intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác động của các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ TRANG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2023
  2. Luận án được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG TUẤN Phản biện 1: GS.TS. Ngô Thắng Lợi Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp họp tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Vào hồi:…ngày…tháng…năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh một trong các giải pháp phát triển bền vững đất nước, đó là tập trung vào việc tăng năng suất lao động thông qua đổi mới sáng tạo, nhất là đối với các doanh nghiệp. Việc tăng trưởng kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có không thể duy trì lâu dài vì nguồn tài nguyên sẵn có dần cạn kiệt, còn đổi mới sáng tạo không bao giờ có giới hạn. So sánh sự khác biệt về kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp giữa các quốc gia có thể thấy, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng lực của doanh nghiệp là chưa đủ, mà cần cả môi trường thể chế, cả các chính sách khuyến khích, cả hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. ''Làm thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp?'' không chỉ là câu hỏi học thuật mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn nền kinh tế của Việt Nam. Công nghệ ngày càng phát triển, vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn hơn do có nhiều sản phẩm thay thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới: trường hợp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình nhằm đi sâu tìm hiểu nội dung này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tác động của các nhân tố đến năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, luận án đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: + Tổng quan cơ sở lý luận về năng lực ĐMST của doanh nghiệp. + Nghiên cứu thực trạng năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến chế, tạo ở Việt Nam. + Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài và bên trong đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo bằng mô hình định lượng, trong đó tập trung xem xét tác động của 4 yếu tố (thể chế, phong cách lãnh đạo, nguồn nhân lực và năng lực kết nối) tới năng lực ĐMST quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo.
  4. 2 + Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lực ĐMST trong các doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng trong bối cảnh mới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào các câu hỏi chính sau đây: 1. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay như thế nào? 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo nói chung, đổi mới sáng tạo quy trình nói riêng của doanh nghiệp chế biến, chế tạo ra sao? 3. Các giải pháp chính sách để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo và các giải pháp nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh mới. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam thuộc lớp ngành C (Công nghiệp chế biến, chế tạo) của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ- TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và các chủ thể có liên quan bao gồm cả quản lý nhà nước. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án xem xét thực trạng từ năm 2011 đến năm 2020, các giải pháp đến năm 2030. + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp gồm 4 loại: năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm; đổi mới sáng tạo quy trình; đổi mới sáng tạo tổ chức; đổi mới sáng tạo marketing (OECD, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung xem xét thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận xuyên suốt của luận án là duy vật lịch sử, xem xét năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam trong bối cảnh chung của nền kinh tế thời gian qua và có gắn kết chặt chẽ với thực trạng hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam nói riêng.
  5. 3 Luận án có cách tiếp cận hệ thống, gắn kết cơ sở lý luận với thực tiễn năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam, xem xét năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam như là một nội dung quan trọng để đảm bảo nâng cao năng suất và từ đó đóng góp trực tiếp cho nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - một mục tiêu quan trọng của chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Luận án cũng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để phân tích và đánh giá chính sách đối với hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo cũng như lượng hóa tác động của các nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam.
