1<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
******************<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HỒNG MAI<br />
<br />
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA<br />
HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG<br />
TRONG ĐÔ THỊ<br />
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI<br />
MÃ SỐ : 62.84.01.03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
2<br />
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học GTVT Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS.TS Từ Sỹ Sùa<br />
2- TSKH Lê Xuân Lan<br />
<br />
Phản biện 1 : GS.TSKH Nguyễn Hữu Hà<br />
Phản biện 2 : GS.TS Ngô Thắng Lợi<br />
Phản biện 3 : GS.TS Bùi Xuân Phong<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường<br />
họp tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
vào hồi ....... giờ ...... ngày ..... tháng ..... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học<br />
GTVT<br />
<br />
3<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1- LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
<br />
Sự tăng trưởng kinh tế cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh kéo theo sự<br />
bùng nổ về nhu cầu đi lại trong các đô thị, nhất là các đô thị đặc biệt lớn.<br />
Để đáp ứng nhu cầu đi lại các phương tiện vận tải phát triển không ngừng,<br />
đây thực sự là một thách thức với hệ thống giao thông đô thị. Chính phủ<br />
cùng với Chính quyền các đô thị đã và đang nỗ lực tìm kiếm các công cụ để<br />
giải quyết tình trạng này, trong đó phát triển VTHKCC được xem là giải<br />
pháp hữu hiệu, trọng tâm.<br />
Hơn một thập kỷ qua, hai đô thị đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và Thành<br />
phố Hồ Chí Minh đã có những bước đi nhảy vọt và và chính sách ưu đãi để<br />
phát triển VTHKCC, tuy nhiên thực tế cho thấy mức đáp ứng nhu cầu của<br />
lực lượng này còn hạn chế (Hà Nội khoảng 10%, thành phố Hồ Chí Minh<br />
xấp xỉ 7% nhu cầu đi lại), trong khi đó ở các thành phố tương tự trên thế<br />
giới tỷ lệ đáp ứng là rất cao. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ<br />
quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến sự phát triển<br />
không đồng bộ của mạng lưới giao thông đô thị, sự yếu kém của hệ thống<br />
cơ sở hạ tầng phục vụ cho VTHKCC, lực lượng phương tiện chưa tương<br />
xứng với nhu cầu đi lại của thị dân. Bên cạnh đó, việc tổ chức quản lý,<br />
giám sát điều hành hoạt động của phương tiện và người điều khiển phương<br />
tiện trên đường chưa tốt, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, làm giảm<br />
tính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được đông đảo người dân sử<br />
dụng.<br />
Số lượng người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC thấp đồng nghĩa với<br />
hiệu quả hệ thống VTHKCC mang lại chưa cao. Trong bối cảnh đó, làm thế<br />
nào để nâng cao hiệu quả hoạt động VTHKCC nhằm thỏa mãn nhu cầu đi<br />
lại của thị dân và đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã<br />
hội đô thị là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Chính quyền đô thị.<br />
Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra của thực tiễn cũng như yêu cầu phải<br />
hoàn thiện lý luận về hiệu quả hoạt động của VTHKCC, tác giả đã lựa chọn<br />
đề tài của luận án: "Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống<br />
VTHKCC trong các đô thị ".<br />
2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Hệ thống hóa, làm sáng tỏ và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về hiệu quả<br />
hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị; Phân tích đánh giá thực<br />
trạng hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt<br />
<br />
4<br />
động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt cho Hà Nội, tập trung đi sâu các<br />
giải pháp về vận hành.<br />
3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC<br />
bằng xe buýt.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Về lĩnh vực nghiên cứu: Hệ thống VTHKCC<br />
bằng xe buýt và hiệu quả hoạt động của nó; Về không gian: Các đô thị đặc<br />
biệt tại Việt Nam, cụ thể là Thủ đô Hà Nội; Về thời gian: Các số liệu thực<br />
tế luận án sử dụng để nghiên cứu đánh giá trong giai đoạn 2002-2012. Các<br />
chỉ tiêu định hướng của Chính phủ cũng như của Thủ đô Hà Nội đến năm<br />
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br />
4- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN<br />
<br />
Về mặt khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận; Phân tích các quan<br />
điểm về hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.<br />
Về mặt thực tiễn: Đánh giá hiệu quả hoạt động, những bất cập của<br />
hệ thống VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội; Nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm<br />
từ các đô thị lớn trên thế giới; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt<br />
động VTHKCC bằng xe buýt.<br />
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1- Phân tích đánh giá các công trình nghiên cứu trong nước<br />
Cho đến nay những nghiên cứu về VTHKCC và hiệu quả VTHKCC<br />
ở nước ta chủ yếu là từ các đề tài khoa học như: Chương trình khoa học<br />
công nghệ KC10-02 và KHCN10-02 của Bộ GTVT do trường đại học<br />
GTVT chủ trì. Một số dự án tài trợ của nước ngoài cũng có đề cập đến vấn<br />
đề này như: Dự án nghiên cứu hỗ trợ giao thông đô thị Việt Nam của SIDA<br />
năm 1994; Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ<br />
Chí Minh do JICA tiến hành; Nghiên cứu chuẩn bị dự án phát triển GTĐT<br />
tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Ngân hàng thế giới tiến hành<br />
trong giai đoạn 2004-2007... Bên cạnh đó cũng có một số luận án nghiên<br />
cứu về hiệu quả VTHKCC ở khía cạnh này hay khía cạnh khác.<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về hiệu quả VTHKCC được<br />
đề cập ở một số khía cạnh nhất định, chưa có một nghiên cứu nào vận dụng<br />
đánh giá hiệu quả cụ thể để đưa ra định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động của hệ thống VTHKCC.<br />
2- Các nghiên cứu trên thế giới<br />
<br />
5<br />
Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả VTHKCC: Tác giả Richard<br />
Layard và Stephen Glaister đã nghiên cứu đánh giá vận tải hành khách<br />
trong đô thị qua phân tích lợi ích và chi phí; Tác giả Bruno De Borger (Bỉ )<br />
và nhóm nghiên cứu lại đưa ra mô hình phân tích chi phí xã hội của<br />
VTHKCC. Dimitrios Tsamboula và George Mikroudis đưa ra phương pháp<br />
đánh giá tổng hợp là sự kết hợp của phương pháp phân tích đa chỉ tiêu<br />
(MCA) và phương pháp phân tích lợi ích - chi phí (CBA).<br />
Các nghiên cứu đánh giá làm cơ sở nâng cao hiệu quả VTHKCC:<br />
Vukan R Vuchic trong Giao thông vận tải đô thị: Vận hành, Qui hoạch và<br />
Kinh tế đã đánh giá hiệu quả và đưa ra cơ sở nâng cao hiệu quả khai thác<br />
phương tiện; Johan Holmgren nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận hành vận<br />
tải công cộng bằng phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên; Nghiên cứu<br />
phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải công cộng của<br />
tác giả Sampaio et al. (2008) thực hiện trên 12 hệ thống VTHKCC của<br />
Châu Âu và 7 hệ thống VTHKCC của Braxin.<br />
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều về vấn đề hiệu quả trên<br />
chi phí đầu tư, chi phí vận hành, so sánh và đánh giá kết quả hoạt động với<br />
những mức đầu tư và chính sách hỗ trợ vận tải công cộng. Tuy nhiên, vấn<br />
đề về nghiên cứu cấu trúc mạng lưới tuyến, phân cấp năng lực tuyến vận tải<br />
để tối ưu hóa năng lực vận chuyển của hệ thống, nâng cao khả năng kết nối<br />
cho hành khách, gia tăng hiệu quả hoạt động hiện vẫn chưa được nghiên<br />
cứu kỹ càng.<br />
3- Mục tiêu nghiên cứu của luận án<br />
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có<br />
liên quan, luận án bổ xung và hoàn thiện cả về cơ sở lý luận cũng như thực<br />
tiễn về hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong các đô thị.<br />
Nghiên cứu những bất cập làm suy giảm hiệu quả hoạt động của hệ<br />
thống VTHKCC bằng xe buýt hiện nay.Từ đó, đề xuất một số giải pháp<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống VTHKCC trong đô thị, trên cơ<br />
sở kết hợp giữa luận cứ nâng cao hiệu quả hoạt động với những nhận định<br />
từ phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động thực tế của hệ thống.<br />
4- Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp<br />
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp<br />
nghiên cứu chuyên ngành như: Diễn dịch, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so<br />
sánh, đánh giá. Ngoài ra, luận án đã sử dụng một số phương pháp đặc thù<br />
<br />