intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN để thông qua đó xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ LÊ THỊ MỸ HẠNH MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số: 62 34 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. Coâng trình ñöôïc hoaøn thaønh taïi : Trường Đại học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: 1. PGS.TS. Voõ Vaên Nhò 2. TS. Nguyeãn Ngoïc Dung Phaûn bieän 1: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………..…………….. Phaûn bieän 2: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………..…………….. Phaûn bieän 3: ………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………..…………….. Luaän aùn seõ ñöôïc baûo veä tröôùc Hoäi ñoàng chaám luaän aùn caáp trường hoïp taïi ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………..…………….. Vaøo hoài giôø ngaøy thaùng naêm Coù theå tìm hieåu luaän aùn taïi thö vieän :…………….………………………………….. (ghi teân caùc thö vieän noäp luaän aùn)
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với thị trường chứng khoán (TTCK) thì thông tin luôn là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện các hoạt động đầu tư, đặc biệt là thông tin tài chính (TTTC). Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong thời gian qua hoạt động thiếu hiệu quả. Hàng loạt những vụ sụp đổ hoặc bị ngừng giao dịch của các công ty niêm yết (CTNY) khiến nhà đầu tư và công chúng dần mất niềm tin vào chất lượng thông tin và TTTC nói riêng do các CTNY công bố. Trong các nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin của nhà đầu tư thì yêu cầu về minh bạch thông tin là ưu tiên hàng đầu để nâng cao chất lượng BCTC, nâng cao chất lượng công bố thông tin từ các CTNY. Nghiên cứu nhằm lượng hóa mức độ minh bạch TTTC của các CTNY và xác định các nhân tố tác động đến tính minh bạch TTTC được trình bày và công bố là chủ đề rất quan trọng và hữu ích. Việc nghiên cứu những vấn đề trên góp phần giúp TTCK Việt Nam hoạt động bền vững và hiệu quả là yêu cầu cần thiết. Chính vì vậy, NCS chọn đề tài: “Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án thực hiện việc đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN để thông qua đó xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN. Để đạt được các mục tiêu trên, có 2 câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau: (1) Thực trạng mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau? 3. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống BCTC và các thông tin khác có liên quan, phản ánh tình hình tài chính của các CTNY trên TTCK Việt Nam. Qua đối tượng nghiên cứu này, luận án nhận diện những nhân tố ảnh hưởng và mối tương quan giữa chúng đến mức độ minh bạch thông tin trình bày trên BCTC của các CTNY trên TTCK VN. 4. Phạm vi nghiên cứu của luận án Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và công bố thông tin của doanh nghiệp, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu này, luận án chỉ đề cập đến nhóm nhân tố tài chính và nhân tố quản trị công ty; Đồng thời luận án chỉ tập trung vào TTTC được trình bày và công bố trên báo cáo tài chính năm của các CTNY trên TTCK TP.HCM. Ngoài ra, để xem xét mức độ minh bạch thông tin qua đánh giá của nhà đầu tư, luận án giới hạn phạm vi khảo sát các nhà đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ việc giới hạn này, luận án thực hiện việc khảo sát BCTC của các CTNY trên sở GDCK TP.HCM từ năm 2011-2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu tổng thể để khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. 6. Ý nghĩa của nghiên cứu 6.1 Ý nghĩa khoa học  Lý luận về TTTC và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC.  Khái niệm minh bạch TTTC, tiêu chuẩn đo lường và đánh giá tính minh bạch TTTC.
  4. 2  Thông qua nghiên cứu thực nghiệm để khám phá mô hình phản ánh mối quan hệ giữa mức độ minh bạch TTTC của các CTNY với các nhân tố tài chính và quản trị công ty. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn  Phân tích và đánh giá thực trạng mức độ minh bạch TTTC công bố của các CTNY trên TTCK Việt Nam.  Xây dựng mô hình mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và quản trị công ty đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam.  Gợi ý một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường mức độ minh bạch TTTC và qua đó góp phần khai thác tiềm năng đầu tư vào TTCK Việt Nam. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, luận án có 175 trang, 55 bảng biểu, 8 hình vẽ, 38 phụ lục, được chia làm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết về TTTC và minh bạch TTTC; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận; Chương 5: Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN TTTC VÀ MINH BẠCH TTTC 1.1.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án - Những nghiên cứu trên thế giớ trước đây có liên quan đến TTTC và ảnh hưởng của nó đến quyết định đầu tư trên TTCK: Tiến hành lược khảo công trình nghiên cứu liên quan đến TTTC như: Năm 1994, Carolyn Streuly với nghiên cứu thể hiện TTTC và ảnh hưởng của nó đến quyết định đầu tư trên TTCK. Hay năm 2008, để có cơ sở cải thiện và tăng cường tính hữu dụng của BCTC, Ủy ban Tư vấn SEC đã đưa ra báo cáo về Cải thiện BCTC dưới tác động của Ủy ban giám sát kế toán công ty đại chúng. Nghiên cứu liên quan đến quan hệ giữa thông tin BCTC và các chỉ số tài chính hay giá cổ phiếu CTNY có nghiên cứu của Dimitropoulos và cộng sự về mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu thực hiện trên TTCK Hy Lạp. Hoặc trong năm 2011, nhằm xem xét vai trò của thông tin kế toán trong đầu tư chứng khoán có nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ của Dương Minh Châu, thực nghiệm ở TTCK Anh Quốc. - Những nghiên cứu về mức độ minh bạch trong CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin được luận án lượt khảo như sau: Nghiên cứu xuyên quốc gia của Meek & Saudagaran (1995) về các nhân tố ảnh hưởng đến việc CBTT tự nguyện hay Zarzeski (1996) cho rằng mức độ CBTT phụ thuộc vào văn hóa và sức mạnh của thị trường. Năm 2002, tác giả Almazan và cộng sự đã nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin với cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Hoặc năm 2003, tác giả Robert và Abbie nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin, đặc biệt là thông tin từ BCTC kiểm toán và vấn đề QTCT. Năm 2004, nghiên cứu của các tác giả Assaf và Efraim đã phân tích mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhóm tác giả Bartley và cộng sự (2007) đưa ra giả thuyết là phí kiểm toán càng cao thì rủi ro gian lận BCTC càng lớn và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ giả thuyết này của tác giả là đúng. Ngoài ra, nhóm tác giả Heibatollah Sami and Haiyan Zhou (2008) đã phân tích tác động của việc ban hành một loạt các chuẩn mực kiểm toán mới (năm 1996) đến môi trường thông tin của TTCK Trung Quốc. - Ngoài các nghiên cứu riêng lẻ về TTTC hoặc về minh bạch thông tin, nhiều tác giả đã nghiên cứu về tính minh bạch TTTC từ phạm vi doanh nghiệp đến phạm vi quốc gia.
