intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chung của đề tài luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam" là nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI LÊ TRỌNG TÙNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 9.58.03.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nghiêm Văn Dĩnh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi…….. giờ,……, ngày……. tháng……. năm…… Có thể tìm thấy luận án tại: 1. Thư viện Trường Đại học Giao thông Vận tải. 2. Thư viện Quốc gia.
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Các bài báo đăng trên tạp chí: 1. ThS. NCS. Lê Trọng Tùng (2020), Nghiên cứu mô hình ảnh hưởng của quá trình tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải số tháng 5/2020, tr. 149 – 153. 2. ThS. NCS. Lê Trọng Tùng (2021), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải số tháng 1+2/2021, tr. 104 – 107. 3. ThS. NCS. Lê Trọng Tùng (2021), Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác kiểm soát đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam, Tạp chí Giao thông Vận tải số tháng 6/2021, tr.112 – 115.
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Nghiên cứu hành vi tổ chức, cũng như mối liên hệ giữa hành vi với hiệu suất của tổ chức là một lĩnh vực đã được nhiều học giả trên thế giới cũng như trong nước đặc biệt quan tâm. Stephen P. Robbins và Timothy A. Judge đã chỉ ra rằng: kết quả đầu ra của tổ chức là một phần kết quả của sự tương tác hành vi trong tổ chức. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu này phát biểu trong trường hợp tổ chức thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ (CSHT GTĐB) vẫn cần được hỗ trợ bởi các bằng chứng thực nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nghiên cứu hành vi tổ chức vận dụng vào điều kiện tổ chức dự án trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB chưa được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Nhằm mục đích nghiên cứu mối liên hệ giữa hành vi tổ chức quản lý dự án với kết quả thực hiện dự án; cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bằng cả lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” để làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu * Mục đích của luận án: Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. * Mục tiêu cụ thể của luận án: - Xây dựng mô hình và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. - Sử dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị cho các bên liên quan đến hoạt động quản lý thực hiện dự án nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. b. Câu hỏi nghiên cứu - Kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là gì? Nó bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào trong quá trình thực hiện dự án? - Các yếu tố tổ chức quản lý dự án là gì? Các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB? - Thực trạng kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trong thời gian qua? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? - Những khuyến nghị nào cần được đưa ra để cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và pháp lý về ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB; trong đó các yếu tố tổ chức quản lý được xem xét theo 4 chức năng của quản lý, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo quá trình thực 1
  5. hiện và kiểm soát quá trình thực hiện; kết quả thực hiện dự án được xem xét theo 3 tiêu chí quan trọng, phổ biến là: chất lượng, tiến độ và chi phí. - Phạm vi về không gian nghiên cứu: luận án nghiên cứu các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở ba miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2015 – 2020. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát thực hiện trong năm 2020 đối với các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu là phương pháp diễn dịch. Bằng phương pháp này, tác giả sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án nói chung và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB nói riêng để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như những "khoảng trống tri thức" cần phải nghiên cứu, hình thành được khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. - Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được từ việc khảo sát sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước: phân tích thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai; phân tích tương quan; phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học - Luận án hệ thống hóa và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận về các yếu tố tổ chức quản lý, cũng như các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. - Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB một cách khoa học và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. * Ý nghĩa thực tiễn - Luận án phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. - Luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được bố cục thành 04 chương: - Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Nghiên cứu các tiêu chí phản ánh và đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 1.1.1. Xác định các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2
