Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 1
download
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 9 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
- CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. KIỀU HỮU THIỆN 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ BẤT Phản biện 1: ............................................................ Phản biện 2: ............................................................ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở vào hồi …… giờ ngày …. tháng …. năm ….. tại Học viện Ngân hàng. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Ngân hàng - Thư viện quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tại Việt Nam, vấn đề hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm nhất định từ các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và bản thân ngân hàng. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên, các nghiên cứu phần lớn chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính đơn lẻ, chưa hệ thống hóa thành các nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTM. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu nào kết hợp giữa tiếp cận truyền thống (thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (cả DEA và SFA) để đo lường hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 (giai đoạn đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam) và sử dụng chính hiệu quả đã đo lường được để đưa vào mô hình phân tích nhân tố, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong giai đoạn này. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng vào thực tế các vấn đề về hiệu quả HĐKD của ngân hàng, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. Tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ mang lại những đóng góp nhất định, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Liên quan đến hiệu quả HĐKD của NHTM, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề này. Một số nghiên cứu đã sử dụng phương pháp truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính thông thường, một số nghiên cứu lại sử dụng phương pháp hiện đại với các bộ biến đầu vào và đầu ra để đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM. 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thế giới Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA) Trên thế giới, phương pháp phi tham số chủ yếu sử dụng k thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) và được áp dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTM với các biến đo lường khác nhau. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng mô hình DEA để đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng, có thể kể đến như: Fukuyama (1993); Brockett và cộng sự (1997); Luc Laeven (1999); Per Nikolai D. Bukh và cộng sự (1995); Miller và Noulas
- 2 (1996); IhSan Isik & M. Kabir Hassan (2002); Olena Havrylchyk (2006); Chang-Sheng Liao (2009); Piyush Kumar Singh & V.K. Gupta (2013); A.R. & Srinivasan, M.R. (2014). Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA) Bên cạnh các nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA, phương pháp tham số SFA c ng được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trên thế giới, sử dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả HĐKD của ngân hàng có thể kể đến như: Nathan và Neave (1992); Miller và Noulas (1994); , Kwan và Eisenbeis (1996); Fan và Shaffer (2004); iaoqing Fu và Shelagh Hefferman (2009). Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng pháp tham số (SFA) Sử dụng kết hợp cả DEA và SFA có các nghiên cứu của: Ferrier và Lovel (1990); Arunava Bhattacharyya và cộng sự (1997); Cevdet Denizer và cộng sự (2007). Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu của Chang và Chiu (2006); Pasiouras và cộng sự (2007); Ji-Li Hu, Chiang-Ping Chen và Yi-Yuan Su (2006); Gwahula Raphael (2013); Sehrish Gull và cộng sự (2011); Samangi Bandaranayake và Bohhath Jayasinghe (2013). 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo phương pháp truyền thống chủ yếu là các nghiên cứu trong nước. Đa phần các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc sử dụng phương pháp định tính - đo lường hiệu quả HĐKD ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Các nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu tác giả Lê Thị Hương (2002); Lê Dân (2004); Tạ Thị Kim Dung (2016). Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phi tham số (DEA) Ở Việt Nam, các tác giả đã dần tiếp cận phương pháp hiện đại để đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM. Một số nghiên cứu đã được thực hiện như: Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguy n Thị Ngọc Qu nh (2013); Phan Thị H ng Nga và Trần Phương Thanh (2017); Nguy n Thị Hà Thanh và Lê Hoàng Việt (2018). Các nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tham số (SFA) Ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA có nghiên cứu của Nguy n Thu Nga (2018).
