![](images/graphics/blank.gif)
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Luận án "Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng giai đoạn 2002- 2017 trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------- DƯƠNG THỊ ÁNH TIÊN NĂNG LỰC CẠNH TRANH, HIỆU QUẢ VÀ RỦI RO NGÂN HÀNG: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2023
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Võ Xuân Vinh 2. PGS.TS Hoàng Đức Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:…………………………………………………………… Vào hồi…….giờ ….. ngày….. tháng …… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, thư viện Trường Đại học Kinh tế TP. HCM.
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Tác giả Năm Tên công Nơi công bố trình 1. Tạp chí Võ Xuân 2017 Các yếu tố Tạp chí Khoa học Vinh và ảnh hưởng ĐHQGHN: Kinh tế và Dương đến sức cạnh Kinh doanh, 33(1), 12-22. Thị Ánh tranh của các ISSN: 2615-9287. Tiên ngân hàng thương mại Việt Nam Dương 2019 Năng lực cạnh Tạp chí Khoa học và Thị Ánh tranh, rủi ro Công nghệ-Trường Đại Tiên và và hiệu quả: học Công nghiệp Phạm Trường hợp TP.HCM, số 42, 3-16. Việt của các ngân ISSN: 2525-2267. Hùng hàng thương mại Việt Nam Phạm 2020 Ảnh hưởng Tạp chí Khoa học và Việt giữa năng lực Công nghệ-Trường Đại Hùng và cạnh tranh, học Công nghiệp Dương hiệu quả và TP.HCM, số 46, 86-97. Thị Ánh rủi ro: Trường ISSN: 2525-2267. Tiên hợp của các ngân hàng
- thương mại Đông Nam Á 2. Kỷ yếu hội thảo quốc tế ICBF Vo Xuan 2020 Relationship Conference proceedings Vinh; granger International conference Duong causality on business and finance Thi Anh between 2020-NXB Lao động Tien market power, (ISBN:978-604-301-028- efficiency, 2) and risk: evidence from ASEAN commercial banking system
- 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do nghiên cứu Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro được xem là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả và rủi ro ngân hàng là yếu tố tạo nên sự sống còn của ngân hàng. Hiệu quả là cầu nối mà qua đó cạnh tranh góp phần vào sự ổn định của ngân hàng (Schaeck và Cihák 2014), từ đó giảm thiểu được rủi ro ngân hàng. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng chỉ tồn tại mối quan hệ một chiều và kết quả vẫn chưa thống nhất, có sự khác biệt lớn về kết quả nghiên cứu. Chính vì thế, vấn đề này đã hình thành câu hỏi: “Yếu tố nào là nền tảng làm gia tăng năng lực cạnh tranh? Liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không?”. Chủ đề này nghiên cứu ở các thị trường tài chính mới nổi, đặc biệt tại Đông Nam Á vẫn chưa nhiều. Bối cảnh thực tiễn trường hợp các quốc gia Đông Nam Á cho thấy, Việt Nam là quốc gia có trên 50 ngân hàng đang hoạt động nhưng lại thiếu nhóm các ngân hàng được gọi là “trụ cột” có sức cạnh tranh với ngân hàng của các nước trong khu vực (Tâm và Hà, 2012). Vì thế, nghiên cứu về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các NHTM Việt Nam nhằm góp phần kiểm chứng kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho chủ đề này ở trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại: Trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á” làm luận án nghiên cứu.
