intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở khung lý thuyết, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH PHƯƠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 934 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 1 HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Hùng Cường 2. TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm Phản biện 1: …………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Trung tâm thông tin – Tư liệu – Thư viện, Học viện Khoa học xã hội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Liên kết kinh tế nói chung, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nói riêng có thể tạo ra nhiều tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, với nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều... Hiện nay, giá trị sản xuất cây công nghiệp dài ngày đã chiếm hơn 60% tổng giá trị ngành trồng trọt của tỉnh. Sản xuất cây công nghiệp dài ngày đang là sinh kế chính của nhiều bộ phận dân cư đang sinh sống ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, là nguồn xuất khẩu mang lại ngoại tệ, “cũng như tạo nguồn đóng góp trên 60% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh”. Được sự quan tâm, đầu tư nguồn lực từ nhà nước và người dân, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk trong thời gian qua đã có nhiều điểm phát triển đáng ghi nhận. Liên kết kinh tế để sản xuất, tiêu thụ các nông sản chất lượng cao tiếp tục được hình thành ở hầu hết các vùng sản xuất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh; Nhiều mô hình liên kết kinh tế đã góp phần làm tăng thu nhập, lợi ích cho người dân tham gia liên kết (chiếm 82,10%); Liên kết kinh tế đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nông sản (chiếm 19,05%), hay nâng cao hiệu quả của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày (chiếm 94,37%)… Bên cạnh những điểm tích cực đã đạt được, thì liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày hiện nay cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế. Phần lớn diện tích liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là liên kết đơn giản (chiếm 80,65%), mức độ hỗ trợ hay bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực, kỹ năng cho nhau giữa các chủ thể tham gia liên kết còn hạn chế. Nhiều chủ thể liên kết vẫn chưa xem trọng việc sử dụng hợp đồng văn bản để thể hiện các nội dung liên kết, tỷ lệ số trường hợp liên kết sử dụng hợp đồng văn bản chỉ chiếm có 10,61%. Hay vai trò của liên kết kinh tế trong việc thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ của nông hộ chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội… 1
  4. Ngoài ra, mặc dù các nhà nghiên cứu đi trước đã xây dựng được nhiều khía cạnh liên quan đế nội dung cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, tạo nền tảng cơ sở lý luận vững chắc cho những nhà nghiên cứu sau kế thừa và vận dụng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày vẫn còn những khoảng trống có thể tiếp tục phát triển. Trước thực trạng trên, nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” được xem là hoạt động cần thiết, có thể mang lại nhiều ý nghĩa trong việc thúc đẩy hoạt động liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trong thời gian tới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các chuỗi giá trị cây công nghiệp dài ngày và cải thiện đời sống cho nhiều cộng đồng dân cư đang sinh sống tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tổng quát của đề tài: Trên cơ sở khung lý thuyết, đề tài phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân, xác định các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: + Góp phần hệ thống hóa hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. + Phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân. + Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 2
  5. + Đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung:  Cụm từ “sản xuất cây công nghiệp dài ngày” trong đề tài được hiểu theo nghĩa rộng của chuỗi, bao gồm từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ nông sản.  Đề tài sẽ nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp trung gian thương mại, doanh nghiệp cung ứng yếu tố đầu vào với nông hộ sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp cung ứng các yếu tố đầu vào chỉ giới hạn nghiên cứu ở các doanh nghiệp cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, còn các doanh nghiệp cung ứng yếu đầu vào khác như máy móc, thiết bị, bao bì... sẽ không nghiên cứu, vì tiềm năng phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp này với nông hộ thấp.  Cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk hiện nay bao gồm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, mắc ca... Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ở các loại cây công nghiệp dài ngày chính là cà phê, cao su, hồ tiêu và điều. Đề tài không nghiên cứu trên cây chè và cây mắc ca bởi vì: 1) Diện tích chè chỉ khoảng 90 ha, chiếm chưa được 1 phần nghìn tổng diện tích cây công nghiệp trên địa bàn tỉnh và ít có tiềm năng được mở rộng; 2) Hoạt động trồng cây mắc ca vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa xác định được tiềm năng phát triển loại cây này tại tỉnh Đắk Lắk. + Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2018, đề xuất định hướng và giải pháp đến 2030. + Phạm vi không gian: Tỉnh Đắk Lắk. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Tiếp cận nghiên cứu Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ. Trong luận án, tác giả thực hiện nghiên cứu theo cách 3
  6. tiếp cận chuỗi giá trị. Cơ sở thực hiện nghiên cứu theo tiếp cận chuỗi giá trị của luận án là: + Doanh nghiệp cung ứng vật tư, nông hộ, doanh nghiệp sơ chế - chế biến nông sản, doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đều là những tác nhân trong chuỗi giá trị. + Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là một dạng quan hệ kinh tế giữa các nhóm tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản (quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và nông hộ; quan hệ kinh tế giữa nông hộ và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản). + Phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ sẽ góp phần phát triển chuỗi giá trị nông sản. Quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả tiếp cận trên “góc nhìn” quản lý kinh tế của các cơ quan quản lý nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu a. Phương pháp phân tích nội dung các dữ liệu, văn bản thứ cấp Được sử dụng để thu thập các tài liệu thứ cấp phục vụ xây dựng luận án. Thông tin dự kiến có thể thu thập được từ các tài liệu thứ cấp bao gồm: Thông tin phục vụ xây dựng nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan. Thông tin phục vụ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết. Thông tin phản ánh nội dung vai trò của Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. Thông tin về kinh nghiệm thực tiễn các nước và một số địa phương về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Số liệu về quy mô, sản lượng, năng suất cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk. b. Phương pháp sử dụng bảng hỏi thu thập thông tin sơ cấp Được sử dụng để thu thập các thông tin sơ cấp phục vụ xây dựng luận án. Nội dung số liệu sơ cấp cần thu thập bao gồm: Số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. Số liệu phản ánh một phần nội dung vai trò Nhà nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. Số liệu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk... 4
  7. Đối tượng thực hiện khảo sát thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: Doanh nghiệp, nông hộ và tác nhân trung gian (hợp tác xã). Số lượng mẫu thu thập là 275 mẫu. Phân tổ và cách thức chọn mẫu: + Lượng mẫu kháo sát theo từng loại cây được xác định theo tỷ lệ diện tích từng loại cây công nghiệp dài ngày trong tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh. + Lượng mẫu khảo sát theo chủ thể tham gia liên kết được xác định như sau: Do số lượng các doanh nghiệp, tác nhân trung gian tham gia liên kết còn ít nên thực hiện khảo sát tất cả các doanh nghiệp và tác nhân trung gian này. Lượng mẫu cần khảo sát còn lại sẽ được phân bổ cho các nông hộ. + Các địa phương chọn khảo sát là những khu vực sản xuất cây công nghiệp dài ngày chính của tỉnh. + Mẫu khảo sát được chọn ngẫu nhiên tại các khu vực có sản xuất cà phê, hồ tiêu, điều vào cao su. c. Phương pháp phỏng vấn sâu Số liệu sơ cấp dự kiến được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu là một phần số liệu phản ánh thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. - Cách thức thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nông hộ, tác nhân trung gian có liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk. 4.2.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: + Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng để: 1) tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố ở chương 1; 2) tổng hợp một số cơ sở lý luận và lý thuyết cơ bản, kinh nghiệm thực tiễn ở chương 2; 3) tổng hợp và phân tích tình hình thực trạng ở chương 3; 4) tổng hợp các căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn từ chương 2 và 3 để đề xuất các giải pháp ở chương 4. + Phương pháp tổng hợp số liệu: Dựa trên các số liệu thu thập được từ tài liệu thứ cấp, từ các bảng hỏi và phỏng vấn sâu, phương pháp này 5