- 3 Các nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp phi tham số (DEA) và phƣơng pháp tham số (SFA) Ở Việt Nam, kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu có các nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng (2008); Li u Thu Trúc và Nguy n Thành Danh (2012). Nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng (2008); Nguy n Minh Sáng (2013); Trần Huy Hoàng và Nguy n Hữu Huân (2016); Nguy n Thị Thu Thương (2017); Nguy n Thị M Linh và Nguy n Thị Ngọc Hương (2015). 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án, đặc biệt là các nghiên cứu ở Việt Nam (Phụ lục 8), tác giả nhận thấy tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, chưa có nghiên cứu toàn diện về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTPCP Việt Nam Các nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của NHTM có phạm vi nghiên cứu khá đa dạng, tập trung vào các đối tượng như: hệ thống NHTM Việt Nam, một nhóm ngân hàng đại diện, các NHTM trong một tỉnh thành, các NHTMCP Việt Nam sau M&A hoặc một ngân hàng cụ thể. Riêng cấp độ luận án, chỉ có nghiên cứu của Nguy n Thu Nga (2017) thực hiện đánh giá hiệu quả HĐKD của nhóm NHTMCP. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP qua việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính và phương pháp SFA. Chưa đi sâu vào phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTMCP Việt Nam. Thứ hai, có rất ít nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Hiệu quả HĐKD của các NHTM luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, xuyên suốt giai đoạn từ năm 2002 đến nay, có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 không có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. Các nghiên cứu nếu có chỉ tập trung đánh giá hiệu quả HĐKD mà chưa đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Trong khi đó, giai đoạn 2013 – 2018 đánh dấu sự phát triển của các ngân hàng sau khủng hoảng năm 2012 và là giai đoạn tái cấu trúc quan trọng của hệ thống ngân hàng Việt
- 4 Nam, do đó, việc nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ ba, phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của các NHTMCP trong các nghiên cứu chưa toàn diện Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm cách kết hợp cả 2 phương pháp tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và hiện đại (xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường chính xác nhất hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu chỉ sử dụng một trong 2 cách tiếp cận (truyền thống hoặc hiện đại) để đánh giá hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Một số nghiên cứu kết hợp các chỉ tiêu tài chính và một trong hai cách tiếp cận hiện đại – SFA hoặc DEA (Nguy n Thu Nga, 2017; Đặng Thị Minh Nguyệt, 2017). Kết hợp toàn diện giữa cách tiếp cận truyền thống và cả 2 phương pháp tiếp cận hiện đại (DEA và SFA) chỉ có nghiên cứu của Nguy n Việt Hùng (2008). Tuy nhiên, ở cách tiếp cận truyền thống, tác giả Nguy n Việt Hùng chưa hệ thống các chỉ tiêu đo lường một cách rõ ràng, chi tiết. Thứ tư, chưa có nhiều nghiên cứu làm rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của ngân hàng Phân tích nhân tố là giai đoạn thứ 2 trong quá trình nghiên cứu, giúp đánh giá yếu tố nào tác động đến hiệu quả HĐKD của các NHTM trong thời gian nghiên cứu. Tại Việt Nam, các tác giả sử dụng nhiều mô hình để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của NHTM. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện dưới góc độ bài báo khoa học, dung lượng giới hạn khiến cho việc phân tích, làm rõ chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố chủ quan, khách quan chưa cụ thể. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ đưa các yếu tố chủ quan vào mô hình phân tích nhân tố, khiến cho một số kiến nghị đối với các bên hữu quan thiếu cơ sở vững chắc. Thứ năm, chưa có nghiên cứu chọn biến phụ thuộc là hiệu quả đo lường bằng mô hình DEA (VRS) Việc lựa chọn biến phụ thuộc rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong việc tìm ra các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả HĐKD ngân hàng. Trong đó, chọn chính hiệu quả đo lường được ở giai đoạn 1 để làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố sẽ mang lại kết quả chính xác nhất. Một số tác giả đã chọn các biến như: ROA, ROE, hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả k thuật (TE),... làm biến phụ thuộc trong mô hình phân tích nhân tố ở giai đoạn 2. Theo quan điểm của tác giả, sử dụng chính kết quả mô hình
