intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học "Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác động của việc làm không phủ hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo tới suất sinh lời từ giáo dục. Luận án chỉ nghiên cứu góc độ cá nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ THỊ BÍCH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM KHÔNG PHÙ HỢP TỚI SUẤT SINH LỜI TỪ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TOÁN KINH TẾ Mã số: 9310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN QUANG DONG 2. TS. TRẦN QUANG TUYẾN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học kinh tế quốc dân Vào hồi: ngày tháng năm 2024 Có thế tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học kinh tế quốc dân
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội vì giáo dục tạo ra nguồn nhân lực phù hợp cho mỗi quốc gia, từ đó hình thành nên vốn xã hội và vốn con người (Lau và cộng sự, 1993; Moock và cộng sự, 2003; Hanushek và Woessmann, 2020). Quá trình đào tạo thường đem lại lợi ích cho chính đất nước đó, các cơ sở giáo dục và cá nhân được đào tạo. Những lợi ích mà giáo dục mang lại cho mỗi cá nhân và xã hội thường được nêu ra cùng với khái niệm suất sinh lời từ đầu tư cho giáo dục. Chủ đề liên quan đến suất sinh lời từ đầu tư cho giáo dục đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm cuối thập kỷ 1950. Các quốc gia và các tổ chức dựa vào suất sinh lời từ giáo dục để đưa ra các quyết định chính sách vĩ mô, quỹ đầu tư cho giáo dục cũng như các chương trình cải cách giáo dục (Staff, 2002). Đối với cá nhân, những người có trình độ học vấn cao thường có cơ hội việc làm và thu nhập tốt hơn, ít bị thất nghiệp, và làm việc trong những nghề nghiệp danh giá hơn người có trình độ học vấn thấp, đó là một động lực thúc đẩy đầu tư cho giáo dục (Psacharopoulos và Patrinos, 2004; Orley và Card, 1999; Haanwinckel, 2023). Những bằng chứng tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi lại đưa ra những khía cạnh khác nhau về suất sinh lời từ giáo dục. Đối với nhóm lao động có thu nhập trung bình, tác động của việc làm đúng ngành nghề hay không đúng ngành nghề tới thu nhập không có nhiều dấu hiệu rõ ràng (Nguyen và cộng sự, 2021). Nhưng lại có bằng chứng rõ ràng về tác động của việc làm đúng ngành nghề tới thu nhập của lao động trẻ: đúng ngành nghề sẽ có thu nhập tốt hơn (She và cộng sự, 2023; Le và cộng sự, 2022). Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của suất sinh lời từ giáo dục có thể kể tới như sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trên thị trường của các nước đang phát triển (Jan và cộng sự, 2012; Jian và cộng sự, 2021; Moock và cộng sự, 2003); sự không ăn khớp giữa hệ thống giáo dục và nhu cầu của thị trường - nhất là trong bối cảnh bùng nổ về cả hợp tác quốc tế lẫn kinh doanh trên nền tảng điện tử (Griffin và cộng sự, 2012; Haanwinckel, 2023). Sự chênh lệch giữa cung và cầu về lao động dẫn đến việc giảm mức độ phù hợp của lao động - thể hiện qua việc những ngành nghề được phát triển trong thời điểm hiện tại cần nhiều lao động hơn những ngành nghề truyền thống, do đó, có sự dịch
  4. 2 chuyển ngầm và người lao động lại phải tự trang bị các kiến thức cần thiết (Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2018; UNDP, 2018; Khuc và cộng sự, 2022). Do đó, ở tầm vĩ mô, nền kinh tế phải đối mặt với vấn đề sử dụng kém hiệu quả nguồn lực cơ bản - đó là vốn con người, đồng thời nền kinh tế phải đối mặt với việc phải phân bổ lại nguồn lực. Ở tầm vi mô, người lao động làm công việc không phù hợp thường có thu nhập thấp hơn và mức độ hài lòng với công việc thấp hơn so với người cùng trang lứa có việc làm phù hợp (Mateos-Romero và Salinas- Jiménez, 2018; Allen và Van der Velden, 2001; Kim và Choi, 2018). Việc làm không phù hợp được phân thành hai loại: việc làm không phù hợp theo chiều dọc và việc làm không phù hợp theo chiều ngang (Sloane, 2020). Việc làm không phù hợp theo chiều dọc dựa trên đối chiếu trình độ, bằng cấp, hoặc kỹ năng của người lao động với yêu cầu của công việc. Việc làm không phù hợp theo chiều ngang dựa trên đối chiếu lĩnh vực chuyên môn/nghề đã được đào tạo của người lao động với nghề nghiệp hiện tại. Theo lý thuyết vốn con người, thêm số năm đi học người lao động sẽ được tăng kiến thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề, từ đó tăng năng suất và tăng thu nhập (Finnie và Frenette, 2003). Nhưng người lao động làm việc không phù hợp với đào tạo sẽ không thể sử dụng hết những kỹ năng đã được đào tạo của họ vào công việc và người sử dụng lao động sẽ không trả tiền công cho những kỹ năng không được sử dụng đến này. Do đó, người lao động làm việc không phù hợp với lĩnh vực đào tạo nói chung sẽ bị trả lương thấp hơn so với người cùng trang lứa làm việc phù hợp với đào tạo (Robst, 2007b; Wolbers, 2003). Như vậy, người lao động làm việc không phù hợp với trình độ và chuyên môn đã được đào tạo là một sự lãng phí cho cả cá nhân và xã hội. Hệ lụy của tình trạng này là không tốt đứng trên góc độ hiệu quả của giáo dục cũng như đóng góp của người lao động cho nền kinh tế. Do đó, việc nhận diện thực trạng này và tìm hiểu ảnh hưởng của việc làm không phù hợp với giáo dục tới thu nhập của người lao động là rất cần thiết. Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về việc làm không phù hợp được thực hiện ở các nước phát triển nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại các nước đang phát triển. Chua và Chun (2016) cho rằng kết quả nghiên cứu từ các nước Tây Âu phát triển có thể có những điểm khác với các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi vì một số lý do như (1) chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường sẽ phát sinh
