intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực: nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực: nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An" nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực: nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NĂNG HÙNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NGHỆ AN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGHỆ AN, NĂM 2024
  2. Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG 2. PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG XUÂN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Vinh Vào hồi….. giờ….. ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại Trung tâm Thư viện Nguyễn Thúc Hào Trường Đại học Vinh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm nông nghiệp chủ lực nói riêng đang là giải pháp tối ưu tỉnh Nghệ An hướng tới để hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Mặc dù là một tỉnh lớn có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, tuy nhiên Nghệ An vẫn là một tỉnh có nền nông nghiệp có trình độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Sản phẩm của ngành nông nghiệp Nghệ An tương đối đa dạng. Nghệ An cũng xác định 7 sản phẩm và nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, gồm: lúa gạo, cây nguyên liệu phục vụ chế biến (mía, chè), sản phẩm trái cây (cam, dứa), thịt các loại (thịt lợn, thịt gia cầm), sữa tươi, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thuỷ sản (tôm, cá). Trong thời gian tới, Nghệ An cần có những giải pháp để nâng cao giá trị ngành nông nghiệp bằng tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó ngành nông nghiệp của tỉnh cần tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm khai thác những tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Sự liên kết giữa trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn hạn chế dẫn đến tình trạng các phát triển các sản phẩm nông nghiệp không đồng bộ, thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau và không bền vững. Các mối liên kết vi mô giữa người nông dân nhau, giữa người nông dân với người thu gom sản phẩm, cơ sở chế biến, người tiêu thụ, với doanh nghiệp, ngân hàng… cũng rất lỏng lẻo. Thiếu các chính sách đột phá nhằm khuyến khích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại Nghệ An. Do đó việc có thêm những chính sách mới với quy định cụ thể nhằm khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực là hết sức cần thiết, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ngành nông nghiệp hiện nay của tỉnh Nghệ An. Từ những nhận định trên, việc nghiên cứu thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân Nghệ An. Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực: nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án + Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; (2) Làm rõ thực trạng, thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (4) Đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh; + Phạm vi nghiên cứu: 1) Về nội dung: Tập trung vào mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, bao gồm: (1) Cấu trúc liên kết; (2) Tổ chức vận hành liên kết; và (3) Kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết. Các liên kết gồm: Hộ gia đình, DN, Nhà nước, tổ chức xã hội và tổ chức nghiên cứu, trong đó trọng tâm là hộ gia đình và doanh nghiệp. (2) Về không gian: trên địa bàn tỉnh Nghệ An. (3) Về thời gian: Từ 2017 - 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
  4. 2 4.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4.1.2. Phương pháp phân tích hệ thống 4.1.3. Phương pháp chuyên gia 4.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 4.1.5. Thảo luận nhóm 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả 4.2.2. Phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng Điều kiện tự nhiên Nhóm nhân Môi trường kinh tế - xã hội tố khách quan Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nhận thức của các chủ thể nông nghiệp chủ lực tham gia Trình độ phát triển khoa học công nghệ Nhóm nhân tố chủ quan Cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực Hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực Hình 1.1. Khung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất của tác giả 4.3. Phương pháp thu thập số liệu Cơ cấu mẫu dành cho thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cụ thể hóa như sau: Bảng 1.1: Cơ cấu mẫu dành chi thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Phỏng vấn sâu Số Số Đơn vị tham gia Cá nhân tham gia lượng lượng - Sở Nông nghiệp và PTNT - Phó giám đốc Sở Cấp tỉnh: - Chi cục Trồng trọt và Phát - Chi cục trưởng triển nông thôn tỉnh 04 - Phó chi cục trưởng 05 - Trung tâm Khuyến nông tỉnh - Giám đốc trung tâm Cấp huyện: - Phòng Nông nghiệp và Phát - Trưởng phòng - Quỳ Hợp triển nông thôn huyện 12 - Phó trưởng phòng 09 - Yên Thành - Trạm Khuyến nông huyện - Trạm trưởng - Diễn Châu - Hội Phụ nữ huyện
  5. 3 - Hội Nông Dân huyện Cấp xã - UBND xã - Phó chủ tịch UBND xã - Nhóm người dân - Trưởng thôn 160 24 - Người dân - Giám đốc doanh nghiệp Tổng cộng 174 38 Bảng 1.2 Phân bố của mẫu điều tra nghiên cứu Số lượng Số lượng Dự kiến mẫu dùng Tỷ lệ TT Đơn vị điều tra mẫu thu điều tra trong phân (%) về tích 1 Cá nhân/hộ gia đình/HTX 200 185 156 28,73 2 Doanh nghiệp 200 181 162 29,83 3 Cơ quan nhà nước 200 182 159 29,28 Các tổ chức xã hội (tổ chức tín dụng, 4 100 72 66 12,15 tổ hợp tác,...) Tổng 700 620 543 100 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, nghiên cứu của tác giả
  6. 4 HỘ NÔNG DÂN Đặc điểm của hộ Đặc điểm của thị ND và DN trường tiêu thụ LK CẤU TRÚC LK (S): TÌNH - Tác nhân tham gia liên kết và đặc điểm của các tác nhân HÌNH - Cấu trúc kênh phân phối và tỷ lệ sản lượng NS luân chuyển trong kênh - Rào cản gia nhập liên kết TÌNH SẢN HÌNH Đặc XUẤT TIÊU Thể chế tổ chức, chính điểm của NÔNG THỤ sách của loại SẢN NÔNG TỔ CHỨC VẬN HÀNH LK (C): Nhà nước và nông sản CHỦ SẢN địa phương LỰC - Mục đích LK CHỦ chủ lực - Mô hình LK LỰC - Hình thức và nội dung LK - Quản trị thực hiện LK KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ LK (P): - Kết quả LK - Hiệu quả LK (Kinh tế - xã hội – môi trường) Hệ thống cơ sở Cam kết tham gia LK trong SX và tiêu thụ nông sản và hạ tầng tiếp cận thị trường DOANH NGHIỆP Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa chủ thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở tỉnh Nghệ An Sơ đồ 1.1. Khung phân tích liên kết giữa trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở tỉnh Nghệ An Nguồn: Tác giả đề xuất (2022)