  5. 3 Tiến hành xem qua 7 công trình nghiên cứu của các tác giả về minh bạch TTTC, cụ thể như sau: Robert Bushman và cộng sự (2001) đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên 2 nhóm yếu tố: minh bạch TTTC và minh bạch thông tin quản trị. Năm 2003, Jeffrey J. Archambault và Marie E. Archambault nghiên cứu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các công ty. Năm 2005, nhóm tác giả Cheung và cộng sự đã xem xét các mức độ công bố thông tin và tính minh bạch của các CTNY ở 02 thị trường là Thái Lan và Hồng Kông. Năm 2006, nhóm tác giả Mensah và cộng sự đã đưa ra mô hình các mức độ minh bạch thông tin. Nghiên cứu này chính thức hóa minh bạch là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá các báo cáo tài chính theo quan điểm của người sử dụng bên ngoài. Ngoài ra, cũng trong năm 2006, nghiên cứu của Zarb, Bert. đề cập đến sự khác biệt trong cách nhìn nhận của nhà đầu tư và người lập báo cáo về tính minh bạch của thông tin báo cáo tài chính v.v…Năm 2007, nhóm tác giả Yu-Chih Lin và cộng sự đã dựa trên chỉ số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin ITDRS” để xem xét mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và thu nhập kế toán. Gần hơn, nhằm xem xét quan điểm soạn lập BCTC, trong năm 2010, có nghiên cứu của Thomas J. et el. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà quản lý doanh nghiệp có mong muốn thiết lập BCTC dựa trên các chuẩn mực kế toán, trong khi các nhà đầu tư và chủ nợ lại nghiêng về quan điểm nên thiết lập BCTC dựa trên luật lệ. 1.1.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện ở nước ngoài về TTTC, minh bạch thông tin và minh bạch TTTC Theo thời gian các nghiên cứu trên thế giới nhờ kế thừa các nghiên cứu trước nên ngày càng hoàn thiện hơn, các kết luận đưa ra có giá trị và cơ sở minh chứng hơn: (1) Gắn liền với nền kinh tế phát triển, hiện xuyên qua không gian từ những nghiên cứu theo mức độ đa quốc gia đến các nghiên cứu của từng nhóm nước. (2) Càng về sau, các nghiên cứu tiếp theo đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ CBTT của doanh nghiệp với cách nhìn có tính hệ thống và toàn diện hơn. (3) Các nghiên cứu trước, thường xem xét tính minh bạch ở cấp độ quốc gia, mang tính vĩ mô thì ở các nghiên cứu sau ngày càng tập trung nhiều ở góc độ công ty. (4) Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong các nghiên cứu đã thực hiện là phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN TTTC VÀ MINH BẠCH TTTC 1.2.1 Nội dung các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài luận án - Các nghiên cứu trong nước liên quan đến tính minh bạch trong CBTT của doanh nghiệp như: Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Hà đã phân tích nguyên tắc “công khai và minh bạch” theo yêu cầu của OECD. Năm 2007, liên quan đến các bài viết về tầm quan trọng của minh bạch thông tin có kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Đình Cung. Tác giả Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), đã sử dụng lý thuyết thị trường hiệu quả để phân tích và khảo sát để đánh giá tính hiệu quả thông tin của TTCK Việt Nam. Nhắc đến tính minh bạch thông tin, không thể không nhắc đến vai trò của các công ty kiểm toán. Cũng trong năm 2007, tác giả Hà Thị Ngọc Hà đã phân tích các điều kiện trong việc lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, cũng như phân tích các tiêu chí để được kiểm toán các CTNY. Nhóm tác giả Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008) cũng đã xây dựng mô hình 5 biến nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin. Năm 2009, tác giả Lâm Thị Hồng Hoa đã đưa ra 7 nguyên nhân chính dẫn đến sự
  6. 4 thiếu minh bạch về thông tin. Ngoài ra, trong năm 2012, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thúy Anh cũng đề cập đến sự minh bạch thông tin trên TTCK. - Ngoài các nghiên cứu về minh bạch thông tin nói chung, các nghiên cứu về minh bạch TTTC được một số tác giả khác thực hiện như sau: Năm 2009, nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm đã phân tích các nguyên nhân làm cho TTTC chưa thực sự minh bạch. Năm 2010, nghiên cứu về hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin ở cấp độ tiến sĩ của Nguyễn Đình Hùng đề cập đến “Hệ thống kiểm soát sự minh bạch TTTC công bố của các CTNY tại Việt Nam’’. Hoặc công trình khoa học cấp bộ cũng đề cập đến tính minh bạch thông tin như “Tính minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Hà. Gần nhất, trong năm 2012 có nghiên cứu về “Minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu tư trong TTCK Việt Nam” tác giả Nguyễn Văn Dần. Ngoài ra, cũng trong năm 2012, tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cũng đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến minh bạch thông tin và quản trị công ty của các CTNY tại TTCK Việt Nam. 1.2.2 Đánh giá chung về những nghiên cứu đã thực hiện trong nước về TTTC, minh bạch thông tin và minh bạch TTTC Các nghiên cứu đã thực hiện có những đặc điểm như sau: (1) Đưa ra bức tranh tổng quát về tình hình CBTT và TTTC của các CTNY. (2) Đưa ra các đánh giá về mức độ và tính minh bạch trong CBTT và TTTC hiện nay của các CTNY. (3) Đề ra một số giải pháp cho sự phát triển trong hệ thống CBTT của các CTNY. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều còn tồn tại một số hạn chế như: (1) Các nghiên cứu hầu hết chưa đi sâu vào minh bạch thông tin mà chủ yếu nghiên cứu về thông tin một cách riêng lẻ. (2) Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp định tính. (3) Cở mẫu của hầu hết nghiên cứu chưa rộng và chưa đầy đủ. Chủ yếu dừng lại ở mức thống kê, mô tả hiện tượng, chưa đưa ra được mối tương quan và mức độ tương quan giữa các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin. (4) Đa phần các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến TTTC hoặc minh bạch thông tin, rất ít nghiên cứu có sự gắn kết giữa TTTC và minh bạch TTTC. 1.3 Khe hổng trong nghiên cứu về minh bạch TTTC của các tác giả trong/ngoài nước và định hướng nghiên cứu của luận án Qua việc tổng quát hóa các kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về minh bạch thông tin và minh bạch TTTC cho thấy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin và TTTC. Nghiên cứu của các tác giả trên thế giới hầu như xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC tiếp cận thông qua nhiều quốc gia, rất ít nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu một thị trường cụ thể, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, rất ít thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố mới. Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tính minh bạch thông tin của các nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc nhóm các CTNY ở góc độ công ty với phương pháp chủ yếu là định tính, rất ít các nghiên cứu chỉ đề cập đến TTTC. Thông qua kết quả tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam trước đây, có thể nhận thấy rằng, ở góc độ công ty,
