intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án sẽ xây dựng các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM VĂN THỊNH GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 09.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Tài chính Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đình Hoàn 2. TS. Lương Thu Thủy Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính Vào hồi....... giờ......, ngày...... tháng....... năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án DNVVN chiếm phần lớn trong số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường với những đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đa phần trong nhóm này là những doanh nghiệp mỏng về vốn, hạn chế về quản trị,…Trong bối cảnh hiện nay, người dân và doanh nghiệp, nhất là DNVVN đều đang rất khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, do nền kinh tế trong và ngoài nước đều gặp khó khăn cho nên mức độ rủi ro cao hơn khi doanh nghiệp khó chứng minh được hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, tổ chức tín dụng khó có điều kiện hạ chuẩn cho vay. Điều này dẫn đến các tổ chức tín dụng muốn cho vay mà không tìm được khách hàng đủ điều kiện vay. Với diện tích tự nhiên 3.895 km², dân số trên 1,8 triệu người, Bắc Giang có 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố. Bắc Giang có vị trí địa lý trung tâm, kết nối với các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Dựa trên những tiềm lực sẵn có như trên cùng với quyết tâm chính trị của CQĐP, Bắc Giang đang phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm qua, chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang đã thực hiện một cách đồng bộ nhiều giải pháp tài chính cụ thể để phát triển DNVVN trên địa bàn, từ đó tạo ra động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém dẫn tới DNVVN trên địa bàn tỉnh chưa thể phát triển một cách mạnh mẽ, toàn diện. Xuất phát từ lý do kể trên, NCS lựa chọn chủ đề “Giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Tổng quan các nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1.1. Các nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài: Ayyagari và cộng sự (2003) với nghiên cứu “Small and medium enterprises across the globe: a new database” (DNVVN trên toàn cầu: cơ sở dữ liệu mới). Beck và cộng sự (2005) đã có bài nghiên cứu “SMEs, growth and poverty: cross-country evidence” (DNVVN, tăng trưởng và đói nghèo: căn cứ từ dữ liệu liên quốc gia). Nghiên cứu của Ardic, Mylenko và Saltane (2011) với tựa đề “Small and Medium Enterprises: A Cross-Country Analysis with a New Data Set” (DNVVN: Phân tích xuyên quốc gia với bộ dữ liệu mới). Nghiên cứu của Berisha and Pula (2015) với tựa đề “Defining Small and Medium Enterprises: a critical review” (Định nghĩa doanh nghiệp
  4. nhỏ và vừa: một đánh giá quan trọng) đã tổng hợp khá chi tiết, cụ thể các phương thức xác định DNVVN. Casalino, Ivanov và Nenov (2014) với nghiên cứu “Innovation's governance and investments for enhancing competitiveness of manufacturing SMEs” (Quản trị và đầu tư đổi mới để nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất). 2.1.1.2. Các nghiên cứu trong nước: Phạm Thị Vân Anh (2012) với luận án Tiến sĩ chủ đề “Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”. Nguyễn Trường Sơn (2014) có cuốn sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay”. Phạm Thu Hương (2017), “Năng lực cạnh tranh của DNVVN nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Nguyễn Văn Thích (2018) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Diệp Tố Uyên và cộng sự (2021) có nghiên cứu “Vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ”. 2.1.2. Các nghiên cứu về giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu của Baurer (2005) với tựa đề “Tax administrations and small and medium enterprises in developing countries” (Quản lý thuế và DNVVN ở các nước đang phát triển) là một trong những công trình có đóng góp quan trọng liên quan đến chính sách thuế cho DNVVN ở các nước đang phát triển. Uchikawa (2009) có bài nghiên cứu “Small and Medium Enterprises in Japan: Surviving the Long-Term Recession” (DNVVN ở Nhật Bản: Sống sót sau suy thoái kinh tế dài hạn). Nghiên cứu của Beca và Nişulescu- Ashrafzadeh (2014) mang tựa đề “The effect of the fiscal policy on the SME sector in Romania during the economic crisis” (Tác động của chính sách tài khóa đối với khu vực DNVVN ở Romania trong cuộc khủng hoảng kinh tế). Theo một nghiên cứu của OECD (2021) có tựa đề “Understanding Firm Growth: Helping SMEs Scale Up” (Tìm hiểu sự tăng trưởng của doanh nghiệp: Giúp các DNVVN mở rộng quy mô). Adžić và cộng sự (2023) “The Impact of Tax Policy, System, and Administration on Small and Medium-Sized Enterprises in the Republic