  8. được sử dụng để tổng hợp các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng báo cáo. Phần mềm sử dụng là Microsoft Office. + Phương pháp phân tích số liệu: Bao gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh.  Phương pháp thống kê mô tả: Thông qua các chỉ tiêu, thông tin tổng hợp được từ số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp này được dùng để: 1) Mô tả một phần nội dung đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk ở chương 3; 2) Mô tả một phần nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở chương 3...  Phương pháp thống kê so sánh: Thông qua các chỉ tiêu và thông tin tổng hợp được từ số liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để phản ánh sự khác biệt về thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ giữa các loại cây công nghiệp dài ngày, giữa các hình thức và mô hình liên kết kinh tế ở chương 3. 5. Dự kiến những kết quả nghiên cứu cần đạt được Những kết quả nghiên cứu đề tài dự kiến cần đạt được gồm: - Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày, xây dựng được khung phân tích của luận án. - Qua phân tích, đánh giá thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2014-2018, chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk để làm cơ sở cụ thể hóa hơn các đề xuất giải pháp cơ chế chính sách có căn cứ khoa học và thực tiễn. - Các quan điểm, định hướng, các giải pháp đề xuất thúc đẩy phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 có căn cứ khoa học và giá trị thực tiễn. 6
  9. Các kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong nghiên cứu, hoạch định và triển khai chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức nghiên cứu và đào tạo liên quan đến chủ đề của luận án. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu của luận án bao gồm các phần chính như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Chương 3. Thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 4. Quan điểm, định hướng, giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 7
  10. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đã có một lịch sử phát triển lâu dài, chính vì vậy đã có rất nhiều quan điểm, kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề này được đưa ra và thực hiện. Về mặt lý luận và thực tiễn, các nghiên cứu liên quan đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh về LKKT giữa doanh nghiệp và nông hộ. Từ vấn đề quản lý Nhà nước về hoạt động liên kết, cam kết trong liên kết, vai trò của hoạt động liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết, cho đến các giải pháp để cải thiện hoạt động liên kết. Bên cạnh đó, chúng ta thấy được rằng, những lý luận, kết quả nghiên cứu liên quan đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ được đánh giá cao, được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều nghiên cứu là: 1). Có 4 mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ gồm: mô hình trang trại hạt nhân, mô hình tập trung, mô hình trung gian, mô hình không chính thức; 2). Khi thực hiện liên kết sẽ có các cam kết như: thời hạn hợp đồng, yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng của người mua, hạn ngạch sản xuất của nông dân, yêu cầu tập quán canh tác của nông dân của doanh nghiệp, tổ chức giao hàng, cách thức xác định giá, cải tạo tín dụng, bảo hiểm; 3). Hoạt động liên kết sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực cho nông hộ, doanh nghiệp tham gia liên kết; 4). Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết gồm: đặc điểm nông hộ, đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm nông sản, lựa chọn liên kết, yếu tố nhà nước… Những điểm luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu có liên quan: Kế thừa cách phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, nội dung tổ chức thực hiện liên kết, cách đánh giá hiệu quả liên kết kinh tế, nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế của các nghiên cứu đã được công bố để xây dựng, tổng hợp các nội dung của luận án như: Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày; Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày; Hiệu quả và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày; Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày; Kinh 8