  7. 5 những nghiên cứu về sự tác động của các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC là rất ít. Đặc biệt là các nghiên cứu thực nghiệm và các nghiên cứu lượng hóa được mức độ minh bạch TTTC cũng như ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ minh bạch TTTC trên TTCK là rất hiếm. Ngoài ra, việc đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN dưới góc độ cảm nhận của nhà đầu tư cũng là nội dung chưa được thực hiện trong các nghiên cứu trước đây. Đây chính là khe hổng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, đặc biệt là kết quả và mô hình nghiên cứu về mức độ công bố và tính minh bạch TTTC ở góc độ công ty của nhóm tác giả Robert Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003), Cheung và cộng sự (2005), luận án sẽ điều chỉnh và vận dụng cho phù hợp với những đặc điểm của TTCK Việt Nam. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THÔNG TIN TÀI CHÍNH, MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CTNY 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TTTC VÀ MINH BẠCH THÔNG TTTC 2.1.1 Khái niệm thông tin tài chính (TTTC) Thông tin tài chính là những thông tin liên quan đến dòng tiền, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ở những thời điểm nhất định và cụ thể. TTTC có thể là thông tin trong quá khứ hoặc thông tin mang tính dự báo. Nó có thể được đo lường một cách chính xác và biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ. TTTC thường được thể hiện trên các BCTC của doanh nghiệp (Nivra, 2008). 2.1.2 Khái niệm minh bạch TTTC và tầm quan trọng của minh bạch TTTC 2.1.2.1 Khái niệm minh bạch TTTC Dưới đây là bảng tóm lược một số khái niệm về minh bạch thông tin và minh bạch TTTC trong những nghiên cứu trước đây (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về minh bạch thông tin và TTTC STT Nghiên cứu Khái niệm minh bạch TTTC Góc độ nghiên cứu 1 Basle (1998) MBTTTC là việc công bố ra công chúng thông tin Trong hoạt động kịp thời, tin cậy nhằm đảm bảo người sử dụng ngân hàng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và kết quả tài chính của ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các rủi ro liên quan 2 Vishwanath và MBTT là sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời trong việc Trong thị trường Kaufmann (1999) công bố thông tin và sự tiếp cận dễ dàng từ phía tài chính công chúng đối với sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời đó 3 Robert Bushman MBTTTC là sự sẵn có của thông tin cụ thể về công Dưới góc độ công và cộng sự (2001) ty cho các nhà đầu tư và cổ đông bên ngoài. ty 4 Blanchet và MBTTTC là việc cung cấp thông tin phải đảm bảo Người sử dụng Prickett (2002) các đặc điểm: thông tin phải chính xác, nhất quán, thông tin trích trong Kulzick thích hợp, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời và thuận tiện (2004) 5 Nguyên tắc quản Liên quan đến vấn đề công bố thông tin và tính Quản trị công ty trị của OECD minh bạch cho rằng: “Công bố thông tin phải kịp (2004) thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty”. 6 Zarb, Bert J MBTTTC là việc cung cấp TTTC hữu ích và kịp Dưới góc độ nghề
  8. 6 STT Nghiên cứu Khái niệm minh bạch TTTC Góc độ nghiên cứu (2006) thời, đồng thời thông tin phải được công bố phải nghiệp kế toán viên đáng tin cậy, so sánh được và nhất quát. công chứng Nguồn: NCS tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước đây Từ những phân tích cũng như những ghi nhận thông qua các khái niệm trên, theo quan điểm của NCS: “Minh bạch TTTC là việc cung cấp các TTTC một cách tin cậy, kịp thời, chính xác, đầy đủ và nhất quán theo cách thức mà công chúng có thể tiếp cận 1 cách thuận tiện”. 2.1.2.2 Tầm quan trọng của minh bạch TTTC Dưới góc độ nhà đầu tư, minh bạch TTTC mang đến niềm tin và sự bảo vệ, đồng thời giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định hợp lý và hiệu quả. Ở góc độ nhà nước, minh bạch thông tin giúp cho việc quản lý, giám sát thị trường của các cơ quan quản lý được dễ dàng và hiệu quả hơn. Ở góc độ thị trường, minh bạch TTTC sẽ giúp giá chứng khoán phản ánh đúng giá trị thực của nó, đây cũng là yếu tố thể hiện khả năng cạnh tranh của TTCK các nước trong điều kiện hội nhập và là đặc trưng của thị trường hiệu quả và bền vững. 2.1.3 Nội dung của TTTC và các hình thức chuyển tải đến người sử dụng 2.1.3.1 Nội dung của TTTC công bố TTTC được thể hiện qua BCTC của doanh nghiệp. Hệ thống BCTC của doanh nghiệp trong khuôn mẫu kế toán hoặc chuẩn mực kế toán mà các tổ chức hay mỗi quốc gia quy định có thể có các yêu cầu khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh BCTC. Ngoài BCTC, doanh nghiệp có thể lập báo cáo quản lý trong đó mô tả và diễn giải những đặc điểm chính về tình hình kinh doanh và tài chính, cũng như những sự kiện không chắc chắn chủ yếu mà doanh nghiệp phải đối phó nếu ban giám đốc xét thấy chúng hữu ích cho những người sử dụng trong quá trình ra các quyết định kinh tế. 2.1.3.2 Các hình thức chuyển tải TTTC đến người sử dụng Dựa trên các mục tiêu khác nhau, mỗi tổ chức có thể có những loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại thông tin đó được thể hiện thành 2 dạng là thông tin định tính và thông tin định lượng. Thông tin định lượng gồm 2 phần là TTTC và thông tin phi tài chính. TTTC gồm thông tin hoạt động, thông tin về kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị. Kết quả chuyển tải các TTTC được truyền tải qua các hình thức là các báo cáo chủ yếu là Báo cáo tài chính, Báo cáo kế toán quản trị và Báo cáo thuế. 2.1.4 Tiêu chuẩn đánh giá và đo lường mức độ minh bạch TTTC 2.1.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch TTTC Hiện nay, chưa có một tiêu chuẩn cụ thể hay một kết quả nghiên cứu được công nhận rộng rãi về tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch TTTC. Tuy nhiên, để có thể đưa ra tiêu chuẩn đánh giá mức độ minh bạch TTTC, đề tài sẽ xem xét ở góc độ các đặc tính của thông tin hữu ích làm thước đo đánh giá chất lượng TTTC công bố và khả năng tiếp cận thông tin của người sử dụng. a. Về chất lượng TTTC công bố (1) Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) Trước tháng 9/2010, để đánh giá chất lượng của TTTC, quan điểm của IASB dựa vào các tiêu chí: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được.