- 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng giai đoạn 2002- 2017 trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng trong trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. Thứ hai: Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Yếu tố nào tác động đến lực cạnh tranh ngân hàng, trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á? Câu hỏi 2: Tương tác giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á như thế nào? Chiều hướng tác động của mối quan hệ này như thế nào? 1.4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các NHTM Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung vào giai đoạn 2002-2017. Giới hạn về không gian: Đề tài nghiên cứu trên dữ liệu của các NHTM ở các quốc gia Đông Nam Á. Giới hạn về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro của các NHTM Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Do đó, năng lực cạnh
- 3 tranh trong nghiên cứu này chỉ xem xét trên phương diện ở cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp. Hiệu quả ngân hàng chỉ được đánh giá dưới góc độ hiệu quả lợi nhuận. Luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu thứ nhất: Tác giả sử dụng 03 phương pháp ước lượng đó là phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên, phương pháp ước lượng tác động cố định và phương pháp momen tổng quát hệ thống. Tác giả biện luận lựa chọn phương pháp ước lượng ưu việt để phân tích mô hình. Mục tiêu thứ hai: Tác giả sử dụng phương pháp vecto tự hồi quy theo dữ liệu bảng để ước lượng và phân tích mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng. 1.6. Điểm khác biệt để tạo tính mới của đề tài Kiểm định nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng cho thị trường tài chính mới nổi thực hiện trên phạm vi nhiều quốc gia ở Đông Nam Á. Ngoài đánh giá năng lực cạnh tranh trên góc độ hành vi từng ngân hàng, nghiên cứu này còn xem xét năng lực cạnh tranh thông qua mức tập trung thị trường để thấy sự khác nhau về năng lực cạnh tranh ngân hàng trên nhiều góc nhìn khác nhau. Bên cạnh đó, đề tài bổ sung yếu tố niêm yết và yếu tố giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính 2008. Bởi yếu tố này tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng ở từng thị trường là khác nhau vì đặc điểm và thực trạng của ngân hàng ở mỗi quốc gia là khác nhau. Về phương pháp nghiên cứu mối quan hệ nhân quả, sử dụng phương pháp PVAR cho kết quả đáng tin cậy hơn. So với nghiên cứu trước, đề tài đánh giá hiệu quả dưới góc độ khả năng sinh lời (ROA, ROE) bởi hai chỉ số lợi nhuận này vừa đánh giá khả năng và hiệu quả của nhà quản trị trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận hoạt động, vừa báo cáo tổng lợi nhuận cộng dồn cho tất
- 4 cả cổ đông (nợ và vốn chủ) (Al Nimer và cộng sự, 2015). Rủi ro được đo lường bằng chỉ số Zscore. Thực hiện trong phạm vi nhiều quốc gia Đông Nam Á, các nghiên cứu với không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho kết quả không tương đồng. Tìm ra điểm khác biệt trong kết quả hai trường hợp nghiên cứu để gợi ý chính sách cho NHTM Việt Nam có cơ sở khoa học hơn. Luân án nghiên cứu riêng cho trường hợp các NHTM Việt Nam có thêm vào yếu tố tái cơ cấu ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu này so sánh sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách có cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động các NHTM Việt Nam. 1.7. Cấu trúc luận án Luận án bao gồm 05 chương được trình bày các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau: Chương 1. Mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm Chương 3. Mô hình, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh 2.1.1. Khái niệm Cạnh tranh ngân hàng là sự tranh giành nhưng không thôn tính và tiêu diệt nhằm chiếm lĩnh thị phần để tồn tại và phát triển thông qua việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, tạo được uy tín và danh tiếng của ngân hàng trên thị trường.