  11. nghiệm quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày và bài học kinh nghiệm gợi mở cho tỉnh Đắk Lắk. - Khoảng trống nghiên cứu của đề tài: + Chưa phân loại liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày theo 7 hình thức của Nghị định 98/2018/NĐ-CP. + Chưa chỉ rõ yếu tố ảnh hưởng nào là điều kiện để hình thành liên kết, yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện liên kết. + Chủ đề nghiên cứu “Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là chủ đề mới, chưa được thực hiện nghiên cứu trước đây. 9
  12. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY 2.1. Khái niệm và đặc trưng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a. Khái niệm Khái niệm cây công nghiệp dài ngày: Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT (2016), cây công nghiệp dài ngày được định nghĩa là loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu. Khái niệm liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là quá trình tạo lập và phối hợp thực hiện các cam kết giữa hai hay nhiều chủ thể kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của các chủ thể kinh tế tham gia, trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và trong khuôn khổ pháp luật. Khái niệm liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày: liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là sự phối hợp hoạt động hoặc có kèm theo sự hỗ trợ (vật tư, kỹ thuật, máy móc…) trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày giữa doanh nghiệp và nông hộ, một số trường hợp có thêm chủ thể trung gian, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của các bên tham gia liên kết trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và trong khuôn khổ pháp luật. b. Đặc trưng Các đặc trưng của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày gồm: Liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày bao gồm liên kết dọc (liên kết giữa các chủ thể ở các khâu sản xuất khác nhau), liên kết ngang (liên kết giữa các chủ thể trong cùng một khâu sản xuất) và liên kết hỗn hợp. Trong 3 dạng liên kết kinh tế ở trên, thì liên kết 10
  13. kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày thuộc dạng liên kết thứ 1 là liên kết dọc. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày không đồng nhất với thuật ngữ “hợp đồng nông sản bằng văn bản”. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày có thể được thực hiện theo hình thức hợp đồng văn bản những nó cũng có thể được thực hiện khi không có sự hiện diện của hợp đồng văn bản. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ nhấn mạnh đến sự phối hợp, cách thức bù đắp sự thiếu hụt nguồn lực và sự hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp và nông hộ để cùng phát triển… Nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận thị trường và quy trình kỹ thuật sản xuất của nông hộ còn nhiều hạn chế, thông qua liên kết với doanh nghiệp, nông hộ có thể có các giải pháp về vốn để phục vụ quá trình sản xuất – kinh doanh, tiêu dùng của họ, doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông hộ trong vấn đề tiếp cận thị trường và tập huấn, chuyển giao công nghệ, cải thiện quy trình sản xuất tiến bộ cho nông hộ. Doanh nghiệp cần nguyên liệu là nông sản chất lượng cao đảm bảo cho hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa nông sản đã chế biến theo chuẩn thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, thông qua liên kết với nông hộ, họ có thể có được nguồn nguyên liệu như mong muốn. 2.2. Nội dung nghiên cứu liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a. Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Quy mô liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. Hình thức liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. Mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. b. Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Chủ thể và vai trò của họ khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. 11
  14. Vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày. c. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Động lực của doanh nghiệp. Động lực của nông hộ. d. Tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Lựa chọn vùng liên kết. Tuyên truyền vận động. Lựa chọn đối tác liên kết. Xây dựng nội dung cam kết. Thực hiện nội dung cam kết. Xử lý rủi ro (xử lý phát sinh mới). Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện liên kết cần phải xác định cơ chế chia sẽ lợi ích của doanh nghiệp - nông hộ và xem xét tính bền vững của liên kết. e. Hiệu quả và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày a. Các yếu tố khách quan Cơ chế chính sách của Nhà nước (cấp Trung ương). Vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Yếu tố thị trường. Vai trò của các chủ thể trung gian (ngân hàng, hiệp hội ngành nghề, HTX và tổ hợp tác, đại lý thu mua). Một số yếu tố khách quan khác: + Sự phát triển khoa học – công nghệ. + Hệ thống cơ sở hạ tầng . + Phong tục tập quán. + Quy mô, trình độ sản xuất nông sản và lợi thế sản xuất nông nghiệp của địa phương. 12