  9. 7 Tuy nhiên, từ tháng 9/2010, cùng với xu hướng hội tụ kế toán của các tổ chức kế toán quốc tế, quan điểm của IASB về chất lượng của TTTC có thay đổi hơn trước, cụ thể: đặc điểm cơ bản của TTTC hữu ích là các thông tin thích hợp và được trình bày trung thực. Ngoài ra, các đặc điểm nâng cao của thông tài chính hữu ích là có thể so sánh được, kiểm chứng được, kịp thời và dễ hiểu. (2) Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực Kế toán tài chính Mỹ (FASB) Đối với FASB, trước tháng 9/2010, chất lượng của TTTC được đánh giá qua các đặc điểm: tính phù hợp, tính đáng tin cậy và khả năng so sánh được. Cùng với xu hướng hội tụ kế toán thì từ tháng 9/2010, quan điểm đánh giá chất lượng TTTC của FASB cũng tương tự như IASB. b. Về khả năng tiếp cận thông tin của người sử dụng Khả năng tiếp cận là một tiêu chí quan trọng vì kể cả khi các thông tin được nộp cho cơ quan quản lý đúng hạn thì tính hữu ích của thông tin cũng bị hạn chế nếu chỉ có một số lượng hạn chế nhà đầu tư tiếp cận được thông tin này. Thông thường 3 cách để công bố thông tin ra công chúng: (1) công bố thông tin bằng văn bản, báo chí; (2) công bố thông tin bằng hệ thống điện tử; (3) bằng hệ thống Inernet. 2.1.4.2 Đo lường mức độ minh bạch TTTC Bảng tóm lược các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch thông tin và minh bạch TTTC trong những nghiên cứu trước đây (Bảng 2.2). Bảng 2.2: Tổng hợp chỉ tiêu đo lường mức độ minh bạch thông tin và TTTC Đo lường mức độ minh bạch TTTC STT Nghiên cứu (MBTTTC) 1 Tổ chức xếp hạng tín Sử dụng T&D Index. Chỉ số này được xây dựng dựa trên việc nhiệm hàng đầu thế điều tra các CTNY về việc thực hiện công bố thông tin về 02 giới Standard and nội dung chính là Thông tin về cơ cấu sở hữu, quyền của cổ Poors (S&P) đông và TTTC, hoạt động của công ty. 2 Vishwanath & Sử dụng các tiêu chí trong khái niệm minh bạch thông tin gồm Kaufmann (1999) các thuộc tính như: khả năng tiếp cận, tính toàn diện, tính liên quan, chất lượng và sự đáng tin cậy của thông tin. 3 Robert Bushman và Sử dụng chỉ số CIFAR. Đây là chỉ số được Trung tâm phân tích cộng sự (2001), và nghiên cứu tài chính quốc tế (IAAT – International Jeffrey J. và Marie E. Accounting and Auditing Trends) xây dựng vào năm 1995, bao Archambault (2003) gồm 90 khoản mục TTTC và phi tài chính được công bố trên các báo cáo thường niên của các CTNY 4 Cheung và công sự Xây dựng bảng hỏi dựa trên nguyên tắc quản trị của OECD để (2005) đo lường mức độ minh bạch thông tin. 5 Yu-Chih Lin và cộng Sử dụng chỉ số “hệ thống xếp hạng về sự minh bạch và công bố sự (2007) thông tin ITDRS”. Đây là chỉ số đánh giá xếp hạng về sự minh bạch và công bố thông tin của các CTNY được xây dựng ở Đài Loan. Chỉ số này bao gồm 88 khoản mục công bố. Nguồn: NCS tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước đây 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của CTNY (1) Mô hình nghiên cứu của Robert Bushman và cộng sự (2001) Nghiên cứu của nóm tác giả Robert Bushman và cộng sự (2001) đã phân tích về sự minh bạch thông tin của các CTNY dựa trên 2 nhóm yếu tố: minh bạch TTTC (tính kịp thời, độ tin cậy, khả năng tiếp cận thông tin) và minh bạch thông tin quản trị
  10. 8 (2) Mô hình nghiên cứu của Jeffrey và Marie E. Archambault (2003) Theo nhóm tác giả, ở góc độ công ty, giả thuyết về các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp là: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, chính sách cổ tức, công ty kiểm toán và đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các CTNY gồm: quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh và doanh thu xuất khẩu. (3) Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) Nghiên cứu đưa ra 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và tính minh bạch thông tin là nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố về quản trị công ty. Trong nhóm nhân tố tài chính, tác giả đưa ra mô hình 5 biến tài chính có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình tài chính, tài sản đảm bảo, hiệu quả sử dụng tài sản. Trong nhóm nhân tố quản trị, tác giả đưa ra 3 biến quản trị có ảnh hưởng đến mức độ công bố và tính minh bạch của thông tin gồm: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu hội đồng quản trị và quy mô của hội đồng quản trị. (4) Nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và minh bạch TTTC Qua các kết quả nghiên cứu đã trình bày trên, có thể khái quát hóa, các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin và TTTC của các công ty qua bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3: Tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin STT Nghiên cứu Nhân tố tác động đến mức độ minh bạch thông tin Góc độ 1 Zarzeski Doanh thu xuất khẩu (foreign sales), đòn bẩy tài chính Công ty (1996) (financial leverage) và quy mô công ty 2 Robert Luật pháp ảnh hưởng đến minh bạch trong quản trị công Bushman và ty. Chính sách kinh tế tác động đến mức độ minh bạch Công ty cộng sự (2001) TTTC; trong đó quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC 3 Jeffrey J. và Khoảng cách quyết lực, chủ nghĩa cá nhân, phòng tránh Hệ thống Marie E. sự bất ổn, chủ nghĩa nam quyền, giáo dục, tôn giáo văn hóa Archambault Chính trị: luật pháp, truyền thông Hệ thống (2003) Kinh tế: Sự phát triển, lạm phát, thị trường vốn quốc gia Tài chính: quyền sở hữu, tình trạng niêm yết, cổ tức, kiểm toán, đòn bẩy tài chính; Công ty Đặc điểm hoạt động công ty: Quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh, doanh thu xuất khẩu. 4 Cheung và Tài chính: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tình hình cộng sự (2005) tài chính, tài sản đảm bảo và hiệu quả sử dụng tài sản. Công ty Quản trị công ty: mức độ tập trung quyền sở hữu, cơ cấu của hội đồng quản trị và quy mô của HĐQT. 2.2 MINH BẠCH TTTC CỦA CÁC CTNY TRÊN TTCK Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở VIỆT NAM 2.2.1 Minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Thái Lan Khi so sánh quản trị doanh nghiệp ở các quốc gia Châu Á, Thái Lan thường không được đánh giá cao trong các cuộc khảo sát. Kết quả khảo sát của Tập đoàn môi giới chứng khoán Châu Á (CLSA, 2004) cho thấy Thái Lan xếp gần dưới cùng của bảng xếp hạng, trước Trung Quốc, Philippines, và Indonesia, nhưng thấp hơn nhiều so Singapore và Hồng Kông, các nước dẫn đầu của khu vực. Đối với kết quả nghiên cứu của Standard and Poor, S&P