  6. 4 Hình 0.1: Quy trình nghiên cứu Xác định mục tiêu nghiên cứu: + Xác định đối tượng nghiên cứu + Xác định mục tiêu nghiên cứu + Xác định phương pháp nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết: + Khoảng trống nghiên cứu + Các lý thuyết nghiên cứu + Câu hỏi nghiên cứu + Các giả thuyết nghiên cứu + Xây dựng thang đo ban đầu Phân tích và xử lý dữ liệu Thu thập và phân tích dữ liệu Nghiên cứu định tính: + Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp + Phỏng vấn sâu + Điều chỉnh lại mô hình, thang đo và những khám phá mới. Nghiên cứu định lượng: + Thu thập dữ liệu qua bảng hỏi + Phân tích khẳng định nhân tố + Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính + Đánh giá từng nhân tố KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguồn: NCS
  7. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, NCS sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, cụ thể như sau: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp trong luận án chủ yếu được khai thác từ các số liệu do Tổng cục thống kê và một số bộ ban ngành Trung ương công bố chính thức như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ…. Trong các nguồn thông tin có các sách trắng về doanh nghiệp, các chỉ số đo lường của quốc tế và quốc gia như Chỉ số cạnh tranh kinh tế, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), các số liệu khác của các tổ chức kinh tế quốc tế trong và ngoài nước… các tài liệu tham khảo là các luận án đã có, các bài báo chuyên khảo… + Phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin sơ cấp: Mục đích tiến hành khảo sát để kiểm định mô hình lý thuyết đưa ra. 4.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu + Phương pháp nghiên cứu tại bàn: NCS sử dụng phương pháp này trong nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đổi mới sáng tạo. + Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: phương pháp này được sử dụng để so sánh, phân tích định lượng, dự báo. Thông qua các phương pháp này, tác giả đánh giá, so sánh về năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng theo thời gian. Từ đó đưa ra giải pháp mang tính tập trung. + Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến một số nhà quản lý trong doanh nghiệp chế biến, chế tạo nhằm xem xét thực trạng năng lực đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp. Phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành trước khi thực hiện khảo sát để kiểm tra sự phù hợp của mô hình và thước đo của các biến có được từ tổng quan lý thuyết. Trên cơ sở đó, tác giả điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của ngành chế biến, chế tạo. + Phương pháp mô hình: luận án sử dụng mô hình định lượng để đánh giá tác động của các yếu tố đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam thời gian qua, qua đó có thể thấy và dự báo được xu hướng vận động của năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, nội dung luận án là một tài liệu góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, các
  8. 6 tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng; vai trò của đổi mới sáng tạo tới nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh; Thứ hai, luận án cung cấp một bức tranh về thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo tương đối đầy đủ. Đánh giá toàn diện dưới góc độ quản lý kinh tế về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cũng như tạo lập môi trường thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; Thứ ba, luận án xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, từ đó đưa ra kết luận đáng tin cậy về tác động cùng chiều của các yếu tố thể chế, phong cách lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực kết nối tới năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam; Thứ tư, luận án đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng trong bối cảnh mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Thứ nhất, về mặt lý luận, nghiên cứu đã bổ sung các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo, bổ sung các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam. Thứ hai, kết hợp các lý thuyết kinh tế học thể chế và lý thuyết lãnh đạo cấp cao và lý thuyết ĐMST mở để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Ngoài yếu tố thể chế, luận án cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo, nguồn lực con người, năng lực kết nối có ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Thứ ba, từ bức tranh về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nền kinh tế, luận án làm rõ hơn vai trò của đổi mới sáng tạo trong nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp trong ngành này. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Bên cạnh yếu tố nội lực luận án khẳng định một số nguồn lực bên ngoài có ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Điều này có hàm ý các doanh