  5. 3 nhiều công việc mới cho nhóm lao động được đào tạo theo cơ chế cũ (tập trung làm việc cho khối nhà nước); (2) phát sinh các yêu cầu công việc mới trong khi chưa đào tạo kịp. Do vậy, nghiên cứu này sẽ bổ sung về mặt lý luận cho câu hỏi: Một là, tại nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, việc làm không phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo có gây ra thiệt hại về thu nhập cho các cá nhân hay không? Hai là, suất sinh lời từ giáo dục có khác biệt đối với những người làm việc phù hợp và không phù hợp hay không? Một số bằng chứng thực nghiệm đã phần nào trả lời cho các câu hỏi này. Le và Tran (2019) đã chỉ ra rằng, tình trạng việc làm không phù hợp với bằng cấp xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam - theo chiều dọc. Nghiên cứu về tác động của việc làm không phù hợp theo chiều ngang tới tiền lương của người lao động, Tran và cộng sự (2019a) kết luận rằng làm việc trái nghề có tác động làm giảm tiền lương của người lao động có bằng đại học. Xem xét đồng thời cả 2 khía cạnh là việc làm không phù hợp theo chiều dọc và chiều ngang - nhất là trong bối cảnh tự đào tạo nghề thông qua tích lũy kiến thức và kĩ năng lao động - thì chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào được đưa ra. Những khoảng trống về mặt thực tiễn tại Việt Nam cho thấy sự cần thiết của việc đánh giá tình trạng việc làm không phù hợp cả về chiều dọc và chiều ngang, sự chênh lệch về thu nhập giữa 2 nhóm lao động làm việc phù hợp và không phù hợp với trình độ và chuyên môn đào tạo ra sao, cũng như các nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đó. Chính vì thế, đề tài: “Tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục ở Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá tác động của việc làm không phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo tới suất sinh lời từ giáo dục. Luận án chỉ nghiên cứu góc độ cá nhân. Với các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu là:  Việc làm không phù hợp với trình độ chuyên môn được xác định như thế nào?  Tình trạng việc làm không phù hợp với trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam hiện tại ra sao?  Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, thu nhập của lao động làm việc không phù hợp và phù hợp với giáo dục khác nhau như thế nào?
  6. 4  Suất sinh lời từ giáo dục có khác biệt đối với những người làm việc phù hợp và không phù hợp với giáo dục hay không?  Mô hình nào phù hợp với việc phân tích tác động của tình trạng việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục?  Sự chênh lệch thu nhập giữa người làm việc không phù hợp và người làm việc phù hợp là do tố chất của họ hay do tình trạng việc làm?  Hàm ý chính sách nào cần được nêu ra? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục. Cụ thể là, suất sinh lời cá nhân từ giáo dục được đo lường thông qua hàm thu nhập từ vốn con người của Mincer, trong đó suất sinh lời chính là hệ số tác động biên của số năm đi học lên thu nhập của người lao động – cho biết tỷ lệ thu nhập tăng thêm tương ứng với mỗi năm đi học. Theo lý thuyết vốn con người, thời gian học tập giúp con người tích lũy kiến thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề nên giúp họ tăng năng suất lao động và nhận được thu nhập cao hơn. Nhưng nếu người lao động làm việc không phù hợp với trình độ chuyên môn đào tạo của họ thì hiệu quả của giáo dục tới thu nhập của họ (chính là suất sinh lời) sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Như vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là suất sinh lời cá nhân từ giáo dục và tác động điều tiết của việc làm không phù hợp tới mối quan hệ nhân quả giữa số năm đi học và thu nhập của người lao động. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Đề tài luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là suất sinh lời cá nhân từ giáo dục, trong đó suất sinh lời cá nhân từ giáo dục được ước lượng qua hàm thu nhập từ vốn con người của Mincer. Trên thực tế có nhiều yếu tố khác nhau cùng ảnh hưởng đến suất sinh lời từ giáo dục nhưng luận án chỉ tập trung vào các yếu tố chính đã được đề xuất trong mô hình Mincer và trong các nghiên cứu trước đây, đồng thời bổ sung yếu tố việc làm không phù hợp với giáo dục đào tạo, và bỏ qua một số yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh gia đình,… vì không có số liệu về các đặc điểm này. Đối với biến việc làm không phù hợp, luận án áp dụng tiếp cận theo tiêu chuẩn để xác định tình trạng việc làm không phù hợp theo hai khía cạnh: trình độ và lĩnh vực chuyên môn đã được đào tạo của người lao động.