  11. 9 (2004) đánh giá thực trạng CBTT tại Thái Lan đứng ở vị trí thứ tư trong số năm quốc gia được khảo sát, trước Indonesia, nhưng chỉ đứng sau Hồng Kông. Ủy ban Chứng khoán nhà nước Thái Lan (SEC) có trách nhiệm giám sát hoạt động của thị trường tài chính. Không chỉ tự mình ban hành các quy định, các cơ quan quản lý của Thái Lan và các tổ chức liên quan đến TTCK thường phối hợp nhau để cải thiện các vấn đề về quản trị doanh nghiệp trong các CTNY ở Thái Lan. Gần đây, cả hai cơ quan quản lý là Ủy ban chứng khoán nhà nước và SET đã mở rộng ranh giới pháp lý. Các quy định mới và mang tính cập nhật được ban hành, một số luật mới đã được ban hành hoặc sửa đổi; Các biện pháp giám sát quản lý đã được tăng cường và thúc đẩy quá trình quản trị công ty cũng như gia tăng các biện pháp thực thi pháp luật và các quy định hiện hành. Điều này đã mang đến những bước cải tiến mạnh mẽ về công bố và minh bạch thông tin của các công ty đại chúng. 2.2.2 Minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Hồng Kông So sánh thực tế quản trị công ty của Hồng Kông với quản trị công ty ở những nước khác trong khu vực thì theo báo cáo của Tập đoàn môi giới chứng khoán Châu Á (CLSA, 2004), Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai trong số các nước ở Đông Á. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu chung (Standard & Poor, 2004) về tiêu chuẩn công bố thông tin được thực hiện bởi Standard & Poor và Đại học Quốc gia Singapore, các doanh nghiệp Hồng Kông đã được xếp hạng thứ ba sau Singapore, Malaysia và trước Thái Lan về vấn đề công bố thông tin. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng tình trạng thiếu các giám đốc độc lập và thông tin công bố không đầy đủ là hai vấn đề lớn liên quan đến quản trị công ty tại các CTNY Hồng Kông. Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông (HKEx) là cơ quan quản lý chủ yếu chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên và ban hành các quy định đối với các CTNY, các giám đốc, cổ đông kiểm soát và các bên hữu quan về tất cả các vấn đề liên quan đến CTNY. Các quy định theo luật định do Chủ tịch UBCKNN ban hành nhằm đảm bảo thông tin được công bố đầy đủ và sự công bằng đối với công chúng đầu tư. Ngoài ra, cơ quan này cũng tiến hành kiểm tra định kỳ những bên tham gia vào TTCK và giải quyết các khiếu nại của công chúng về hành vi sai trái của những tổ chức trung gian và các sự cố xảy ra trên thị trường. 2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua nghiên cứu về tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK của một số quốc gia trên thế giới thuộc khối ASEAN là Thái Lan và một nước Châu Á là Hồng Kông, có TTCK khá phát triển so với các nước khác trong khu vực, có thể rút ra những bài học sau: Để đảm bảo tính minh bạch TTTC trên TTCK cần có rất nhiều điều kiện, bao gồm các điều kiện bên ngoài tác động đến mức độ minh bạch TTTC là các điều kiện về pháp lý và quản lý nhà nước; cụ thể là hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan đến quá trình công bố TTTC. Ngoài ra, còn có các điều kiện bên trong như: hệ thống kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo của doanh nghiệp, ban kiểm soát và kiểm toán độc lập; đây là những điều kiện tác động và chi phối đến chất lượng xử lý dữ liệu kế toán phục vụ cho việc soạn lập BCTC của doanh nghiệp. 2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT NỀN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH MINH BẠCH TTTC 2.3.1 Lý thuyết thông tin hữu ích Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như
  12. 10 một tài liệu quan trọng cho việc ra quyết định kinh tế. Minh bạch TTTC được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của TTTC đối với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đánh giá hiệu quả tác dụng của việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý chứ không đơn thuần là để phục vụ theo yêu cầu của pháp luật. Lý thuyết này được sử dụng để giải thích về việc sử dụng công ty kiểm toán quy mô lớn, có uy tín nhằm khẳng định tính minh bạch của TTTC cung cấp cho cổ đông của các công ty cổ phần đại chúng được lý giải trong giả thuyết nghiên cứu ở những phần sau. 2.3.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Thông tin bất cân xứng trên TTCK xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu được thông tin riêng (Kyle,1985 trích trong Ravi 2005) hoặc có nhiều thông tin công bố hơn về một công ty (Kim và Verrecchia,1994 và 1977 trích trong Ravi 2005) so với các nhà đầu tư còn lại. Lý thuyết thông này được sử dụng để lý giải về việc phát tín hiệu ra thị trường hay tăng cường công bố thông tin tốt để giúp nhà đầu tư phân biệt chứng khoán tốt và xấu của các công ty cổ phần đại chúng. Đồng thời, góp phần giải thích ảnh hưởng của nhân tố kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất đòn bẩy tài chính hay mức độ tập trung quyền sở hữu đến tính minh bạch TTTC của các CTNY trong các giả thuyết ở phần sau. 2.3.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin Công bố thông tin có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Để minh bạch TTTC, yêu cầu về việc thiết lập một hệ thống để thực hiện quá trình thu thập, xử lý và trình bày thông tin một cách hữu hiệu là hết sức cần thiết. Ngoài các chi phí phải bỏ ra để thiết lập nguồn thông tin bình thường, để thông tin được cung cấp một cách minh bạch, doanh nghiệp cần phải tiêu tốn nhiều chi phí hơn bình thường. Do đó việc xem xét và cân nhắc giữa lợi ích và chi phí được đặt ra cho quá trình công bố thông tin của doanh nghiệp. Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin được sử dụng để giải thích về việc cân bằng lợi ích và chi phí khi tăng cường sự minh bạch của các CTNY. Lý thuyết này góp phần lý giải ảnh hưởng giữa quy mô công ty đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trong các giả thuyết nghiên cứu ở các phần tiếp theo. 2.3.4 Lý thuyết đại diện (Agency theory) Lý thuyết người chủ - người đại diện (lý thuyết đại diện) xuất hiện trong bối cảnh việc quản trị kinh doanh gắn liền với những nghiên cứu về hành vi của người chủ và người làm thuê thông qua các hợp đồng. Nội dung của lý thuyết gồm các điểm chính sau: - Chủ thể hay chủ sở hữu vốn, và người đại diện hay nhà quản trị luôn đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (lợi ích của họ). Trong khi đó nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình. - Việc không đồng nhất lợi ích giữa cổ đông (chủ sở hữu) và Giám đốc (người đại diện) làm phát sinh một loại chi phí gọi là “chi phí đại diện”. Đây là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả. Chi phí này bằng không khi chủ sở hữu đồng thời là Giám đốc công ty. Chi phí đại diện càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ phiếu công ty. Các chi phí đại diện bao gồm: chi phí giám sát, chi phí ràng buộc và chi phí cơ hội.