  9. 7 nghiệp chuyển từ đổi mới sáng tạo khép kín sang mô hình đổi mới sáng tạo mở là một xu hướng ngày càng phổ biến. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần nâng cao năng lực kết nối, tương tác với các chủ thể bên ngoài nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực này và tìm kiếm sự hợp tác trong các hoạt động đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định được mô hình lý thuyết về sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng khẳng định vai trò của yếu tố thể chế (cụ thể là sự hỗ trợ của nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ) tới năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo. Nhấn mạnh ý nghĩa của các chính sách nhằm hỗ trợ, cung cấp ưu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp chế biến, chế tạo để kích thích họ đổi mới sáng tạo. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp chủ yếu và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy năng lực ĐMST trong các doanh nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong bối cảnh mới. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được trình bày trong 4 chương. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Chương 3: Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Việt Nam PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1.1. Nghiên cứu về vai trò và bản chất của năng lực đổi mới sáng tạo Joseph Schumpeter (1883-1950) là nhà kinh tế học thường được nhắc đến như là “cha đẻ” của lĩnh vực nghiên cứu này. Các công trình nghiên cứu của ông đã có
  10. 8 đóng góp rất lớn trong việc phát triển khái niệm sáng tạo và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nghiên cứu về đổi mới sáng tạo sau này. Điển hình là các điều tra như Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ của Anh Quốc (SBRC, 1992), CBI/Natwest (1997), các nghiên cứu của các tác giả như Baldwin (1995), Yamin và cộng sự (1999), Gunday và cộng sự (2011), Hassan và cộng sự (2013), Hashi và Stojcic (2013), Lin (2013), Erturk (2014). Nhóm này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi khẳng định được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm này là hiếm khi đưa ra được các đề xuất cụ thể nhằm nâng cao khả năng đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp. 1.2. Các nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Nhóm nghiên cứu này thường đề cập đến ba nội dung: (1) Nghiên cứu về tình hình đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp: Điển hình là các điều tra khảo sát ở tầm quốc gia. Đặc điểm của các khảo sát này là được tiến hành trên diện rộng với quy mô mẫu lớn (có thể lên đến 2000 doanh nghiệp trở lên). (2) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp: McGourty và cộng sự (1996), Shaw (1998), Balbontin và cộng sự (1999), Keogh (1999), Zhang và Cantwell (2011), Phan (2014). Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến năng lực ĐMST như: khả năng tài chính, yếu tố nhân lực đặc biệt là vai trò của người lãnh đạo, cơ sở hạ tầng, mức độ sẵn sàng về công nghệ, sự liên kết. Còn theo Carboni (2011), Mansfield (1986) thì thể chế, trong đó có thái độ của Chính quyền địa phương thông qua chính sách trợ cấp các hoạt động đổi mới, R&D đóng một vai trò quan trọng trong hành vi sáng tạo của doanh nghiệp. Phan Thị Thục Anh (2005), kết luận về các yếu tố tác động tích cực như: Đào tạo, chia sẻ tri thức và sự hài lòng của nhân viên; Mức độ chú trọng khách hàng của doanh nghiệp; Sự ủng hộ của lãnh đạo/ nhà quản lý đối với đổi mới sáng tạo. (3) Các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo: Các tiêu chí để đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khá phong phú, bao gồm các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố đầu ra hoặc kết hợp cả hai nhóm yếu tố này Các nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): Các nghiên cứu của Rothwell (1994), Miller và Morris (1999), Chiesa (2001), và Nobelius, D. (2003) đều cho thấy một xu hướng có tính quy luật, là mặc dù R&D mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn nhưng tính phức tạp ngày càng cao hơn và tỉ số rủi ro ngày càng lớn hơn. Nhìn chung các nghiên cứu của Roussel