  5. of Serbia: A Statistical Analysis of the Situation” (Tác động của chính sách thuế, hệ thống và quản lý đến DNVVN). 2.1.2.2. Các nghiên cứu trong nước: Hà Quý Sáng (2010) thực hiện luận án với đề tài “Các giải pháp tài chính - kế toán để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Lê Quang Mạnh (2011) với nghiên cứu “Phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Phùng Thanh Loan (2019) với đề tài luận án “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam”. Ngô Thị Phương Thảo (2021) với nghiên cứu “Huy động vốn để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nguyễn Thị Lý (2023) với nghiên cứu “Tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Những vấn đề đặt ra trong hoàn thiện chính sách đất đai” đã chỉ ra những khó khăn của các DNVVN ở Việt Nam khi tiếp cận đất đai cho sản xuất, kinh doanh. 2.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu: Thứ nhất, lý luận chung về DNVVN cùng với những đặc điểm, vai trò của loại hình doanh nghiệp này với quốc gia, địa phương đã được làm sáng tỏ trong nhiều nghiên cứu. Thứ hai, nội hàm của vấn đền phát triển DNVVN cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của DNVVN cũng đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu. Thứ ba, những giải pháp tài chính từ phía chính phủ để hỗ trợ DNVVN cũng đã được xây dựng và phát triển trong nhiều nghiên cứu. Thứ tư, thực trạng của DNVVN tại Việt Nam về trình độ công nghệ, trình độ lao động, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính,… theo thời gian cũng như những khó khăn của các doanh nghiệp. Thứ năm, một số đặc điểm cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng đã được thể hiện rõ. 2.2.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu: Một là, Nghiên cứu liên quan đến các giải pháp tài chính tại địa phương để thúc đẩy phát triển DNVVN còn chưa được thực hiện nhiều. Hai là, Một số nghiên cứu về giải pháp tài chính phát triển DNVVN lại chỉ tập trung vào các chính sách về thuế hoặc vốn hay đất đai, thiếu nghiên cứu toàn diện về sự kết hợp nhiều công cụ tài chính nhà nước cho phát triển DNVVN. Ba là, thiếu vắng những nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động của giải pháp tài chính đến sự phát triển của DNVVN tại một địa phương. Bốn là, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các giải pháp tài chính giúp phát triển DNVVN tại Bắc Giang. 2.3. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài luận án, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích
  6. 2.3.1. Những vấn đề được lựa chọn nghiên cứu: Thứ nhất, nghiên cứu, hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về các giải pháp tài chính phát triển DNVVN cho một địa phương thuộc một quốc gia, trong đó tập trung vào các giải pháp về thuế, về chi NSNN, về tín dụng và tài chính đất đai. Thứ hai, tìm hiểu, xây dựng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của các giải pháp tài chính đã lựa chọn đối với phát triển DNVVN ở một địa phương cụ thể. Thứ ba, lựa chọn trường hợp tại tỉnh Bắc Giang để ứng dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng nhằm phân tích thực trạng thi hành các giải pháp tài chính phát triển DNVVN ở địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những nội dung này. 2.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - DNVVN là gì? Tiêu chí đánh giá phát triển DNVVN là gì? - Giải pháp tài chính phát triển DNVVN là gì? Nội dung các giải pháp là gì? Cơ chế tác động của các giải pháp là gì? - Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN? - Thực trạng giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018-2022 như thế nào? Những tồn tại trong các giải pháp đó là gì? - Cần phải làm gì để hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian tới? 2.3.3. Khung phân tích của luận án
  7. 3.Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, luận án sẽ xây dựng các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn, có tính khả thi cao. Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu ở trên, luận án sẽ tập trung làm rõ các vấn đề:  Nghiên cứu các vấn đề lý luận về DNVVN. Làm rõ nội hàm phát triển DNVVN (khái niệm, nội dung, tiêu thức đánh giá)  Nghiên cứu thực trạng phát triển DNVVN, sử dụng giải pháp tài chính đối với phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn nghiên cứu.  Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.  Nghiên cứu cơ hội cùng thách thức cũng như định hướng phát triển DNVVN và quan điểm hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó đề xuất hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN Bắc Giang đến năm 2030.