  15. b. Các yếu tố chủ quan Nhu cầu liên kết, nhận thức và năng lực thực hiện liên kết của doanh nghiệp: + Nhu cầu liên kết của doanh nghiệp: + Nhận thức và năng lực thực hiện liên kết của doanh nghiệp. Nhu cầu liên kết, mức độ và năng lực thực hiện liên kết của hộ: + Nhu cầu liên kết của nông hộ. + Nhận thức và năng lực thực hiện liên kết của hộ. Các yếu tố chủ quan khác: + Chất lượng các điều khoản hợp đồng cam kết. + Tuân thủ các cam kết . 2.4. Bài học kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày Liên kết trực tiếp với nhà máy chế biến sẽ giúp nông hộ không phải chia sẻ lợi ích với khâu trung gian (thương lái), từ đó góp phần nâng cao thu nhập. Ngoài ra, nhờ liên kết trực tiếp với nhà máy chế biến, nông dân sẽ giảm sự phụ thuộc vào hệ thống thương lái trong quá trình tiêu thụ nông sản (Quảng Trị). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ có sự khác biệt giữa các đối tượng sản xuất nông nghiệp. Cùng một điều kiện như nhau nhưng kết quả liên kết kinh tế sẽ không giống nhau giữa các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau (Hoa Kỳ). Việc áp dụng các quy trình sản xuất bền vững từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng và giá bán nông sản là nhân tố có vai trò quan trọng đến sự thành công của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ (Bình Phước). Việc thành lập các tổ chức nông dân, hiệp hội ngành nghề sẽ giúp tăng cường vị thế và khả năng thương lượng của nông dân trong quá trình liên kết kinh tế với doanh nghiệp, đây là nhân tố quan trọng bảo đảm lợi ích của nông dân trong quá trình tham gia liên kết (Thái Lan). Sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, sự hình thành và phát triển của các tập đoàn bán lẻ, sự mở rộng quy mô các trang trại và nhà máy chế biến sẽ tạo ra động lực thúc đẩy liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ, đặc biệt là liên kết theo hình thức hợp đồng (Hoa 13
  16. Kỳ). Sự biến động giá cả nông sản là một thách thức lớn trong quá trình tạo lập và thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân (Sơn La, Hoa Kỳ). Các chính sách hỗ trợ hợp lý của các cơ quan nhà nước là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của liên kết. Việc xây dựng một cơ quan quản lý có quyền lực thực sự, xây dựng chiến lược liên kết phù hợp, xây dựng cơ chế phân phối lợi ích công bằng, điều tiết diện tích sản xuất hay tham gia giám sát quá trình liên kết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững của liên kết. Ngược lại, những tác động không hợp lý của cơ quan nhà nước sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động này (Thái Lan). . Hiểu biết đầy đủ thông tin liên quan đến quá trình liên kết; giữ chữ tín, nghiêm túc thực hiện đúng các cam kết sẽ là những nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công của liên kết (Sơn La, Bình Phước). 14
  17. 2.5. Khung phân tích của luận án Sơ đồ 2.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu 15
  18. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ NÔNG HỘ TRONG SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk a. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Đắk Lắk thuộc khu vực Tây Nguyên với nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước để phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều... Thách thức lớn nhất do điều kiện tự nhiện tạo ra đối với hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắ k là mùa khô ở đây thường kéo dài và điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nước để cung cấp cho cây vào mùa khô, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. b. Điều kiện kinh tế - xã hội So với một số tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên, hệ thống cơ sở hạ tầng của Đắk Lắk cũng tương đối phát triển, tuy nhiên cũng còn yếu so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước. Hệ thống giao thông tại tỉnh Đắk Lắk gồm đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Hệ thống điện ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống bưu chính, viễn thông của Đắk Lắk đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành nhiều trung tâm thương mại mua - bán, trao đổi hàng hóa nông – lâm sản từ tỉnh đến huyện, xã, phường. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có hệ thống thủy lợi khá phát triển trong vùng Tây Nguyên. Dân số tỉnh Đắk Lắk khoảng 1.833.698 người với 48 dân tộc Anh, Em sinh sống và tỷ lệ lực lượng lao động/ tổng dân số đạt khoảng 60%. Đắk Lắk là một trong những tỉnh có rất nhiều phong tục tập quán khác nhau và rất dang dạng về văn hóa. c. Tình hình sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh Đắk Lắk năm 2018 là 324.859 ha. Mặc dù, sản xuất cây công nghiệp dài ngày chỉ là một phân ngành nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên đối với tỉnh Đắk Lắk, 16
  19. sản xuất cây công nghiệp dài ngày có một vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày đã chiếm tới 51,38% tổng diện tích đất ngành nông nghiệp của tỉnh, cũng như đóng góp gần 50% vào tổng giá trị sản xuất của ngành. Các loại cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk gồm cà phê, cao su, hồ tiêu và điều, trong đó cà phê là cây được trồng phổ biến nhất. Diện tích các cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk tương đối ổn định và năng suất có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. 3.2. Tình hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk a. Quy mô, hình thức và mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ là hoạt động tương đối phổ biến trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Đắk Lắk. Diện tích cà phê, hồ tiêu, điều, cao su có liên kết kinh tế là 224.925 ha, chiếm 74,59% tổng diện tích cà phê, hồ tiêu, điều, cao su toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2014-2018, quy mô diện tích liên kết của các cây công nghiệp dài ngày của Đắk Lắk có xu hướng được mở rộng theo thời gian, tuy nhiên sự mở rộng này là không lớn, bình quân mỗi năm, diện tích liên kết chỉ tăng 2,2%. Liên kết kinh tế trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày là hoạt động khá phổ biến tuy nhiên, liên kết được thực hiện bằng hình thức hợp đồng văn bản lại còn khá khiêm tốn. Liên kết kinh tế có hợp đồng văn bản trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk chỉ chiếm 10,61% tổng số liên kết kinh tế. Theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất nông nghiệp có 7 hình thức. Trong 7 hình thức ở trên, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk xuất hiện 4 hình thức là: Hình thức 1. Cung ứng – Sản xuất – Thu hoạch – Chế biến – Tiêu thụ; Hình thức 2: Cung ứng – Tiêu thụ; Hình thức 4: Cung ứng – Sản xuất – Thu hoạch – Tiêu thụ; Hình thức 5: Sản xuất – Thu hoạch – Chế biến – Tiêu thụ. 17
  20. Trong đó, hình thức liên kết thứ 2 là hình thức liên kết phổ biến nhất, chiếm tới 80,65% tổng diện tích có liên kết. Eaton và cộng sự (2001) cho rằng, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ được thực hiện theo 4 mô hình là: mô hình tập trung, mô hình trang trại hạt nhân, mô hình trung gian và mô hình phi chính thức. Và liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắk Lắk đều xuất hiện cả 4 mô hình này, trong đó, mô hình phi chính thức là mô hình liên kết phổ biến nhất. b. Vai trò và vị thế của các chủ thể trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chủ thể kinh tế trong liên kết kinh tế đối với hoạt động sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắk Lắk gồm: Doanh nghiệp, nông hộ và hợp tác xã – tổ hợp tác. Các chủ thể tham gia liên kết đều có những vai trò riêng đối với quá trình liên kết. Doanh nghiệp sẽ có vai trò là tiêu thụ nông sản, chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung ứng, cho vay, hỗ trợ vật tư…. Trong khi đó, nông hộ sẽ có vai trò là tác nhân chính thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp và cung ứng nông sản cho doanh nghiệp... Trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ đối với sản xuất cây công nghiệp dài ngày ở Đắk Lắk, doanh nghiệp là chủ thể có vị thế tốt hơn nông hộ. Trong mối quan hệ liên kết này, doanh nghiệp thường là người quyết định để nội dung của quá trình liên kết, nông hộ chỉ tham gia và tuân theo các đề xuất mà doanh nghiệp đưa ra. c. Động lực của các chủ thể khi tham gia liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nông hộ trong sản xuất cây công nghiệp dài ngày trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đối với các doanh nghiệp, động lực chính để họ tham gia liên kết là có được nguồn nguyên nguyên liệu chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn đầu vào của họ và đảm bảo sự ổn định nguồn nguyên liệu; Mở rộng thị trường tiêu thụ vật tư nông nghiệp; Xây dựng và phát triển thương hiệu hay là thực hiện chính sách của nhà nước. Đối với nông hộ, động lực chính để họ tham gia liên kết là nhằm tiêu thụ nông sản ổn định và bán nông sản với giá cao hơn để tăng thu nhập; Có đất để thực hiện sản xuất; Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn đầu tư từ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0