intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù

Chia sẻ: Kequaidan6 Kequaidan6 | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng trên địa bàn TP.HCM trong những năm qua. Từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của Thành phố, trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 54 của Quốc Hội giao cho TP.HCM thí điểm từ 2018 đến nay và đến giai đoạn 2025, tầm nhìn 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nâng cao chất lượng tăng trưởng (CLTT) là mục tiêu quan trọng của hầu hết   các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển hoặc đang phát triển. Nâng   cao CLTT sẽ  tạo điều kiện để  khắc phục tình trạng đói nghèo, kém phát triển, nâng   cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần giải quyết tốt những vấn   đề  xã hội, đồng thời bảo vệ  môi trường, sinh thái. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã   chứng kiến những mặt trái của tăng trưởng nhanh đối với một số  quốc gia như  tăng  trưởng kinh tế  (TTKT) nhanh dẫn đến tình trạng tàn phá tài nguyên, môi trường sinh   thái, thể chế kinh tế và chính trị không ổn định; phân hoá giàu nghèo tăng, sự phát triển   của văn hoá ­ xã hội không theo kịp sự phát triển của kinh tế… Trước tình hình đó, các  quốc gia cũng như các địa phương trong quá trình hoạch định các chính sách phát triển   luôn quan tâm đến CLTT, làm sao để vừa TTKT nhanh, vừa phát triển bền vững; giải  quyết hài hòa giữa tăng trưởng nhanh nhất với chất lượng tăng trưởng; đồng thời giải  quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; gìn giữ và phát triển môi trường  sinh thái; xây dựng một thể chế kinh tế ổn định, hiệu quả.  Tốc độ TTKT của thành phố trong hơn 30 năm qua từ khi đổi mới đến nay luôn   cao hơn từ 1,5 đến 1,8 lần so với tốc độ TTKT chung của cả nước, từ đó đã góp phần   đưa thành phố trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước, là “cực tăng trưởng” lớn nhất, là   trung tâm kinh tế  lớn nhất của cả  nước, giữ  vai trò và vị  trí là hạt nhân của Vùng  KTTĐPN. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, thời gian qua kinh tế TPHCM vẫn   chủ  yếu là thực hiện phương thức tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng theo số  lượng và mở rộng quy mô là chủ  yếu. Phương thức tăng trưởng này tuy có những ưu   điểm nhất định trong việc đạt mục tiêu về tăng tốc độ và quy mô về GDP nhưng trong  dài hạn và đặc biệt lả  khi nền kinh tế  ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế  quốc tế,   cạnh tranh ngày càng gay gắt thì phương thức tăng trưởng chủ  yếu theo chiều rộng,  theo số lượng sẽ bộc lộ nhiều hạn chế. Vỉ vậy chuyển đổi phương thức tăng trưởng   chủ  yếu từ  theo chiều rộng, theo số  lượng sang phương thức tăng trưởng chủ  yếu 
  2. theo chiều sâu và chất lượng là một tất yếu khách quan và là yêu cầu cấp bách khi thế  giới và Việt Nam bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cũng có thể  nói rằng,  nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế  là nội dung “hạt nhân’’; nội dung hàng đầu   của tái cấu trúc kinh tế TP.HCM nói riêng, kinh tế Việt Nam nói chung. Nghị  quyết số  54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 ban hành đến nay được 2 năm,  Thành   phố   đã   triển   khai   Kế   hoạch   số   171/KHTU   ngày   28/12/2017   triển   khai   các   chương trình, đề án, kế hoạch để thực hiện và Hội đồng Nhân dân Thành phố  chuẩn  bị  ban hành nhiều Nghị  quyết liên quan đến Nghị  quyết số  54 của Quốc hội. Nhìn   chung việc vận dụng và triển khai Nghị quyết ở bước đầu , nhiều chương trình, đề án  đang nghiên cứu, nhiều vấn đề, nội dung mới có liên quan đến Luật, Nghị định, Thông   tư hiện hành nên việc áp dụng thí điểm cũng phải nghiên cứu; so sánh, cân nhắc, lấy ý   kiến các Bộ, ngành liên quan và xin chỉ  đạo của Trung  ương, Chính