  11. 9 và cộng sự (1991), Rothwell (1994), Miller và Morries (1998), Chiesa (2001), Nobelius (2003), Jain và Triandis (1990) và Frascati Manual năm 2002 của OECD đã cung cấp khá toàn diện những lý luận về R&D và quản trị R&D. 1.3. Các nghiên cứu về chính sách khuyến khích năng lực đổi mới sáng tạo Các quốc gia nhận thức được rằng chính đổi mới sáng tạo là nguồn động lực chi phối tăng trưởng và việc bị thất bại trong cuộc chạy đua dành lợi thế đổi mới có thể là nguyên nhân dẫn đến mức sống thấp. Các chính sách đổi mới nhất quán, gắn kết phát huy hiệu quả. Nghiên cứu về chênh lệch giữa năng lực đổi mới của các nước vào năm 1978 và sau đó so sánh với năng lực đổi mới của các nước này vào năm 1999, Furman và Hayes đã phát hiện thấy rằng các nước tụt hậu ban đầu nhưng sau đó đã áp dụng các chính sách tăng cường đổi mới trong khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn vốn nhân lực, đáng chú ý có Đài Loan, Đan Mạch, Ailen, Phần Lan, Singapo, và Hàn Quốc, cho thấy họ đã gia tăng được đáng kể các kết quả đổi mới của mình trên bình quân đầu người, và vào năm 1999 đã đuổi kịp các nước như Vương quốc Anh, Pháp, và Italia. Ở Việt Nam, KHCN và ĐMST đã và đang là vấn đề ngày càng được nhiều sự quan tâm của Chính phủ trong việc định hướng phát triển và các chính sách tạo điều kiện phát triển thị trường KHCN. 1.4. Các nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo Một kết luận được đưa ra về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm của tác giả Lê Thị Mỹ Linh: Các doanh nghiệp này thực hiện tương đối đều bốn loại đổi mới sáng tạo, trong đó đổi mới sáng tạo sản phẩm và đổi mới sáng tạo quy trình được thực hiện tốt hơn 2 loại còn lại. Tác giả của nghiên cứu này đưa ra bảy nhân tố tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo đó là: Lãnh đạo truyền cảm hứng đổi mới sáng tạo, Nghiên cứu thị trường, Phổ biến tri thức, Nhân lực có khả năng đổi mới, Văn hóa đổi mới sáng tạo, Quản lý thúc đẩy đổi mới và Mạng lưới quan hệ.
  12. 10 Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với kết quả hoạt động và sự phát triển của một doanh nghiệp, tại sao doanh nghiệp cần phải đổi mới sáng tạo. Các học giả đã đề xuất nhiều định nghĩa và cách phân loại khác nhau về đổi mới sáng tạo. Trong đó cách định nghĩa và phân loại của OECD (2005; 2018) được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. 1.5. Khoảng trống nghiên cứu  Thứ nhất, năng lực đổi mới có vai trò quan trọng đối với việc tăng năng suất lao động, tăng khả năng cho cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy ''Làm thế nào để thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp?'' không chỉ là câu hỏi học thuật mà còn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý. So sánh sự khác biệt về kết quả đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp giữa các quốc gia có thể thấy, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, năng lực của doanh nghiệp là chưa đủ, mà cần cả môi trường thể chế, cả các chính sách khuyến khích, cả hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Một khoảng trống cần được bổ sung nghiên cứu, đó là phân tích yếu tố thể chế (cụ thể hóa bằng sự hỗ trợ của Nhà nước và quyền sở hữu trí tuệ) có tác động như thế nào tới năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo. Việt Nam đang rất khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo nên nhiều chính sách hỗ trợ được đưa ra, vậy mức độ tiếp cận và hấp thụ các chính sách đó dưới góc độ đánh giá của quản lý kinh tế ra sao.  Thứ hai, qua tổng quan nghiên cứu, tác giả thấy có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề đổi mới sáng tạo được các tác giả tiếp cận từ các lý thuyết khác nhau. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thời gian, bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi đặc biệt dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập kinh tế quốc tế, các xu hướng phát triển trên thế giới… dẫn đến nhiều rủi ro trong hoạt động quốc tế, từ đó các nước coi trọng nguồn lực trong nước và điều này dẫn đến càng cần phải đổi mới sáng tạo. Việc xem xét thực trạng, đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo một cách cập nhật và các chính sách liên quan đến đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng gắn với bối cảnh mới là thực sự cần thiết.