  7. 5 5. Đóng góp mới của luận án Luận án có một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau: Thứ nhất về mặt lý luận: Luận án làm rõ cơ sở lý luận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên quy mô cấp tỉnh gồm: Liên kết chính sách giữa các chính quyền các cấp; Liên kết giữa các hộ nông dân với khác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Liên kết giữa các hộ nông dân với nhau trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp; Liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp và ngân hàng; Liên kết nông dân với các tổ chức xã hội; Liên kết nông dân với các tổ chức khoa học công nghệ). Luận án nhìn nhận và xem xét liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp một cách đồng bộ, đồng thời cả về cơ cấu, thể chế, môi trường, bối cảnh, coi thể chế thị trường là một giải pháp đột phá đẩy mạnh hơn nữa chính sách phát triển nông nghiệp đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao, vai trò của doanh nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị... Thứ hai về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích lý luận và kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và một số tỉnh thành ở Việt Nam nghiên cứu sinh giải bài toán mang tính quy luật đó trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong bối cảnh mới. Dựa trên phân tích tiềm năng, lợi thế của tỉnh Nghệ An luận án tập trung phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, làm rõ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những nhân tố quyết định...và các vấn đề đặt ra cần giải quyết từ đó xây dựng quan điểm, đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. 6. Kết cấu của luận án Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực Chương 3. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2022 Chương 4. Quan điểm, định hướng và một số giải pháp thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2030 và tầm nhìn 2045. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP 1.1. Các nghiên cứu có liên quan ở nước ngoài 1.1.1 Các nghiên cứu về khái niệm và cách tiếp cận về liên kết 1.1.2 Các nghiên cứu về liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm 1.1.3. Các nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp 1.2. Các nghiên cứu có liên quan ở trong nước 1.2.1 Các nghiên cứu về khái niệm và cách tiếp cận về liên kết 1.2.2. Các nghiên cứu liên kết phát triển vùng 1.2.3. Các nghiên cứu về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 1.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu và một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đã cung cấp một cách có hệ thống lý luận và thực tiễn, khái niệm về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói riêng tuy nhiên khái niệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì chưa có công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống và toàn diện. Các nghiên cứu dù bất cứ góc độ nào cũng mới chỉ dừng lại ở việc quan tâm tới tính chất liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người SX và DN (trường hợp cụ thể); liên kết kinh tế giữa các HND với các DN nhà nước; Liên kết bốn nhà trong SX và TT nông sản. Một số khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây có thể được kể đến như: Thứ nhất, mặc dù các nghiên cứu phân tích khá sâu liên kết kinh tế giữa HND và DN, song mới chỉ tiếp cận xem liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế, một mô hình liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông sản với ND hoặc tiếp cận theo quá trình kinh doanh. Do đó, chưa có khung phân tích nghiên cứu về
  8. 6 liên kết giữa HND và DN trong SX và TT cho các nông sản chủ lực của một địa phương cụ thể. Thứ hai, Nghệ An được coi là một tỉnh nông nghiệp, nơi cung ứng nông sản hàng hóa cao, phong phú và có những yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc nghiên cứu về liên kết giữa ND và DN trong SX và TT sản phẩm nông nghiệp chủ lực là điều hết sức cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ liên kết chính sách giữa các chính quyền các cấp; Liên kết giữa các hộ nông dân với khác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Liên kết giữa các hộ nông dân với nhau trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp; Liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp và ngân hàng; Liên kết nông dân với các tổ chức xã hội; Liên kết nông dân với các tổ chức khoa học công nghệ) đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An gồm: 7 sản phẩm và nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, gồm: lúa gạo, cây nguyên liệu phục vụ chế biến (mía, chè), sản phẩm trái cây (cam, dứa), thịt các loại (thịt lợn, thịt gia cầm), sữa tươi, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thuỷ sản (tôm, cá). Thứ ba, liên kết chủ thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên thực tiễn của tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn cả về lý luận, nhận thức, mô hình và giải pháp thực hiện, chưa dựa trên những luận cứ khoa học trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng điều kiện đặc thù của tỉnh Nghệ An trong mối quan hệ phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ trong bối cảnh mới. Do vậy từ thực tiễn lẫn lý luận rất cần có một nghiên cứu có hệ thống và trực tiếp nhằm đề ra những giải pháp hữu hiệu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả tiếp tục kế thừa những thành quả nghiên cứu của các Nhà khoa học đi trước, chắt lọc những kinh nghiệm, quan điểm mới với mong muốn đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp...nhằm thúc đẩy liên kết chủ thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tới. Tóm tắt chương 1 Chương 1, tập trung tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến chủ đề nghiên cứu để làm rõ những vấn đề, khoảng trống nghiên cứu từ đó đưa ra mục tiêu và nhiệm vụ quá trình nghiên cứu tiếp cận về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Để triển khai nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận như phương pháp định tính, phương pháp định lượng để có cơ sở và minh chứng cho những vấn đề đặt ra cũng như khuyến nghị góp phần hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại Nghệ An. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Liên kết kinh tế Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác ở trình độ cao của con người trong SX kinh doanh, bao gồm các hoạt động hợp tác và phối hợp giữa kinh tế độc lập, tự chủ dựa trên nguyên tắc tự nguyện để thúc đẩy phát triển SX và kinh doanh theo khuôn khổ luật pháp Nhà nước. Mục tiêu là tạo nên mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng và/hoặc các quy tắc kinh tế để khai thác tiềm năng của các bên tham gia bảo vệ lợi ích lẫn nhau hoặc cùng nhau tạo ra một thị trường chung. 2.1.2. Vai trò của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Thứ nhất, góp phần đảm bảo tham gia cùng có lợi trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thứ hai, tăng tính tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của tham gia liên kết. Thứ ba, góp phần làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông sản Thứ tư, góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế 2.1.3. Nguyên tắc của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Một là, tự nguyện và cam kết tham gia: Hai là, các bên liên quan phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở pháp lý thông qua các kế hoạch hành động được xác định trước. Ba là, chia sẻ lợi ích và rủi ro: 2.1.4. Cơ sở của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 2.1.4.1. Lợi thế so sánh địa phương/vùng 2.1.4.2. Lợi thế cạnh tranh địa phương/vùng 2.1.4.3. Lợi thế nhờ quy mô và sự phân biệt hóa sản phẩm 2.1.4.4. Chi phí giao dịch và các mạng lưới
  9. 7 2.1.4.5. Chuỗi giá trị và phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị nông sản Chuỗi giá trị nông sản có thể được khái quát hóa bằng sơ đồ dưới đây: Hộ GĐ/DN sản xuất nông sản  Siêu thị DN chế  Cửa hàng Hộ GĐ/DN cho chế biến biến thực cung cấp đầu vào: phẩm - Giống  Nhà nhập - Phân bón - Thuốc Hộ GĐ/DN khẩu và Người BVTV sản xuất bán buôn tiêu DN xuất - Máy móc nông sản khẩu/Trung  Nhà bán dùng - Dịch vụ cho tiêu gian lẻ nông nghiệp dùng (thủy lợi, kỹ thuật,…) DN sản xuất và xuất khẩu nông sản Hình 2.1. Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp (Nguồn: Tham khảo từ Fernandez-Stark et al., 2011). 2.1.5. Các mô hình liên kết trong phát triển sản phẩm nông nghiệp 2.1.5.1. Liên kết giữa quản lý (liên kết chính sách) (1) Liên kết về kinh tế (2) Liên kết về mặt xã hội (3) Liên kết trên khía cạnh môi trường Địa Địa phương 2 Liên kết ngoại phương 1 vùng Địa phương 3 Chiến lược phát triển Ban điều hành chung kinh tế - xã hội của các địa phương Quy Quy hoạch phát triển hoạch Kinh Xã hội MT nông nghiệp phát triển tế quốc gia và vùng các cơ chế quốc gia chính sách khác Các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và cá nhân Hình 2.2. Liên kết quản lý vĩ mô trong phát triển nông nghiệp vùng/địa phương
  10. 8 2.1.5.2 Liên kết giữa vi mô Các cơ quan nhà Trường học, viện Tổ chức xã hội, Các tổ chức khác nước nghiên cứu hiệp hội Cá nhân, Cá nhân, Cá nhân, Người tiêu hộ gia hộ gia hộ gia dùng đình, DN đình, DN đình, DN Các nhân tố sản xuất Các thị trường ngoại vùng ngoại vùng (vùng khác, (vùng khác, xuất khẩu) nhập khẩu) Hình 2.3. Liên kết vùng trong nông nghiệp giữa vi mô Bảng 2.2. Các liên kết ngang và dọc giữa các doanh nghiệp/hộ gia đình trong nông nghiệp Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp/hộ gia đình Hình thức Liên kết dọc Liên kết ngang Liên kết ngược Liên kết xuôi Giao dịch Mua đầu vào (giống, Bán đầu ra cho tiêu thụ trực Mua và bán hàng thuần túy thị phân bón, thuốc bảo vệ tiếp và chế biến/xuất khẩu hóa/dịch vụ nông nghiệp trường thực vật,…) Các hợp đồng miệng; hợp Các hợp đồng miệng; bán một Hợp đồng mua bán hàng Liên kết đồng mua một lần hoặc lần hoặc hợp đồng bán không hóa một lần hoặc không ngắn hạn hợp đồng mua không thường xuyên thường xuyên thường xuyên Hợp đồng dài hạn với nhà Hợp đồng đầu vào dài hạn; phân phối hoặc quan hệ giao Dự án hợp tác giữa các hợp đồng phụ sản xuất các hàng thường xuyên với người doanh nghiệp cạnh tranh Liên kết dài sản phẩm trung gian hoặc tiêu dùng cuối cùng; hợp đồng trên các khía cạnh vốn, hạn cuối cùng; trợ giúp về tín dài hạn cung cấp sản phẩm lao động, kỹ thuật, dụng, đào tạo lao động, kỹ trung gian; trợ giúp về tín chuyển giao công thuật, công nghệ,... dụng, đào tạo lao động, kỹ nghệ,... thuật, công nghệ,... Liên doanh với các doanh nghiệp cạnh tranh; thiết Liên doanh với nhà cung Liên doanh với nhà phân phối lập doanh nghiệp mới Quan hệ cổ cấp; thiết lập các doanh hoặc người tiêu dùng cuối cùng ngành; hình thành phần nghiệp mới cung ứng đầu cùng ; thiết lập mạng lưới phân mạng lưới cùng sản xuất vào phối mới các chi tiết của một loại sản phẩm - Hiệu ứng ‘bắt chước’ đối với các doanh nghiệp không liên quan: Các hiệu  Lan tỏa về chu trình sản xuất, kỹ thuật canh tác ứng lan tỏa  Lan tỏa về bảo quản, thiết kế sản phẩm
  11. 9 Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp/hộ gia đình Hình thức Liên kết dọc Liên kết ngang Liên kết ngược Liên kết xuôi  Lan tỏa về kỹ năng (lao động và quản lý) - Hiệu ứng do di chuyển lao động qua đào tạo - Hiệu ứng mang tính tiền tệ (tính ngoại sinh tiền tệ) Nguồn: Tham khảo, chỉnh sửa và bổ sung từ UNCTAD (2001) 2.1.6. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các đặc trưng 2.1.6.1. Khái niệm sản phẩm nông nghiệp chủ lực Sản phẩm nông nghiệp chủ lực là những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp; có tỷ lệ giá trị gia tăng cao; có vị trí chi phối và ảnh hưởng đến sự phát triển đối với các sản phẩm, ngành nghề khác; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước; đồng thời nó còn có thể là sản phẩm thể hiện tính đặc thù riêng, mang ý nghĩa văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ. 2.6.1.2. Đặc trưng cơ bản của sản phẩm nông nghiệp chủ lực Từ khái niệm như đã trình bày ở phần trên, có thể rút ra 06 đặc trưng cơ bản của sản phẩm nông nghiệp chủ lực như sau: (1) Có quy mô chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp và tính đồng nhất cao; (2) Có giá trị gia tăng lớn; năng lực cạnh tranh trên thị trường; (3) Có sức lan tỏa, lôi kéo các sản phẩm, ngành nghề khác; (4) Mang tính đặc thù của quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ; (5) Tạo động lực thúc đẩy khai thác một cách có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động và những lợi thế riêng. (6) Sản phẩm nông nghiệp có tính an toàn và thân thiện với môi trường. 