phủ....Do vậy,  việc nghiên cứu sâu, đầy đủ, đồng bộ mối quan hệ giữa chất lượng tăng trưởng kinh  tế và cơ chế đặc thù mà Quốc Hội cho phép vận dụng trên địa bàn Thành phố  là cần  thiết. Từ  đó mới khái quát lại những kết quả, các mặt được, hạn chế, các nội dung  cần bổ sung, hoàn thiện, góp ý để hoàn thiện cơ chế thí điểm đặc thù và sơ kết, tổng  kết vấn đề nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố sau khi có   triển khai cơ  chế  đặc thù này. Đồng thời sau hơn 30 năm đổi mới chất lượng tăng  trưởng kinh tế  trên địa bàn Thành phố  vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế,  chưa khai thác hết nguồn lực hiện có, đặc biệt là nguồn lực về  đất đai, chất xám,  công nghệ  của Thành phố; chất lượng tăng trưởng kinh tế  Thành phố  còn chưa đạt  yêu cầu và bị  kìm hãm bởi cơ  chế, chính sách chưa phù hợp trong thực tiễn của một  Thành phố lớn có quy mô dân số hơn 10 triệu người. Nghị quyết số 54 của Quốc Hội   ban hành sẽ  tạo điều kiện thuận lợi cho Thành phố  trong việc khai thác nguồn lực   (nhất là nội lực từ đất đai, chất xám, tri thức, công nghệ...). Do vậy, cần phải nghiên  cứu để phát huy, vận dụng vào việc nâng cao CLTT kinh tế Thành phố. Đó là lý do tác  giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên địa bàn Thành   phố  Hồ  Chí Minh trong bối cảnh thực hiện cơ  chế  đặc thù”  làm luận án tiến sĩ 
  3. kinh tế, chuyên ngành kinh tế  chính trị  (KTCT), để  phân tích, nghiên cứu và đánh giá   thực chất CLTT của thành phố  thời gian qua. Từ  đó, đề  xuất các định hướng và giải  pháp nhằm nâng cao CLTT trên địa bàn TPHCM trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc   thù từ đầu năm 2018 đến nay và sơ kết ­ tổng kết để kiến nghị các cấp có thẩm quyền  vận dụng cho giai đoạn sau năm 2020 ­  2025 và tầm nhìn 2030. 2. Tiếp cận nghiên cứu ­ Một là, tiếp cận CLTT theo những đặc trưng của phát triển bền vững bao   gồm: nâng cao CLTT kinh tế, gắn với giải tốt quyết tốt các vấn đề  xã hội, đảm bảo   an sinh XH; bảo vệ  và phát triển môi trường, sinh thái; xây dựng cơ  chế  kinh tế   ổn  định, hiệu quả. ­ Hai là, tiếp cận đánh giá CLTT thuần túy về mặt kinh tế, dựa trên cơ sở phân  tích, đánh các yếu tố đầu vào tác động đến TTKT, dưới dạng như hàm sản xuất tổng  quát, biểu thị mối quan hệ phụ thuộc giữa đầu ra với các nhân tố đầu vào. 3. Mục tiêu, giả thiết và câu hỏi nghiên cứu của luận án 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về CLTT trên địa bàn   TPHCM trong những năm qua. Từ đó, đề  xuất những định hướng và giải pháp nhằm   nâng cao CLTT của Thành phố, trong bối cảnh thực hiện cơ  chế  đặc thù theo Nghị  quyết 54 của Quốc Hội giao cho TPHCM thí điểm từ 2018 đến nay và đến giai đoạn  2025, tầm nhin 2030.  3.2. Giả thiết nghiên cứu 3.2.1. Lý thuyết và thực tiễn đã chỉ  ra những mô hình tăng trưởng khác nhau.   Mỗi mô hình đều có những  ưu, nhược điểm, có những  ưu thế  và thế  mạnh riêng.   Nhưng  ở  góc độ  của phát triển kinh tế  hiện nay và căn cứ  vào thực tiễn TPHCM thì  mô hình tăng trưởng bền vững tỏ ra có nhiều lợi thế và phù hợp với kinh tế TPHCM. 3.2.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế  TPHCM thực hiện theo hướng tiếp cận   theo hướng những đặc trưng của phát triển bền vững, tiến bộ  công bằng xã hội và   gắn với cơ  chế  đặc thù mà Nghị  quyết 54 của Quốc hội đã giao cho Thành phố  thế 