  13. 11 Lý thuyết đại diện được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố quy mô công ty, kết quả tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất đòn bẩy tài chính hay cơ cấu HĐQT đến tính minh bạch TTTC của các CTNY trong các giả thuyết nghiên cứu ở những phần tiếp theo. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng thể và (2) nghiên cứu kiểm định. Nghiên cứu tổng thể sử dụng phương pháp định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong nghiên cứu, đảm bảo thang đo xây dựng phù hợp với lý thuyết và được cụ thể hoá bằng thực tế. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm: nhóm gồm 20 người, thực hiện bằng cách khảo sát các chuyên gia nhằm khám phá các nhân tố. Nghiên cứu kiểm định được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu kiểm định sử dụng phương pháp định lượng thông qua phương pháp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên TTCK Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường, mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình cũng như đề xuất mô hình hồi quy phản ánh mối tương quan giữa mức độ minh bạch TTTC và các nhân tố ảnh hưởng. 3.1.2 Khung nghiên cứu của luận án Nội dung nghiên cứu - Đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN. - Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK VN Cơ sở lý thuyết Thông tin tài chính - Minh bạch TTTC Mô hình nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC Đo lường mức độ minh bạch TTTC Nghiên cứu tổng thể (Định tính) Thảo luận trực tiếp chuyên gia Hiệu chỉnh mô hình, hoàn thiện bảng câu hỏi và thang đo Nghiên cứu kiểm định (Nghiên cứu định lượng) - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY. - Khảo sát nhà đầu tư cá nhân thông qua bảng hỏi để đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY - Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. - Mô hình hồi quy phản ảnh mối tương quan giữa minh bạch và các yếu tố trong mô hình 1. Hình 3.1: Khung nghiên cứu của luận án
  14. 12 3.1.3 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, thiết lập mô hình và xây dựng thang đo. Bước 2: Nghiên cứu tổng thể Bước 3: Nghiên cứu kiểm định 3.1.4 Giới thiệu thang đo mức độ minh bạch TTTC của các CTNY Như đã trình bày trong chương 2 của luận án, có nhiều cách thức khác nhau để đo lường mức độ minh bạch TTTC trong các nghiên cứu trước đây, phụ thuộc vào mục tiêu và cách tiếp cận của từng nghiên cứu. Các chỉ số dùng làm thước đo mức độ minh bạch TTTC được sử dụng trong một số nghiên cứu trước như T&D của S&P, CIFAR của IAAT hoặc ITDRS được xây dựng ở Đài Loan đều dựa trên các tiêu chí nhất định để chấm điểm. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này, cách tiếp cận của luận án là nhằm đo lường mức độ minh bạch TTTC dựa theo cảm nhận/đánh giá của nhà đầu tư. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp luận và nguyên tắc QTCT của OECD để xây dựng câu hỏi đánh giá. Như vậy, thang đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY, dựa trên các nguyên tắc quản trị công ty của OECD 2004 gồm 6 thành phần trong lĩnh vực “CBTT và Tính minh bạch trong Quản trị công ty” làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi. 3.2 THIẾT LẬP MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH MINH BẠCH TTTC CỦA CÁC CTNY TẠI VIỆT NAM 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Từ cơ sở nghiên cứu các mô hình liên quan đến tính minh bạch TTTC, sau khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin liên quan đến đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị ở góc độ công ty, kết hợp đặc điểm của các CTNY Việt Nam cho phù hợp với môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam, đề tài tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu đề xuất này, tổng hợp những ưu điểm nổi bật từ các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY ở góc độ công ty, được kế thừa từ các kết quả nghiên cứu trước. Mô hình đề xuất có biến phụ thuộc được xác định là tính minh bạch TTTC CTNY và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC CTNY, bao gồm các biến sau: MINH BẠCH THÔNG TIN NHÂN TỐ NHÂN TỐ TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ HIỆU QUY ĐÒN TÌNH TÀI QUẢ SỬ KIỂ CƠ MÔ BẨY M QUYỀN QUY HÌNH SẢN DỤNG CẤU SỞ MÔ CÔNG TÀI TÀI THẾ TOÁ TY TÀI HĐQT HỮU HĐQT CHÍNH CHÍNH CHẤP SẢN N Hình 3.3–Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC CTNY” Các nhân tố ảnh hưởng của mô hình nghiên cứu trên được xem xét trong điều kiện thỏa mãn các yêu cầu về minh bạch TTTC trên cơ sở các lý thuyết nền đã xác định ở mục 2.3.
  15. 13 Ngoài ra, mối liên hệ giữa từng nhân tố ảnh hưởng với mức độ minh bạch TTTC của các CTNY được giải thích trên cơ sở lý thuyết nền thông qua việc phân tích các giả thuyết nghiên cứu được trình bày dưới đây. 3.2.2 Xây dựng các giả thuyết trong mô hình  Các đặc điểm tài chính ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC: (1) Biến quy mô: Các nghiên cứu trước đây đã xác định biến quy mô có ảnh hưởng đáng kể đến tính minh bạch thông tin và quá trình công bố thông tin BCTC của các công ty. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng công ty có quy mô lớn thì minh bạch hơn công ty nhỏ. Nhận định này được rút ra từ kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia của các tác giả: Wallace. (1994) và Zarzeski (1996)), Robert Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003), Khanna và cộng sự (2004). Giả thuyết H1: Các công ty có quy mô lớn thì minh bạch hơn các công ty có quy mô nhỏ. (2) Biến đòn bẩy tài chính: Một số nghiên cứu của các tác giả trước đây cho rằng, công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ công bố thông tin nhiều hơn các công ty có đòn bẩy tài chính thấp. Một số nghiên cứu có kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định trên là nghiên cứu của Ahmed và Courtis (1999) với lý do đưa ra là khi các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao thì sẽ chịu sự giám sát nhiều hơn từ các bên liên quan. Các chủ nợ sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin nhiều hơn để đảm bảo lợi ích cho họ. Ngoài ra, nhà quản lý sẽ thuyết phục các chủ nợ trong việc cho vay bằng việc công bố thông tin nhiều hơn để giảm chi phí nợ vay. Giả thuyết H2: Các công ty có đòn bẩy tài chính cao thì mức độ MBTT càng cao. (3) Biến kết quả tài chính: Một số nghiên cứu của các tác giả cho rằng, kết quả tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Cụ thể, công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng công bố thông tin cho các nhà đầu tư bên ngoài hơn là công ty có lợi nhuận thấp. Đồng tình với nhận định này có các nghiên cứu của Lang và lundholm (1993) và Khanna và cộng sự (2004). Giả thuyết H3: Công ty có lợi nhuận tốt sẵn sàng CBTT hơn là công ty có lợi nhuận thấp (4) Biến tài sản đảm bảo: Một số kết quả nghiên cứu cho rằng công ty có giá trị tài sản cao thì sẽ công bố thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài nhiều hơn nhằm giúp cho nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư (nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) khi thực nghiệm tại TTCK Hồng Kông). Tuy nhiên, ngược với kết quả nghiên cứu trên là kết quả nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) lại cho rằng công ty có tài sản nhiều lại ít có nhu cầu công bố TTTC vì họ lo ngại người cho vay có thể nắm giữ quyền sở hữu tài sản của công ty nếu công ty bị phá sản. Giả thuyết H4: Các công ty có giá trị tài sản càng cao thì càng CBTT nhiều hơn. (5) Biến hiệu quả sử dụng tài sản: Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản cao thì mức độ công bố thông tin cao hơn công ty có hiệu quả sử dụng tài sản thấp vì các công ty có hiệu quả sử dụng tài sản cao có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn; do vậy các công ty này công bố thông tin nhiều hơn và thông tin minh bạch hơn. Giả thuyết H5: Công ty có hiệu quả sử dụng tài sản càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng cao.
  16. 14 (6) Biến công ty kiểm toán: Nhiều nghiên cứu cho rằng nội dung của báo cáo hàng năm có thể bị ảnh hưởng bởi việc các CTNY được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán lớn hay nhỏ (Kết quả nghiên cứu của Fargher, Taylor, and Simon (2001), Archambault (2003)). Các nghiên cứu trước phân chia quy mô công ty kiểm toán theo 2 nhóm là nhóm công ty kiểm toán Big four và nhóm không phải Big four: với nhận định là các công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn (Big four) có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác. Giả thuyết H6: công ty được kiểm toán bởi một trong các công ty kiểm toán lớn (Big four- Big 4) có thể công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác (Non Big four-Non Big 4).  Các đặc điểm quản trị công ty ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC: Quản trị công ty (QTCT) được đặt trên cơ sở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp. Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông...), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của Ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động. Những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí, lợi ích và quyền lợi. Điều này dẫn đến cần phải có một cơ chế để nhà đầu tư, cổ đông và các bên liên quan đến doanh nghiệp có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Các nghiên cứu thực hiện trên thế giới đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số đặc điểm về quản trị công ty đến tính minh bạch thông tin thông qua các biến như sau: (7) Biến mức độ tập trung vốn chủ sở hữu (Quyền sở hữu) (Ownership concentration) Một số nghiên cứu cho rằng mức độ sở hữu tập trung cổ phiếu có thể dẫn đến quản trị công ty tốt hơn, từ đó mức độ minh bạch thông tin cao hơn, làm giảm khả năng nhà quản lý gây thiệt hại cho các cổ đông (McConnell và Servaes, 1990, trích Chueng và cộng sự, 2005). Những công ty có nhiều nhà đầu tư sở hữu lượng cổ phiếu lớn như vậy ít phụ thuộc vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, sự cần thiết phải công bố thông tin của các công ty này có thể bị giảm sút (La Porta và cộng sự, 1999, Schadewitz & Blevins, 1998). Do đó, doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu cao sẽ minh bạch thông tin kém hơn. Giả thuyết H7: Công ty có mức độ tập trung vốn chủ sở hữu càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng thấp. (8) Biến cơ cấu Hội đồng quản trị (Board composition) Một trong những yêu cầu về QTCT là cơ cấu HĐQT, bao gồm thành viên HĐQT không thuộc ban điều hành, thành viên HĐQT độc lập. Những thành viên HĐQT không thuộc ban điều hành doanh nghiệp được cho là người thực hiện chức năng giám sát thay mặt cổ đông nhằm bảo đảm rằng sự quản lý công ty đi đúng đường lối và tối đa hóa giá trị của cổ đông. Giả thuyết H8: Cơ cấu hội đồng quản trị có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp. (9) Biến quy mô HĐQT (Board size) Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Jensen (1993), trích Chueng và cộng sự (2005), cho rằng quy mô HĐQT lớn hơn dẫn đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề quan trọng, từ đó làm cho hệ thống công bố thông tin trong công ty cũng yếu kém hơn. Giả thuyết H9: Quy mô hội đồng quản trị càng lớn thì mức độ minh bạch TTTC của các CTNY càng kém.