- 5 DEA (VRS) làm biến phụ thuộc tạo sự logic về mặt dữ liệu cho nghiên cứu. DEA(VRS) là hiệu quả của các NHTMCP với điều kiện quy mô thay đổi, giúp so sánh được giữa các NHTMCP có cùng quy mô. Thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả cố gắng và hy vọng r ng luận án sẽ bù đắp vào những “khoảng trống nói trên của các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống lại cơ sở lý luận về hiệu quả HĐKD của NHTM; các phương pháp đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống và hiện đại và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 2013 – 2018 b ng các cách tiếp cận khác nhau. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030. 3.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung trả lời những câu hỏi sau: 1. Hiệu quả HĐKD của NHTM được đánh giá, đo lường b ng những phương pháp nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM? 2. Thực trạng hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 đã đạt được những kết quả gì? Những vấn đề nào còn tồn tại và nguyên nhân? 3. Các NHTMCP Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả HĐKD trong thời gian tới? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- 6 - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam với các nội dung cụ thể: + Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM + Phân tích các nhân tố tác động tới hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam + B ng cách nào để nâng cao hiệu quả HĐKD cho các NHTMCP Việt Nam? - Về không gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của 29 NHTMCP Việt Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm từ năm 2013 – 2018. Tổng quan nghiên cứu - Khái niệm - Các nhân tố ảnh Khoảng trống nghiên hưởng đến hiệu cứu quả HĐKD của Các phương pháp đo NHTM lường hiệu quả HĐKD - Mô hình phân tích của NHTM: các nhân tố ảnh Cơ sở lý luận về - PP tiếp cận truyền hưởng đến hiệu hiệu quả HĐKD thống quả HĐKD của của NHTM - PP tiếp cận hiện đại NHTM Đo lường hiệu quả HĐKD: Thực trạng hiệu - PP tiếp cận truyền Phân tích các nhân quả HĐKD của 29 thống: các nhóm chỉ tố ảnh hưởng đến NHTMCP Việt tiêu đo lường hiệu quả. hiệu quả HĐKD Nam giai đoạn - PP tiếp cận hiện đại: theo mô hình hồi 2013 – 2018 + PP phi tham số quy Tobit (DEA) + PP tham số (SFA) Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Đề xuất giải pháp, kiến nghị Sơ đồ 1: Khung mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả thiết kế
- 7 5. Thiết kế nghiên cứu 5.1 Khung mô hình nghiên cứu của luận án Khung mô hình nghiên cứu của luận án được tác giả mô tả theo sơ sồ 1. 5.2 Nguồn dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu gồm 29 NHTMCP Việt Nam. 5.3 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 6. Những đóng góp mới của luận án 6.1 Về lý luận + Tổng hợp và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM bao gồm 6 nhóm chỉ tiêu: (1) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản; (3) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao động; (4) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả kiểm soát chi phí; (5) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả phòng chống rủi ro; (6) Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị, điều hành. + Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM và lựa chọn các nhân tố phù hợp với bối cảnh hệ thống NHTMCP Việt Nam đưa vào mô hình phân tích. 6.2 Về thực tiễn + Luận án là nghiên cứu toàn diện đầu tiên sử dụng cả 2 cách tiếp cận: tiếp cận truyền thống (thông qua các chỉ tiêu tài chính) và tiếp cận hiện đại (thông qua k thuật xây dựng đường biên hiệu quả) để đo lường, đánh giá hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. Riêng về cách tiếp cận hiện đại, luận án kết hợp cả 2 phương pháp DEA và SFA để vận dụng được ưu điểm của cả 2 phương pháp này. Kết quả của nghiên cứu giúp đánh giá toàn diện hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018. + Luận án sử dụng chính hiệu quả k thuật ước lượng b ng phương pháp DEA (TEVRS) làm biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTMCP Việt Nam. Cách thực hiện này giúp đánh giá chính xác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013- 2018. + Trên cơ sở thực trạng HĐKD và chiều hướng, mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận án đã đánh giá được kết quả, hạn
- 8 chế và nguyên nhân của những hạn chế về hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam. + Đề xuất 6 nhóm giải pháp thiết thực đối với các NHTMCP Việt Nam và một số khuyến nghị phù hợp với các cơ quan hữu quan nh m nâng cao hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả HĐKD và tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của đơn vị. Đồng thời, luận án c ng là nguồn tài liệu tham khảo cho cơ quan quản lý các cấp nh m xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ sự phát triển của các NHTMCP Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