  4. nào?  3.2.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế TPHCM được đo lường và biểu hiện trên   các khía cạnh; ­ Duy trì tốc độ tăng trưởng cao hợp lý và ổn định trong thời gian dài. ­ Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ  cấu kinh tế  theo hướng   hiện đại (theo ngành và lĩnh vực, theo thành phần kinh tế) ­ Năng suất các nhân tố tổng hợp cao (TFP)  và đóng góp tỷ trọng ngày càng lớn  vào tốc độ tăng GRDP của Thành phố. ­ Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế  TPHCM bằng việc nâng cao hiệu   quả, năng suất các yếu tố  đầu vào. Theo dạng hàm sản xuất tổng quát và biểu hiện  mối quan hệ phụ thuộc giữa đầu ra với các nhân tố đầu vào: Y=Fi (i=1,n). ­ Tăng trưởng gắn với đảm bảo nâng cao hiệu quả  kinh tế  và năng lực cạnh   tranh của nền   kinh tế (các yếu tố về hiệu quả như năng suất lao động, GRDP/người,   tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội/GRDP...) ­ Tăng trưởng kinh tế  gắn với bảo vệ  môi trường sinh thái và phát triển bền   vững. Chất lượng tăng trưởng và công bằng xã hội là những nội dung “ hạt nhân” của   phát triển bền vững. ­ Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện mở rộng dân chủ và tiến bộ công bằng  xã hội, đây là cốt lõi của sự phát triển. Chất lượng tăng trưởng và công bằng xã hội có   quan hệ mật thiết, hỗ tương lẫn nhau, là điều kiện tiền đề của nhau. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu, giả thiết nghiên cứu trả lời những câu hỏi sau đây: (1) Mô hình tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế  TPHCM sẽ có nội  dung cụ thể, tiêu chí so sánh như thế nào? (2) Nội dung của công bằng xã hội, phát triển bền vững và mối quan hệ  giữa   chất lượng tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, phát triển bền vững trên địa bàn  TPHCM biểu hiện như thế nào? (3)Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội và phát  
  5. triển bền vững trên địa bàn TPHCM thời gian qua thế nào? Những kết quả  đạt được  và nguyên nhân? Đang có những tồn tại, hạn chế gì? Nguyên nhân của những tồn tại,  hạn chế đó? (4) Những định hướng và giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng  kinh tế và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2020– 2025, tầm  nhìn 2030 và trong bối cảnh thực hiện cơ chế đặc thù theo Nghị  quyết 54 của Quốc   hội giao cho TPHCM làm thí điểm từ năm 2018 đến nay. Mối quan hệ và sự tác động  của cơ chế đặc thù để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Thành phố  ra sao? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu  (1) Nghiên cứu thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ, công bằng   xã hội và phát triển bền vững trên địa bàn TPHCM trên các phương diện: cơ cấu kinh   tế, hiệu quả  kinh tế, an sinh xã hội, hiệu quả  quản lý Nhà nước; tình trạng thất   nghiệp, phân cực giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, môi trường đầu tư  và phát  triển; bảo vệ môi trường sinh thái và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. (2) Phân tích đánh giá các chỉ tiêu, các nội dung chất lượng tăng trưởng kinh tế,  công bằng xã hội và phát triển bền vững trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2010 ­ 2018 và  trong chừng mực nhất định có so sánh các chỉ  tiêu đồng nhất này với cả  nước. Nhận  định những thành tựu, hạn chế và rút ra nguyên nhân của thành tựu, hạn chế đó 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về thời gian: giới hạn nghiên cứu của luận án tập trung chủ yếu vào phân tích   thực trạng giai đoạn 2012 – 2018. ­ Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu trên phạm vi TPHCM. Nguồn số liệu nghiên cứu của đề tài Thứ  nhất, đề  tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra khảo sát  mức sống dân cư  trên địa bàn thành phố  giai đoạn 2012 – 2018, của Cục thống kê   TPHCM, các số liệu trong niên giám thống kê TPHCM qua các năm, số liệu tổng hợp 