  17. 15 3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Phương pháp này dùng để tìm hiểu và khám phá vấn đề nghiên cứu. 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, đề tài tiến hành thảo luận và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Thành phần tham gia khảo sát và thảo luận trực tiếp trong nghiên cứu gồm 20 chuyên gia, là những người đại diện quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, các chuyên gia, kiểm toán viên, công ty/ngân hàng có hoạt động đầu tư; đây là những người đáp ứng các yêu cầu về kinh nghiệm và trình độ mà đề tài đưa ra. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ là cơ sở dùng để thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng mô hình cho nghiên cứu kiểm định. Từ việc xác định được các chỉ tiêu nhằm đánh giá mức độ minh bạch TTTC của các CTNY, chúng tôi xây dựng các thang đo trong bảng câu hỏi. Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 bậc với lựa chọn số 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu và lựa chọn số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu. 3.3.2 Nội dung nghiên cứu định tính Phần 1: Thảo luận về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của CTNY trên TTCK Việt Nam - Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị của doanh nghiệp”. Phần 2: Thảo luận về “Tiêu chí đo lường mức độ minh bạch TTTC – CTNY” 3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính Từ kết quả thảo luận với các chuyên gia về mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC CTNY và các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch TTTC CTNY, đề tài tiến hành hiệu chỉnh các thành phần của mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên cơ sở kết quả thảo luận sâu với các chuyên gia và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia. 3.3.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính phần 1: Thảo luận “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam - Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm tài chính và đặc điểm quản trị doanh nghiệp”.  Kết quả đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng các nhân tố mà đề tài đề cập đều có ảnh hưởng từ mức ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất mạnh. Riêng nhân tố tài sản đảm bảo và quy mô HĐQT có 2 ý kiến cho rằng không ảnh hưởng (chiếm tỷ lệ 10%). Có 4 ý kiến, tỷ lệ 20% cho rằng quy mô doanh nghiệp ít ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của các CTNY, tương tự như vậy biến tài sản đảm bảo, mức độ tập trung quyền sở hữu và quy mô HĐQT có 2 ý kiến, chiếm tỷ lệ 10% cho rằng ít ảnh hưởng.  Đối với các ý kiến bổ sung hay điều chỉnh về nhân tố ảnh hưởng: Tổng hợp ý kiến của chuyên gia kết quả thu được: Loại bỏ 2 nhân tố và 2 giả thuyết, bổ sung 1 nhân tố và 1 giả thuyết, đổi tên 1 nhân tố và sửa 1 giả thuyết. Từ kết quả tổng hợp trên, luận án xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức với biến phụ thuộc là minh bạch TTTC (TRANS), và các biến độc lập gồm 8 biến: Quy mô công ty (SIZE), Đòn bẩy tài chính (DEBT), Lợi nhuận (PROFIT), Hiệu quả sử dụng tài sản (ASSET), Công ty kiểm toán (AUDIT), Cơ cấu HĐQT (BEXC/BNoEXC), Quy mô HĐQT (BSIZE), Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc (CHAIRMAN). Trong đó H được ký hiệu là giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY.
  18. 16 3.3.3.2 Kết quả nghiên cứu định tính phần 2: Thảo luận về “Các tiêu chí đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY”. Sau khi thảo luận: so với ban đầu đã loại bỏ 2 tiêu chí và bổ sung thêm 7 tiêu chí, kết quả cuối cùng có 17 tiêu chí, tương ứng 17 câu hỏi được đưa vào bảng câu hỏi khảo sát và đưa vào thang đo các thành phần để đo lường mức độ minh bạch TTTC của các CTNY. 3.4 NGHIÊN CỨU KIỂM ĐỊNH THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG 3.4.1 Xây dựng thang đo mức độ minh bạch TTTC của các CTNY - Thang đo nội dung công bố thông tin: Công bố thông tin phải bao gồm, nhưng không hạn chế, các thông tin quan trọng liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động, sở hữu….”. - Thang đo phản ánh sự phù hợp tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố TTTC: Thông tin phải được chuẩn bị và công bố phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng cao về công bố thông tin kế toán, tài chính. - Thang đo phản ánh chất lượng của kiểm toán độc lập: Kiểm toán hàng năm phải được tiến hành bởi một đơn vị kiểm toán độc lập, đủ năng lực và có chất lượng cao. - Thang đo phản ánh trách nhiệm của kiểm toán độc lập: Kiểm toán độc lập phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông và có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm toán một cách chuyên nghiệp đối với công ty. - Thang đo sự thuận tiện (phổ biến) của thông tin: Các kênh phổ biến thông tin phải tạo điều kiện tiếp cận thông tin bình đẳng, kịp thời và hiệu quả chi phí cho người sử dụng. 3.4.2 Xác định phương pháp đo lường và tính toán các yếu tố ảnh hưởng tính minh bạch TTTC của các CTNY Ngoài biến phụ thuộc là mức độ minh bạch TTTC CTNY được đo lường bằng cách thu thập số liệu từ kết quả khảo sát nhà đầu tư, các biến độc lập, như kết quả nghiên cứu định tính ở phần trên, gồm 8 biến là 8 nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC gồm: quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán, cơ cấu HĐQT, quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ. Các yếu tố đó được gọi là các biến quan sát kèm theo các giả thuyết liên quan được đo lường như sau: (1) Biến 1: Quy mô công ty Biến quy mô công ty – ký hiệu là SIZE. Có 3 cách xác định quy mô công ty là dựa vào tổng tài sản, doanh thu và giá trị vốn hóa thị trường của công ty (đặc tính thị trường). (2) Biến 2: Đòn bẩy tài chính Biến đòn bẩy tài chính – ký hiệu là DEBT. Có nhiều cách đo lường biến đòn bẩy tài chính nhưng trong nghiên cứu này, đề tài xác định biến đòn bẩy tài chính theo cách dựa trên tổng nợ phải trả chia tổng tài sản (dựa theo cách tính mà Cheung và cộng sự chọn) (3) Biến 3: Lợi nhuận Biến lợi nhuận – ký hiệu là PROFIT. Biến này, dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay thành quả của một doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này đề tài chọn cách xác định lợi nhuận công ty theo tiêu thức tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). (4) Biến 4: Hiệu quả sử dụng tài sản Biến hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện chính là vòng quay của tổng tài sản – ký hiệu là ASSET. Biến này dùng để đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản.