- 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thƣơng mại Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM, tuy nhiên đều có điểm chung trong việc nhận định: “NHTM là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, được thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Đây c ng là quan điểm về NHTM trong Luận án này. 1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thƣơng mại Dựa trên hình thức sở hữu, NHTM được phân làm 5 loại, cụ thể: a. Ngân hàng thương mại Nhà nước b. Ngân hàng thương mại cổ phần c. Ngân hàng liên doanh d. Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài e. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài 1.1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng và là tiền đề vững mạnh cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở các khía cạnh sau: - Điều tiết và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế - Thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính - NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia 1.1.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM 1.1.2.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của NHTM Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động kinh doanh của NHTM. Hiểu theo nghĩa chung nhất: Hoạt động kinh doanh của NHTM là toàn bộ các hoạt động của NHTM bao gồm: huy động vốn, cho vay và các hoạt động dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đây c ng là cách hiểu về hoạt động kinh doanh của NHTM tại Luận án này. 1.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM
- 10 1.1.2.3 Các hoạt động kinh doanh chính của NHTM Hoạt động kinh doanh của NHTM Hoạt động Hoạt động Hoạt động tạo lập nguồn vốn sử dụng vốn dịch vụ Hoạt động tạo Hoạt động Thanh toán lập vốn tự có ngân qu Hoạt động Hoạt động Ủy thác huy động vốn tín dụng Hoạt động Hoạt động đi vay Đại lý đầu tư Hoạt động tạo lập vốn khác … (Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Nguyễn Thị Mùi (2011), Lê Văn Tề (2007), Lê Anh Tuấn (2003)) Hình 1.1: Hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Từ những cách hiểu về hiệu quả HĐKD nêu trên và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả HĐKD như sau: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM là phạm trù kinh tế phản ánh khả năng biến đổi đầu vào thành đầu ra, xem xét trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ HĐKD của ngân hàng và chi phí mà ngân hàng đã bỏ ra”.Đây c ng là quan điểm về hiệu quả HĐKD của NHTM tại Luận án này. 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả HĐKD của NHTM 1.2.3 Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả HĐKD của NHTM có thể thấy hiệu quả HĐKD của NHTM hiện nay được nhìn nhận dưới hai góc độ: truyền thống và hiện đại. 1.2.3.1 Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận truyền thống Hiệu quả HĐKD của ngân hàng theo cách tiếp cận truyền thống được đo lường b ng 6 nhóm chỉ tiêu:
- 11 (i) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Hiệu quả sử dụng vốn huy động (ii) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng (iii) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả sử dụng lao động - Lợi nhuận trước thuế trên mỗi cán bộ nhân viên (CBNV) - Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng (iv) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả kiểm soát chi phí - Hiệu quả chi phí hoạt động - Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản (v) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả phòng chống rủi ro - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dư nợ - Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) (vi) Nhóm chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả quản trị, điều hành - Tốc độ tăng tổng tài sản có - Tốc độ tăng trưởng dư nợ - Tốc độ tăng thu nhập thuần 1.2.3.2 Đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận hiện đại a. Các phương pháp đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM theo cách tiếp cận hiện đại Sơ đồ 1.1: Phƣơng pháp tiếp cận hiện đại đo lƣờng hiệu quả HĐKD của NHTM Phương pháp tiếp cận hiện đại đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM Tiếp cận phi tham số Tiếp cận tham số Phân tích bao dữ liệu Phân tích biên ngẫu (DEA) nhiên (SFA) Phân tích bao xếp đặt Phân tích tiếp cận phân tự do (FDH) phối tự do (DFA) Phân tích biên dày (TFA) Phân tích biên dày đệ quy (RTFA) Nguồn: Tác giả tổng hợp (Aigner và Chu, 1968; Deprins et al., 1984, Berger et al., 1993; Charnes et al., 1994; Wagenvoort và Schure,, 1999; Fried et al., 2002)