  13. 11  Thứ ba, các nghiên cứu trước liên quan đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo còn hạn chế về số lượng. Do đó, nội dung nghiên cứu này chưa có một cái nhìn toàn diện và tổng quát. NCS muốn tìm hiểu và bổ sung thêm nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh mới, bởi chế biến, chế tạo là ngành có vai trò trụ cột đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam với sự tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đây là một số những khoảng trống để NCS làm rõ trong nghiên cứu của mình trên cơ sở có sự kế thừa các nghiên cứu trước đó. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Nội dung tổng quan nghiên cứu cho thấy, đổi mới sáng tạo là vấn đề đang rất được quan tâm đối với các quốc gia và doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo giúp nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên yếu tố tri thức. Đổi mới sáng tạo cũng gắn bó mật thiết với những thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế, nâng cấp công nghệ trong sản xuất và chuyển sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước xoay quanh khái niệm, đặc điểm và phân loại đổi mới sáng tạo, chứng tỏ đây là vấn đề phức tạp, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp như lãnh đạo, nguồn lực tài chính, văn hóa doanh nghiệp, phong cách lãnh đạo... và các yếu tố bên ngoài như thể chế, mức độ cạnh tranh của thị trường, sự quan tâm đến khách hàng, cơ sở hạ tầng... Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo tới sự phát triển của quốc gia, chính phủ nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra các chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp cần trở thành trung tâm trong quá trình đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy, NCS sẽ kế thừa kết quả của các nghiên cứu đi trước đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu những nội dung mới về chủ đề năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng. Vì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và đang rất được quan tâm.
  14. 12 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO 2.1. Cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và ngành chế biến, chế tạo 2.1.1. Khái niệm về đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo 2.1.1.1. Đổi mới sáng tạo Định nghĩa về đổi mới sáng tạo được nhiều tác giả đề cập đến qua các thời kỳ khác nhau và dần hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Theo OECD (2005): “Đổi mới sáng tạo là việc thực thi một sản phẩm (hàng hóa/ dịch vụ) hay một quy trình mới hoặc được cải tiến đáng kể, một phương pháp marketing mới hay một biện pháp mới mang tính tổ chức trong thực tiễn hoạt động, trong tổ chức công việc hay trong quan hệ với bên ngoài” Luận án sử dụng cách định nghĩa của OECD (2005). 2.1.1.2. Năng lực đổi mới sáng tạo Năng lực đổi mới sáng tạo là một quá trình mang tính hệ thống áp dụng những kiến thức, kỹ năng và các nguồn lực của công ty trong việc thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra kết quả là các sản phẩm mới hoặc áp dụng một quy trình sản xuất mới. 2.1.2. Phân loại năng lực đổi mới sáng tạo Theo OECD (2005) có 4 loại: + ĐMST sản phẩm + ĐMST quy trình + ĐMST marketing + ĐMST tổ chức 2.1.3. Vai trò của đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp 2.1.4. Đặc điểm của năng lực đổi mới sáng tạo 2.1.5. Khái niệm doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 2.2.1. Các nhân tố bên trong + Nguồn lực tài chính + Công nghệ + Nguồn lực con người: Phong cách lãnh đạo và chất lượng nguồn nhân lực