  8. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các giải pháp về thuế (thuế GTGT, TNDN), chi NSNN, tín dụng và tài chính đất đai nhằm phát triển DNVVN với chủ thể xây dựng và thực thi các giải pháp là chính quyền cấp trung ương và địa phương. - Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Về thời gian: thực trạng trong giai đoạn 2018 - 2022; quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nghiên cứu áp dụng đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương luận cho các nội dung nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết hợp với đó là phương pháp thống kê để thu thập, phân tích, tổng hợp, đánh giá các lý luận cơ bản về chính sách tài chính phát triển DNVVN nói chung và các DNVVN của tỉnh Bắc Giang nói riêng, thông qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã công bố. Phương pháp thống kê để thu thập và tổng hợp lại các tài liệu thứ cấp… Từ đó chỉ rõ những kế thừa cũng như khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1. Về mặt lý luận: Thứ nhất, làm rõ nội hàm DNVVN trên cả tiêu chí định tính và định lượng; các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNVVN gồm cơ sở hạ tầng, đất đai, vốn, nhân lực và khoa học công nghệ. Thứ hai, luận giải lý luận về các giải pháp tài chính phát triển DNVVN, đặc biệt tích cụ thể tác động của các giải pháp tài chính này đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của DNVVN. Thứ ba, tổng hợp một số kinh nghiệm quý báu về giải pháp tài chính phát triển DNVVN ở một số quốc gia, địa phương, từ đó nêu những bài học phù hợp với Bắc Giang. 6.2. Về mặt thực tiễn: Thứ nhất, luận án tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang; phân tích thực trạng các giải pháp tài chính đang được áp dụng ở tỉnh để hỗ trợ phát triển DNVVN địa phương. Thứ hai, Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện giải pháp tài chính phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó tìm hiểu ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn tới hạn chế. Thứ ba, Đề xuất một bộ giải pháp toàn diện, phù hợp nhất với hiện trạng tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu nhằm giúp tỉnh hỗ trợ phát triển DNVVN hiệu quả hơn trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án
  9. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận và kinh nghiệm về giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Qua nghiên cứu, luận án cho rằng “DNVVN là những cơ sở kinh doanh hoạt động hợp pháp với quy mô vốn hoặc lao động tương ứng với phân loại về loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của quốc gia. DNVVN thường có chủ sở hữu cũng là người quản lý doanh nghiệp, bộ máy hoạt động đơn giản, phát triển các sản phẩm dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng” 1.1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN của mỗi quốc gia đều có những đặc trưng cơ bản bao gồm: - Quy mô vốn và lao động nhỏ, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của DNVVN. - Ngành nghề kinh doanh của DNVVN chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực đòi hỏi ít vốn, thời gian chu chuyển vốn nhanh. - Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả, đặc biệt là các DN siêu nhỏ. - Thị phần của các DNVVN không lớn, khả năng chi phối thị trường không cao. Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí không có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNVVN. 1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với nền kinh tế DNVVN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương; DNVVN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; DNVVN góp phần gia tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế địa phương; DNVVN thu hút, khai thác vốn và các nguồn lực sẵn tại địa phương cho mục tiêu đầu tư phát triển; DNVVN cũng góp phần tăng nguồn thu cho NSĐP. 1.1.2.Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2.1. Quan điểm về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
  10. Qua nghiên cứu, luận án cho rằng: “Phát triển DNVVN là sự tăng lên cả về số lượng, chất lượng của loại hình doanh nghiệp này từ thấp lên cao, thể hiện ở việc mở rộng về số lượng doanh nghiệp, quy mô sản xuất, sự gia tăng mức đóng góp vào NSNN và tăng số việc làm tạo ra cho nền kinh tế địa phương”. 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Về tiêu chí định lượng Số DNVVN năm n - Số DNVVN Tốc độ tăng trưởng năm n-1 =  100% số DNVVN Số DNVVN năm n-1 Tốc độ tăng trưởng số lao Yt - Yt-1 =  100% động trong DNVVN Yt-1 Trong đó: Yt là số lao động làm việc trong DNVVN năm thứ t. Yt-1 là số lao động làm việc trong DNVVN năm thứ t-1. Tốc độ tăng trưởng Kt - Kt-1 =  100% VCSH của DNVVN Kt-1 Tốc độ gia tăng Số nộp NSNN của DNVVNt - Số đóng góp vào = nộp NSNN của DNVVNt-1  100% NSNN Số nộp NSNN của DNVVNt-1 Về tiêu chí định tính: Sự phát triển của DNVVN còn có thể thể hiện qua các tiêu chí định tính sau: (1) Tác động của DNVVN đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; (2) Tính đổi mới, sáng tạo trong hoạt động của các DNVVN; (3) Tính tuân thủ pháp luật của DNVVN; (4) Trách nhiệm của DNVVN với môi trường (5) Xây dựng thương hiệu của DNVVN với hình ảnh của địa phương 1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ nhất, yếu tố cơ sở hạ tầng: Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và Hệ thống hạ tầng dịch vụ hỗ trợ. Thứ hai, yếu tố đất đai. Thứ ba, yếu tố về vốn. Thứ tư, yếu tố nguồn nhân lực. Thứ năm, yếu tố khoa học công nghệ.