  7. 5 Phạm vi không gian, thời gian Luận án thực hiện nghiên cứu thực trạng 63 tỉnh thành tại Việt Nam, sử dụng bộ số liệu Điều tra Lao động và Việc làm năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu Phương pháp nghiên cứu: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên phương pháp định lượng bao gồm phương pháp phân tích thống kê và phương pháp kinh tế lượng. Nguồn số liệu: Bộ số liệu sử dụng cho đề tài luận án là bộ số liệu Điều tra Lao động việc làm năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án có những đóng góp mới cho lý luận và thực tiễn, cụ thể như sau: Về mặt lý luận, luận án đã mở rộng mô hình Mincer (1958, 1974) bằng việc bổ sung nhân tố tình trạng việc làm không phù hợp với giáo dục vào mô hình này. Kết quả kiểm định từ bộ số liệu Điều tra LĐVL của Việt Nam đã khẳng định tính nội sinh của tình trạng việc làm không phù hợp. Luận án đã giải quyết vấn đề ước lượng mô hình kinh tế lượng khi mô hình này chứa biến giả nội sinh bằng việc sử dụng mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh (ESR). Về mặt thực tiễn, luận án áp dụng tiếp cận theo tiêu chuẩn vào việc xác định và phản ánh thực trạng việc làm không phù hợp trên đồng thời hai khía cạnh trình độ và lĩnh vực đào tạo của người lao động. Kết quả thống kê cung cấp thông tin về tình trạng việc làm không phù hợp tại Việt Nam. Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp có sự khác nhau khá lớn giữa giới tính, trình độ và lĩnh vực đào tạo. Luận án phân tích sâu sắc ảnh hưởng của việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động thông qua các phương pháp thống kê và kinh tế lượng. Kết quả ước lượng OLS phản ánh tác động tiêu cực của làm việc không phù hợp tới thu nhập của người lao động. Kết quả ước lượng mô hình chuyển đổi nội sinh khẳng định tác động tiêu cực của việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động. Phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder cho thấy đóng góp lớn nhất cho phần chênh lệch thu nhập của người lao động làm việc không phù hợp và làm việc phù hợp là hiệu ứng hệ số, nghĩa là thiệt hại về thu nhập của người làm việc không phù hợp chủ yếu do họ làm việc không phù hợp với giáo dục.
  8. 6 6. Cấu trúc của luận án Sau phần mở đầu, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Số liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng và tác động của việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động. Chương 4: Đánh giá tác động của việc làm không phù hợp tới suất sinh lời từ giáo dục. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Việc làm không phù hợp 1.1.1 Phân loại nghề nghiệp Phân loại Nghề nghiệp Tiêu chuẩn Quốc tế (ISCO) được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để xác định việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn của người lao động. ISCO được phát triển và duy trì bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Phân loại nghề nghiệp của ISCO được sử dụng làm hệ thống phân loại và tổng hợp thông tin nghề nghiệp trong các cuộc điều tra, tổng điều tra, và các ghi chép hành chính ở nhiều quốc gia. ILO thiết kế và xây dựng ISCO-08 dựa trên hai khái niệm chính là công việc và kỹ năng. Mối liên hệ giữa các nhóm chính của ISCO-08 với bốn cấp độ kỹ năng Theo International Labour Organization (2012), bốn cấp độ kỹ năng trong ISCO-08 được sắp xếp từ trình độ thấp lên trình độ cao, trong đó mỗi cấp độ kỹ năng yêu cầu người lao động phải thành thạo các loại kỹ năng khác nhau và ở trình độ khác nhau. Mối liên hệ giữa bốn cấp độ kỹ năng với trình độ đào tạo Một trong những tiêu chí để đo lường cấp độ kỹ năng là sử dụng trình độ đào tạo chính thức được xác định trong Phân loại Giáo dục Tiêu chuẩn Quốc tế (ISCED). International Labour Organization (2012) đã chỉ ra mối liên hệ giữa các
  9. 7 cấp độ kỹ năng của ISCO-08 với các bậc trình độ giáo dục ISCED-97. Lê Đông Phương (2013) chỉ ra mối liên hệ giữa ISCED-97 và các bậc học tương ứng của Việt Nam. 1.1.2 Cách tiếp cận về việc làm không phù hợp Có hai cách tiếp cận chính để xác định tình trạng người lao động làm việc không phù hợp với trình độ và chuyên môn được đào tạo: tiếp cận theo tiêu chuẩn, và tiếp cận theo nhận thức. Tiếp cận theo tiêu chuẩn được thừa nhận và sử dụng rộng rãi hơn so với tiếp cận theo nhận thức (Sloane, 2020), đặc biệt là phương pháp phân tích công việc được coi là ưu việt hơn các phương pháp khác (Flisi và cộng sự, 2017). Việc làm phù hợp với lĩnh vực đào tạo Phân loại nghề nghiệp ISCO-08 được xây dựng dựa trên hai khía cạnh của kỹ năng là cấp độ kỹ năng và kỹ năng chuyên môn. Dựa vào kỹ năng chuyên môn chúng ta có thể xác định tình trạng việc làm phù hợp với lĩnh vực đào tạo. Kế thừa nghiên cứu của Wolbers (2003) và Quintini (2011), Montt (2015) đã cập nhật các bảng phân loại và liệt kê các nghề nghiệp theo Phân loại Nghề nghiệp Tiêu chuẩn Quốc tế năm 2008 (ISCO-08) của ILO phù hợp với các lĩnh vực đào tạo theo Phân loại Giáo dục Tiêu chuẩn Quốc tế năm 2011 (ISCED-11). Nghiên cứu của Montt (2015) đã cung cấp cơ sở lý luận cho việc xác định tình trạng việc làm phù hợp với lĩnh vực đào tạo. Việc làm phù hợp với trình độ Mối liên hệ giữa nghề nghiệp theo phân loại của ISCO-08 và trình độ phù hợp theo hệ thống giáo dục của Việt Nam, là cơ sở xác định việc làm phù hợp theo trình độ gồm ba trạng thái: trình độ phù hợp, thừa trình độ và thiếu trình độ. 1.1.3 Các yếu tố tác động tới việc làm không phù hợp Tiếp cận theo lí thuyết gốc về vốn con người - trong đó tập trung theo khía cạnh thu nhập của người lao động, người lao động có nhiều lí do để làm việc không phù hợp, nhưng có một số góc độ như sau: (i) các yếu tố liên quan đến giáo dục; (ii) yếu tố thị trường lao động; (iii) các yếu tố liên quan đến việc làm hiện tại của người lao động; (iv) các đặc điểm cá nhân của người lao động.
