intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về sử dụng hiệu quả nguồn vốn của WB cho dự án tài chính nông thôn và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các dự án tài chính nông thôn nói riêng và dự án ODA nói chung trong tương lai. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thế giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br /> -----o0o-----<br /> <br /> QUÁCH HÙNG HIỆP<br /> <br /> GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN<br /> CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO DỰ ÁN TÀI CHÍNH<br /> NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG<br /> MÃ SỐ: 62.34.02.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2016<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH<br /> TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. PGS.TS. NGUYỄN KIM ANH<br /> 2. TS. HOÀNG HUY HÀ<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Bất<br /> Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh<br /> Học viện Ngân hàng<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Nguyễn Đức Trung<br /> Ngân hàng Nhà nước Việt Nam<br /> <br /> Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp học viện<br /> vào hồi …… Giờ …… Ngày …… tháng …… năm 2016<br /> tại Học viện Ngân hàng<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Học viện Ngân hàng<br /> - Thƣ viện Quốc gia<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do lựa chọn đề tài<br /> Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn<br /> trong phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, khu vực nông nghiệp–nông thôn luôn<br /> chiếm vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển trên với đóng góp khoảng<br /> 18% trong GDP và tạo ra hơn 60% việc làm trong toàn xã hội. Những thành tựu<br /> vượt bậc của khu vực nông nghiệp – nông thôn trong thời gian qua đã có đóng<br /> góp quan trọng của nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA).<br /> Tính tới cuối năm 2014, vốn của Ngân hàng Thế giới đầu tư vào nông<br /> nghiệp-nông thôn của Việt nam là 1,65tỷ USD, chủ yếu là vốn vay ưu đãi (1,5tỷ<br /> USD). Trong các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ phải kể tới chuỗi dự án Tài<br /> chính nông thôn (TCNT) I, II và III. Tổng vốn của Ngân hàng thế giới đầu tư<br /> vào chuỗi dự án này lên đến 548 triệu. Chuỗi dự án TCNT đã hỗ trợ Chính phủ<br /> Việt nam trong: (i) nỗ lực cải thiện điều kiện sống của người dân và tạo ra nền<br /> tảng bền vững cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp tín<br /> dụng cho đầu tư phát triển các ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp ở<br /> khu vực nông thôn; (ii) hỗ trợ phát triển hệ thống tài chính ngân hàng lành<br /> mạnh, đủ khả năng để phục vụ tốt hơn cho khu vực nông thôn. Đến nay, dự án<br /> TCNT do WB tài trợ đã kết thúc giai đoạn giải ngân. Tuy nhiên, nguồn vốn<br /> được tiếp tục duy trì và cho vay quay vòng đến năm 2033 và dự kiến nguồn<br /> vốn quay vòng này sẽ tạo ra khoảng 5tỷ USD cho vay trong lĩnh vực nông<br /> nghiệp-nông thôn.<br /> Theo nghiên cứu của tác giả, cho tới thời điểm hiện nay, chưa có một<br /> công trình nào nghiên cứu, đánh giá sâu về hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ WB<br /> cho dự án TCNT. Do vậy, với tâm huyết của một người đã gắn bó lâu năm với<br /> công tác này, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng<br /> vốn của Ngân hàng thế giới cho dự án Tài chính nông thôn tại Việt nam”,<br /> để nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết cả<br /> về lý luận và thực tiễn về sử dụng hiệu quả nguồn vốn của WB cho dự án TCNT<br /> và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích cho các dự án TCNT nói riêng<br /> và dự án ODA nói chung trong tương lai.