  11. 1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.2.1. Khái niệm giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Quan điểm của NCS về giải pháp tài chính phát triển DNVVN sẽ là như sau: “Giải pháp tài chính phát triển DNVVN là tổng thể các cách thức, biện pháp mà Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính để tác động vào các yếu tố tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển của các DNVVN theo mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.2.2. Cơ chế tác động của giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính này đối với sự phát triển của DNVVN có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm tăng quy mô hoạt động, hỗ trợ tiếp cận vốn, ưu đãi về thuế, trợ cấp, cải thiện chất lượng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính mà Nhà nước thực thi đến sự phát triển của DNVVN có thể được phân loại theo hai nhóm: - Cơ chế tác động trực tiếp: Thông qua các giải pháp tài chính của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của các DNVVN. - Cơ chế tác động gián tiếp: Thông qua tác động vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng, KHCN, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường… để tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động của các DNVVN. 1.2.3 Nội dung giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.3.1. Giải pháp thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Các chương trình miễn, giảm thuế TNDN cho các DNVVN để hỗ trợ các doanh nghiệp này ổn định sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động. Các chương trình hoàn thuế GTGT, giảm thuế GTGT để tạo điều kiện cho DNVVN có thêm nguồn tài chính phát triển. Đồng thời, các giải pháp về thuế còn tập trung vào thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển DNVVN tại địa phương. 1.2.3.2. Giải pháp chi ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi NSNN được tập trung chủ yếu thông qua các khoản chi: Chi xây dựng cơ sở hạ tầng, chi NSNN cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chi NSNN cho phát triển khoa học công nghệ, chi hỗ trợ phát triển
  12. thị trường, chi NSNN để thành lập, tổ chức Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN; chi NSNN để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DNVVN; chi NSNN để thực hiện các chương trình hỗ trợ DNVVN… 1.2.3.3. Giải pháp tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Tín dụng nhà nước với các DNVVN sẽ giúp nâng cao được trách nhiệm của doanh nghiệp trong sử dụng tín dụng nhà nước bởi phải thực hiện nguyên tắc có vay có trả, hoặc phải thực hiện các điều kiện do Nhà nước quy định. Ba hình thức hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ về mức vốn cho vay; hỗ trợ về thời hạn vay vốn và hỗ trợ về lãi suất vay vốn. 1.2.3.4. Giải pháp tài chính về đất đai hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính phủ có thể sử dụng một số hình thức hỗ trợ về tài chính đất đai như sau: miễn, giảm tiền thuê đất, thuế đất có thời hạn; miễn, giảm tiền thuê đất, thuế đất cho cả thời hạn thuê và quy định ổn định tiền thuê đất, thuế đất trong một số chu kỳ thuê hoặc suốt vòng đời của dự án. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.4.1. Tiêu chí định lượng Tiêu chí đánh giá giải pháp về thuế: Số thuế TDND miễn giảm cho DNVVN; số thuế GTGT được hoàn. Tiêu chí đánh giá giải pháp chi NSĐP: số chi NSĐP cho các chương trình hỗ trợ DNVVN về cơ sở vật chất, vốn, lao động và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tiêu chí đánh giá giải pháp tín dụng: số món cho vay, số tiền giải ngân cho DNVVN từ các ngân hàng hay quỹ đầu tư của địa phương. Tiêu chí đánh giá giải pháp tài chính đất đai: số tiền thuê đất được miễn giảm cũng như tiền hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, xây dựng mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại địa phương. 1.2.4.2. Tiêu chí định tính Thứ nhất, tính khả thi; thứ hai, tính hiệu lực; thứ ba, tính công bằng; thứ tư, tính hiệu quả. 1.2.5. Tác động của giải pháp tài chính đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giải pháp tài chính tác động đến cơ sở hạ tầng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giải pháp tài chính tác động đến với đất đai phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giải pháp tài chính tác động đến vốn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