  10. 8 1.2 Suất sinh lời từ giáo dục 1.2.1 Khái niệm và phương pháp đo lường suất sinh lời từ giáo dục Lợi ích của giáo dục đối với cá nhân thường được biết đến với khái niệm suất sinh lời cá nhân từ giáo dục, và lợi ích của việc tăng cường giáo dục tới quốc gia được gọi là suất sinh lời xã hội từ giáo dục. Suất sinh lời cá nhân đo lường lợi ích mà mỗi cá nhân nhận được từ giáo dục trong khi suất sinh lời xã hội liên quan đến những lợi ích ở phạm vi rộng hơn (Haanwinckel, 2023; Nguyen và cộng sự, 2021; She và cộng sự, 2023). Lợi ích kinh tế mà mỗi cá nhân nhận được từ giáo dục thường được đo lường bằng thu nhập từ lao động của họ như tiền công, tiền lương. Mô hình được ưa chuộng nhất chính là hàm thu nhập từ vốn con người của Mincer. 1.2.2 Hàm thu nhập Mincer và suất sinh lời từ giáo dục Hàm thu nhập từ vốn con người của Mincer (1974) được bắt nguồn từ mô hình đầu tư cho vốn con người theo vòng đời của Ben-Porath. Tiểu mục này sẽ trình bày ngắn gọn nghiên cứu tổng hợp của Polachek (2008); Heckman và cộng sự (2003) về nguồn gốc và cách diễn giải ý nghĩa của các hệ số trong hàm thu nhập của Mincer. ln 𝑌 = 𝛽 + 𝛽 𝑆 + 𝛽 𝐸 + 𝛽 𝐸 + 𝜀 Trong đó: 𝑙𝑛𝑌 là logarit của thu nhập ; 𝑆 là số năm đi học ; 𝐸 là số năm kinh nghiệm ; 𝐸 là số năm kinh nghiệm bình phương ; 𝜀 là sai số ngẫu nhiên. Từ hệ số 𝛽 có thể ước lượng được thu nhập thực tế của người có mức đầu tư cho vốn con người bằng 0. 𝛽 là suất sinh lời từ đầu tư cho giáo dục, cho biết tỷ lệ thu nhập tăng thêm từ mỗi năm đi học toàn thời gian của người lao động, không phân biệt bậc học. Hai hệ số 𝛽 và 𝛽 là tỷ lệ sinh lời từ đầu tư cho việc học tập trong quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp. Nếu tỷ lệ đầu tư cho vốn con người trong thời kỳ đầu tiên sau khi tốt nghiệp (𝑘 ) càng lớn và tổng số thời kỳ cá nhân có đầu tư cho vốn con người sau khi tốt nghiệp (𝑇) càng dài thì 𝛽 tăng và 𝛽 giảm, tức là thu nhập biên từ mỗi năm kinh nghiệm càng lớn và giảm chậm hơn.
  11. 9 1.3 Tổng quan nghiên cứu 1.3.1 Sự mở rộng hàm thu nhập Mincer Hàm thu nhập từ vốn con người của Mincer ước lượng tỷ lệ thu nhập trung bình tăng thêm tương ứng với mỗi năm đi học. Trong khi đó ảnh hưởng của giáo dục lên thu nhập của những người lao động là khác nhau, và số năm đi học ở mỗi bậc học có thể tác động khác nhau tới thu nhập của người lao động. Chính vì vậy, hàm thu nhập Mincer đã được mở rộng theo nhiều cách khác nhau. 1.3.2 Các yếu tố tác động tới thu nhập Xuất phát từ lý thuyết vốn con người, Mincer đã xây dựng hàm thu nhập từ vốn con người với hai yếu tố tác động chính là số năm đi học và số năm kinh nghiệm. Tuy vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn nhiều yếu tố khác cần được bổ sung vào hàm thu nhập để tăng độ chính xác và tính thực tiễn của mô hình. Tiếp cận từ lý thuyết vốn con người kết hợp với các tiếp cận từ góc độ văn hóa, xã hội và kinh tế mà các yếu tố thể hiện, lĩnh vực đào tạo, tình trạng việc làm không phù hợp với giáo dục đào tạo, đặc điểm cá nhân, đặc điểm nơi làm việc, nơi ở của người lao động được bổ sung vào mô hình. 1.3.3 Các nghiên cứu về suất sinh lời từ giáo dục trên thế giới Psacharopoulos và Patrinos (2004) đã thống kê các kết quả nghiên cứu sử dụng số liệu từ 98 quốc gia thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới và ước lượng được suất sinh lời từ giáo dục trung bình qua hàm Mincer là 9,7%, trong đó có sự khác biệt giữa các nước có thu nhập khác nhau. Montenegro và Patrinos (2014) đã so sánh suất sinh lời từ giáo dục của các quốc gia tại nhiều thời kỳ và chỉ ra rằng suất sinh lời trung bình từ giáo dục có xu hướng giảm theo thời gian. Nghiên cứu của Psacharopoulos và Patrinos (2018); Patrinos và Psacharopoulos (2020) chỉ ra rằng: (i) suất sinh lời từ giáo dục của toàn cầu khoảng 9% và ổn định qua nhiều thập kỷ; (ii) suất sinh lời từ giáo dục bậc cao có xu hướng tăng theo thời gian, và (iii) tại các nước thu nhập thấp suất sinh lời từ giáo dục cao hơn những nước khác. 1.3.4 Các nghiên cứu về tác động của việc làm không phù hợp tới thu nhập Việc làm không phù hợp với trình độ và lĩnh vực chuyên môn dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế và tinh thần cho người lao động. Người lao động làm việc không phù hợp phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn, mức độ hài lòng với công việc thấp hơn, vị trí công việc kém hơn, họ có mong muốn thay đổi công việc nhiều