  6. Từ các nghiên cứu có liên quan, tác giả nhận thấy rằng: trải qua nhiều thập kỷ với những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước khác nhau, các tác giả đã đưa ra rất nhiều tiêu chí để phản ánh kết quả của dự án nói chung, cũng như kết quả của dự án xây dựng nói riêng. Trong đó, những tiêu chí phản ánh kết quả của giai đoạn thực hiện dự án bao gồm: chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn, sự hài lòng của các bên liên quan... và những tiêu chí phản ánh kết quả ở giai đoạn vận hành, khai thác, kết thúc chu kỳ của dự án bao gồm: chi phí vận hành và bảo trì, thời gian hoạt động, lợi nhuận, an toàn, sự hài lòng của người sử dụng, sự hài lòng của cộng đồng... 1.1.2. Đo lường kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan đã chỉ ra rằng: kết quả thực hiện dự án có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu được tính toán theo những công thức toán học cụ thể (như: sự biến thiên thời gian, tăng trưởng chi phí, tốc độ xây dựng...); hoặc có thể được đo lường thông qua việc đánh giá sự hài lòng của các bên liên quan đến dự án (như: sự hài lòng của chủ đầu tư, sự hài lòng của nhà thầu, sự hài lòng của cộng đồng...). 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 1.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Dựa trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan ở cả trong nước và trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng các nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án nói chung và dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng bao gồm: - Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm của dự án. - Nhóm yếu tố liên quan đến quy trình thực hiện dự án. - Nhóm yếu tố liên quan đến những người tham gia dự án. - Nhóm yếu tố liên quan đến tổ chức quản lý. - Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực và mối quan hệ của các bên tham gia dự án. - Nhóm yếu tố liên quan đến kinh tế và chính sách. - Nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài. 1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Để đảm bảo dự án đạt được kết quả và mục tiêu đề ra thì yếu tố tổ chức quản lý dự án đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo các tác giả thì hoạt động tổ chức quản lý là chìa khóa thành công của dự án. Bằng cách sử dụng những công cụ quản lý, các nhà quản lý dự án có thể lập kế hoạch và thực hiện các dự án xây dựng để tối đa hóa cơ hội thành công của dự án. Albert P. C. Chan và các cộng sự đã tiến hành đánh giá kỹ lưỡng các tài liệu liên quan đến các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả và sự thành công của dự án. Đó là những bài báo đăng trên các tạp chí lớn trên thế giới liên quan đến lĩnh vực quản lý. Tổng cộng có 43 bài báo được nhóm tác giả lựa chọn để phân tích. Sau khi nghiên cứu cẩn thận các tài liệu, nhóm tác giả nhận thấy rằng có thể nhóm các yếu tố ảnh hưởng thành 5 loại, trong đó có các yếu tố liên quan đến tổ chức quản lý dự án gồm: cơ cấu tổ chức quản lý; thông tin liên lạc đầy đủ; lập kế hoạch và ra quyết định hiệu quả; cơ chế kiểm soát dự án; xử lý các sự cố; khả năng phản hồi; sự phối hợp hiệu quả; kiểm soát công việc của các nhà thầu; cuối cùng là hành động quản lý tổng thể. Tại Việt Nam, các tác giả cũng chỉ ra rằng yếu tố tổ chức quản lý là một trong các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, chi phí, cũng như sự thành công hay thất bại của các dự án xây dựng. 1.3. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án và xác định khoảng trống nghiên cứu 3
  7. 1.3.1. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài luận án Nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước giúp cho tác giả có được cái nhìn toàn diện cả về lý thuyết và thực tiễn ảnh hưởng của các yếu tố nói chung và các yếu tố tổ chức quản lý nói riêng đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT và dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. Nội dung nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có thể khái quát như sau: - Các công trình nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều tiêu chí phản ánh kết quả của giai đoạn thực hiện dự án đầu tư XDCSHT nói chung và dự án đầu tư XDCSHT GTĐB nói riêng. Trong đó, các tiêu chí phổ biến phải kể đến bao gồm: chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn, môi trường. - Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: kết quả thực hiện dự án có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu tính toán như: sự biến thiên thời gian, tăng trưởng chi phí, tốc độ xây dựng...; hoặc có thể được đo lường thông qua việc đánh giá sự hài lòng của các bên liên quan như: sự hài lòng của chủ đầu tư, sự hài lòng của nhà thầu, sự hài lòng của cộng đồng... - Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án nói chung và dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB nói riêng. Các yếu tố được phân ra thành nhiều nhóm khác nhau, bao gồm: đặc điểm của dự án; tổ chức quản lý dự án; những người tham gia dự án; năng lực và mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án; kinh tế và chính sách; môi trường bên ngoài... - Các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện cũng như sự thành công hay thất bại của dự án, trong đó có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. 1.3.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy trong các nghiên cứu trước đây vẫn còn có một số khoảng trống nghiên cứu mà có thể tiếp tục khai thác: - Hầu hết các công trình nghiên cứu có liên quan đều xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả dự án trong cùng tổng thể với nhiều nhóm yếu tố khác. Đồng thời, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc khám phá và xếp hạng ảnh hưởng các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả dự án trong cùng tổng thể với nhiều nhóm yếu tố khác. - Chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét sự ảnh hưởng riêng biệt, cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2.1. Khái niệm và các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Cơ sở hạ tầng là toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật (như hệ thống đường giao thông, thủy lợi, năng lượng, bệnh viện, trường học...) tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia, từ kinh tế - xã hội đến bảo đảm an ninh, quốc phòng, góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ đời sống nhân dân. - Cơ sở hạ tầng giao thông là một loại hạ tầng kỹ thuật, nó là một mạng lưới đường để kết nối các khu vực khác nhau trên cùng một đất nước cũng như với các khu vực khác trên thế giới. Cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng biển, sân bay. - Theo Luật giao thông đường bộ, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm: công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ. Trong đó, công trình đường bộ gồm: đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, 4
  8. dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác. Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xem xét cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở khía cạnh là công trình đường bộ (đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ) và bến xe, bãi đỗ xe. 2.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình xây dựng hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. 2.1.3. Các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Theo Luật Xây dựng, trình tự đầu tư xây dựng của dự án (trong đó bao gồm dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB) có ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. 2.2. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.1. Khái niệm tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Từ các khái niệm về quản lý dự án (QLDA) nói chung và QLDA xây dựng nói riêng, tác giả đề xuất khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB như sau: Quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát tất cả các nguồn lực và các hoạt động có liên quan trong suốt vòng đời của dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, nhằm đạt được những mục tiêu của dự án. - So với loại hình dự án trong các lĩnh vực khác, dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được thực hiện bởi một số lượng lớn các chủ thể khác nhau (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn…) và số lượng các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý dự án không ngừng tăng lên. Các chủ thể khác nhau (các bên tham gia vào dự án) được tích hợp trong cùng một tổ chức dự án và hình thành nên tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. - Tuy nhiên, bản chất của tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là tính tạm thời, xuất phát từ thực tế là nó chỉ được hình thành trong suốt thời gian thực hiện của dự án. Bản chất này khác với các loại hình tổ chức thông thường hoạt động trên cơ sở lâu dài. Nhưng dù cho tạm thời hay vĩnh viễn, duy nhất hay phổ biến, một tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tồn tại là để đạt được các mục tiêu vì nhu cầu tồn tại của nó. Tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB (mặc dù là tạm thời) cũng được xác lập theo cơ chế là định hướng mục tiêu. Vì vậy, để đạt được các mục tiêu thì bản thân tổ chức dự án cần phải thực hiện các chức năng của quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát quá trình thực hiện. Như vậy, tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được hiểu là việc thực hiện các chức năng của quản lý trong tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. Đây là khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này. 2.2.2. Mục tiêu và các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.2.2.1. Mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Tùy tuộc vào quy mô, tính chất của dự án và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà mỗi nước có những mục tiêu quản lý dự án đầu tư XDCSHT nói chung và CSHT GTĐB nói riêng là khác nhau. Ở mức cơ bản nhất được nhiều nước trên thế giới áp dụng là ba mục tiêu: chất lượng, chi phí và tiến độ. 5
  9. - Tại Việt Nam, các mục tiêu của quản lý dự án đầu tư XDCSHT đã được nâng lên thành năm mục tiêu bắt buộc phải quản lý, bao gồm: chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Mục tiêu quản lý dự án đầu tư XDCSHT trong đó bao gồm xây dựng CSHT GTĐB có thể xem xét dưới góc độ của các chủ thể khác nhau: + Đối với Nhà nước: mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCSHT đó là bảo đảm các dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước; phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt; sử dụng các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao nhất; tránh thất thoát, lãng phí. + Đối với chủ đầu tư: mục tiêu quản lý dự án đầu tư XDCSHT của chủ đầu tư là nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu của dự án; hoàn thành dự án đúng tiến độ, trong phạm vi ngân sách được duyệt; đảm bảo chất lượng công trình theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các văn bản pháp luật hiện hành. + Đối với nhà thầu: mục tiêu quản lý chính của các nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn) đó là đảm bảo hoàn thành các công việc của dự án đúng tiến độ và chất lượng theo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư; tối đa hóa lợi nhuận và tạo dựng được uy tín, thị phần... 2.2.2.2. Các chủ thể tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển các mục tiêu quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, thì các chủ thể tham gia vào quản lý dự án cũng phát triển theo. Thời kỳ đầu có sự tham gia của Nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu. Sau đó phát triển thêm các chủ thể khác như: nhà thầu tư vấn, nhà thầu thiết kế, bên cho vay và thậm chí nhiều dự án còn có sự giám sát của nhân dân (cộng đồng). 2.2.3. Nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 2.2.3.1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB nói riêng tại Việt Nam bao gồm quản lý về: phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường xây dựng; hoạt động lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; rủi ro; hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác theo các văn bản pháp luật hiện hành. 2.2.3.2. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Đối với các dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam: căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức quản lý dự án sau: - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực. - Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án. - Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc. - Tổ chức tư vấn quản lý dự án. 2.2.4. Các yếu tố tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Từ khái niệm tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được đề cập ở Mục 2.2.1.1 thì tổ chức quản lý được hiểu là hoạt động thực hiện các chức năng của quản lý trong một tổ chức dự án. Vì vậy, các yếu tố tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là các yếu tố liên quan đến chức năng của quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. - Các công trình nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới đã chỉ ra rằng có bốn chức năng cơ bản của quản lý nói chung và quản lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng, bao gồm: lập kế hoạch (Planning), tổ chức (Organizing), lãnh đạo (Leading/Directing) và kiểm soát (Controlling). Do đó, 6