  13. - Giải pháp tài chính tác động đến nguồn nhân lực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Giải pháp tài chính tác động đến khoa học công nghệ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp tài chính phát triển DNVVN - Yếu tố chủ quan: Tiềm lực kinh tế của quốc gia cũng như của địa phương; Hệ thống cơ sở pháp lý quản lý hoạt động của các DNVVN; Nhân sự thực thi các giải pháp tài chính hỗ trợ DNVVN. - Yếu tố khách quan: Đặc điểm của DNVVN; Tình hình sản xuất, kinh doanh của DNVVN; Bối cảnh của nền kinh tế quốc gia và thế giới. 1.3. KINH NGHIỆM VỀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH BẮC GIANG 1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 1.3.1.1. Giải pháp về thuế hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Với thuế TNDN: Giảm thuế suất thuế TNDN cho DNVVN: Tức là các DNVVN sẽ được áp một mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn (Hà Lan, Trung Quốc, Lào, Thái Lan); Miễn giảm thuế đối với DNVVN (Lào, Myanmar, Malta); DNVVN được phép trích khấu hao nhanh (Nam Phi, Đức). Với thuế GTGT: Thụy Điển đã thiết lập kỳ tính thuế giá trị gia tăng hàng năm cho doanh nghiệp nhỏ; một số quốc gia trên thế giới quy định ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT (Úc, Áo, Pháp, Đức,...); thi hành chương trình thuế GTGT đầu vào đơn giản (Nhật Bản); Giảm thuế suất thuế GTGT (Trung Quốc). 1.3.1.2. Giải pháp về chi ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Chi NSNN hỗ trợ hoạt động của DNVVN như chi trợ cấp cho DNVVN ở Singapore, chi mua hàng hóa từ DNVVN ở Mỹ. Ở Nhật Bản, chi NSNN hỗ trợ phát triển DNVVN sẽ tập trung vào hai khía cạnh là hỗ trợ năng lực cạnh tranh và hỗ trợ thay đổi cơ cấu doanh nghiệp; Hàn Quốc hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ cho DNVVN. 1.3.1.3. Giải pháp về tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
  14. Chính phủ Trung Quốc thành lập các quỹ hỗ trợ DNVVN. Đài Loan khuyến khích NHTM cho DNVVN vay vốn, thành lập quỹ phát triển DNVVN và quỹ BLTD. 1.3.1.4. Giải pháp tài chính đất đai hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Ở Mỹ, giảm tiền thuê đất, thực hiện chương trình ưu đãi thuế nhà đất cho một số doanh nghiệp cụ thể và xây dựng các khu/cụm DNVVN. 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố Hải Phòng 1.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Bắc Giang về giải pháp tài chính phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Một là, tăng cường hỗ trợ tài chính, đẩy nhanh việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến hỗ trợ tài chính cho DNVVN vượt qua giai đoạn khủng hoảng, khó khăn. Hai là, hỗ trợ mặt bằng cho sản xuất và nâng cao năng lực quản lý. Ba là, Sử dụng linh hoạt các giải pháp hỗ trợ phát triển DNVVN. Bốn là, UBND tỉnh Bắc Giang cần có cơ chế hỗ trợ các DNVVN của tỉnh thông qua chi NSNN bằng các chương trình chi tiêu ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ của các DNVVN địa phương. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển DNVVN và giải pháp tài chính phát triển DNVVN: khái niệm, đặc trưng, vai trò của DNVVN với nền kinh tế. Đồng thời tác giả cũng tổng hợp và phân tích các yếu tố phát triển DNVVN, các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển DNVVN. Ngoài ra, tác giả đã tìm hiểu một số kinh nghiệm sử dụng các giải pháp tài chính cho phát triển DNVVN của một số quốc gia nước ngoài và địa phương trong nước (Hồ Chí Minh, Hải Phòng), từ đó rút ra những bài học cho tỉnh Bắc Giang. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.1.1. Điêù kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh - Singapore), tiếp giáp với