2.6.1.3. Quan điểm, tiêu chí, phương pháp lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực * Quan điểm lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực * Tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực 2.2.1. Nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực Trên cơ sở đó, khi phân tích liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực ở tỉnh Nghệ An, tác giả tập trung vào ba nội dung chính thể hiện rõ cách tiếp cận nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu về thực trạng LK dựa trên mô hình SCP, bao gồm: (1) Cấu trúc LK; (2) Tổ chức vận hành LK; và (3) Kết quả và hiệu quả thực hiện LK. Cụ thể: 2.2.1.1. Cấu trúc liên kết 2.2.1.2. Tổ chức vận hành liên kết 2.2.1.3. Kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực 2.2.2.1. Nhóm nhân tố bên trong a. Các yếu tố thuộc về nguồn lực của hộ nông dân * Nguồn nhân lực trong hộ * Nguồn vốn xã hội * Nguồn vốn tự nhiên * Nguồn vốn vật chất * Nguồn vốn tài chính b. Các yếu tố thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ c. Đặc điểm của nông sản nguyên liệu 2.2.2.2. Nhóm nhân tố bên ngoài a. Thể chế, chính sách của Nhà nước, địa phương b. Hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương c. Tổ chức chính trị xã hội địa phương d. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ nông sản e. Cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường tiêu thụ 2.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước về liên kết phát triển một số sản phẩm nông nghiệp
  12. 10 2.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về liên kết phát triển một số sản phẩm nông nghiệp * Thành phố Hà Nội * Tỉnh Sơn La * Tỉnh Bạc Liêu 2.3.2. Bài học cho tỉnh Nghệ An Một là, một trong những bài học kinh nghiệm trong liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho nông dân trong thời gian qua là muốn đạt hiệu quả cao và bền vững thì bắt buộc phải triển khai sản xuất tập trung quy mô lớn (hình thành nhiều cánh đồng sản xuất lớn kết hợp đầu tư ô đê bao khép kín, được cấp mã số vùng trồng cụ thể) gắn với liên kết, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị ngành hàng. Kết hợp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, trong đó bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển. Hai là, hình thức liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi hoàn thiện, khép kín. Ba là, trong nhiều trường hợp, cần phải tổ chức nông dân thành các nhóm hoặc làm việc với các nhóm, hiệp hội hoặc hợp tác xã hiện có để cung cấp cho thị trường và điều này cũng áp dụng cho các liên kết đến thị trường xuất khẩu. Bốn là, niềm tin là cần thiết cho việc xây dựng và duy trì liên kết giữa các chủ thể. Năm là, ngoài sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân trong liên kết nông sản, chính phủ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Sáu là, Nhà nước cần thừa nhận bản chất đa dạng của các hình thức hợp tác LK của HND. Bảy là, Nhà nước không nên chỉ tập trung vào phát triển HTX mà cần tạo môi trường phát triển cho tổ hợp tác, tăng cường khả năng tiếp cận chính sách của các tổ hợp tác và các LK tổ nhóm tự chủ với tư cách là tổ chức kinh tế hợp tác phù hợp với nhu cầu, trình độ, điều kiện, tập quán của HND SX nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Tóm tắt chương 2 Các liên kết giữa trong sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và đan xen. Mối liên kết đó có thể là giữa các cấp chính quyền nhằm phối hợp trong quản lý và hoạch định các chính sách đồng bộ nhằm thực hiện các mục tiêu chung. Ở góc độ khác, các mối liên kết cũng có thể là giữa các hộ gia đình, doanh nghiệp, và tổ chức công và tư nhằm thiết lập các thỏa thuận hướng tới chia sẻ lợi ích cùng phát triển. Nền tảng của các mối liên kết đó là lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của địa phương/vùng; tính kinh tế nhờ quy mô và sự phân biệt hóa sản phẩm; các mạng lưới hợp tác nhằm giảm chi phí giao dịch; và cũng có thể từ việc hình thành chuỗi giá trị sản phẩm thông suốt và phân chia lợi ích trong đó. Mặc dù vậy, với đặc thù của sản phẩm nông nghiệp là có tính mùa vụ và khó bảo quản, vị thế của các bên trong việc phân chia giá trị thường khác nhau, với phần thiệt thòi hơn thường nghiêng về người sản xuất trực tiếp và có quy mô nhỏ lẻ. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2017 - 2022 3.1. Tiềm năng và lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An 3.1.1. Điều kiện và tài nguyên tự nhiên 3.1.2. Điều kiện và tài nguyên xã hội 3.1.3. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ An là các loại sản phẩm nông nghiệp giữ vai trò chủ lực trong chiến lược đầu tư và phát triển ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Nghệ An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Dựa vào hệ thống tiêu chí xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Nghệ An, có thể tính được kết quả của các tiêu chí định lượng, định tính như trong bảng dưới đây. Bảng 3.1. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 -2022 Tiêu chí định lượng Tiêu chí định tính TT Sản phẩm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 I Sản phẩm trồng trọt 1 Sản phẩm cây lương thực - Lúa 14,20 25,66 1,39 Châu lục Rất cao Đặc biệt
  13. 11 Tiêu chí định lượng Tiêu chí định tính TT Sản phẩm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 2 Sản phẩm cây CN ngắn ngày - Mía 2,69 98,18 0,13 Châu lục Trung bình Cao 3 Sản phẩm Rau củ quả 6,50 Nội địa Cao Cao Sản phẩm cây công nghiệp lâu 4 năm - Chè 0,79 100,00 2,49 Toàn cầu Rất cao Đặc biệt 5 Sản phẩm trái cây - Cam 1,49 16,13 Châu lục Cao Đặc biệt - Dứa 0,23 1,11 Nội địa Cao Đặc biệt II Sản phẩm chăn nuôi - Sữa tươi 5,62 100,00 Nội địa Trung bình Cao - Thịt lợn 11,94 58,49 Nội địa Trung bình Đặc biệt - Thịt gia cầm 10,83 Nội địa Trung bình Đặc biệt III Sản phẩm lâm nghiệp - Gỗ 4,19 98,13 47,49 Toàn cầu Rất cao Đặc biệt IV Sản phẩm thủy sản - Cá 10,07 59,63 Nội địa Trung bình Đặc biệt - Tôm 1,85 79,52 4,15 Toàn cầu Trung bình Đặc biệt (Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát của tác giả, 2022) Dựa trên các cơ sở đánh giá tiêu chí lựa chọn sản phẩm nông nghiệp chủ lực, qua phân tích thực trạng các sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2015-2020 và các tiềm năng, dự báo phát triển trong giai đoạn 2021- 2025. Danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đề xuất bao gồm 7 nhóm sản phẩm như sau: (1) Gạo (2) Cây nguyên liệu phục vụ chế biến (Mía, Chè) (3) Sản phẩm trái cây (Cam, Bưởi, Dứa) (4) Thịt các loại (thịt lợn, thịt gia cầm) (5) Sữa tươi (6) Gỗ và sản phẩm từ gỗ (7) Tôm, cá 3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nghệ An * Thuận lợi - Nghệ An có vị trí địa lý rất thuận lợi, đóng vai trò một trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, hội nhập với nền kinh tế cả nước và giao lưu với các nước trong khu vực. - Nguồn tài nguyên đa dạng (đất, rừng, biển, khoáng sản, thủy sản, du lịch tự nhiên và nhân văn, ...) - Nguồn lao động dồi dào, nguồn nhân lực có trình độ tương đối cao. - Hệ thống giao thông đa dạng (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không) kết nối với các địa phương trong và ngoài vùng. * Khó khăn - Điều kiện địa hình chia cắt hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, ... gây khó khăn phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sản xuất nông nghiệp và giao thông vận tải. - Địa bàn rộng, xuất phát điểm kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu vùng xa; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ; xa các cực tăng trưởng của cả nước nên thu hút vốn đầu tư hạn chế. - Thực lực kinh tế của tỉnh chưa mạnh; huy động nguồn lực đầu tư gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhiều dự án trọng điểm không đạt tiến độ đề ra, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và tăng trưởng. - Tốc độ tăng trưởng dân số còn ở mức cao, chênh lệch về trình độ dân trí và điều kiện phát
  14. 12 triển giữa các vùng, miền. - Môi trường sinh thái ở một số nơi xuống cấp, nhất là do khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững. Thiên tai, dịch bệnh gây hậu quả nặng nề đối với quá trình phát triển; thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. 3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.2.1. Cấu trúc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An a. Liên kết giữa quản lý (liên kết chính sách) Để khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, Chính phủ đã ban hành những cơ chế, chính sách liên quan nhằm hướng dẫn, khuyến khích các hình thức sản xuất nông sản hàng hóa; thương mại, buôn bán nông sản theo hợp đồng,... góp phần thúc đẩy, cải thiện mức độ liên kết trong gieo trồng, thu mua, chế biến, sản xuất, phân phối nông sản; từ đó nâng cao giá trị hàng hóa và mức độ bền vững của sản xuất nông nghiệp. b. Liên kết chính sách giữa các chính quyền các cấp Dưới góc độ liên kết giữa trong phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung, có thể chia thành 2 loại, gồm liên kết cấp vĩ mô giữa quản lý (liên kết chính sách) và liên kết vi mô giữa tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. Đối với sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm nông nghiệp chủ lực nói riêng tại tỉnh Nghệ An cũng tương tự. Trong luận án này là làm rõ các mối liên kết cụ thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực thông qua phân tích ở 2 cấp độ vĩ mô và vi mô. Liên kết giữa quản lý thể hiện trong việc phối hợp xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh và các cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hướng tới sự liên kết như hỗ trợ về giống; thuế; cước vận chuyển; hỗ trợ về thông tin thị trường, giá cả; hỗ trợ về pháp lý trong ký kết hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp. Xét trên các chiều cạnh thì liên kết quản lý/ bao gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang, liên kết bên trong mỗi địa phương và liên kết giữa các địa phương trong vùng hoặc liên vùng. Việc xây dựng và thực hiện một chương trình, đề án, quy hoạch của tỉnh, thông thường bao gồm các bước thể hiện sự phối hợp, liên kết dọc và ngang giữa các cơ quan theo ngành dọc và các cơ quan đồng cấp trong việc cùng thực hiện một nhiệm vụ quản lý hành chính, cụ thể gồm: - Một trong những liên kết rõ nét nhất trong việc xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch trong nông nghiệp nói riêng và trong các ngành kinh tế khác trong thể chế tại Việt Nam là liên kết theo ngành dọc từ Trung ương xuống tỉnh, huyện và xã. Tại các tỉnh, căn cứ triển khai các dự án, đề án luôn xuất phát từ các chỉ đạo, chủ trương cấp Trung ương. Dựa trên các căn cứ thực trạng tại địa phương, các tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch cho tỉnh, cụ thể xuống các huyện; và từ huyện sẽ xây dựng các chương trình cụ thể cho các xã. Đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án xây dựng nông thôn mới, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội,.., trong đó có liên quan đến việc đưa ra mục tiêu, quy hoạch cho phát triển từng loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lúa gạo, mía, chè đều được thực hiện theo cách này. Hộp 3.1. Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Về cơ chế phối hợp hiện nay, đối với các sở ban ngành thì chúng tôi cũng phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương,... để phát triển các vùng trồng sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Cũng huy động các nguồn lực từ ban ngành các cấp cùng vào cuộc. Về hỗ trợ và đào tạo, tập huấn, chúng tôi cũng tiến hành thường xuyên, phối hợp với Sở Lao động để hướng dẫn cho người nông dân; phối hợp việc thực hiện những cây trồng và vật nuôi khác tại vùng trồng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Với các địa phương lân cận, chúng tôi cũng có tham khảo và cũng phối hợp mới mấy tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh để mà phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nói chung là cũng tốt. Tuy nhiên nó cũng có cái riêng của mỗi địa phương, đặc thù của từng cây chè ở mỗi địa phương. Sự phối kết hợp cũng có, tuy nhiên mỗi tỉnh là có cơ chế khác nhau. (Thảo luận nhóm tại Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An tháng 10/2023) - Liên kết ngang trong việc xây dựng các thể chế, chính sách các ngành là sự tham gia thảo luận, góp ý để xây dựng chính sách/cơ chế; đồng thời là các ràng buộc về mặt trách nhiệm tham gia quản lý của các cơ quan đồng cấp của địa phương, phụ trách các chuyên ngành có liên quan như ngoài Sở NN&PTNT còn có Sở KHCN, Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở TNMT, Sở Công Thương,.... Hộp 3.2. Việc hợp tác với các địa phương khác tại tỉnh Nghệ An Chương trình hợp tác giữa Nghệ An với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Nghệ An và
  15. 13 Lào Cai thì hiện tại đều có các dự án, ký với nhau và giao cho các sở trong đó có Sở Nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa hai bên về phát triển lĩnh vực nông lâm nghiệp. Thế nhưng nếu nói về chương trình hợp tác giữa các tỉnh thì hiện nay có Lâm Đồng đang làm với Lào Cai về chuyển giao công nghệ cao trên cây rau và cây hoa thì rõ nét nhất; thứ hai là Thanh Hóa, Hà Tĩnh đang có chương trình cùng với ngành nông nghiệp xây dựng xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ đại loại như thế là huyện Nghĩa Đàn cùng với nguồn kinh phí của tỉnh. Còn lại các tỉnh khác thì cũng chỉ giao lưu anh em với nhau thôi. (Thảo luận nhóm tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An tháng 10/2023) Có thể thấy mối liên kết về mặt chính sách quản lý là mối liên kết mang tính trách nhiệm của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp; không dựa trên cơ sở của các lợi ích kinh tế của các bên liên quan và thực tế hiệu quả mang lại vẫn ở một mức độ nhất định. Trên thực tế việc phối hợp, liên kết cùng nhau trong quá trình thực hiện các chính sách trong thực tế công việc vẫn đang tồn tại những bất cập. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chung trong phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, điển hình là việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất. Hộp 3.3. Khó khăn trong thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất tại Nghệ An Về nguồn kinh phí hỗ trợ, đặc biệt là các Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình 135, 30a, Chương trình trồng rừng thay thế,... tất cả địa phương đều sử dụng các nguồn vốn đó để hỗ trợ cho nông dân tổ chức sản xuất. Tỉnh cũng có Quyết định 134, và Quyết định này nhìn chung cũng đầy đủ đảm bảo đủ các yếu tố để kích cầu, phát triển sản xuất, tuy nhiên thủ tục hành chính tương đối rườm rà. Nói tóm lại chính sách thì thông thoáng nhưng chủ yếu quá trình giải ngân rất khó khăn. Đấy là những trở ngại trong thực tế. Các hộ sản xuất, trang trại chính vì vậy họ chủ yếu đi vay ngân hàng chứ rất ngại phiền hà thủ tục. (Thảo luận nhóm tại Trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An tháng 10/2023) c. Liên kết giữa các hộ nông dân với khác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực Liên kết ở cấp vi mô là liên kết giữa các bên tham gia trực tiếp trong chuỗi sản xuất và phân phối sản phẩm sản phẩm nông nghiệp chủ lực; trong đó, người nông dân là trung tâm tạo ra các mối quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Xét cụ thể cho sản phẩm sản phẩm nông nghiệp tại Nghệ An, có thể thấy các liên kết cơ bản như sau: Cơ quan quản lý nhà nước Cơ sở cấp Thương DN giống lái chế Xuất Xưởng thu biến khẩu Cơ sở cấp gom, , Nông dân chế sản Tiêu thụ phân bón, biến trong nông cụ xuất (DN, nước HTX) Cơ sở cấp Hộ tự chế Thương Cơ sở bán lẻ tại thuốc biến lái các địa phương BVTV Các cơ sở khoa học kỹ thuật; tổ chức XH; tài chính ngân hàng Hình 3.1. Các liên kết trong sản xuất và phân phối nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An Các quan hệ liên kết cụ thể của hộ sản xuất bao gồm: (1) Liên kết ngược (liên kết đầu vào) với
  16. 14 các cơ sở/doanh nghiệp cung cấp các nguồn lực đầu vào cho sản xuất bao gồm giống, phân bón, nông cụ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. (2) Liên kết xuôi (liên kết tiêu thụ đầu ra): Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tươi trực tiếp từ người nông dân có thể bao gồm: (i) Các hộ tự chế biến quy mô nhỏ thu mua, chế biến và thông qua hệ thống các lái buôn nhỏ phân phối sản phẩm cho thị trường địa phương và các vùng lân cận; (ii) Hệ thống các thương lái có thể là người địa phương hoặc ngoại tỉnh, chuyên làm nhiệm vụ thu gom sản phẩm tươi và bán lại cho các cơ sở chế biến nhỏ hoặc các doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất chế biến; (iii) Sản phẩm nông nghiệp tươi từ người nông dân có thể được thu mua trực tiếp bởi các xưởng/cơ sở/HTX thu gom, chế biến đặt tại các vùng nguyên liệu; từ đó các sản phẩm nông nghiệp chủ lực được đưa về các doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và bán ra thị trường trong nước hoặc xuất khẩu. * Liên kết giữa các hộ nông dân với nhau trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực Mối liên kết ngang giữa các nông hộ khá phổ biến trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại Nghệ An. Các liên kết được thấy phổ biến nhất là việc đổi công lao động trong làm đất, gieo trồng và đặc biệt là thu hái cho kịp lứa thu hoạch; hỗ trợ và chia sẻ về kiến thức, thông tin thị trường, phòng tránh sâu bệnh, dịch hại hoặc thông tin khoa học kỹ thuật. Ngoài ra cũng có quan hệ thuê mượn đối với nhóm lao động nhàn rỗi ngay tại địa phương trong các thời điểm vào mùa. Hộp 3.4. Quan hệ đổi công lao động H: Những lúc vào vụ như thế thì các hộ có đi đổi công không? Đ: Có chứ, họ làm cho mình, sau mình lại đi làm cho họ. H: Thế có người làm thuê không, tức không phải đổi công mà mình thuê trả tiền cho họ luôn? Đ: Có, một người cả một ngày hái sản phẩm nông nghiệp chủ lực là 160 nghìn/ngày. H: Đội ngũ mà thuê đây là người trong thôn hay ở đâu? Đ: Chủ yếu là người trong thôn, họ rảnh rỗi thì mình thuê còn nếu không thì mình thuê ngoài. H: Thế nhà chị có phải thuê không hay là đi đổi công? Đ: Bọn mình đổi công thôi. (PVS nông dân trồng sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại xã Đồng Thành, Yên Thành) Hộp 3.5. Sức ép về lao động cho nông nghiệp Về cơ cấu lao động, lao động làm nông nghiệp đa số là phụ nữ và người già cho nên là cũng còn nhiều bất cập, để cân bằng lại cơ cấu lao động thì còn nhiều vấn đề. Nếu như xuất khẩu lao động được thì sản xuất nông nghiệp sẽ lại khó khăn về lao động. Vấn đề nữa là lứa tuổi lao động thì không còn nhiều, hạn chế sinh con, con lớn đi học hết, ở nhà toàn ông bà già nên cũng gây sức ép về lao động. PVS cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An * Liên kết giữa các hộ nông dân với doanh nghiệp và ngân hàng Hộ nông dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại tỉnh Nghệ An có thể bao gồm các kiểu hộ như sau: - Hộ nông dân được giao đất khoán trong vòng 50 năm với điều kiện sản xuất theo yêu cầu của công ty/HTX - Hộ nông dân có đất riêng và hợp đồng với công ty để bán toàn bộ hoặc một phần sản lượng - Hộ nông dân có đất riêng và cùng tham gia vào HTX - Hộ sản xuất tự do. Các loại liên kết trong chuỗi bao gồm 3 loại liên kết, cụ thể là: - Hợp đồng khép kín từ cung ứng vật tư và doanh nghiệp thu mua sản phẩm: Theo đó doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người nông dân gieo trồng, chăm sóc sản phẩm nông nghiệp chủ lực; và thu mua, bao tiêu sản phẩm sau khi người nông dân thu hái; đồng thời trả lợi nhuận người dân sau khi đã trừ đi các chi phí ứng trước. - Hợp đồng ứng trước/trả chậm vật tư: Doanh nghiệp kí hợp đồng ứng trước vật tư gồm cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu,... cho người nông dân; sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, người dân có trách nhiệm hoàn trả lại chi phí ban đầu vật tư đã ứng. - Hợp đồng thu mua/bao tiêu sản phẩm đầu ra: Doanh nghiệp thu mua/chế biến sẽ kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nông dân với mức giá nhất định. * Liên kết nông dân với các tổ chức xã hội Nghệ An có hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh, tuy vậy hiệp hội cho riêng doanh nghiệp sản phẩm nông nghiệp chủ lực thì mới chỉ có một hiệp hội sản xuất chè Nghệ An. Vai trò của các hiệp hội cũng đã được phát huy trong việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm chia sẻ thông tin,
  17. 15 cùng giải quyết các khó khăn chung, cũng như giúp định hướng tốt hơn cho hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong cùng một nhóm ngành hàng tại địa phương. * Liên kết nông dân với các tổ chức khoa học công nghệ Các tổ chức khoa học công nghệ bao gồm các trường đại học, trung tâm/viện nghiên cứu trong tỉnh và ngoài tỉnh như Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học tỉnh Nghệ An,... Bên cạnh đó có cả các tổ chức quốc tế như JICA, KOICA, WB... đã có những đóng góp khá thiết thực đối với sản xuất nông nghiệp thông qua các dự án hợp tác phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cụ thể là đối với hai cây thế mạnh của vùng là cây sản phẩm nông nghiệp chủ lực. 3.2.2. Tổ chức và vận hành liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An Một là, các hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Hỗ trợ phát triển cây chè; cây ăn quả; trợ giá giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt; trồng mía bằng giống mía mới; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; chăn nuôi lợn ngoại; tạo giống bò, cải tiến giống trâu; trợ giá giống gốc; tiêm phòng gia súc miền núi; hỗ trợ gia súc, gia cầm bị rủi ro sau tiêm phòng, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng bằng cây bản địa; nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ; nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn; trợ giá cá giống cho các huyện miền núi; hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; áp dụng công nghệ mới về nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng; sản xuất muối; tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ trồng tập trung; máy nông nghiệp; xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế có hiệu quả tại các huyện miền núi; mua chế phẩm sinh học, làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà; phát triển kinh tế trang trại; sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao; trồng cây dược liệu dưới tán rừng; Hai là, các đơn vị có chức năng bảo vệ quỹ gen, giống gốc, phát triển nguồn lợi thủy sản; Ba là, các xã hoặc Hợp tác xã nông nghiệp; các huyện, xã miền núi đối với các chính sách: Hỗ trợ kênh mương loại III, máy nông nghiệp; phát triển Hợp tác xã nông nghiệp; Bốn là, các doanh nghiệp đối với các chính sách hỗ trợ mua bản quyền tác giả, xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; mua máy thu hoạch mía; du nhập và sản xuất giống mía mới; sản xuất, tiêu thụ nông sản chất lượng cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao. * Về tổ chức sản xuất và xúc tiến thị trường tiêu thụ Thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đã tập trung vào công tác xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản, kết nối cung cầu thông qua các hình thức: Kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết trong sản xuất, tổ chức và tham gia các hội chợ trong tỉnh, trong nước, các cơ quan chuyên ngành (Công Thương, Nông Nghiệp, Du Lịch ...) tổ chức tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm trong nước và quốc tế; làm việc với các tập đoàn Big C, VinCom, Massan, Aon, CoopMart ... nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Dự án cạnh tranh ngành nông nghiệp do Chính phủ Nhật Bản tài trợ giúp ngành nông nghiệp Nghệ An về kỹ thuật phát triển nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản. - Về bảo vệ và xác lập quyền sở hữu trí tuệ: Đến nay đã có nhiều sản phẩm nông sản của Nghệ An được xác lập quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ như Cam Vinh, Cam Xã Đoài, Cam Con Cuông, Gà Phủ Diễn; Bưởi hồng Quang Tiến; Gà Thanh Chương; Trám Thanh Chương, Chè Nghệ An ... với chỉ dẫn địa lý rõ ràng, có tem truy xuất nguồn gốc trên sản phẩm các sản phẩm đặc sản như cam Vinh, su su Quỳnh Liên, Gừng Kỳ Sơn, Chè hoa vàng…. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩn, đến nay Nghệ An đã xây dựng được 182 sản phẩm OCOP,... Bảng 3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thị trường Quy mô TT Sản phẩm Khu vực (Nội địa, Châu lục, Toàn Cầu) I Nông sản chính 1 Gạo Lào Châu Lục 4 Mía đường, Mật rỉ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc Châu Lục Anh, Hà Lan, Ba Lan, Nga, Đài Loan, 5 Chè Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc… Toàn cầu II Lâm sản và gỗ Đài Loan, Trung Quốc, Ai Cập, Hàn 1 Gỗ + SP gỗ Toàn cầu Quốc
  18. 16 2 Dăm gỗ Trung Quốc, Hàn Quốc Châu Lục III Chăn nuôi 3 Thịt Lợn Việt Nam Nội địa 4 Thịt Gia Cầm Việt Nam Nội địa III Thủy sản Srilanka, Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc, 1 Hàng thủy sản Châu Lục Việt Nam Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nghệ An, 2022 - Phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm, thủy sản an toàn; áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản. Đến năm 2023 toàn tỉnh đã xác nhận 44 chuỗi sản phẩm, kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đạt 60-100%. Trong đó có 07 chuỗi sản phẩm từ thịt; 05 chuỗi sản phẩm thủy sản; 18 chuỗi sản phẩm rau củ quả; 05 chuỗi sản phẩm chè; 04 chuỗi sản phẩm cam; 03 chuỗi sản phẩm đường và 02 chuỗi sản phẩm sữa. - Việc hình thành chuỗi liên kết sản xuất – phân phối còn gặp nhiều khó khăn khi sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa đáp ứng về mẫu mã, bao bì sản phẩm, giấy chứng nhận về chất lượng đảm bảo các yêu cầu để được cung ứng vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. 3.2.3. Kết quả và hiệu quả thực hiện các liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Nghệ An * Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản Sản xuất nông, lâm, thuỷ sả n giai đoa ̣n 2017-2022 có mức tăng trưởng khá: Giá tri ̣ sả n xuấ t (theo giá SS 2010) năm 2017 đa ̣t 28.647 tỷ đồ ng, đến năm 2022 đạt 36.199 tỷ đồ ng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất binh quân giai đoa ̣n 2017 - 2022 đạt trên 4,79%/năm. ̀ Trong đó: Nông nghiệp đạt 3,85%/năm; Lâm nghiệp 5,89%/năm và Thủy sản đạt 9,71%/năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành lâm nghiệp và thủy sản: Tỷ trọng giá trị gia tăng nông nghiệp thuần giảm từ 78,91% năm 2017, còn 76,99% năm 2022 (trong lĩnh vực nông nghiệp thuần có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ); tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm 8,24% năm 2017 và đạt 8,17% năm 2022; tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 12,85% năm 2017 và đạt 14,84% năm 2022. * Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông lâm, thủy sản Giai đoạn 2017-2022 các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất bán sang thị trường nước ngoài trên 20 mặt hàng, nhóm mặt hàng các loại. Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng đều qua các năm trong năm 2017 đạt 226 triệu USD, năm 2019 đạt 319 triệu USD và năm 2022 đạt 261 triệu USD. Năm 2021, 2022 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên kim ngạch xuất khẩu của ngành giảm. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thủy sản giai đoạn 2017- 2022 đạt 2,9%/năm, một số mặt hàng nông, lâm thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn. * Ứng dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất Đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào phát triển các cây con chủ lực của tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có tổng diện tích canh tác nông nghiệp ứng dụng CNC hơn 23.816 ha, chiếm 8,14% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sản xuất rau, củ, quả: 1.472,75 ha; Sản xuất cây lâu năm và cây ăn quả: 2.112,8 ha; Sản xuất cây thức ăn nuôi bò sữa: 3.520 ha; 3.977 ha mía nguyên liệu; sản xuất lúa 11.201,5 ha; 252 ha lạc; 6 ha giống chanh leo; 252 ha cây dược liệu và một số cây khác như hoa lan, rễ hương… 16,9 ha (Áp dụng công nghệ canh tác theo quy trình Viet GAP, Organic, công nghệ thâm canh cây trồng theo SRI, ICM, tưới phun nhỏ dọt ngoài trời và sản xuất giống cây trồng hơn 17.552,9 ha). Giá trị sản xuất bình quân trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2-3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà. Bảng 3.6. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 – 2022 ĐVT: Tỷ đồng Giá trị sản xuất Tăng Giá trị sản xuất Tỷ trọng (SS2010) trưởng (HH) bình TT Sản phẩm BQ Năm Năm 2017- Năm Năm quân 2017 2022 2017 2022 (%) 2022 Tổng giá trị sản xuất nông. 28.647 36.199 4,79 42.715 64.882 100,0 lâm. thủy sản (Giá SS 2010)
  19. 17 Giá trị sản xuất Tăng Giá trị sản xuất Tỷ trọng (SS2010) trưởng (HH) bình TT Sản phẩm BQ Năm Năm 2017- Năm Năm quân 2017 2022 2017 2022 (%) 2022 I Sản phẩm trồng trọt 12.458 14.658 3,31 16.844 27.163 40,9 1 Sản phẩm cây lương thực 5.881 5.715 -0,57 7.940 10.421 17,1 - Lúa 4.826 4.804 -0,09 6.516 8.759 14,2 2 Sản phẩm cây CN ngắn ngày 1.926 1.585 -3,83 2.601 2.889 5,1 - Mía 1.046 810 -4,98 1.412 1.477 2,7 3 Sản phẩm Rau củ quả 1.830 2.482 6,29 2.471 4.526 6,5 Sản phẩm cây công nghiệp lâu 4 433 545 4,72 585 994 1,5 năm - Chè 232 292 4,65 314 532 0,8 5 Sản phẩm trái cây 1.203 1.749 7,77 1.626 3.189 4,5 - Cam 313 650 15,72 423 1.185 1,5 - Dứa 54 96 12,17 73 175 0,2 II Sản phẩm chăn nuôi 9.822 12.105 4,27 16.438 22.860 36,5 - Sữa tươi 1.482 1.868 4,74 2.481 3.565 5,6 - Thịt lợn 3.513 3.766 1,40 5.879 6.972 11,9 - Thịt gia cầm 2.316 4.259 12,96 3.876 7.777 10,8 III Dịch vụ nông nghiệp 789 961 4,04 1.411 1.753 2,9 IV Sản phẩm lâm nghiệp 1.715 2.283 5,89 2.686 3.940 6,2 - Gỗ 914 1.784 14,30 1.433 3.079 4,2 + Gỗ tự nhiên 65 4 -43,70 102 6 0,1 + Gỗ rừng trồng 849 1.780 15,96 1.330 3.072 4,1 V Sản phẩm thủy sản 3.624 5.760 9,71 5.356 9.601 13,9 - Cá 2.578 4.215 10,33 3.811 7.027 10,1 - Tôm 514 740 7,54 760 1.233 1,9 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Nghệ An 2017- 2022 3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Nghệ An * Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Bảng 3.7. Tổng hợp giá trị Cronbach’s Alpha của các biến Hệ số TT Biến Ký hiệu Cronbach’s Alpha 1 Điều kiện tự nhiên DKTN 0,884 2 Môi trường kinh tế - xã hội KTXH 0,931 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã 3 QDDH 0,869 hội 4 Nhận thức của tham gia NTH 0,923 5 Trình độ phát triển khoa học công nghệ KHCN 0,902 6 Cơ chế huy động và sử dụng các nguồn lực NLU 0,860 7 Hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực QLNL 0,828 8 Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông LKET 0,960
  20. 18 nghiệp chủ lực Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu * Phân tích nhân tố khám phá EFA: - Kiểm định EFA đối với các biến độc lập: Bảng 3.8. Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với các biến độc lập Phương sai Hệ số KMO P-value Hệ số tải nhân tố Kết luận trích 0,934 0,000 69,006 Tất cả > 0,5 Đảm bảo yêu cầu phân tích Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu - Kiểm định EFA đối với biến phụ thuộc (Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp): Bảng 3.10. Kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc Hệ số KMO 0,894 Khoảng Chi-Square 3699,038 Kiểm định Bartlett Df 10 Sig. 0,000 Phương sai trích 86,537 Hệ số tải nhân tố Tất cả > 0,5 Kết luận Đủ điều kiện phân tích Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu * Kiểm định hệ số tương quan Pearson: Bảng 3.11. Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Biến DKTN KTXH QDDH NTH KHCN NLU QLNL Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản 0,419** 0,814** 0,682** 0,600** 0,489** 0,592** 0,407** phẩm nông nghiệp Điều kiện tự nhiên 0,346** 0,279** 0,402** 0,500** 0,284** 0,434** Môi trường kinh tế - 0,587** 0,493** 0,387** 0,475** 0,343** xã hội Quan điểm, định hướng và mục tiêu 0,431** 0,328** 0,446** 0,301** phát triển kinh tế xã hội Nhận thức của tham 0,392** 0,490** 0,321** gia Trình độ phát triển 0,325** 0,404** khoa học công nghệ Cơ chế huy động và sử dụng các nguồn 0,274** lực Hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). Nguồn: Tổng hợp từ phân tích kết quả nghiên cứu * Phân tích mô hình hồi quy: Quá trình phân tích mô hình hồi quy được tiến hành hai lần. Kết quả phân tích hồi quy lần ở lần thứ nhất cho thấy, do có hệ số Sig. > 0,05 (0,219 và 0,088), hai biến hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực và điều kiện tự nhiên được chứng minh là không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực). Trong khi, tất cả các biến còn lại hệ số Sig. đều < 0,05 và có hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta dương. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành loại bỏ hai biến hiệu quả hoạt động quản lý nguồn nhân lực và điều kiện tự nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2