- 12 b. Các cách tiếp cận lựa chọn biến đầu vào và biến đầu ra để xây dựng đƣờng biên hiệu quả c. Phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) – Tiếp cận phi tham số (i) Giới thiệu về phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) có thể được dùng để xem xét hiệu quả của một ngân hàng theo thời gian hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động tương đối của một ngân hàng so với các ngân hàng khác. (ii) Các độ đo hiệu quả sử dụng trong phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) - Hiệu quả k thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả kinh tế toàn phần (CE) - Hiệu quả quy mô (SE) - Hiệu quả k thuật thuần túy (PE) d. Phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) – Tiếp cận tham số (i) Giới thiệu phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) (ii) Hàm số mô tả mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra trong phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) 1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM Hiệu quả HĐKD của NHTM chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có thể chia làm 2 nhóm: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. 1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan Các yếu tố chủ quan là những yếu tố bên trong nội bộ của chính các NHTM. Các yếu tố chủ quan bao gồm: - Năng lực tài chính - Cấu trúc sở hữu - Thị phần - Năng lực quản trị rủi ro - Năng lực kiểm soát chi phí - Chất lượng nguồn nhân lực - Trình độ k thuật công nghệ 1.2.4.2 Các nhân tố khách quan - Yếu tố chính trị - Yếu tố pháp luật - Yếu tố kinh tế vĩ mô - Yếu tố văn hóa - xã hội - Yếu tố k thuật công nghệ - Yếu tố môi trường 1.3 Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM
- 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 2.1 Khái quát về hệ thống NHTMCP Việt Nam 2.1.1 Số lƣợng ngân hàng Trong giai đoạn 2013 – 2018, có sự biến động nhỏ về số lượng các NHTMCP (giảm từ 33 xuống còn 31 NHTMCP) do tác động của các thương vụ M&A. Biểu đồ 2.1: Số lƣợng NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 Đơn vị tính: ngân hàng 35 33 33 30 31 31 31 28 25 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 2.1.2 Quy mô vốn Bảng 2.1: Quy mô vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam năm 2018 Năm Vốn điều lệ (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2016 308.250 - 2017 322.184 4,52% 2018 374.623 16,27% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước 2.1.3 Mạng lƣới hoạt động 2.2 Thực trạng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam 2.2.1 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận truyền thống 2.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn a. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Thống kê giá trị ROE giai đoạn 2013 – 2018 như sau: Bảng 2.2: ROE của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Năm Độ lệch chuẩn ngân hàng lớn nhất nhỏ nhất trung bình 2013 29 15.80 0.27 6.21 4.722 2014 29 15.27 0.25 6.48 4.709 2015 29 21.40 0.20 6.04 5.292 2016 29 25.70 0.08 6.99 6.390 2017 29 27.50 0.68 9.49 7.217 2018 29 27.73 0.86 11.45 8.915 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam
- 14 b. Hiệu quả sử dụng vốn huy động Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn huy động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Số lƣợng Giá trị nhỏ Giá trị Giá trị Độ lệch Năm ngân hàng nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.03 2.29 0.83 0.593 2014 29 0.02 2.47 0.76 0.537 2015 29 0.02 1.57 0.58 0.443 2016 29 0.01 2.28 0.65 0.541 2017 29 0.04 4.07 0.90 0.904 2018 29 0.04 3.95 1.04 0.935 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam 2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Bảng 2.4: ROA của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch Năm ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.02 1.61 0.65 0.471 2014 29 0.02 1.31 0.59 0.391 2015 29 0.02 1.30 0.46 0.344 2016 29 0.01 1.90 0.53 0.458 2017 29 0.03 2.50 0.68 0.571 2018 29 0.04 2.87 0.89 0.758 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam b. Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng tài sản vào hoạt động phi tín dụng của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch Năm ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.00 11.45 0.93 2.054 2014 29 0.00 16.31 1.09 2.954 2015 29 0.00 1.18 0.47 0.336 2016 29 0.07 1.67 0.52 0.371 2017 29 0.00 2.75 0.63 0.595 2018 29 0.00 2.25 0.84 0.522 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam
- 15 2.2.1.3 Hiệu quả sử dụng lao động a. Lợi nhuận trƣớc thuế trên mỗi CBNV Bảng 2.6: LNTT trên mỗi CBNV của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trungbình chuẩn 2013 29 4.7 34.1 17.1 9.561 2014 29 5.3 32.3 15.6 7.934 2015 29 2.8 39.5 19.3 11.982 2016 29 0.5 45.4 23.1 14.636 2017 29 6.2 68.4 28.7 16.438 2018 29 6.5 82.5 30.5 18.730 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam b. Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng Bảng 2.7: Thu nhập bình quân nhân viên ngân hàng của 29 NHTMCP Việt Nam 2013- 2018 Đơn vị tính: triệu đồng/người/tháng Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trungbình chuẩn 2013 29 5 20 8 2.081 2014 29 6 20 9 3.238 2015 29 5 26 13 4.892 2016 29 6 29 17 3.084 2017 29 7 32 17 5.082 2018 29 8 38 19 7.235 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam 2.2.1.4 Hiệu quả kiểm soát chi phí a. Hiệu quả chi phí hoạt động Bảng 2.8: Hiệu quả chi phí hoạt động của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trungbình chuẩn 2013 29 0.02 0.9 0.35 0.234 2014 29 0.01 0.8 0.35 0.219 2015 29 0.01 0.85 0.29 0.234 2016 29 0.00 0.75 0.30 0.234 2017 29 0.02 1.37 0.39 0.300 2018 29 0.04 1.45 0.44 0.349 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam
- 16 b. Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản Bảng 2.9: Tỷ lệ tổng chi phí so với tổng tài sản của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị lớn Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.36 2.75 1.67 0.544 2014 29 0.70 2.35 1.54 0.451 2015 29 0.84 2.94 1.58 0.499 2016 29 0.33 2.90 1.59 0.495 2017 29 0.75 3.20 1.59 0.515 2018 29 0.79 3.29 1.66 0.559 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam 2.2.1.5 Hiệu quả phòng chống rủi ro a. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ Nợ Bảng 2.10: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với tổng dƣ nợ của 29 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.20 3.47 1.53 0.748 2014 29 0.41 2.55 1.34 0.553 2015 29 0.78 3.37 1.28 0.549 2016 29 0.82 1.93 1.21 0.311 2017 29 0.83 2.39 1.25 0.383 2018 29 0.82 2.04 1.23 0.279 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam b. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) Kết quả thống kê cho thấy các ngân hàng đều có CAR >9%. Về tổng quan, các ngân hàng có quy mô lớn có hệ số CAR thấp hơn so với các ngân hàng quy mô nhỏ. Bảng 2.11: Hệ số CAR của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị lớn Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất nhất trung bình chuẩn 2013 29 9.04 37.30 14.93 5.660 2014 29 9.05 37.50 14.09 5.511 2015 29 9.07 24.53 14.45 4.300 2016 29 9.09 23.59 13.74 3.830 2017 29 9.10 22.16 12.78 3.058 2018 29 9.58 19.00 12.31 2.178 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam
- 17 2.2.1.6 Hiệu quả quản trị điều hành a. Tốc độ tăng tổng tài sản Có Bảng 2.12: Tốc độ tăng tài sản Có của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.00 112.23 23.04 25.323 2014 29 0.00 60.42 17.85 13.931 2015 29 0.00 53.86 15.29 13.788 2016 29 0.00 46.77 19.86 11.711 2017 29 4.20 42.49 19.63 7.929 2018 29 0.00 37.87 11.84 7.653 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam b. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ Bảng 2.13: Tốc độ tăng trƣởng dƣ Nợ của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.00 108.20 22.51 26.979 2014 29 0.00 66.35 20.27 17.829 2015 29 0.00 49.02 24.96 12.420 2016 29 2.51 67.58 25.98 13.680 2017 29 3.12 51.19 22.60 9.679 2018 29 0.00 39.81 15.11 9.036 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam c. Tốc độ tăng thu nhập thuần Bảng 2.14: Tốc độ tăng thu nhập thuần của 29 NHTMCP Việt Nam 2013-2018 Đơn vị tính: % Năm Số lƣợng Giá trị Giá trị lớn Giá trị Độ lệch ngân hàng nhỏ nhất nhất trung bình chuẩn 2013 29 0.00 125.10 16.78 31.026 2014 29 0.00 336.99 26.07 63.333 2015 29 0.00 112.90 22.77 26.695 2016 29 0.00 73.74 22.19 17.056 2017 29 0.00 56.96 24.42 16.552 2018 29 0.00 84.10 24.50 22.316 Nguồn: Thống kê SPSS của tác giả từ BCTN của các NHTMCP Việt Nam
- 18 2.2.2 Đo lƣờng hiệu quả HĐKD của hệ thống NHTMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại Lựa chọn biến nghiên cứu Bảng 2.15: Các biến trong phân tích Đơn vị tính: tỷ đồng - Chi phí lãi (X1) Biến đầu vào - Chi phí ngoài lãi (X2) - Thu nhập lãi (Y1) Biến đầu ra - Thu nhập ngoài lãi (Y2) Nguồn: Tác giả đề xuất Mô tả các biến sử dụng để nghiên cứu Biểu đồ 2.16: Chi phí lãi, chi phí hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018 20,000 15,000 4,265 3,731 10,000 3,099 2,042 2,207 2,556 5,000 9,645 11,549 6,121 5,935 6,329 7,815 - 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chi phí lãi Chi phí hoạt động Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 Biểu đồ 2.17: Thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013-2018 12,000 10,000 8,000 2,446 1,734 6,000 1,275 Thu nhập ngoài lãi 1,090 Thu nhập lãi 4,000 928 988 7,202 6,264 4,240 5,030 2,000 3,135 3,576 - 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn