intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

50
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm cho tỉnh Bắc Giang tới năm 2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH XUÂN<br /> <br /> NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br /> CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG<br /> <br /> Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ<br /> Mã số: 9.34.04.10<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> THÁI NGUYÊN - 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Anh Tài<br /> <br /> Phản biện 1:.......................................................................<br /> Phản biện 2:........................................................................<br /> Phản biện 3:........................................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp ...........<br /> họp tại:……………………………………………<br /> Vào hồi...... giờ...... ngày....... tháng........ năm 20...<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CÓ<br /> LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Nghiên cứu giải pháp phát triển<br /> thương mại, dịch vụ bền vững cho tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí<br /> KHCN Đại học Thái Nguyên.<br /> 2. Trần Thị Thanh Xuân (2014), "Tỉnh Thái Nguyên tập trung cải thiện<br /> 3 chỉ số thành phần để nâng cao PCI", Tạp chí Kinh tế và dự báo.<br /> 3. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh<br /> quốc gia: Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới", Tạp chí<br /> Kinh tế và dự báo.<br /> 4. Trần Thị Thanh Xuân (2015), "Vấn đề cải thiện chỉ số năng lực<br /> cạnh tranh ở tỉnh Bắc Giang", Tạp chí Kinh tế và dự báo.<br /> 5. Trần Thị Thanh Xuân (2017), "Cải thiện nâng cao chỉ số " Gia nhập thị<br /> trường" cho các tỉnh Miền núi phía Bắc", Số 657, Tạp chí Kinh tế và<br /> dự báo, số 17/2017.<br /> 6. Trần Thị Thanh Xuân (2017), Provincial competitiveness under the<br /> perspective of Vietnamese enterprises: Acase study in Bac Giang<br /> province, Vietnam2017 International Journal of Economics,<br /> Commerce and Management. United Kingdom. ijecm.co.uk<br /> 7. Trần Thị Thanh Xuân, Đỗ Anh Tài (2017), Provincial<br /> competitiveness index from the perspective of the business: The<br /> situation and solution. Case study in Bac Giang, Vietnam,<br /> International Journal of Economics, Commerce and Management.<br /> United Kingdom. ijecm.co.uk<br /> 8. Trần Thị Thanh Xuân, Hà Xuân Linh (2017), "Đánh giá năng lực<br /> cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp", Tạp chí Tài<br /> chính, Kỳ 1 - Tháng 9/2017<br /> 9. Trần Thị Thanh Xuân, Hà Xuân Linh (2017), Chỉ số năng lực<br /> canh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và<br /> giải pháp, nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang Việt Nam, Hội<br /> thảo khoa học Quốc Gia: Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam<br /> với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0- Tại Đại học Quy Nhơn,<br /> Tháng 11/2017.<br /> Đề tài khoa học cấp cơ sở<br /> 10. Trần Thị Thanh Xuân (2014-2015), Nghiên cứu chỉ số gia nhập thị<br /> trường và chỉ số lao động để nâng cao năng lực cạnh tranh cho tỉnh<br /> Thái Nguyên, Giấy chứng nhận: Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa<br /> học và công nghệ cấp trường: Xếp loại A; Chủ nhiệm đề tài.<br /> <br /> 1<br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là thước đo đánh giá mức<br /> độ cạnh tranh của địa phương trong việc thu hút và hỗ trợ doanh<br /> nghiệp đầu tư phát triển trên địa bàn một tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh<br /> tranh cấp tỉnh (NLCT) có thể được xem là “tập hợp tiếng nói” của<br /> các doanh nghiệp đánh giá về môi trường kinh doanh cấp tỉnh với<br /> doanh nghiệp đang hoạt động (Phòng Thương mại và Công nghiệp<br /> Việt Nam -VCCI, 2011). Trong thời gian qua nhiều tỉnh, thành phố<br /> đã tích cực triển khai, cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục<br /> hành chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tạo điều<br /> kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.<br /> Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là hướng đi quan<br /> trọng để chính quyền địa phương thực hiện việc lấp đầy khoảng trống<br /> và những hạn chế trong chính sách cũng như giữa việc thiết kế và thi<br /> hành chính sách, giữa tập trung và phân quyền, giữa ý tưởng chính<br /> sách và đòi hỏi của cuộc sống, của doanh nghiệp và người dân - đối<br /> tượng quan trọng nhất mà mọi chính sách phải phục vụ (Phạm Chi<br /> Lan - Chuyên gia cao cấp kinh tế).<br /> Một số địa phương đã có thành công nhất định trong việc cải<br /> thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Kết quả bước đầu thể<br /> hiện rõ là đã ổn định được tình hình kinh tế - xã hội, nhiều lĩnh vực<br /> biến đổi theo chiều hướng tích cực và khẳng định được vị thế của địa<br /> phương trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến<br /> động. Theo báo cáo PCI năm 2016 của Phòng Công nghiệp và<br /> Thương mại Việt Nam chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn<br /> 2006-2016 ngày càng được rút ngắn lại giữa các tỉnh thấp nhất và cao<br /> nhất trong 63 tỉnh thành của cả nước (chỉ còn khoảng 6 điểm). Điều<br /> đó cho thấy sức cạnh tranh giữa các tỉnh ngày càng trở lên quyết liệt.<br /> Tỉnh Bắc Giang nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc<br /> với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội. Có vị trí trọng<br /> yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao<br /> thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa. Tuy<br /> vậy, kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế<br /> mạnh, kết quả đánh giá xếp hạng thông qua chỉ số năng lực cạnh<br /> tranh cấp tỉnh của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và<br /> Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) cũng cho<br /> <br /> 2<br /> thấy Bắc Giang chưa phải là địa phương có điểm số và thứ hạng tốt<br /> và ổn định trong nhiều năm qua.<br /> Năm 2006, năm đầu tiên tỉnh Bắc Giang tham gia đánh giá đã<br /> đạt 55,89 điểm xếp thứ 16 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc<br /> Trung ương và thuộc nhóm “Khá”. Song trong những năm tiếp theo<br /> đến 2016 có 2 năm tỉnh xếp loại “Tương đối thấp” đó là vào năm<br /> 2008 và năm 2013 đặc biệt lãnh đạo tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách,<br /> biện pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tuy nhiên trong<br /> năm 2017 xếp hạng của tỉnh vẫn chỉ đứng thứ 33/63 tỉnh thành phố<br /> và chỉ đạt loại “Trung bình”. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là vì lý do gì?<br /> mà chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh không được cải thiện mà còn<br /> có xu hướng giảm điểm như vậy.<br /> Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài<br /> “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho tỉnh Bắc Giang”<br /> làm luận án tiến sĩ của mình để nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến chỉ<br /> số năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Giang còn thấp và bị giảm điểm<br /> nhằm đề xuất các khuyến nghị về chính sách đối với tỉnh để nâng cao<br /> chỉ số NLCT của tỉnh trong thời gian tới.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> 2.1. Mục tiêu chung<br /> Thông qua nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân làm cho chỉ<br /> số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm của tỉnh<br /> Bắc Giang, từ đó đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chỉ số năng<br /> lực cạnh tranh cấp tỉnh bị thấp điểm và giảm điểm cho tỉnh Bắc<br /> Giang giai đoạn 2018- 2025.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> Luận án nghiên cứu nhằm giải quyết 3 mục tiêu cụ thể.<br /> 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chỉ số năng lực<br /> cạnh tranh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.<br /> 2. Nghiên cứu xác định nguyên nhân làm cho một số chỉ số<br /> năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2017<br /> bị thấp điểm và giảm điểm.<br /> 3. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn đến 2025 nhằm tăng điểm<br /> cho các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Bắc Giang bị<br /> thấp điểm và giảm điểm trong giai đoạn qua.<br /> 3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Đề tài hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2