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu: (i) Luận giải những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng<br /> vốn của WB cho các dự án TCNT; (ii) Nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử<br /> <br /> 2<br /> <br /> dụng nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn của WB nói riêng tại một số<br /> quốc gia trong khu vực để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng<br /> vào điều kiện thực tiễn ở Việt nam; (iii) Phân tích, đánh thực trạng hiệu quả sử<br /> dụng vốn của WB cho dự án TCNT. Từ đó chỉ rõ kết quả đạt được, những hạn<br /> chế và nguyên nhân của hạn chế; (iv) Nghiên cứu định hướng chiến lược khai<br /> thác nguồn vốn của WB cho lĩnh vực nông nghiệp Việt nam đến năm 2020 và<br /> các năm tiếp theo; (v) Đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ và các kiến nghị<br /> tới Chính phủ và các cơ quan quản lý các cấp… nhằm nâng cao hiệu quả sử<br /> dụng vốn của WB cho dự án của TCNT tại Việt Nam và các dự án ODA trong<br /> tương lai.<br /> 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu<br /> Về đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự án<br /> TCNT tại Việt nam.<br /> Về phạm vi nghiên cứu:Luận án tập trung vào phân tích hiệu quả sử dụng<br /> vốn của WB cho dự án TCNT III.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng,<br /> duy vật lịch sử và phương pháp hệ thống; Phương pháp tổng hợp, thống kê;<br /> Phân tích so sánh, tổng hợp, kết hợp phân tích định lượng và định tính để giải<br /> thích số liệu; Phương pháp so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời<br /> điểm để tính toán hiệu quả dự án. Đồng thời luận án cũng sử dụng phương pháp<br /> phỏng vấn để thu thập ý kiến đánh giá của các cán bộ thuộc cơ quan quản lý và<br /> người vay vốn cuối cùng của dự án TCNT để bổ sung thêm luận cứ số liệu thứ<br /> cấp được sử dụng.<br /> 5. Tổng quan nghiên cứu<br /> Qua nghiên cứu tổng quan và hệ thống hóa các công trình nghiên cứu, cho<br /> tới thời điểm thực hiện luận án, chưa có các nghiên cứu toàn diện về việc đánh<br /> giá hay đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của WB cho các dự<br /> án TCNT tại Việt Nam. Do vậy, với việc lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao<br /> hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho dự án tài chính nông thôn<br /> tại Việt nam", tác giả kỳ vọng sẽ là rõ các khoảng trống nghiên cứu liên quan.<br /> <br /> 3<br /> <br /> 6. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu<br /> Về mặt lý luận:<br /> Luận án đã có đóng góp về lý luận trên các phương diện: (i) Khái quát<br /> hóa các vấn đề chung về vốn của WB cho dự án TCNT; (ii) Đưa ra được định<br /> nghĩa để từ đó tổng hợp và xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá toàn diện và các nhân<br /> tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT; (iii) Nghiên<br /> cứu kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và nguồn vốn của<br /> WB cho lĩnh vực nông thôn của một số quốc gia trên thế giới như Malaysia;<br /> Indonesia, Phillipines trên cả hai mặt thành công và thất bại, từ đó rút ra các bài<br /> học cho Việt nam.<br /> Về mặt thực tiễn:<br /> Luận án đã rút ra các kết luận về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn<br /> chế trong sử dụng vốn của WB cho dự án TCNT;<br /> Luận án đã xây dựng được một hệ thống giải pháp và kiến nghị phù hợp căn<br /> cứ vào các hạn chế trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Ngân hàng cho dự<br /> án TCNT kết hợp với định hướng phướng chiến lược khai thác nguồn vốn của WB<br /> cho dự án TCNT nói riêng và phát triển nông thôn nói chung.<br /> 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br /> Sau khi hòan thiện, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho<br /> công tác hoạch định chính sách, nghiên cứu và là tài liệu tham khảo cho các nhà<br /> quản lý, áp dụng vào thực tiễn cho các vấn đề có liên quan đến hiệu quả sử dụng<br /> vốn của WB nói chung và vốn ODA nói riêng trong thời gian tới, đặc biệt là<br /> trong bối cảnh Việt nam trở thành nước có thu nhập trung bình và chính sách<br /> ODA của các nhà tài trợ có xu hướng giảm ưu đãi.<br /> 8. Kết cấu nội dung<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo và<br /> phục lục đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 3 chương:<br /> Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng<br /> Thế giới cho dự án tài chính nông thôn.<br /> Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế giới cho<br /> dự án tài chính nông thôn tại Việt nam.<br /> Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thế<br /> giới cho dự án tài chính nông thôn tại Việt Nam.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1