  10. các yếu tố tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm các yếu tố liên quan đến lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo quá trình thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. 2.2.4.1. Yếu tố liên quan đến lập kế hoạch - Lập kế hoạch là một quá trình mà theo đó các nhà quản lý lựa chọn mục tiêu, lựa chọn các hoạt động (hay chiến lược) để đạt được những mục tiêu đó. - Kế hoạch cung cấp hướng đi cho một tổ chức. Nó cho mọi người biết tổ chức đang cố gắng làm gì, ưu tiên của nó là gì, đi đâu và làm thế nào để đến đó. Đó là một quá trình sắp xếp các nguồn lực và quyết định ai nên làm gì để phân bổ vai trò, trách nhiệm và tiền bạc. Đây cũng là một cơ chế kiểm soát: bằng cách so sánh kết quả thực tế với kế hoạch, các nhà quản lý có thể xác định liệu tổ chức có đạt được mục tiêu đã đặt ra hay không và điều chỉnh nếu cần. - Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, công tác lập kế hoạch bao gồm các nội dung cơ bản đó là: xác định mục tiêu và phạm vi của dự án; nội dung các công việc, trách nhiệm và mối quan hệ của các bên có liên quan khi thực hiện các công việc đó; xác định thời gian và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các công việc và toàn bộ dự án... - Kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB phải được lập và trình bày chi tiết, đầy đủ đảm bảo chủ đầu tư, nhà thầu và các bên có liên quan hiểu rõ được mục tiêu, nội dung và phạm vi các công việc, trách nhiệm và vai trò của mình. Trong đó, nội dung và phạm vi các công việc cần phải được mô tả chi tiết, cụ thể. Đồng thời, kế hoạch phải thể rõ mối quan hệ và sự phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện dự án. Đây chính là các yếu tố liên quan đến lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. 2.2.4.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện - Tổ chức thực hiện là quá trình triển khai các kế hoạch. Về bản chất, tổ chức là quá trình xác định những nhiệm vụ nào sẽ được thực hiện, ai là người thực hiện chúng, ai báo cáo cho ai, quyết định được đưa ra ở đâu và các bộ phận khác nhau trong tổ chức sẽ phối hợp các hoạt động của họ như thế nào để theo đuổi mục tiêu chung. - Tổ chức thực hiện là hoạt động quản lý nhằm thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của hệ thống. - Trong QLDA đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, tổ chức thực hiện là việc triển khai thực hiện kế hoạch của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Vì vậy, các yếu tố liên quan đến tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bao gồm: xây dựng bộ máy tổ chức quản lý dự án, trong đó cơ cấu tổ chức và nhân sự là những yếu tố mang tính trọng tâm; quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân trong bộ máy tổ chức quản lý; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người đưa ra các quyết định trong quá trình thực hiện; thiết lập cơ chế phối hợp, báo cáo và kênh thông tin liên lạc giữa các đơn vị, bộ phận; điều phối các nguồn lực và tài nguyên đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án; triển khai các công việc đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và các yêu cầu của dự án… 2.2.4.3. Yếu tố liên quan đến lãnh đạo quá trình thực hiện - Mọi tổ chức đều có con người và công việc quản lý là phải chỉ đạo và điều phối những con người đó. Khi các nhà quản lý thúc đẩy nhân viên, chỉ đạo các hoạt động của họ, chọn kênh liên lạc hiệu quả nhất hoặc giải quyết xung đột giữa các thành viên chính đó chính là chức năng lãnh đạo. - Mục đích của lãnh đạo là khởi động hệ thống và đưa nó vào hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu. Nó là quá trình khởi động và duy trì sự hoạt động của hệ thống theo kế hoạch đặt ra bằng cách tác động lên động cơ và hành vi của con người trong hệ thống và phối hợp các hoạt động của họ, sao cho họ cố gắng một cách tự giác để hoàn thành các nhiệm vụ của mình và mục tiêu chung của hệ thống. 7
  11. - Trong QLDA đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, lãnh đạo quá trình thực hiện dự án phải thể hiện được vai trò của mình trong việc ra quyết định, cũng như truyền đạt các yêu cầu rõ ràng, cụ thể về công việc đối với cấp dưới. Bên cạnh đó, vị trí lãnh đạo dự án phải đóng vai trò phối hợp tốt giữa các nhóm, đội và các bên liên quan; giải quyết các xung đột có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời lãnh đạo còn là người khuyến khích, động viên và truyền cảm hứng cho các nhân viên trong tổ chức dự án xây dựng. Đây là các yếu tố liên quan đến lãnh đạo quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. 