  12. 10 hơn so với người cùng trang lứa làm việc phù hợp (Somers và cộng sự, 2019; Bender và Roche, 2013; Ege, 2020; Robst, 2007b; Quintini, 2011; Allen và Van der Velden, 2001; Montt, 2015). Với mục tiêu nghiên cứu của luận án, mục này chỉ trình bày tổng quan về tác động của việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động. 1.3.5 Các nghiên cứu về suất sinh lời và việc làm không phù hợp tại Việt Nam Đối với thực tiễn của Việt Nam, cho đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu về suất sinh lời về giáo dục, các nghiên cứu này ước lượng suất sinh lời bằng những phương pháp khác nhau và tập trung vào những khía cạnh khác nhau do đó cung cấp bức tranh sinh động về lợi ích và vai trò mà giáo dục mang lại cho các cá nhân và nền kinh tế. Lý thuyết vốn con người được sử dụng làm nền tảng cho hầu hết các nghiên cứu về suất sinh lời từ giáo dục. Tuy vậy, nếu công việc sau khi tốt nghiệp không phù hợp với trình độ và kỹ năng đã được đào tạo thì suất sinh lời có bị giảm không? Vấn đề này chưa được nghiên cứu rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu việc làm không phù hợp theo tiếp cận tiêu chuẩn. 1.4 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài Từ tổng quan nghiên cứu, có thể thấy một số khoảng trống nghiên cứu được đưa ra như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu trên đã đưa ra những bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng của giáo dục lên thu nhập của các cá nhân. Nhưng sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo, các cá nhân đi làm các công việc phù hợp và không phù hợp với trình độ chuyên môn thì thu nhập có khác nhau hay không? Các kết quả tại thị trường tương tự như Việt Nam (là Trung Quốc hay Đài Loan) đưa ra những kết luận khác nhau: có thể có, có thể không. Vì vậy, khoảng trống nghiên cứu được đưa ra là: tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, thu nhập của hai nhóm người có việc làm phù hợp và không phù hợp với trình độ chuyên môn phù hợp có khác nhau hay không? Thứ hai, các lý thuyết gốc đang sử dụng mô hình của Mincer (1958); (Mincer, 1974) qua các tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu thực nghiệm đã bổ sung thêm những nhân tố khác vào mô hình này. Tuy vậy, một cá nhân sau khi tốt nghiệp có thể tìm được công việc phù hợp với trình độ chuyên môn hay người này lựa
  13. 11 chọn/phải chấp nhận làm việc không phù hợp không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện khách quan mà còn phụ thuộc vào năng lực của cá nhân. Năng lực cá nhân lại trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động, do đó, biến việc làm không phù hợp có thể là biến giải thích nội sinh trong mô hình kinh tế lượng. Vì vậy, cần đánh giá tính nội sinh của biến việc làm không phù hợp và đặc biệt là xác định và áp dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp để thu được ước lượng tốt nhất cho các hệ số trong mô hình nghiên cứu. Thứ ba, cách tiếp cận về dân trí tài chính hoặc tài chính vi mô đã nêu ra được sự khác biệt về thu nhập theo ngành nghề của người nghèo và người được khảo sát. Tuy vậy, những phản bác về hướng tiếp cận này cho thấy người trả lời có thể có xu hướng đổ lỗi cho ngoại cảnh. Vì vậy, cách tiếp cận tiêu chuẩn với phương pháp phân tích công việc dựa trên phân loại nghề nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế cần được đánh giá tại Việt Nam. Nghiên cứu của Tran và cộng sự (2019a); Tran và cộng sự (2023) có đánh giá về hậu quả của việc làm trái nghề tới thu nhập của người lao động, tuy vậy nghiên cứu này mới sử dụng tiếp cận theo nhận thức về làm việc trái nghề và mẫu nghiên cứu là người lao động có bằng đại học. Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao nhưng vẫn có một số điểm cần được nghiên cứu bổ sung. Thứ nhất là tiếp cận theo nhận thức có thể dẫn đến nhận định sai lệch về tình trạng việc làm do ý kiến chủ quan của người trả lời. Thứ hai, làm việc trái nghề mới xét sự phù hợp của việc làm với lĩnh vực chuyên môn mà người lao động được đào tạo, tức là mới xét việc làm không phù hợp theo chiều ngang. Thứ ba là tỷ lệ người có bằng đại học trong lực lượng lao động của Việt Nam không cao. Do đó vẫn cần có những bằng chứng về tác động của việc làm không phù hợp với trình độ và lĩnh vực đào tạo đối với người lao động có trình độ bằng cấp khác nhau. Để trả lời cho các vấn đề đã đưa ra trong khoảng trống nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp kinh tế lượng. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt trong Hình 1.1 và diễn giải theo 5 bước sau: Bước 1: Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, NCS thực hiện nghiên cứu tại bàn và tìm ra (i) cơ sở lý luận và (ii) tổng quan tài liệu, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu và mô hình lý thuyết gốc. NCS bổ sung biến việc làm không phù hợp vào hàm thu nhập Mincer thu được Mô hình Mincer mở rộng. Bước 2: NCS xử lý bộ số liệu để tạo ra biến việc làm không phù hợp và các biến khác trong mô hình hàm thu nhập Mincer. Sau khi lọc, số liệu mẫu nghiên cứu được khai thác để thực hiện các phân tích thống kê và ước lượng mô hình.