  19. 17 (5) Biến 5: Kiểm toán Biến kiểm toán – ký hiệu là AUDIT. Biến này dùng để phân biệt quy mô và uy tín của công ty kiểm toán mà các CTNY thuê làm công ty kiểm toán độc lập. (6) Biến 6: Cơ cấu Hội đồng quản trị Biến cơ cấu Hội đồng quản trị, theo nghiên cứu của S.Y Cheung et al (2005) có 2 cách để đo lường biến này là: (1) Đo bằng tỷ lệ giám đốc điều hành trong Hội đồng quản trị (ký hiệu là BEXC); (2) Đo bằng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT hoặc đo gián tiếp bằng tỷ lệ Giám đốc điều hành không có trong HĐQT do việc đo lường trực tiếp không thực hiện được (ký hiệu là BNoEXC). (7) Biến 7: Quy mô Hội đồng quản trị Biến quy mô Hội đồng quản trị, ký hiệu là BSIZE, theo nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2005) được đo lường bằng số lượng thành viên trong hội đồng quản trị. (8) Biến 8: Sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Biến sự kiêm nhiệm giữa Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, ký hiệu là CHAIRMAN. 3.4.3 Thiết kế chương trình nghiên cứu kiểm định 3.4.3.1 Mẫu nghiên cứu Mặc dù TTCK VN hiện có 2 sàn hoạt động tại TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX), nhưng luận án chọn mẫu nghiên cứu tại sàn HOSE vẫn đảm bảo tính đại diện vì tính đến thời điểm nghiên cứu (10/7/2013), sàn HOSE có thời gian hoạt động khá dài, quy mô lớn hơn rất nhiều HNX, đại diện cho gần 90% giá trị vốn hóa toàn thị trường. Trên sàn HOSE tính đến thời điểm nghiên cứu có tất cả 308 CTNY. Sau đó loại trừ những công ty bắt đầu niêm yết trong năm 2012, 2013 và các công ty trong lĩnh vực tài chính còn lại 269 công ty. Trong số 269 công ty này, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để lọc ra 178 CTNY để đưa vào mẫu nghiên cứu định lượng chính thức (Đáp ứng yêu cầu về cỡ mẫu tối thiếu theo kết quả nghiên cứu của deVaus, D.A. (2002)). 3.4.3.2 Phương pháp và quy trình thu thập dữ liệu a. Thu thập phiếu điều tra để đo lường mức độ minh bạch TTTC CTNY Luận án sẽ lấy ý kiến trung bình của 10 nhà đầu tư cho mỗi CTNY trong mẫu. Với 178 CTNY cần trung bình 1.780 phiếu khảo sát. b. Đo lường và tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC CTNY Nhằm xác định và đo lường thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch TTTC của các CTNY, chúng tôi tiến hành tính toán các nhân tố ảnh hưởng của 178 CTNY được xác định trên mẫu nghiên cứu định lượng thông qua các website liên quan. Đối với các công ty mẹ thì BCTC được chọn là BCTC hợp nhất. 3.4.3.3 Đối tượng khảo sát Đối tượng trả lời các bảng câu hỏi khảo sát là những nhà đầu tư cá nhân, có tham gia đầu tư vào các CTNY trong mẫu nghiên cứu. 3.4.4 Mô hình hồi quy Nhằm thiết lập mối tương quan giữa mức độ minh bạch và một số đặc điểm tài chính và quản trị công ty, đề tài sẽ phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là mức độ minh bạch và biến độc lập là các đặc điểm đã nêu trên. Ngoài ra, để kiểm tra các giả thuyết đã nêu trên có phù hợp và có ý nghĩa hay không, đề tài tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa các biến và kiểm
  20. 18 định các giả thuyết trên cơ sở mẫu được chọn lọc từ tổng thể. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích thống kê hai biến và phân tích thống kê đa biến. 3.4.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo mức độ minh bạch TTTC CTNY Để đánh giá độ tin cậy của thang đo này, đề tài sử dụng 2 công cụ chính là: (1) Hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) Phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. 3.4.4.2 Đánh giá mối quan hệ giữa các biến Để kiểm tra mối quan hệ và tương quan của hai biến trong mỗi giả thuyết, đề tài sẽ dựa vào tính chất quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là hai biến định lượng – định tính hay định lượng – định lượng để lựa chọn kỹ thuật phân tích phù hợp. - Đối với các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6A, H7, đề tài sẽ sử dụng kiểm định mối liên hệ giữa hai biến định lượng (khoảng cách hoặc tỷ lệ). - Đối với giả thuyết H5 và H8, sẽ kiểm định sự khác biệt của trung bình hai mẫu độc lập và xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là định lượng và biến độc lập là định tính. 3.4.4.3 Phương trình hồi quy đề xuất Trên cơ sở các giả thuyết, các biến được trình bày ở phần trên, đề tài đề xuất phương trình hồi quy dự kiến phản ánh mối tương quan giữa “Mức độ minh bạch TTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch TTTC của các CTNY” theo phương trình hồi quy như sau: TRANSi = α + β1SIZEi + β2DEBTi + β3PROFITi + β4ASSETi + β5AUDITi + β6BEXCi + β7BSIZEi + β8CHAIRMANi + εi CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1 Đánh giá thực trạng mức độ minh bạch TTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam Để có được những đánh giá khách quan và toàn diện về mức độ minh bạch TTTC của các CTNY cũng như giải thích được kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ và hợp lý, luận án tiến hành tìm hiểu sơ lược tình hình hoạt động của CTNY trên TTCK và đặc biệt là đi sâu vào tìm hiểu thực trạng mức độ minh bạch TTTC của các CTNY qua nhiều góc nhìn khác nhau. 4.1.2 Đánh giá tình hình lập, trình bày và công bố TTTC của các CTNY 4.1.2.1 Đánh giá chung của các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cơ quan chức năng về chất lượng TTTC và tính minh bạch thông tin của các CTNY - “Báo động về tính minh bạch BCTC tại DN niêm yết” - Tình trạng chậm công bố thông tin của các CTNY ngày càng nghiêm trọng hơn. - Bức xúc của cổ đông vì sự thiếu minh bạch thông tin của doanh nghiệp 4.1.2.2 Khảo sát sơ bộ về tình hình lập, trình bày và công bố TTTC của các CTNY trong thời gian qua. Kết quả cho thấy: - Sai lệch giữa thông tin công bố trên BCTC trước và sau kiểm toán ở mức rất lớn, đặc biệt là kết quả kinh doanh. - Việc lập và trình bày thông tin trên BCTC của một số CTNY còn thiếu và chưa rõ ràng, minh bạch, mắc quá nhiều sai sót và vi phạm chuẩn mực kế toán Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2