- 5 2.1.2. Quan điểm về cạnh tranh Quan điểm cạnh tranh cổ điển. Quan điểm cạnh tranh tân cổ điển và quan điểm cạnh tranh hiện đại. 2.2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh 2.2.1. Khái niệm Năng lực cạnh tranh của ngân hàng chính là sức cạnh tranh do chính ngân hàng tạo ra dựa trên các cơ hội và lợi thế cạnh tranh trong điều kiện nguồn lực có giới hạn nhằm duy trì và phát triển, mở rộng thị phần, gia tăng tổng tài sản và ứng phó được những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh hoặc sức ép của lực lượng cạnh tranh ngân hàng. 2.2.2. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết năng lực cạnh tranh theo định hướng thị trường. Lý thuyết năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực. Lý thuyết năng lực cạnh tranh dựa trên năng lực. 2.2.3. Phương pháp đo lường Phương pháp cấu trúc thị trường Phương pháp phi cấu trúc thị trường theo mô hình của tổ chức công nghiệp thực nghiệm mới (New Empirical Industrial Organization - NEIO). 2.2.4. Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh 2.2.4.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài Nghiên cứu của Maudos và Nagore (2005) chỉ ra yếu tố quy mô, cấu trúc thị trường và cấu trúc tài chính tác động đến năng lực cạnh tranh. Demirguc-Kunt và Martínez Pería (2010) cho thấy cạnh tranh ngân hàng thấp bởi thay đổi công nghệ. Nghiên cứu của Anzoategui và cộng sự (2010) cho rằng, cạnh tranh mạnh do quy mô lớn. Các nghiên cứu như Fungáčová và cộng sự (2010), Simpasa (2010), Soedarmono và cộng sự (2011), Delis (2012), Adjei-Frimpong (2013), Khan và cộng sự (2016) tập
- 6 trung vào các yếu tố như đa dạng hoá, vốn, rủi ro hay mức tập trung thị trường, lạm phát, tăng trưởng GDP. 2.2.4.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh được các nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm như: Nhạn (2015) chỉ ra công nghệ, quy mô, khả năng sinh lời, ổn định tài chính tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Nghiên cứu của Thụy (2015) tiếp cận trên quan điểm của các nhà quản trị và chỉ ra rằng, khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ, khả năng tổ chức phục vụ và khả năng quản trị rủi ro đều ảnh hưởng tích cực lên năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu của Anh (2016) chỉ ra yếu tố mạng lưới hoạt động, xúc tiến thương mại, trí tuệ, tiềm lực tài chính, yếu tố uy tín, và yếu tố công nghệ. Tuyền (2018) thì cho thấy yếu tố vốn chủ, dư nợ cho vay, quản trị chi phí, quy mô, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Trần và cộng sự (2019) chỉ ra năng lực tài chính, chất lượng dịch vụ tài chính, năng lực quản trị điều hành, nguồn nhân lực, năng lực công nghệ. 2.2.5. Khe hở nghiên cứu và nhận xét ❖ Khe hở nghiên cứu Đối với các nghiên cứu nước ngoài, tác động đến năng lực cạnh tranh tập trung chủ yếu vào yếu tố độ trễ của năng lực cạnh tranh vốn ngân hàng, quy mô, tiền gửi khách hàng, sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu nước ngoài chưa quan tâm đến yếu tố khủng hoảng tài chính 2008 hay vấn đề niêm yết của ngân hàng. Đối với các nghiên cứu trong nước, chưa phân tích nhiều góc nhìn khác nhau, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp, hay chưa nghiên cứu trong điều kiện tái cơ cấu ngân hàng. ❖ Nhận xét Cho đến nay, các yếu tố ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng như vốn ngân hàng, quy mô, đa dạng hóa thu nhập, tiền gửi khách