  6. của Sở Lao động ­ Thương binh ­ Xã hội, Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo thành phố,  Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công ­ Thương; Sở Giáo dục và Đào tạo... Thứ hai, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành điều tra,   khảo sát và xin ý kiến của các chuyên gia trên địa bàn TPHCM về các vấn đề liên quan   đến kinh tế, phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, môi  trường, cơ  chế, chính sách… trên địa bàn TPHCM. Qua đó, có được đánh giá thực tế  hơn về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.  5. Những điểm mới của luận án Một là, kế  thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước đây, luận án đã   hình thành (xây dựng) khung lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế, công bằng xã   hội và phát triển bền vững, đề  xuất mô hình tăng trưởng kinh tế  và nâng cao chất   lượng tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TPHCM gắn với thực hiện cơ chế đặc thù. Hai là, luận án phân tích, rút ra các bài học kinh nghiệm của các nước như Nhật   Bản, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Pháp trong việc nâng cao CLTT, qua đó tham  khảo những kinh nghiệm thành công cũng như những sai lầm mà các nước khác đã trải   qua để rút ra bài học cho TPHCM để nâng cao chất lượng tăng trưởng. Ba   là,  luận   án   phân   tích,   đánh   giá   bức   tranh   tổng   quát   CLTT   trên   địa   bàn  TPHCM, trước hết là về  CLTT kinh tế  thông qua các chỉ  tiêu tổng hợp về  kinh tế,   năng suất tổng hợp về hiệu quả sử dụng các nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế;   chất lượng giải quyết các vấn đề xã hội thông qua giải quyết việc làm, nâng cao phúc  lợi xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; chất lượng môi trường thông qua việc đảm bảo   môi trường, sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường; chất lượng thể chế thông qua việc   cải cách hành chính, ổn định KT vĩ mô, thực thi chính sách. Trên cơ sở đó, chỉ ra những   thành tựu đạt được và những hạn chế, mâu thuẫn đang đặt ra về CLTT của thành phố  giai đoạn 2011 ­ 2018. Bốn là, trên cơ sở khái quát lý luận và thực tiễn CLTT ở TPHCM thời gian qua,   kết hợp các bài học kinh nghiệm của các nước, luận án đưa ra hệ  thống các định  hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp cơ bản nhằm nâng cao CLTT ở TPHCM trong  
  7. bối cảnh thực hiện thí điểm cơ  chế, chính sách đặc thù mà Nghị  quyết số  54 của   Quốc hội giao cho TPHCM làm thí điểm và sự tác động của cơ chế đặc thù đến chất   lượng tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu   kinh tế TP. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án  gồm năm chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng  trưởng và cơ chế đặc thù Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Thực trạng chất lượng tăng trưởng trên địa bàn TPHCM giai đoạn   2011 ­ 2018 Chương 5: Định hướng và giải pháp nâng cao CLTT trên địa bàn TPHCM trong  bối cảnh thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù.
  8. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước ­ Nghiên cứu: “Đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế TP HCM giai đoạn 1990 –  2010. Định hướng và giải pháp hoàn thiện mô hình tăng trưởng đến năm 2020” Hoàng  Thị Chỉnh, Trường Đại học Kinh tế TPHCM 2011. ­ Nghiên cứu: “Quan điểm và giải pháp đảm bảo sự gắn kết giữa tăng trưởng   kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội” Hoàng Đức Thân. Hà nội 2010; ­ Nghiên cứu “Mối quan hệ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã  hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ­ Vấn đề  và giải pháp” Nguyễn Thị  Nga, Học   viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2006. ­ Đề  tài: “Nghiên cứu đề  xuất các giải pháp để  thúc đẩy chuyển dịch cơ  cấu   kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế TPHCM theo hướng cạnh tranh giai   đoạn 2011 ­ 2020 và tầm nhìn 2025”; Lương Minh Cừ, Đào Duy Huân, Trường Đại  học Tài chính Marketing, 2013. ­ Công trình nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế  và công bằng xã hội. Lý thuyết  và thực tiễn ở TPHCM”; Đỗ Phú Trần Tình.  ­ Nghiên cứu: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam”;  Đinh Quang Ty, Hoàng Đức Thân.  ­ Công trình nghiên cứu: “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế  Việt Nam thời   kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Tạp chí: “Những vấn đề kinh tế và chính trị  thế giới”; Bùi Quang Bình.  ­ Nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế  ở  Việt Nam từ đổi mới đến nay ­   Những thành tựu và hạn chế”; Trương Bá Thanh, Bùi Quang Bình;  ­ Nghiên cứu: “Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm   giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo”; Lý Thu Huệ, Quản lý Nhà nước 2014, số 222.  ­ Nghiên cứu: “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở 
  9. Việt Nam bằng phát triển kết cấu hạ tầng  ở nông thôn”; Vũ Xuân; Tiến bộ khoa học   và công nghệ Đại học Đà Nẵng 2014, số 4. ­ Công trình nghiên cứu: “Một số vấn đề xã hội nhằm giải quyết mối quan hệ  giữa tăng trưởng kinh tế  và thực hiện tiến bộ  công bằng xã hội  ở  nước ta ­ Thực   trạng và khuyến nghị”; Mai Ngọc Cường; Kinh tế và phát triển 2013, số 196. ­ Nghiên cứu: “Lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011   – 2020”. Nguyễn Công Mỹ; Quản lý kinh tế 2012, số 45. ­ Công trình nghiên cứu: “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam ­ Thực trạng   và lựa chọn cho giai đoạn 2011­ 2016”; Nguyễn Đình Cung; Tài chính 2012, số 1. ­ Nghiên cứu: “Bảo đảm gắn kết chặt chẽ  tăng trưởng kinh tế  với tiến bộ  và  công bằng xã hội trong chiến lược phát triển ở nước ta đến năm 2020”; Nguyễn Hữu   Dũng; Phát triển kinh tế 2011, số 163. ­ Nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực  hiện tiến bộ  và công bằng xã hội trong thời kỳ  quá độ”; Phạm Xuân Nam; Tạp chí  Cộng sản, 2011. ­ Công trình nghiên cứu “Kinh tế TPHCM 30 năm xây dựng và phát triển (1975­ 2005)”,  ­ Đề  tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ  “Quan hệ  giữa tăng trưởng kinh tế  với   công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới – Vấn đề và giải pháp” thực hiện năm   2006.   ­ Đề tài “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo  ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng.  ­ Đề tài: “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ  nhanh, bền   vững chất lượng cao ở Việt Nam” của tác giả TS. Đinh Văn Ân.  ­ Sách chuyên khảo: “Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế” do TS Cù   Chí Lợi chủ biên, xuất bản năm 2009.  ­ Sách chuyên khảo: “Tốc độ  và chất lượng tăng trưởng kinh tế   ở  Việt Nam”   của tác giả PGS. TS Trần Thọ Đạt xuất bản năm 2006. 
  10. ­ GS.TS Nguyễn Khắc Minh & TS. Nguyễn Việt Hùng (2010), Thay đổi cấu   trúc kinh tế Việt Nam – cách tiếp cận IO, Tạp Chí Kinh tế & Phát triển.  1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến luận án ­ Gylfason và Zoega; 2003. “Giáo dục, công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế:  một cái nhìn toàn cảnh”.  ­ Clarke và Islam; 2004. “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội” sự vận hành  chuẩn lý thuyết lựa chọn xã hội.  ­ Guisa và Frias, 1996 “Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội ở Châu Âu”.  ­ Martin Evans, Ian Gough, Đào thanh Huyền, Đỗ  Lê Thanh Ngọc; 2007 “An   sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức độ nào”.  ­ Linder, 2004 “Gia tăng chi tiêu xã hội công cộng và tăng trưởng kinh tế từ thế  kỷ 18”.  ­ Các nghiên cứu cạnh tranh của nhiều học giả đã chỉ ra vai trò cạnh tranh quốc   gia  ảnh hưởng mạnh mẽ  đến quá trình chuyển đổi cấu trúc kinh tế  và có tính quyết   định trong cất cánh kinh tế  như  Adam Smith (1776), Jasimuddin (2001), Dutta (2007),   Garelli (2004), McFetridge (1995), Heap (2007), Porter (1990)… Đây là cơ sở khoa học   của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra chỉ  số  cạnh tranh toàn cầu (GCI) với 12  nhân tố thuộc 3 nhóm (1) yếu tố cơ bản, (2) yếu tố nâng cao hiệu quả, (3) yếu tố đổi  mới và hiện đại. Tuy nhiên, các chỉ  số  GCI quá toàn diện và rất khó để  chọn điểm   nhấn cho quá trình thực hiện từ  yếu tố  nào. Ngoài ra, Schwab (2009) chỉ  ra rằng sự  khác nhau của các cột của GCI tác động đến các quốc gia là rất khác nhau, ví dụ  tốt   nhất cho quốc gia Burkina nhưng là không tốt nhất cho Thụy sĩ.  ­   Hollis   B.   Chenery   trong   tác   phẩm   Công   nghiệp   hóa   và   tăng   trưởng   (Industrialization and Growth, năm 1982)  1.3. Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án Chưa có công trình nào đi sâu phân tích CLTT kinh tế  ở các khía cạnh kinh tế,  xã hội, môi trường và cơ chế, trong bối cảnh của thực hiện cơ chế đặc thù từ sự phân   cấp và tự chủ trên địa bàn TPHCM. Đặc biệt khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54  
  11. về cơ chế đặc thù cho TPHCM áp dụng cho Thành phố từ năm 2018 đến nay thì chưa   có công trình nào nghiên cứu nào về  chất lượng tăng trưởng kinh tế  Thành phố  gắn   với cơ  chế  đặc thù thế  nào? Mối quan hệ  tác động qua lại giữa chất lượng tăng  trưởng kinh tế và cơ chế đặc thù ra sao? CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐỂ PHÁT TRIỂN  2.1. Lý luận về chất lượng tăng trưởng 2.1.1. Một số khái niệm  2.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế  Bản chất của TTKT là phản ánh sự  thay đổi về  lượng của nền kinh tế. Ngày  nay, để  đo lường sản lượng hay thu nhập của nền KT người ta thường dùng các chỉ  tiêu sau: Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross Output), tổng sản phẩm quốc nội (GDP –   Gross Domestic Product) và tổng sản phẩm trên địa bàn một thành phố, một tỉnh, một   địa phương (GRDP ­ Gross Regional Domestic Product). 2.1.1.2. Phát triển kinh tế (PTKT)  Được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. PTKT là quá trình  thay đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế, là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn   thiện và phát triển cả về kinh tế (KT) và xã hội (XH) ở mỗi quốc gia.  2.1.1.3. Phát triển bền vững  Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức tại Nam Phi năm   2002 đã xác định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,   hài hòa, hợp lý giữa ba mặt của sự phát triển, gồm:  phát triển kinh tế, cải thiện các  
  12. vấn đề xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường” 2.1.2. Một số quan điểm về tăng trưởng  Tác giả  đã đưa ra các quan điểm cổ  điển về  tăng trưởng; quan điểm của Các   Mác về tăng trưởng; mô hình tân cổ điển về tăng trưởng; Mô hình của J.M.Keynes về  tăng trưởng; Mô hình của Harrod – Domar về tăng trưởng; Quan điểm của kinh tế học  hiện đại về tăng trưởng 2.2. Cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng  Tác giả đã trình bày rõ các quan điểm về chất lượng tăng trưởng; đo lường chất  lượng tăng trưởng 2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chất lượng tăng trưởng  Khẳng định: phải chuyển từ  mô hình TTKT theo chiều rộng chủ  yếu dựa vào  khai thác yếu tố  tài nguyên và lao động giản đơn, sang mô hình TTKT theo chiều sâu   chủ yếu dựa vào KHCN và lao động tri thức. 2.3. Cơ sở lý luận về cơ chế đặc thù trong phân cấp quản lý đề phát triển  kinh tế các vùng và thành phố lớn Phần này đã nêu khái niệm cơ chế đặc thù, phân quyền ở các địa phương và các   căn cứ và cơ sở để Quốc Hội ban hành cơ chế đặc thù theo Nghị Quyết số 54 cho TP   HCM làm thí điểm. 2.4. Về cơ chế đặc thù trong phát triển kinh tế ­ xã hội ở Việt Nam Tác giả đã trình bày rõ: Quan điểm về cơ chế đặc thù; Về phân quyền ở các địa   phương; Căn cứ và cơ sở để Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù theo Nghị Quyết số 54   cho TP.HCM làm thí điểm trên cơ sở  2.5. Kinh nghiệm của một số  nước về  nâng cao CLTT và bài học kinh   nghiệm cho TP.HCM Tác giả đã phân tích rõ kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng   tăng trưởng bao gồm: Kinh nghiệm của Nhật Bản; Kinh nghiệm của Singapor; Kinh   nghiệm của Trung Quốc; Kinh nghiệm của Thái Lan trong;  Kinh nghiệm về phân cấp 