  14. 12 Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Bước 3: Mô hình Mincer mở rộng được ước lượng bằng phương pháp OLS. Tuy vậy, kết quả thu được từ mô hình kinh tế lượng này sẽ bị chệch nếu biến việc làm không phù hợp là biến nội sinh. Nếu biến này không nội sinh thì có thể sử dụng kết quả ước lượng từ mô hình này để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Ngược lại, nếu biến việc làm không phù hợp là biến nội sinh thì NCS sử dụng mô hình chuyển đổi nội sinh (ESR). Ước lượng mô hình ESR bằng phương pháp hợp lý tối đa đầy đủ thông tin (FIML) sau đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bước 4: Để phân tích kỹ hơn về quá trình hình thành thu nhập và xác định những nhân tố có tác động lớn đến sự chênh lệch thu nhập giữa những người làm việc phù hợp và những người làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo, NCS sử dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder. Bước 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về hai nội dung chính là việc làm không phù hợp và suất sinh lời từ giáo dục, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án.
  15. 13 Chương 2 SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Số liệu mẫu nghiên cứu 2.1.1 Giới thiệu bộ số liệu Điều tra Lao động Việc làm năm 2019 Điều tra lao động việc làm (LĐVL) được Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm trên địa bàn cả nước, là cuộc điều tra quy mô lớn có nội dung sâu rộng về lao động và việc làm, trong đó có sử dụng mã cấp 4 trong Danh mục nghề nghiệp. Đây là bộ số liệu lý tưởng để nghiên cứu về việc làm không phù hợp. 2.1.2 Tạo biến việc làm phù hợp từ bộ số liệu Điều tra LĐVL năm 2019 Định nghĩa việc làm phù hợp với giáo dục đào tạo Một việc làm phù hợp với giáo dục đào tạo là việc làm phù hợp với trình độ đồng thời phù hợp với lĩnh vực đào tạo/chuyên môn của người lao động; việc làm không phù hợp với giáo dục đào tạo là không phù hợp với trình độ, hoặc không phù hợp với lĩnh vực đào tạo của người lao động, hoặc không phù hợp với cả trình độ hoặc lĩnh vực đào tạo. 2.1.3 Đặc điểm của số liệu mẫu nghiên cứu NCS lọc mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí: (i) có trình độ từ trung cấp trở lên, (ii) đang làm công ăn lương, và (iii) trong độ tuổi lao động, thu được mẫu nghiên cứu gồm 62.750 quan sát. 2.2 Mô hình kinh tế lượng 2.2.1 Mô hình ước lượng suất sinh lời từ giáo dục Nhằm ước lượng suất sinh lời từ giáo dục, NCS sử dụng hai biến chính của hàm Mincer đồng thời đưa vào mô hình các biến kiểm soát này. Mô hình được viết như sau: 𝐿𝑛(𝑊 ) = 𝛽 + 𝛽 . 𝑆 + 𝛽 . 𝐸 + 𝛽 . 𝐸 + ∑ 𝛽 𝐹 +∑ 𝛽 𝐽 + ∑ 𝛽 𝑋 + ∑ 𝛽 𝐿 + 𝑢 (2.1) Trong đó các biến được định nghĩa như sau: 𝐿𝑛(𝑊 ): là logarit cơ số tự nhiên của thu nhập một tháng của người lao động. Số năm đi học (𝑆 ) được tính từ
  16. 14 bằng cấp cao nhất của người lao động. Số năm kinh nghiệm (𝐸 ) trong mô hình là số năm kinh nghiệm tiềm năng. 2.2.2 Mô hình kinh tế lượng ước lượng suất sinh lời từ giáo dục với sự tác động của việc làm không phù hợp Giả thiết biến việc làm không phù hợp là biến ngoại sinh thì ta có thể tách mẫu dữ liệu, ước lượng mô hình (2.1) trên hai mẫu con và thực hiện kiểm định về sự đồng nhất/không đồng nhất giữa hai tình trạng việc làm không phù hợp. Hiện nay kiểm định này thường được thực hiện thông qua kỹ thuật biến giả. Ký hiệu 𝑀 là biến giả việc làm không phù hợp với giáo dục, được định nghĩa như sau: 𝑀 = 1: nếu việc làm không phù hợp 𝑀 = 0: nếu việc làm phù hợp Bổ sung biến việc làm không phù hợp, mô hình hồi quy tuyến tính theo số năm đi học được viết lại như sau: 𝐿𝑛(𝑊 ) = 𝛽 + 𝛽 . 𝑆 + 𝛽 . 𝐸 + 𝛽 . 𝐸 + ∑ 𝛽 𝐹 +∑ 𝛽 𝐽 +∑ 𝛽 𝑋 + ∑ 𝛽 𝐿 + 𝛾 𝑀 + 𝛾 . 𝑆 ∗ 𝑀 + 𝛾 . 𝐸 ∗ 𝑀 + 𝛾 . 𝐸 ∗ 𝑀 +∑ 𝛾 𝐹 ∗ 𝑀 + ∑ 𝛾 𝐽 ∗ 𝑀 +∑ 𝛾 𝑋 ∗ 𝑀 + ∑ 𝛾 𝐿 ∗ 𝑀 + 𝑢 (2.2) 2.3 Phương pháp ước lượng và phân tích 2.3.1 Phương pháp ước lượng bằng mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh Giả thiết biến việc làm không phù hợp là biến nội sinh thì ta ước lượng mô hình bằng mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh (ESR). Mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh Lokshin và Sajaia (2004) trình bày mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh bao gồm 2 phương trình của biến kết quả tương ứng với hai trạng thái của biến nội sinh, và phương trình chuyển đổi với biến nội sinh tiềm ẩn như sau: Phương trình kết quả: Trạng thái 1: 𝑌 = 𝑋 𝛽 + 𝜖 (2.5) Trạng thái 2: 𝑌 = 𝑋 𝛽 + 𝜖 (2.6) Phương trình chuyển đổi: 𝐼 ∗ = 𝛿(𝑌 − 𝑌 ) + 𝜃𝑍 + 𝑢 (2.7)