- 7 hàng, sở hữu nhà nước, chỉ số phát triển ngành ngân hàng, vốn hóa, tăng trưởng tài sản ngành ngân hàng, tăng trưởng kinh tế GDP đều được các nghiên cứu thực nghiệm quan tâm. Xét về mặt nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài có một số nhận định về các yếu tố ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng như sau: Đối với các ngân hàng nhỏ, vốn giúp ngân hàng tăng khả năng tồn tại. Đối với các ngân hàng lớn, vốn giúp tăng cường hoạt động hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng (Berger và Bouwman, 2013). Ở giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn chủ sở hữu có thật sự tạo ra lợi thế cho các ngân hay không. Đề tài sẽ tiếp tục kiểm định sự ảnh hưởng của vốn này lên năng lực cạnh tranh ngân hàng. Ngày nay, cấu trúc thu nhập của các ngân hàng đang dần dịch chuyển theo hướng đa dạng thông qua việc thực hiện đa dạng hóa thu nhập bằng cách tăng cường cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ ngoại bảng. Vì thế, luận án lựa chọn yếu tố đa dạng hóa thu nhập để xem xét có hay không và ảnh hưởng như thế nào lên năng lực cạnh tranh ngân hàng. Để có điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh, yếu tố tiền gửi khách hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng cho vay càng cao. Chính sự cần thiết trong nhận định này, đã thúc đẩy nghiên cứu quan tâm đến yếu tố tiền gửi khách hàng trong phân tích năng lực cạnh tranh ngân hàng. Toàn cầu hóa kinh tế đã tạo tiền đề cho nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thị phần ở thị trường trong nước, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài. Vì thế, tác dụng của yếu tố sở hữu nhà nước có làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng hay không, cũng cần được kiểm chứng. Tài sản ngân hàng là yếu tố quan trọng đối với việc đánh giá năng lực cạnh tranh ngân hàng và sự phát triển của thị trường tài chính. Do đó, nghiên cứu này tiếp tục kiểm định sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô và tăng trưởng tài sản ngành lên năng lực cạnh tranh ngân hàng như thế nào. Vốn hóa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thúc đẩy gia tăng năng lực cạnh tranh luôn được các nhà đầu tư, nhà quản lý ngành
- 8 ngân hàng quan tâm. Chính vì thế, luận án đưa vào yếu tố vốn hóa để nghiên cứu trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của các ngân hàng là cần thiết. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng luôn nhạy cảm với sự thay đổi của nền kinh tế. Chính vì thế, sự lựa chọn yếu tố kinh tế vĩ mô (lạm phát và tăng trưởng kinh tế GDP) có ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng hay không để đưa vào nghiên cứu là cần thiết. Trong bối cảnh các NHTM hoạt động tại thị trường tài chính Việt Nam, đề tài tập trung vào các yếu tố như vốn ngân hàng, quy mô, đa dạng hóa thu nhập, tiền gửi khách hàng, sở hữu nhà nước, chỉ số phát triển ngành, vốn hóa, tăng trưởng tài sản ngành, lạm phát và tăng trưởng kinh tế GDP để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên năng lực cạnh tranh ngân hàng vì có nhiều điểm phù hợp với thực tiễn, đó là: Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu áp lực từ thị trường và đối mặt với nhiều rủi ro trong điều kiện hội nhập quốc tế. Do đó, việc xem xét yếu tố vốn chủ sở hữu của ngân hàng có ảnh hưởng gì đến năng lực cạnh tranh ngân hàng hay không để đề xuất các gợi ý chính sách cho các nhà quản trị ngân hàng và các bên có liên quan ở Việt Nam. Thứ hai, việc tăng quy mô tổng tài sản của các NHTM có thật sự bền vững hay không, về lâu dài có nâng cao được năng lực cạnh tranh ngân hàng nhất là trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay không, đây là yếu tố rất cần được kiểm chứng. Thứ ba, thị trường tài chính Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh gay gắt do sự thâm nhập thị phần của các ngân hàng nước ngoài. Do đó, nghiên cứu này xem xét yếu tố đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng hay không là thật sự cần thiết. Thứ tư, khả năng huy động tiền gửi khách hàng càng cao là cơ sở thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ tín dụng, chủ động thời gian và thời hạn cho vay trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng suy thoái