  13. và phân bổ ngân sách của Vùng Occitanie, Cộng hoà Pháp . Từ đó rút ra Những bài học  kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh  CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án bao gồm: Phép duy vật  biện chứng; Phương pháp trừu tượng hóa khoa học; Phương pháp logic kết hợp với  lịch sử; Phương pháp tiếp cận hệ thống 3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Bao gồm: Phương pháp phân tích ­ tổng hợp; Phương pháp đối chiếu và so  sánh; Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, mô tả; Phương pháp nghiên cứu bàn  giấy. 3.3. Quy trình và khung phân tích luận án:
  14. CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM GIAI ĐOẠN 2011 - 2018 4.1. Giới thiệu khái quát về TP.HCM TPHCM   nằm   ở   trung   tâm   Nam   bộ,   trong   tọa   độ:   10010’   ­   10038’   vĩ   Bắc,   106022’ ­106054 kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây  Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu,   Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp với biển Đông, có bờ  biển dài 15 km. Diện tích tự nhiên là 2.095,24 km 2, chia thành 24 quận, huyện với  322  phường, xã. Dân số khoảng hơn 13 triệu người (kể cả dân nhập cư).  TP.HCM hội tụ đủ  các điều kiện thuận lợi về  giao thông nối liền với các địa   phương trong nước và là cửa ngõ của cả nước ra thế giới. Bên cạnh đó, việc tập trung   các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp, bệnh viện, trung tâm thương mại, cơ sở  văn hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí…, nguồn nhân lực dồi dào, chất  lượng cao là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế. Cuối năm 2017, Quốc Hội đã thông qua Nghị quyết số 54/2017/QH14 “Thí điểm   cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh”, điều này đã mở ra cơ  hội to lớn, những cũng đầy thách thức cho TPHCM trong PTKT ­ XH. 4.2. Thực trạng CLTT trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2011 ­ 2018 4.2.1. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Tác giả đã phân tích rõ: Thực trạng tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu  kinh; Thực trạng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài  (FDI) trên địa bàn; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); Thực trạng thu ­ chi ngân  sách trên địa bàn Thành phố và Thực trạng về phát triển doanh nghiệp, thực trạng phát  triển khoa học, công nghệ. 4.2.2. Thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục ­ đào   tạo trên địa bàn Thành phố về: 
  15. Tác giả đã phân tích rõ: thực trạng giải quyết các vấn đề xã hội và đảm bảo an   sinh xã hội như  giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; Xây dựng nền văn hoá   ̣ ̀ ̉ ̣ đâm đa ban săc dân tôc; Th ́ ực trạng công tác giáo dục và đào tạo như  nâng cao chất  lượng giáo dục đại học, cao đẳng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nâng cao trình  độ cho đội ngũ doanh nhân; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chính quyền và  hệ thống chính trị của Thành phố; Thực trạng công tác y tê va chăm soc s ́ ̀ ́ ức khoe công ̉ ̣   đông ̀ 4.2.3. Thực trạng chất lượng môi trường, sinh thái trên địa bàn Thành phố Tác giả  đã phân tích rõ các vấn đề  như: Hoạt động bảo vệ  và giảm ô nhiễm  môi trường; Chương trình giảm ngập nước 4.2.4. Thực trạng chất lượng thể chế kinh tế Tác giả đã phân tích rõ nội dung: triển khai thực hiện Chương trình cải cách thủ  tục hành chính; công tác  ứng dụng công nghệ  thông tin, phát triển hạ  tầng thông tin   kinh tế ­ kỹ thuật 4.3. Đánh giá những kết quả  đạt được và những hạn chế  về  CLTT trên   