  15. Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều, được coi là nơi hội tụ đủ nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Khí hậu Bắc Giang có nhiệt độ trung bình từ 23-24 độ C, độ ẩm không khí 83%, nhiệt đới gió mùa. Bắc Giang rất ít bị ảnh hưởng của thiên tai. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế tỉnh Bắc Giang GRDP của tỉnh tăng dần qua từng năm. Giai đoạn 2018-2022, GRDP của tỉnh đã tăng từ 90.381,1 tỷ đồng năm 2018 lên đến 155.854,1 tỷ đồng năm 2022, tương ứng tăng 65,473 tỷ đồng. Tốc độ tăng GRDP của Bắc Giang lần lượt cho các năm 2019, 2020, 2021 và 2022 là: 15,62%; 16,01%; 7,30% và 19,82%. 2.1.1.3. Điều kiện xã hội tỉnh Bắc Giang Dân số Bắc Giang có xu hướng tăng liên tục trong giai đoạn 2018- 2022, tốc độ tăng trung bình là 1,28%. Dân cư của tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, với hơn 80% dân số sống ở khu vực này. Tỷ lệ dân số theo giới tính ở Bắc Giang khá đồng đều, tỷ trọng nam - nữ trong cộng đồng xấp xỉ nhau. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bắc Giang chiếm khoảng 50%-60% tổng dân số. 2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1. Cơ sở pháp lý xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN tại Bắc Giang được xác định dựa trên tiêu chí chung của Việt nam, quy định tại Luật Hỗ trợ DNVVN số 04/2017/QH14 ban hành ngày 12/06/2017, có hiệu lực từ 01/01/2018. Văn bản này thực hiện điều chỉnh phân loại DNVVN Việt Nam theo chuẩn quốc tế. Bảng 2.4. Phân loại DNVVN tại Việt Nam
  16. Nguồn: NCS tổng hợp từ Nghị định số 80/2021/NĐ-CP 2.1.2.2. Phát triển về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang liên tục được thành lập mới. Số lượng DNVVN trên địa bàn tỉnh tăng lần lượt qua các năm như sau: 2019 tăng 797 doanh nghiệp (tương ứng 17,76%); năm 2020 tăng 789 doanh nghiệp (tương ứng 14,93%), năm 2021 tăng 852 doanh nghiệp (tương ứng tăng 14,03%) và năm 2022 tăng 1014 doanh nghiệp (tương ứng 14,64%). 2.1.2.3. Phát triển về số lượng lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2019, số lao động làm việc trong DNVVN của tỉnh tăng 4,05% so với 2018. Năm 2020 số lao động ở khu vực này tăng lên 6,21% so với 2021. Tỷ lệ tăng lao động làm việc trong DNVVN tăng nhiều nhất năm 2021 là 7,69% rồi giảm nhẹ 4% năm 2022. 2.1.2.4. Phát triển về quy mô vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Quy mô vốn của DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng tăng dần theo từng năm, từ 43.395 tỷ đồng năm 2018 lên đến 73.847 tỷ đồng năm 2022, tức tăng xấp xỉ hơn 1,7 lần trong vòng 5 năm. Vốn của DNVVN trên địa bàn tỉnh tăng nhanh chóng đó là do những chính sách hấp dẫn thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước của chính quyền tỉnh. 2.1.2.5. Phát triển về đóng góp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỷ lệ đóng góp của DNVVN vào NSNN ở tỉnh đã tăng từ 27,54% năm 2018 lên đến 30,80% năm 2022. Tốc độ tăng thu NSNN năm 2019
  17. so với 2018 là 24,09%. Đặc biệt, năm 2022, tuy số lao động cho DNVVN giảm sút nhưng đóng góp cho NSNN của các đối tượng này tăng mạnh nhất trong giai đoạn nghiên cứu, đạt đến 25%. 2.2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.2.1.Giải pháp về thuế 2.2.1.1.Giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp Về ưu đãi thuế với các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DNVVN: Các doanh nghiệp đầu tư các dự án về hạ tầng cơ sở cho tại các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn ở Bắc Giang sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo hướng dẫn tại điều 6, Thông tư 151/2014/TT-BTC: Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo. Đối với tỉnh Bắc Giang, những huyện được quy định theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP bao gồm: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Sơn Động; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa. Về miễn, giảm thuế TNDN cho DNVVN: Căn cứ trên các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, tỉnh Bắc Giang đã nhanh chóng tiến hành miễn, giảm thuế TNDN cho các DNVVN trên địa bàn. Số thuế TNDN được miễn, giảm sẽ giúp các DNVVN giảm bớt