BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
BÙI TRỌNG CHÍ<br />
<br />
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO HOẠT<br />
ĐỘNG BAY Ở VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI<br />
Mã số: 62.84.01.03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội - 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: ..........................................................................<br />
..............................................................................................................................<br />
Người hướng dẫn khoa học: ................................................................................<br />
(ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị)<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
.......................................................<br />
.......................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2: .........................................................................................................<br />
........................................................................................................<br />
Phản biện 3: .........................................................................................................<br />
........................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại : ..<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...................................................................<br />
(ghi tên các thư viện nộp luận án)<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án<br />
Hệ thống bảo đảm hoạt động bay là một trong ba hệ thống cấu thành ngành<br />
hàng không dân dụng; đóng vai trò chính trong việc đảm bảo mỗi chuyến bay thực<br />
hiện an toàn, đúng lộ trình và thời gian theo kế hoạch cho tất cả các loại chuyến bay<br />
từ lúc nổ máy, lăn bánh cho đến lúc dừng đỗ ở sân bay đến.<br />
Các dịch vụ được hệ thống bảo đảm hoạt động bay cung cấp bao gồm: Dịch<br />
vụ không lưu (ATS), Dịch vụ thông báo tin tức HK (AIS); Dịch vụ tìm kiếm, cứu<br />
nạn (SAR); Dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát (CNS); Dịch vụ khí tượng<br />
(MET) gồm dịch vụ cảnh báo thời tiết trong vùng thông báo bay (FIR) do Việt Nam<br />
quản lý và dịch vụ khí tượng tại cảng hàng không (HK), sân bay. Trong số năm dịch<br />
vụ này, dịch vụ cốt lõi là không lưu vì dịch vụ này đưa sản phẩm trực tiếp cho<br />
người sử dụng, là rào chắn cuối cùng trong công tác bảo đảm an toàn của hệ thống<br />
bảo đảm hoạt động bay.<br />
Hoạt động bay hàng không dân dụng (HKDD) trên thế giới và trong khu vực<br />
nói chung và Việt Nam nói riêng tăng trưởng với mức cao. Do đó, hoạt động quản<br />
lý, điều hành bay đã dần bộc lộ một số hạn chế, đòi hỏi Ngành quản lý bay phải có<br />
những giải pháp kịp thời, cụ thể và chính xác để khắc phục. Tuy vậy, chưa có<br />
nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống, căn cứ các tiêu chí của ICAO làm cơ sở<br />
cho việc đánh giá, hoàn thiện hệ thống.<br />
Bên cạnh đó, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đang triển khai<br />
hàng loạt các chương trình, kế hoạch, lộ trình nâng cấp và phát triển tổng thể các<br />
khối hệ thống hàng không, các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay. Là một quốc gia<br />
thành viên ICAO, Việt Nam cũng phải triển khai các kế hoạch, hành động nhằm<br />
hoàn thiện hệ thống để đáp ứng các chương trình, kế hoạch ICAO đã đề ra, đặc biệt<br />
là kế hoạch đồng nhất không lưu.<br />
Với các lý do chính trên, đề tài luận án “Hoàn thiện hệ thống đảm bảo hoạt<br />
động bay ở Việt Nam” nhằm đóng góp thiết thực, quan trọng vào hoạt động quản lý<br />
bay trong ngành HKDD, nâng cao năng lực điều hành bay, đảm bảo an toàn và nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về lý thuyết hệ thống và tổ chức hệ thống đảm<br />
bảo hoạt động bay dân dụng ở Việt Nam;<br />
<br />
2<br />
<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng về hệ thống đảm bảo hoạt động bay của<br />
ngành hàng không Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực không lưu, nhằm chỉ ra những<br />
điểm mạnh, thuận lợi và điểm yếu, hạn chế.<br />
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống không lưu ở Việt Nam.<br />
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án<br />
a. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống đảm bảo hoạt động bay, bao gồm: Hệ<br />
thống không lưu; Hệ thống thông báo tin tức hàng không; Hệ thống tìm kiếm, cứu<br />
nạn; Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát; Hệ thống khí tượng; trong đó tập<br />
trung chính vào Hệ thống không lưu.<br />
b. Phạm vi nghiên cứu<br />
Về nội dung: Hệ thống đảm bảo hoạt động bay Việt Nam trong đó tập trung<br />
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lý không lưu.<br />
Về không gian: Bao gồm phạm vi các khu vực ảnh hưởng đến các đường<br />
hàng không trong nước, quốc tế thuộc hai FIR Hà Nội và Hồ Chí Minh; các cảng<br />
hàng không, sân bay của Việt Nam.<br />
Về thời gian: Đánh giá thực trạng thời gian qua (2006 - 2016) và tương lai<br />
đến năm 2030.<br />
4. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án còn được kết cấu gồm 4 chương:<br />
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu<br />
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống đảm bảo hoạt động bay.<br />
Chương 3. Thực trạng hệ thống đảm bảo hoạt động bay ở Việt Nam.<br />
Chương 4. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống đảm bảo hoạt động bay ở<br />
Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br />
Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bảo đảm<br />
hoạt động bay như “Tại sao sự đổi mới trong dịch vụ dẫn đường hàng không là rất<br />
khó khăn ở châu Âu?” (Palo Breitenmoser; Ralf Abraham; Markus Eurich);<br />
“Nghiên cứu kế hoạch tổng thể và phát triển các hệ thống Thông tin, dẫn đường,<br />
giám sát/ Quản lý không lưu (CNS/ATM) mới ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam”<br />
(Tổ chức JICA Nhật Bản); “Đánh giá nguồn nhân lực (HR) và đãi ngộ kiểm soát<br />
không lưu (ATCO)” ( CANSO), v.v.<br />
Trong nước, nhiều chuyên gia hàng không đã có những đề tài/công trình<br />
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực như “Hoàn thiện các phương pháp đánh giá toàn<br />
diện hiệu quả của việc hiện đại hóa hệ thống không lưu” (Bùi Văn Võ); “Hoàn thiện<br />
các phương pháp đánh giá an toàn trong kiểm soát không lưu trên cơ sở của thuyết<br />
rủi ro” (Nguyễn Đình Công); “Tối ưu hóa đường bay hàng không và phương thức<br />
bay giai đoạn 2008 - 2013, triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn tiếp theo” (Cục<br />
Hàng không Việt Nam), v.v.<br />
Qua tìm hiểu và đi sâu phân tích nội dung các công trình khoa học trong và<br />
ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu luận án, xác định các “khoảng<br />
trống”; nghiên cứu sinh lựa chọn các nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý<br />
luận, bổ sung và làm sáng tỏ các tiểu hệ thống nhằm hướng đến việc tạo ra một hệ<br />
thống quản lý không lưu thống nhất và mang tính quốc tế hóa trong tổng thể hệ<br />
thống đảm bảo hoạt động bay ở tương lai gần; đánh giá thực trạng hệ thống đảm<br />
bảo hoạt động bay của Việt Nam, chỉ ra được những bất cập và làm rõ nguyên nhân<br />
của những bất cập trong tổ chức hệ thống đảm bảo hoạt động bay của nước ta; đề<br />
xuất các giải pháp cụ thể trong lĩnh vực không lưu nhằm góp phần hoàn thiện hệ<br />
thống đảm bảo hoạt động bay Việt Nam.<br />
1.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình nghiên cứu, NCS lựa chọn ba phương pháp chủ yếu đó là<br />
phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp phân tích định tính, phương pháp<br />
phân tích định lượng.<br />
<br />