  15. 13 + Năng lực kết nối trong mạng lưới 2.2.2. Các nhân tố bên ngoài + Thể chế + Khách hàng + Đối thủ cạnh tranh 2.3. Tiêu chí đo lường năng lực đổi mới sáng tạo + Tiêu chí đo lường năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia: Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index – GII) là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia. Gồm các nhóm chỉ số đầu vào và đầu ra. + Tiêu chí đo lường năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp có thể đo lường thông qua chỉ tiêu về nghiên cứu khoa học và công nghệ, chỉ tiêu về sáng chế, chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), phần trăm doanh thu từ sản phẩm mới, kết quả của đổi mới sáng tạo như sản phẩm mới, dịch vụ mới, quy trình mới. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, các tiêu chí đo lường năng lực ĐMST được tác giả đưa ra cụ thể gồm: (1) Kết quả ĐMST (2) Năng lực hấp thụ của nội bộ doanh nghiệp (3) Năng lực hợp tác và tương tác trong mạng lưới, tiếp thu tri thức và công nghệ (4) Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo 2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu 2.4.1. Lý thuyết kinh tế học thể chế 2.4.2. Mô hình kiến tạo tri thức SECI của Nonaka – Takeuchi (Socialization, Externalization, Combination và Internalization) và lý thuyết lãnh đạo cấp cao (Upper echolons theory) 2.4.3. Lý thuyết đổi mới sáng tạo mở và năng lực kết nối của doanh nghiệp 2.5. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
  16. 14 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của luận án NĂNG LỰC ĐMST CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI: TRƯỜNG HỢP NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO Các yếu tố kiểm soát: + Quy mô DN Chất lượng nguồn Thể chế +Loại hình DN nhân lực của + Quy mô vốn của DN doanh nghiệp + Chính sách của Nhà nước về ĐMST (H1) BỐI CẢNH + Tư duy sáng tạo HIỆN NAY + Quy định về quyền sở +Tinh thần đổi mới CMCN 4.0 hữu trí tuệ + Đủ trình độ tiếp (H3) thu tri thức mới + Có khả năng phát Hội nhập KTQT NĂNG LỰC ĐỔI MỚI triển các ý tưởng SÁNG TẠO QUY TRÌNH mới Cạnh tranh (H2) Phong cách lãnh đạo nước lớn Năng lực kết nối của DN + Tinh thần mạo hiểm, chấp nhận rủi ro (H4) - Mức độ quan hệ với các + Năng lực sáng tạo tổ chức bên ngoài + Đam mê với công việc - Lượng tri thức tiếp cận + Có tầm nhìn dài hạn được dùng để thực hiện + Thúc đẩy nhân viên làm theo cách sáng tạo ĐMST + Khuyến khích và thuyết phục nhân viên cải tiến cách làm việc.
  17. 15 Các giả thuyết nghiên cứu: H1a: Hỗ trợ của Nhà nước có tác động tích cực đến năng lực ĐMST quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. H1b: Quy định về quyền sở hữu trí tuệ có tác động tích cực đến năng lực ĐMST quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. H2: Phong cách lãnh đạo có tác động tích cực đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo H3a: Mức độ quan hệ với các tổ chức bên ngoài có tác động tích cực đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. H3b: Lượng tri thức tiếp cận được dùng để đổi mới sáng tạo có tác động tích cực đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo. H4: Chất lượng nguồn nhân lực có tác động tích cực đến năng lực đổi mới sáng tạo quy trình của doanh nghiệp chế biến, chế tạo 2.6. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp 2.6.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 2.6.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2.6.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.7. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam (1) Bài học về vai trò của Chính phủ: Chính phủ cần đóng vai trò là nhà cung cấp và điều tiết để tăng năng lực ĐMST của quốc gia và doanh nghiệp (2) Bài học về tạo lập một thể chế và chính sách tốt hơn: cần phải phối hợp các chính sách của nhiều bộ và cơ quan công quyền một cách thống nhất. Chính sách ĐMST cũng cần có khả năng thực thi hiệu quả và phản ánh các xu hướng chính sách mới nhất. (3) Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt NamTăng cường đầu vào ĐMST, chi cho R&D, phát triển nguồn nhân lực ĐMST, xây dựng văn hóa sáng tạo. (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, phổ biến và nội hóa các công nghệ tiên tiến TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Ở nhiều quốc gia, đã từ lâu, đổi mới sáng tạo được coi như là động lực quan trọng cho sự tiến bộ kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong vài năm trở lại đây, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.