khó khăn, có thêm động lực phục hồi sau đại dịch. ) 2.2.1.2.Giải pháp về thuế giá trị gia tăng Giai đoạn 2021-2022, các DNVVN trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện miễn giảm tiền thuế GTGT theo các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19. Theo số liệu từ Cục Thuế tỉnh Bắc Giang. số thuế GTGT miễn giảm cho DNVVN năm 2021 là 10.972 triệu đồng vằ năm 2022 là 1.213.596 triệu đồng. 2.2.2.Giải pháp về chi ngân sách nhà nước 2.2.2.1. Chi ngân sách nhà nước đối với cơ sở hạ tầng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Tỉnh Bắc Giang luôn chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, kết nối giữa các vùng trong và ngoài tỉnh, tạo không gian để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và của tỉnh; giải quyết dứt điểm vấn đề tắc đường cục bộ, chia cắt, thiếu tính kết nối hiện nay. Giai đoạn 2018-2022, hạ tầng viễn thông của địa phương đã đạt được nhiều thách tích đáng kể. 100% các khu dân cư, khu đô thị mới được ngầm hóa; chấp thuận mới 82 vị trí xây dựng trạm thu phát sóng di động cho các doanh nghiệp viễn thông; 100% xã có hạ tầng Internet cáp quang băng rộng cố định đạt; 82% hộ
  18. gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng. Đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang thực hiện hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết số 07/2019/NQ- HĐND. 2.2.2.2. Chi ngân sách nhà nước cho đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ Giai đoạn 2018-2022, tỉnh liên tục tổ chức các lớp đào tạo về Khởi sự kinh doanh và Quản trị kinh doanh cho các DNVVN. Kinh phí đào tạo của các lớp được lấy một phần từ nguồn NSĐP và một phần do các DNVVN tham gia đóng góp. Năm 2018, tỉnh đã tổ chức được 10 lớp về khởi sự kinh doanh và 01 lớp về quản trị kinh doanh. Kinh phí đào tạo lãnh đạo DNVVN tại địa phương năm 2021 là 168.705 triệu đồng, năm 2022 là 194.000 triệu đồng. 2.2.2.3. Chi ngân sách nhà nước cho hỗ trợ đào tạo lao động địa phương Từ năm 2018 đến năm 2022, chi thường xuyên NSĐP của tỉnh Bắc Giang đã tập trung chủ yếu cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề (chi tiết như bảng sau đây). Chi thường xuyên NSĐP cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu, từ 4.088,4 tỷ đồng năm 2018 lên đến 4.690,9 tỷ đồng năm 2022; tức tăng 14,74%. 2.2.2.4. Chi ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Hàng năm, chính quyền tỉnh hỗ trợ DNVVN đủ điều kiện lập hồ sơ để hỗ trợ kinh phí về khoa học công nghệ. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 564/KH-UBND ngày 04/10/2021 về việc Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2025; khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến . Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang trung bình mỗi năm xét duyệt, triển khai thực hiện mới khoảng 13 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao trên 40 đề tài, dự án về các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương để triển khai ứng dụng vào thực tế. 2.2.3. Giải pháp về tín dụng 2.2.3.1. Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo thống kê của NHNN Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang, tổng dư nợ cho vay DNVVN trên địa bàn tỉnh liên tục tăng trong giai đoạn 2018-2022. Dư nợ cho vay DNVVN tại các TCTD trên địa bàn tăng từ 14.117 tỷ đồng năm 2018 lên đến 16.875 tỷ đồng năm 2019, mức tăng tương ứng 19,54%. Năm 2020, dư nợ cho vay DNVVN tăng lên 19.465
  19. tỷ đồng, tăng 15,35% so với 2019. Năm 2021, dư nợ vay cho DNVVN đạt 22.248 tỷ đồng, tăng 14,30% so với năm trước. Đến năm 2022, dư nợ vay DNVVN là 23.279 tỷ đồng, tăng 4,63%. Giai đoạn 2018-2022, số dự án có nhu cầu vay vốn của các DNVVN có xu hướng giảm dần qua từng năm nhưng nhu cầu vốn của các dự án tăng đều. Số dự án giảm từ 297 năm 2018 xuống còn 286 dự án năm 2022. Trong khi đó, số vốn cần cho dự án tăng từ 1.830 tỷ đồng năm 2018 lên đến 2.435 tỷ đồng năm 2022. Như vậy có thể thấy, tuy số lượng dự án giảm nhưng quy mô hoạt động của dự án tăng nhanh. Đồng thời, số lượng vốn được giải ngân cho các dự án cũng có xu hướng tăng nhanh, từ 1.665 tỷ đồng năm 2018 lên đến 2.283 tỷ đồng năm 2022. 2.2.3.2. Hỗ trợ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghị định 55/2015/NĐ-CP hướng dẫn về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đã được tỉnh Bắc Giang triển khai để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản tại địa phương, từ đó giúp tỉnh có khả năng thúc đẩy phát triển DNVVN hiệu quả hơn. 2.2.4. Giải pháp tài chính đất đai 2.2.4.1. Hỗ trợ về giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư Theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND, với các DNVVN đầu tư dự án lĩnh vực nông nghiệp: Hỗ trợ cho UBND cấp xã, cấp thôn 07 triệu đồng/ha để tuyên truyền, vận động để người dân tập trung đất, mặt nước cho doanh nghiệp thuê lại để đầu tư dự án; hỗ trợ 100% kinh phí cho doanh nghiệp để thực hiện đo đạc, lập hồ sơ để quản lý đối với diện tích đất, mặt nước của hộ gia đình, cá nhân cho thuê lại trước khi bàn giao đất thực hiện dự án,... Từ năm 2020, riêng với các DNVVN hoạt động trong KCN, CCN, tỉnh Bắc Giang đã có chính sách hỗ trợ 100% chi phí thuê mặt bằng (bao gồm chi phí thuê hạ tầng và phí sử dụng hạ tầng) trong 03 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng, tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/doanh nghiệp (Theo Nghị quyết 37/2020/NĐ-HĐND). 2.2.4.2. Ưu đãi giảm tiền thuê đất Giai đoạn 2018-2022 ghi nhận những hỗ trợ quan trọng từ phía Nhà nước, đặc biệt là CQĐP với DNVVN trong lĩnh vực đất đai. Tại Bắc Giang, Cục thuế tỉnh Bắc Giang đã thực hiện giảm tiền thuê đất đối với các DNVVN theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 và Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023. Theo đó, các DNVVN bị ảnh
  20. hưởng bởi đại dịch Covid-19 được hỗ trợ giảm 15% tiền thuê đất năm 2020 và 30% tiền thuê đất của các năm 2021, 2022. 2.3. MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.3.1. Cơ sở lý thuyết của mô hình Giải pháp về thuế: Theo nghiên cứu của Adanlawo và Vezi- Magigaba (2022), các chương trình thuế của quốc gia có tác động rõ nét đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNVVN. Tương tự, trong nghiên cứu của Wakili (2016), việc giảm thuế của chính phủ với DNVVN cũng sẽ có những tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp về chi NSNN: Các hỗ trợ tài chính từ Nhà nước cho các DNVVN cũng có tác động đến quá trình phát triển cũng như gia tăng năng lực của các doanh nghiệp trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (Jayeola và cộng sự, 2022). Giải pháp về tín dụng: Nghiên cứu của Hossain, Yoshino và Taghizadeh-Hesary (2018) đã phát hiện ra rằng việc mở rộng hoạt động của hệ thống NHTM ở các địa phương sẽ giúp các DNVVN dễ dàng tiếp cận vốn hơn, từ đó giúp nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Giải pháp tài chính về đất đai: Tiếp cận đất đai, hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng, thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh là một trong những mong mỏi hàng đầu của nhiều DNVVN tại Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Duy và Phạm Văn Hùng (2017) cũng chỉ ra rằng các chính sách về đất đai ở địa phương có tác động đến sự phát triển của DNVVN. 2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu H1: Giải pháp về thuế có tác động đến phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. H2: Giải pháp về chi NSNN có tác động đến phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. H3: Giải pháp về tín dụng có tác động đến phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. H4: Giải pháp tài chính về đất đai có tác động đến phát triển DNVVN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 2.3.3. Dữ liệu nghiên cứu NCS đã tiến hành điều tra khảo sát qua bảng hỏi tạo trên google drive, tiếp cận 364 DNVVN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert với 5 mốc giá trị, nhằm thu thập ý kiến đánh giá của các chủ DNVVN về tác động của giải pháp tài chính mà Nhà nước áp dụng ở Bắc Giang tới sự phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2