  17. 15 Giả thiết của mô hình hồi quy chuyển đổi nội sinh: các sai số trong các phương trình có phân phối chuẩn nhiều chiều. Đánh giá và kiểm định mô hình Việc đánh giá sự phù hợp của việc áp dụng mô hình ESR được thực hiện qua kiểm định sự tương quan giữa các sai số trong các phương trình. 2.3.2 Phương pháp kiểm định biến giải thích nội sinh Tiểu mục này của luận án giới thiệu kiểm định Durbin-Wu-Hausman (DWH) để kiểm định tính nội sinh của biến giải thích. 2.3.3 Phương pháp phân rã Oaxaca - Blinder Theo Jann (2008); Jones và Kelley (1984), áp dụng phương pháp phân rã Oaxaca – Blinder, mức chênh lệch biến kết quả của hai nhóm 𝐴 và 𝐵 có thể phân rã thành ba thành phần: ∆ = [𝐸(𝑋 ) − 𝐸(𝑋 )] 𝛽 + 𝐸(𝑋 ) (𝛽 − 𝛽 ) + [𝐸(𝑋 ) − 𝐸(𝑋 )] (𝛽 − 𝛽 ) Thành phần thứ nhất: 𝐸 = [𝐸(𝑋 ) − 𝐸(𝑋 )] 𝛽 là hiệu ứng đặc điểm. Thành phần thứ hai: 𝐶 = 𝐸(𝑋 ) (𝛽 − 𝛽 ) được gọi là hiệu ứng hệ số. Thành phần thứ ba: 𝐼 = [𝐸(𝑋 ) − 𝐸(𝑋 )] (𝛽 − 𝛽 ) là số hạng tương tác. Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM KHÔNG PHÙ HỢP TỚI THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 3.1 Thực trạng việc làm không phù hợp với giáo dục đào tạo 3.1.1 Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với lĩnh vực đào tạo là 29,1% trong khi tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với trình độ so với yêu cầu công việc đang làm chỉ có 18,62%. Việc làm không phù hợp với trình độ và việc làm không phù hợp với lĩnh vực đào tạo không độc lập.
  18. 16 3.1.2 Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo phân theo đặc điểm cá nhân Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với lĩnh vực đào tạo của nam và nữ xấp xỉ bằng nhau, gần 29%. Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với giáo dục ở nhóm tuổi trẻ là cao nhất và có xu hướng giảm khi tuổi tăng lên. Trình độ đào tạo tăng có thể giúp giảm tỷ lệ việc làm không phù hợp. Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với lĩnh vực đào tạo có sự khác biệt rất lớn giữa các lĩnh vực đào tạo của người lao động. 3.1.3 Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo phân theo đặc điểm việc làm và cư trú Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp ở nhóm HĐLĐ không xác định thời hạn là thấp nhất. Tỷ lệ làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo ở khu vực nông thôn là 41,37%, cao hơn gần 5% so với khu vực thành thị. Tỷ lệ người lao động làm việc không phù hợp giữa các vùng có sự khác biệt đáng kể. 3.2 Phân tích thu nhập của người lao động với sự tác động của việc làm không phù hợp 3.2.1 Thống kê mô tả thu nhập theo tình trạng việc làm không phù hợp Thu nhập trung bình của người làm việc không phù hợp thấp hơn của người làm việc phù hợp. So sánh giá trị trung bình, trung vị và các phân vị của thu nhập cho thấy người lao động làm việc không phù hợp với giáo dục đào tạo đang phải chấp nhận mức thu nhập thấp hơn người lao động làm việc phù hợp với trình độ hoặc lĩnh vực đào tạo. 3.2.2 Phân tích thu nhập theo tình trạng việc làm và đặc điểm cá nhân Tình trạng việc làm không phù hợp có tác động khác nhau tới nam giới và nữ giới. Nhóm tuổi trẻ chênh lệch về thu nhập giữa hai tình trạng việc làm không phù hợp cao hơn so với nhóm lớn tuổi. Thu nhập trung bình của người lao động tốt nghiệp từ các lĩnh vực đào tạo có sự khác nhau đáng kể. Hầu hết các bậc trình độ, thu nhập của người lao động làm việc phù hợp là cao hơn người làm việc không phù hợp nhưng mức chênh lệch có xu hướng giảm khi trình độ tăng.