  18. 16 Chương 2 đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Chương này cũng phân tích chính sách nhằm nâng cao năng lực ĐMST của một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, và từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Nội dung chương này đã cho thấy một cái nhìn khái quát các vấn đề lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 3.1. Các chính sách về đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và chính sách đối với ngành chế biến, chế tạo 3.1.1. Khung pháp lý về đổi mới sáng tạo Chính sách đổi mới sáng tạo của Việt Nam gắn liền với các chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ cụ thể như chiến lược KH&CN 2003 – 2010; 2011 – 2020. Hệ thống các văn bản KHCN & đổi mới sáng tạo của Việt Nam được ban hành bởi Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ KHCN cùng với các bộ liên quan khác. Chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo có thể chia thành những nhóm chính sách nhỏ như sau: *Chính sách hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ * Chính sách ưu đãi về thuế * Chính sách ưu đãi tín dụng * Chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ * Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo 3.1.2. Chính sách định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 3.1.3. Chính sách ưu đãi, khuyến khích ngành chế biến, chế tạo thực hiện ĐMST Bên cạnh những chính sách chung đối với danh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo (như đã nêu ở mục 3.1.1), doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo còn được hưởng một số chính sách đặc thù phù hợp với việc ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tư cách là ngành công nghiệp hỗ trợ. * Về tài chính, tín dụng:
  19. 17 * Về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo: 3.1.4. Đánh giá về chính sách đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Có thể thấy rằng thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang có những nỗ lực rất lớn trong việc tạo ra một môi trường có thể khuyến khích đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp. Đồng thời, nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế về đổi mới sáng tạo cũng ngày càng được nâng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được thực hiện và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, các chính sách còn đang trong quá trình hoàn thiện nên còn tồn tại một số bất cập. 3.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo 3.2.1. Bức tranh về doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo giai đoạn 2011 – 2020 3.2.1.1. Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao vai trò của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 3.2.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 3.2.2. Đặc điểm năng lực ĐMST trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo Việt Nam 3.2.3. Đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp chế biến, chế tạo 3.3. Nghiên cứu định lượng 3.3.1. Số liệu 3.3.2. Các biến và thang đo Biến độc lập: (1) Năng lực kết nối trong mạng lưới; (2) Phong cách lãnh đạo; (3) Chất lượng nguồn nhân lực; (4) Thể chế Biến phụ thuộc: ĐMST quy trình 3.3.3. Mô tả mẫu quan sát + Về loại hình doanh nghiệp + Về quy mô lao động + Về quy mô vốn 3.3.4. Kiểm định sự tin cậy thang đo Kết quả kiểm định, hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0.8 chứng tỏ thang đo lường các nhân tố rất tốt theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) và phù hợp để bước vào phân tích nhân tố khám phá ở phần sau. 3.3.5. Phân tích nhân tố Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập đạt yêu cầu với hệ số KMO=0.761 > 0.5, p-value của kiểm định Bartlett=0.00 và phương sai trích =75.86% lớn hơn
  20. 18 50%. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra có 6 nhân tố được hình thành giống với giả định các biến quan sát ban đầu. Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc đổi mới (DM) đạt yêu cầu với hệ số KMO=0.848 > 0.5, p-value của kiểm định Bartlett=0.00 và phương sai trích =52.12% lớn hơn 50%. Đồng thời kết quả cũng chỉ ra có 1 nhân tố được hình thành giống với giả định các biến quan sát ban đầu. 3.3.6. Phân tích tương quan Kết quả chỉ ra các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc DM ở mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, hệ số tương quan của biến độc lập và biến phụ thuộc DM đều dương chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các biến nghiên cứu. Đồng thời hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 nên hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng trong mô hình hình nghiên cứu (không ảnh hưởng tới kết quả hồi quy). 3.3.7. Phân tích hồi quy Bảng 3.33. Kết quả phân tích hồi quy Unstandardized Standardized Coefficients Coefficients t Sig. Std. Beta Beta VIF Error (Constant) 0.504 0.317 1.592 0.115 SHTT 0.208 0.046 0.329 4.494 0.021 1.087 HTNN 0.108 0.045 0.188 2.429 0.017 1.213 PCLD 0.124 0.042 0.211 2.939 0.004 1.043 NLKN_A 0.111 0.047 0.183 2.347 0.021 1.226 NLKN_B 0.134 0.047 0.216 2.829 0.006 1.175 NNL 0.196 0.067 0.231 2.923 0.004 1.259 Dependent Variable: DM F-stats 0.000 2 R 0.540 Phương trình hồi quy thu được như sau: ĐM = 0.504 + 0.208. SHTT + 0.108. HTNN + 0.124. PCLD + 0.111. NLKN_A + 0.134. NLKN_B + 0.196. NNL => Các giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. 3.3.8. Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0