Nâng cao năng lực XDNTM 0 0,00 2 Quy hoạch XDNTM 0 0,00 3 Phát triển hạ tầng KT-XH 7.925,774 29,42 4 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ 17.193,953 cấu ngành nông nghiệp 63,83 5 Văn hóa, xã hội, môi trường 64.561 0,24 6 Quốc phòng, An ninh 0 0,00 7 Duy tư, bảo dưỡng công trình 0 0,00 8 Nội dung khác 1.753,355 6,51 Tổng 26.937,643 100,00 Nguồn: Văn phòng điều phối XDNTM Nghệ An, năm 2019 - Nguồn vốn cộng đồng dân cư: Trong giai đoạn 2011-2019, với các cơ chế của Trung ương và tỉnh Nghệ An, nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân cư đạt 9.209,560 (tỷ đồng). Trong đó nguồn vốn từ cộng đồng dân cư tập trung đầu tư cho mục đích phát triển hạ tầng kinh tế xã hội chiếm tỷ trọng lớn nhất là 80,29%. 3) Đánh giá về cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính ngoài NSNN 3.2.3. Mối quan hệ giữa cơ chế huy động và cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An Kết quả khảo sát các đối tượng quản lý, doanh nghiệp và người dân đều cho thấy giữa cơ chế huy động và sử dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điểm chung giữa cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính đều là cơ chế quản lý tài chính, do đó nó đều chịu sự tác động của các nhân tố tạo nên tính hiệu lực, hiệu quả, tính kinh tế, phù hợp và ổn định. Do đó cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực tài chính luôn được quy định chặt chẽ để hỗ trợ nhằm nâng cao tính hiệu lực, tính kinh tế, phù hợp và ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2