2.2.4.4. Yếu tố liên quan đến kiểm soát quá trình thực hiện - Kiểm soát là quá trình giám sát hiệu suất đối với các mục tiêu, can thiệp khi mục tiêu không được đáp ứng và thực hiện các hành động nhằm điều chỉnh, khắc phục. Nó đòi hỏi các nhà quản lý so sánh hiệu suất thực tế với các kế hoạch đặt ra để theo dõi mức độ thành công của một tổ chức khi thực hiện các mục tiêu. - Kiểm soát bao gồm: giám sát, so sánh và sửa lỗi. Để đảm bảo mọi thứ diễn ra bình thường, người quản lý phải theo dõi hiệu suất thực tế của tổ chức và so sánh nó với các mục tiêu đã đặt ra trước đó. Nếu có bất kỳ sai lệch đáng kể nào, họ phải điều chỉnh để đưa tổ chức trở lại đúng hướng. - Đối với hoạt động QLDA đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, kiểm soát là một quá trình liên tục từ khi hình thành ý tưởng dự án cho đến khi kết thúc dự án. Nội dung kiểm soát phụ thuộc vào tính chất công việc ở mỗi giai đoạn và mục tiêu của các chủ thể khác nhau liên quan đến dự án. Tuy nhiên, nội dung quan trọng nhất cần được kiểm soát đối với các chủ thể có liên quan trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đó là: tiến độ thực hiện các công việc (lịch trình); khối lượng và chất lượng công việc thực hiện; công tác phân bổ nguồn lực và chi phí. Do đó, các yếu tố liên quan đến kiểm soát quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bao gồm: thiết lập cơ chế giám sát về chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án; so sánh, đánh giá về chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án thực tế so với kế hoạch đặt ra; đề ra các giải pháp kịp thời nhằm khắc phục các sai lệch về chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án. 2.3. Kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.3.1. Khái niệm kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đó chính là các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được tạo ra từ quá trình thực hiện dự án và được phản ánh bằng các tiêu chí cụ thể. 2.3.2. Các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Có rất nhiều tiêu chí để phản ánh kết quả của dự án nói chung và dự án đầu tư xây dựng nói riêng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm ba tiêu chí quan trọng và phổ biến đó là: chất lượng, tiến độ và chi phí. Konchar và Sanvido cũng đã chỉ ra đây là ba tiêu chí sử dụng để đánh giá kết quả của dự án xây dựng được chấp nhận rộng rãi. 2.4. Cơ sở lý luận về mô hình hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ 2.4.1. Đặc điểm của tổ chức dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ngoài những đặc điểm mang tính chất phổ biến của một tổ chức nói chung, chúng lại có những đặc điểm riêng biệt khác so với các tổ chức thông thường. Trong đó, các đặc điểm riêng biệt đáng chú ý nhất của tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, đó là: được hình thành tạm thời trong thời gian thực hiện dự án; tổ chức bao gồm các thành viên được tập hợp từ các thực thể hay tổ chức khác nhau và có mức độ đa dạng cao. 8
  12. - Bản chất của tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là tính tạm thời, duy nhất và đa dạng, xuất phát từ thực tế là nó chỉ được hình thành trong suốt thời gian thực hiện của dự án. Bản chất này khác với các loại hình tổ chức thông thường hoạt động trên cơ sở lâu dài. - Tuy nhiên, dù cho có tạm thời hoặc vĩnh viễn, duy nhất hoặc phổ biến, một tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tồn tại là để đạt được các mục tiêu vì nhu cầu tồn tại của nó. Tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB (mặc dù là tạm thời) cũng được xác lập theo cơ chế là định hướng mục tiêu. Như vậy, kết quả của dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB luôn được đánh giá dựa trên cơ sở liệu mục tiêu của dự án có đạt được hay không. Do đó, về mặt lý thuyết, nghiên cứu tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB cũng phải tuân theo một khuôn khổ chung trong việc nghiên cứu hành vi trong bất kỳ tổ chức nào. - Bên cạnh đó, để xem xét một cách thích hợp hơn với những đặc điểm về bản chất tạm thời vốn có, ta cần phải đề xuất một mô hình nghiên cứu hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB trên cơ sở phương pháp luận chung của lý thuyết nghiên cứu hành vi tổ chức. Mô hình này phải là kết quả của việc tích hợp các khái niệm về hành vi tổ chức và các đặc điểm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT GTĐB mà trong đó tổ chức dự án được được xác định bằng hành vi và hiệu suất của tổ chức. 2.4.2. Mô hình hành vi tổ chức 2.4.2.1. Khái niệm hành vi tổ chức - Porter và các cộng sự cho rằng: tổ chức phải có nghĩa là tất cả mọi thứ vì tất cả mọi người trong đó. Do đó, hành vi của những người này cấu thành hành vi của tổ chức (tức là hành vi tổ chức). Vì vậy, người ta đã lập luận rằng không có nghiên cứu nào gọi là hành vi của tổ chức, mà thực chất nghiên cứu hành vi tổ chức là nghiên cứu về hành vi của các cá nhân trong các tổ chức. - Nghiên cứu hành vi tổ chức là nghiên cứu những gì mà con người làm trong một tổ chức và nghiên cứu hành vi của họ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất của tổ chức. 2.4.2.2. Mô hình hành vi tổ chức Stephen P. Robbins và Timothy A. Judge đã xây dựng và phát triển mô hình hành vi tổ chức (Organization Behaviour Model - OB). Trong mô hình hành vi tổ chức (OB) mà các tác giả xây dựng có ba loại biến (đầu vào, quá trình và kết quả) ở ba cấp độ phân tích (cá nhân, nhóm và tổ chức). Mô hình tiến hành từ trái sang phải, với các đầu vào dẫn đến các quá trình và quá trình dẫn đến kết quả (Hình 2.6). Như vậy, kết quả đầu ra của tổ chức là một phần kết quả của sự tương tác hành vi trong tổ chức. Hình 2.6: Mô hình hành vi tổ chức. 9
  13. 2.4.3. Mô hình hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Nghiên cứu về hành vi tổ chức là nghiên cứu về hành vi của các cá nhân trong tổ chức và sự ảnh hưởng của nó đến hiệu suất của tổ chức. Con người (cá nhân) là thực thể cấu thành nên các tổ chức nói chung và tổ chức dự án nói riêng (các bên liên quan đến dự án) và con người đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được kết quả dự án thành công trong bối cảnh quản lý dự án. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB bằng cách áp dụng và điều chỉnh phù hợp các kiến thức và lý thuyết về hành vi tổ chức nói chung là rất hợp lý. - Khái niệm về hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được đề xuất là nghiên cứu về các hoạt động của những người tham gia dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB, bao gồm: chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn và các bên có liên quan trong một tổ chức dự án và nghiên cứu hành vi của họ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực hiện dự án (Hình 2.7). Hình 2.7: Mô hình hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB. 2.4.