- 9 toàn cầu. Do vậy, nghiên cứu cần được kiểm chứng yếu tố tiền gửi khách hàng ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Thứ năm, việc xem xét sự hiện diện của sở hữu nhà nước ở các NHTM có tốt hay không tốt, có gia tăng năng lực cạnh tranh cao hơn so với hình thức sở hữu khác hay không, điều này cần được kiểm chứng. Thứ sáu, vốn hóa và chỉ số phát triển ngành phản ánh sự lớn mạnh của thị trường ngân hàng. Đây là kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh của các NHTM cấu thành. Vì vậy, việc xem xét yếu tố vốn hóa và chỉ số phát triển ngành ngân hàng có hay không ảnh hưởng lên năng lực cạnh tranh ngân hàng là vấn đề cần quan tâm. Thứ bảy, khôi phục và từng bước ổn định hiệu quả hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh của các NHTM sau khủng hoảng toàn cầu 2008, hệ thống NHTM thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là thực hiện tái cơ cấu ngân hàng, năng lực cạnh tranh có thực sự được nâng cao hay không, điều này được nghiên cứu xem xét. Cuối cùng, đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, luận án đưa vào yếu tố lạm phát và tăng trưởng kinh tế GDP để xem xét có sự ảnh hưởng từ chúng lên năng lực cạnh tranh hay không. 2.2.6. Giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng H1: Vốn ngân hàng tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh (NLCT). Ha2: Quy mô tác động tích cực đến NLCT H2b: Quy mô tác động phi tuyến tính đến NLCT H3: Đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực NLCT H4: Tiền gửi khách hàng tác động tích cực NLCT H5: Sở hữu nhà nước tác động tích cực đến NLCT H6: Tăng trưởng tài sản ngành tác động tích cực đến NLCT H7: Chỉ số phát triển ngành tác động tích cực đến NLCT H8: Vốn hóa tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh
- 10 H9: Tăng trưởng kinh tế GDP tác động tiêu cực đến NLCT H10: Lạm phát tác động tiêu cực đến NLCT H11: Niêm yết tác động tích cực đến NLCT H12: Khủng hoảng tài chính 2008 tác động tiêu cực đến NLCT H13: Tái cơ cấu ngân hàng tác động tích cực đến NLCT. 2.3. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng 2.3.1. Khái niệm hiệu quả Hiệu quả của NHTM chính là khả năng sinh lời bền vững từ các hoạt động cho vay và dịch vụ cung ứng mang lại. 2.3.2. Khái niệm rủi ro Tương tự khái niệm hiệu quả, rủi ro được nhận định từ nhiều phương diện, nhiều quan điểm khác nhau. Theo nghiên cứu của Knight (1921), rủi ro là sự kiện không thể lường trước được nhưng có thể đo lường. Trong khi đó, nghiên cứu của Apătăchioae (2015) cho rằng, rủi ro là sự xuất hiện của các biến cố và khả năng có thể dẫn đến tổn thất gây bất ổn cho hoạt động kinh doanh. Trong ngân hàng, rủi ro tín dụng được hiểu, rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất xảy ra trong quá trình cấp tín dụng phản ánh qua sức khoẻ tài chính của ngân hàng biểu thị sự chênh lệch giữa tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ với độ lệch chuẩn của khả năng sinh lời trên tổng tài sản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.3.3. Lý thuyết cạnh tranh hiệu quả Lý thuyết Cấu trúc-Hành vi-Hiệu quả; Lý thuyết “Thị trường cạnh tranh”. Lý thuyết “Quiet Life” (QL). Lý thuyết cấu trúc hiệu quả. 2.3.4. Lý thuyết cạnh tranh và rủi ro Lý thuyết cạnh tranh-bất ổn và Lý thuyết cạnh tranh-ổn định. 2.3.5. Lý thuyết rủi ro và hiệu quả