  19. 17 3.2.3 Phân tích thu nhập theo tình trạng việc làm và nơi làm việc và cư trú Thu nhập của người lao động làm việc trong các loại hình cơ sở kinh tế khác nhau có sự chênh lệch khá rõ ràng. Thu nhập trung bình của người lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có thu nhập cao và tác động của tình trạng việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động cũng biểu hiện rõ ràng hơn so với các vùng khác. Chương 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM KHÔNG PHÙ HỢP TỚI SUẤT SINH LỜI TỪ GIÁO DỤC 4.1 Ước lượng hàm thu nhập Mincer bằng phương pháp OLS 4.1.1 Mô hình kinh tế lượng Giả thiết việc làm không phù hợp (𝑀 ) là biến ngoại sinh, chúng ta có thể đưa biến này vào mô hình Mincer và thu được kết quả (Bảng 4.1). Kết quả ước lượng mô hình cho thấy các hệ số hồi quy tương ứng với số năm đi học, số năm kinh nghiệm, và số năm kinh nghiệm bình phương của người làm việc phù hợp và không phù hợp đều phù hợp với lý thuyết kinh tế và có ý nghĩa thống kê. Thu nhập của người làm việc không phù hợp thực sự thấp hơn thu nhập của người làm việc phù hợp. Hầu hết các biến giải thích có tác động đáng kể tới biến phụ thuộc. Kiểm định Fisher đã cung cấp bằng chứng ủng hộ việc đưa biến việc làm không phù hợp vào mô hình. Bảng 4.1: Kết quả ước lượng mô hình (4.1) bằng phương pháp OLS Biến phụ thuộc: Ln(thu nhập/tháng) Hệ số Sai số Mức ý Biến giải thích ước chuẩn nghĩa lượng Hằng số 7,0701 0,0285 0,0000 Việc làm không phù hợp -0,1877 0,0458 0,0000 Số năm đi học 0,0860 0,0014 0,0000 Số năm đi học * Việc làm không phù hợp 0,0009 0,0027 0,7470 Số năm kinh nghiệm 0,0327 0,0010 0,0000 Số năm kinh nghiệm * Việc làm không phù hợp 0,0026 0,0018 0,1420
  20. 18 Biến phụ thuộc: Ln(thu nhập/tháng) Hệ số Sai số Mức ý Biến giải thích ước chuẩn nghĩa lượng Số năm kinh nghiệm bình phương -0,0005 0,0000 0,0000 Số năm kinh nghiệm bình phương * Việc làm -0,0001 0,0000 0,2590 không phù hợp Số quan sát: 62750 F(7, 62742) = 429,47 Prob > F = 0,00000 𝑅 = 0,2673 Root MSE = 0,42381 Các biến kiểm soát gồm: Lĩnh vực đào tạo, Loại hình cơ sở kinh tế, Giới tính, TT hôn nhân, Khu vực, Vùng Kinh tế - xã hội. Nguồn: Tính toán của NCS từ bộ số liệu Điều tra LĐVL năm 2019 Từ kết quả ước lượng mô hình (4.1), ta tính có hàm hồi quy mẫu cho hai tình trạng việc làm không phù hợp. Hàm hồi quy mẫu đối với người lao động có việc làm không phù hợp: 𝐿𝑛(𝑤 |𝑀 = 1) = 6,8824 + 0,0869 𝑆 + 0,0353 𝐸 − 0,0005 𝐸 − 0,0256 𝐹 −0,1251 𝐹 −0,0750 𝐹 − 0,0733𝐹 − 0,1915𝐹 − 0,0348𝐹 + 0,0843𝐹 + 0,2632𝐽 + 0,2209𝐽 + 0,3611𝐽 + 0,0613𝐽 + 0,0667𝐽 + 0,1242 𝐺𝑖𝑜𝑖𝑇𝑖𝑛ℎ + 0,0250𝐾𝑒𝑡𝐻𝑜𝑛 + 0,0916𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ𝑇ℎ𝑖 + 0,0800𝐿 − 0,0499𝐿 − 0,0044𝐿 + 0,1877𝐿 − 0,0288𝐿 (4.6) Hàm hồi quy mẫu đối với người lao động có việc làm phù hợp: 𝐿𝑛(𝑤 |𝑀 = 0) = 7,0701 + 0,0860 𝑆 + 0,0327 𝐸 − 0,0005 𝐸 + 0,0084 𝐹 −0,0621 𝐹 + 0,0359 𝐹 − 0,0009𝐹 − 0,2151𝐹 + 0,0299𝐹 + 0,1791𝐹 + 0,1791𝐽 + 0,1829𝐽 + 0,3684𝐽 − 0,0652𝐽 − 0,0632𝐽 + 0,1050𝐺𝑖𝑜𝑖𝑇𝑖𝑛ℎ + 0,0078𝐾𝑒𝑡𝐻𝑜𝑛 + 0,0853𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ𝑇ℎ𝑖 + 0,0723𝐿 − 0,0945𝐿 − 0,0527𝐿 + 0,1736𝐿 − 0,0625𝐿 (4.7) 𝛽 = 0,0860 cho biết suất sinh lời trung bình cho mỗi năm đi học của người có việc làm phù hợp là 8,60%. Đối với người làm việc không phù hợp, với mỗi năm đi học tăng thêm thì thu nhập của người làm việc phù hợp tăng 8,69%. Kết quả ước lượng chênh lệch tác động biên của việc làm không phù hợp tới thu nhập của người lao động tại các giá trị đại diện cho thấy: (i) ở các trình độ và bằng cấp khác nhau, thu nhập của người làm việc không phù hợp thực sự
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2