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu - Nghiên cứu về mô hình hành vi tổ chức (OB) đã chỉ ra rằng: kết quả đầu ra của tổ chức là một phần kết quả của sự tương tác hành vi trong tổ chức. Vì vậy, kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB là một phần kết quả của sự tương tác hành vi trong tổ chức dự án xây dựng. Do đó, giả thuyết có thể được đề xuất như sau: Giả thuyết H0: Hành vi tổ chức quản lý dự án ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Để kiểm tra tính hợp lệ của giả thuyết được đề xuất ở trên, việc thu thập, phân tích và thảo luận dữ liệu sẽ được tiến hành trong các phần tiếp theo của luận án. 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ - Trên cơ sở lý luận trình bày ở Mục 2.2.4 và mô hình hành vi tổ chức dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đề xuất ở Mục 2.4.3, "yếu tố tổ chức quản lý dự án" sẽ được tác giả tập trung nghiên cứu thông qua bốn chức năng của quản lý dự án đó là: hành vi lập kế hoạch, hành vi tổ chức thực hiện, hành vi lãnh đạo quá trình thực hiện và hành vi kiểm soát quá trình thực hiện. Đây là bốn tiêu chí đóng vai trò là các biến độc lập được lựa chọn để đưa vào mô hình nghiên cứu. - Bên cạnh đó, kết quả thực hiện dự án đóng vai trò là biến phụ thuộc để đưa vào mô hình nghiên cứu. Kết quả thực hiện dự án được thể hiện ở nhiều góc độ và tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra các tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án bao gồm: chi phí, tiến độ, chất lượng, an toàn, lợi nhuận… Tuy nhiên, từ những phân tích ở Mục 2.3.2, tác giả xác định ba tiêu chí phản ánh kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB được sử dụng cho nghiên cứu này đó là: chất 10
  14. lượng, tiến độ và chi phí. Đây là ba tiêu chí đã được các nhà nghiên cứu gọi là "tam giác sắt" và được sử dụng rộng rãi để phản ánh và đo lường kết quả của dự án xây dựng. Trên cơ sở xác định các biến độc lập và biến phụ thuộc, mô hình nghiên và giả thuyết nghiên cứu sẽ được tiến hành phân tích định lượng được thể hiện như Hình 2.8 dưới đây: Hành vi lập kế hoạch H1 Hành vi tổ chức thực hiện H2 Kết quả H3 thực hiện Hành vi lãnh đạo dự án H4 Hành vi kiểm soát Hình 2.8: Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẾN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM 3.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu và các bước nghiên cứu 3.1.1. Khái quát về phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp nghiên cứu định tính chủ yếu được sử dụng đó là phương pháp diễn dịch. Bằng phương pháp diễn dịch, tác giả sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước đã công bố trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án nói chung và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT nói riêng để xác định rõ những nội dung có thể kế thừa, phát triển; cũng như những "khoảng trống tri thức" cần phải nghiên cứu, hình thành được khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất. - Ngoài phương pháp diễn dịch, trong nghiên cứu định tính tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích, phương pháp chuyên gia... - Kết quả của nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và đề xuất được mô hình và giả thuyết nghiên cứu, là cơ sở cho việc khảo sát, thu thập dữ liệu để tác giả tiến hành phân tích định lượng. 2. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Nhằm thu thập các dữ liệu sơ cấp bổ sung cho các dữ liệu thứ cấp để đảm bảo tính khoa học, xác thực của các phân tích, đánh giá; tác giả thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT GTĐB trong nước ở cả 03 miền Bắc, Trung, Nam. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích định lượng bằng các kỹ thuật phân tích nhằm kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. 11
  15. 3.1.2. Các bước nghiên cứu Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu của luận án Thứ tự Nội dung nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Bước 1: Nghiên cứu tổng quan Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu. Bước 2: Nghiên cứu định tính Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (dự thảo). Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát (chính thức). Bước 4: Nghiên cứu định lượng chính thức Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính. 3.2. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ 3.2.1. Nghiên cứu định tính - Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với 03 chuyên gia thuộc cơ quản quản lý Nhà nước, 03 chủ đầu tư, 04 đơn vị tư vấn, 03 nhà thầu thi công và 02 đơn vị cho vay vốn. Các câu hỏi đặt ra nhằm xác định các yếu tố tổ chức quản lý ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam; sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu; kiểm tra sự hợp lý và bổ sung các biến quan sát trong các thang đo. Sau đó, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thu được sau các cuộc phỏng vấn. Kết luận được đưa ra dựa trên cơ sở tổng hợp quan điểm chung của các đối tượng phỏng vấn có cách nhìn tương tự nhau. - Những người được phỏng vấn đều nhất trí cho rằng các yếu tố tổ chức quản lý ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án bao gồm: lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; lãnh đạo quá trình thực hiện và kiểm soát quá trình thực hiện. Tuy nhiên, người được phỏng vấn đã đề nghị hiệu chỉnh ngôn ngữ của một số biến quan sát sao cho phù hợp nhất (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Hiệu chỉnh cách diễn đạt các biến quan sát Biến quan sát trước khi hiệu chỉnh Biến quan sát sau khi hiệu chỉnh Thang đo hành vi lập kế hoạch Kế hoạch thực hiện dự án thể hiện rõ sự phối Kế hoạch thực hiện dự án mô tả rõ cơ chế hợp giữa các bên tham gia thực hiện. phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện. Thang đo hành vi tổ chức thực hiện Các thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến Các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án được dự án được tổ chức thực hiện tốt. tổ chức thực hiện tốt. Thang đo hành vi kiểm soát quá trình thực hiện Dự án luôn được giám sát tốt về chất lượng. Cơ chế giám sát về chất lượng của dự án được thiết kế và thực hiện tốt. Dự án luôn được giám sát tốt về tiến độ thực Cơ chế giám sát về tiến độ thực hiện dự án hiện. được thiết kế và thực hiện tốt. Dự án luôn được giám sát tốt về chi phí thực Cơ chế giám sát về chi phí thực hiện dự án hiện. được thiết kế và thực hiện tốt. 3.