- 11 Mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu quả ngân hàng được khơi nguồn bởi nghiên cứu Berger và DeYoung (1997), gắn liền với các giả thuyết có tên: giả thuyết “bad luck”, giả thuyết “bad management”, giả thuyết “skimping” và giả thuyết “moral hazard”. 2.3.6. Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng 2.3.6.1. Các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài Rủi ro và hiệu quả tác động lên năng lực cạnh tranh: Tác động của rủi ro đến năng lực cạnh tranh lược khảo từ các nghiên cứu như Maudos và Nagore (2005), De Guevara và cộng sự (2005), De Guevara và Maudos (2007), Kasman và Carvallo (2014), và Tan và Floros (2014). Tác động của hiệu quả đến năng lực cạnh tranh như Demsetz (1973), Weill (2004) và Casu và Girardone (2006). Năng lực cạnh tranh và rủi ro tác động lên hiệu quả: Các nghiên cứu của Rossia và cộng sự (2005), Saeed và Izzeldin (2016), và Shair và cộng sự (2019) được thực hiện tại các ngân hàng ở các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi hay ở thị trường tài chính Pakistan. Năng lực cạnh tranh và hiệu quả tác động lên rủi ro: Fu và cộng sự (2014); Tabak và cộng sự (2015); Kabir và Worthington (2017); Ariss (2010); Akins và cộng sự (2016); Fiordelisi và cộng sự (2011); Tan và Floros (2013b) được thực hiện tại các thị trường tài chính Châu Á, Brazil, ngân hàng Hồi giáo, Mỹ, hay Trung Quốc. Mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro: Kết quả nghiên cứu của Radić và cộng sự (2011) chứng minh rằng, năng lực cạnh tranh có xu hướng tập trung ở các ngân hàng Đầu tư trong điều kiện thị trường ít cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ cho quan điểm cạnh tranh-ổn định của Boyd và De Nicolo (2005). Thêm vào đó, kết quả của nghiên cứu này cho thấy, có sự đánh đổi giữa hiệu quả chi phí kinh
- 12 doanh ngắn hạn và các vấn đề rủi ro trong tương lai, và ủng hộ giả thuyết ‘skimping’ của nghiên cứu Berger và DeYoung (1997). Nghiên cứu của Kasman và Carvallo (2014) đã tìm thấy bằng chứng về giả thuyết “Quiet Life” của Hicks (1939), cho rằng dựa vào quyền lực ảnh hưởng thị trường, nhà quản trị ngân hàng chủ quan buông lỏng quản lý, dẫn đến hiệu quả chi phí và hiệu quả doanh thu bị suy giảm. Ngoài ra, kết qủa nghiên cứu còn cho thấy, sự ổn định tài chính góp phần tích cực cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM ở Mỹ. Tại thị trường tài chính Trung Quốc, giai đoạn 2002-2013, gần đây nghiên cứu của Tan và Floros (2018) cho thấy rằng, giữa hiệu quả và rủi ro ngân hàng có mối quan hệ tương quan nhân quả. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, cạnh tranh ngân hàng càng cao càng buộc việc giám sát tín dụng chặt chẽ hơn nên hạn chế được rủi ro nhất là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. 2.3.6.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Nghiên cứu của Thơm & Thủy (2016) cho thấy quan hệ một chiều giữa cạnh tranh lên hiệu quả ngân hàng. Nghiên cứu của Vinh & Mai (2015) cho thấy đa dạng hoá thu nhập tác động lên lợi nhuận; nghiên cứu của Vinh & Kiếm (2016a) chỉ ra mối quan hệ 1 chiều giữa năng lực cạnh tranh lên rủi ro và lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn & Phan (2017) tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa cạnh tranh và hiệu quả. Linh (2018) chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí. Ngọc Thơ và cộng sự (2019) chỉ ra có mối quan hệ 1 chiều giữa tập trung thị trường và hiệu quả ngân hàng. Nghiên cứu của Vinh (2020) chỉ ra mối quan hệ cung chiều giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí. 2.3.7. Khe hở nghiên cứu và nhận xét Khe hở nghiên cứu Thực hiện nghiên cứu mối quan hệ một chiều