địa bàn TPHCM thời gian qua  4.3.1. Những kết quả đạt được ̉ ̣ ̣ (1) Thanh phô đã chu đông, kip th ̀ ́ ơi, sang tao trong viêc quan triêt va cu thê hoa ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̀ ̣ ̉ ́  ̣ ́ ̉ cac Nghi quyêt cua Trung  ́ ương Đang, Qu ̉ ốc hội, Chinh phu phu h ́ ̉ ̀ ợp tinh hinh th ̀ ̀ ực   ̃ ̣ ́ ̣ ử ly hiêu qua cac vân đê kinh tê ­ xa hôi phat sinh, gop phân tiên; nhay ben, linh hoat x ́ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̃ ̣ ́ ́ ̀  ́ ực cung ca n tich c ̀ ̉ ươc ôn đinh KT vi mô, kiêm chê va kiêm soat lam phat, đam bao an ́ ̉ ̣ ̃ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ́ ̉ ̉   sinh XH, giư v ̃ ưng quôc phong, an ninh trong moi tinh huông. ̃ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ới va trong n Trong điêu kiên kho khăn chung cua KT thê gi ̀ ươc, Thanh phô đã tâp ́ ̀ ́ ̣   ́ ̉ ̣ ̣ ̉ trung thuc đây hoat đông san xuât kinh doanh v ́ ơi nhiêu giai phap đông bô, toan diên, ́ ̀ ̉ ́ ̀ ̣ ̀ ̣   ̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ sang tao, đat hiêu qua cao, gop phân duy tri tôc đô tăng tr ́ ́ ̀ ưởng khá cao, chỉ  số  giá tiêu   dùng được kiểm soát, không để xảy tình trạng mất cân đối cung – cầu, đồng thời khai   thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, tưng b ̀ ươc chuy ́ ển dịch cơ cấu KT theo hướng nâng 
  16. cao CLTT, hiệu quả và sức cạnh tranh; hiệu quả đầu tư tăng; khăng đinh vai tro là đâu ̉ ̣ ̀ ̀  ̀ ạt nhân, đông l tau h ̣ ực cua Vùng KTTĐPN va ca n ̉ ̀ ̉ ươc. ́ (2) Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực   kinh tế  ngoài nhà nước, kinh tế  tư  nhân, kinh tế  có vốn nước ngoài, giảm tỷ  trọng  kinh tế có vốn nhà nước; kinh tế nhà nước được cũng cố và phát huy vai trò nòng cốt   trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các loại thị trường đều phát   triển và có tín hiệu khởi sắc, cụ thể; thị trường hàng hóa thương mại, dịch vụ đạt quy   mô ngày càng lớn, duy trì tăng trưởng cao, đóng góp lớn cho sự  tăng trưởng kinh tế  của thành phố. Tổng mức bán lẻ  và dịch vụ  bình quân giai đoạn 2016­2020 ước tăng   11,38%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra 8% năm. Thị trường tài chính tiền tệ từng bước đi vào  ổn định, huy động vốn của ngân hàng liên tục tăng trưởng hàng năm (từ 1,7 triệu đồng   năm 2016 lên đến trên 2,2 triệu tỷ  đồng năm 2018), tạo điều kiện cho ngân hàng mở  rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho tăng trưởng và phát triển; tiếp tục phát triển  thị trường cổ phiếu, phát triển mạnh thị trường bất động sản, trong đó có nhà ở  ngày  càng đáp  ứng nhu cầu của người dân tốt hơn. Thị  trường khoa học công nghệ  từng  bước được hình thành, phát triển và tăng trưởng về quy mô, hỗ trợ doanh nghiệp ứng   dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh; thị trường ngoại hối và thị trường   vàng  ổn định, trật tự  thị  trường được đảm bảo. Cơ  cấu  nghành và lĩnh vực kinh tế  chuyển dịch đúng định hướng, 09 nhóm ngành dịch vụ va 04 nganh công nghi ̀ ̀ ệp trong ̣   ̉ yêu phat triên nhanh, theo h ́ ́ ướng nâng tỉ  trọng cac d ́ ịch vụ  cao cấp, san phâm công ̉ ̉   nghiệp co ham l ́ ̀ ượng khoa học ­ công nghệ, gia tri gia tăng cao, nông nghi ́ ̣ ệp đô thị  ̉ phat triên hi ́ ệu quả, bền vững, tưng b ̀ ươc hiên đai, tăng c ́ ̣ ̣ ường  ứng dụng công nghệ  sinh học, tập trung sản xuất giống cây trồng, vật nuôi co gia tri kinh tê cao, tâp trung ́ ́ ̣ ́ ̣   thực hiên “Ch ̣ ương trinh xây d ̀ ựng mô hình nông thôn mới ngay cang văn minh, giàu ̀ ̀   đẹp”.  (3) Công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch và phát triển đô thị có nhiều  chuyển biến tích cực hoàn thành và phủ  kín quy hoạch phân khu để  làm cơ  sở  triển   khai quy hoạch chi tiết; hoàn thành và rà soát quy hoạch của 24 quận huyện để  phục 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2