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ - Sau khi hiệu chỉnh các biến quan sát ở bước nghiên cứu định tính, tác giả đã hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát và tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ. Việc nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng bảng hỏi chi tiết với mẫu nghiên cứu tại thành phố Hồ Chính Minh là 15, Bình Dương là 05, Đà Nẵng là 05 và Hà Nội là 10. Số phiếu khảo sát hợp lệ thu về và có thể sử dụng để phân tích là 12
  16. 31 phiếu (đạt 88,6%), 04 phiếu không sử dụng được (chiếm 11,4%) do thiếu các thông tin liên quan. Như vậy, phiếu khảo sát về cơ bản là được chấp nhận và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. 3.3. Các biến và thang đo trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam Bảng 3.3: Thang đo kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB Thang đo Ký hiệu 1 Sự hài lòng của chủ đầu tư đối với chất lượng dự án hoàn thành. OPO1 2 Sự hài lòng của chủ đầu tư đối với tiến độ dự án hoàn thành. OPO2 3 Sự hài lòng của chủ đầu tư đối với chi phí dự án hoàn thành. OPO3 Bảng 3.4: Thang đo hành vi lập kế hoạch thực hiện dự án Thang đo Ký hiệu 1 Tính chi tiết và đầy đủ của kế hoạch. PLA1 2 Mục tiêu của dự án được xác định và giải thích rõ ràng. PLA2 3 Sự phù hợp giữa kế hoạch thực hiện và mục tiêu của dự án. PLA3 4 Nội dung và phạm vi công việc của các bên tham gia thực hiện dự án. PLA4 5 Trách nhiệm và cam kết của các bên tham gia thực hiện dự án. PLA5 6 Sự phối hợp giữa các bên tham gia thực hiện dự án. PLA6 Bảng 3.5: Thang đo hành vi tổ chức thực hiện Thang đo Ký hiệu 1 Thiết lập bộ máy tổ chức thực hiện dự án. ORG1 2 Quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân khi thực hiện các ORG2 công việc cụ thể. 3 Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người ra các quyết định trong quá trình ORG3 thực hiện. 4 Thiết lập các kênh thông tin liên lạc giữa các bộ phận và đơn vị tham gia. ORG3 5 Tài chính của dự án được chuẩn bị và cung cấp kịp thời theo tiến độ thực hiện. ORG1 6 Các nguồn lực (nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư) được chuẩn bị và cung cấp ORG6 kịp thời theo tiến độ thực hiện. 7 Các thủ tục pháp lý liên quan đến dự án được tổ chức thực hiện tốt. ORG7 Bảng 3.6: Thang đo hành vi lãnh đạo quá trình thực hiện Thang đo Ký hiệu 1 Các vị trí lãnh đạo dự án luôn thể hiện được vai trò của mình trong quá trình LED1 thực hiện dự án. 2 Các vị trí lãnh đạo dự án luôn truyền đạt các yêu cầu rõ ràng, cụ thể về công LED2 việc đối với cấp dưới. 3 Các vị trí lãnh đạo dự án đảm bảo từng cấp dưới hiểu rõ và chịu trách nhiệm LED3 đối với từng công việc được giao. 4 Các vị trí lãnh đạo dự án đóng vai trò phối hợp tốt giữa các nhóm, các bên LED4 tham gia thực hiện dự án. 5 Các vị trí lãnh đạo dự án giải quyết tốt các xung đột có thể xảy ra trong quá LED5 trình thực hiện dự án. 6 Các vị trí lãnh đạo dự án luôn truyền cảm hứng và tạo động lực để cấp dưới LED6 hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 13
  17. Bảng 3.7: Thang đo hành vi kiểm soát quá trình thực hiện Thang đo Ký hiệu 1 Cơ chế giám sát về chất lượng của dựa án được thiết kế và thực hiện tốt. CTR1 2 Chất lượng của dự án luôn được so sánh, đánh giá giữa thực tế so với kế hoạch CTR2 đặt ra. 3 Các biện pháp nhằm khắc phục các sai lệch về chất lượng của dự án luôn được CTR3 đưa ra kịp thời. 4 Cơ chế giám sát về tiến độ thực hiện dự án được thiết kế và thực hiện tốt. CTR4 5 Tiến độ thực hiện dự án luôn được so sánh, đánh giá giữa thực tế so với kế CTR5 hoạch đặt ra. 6 Các biện pháp nhằm khắc phục các sai lệch về tiến độ thực hiện của dự án CTR6 luôn được đưa ra kịp thời. 7 Cơ chế giám sát về chi phí thực hiện dự án được thiết kế và thực hiện tốt. CTR7 8 Chi phí thực hiện dự án luôn được so sánh, đánh giá giữa thực tế so với kế CTR8 hoạch đặt ra. 9 Các biện pháp nhằm khắc phục các sai lệch về chi phí thực hiện của dự án CTR9 luôn được đưa ra kịp thời. 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức - Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện trên cơ sở số liệu khảo sát quá trình thực thi dự án và kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam đã hoàn thành. Đối tượng được khảo sát là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam (cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng, đơn vị cho vay vốn...). 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu và phương pháp khảo sát 1. Phương pháp chọn mẫu - Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT GTĐB tại Việt Nam. - Kích thước mẫu khảo sát cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu, kỳ vọng về độ tin cậy. Để tiến hành phân tích hồi quy tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell kích thước mẫu n ≥ 50 + 8.m (trong đó: m là số biến độc lập trong mô hình). Trong mô hình nghiên cứu của luận án có 04 biến độc lập, nên kích thước mẫu tối thiểu là 82 quan sát. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng 190 phiếu khảo sát cho luận án. 2. Phương pháp khảo sát - Do đối tượng khảo sát là các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT GTĐB ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam. Vì vậy, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi đến các đối tượng được khảo sát thông qua các công cụ trực tuyến như thư điện tử và các cuộc phỏng vấn trực tiếp. 3.4.2. Phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu - Các số liệu khảo sát sau khi đã được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, lọc bảng câu hỏi, mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS Statistics 26. Dữ liệu sẽ được phân tích thông qua các kỹ thuật phân tích định lượng theo các bước như sau: thống kê mô tả; đánh giá độ tin cậy của thang đo; phân tích phương sai; phân tích tương quan; phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình. 14