- 13 Mối quan hệ nhân quả này phần lớn được thực hiện nghiên cứu tại các thị trường tài chính phát triển, chưa thực hiện kiểm chứng cho thị trường tài chính mới nổi như Đông Nam Á. Thực hiện nghiên cứu mối quan hệ riêng lẻ cho từng cặp biến, không nghiên cứu đồng thời cho cả 03 biến năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro. Mối quan hệ nhân quả giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng, các nghiên cứu với không gian và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ cho kết quả không tương đồng. Chưa thực hiện phương pháp PVAR để nghiên cứu sự tác động đồng thời cho mối quan hệ này. Nhận xét Về mặt học thuật và thực tiễn, kết quả nghiên cứu trước đưa ra những dự báo rằng, ở bối cảnh thị trường cạnh tranh, có sự đánh đổi trong mối quan hệ giữa hiệu qủa và rủi ro, hoặc giữa năng lực cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động kinh doanh, hoặc giữa hiệu quả và năng lực cạnh tranh ngân hàng. Từ đó, các nhà quản trị ngân hàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Nhìn chung, từ khe hở của các nghiên cứu trước và tình hình thực tiễn, thêm lần nữa cho thấy lý do cần thiết phải nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố hiệu quả kinh tế, năng lực cạnh tranh và rủi ro ngân hàng. Riêng đối với trường hợp Việt Nam, đề tài cân nhắc các vấn đề có liên quan đến mối quan hệ của chủ đề này cho phù hợp với tình hình thực tiễn như sau: Thứ nhất, cuộc khủng tài chính năm 2008 là kết quả của nền kinh tế tăng trưởng nóng. Nhiều biến động bất lợi từ nền kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, dẫn đến giá trị tổng tài sản ngân hàng bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh cũng như gia tăng rủi ro cho các NHTM.
- 14 Thứ hai, trên thị trường tài chính trong giai đoạn nghiên cứu, các nhà quản lý vĩ mô liên tục điều chỉnh lãi suất ở mức cao và thiếu ổn định, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm suy giảm khả năng sinh lời trên thị trường tiền gửi và cho vay, suy giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng và gây ra nhiều rủi ro trong kinh doanh. Thứ ba, thị trường ngân hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh cao hơn. Chính từ áp lực thị trường, năng lực cạnh tranh đã, đang và tiếp tục là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm lớn cả góc độ nghiên cứu, nhà quản lý NHTM, nhà quản lý vĩ mô và các bên liên quan để đánh giá sự phát triển của các ngân hàng trong dài hạn. Cuối cùng, chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam bị suy giảm, nợ xấu gia tăng, rủi ro ngân hàng càng lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. 2.3.8. Giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng Luận án đề xuất ba giả thuyết như sau: H14: Rủi ro và hiệu quả đều tác động đến năng lực cạnh tranh H15: Năng lực cạnh tranh và rủi ro đều tác động đến hiệu quả H16: Năng lực cạnh tranh và hiệu quả đều tác động đến rủi ro. CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngân hàng 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu động được đề xuất trong luận án này như sau: 𝐂𝐨𝐦𝐩 𝐢𝐭 = (α, 𝐂𝐨𝐦𝐩 𝐢,𝐭−𝟏 , 𝐄𝐪𝐮𝐢𝐭𝐲 𝐢𝐭 , 𝐒𝐢𝐳𝐞 𝐢𝐭 , 𝐒𝐢𝐳𝐞 𝟐 𝐢𝐭 𝐃𝐢𝐯𝐞𝐫 𝐢𝐭 , 𝐃𝐞𝐩𝐨𝐬𝐢𝐭 𝐢𝐭 , 𝐒𝐎 𝐢𝐭 , 𝐀 − 𝐆𝐫𝐨 𝐢𝐭 , 𝐁𝐒𝐃 𝐭 , 𝐒𝐌𝐃 𝐭 , 𝐆𝐝𝐩 𝐭 , 𝐈𝐅𝐑 𝐭 , 𝐋𝐢𝐬𝐭𝐞𝐝 𝐢𝐭 𝐂𝐫𝐢𝐬𝐢𝐬 𝐭 , 𝐮) (3.1) Trường hợp Việt Nam, được thêm vào mô hình biến tái cơ cấu.
- 15 3.1.2. Đo lường biến số mô hình ❖ Năng lực cạnh tranh ngân hàng Được tính bằng chỉ số Lerner qua công thức Lernerit = (Pit-MCit)/Pit; HHI = ∑ 𝑖=1 𝑀𝑆 2 với MSi2 là tổng bình phương thị phần của ngân hàng i. 𝑛 𝑖 ❖ Vốn (Equity): được tính bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. ❖ Quy mô (Size): được tính bằng logarit tổng tài sản. Xét tính phi tuyến của quy mô luận án sử dụng biến Size2 và tính bằng logarit tổng tài sản bình phương. ❖ Đa dạng hóa thu nhập (Diver): được tính bằng thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản. ❖ Tiền gửi khách hàng (Deposit): được tính bằng tỷ số tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản. ❖ Sở hữu nhà nước (SO): Giá trị 1: ngân hàng có sở hữu nhà nước; bằng 0: ngân hàng sở hữu là các cổ đông không phải nhà nước. ❖ Các biến kiểm soát + Độ trễ của biến phụ thuộc (Compt-1): Được xác định bởi giá trị của biến phụ thuộc năng lực cạnh tranh ở năm trước (năm t-1). + Tăng trưởng tài sản (A-Gro): Được tính qua công thức: (Tổng tài sản năm t – tổng tài sản năm (t-1))/Tổng tài sản năm (t-1). + Chỉ số phát triển ngành (BSD): Được đo lường bằng tổng tài sản ngành ngân hàng trên GDP. + Vốn hóa (SMD): Vốn hóa thị trường/GDP. + Tăng trưởng kinh tế (GDP): Được tính bằng tỷ lệ % tăng trưởng GDP hàng năm của mỗi quốc gia. + Lạm phát (IFR): Biến số này được tính từ tỷ lệ lạm phát hàng năm của mỗi quốc gia. + Niêm yết (Listed): Nhận giá trị bằng 1 cho các ngân hàng đã niêm yết và bằng 0 cho các ngân hàng chưa niêm yết. + Khủng hoảng tài chính năm 2008 (Crisis): Nhận giá trị bằng 1 giai đoạn sau năm 2008 và bằng 0 giai đoạn trước năm 2008.
- 16 + Tái cơ cấu (Dres): được nhận giá trị bằng 1 cho các năm 2011- 2017 và bằng 0 cho các năm còn lại của giai đoạn 2002-2017. 3.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro ngân hàng 3.2.1. Mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án như sau: Comp = f(Compi,lag , Effi,lag , Risk i,lag , εit ) (3.2) Eff = f(Effi,lag , Compi,lag , Risk i,lag , εit ) (3.3) Risk = f(Risk i,lag , Compi,lag , Effi,lag , εit ) (3.4) Trong đó: Comp là năng lực cạnh tranh, Eff là hiệu quả, Risk là rủi ro, i là ngân hàng, t là năm (t=2002,…, 2017), lag là độ trễ, ɛit= ηi+ 𝜇 𝑖𝑡 với ηi là các sai số của biến không quan sát được, 𝜇 là sai số ngẫu nhiên. 3.2.2. Đo lường biến số mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh, hiệu quả và rủi ro Năng lực cạnh tranh: Tác giả đề xuất thang đo Lernerit=(Pit- MCit)/Pit Hiệu quả: Được tính theo tỷ số ROA và ROE Rủi ro: Được tính theo chỉ số Zscore = (ROA+E/TA)/δROA. trong đó E là tổng vốn chủ sở hữu, TA là tổng tài sản của ngân hàng, δROA là độ lệch chuẩn của lợi nhuận ròng trên tổng tài sản. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu thứ nhất: Tác giả sử dụng phương pháp SGMM1 hai bước dựa trên sai phân của Arellano và Bond (1991) là đáng tin cậy so với FEM và Rem để phân tích. 1 Dưạ trên ý tưởng sử duṇg sai phân bâc ̣ 1 cùng với ước lượng 2 bước nhằm đạt ước lượng vững hơn 1 bước (Windmeijer, 2005).
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
324 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
369 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
425 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
429 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
292 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
303 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
360 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
318 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
235 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
286 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
352 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
312 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
267 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
149 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
264 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
140 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
164 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
306 |
2
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)