  18. • Phương pháp thống kê mô tả: - Thống kê mô tả là phương pháp mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê. Trong luận án, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng nhằm sàng lọc các số liệu thô và được thực hiện thông qua các dữ liệu khảo sát thu thập như: loại dự án giao thông đường bộ; quy mô dự án; nguồn vốn; hình thức đầu tư; hình thức tổ chức quản lý dự án; đặc điểm của các chuyên gia tham gia việc khảo sát; phân tích mô tả chung dữ liệu công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và kiểm soát... • Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha: - Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha là phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo, nó phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng 1 yếu tố. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết các biến quan sát có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến nào cần giữ lại. Hệ số tương quan biến tổng sẽ giúp loại bỏ những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả khái niệm cần đo. - Phạm vi giá trị Cronbach’s Alpha từ 0 đến 1. Giá trị Cronbach’s alpha càng cao thì thang đo càng đáng tin cậy và ở mức cao hơn 0.7 được coi là tốt và/hoặc chấp nhận được khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Ngoài giá trị của hệ số Cronbach’s alpha, để đảm bảo độ tin cậy của thang đo thì hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item–Total Correlation) phải từ 0.3 trở lên. • Phân tích phương sai (ANOVA): - Phân tích phương sai (ANOVA) là bước phân tích cần thiết thường được thực hiện trước khi phân tích ảnh hưởng giữa các biến trong mô hình. Mục đích của phân tích ANOVA là để kiểm định giả thiết "có sự khác biệt về giá trị trung bình của 1 biến định lượng đối với những giá trị khác nhau của 1 biến định tính hay không". Cụ thể, trong mô hình phân tích của đề tài luận án thì biến định lượng là "Sự hài lòng của chủ đầu tư đối với chất lượng, tiến độ và chi phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB". Các biến định tính trong dữ liệu khảo sát bao gồm: đơn vị (chủ thể) tham gia vào dự án; quy mô dự án; nguồn vốn; hình thức đầu tư; hình thức tổ chức quản lý dự án; khu vực địa lý. Những biến định tính này đều có từ 3 giá trị trở lên nên tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA). • Phương pháp phân tích tương quan: - Để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến thì trước khi phân tích hồi quy cần tiến hành phân tích tương quan. Mục đích phân tích tương quan để kiểm tra mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau thông qua hệ số tương quan r (Pearson Correlation Coefficient). - Phạm vi giá trị của hệ số tương quan (r) từ -1 đến +1: + Giá trị r > 0 thể hiện mối tương quan thuận giữa các biến phân tích. + Giá trị r < 0 thể hiện mối tương quan nghịch giữa các biến phân tích. + Giá trị r = 0 thể hiện các biến phân tích không có mối tương quan với nhau. • Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: - Sau khi phân tích tương quan, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu, cũng như xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập (là các yếu tố tổ chức quản lý) đến biến phụ thuộc (là kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB). Kết quả hồi quy của mô hình tuyến tính được phân tích như sau: - Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy: sử dụng hệ số R2. Hệ số này cho biết mức độ (%) sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập. Giá trị R2 nằm trong khoảng từ 0 đến 1. 15
  19. - Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định F. Kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Mô hình hồi quy tuyến tính của nghiên cứu được coi là phù hợp và sử dụng được khi giá trị Sig. của F nhỏ hơn 0.05. - Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến: đa cộng tuyến là trạng thái các biến độc lập có tương quan với nhau và được kiểm định thông qua giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Có nhiều đề xuất khác nhau cho giá trị của VIF, nhưng phổ biến nhất là khi VIF ≥ 10 thì xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. - Xác định mức độ ảnh hưởng và hướng tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua hệ số β. Biến độc lập nào có giá trị tuyệt đối hệ số β càng lớn thì ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Biến độc lập nào có giá trị hệ số β dương (+) thì có tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc và biến độc lập nào có giá trị hệ số β âm (-) thì có tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI VIỆT NAM 4.1. Đánh giá kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam 1. Đánh giá về chất lượng dự án hoàn thành - Các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB giai đoạn 2015 – 2020 về cơ bản là đảm bảo chất lượng theo đúng hồ sơ thiết kế và các quy định về quản lý chất lượng của Nhà nước hiện hành. Tuy nhiên, vẫn có những hư hỏng, sự cố xảy ra ở một số dự án nhưng đã được khắc phục, sửa chữa kịp thời. - Để đảm bảo chất lượng của các dự án, Bộ GTVT, các Ban QLDA, Sở GTVT các địa phương và các chủ thể tham gia vào dự án… đã luôn thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về quản lý chất lượng công trình hiện hành. - Tuy nhiên, trong công tác quản lý chất lượng đối với các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế trong quá trình thực hiện dự án, liên quan đến các hoạt động như: khảo sát, thiết kế, thi công, thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình trong quá trình thi công, giám sát quá trình thi công, nghiệm thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành... gây ra các khiếm khuyết về chất lượng, dẫn đến phải sửa chữa, khắc phục ở một số dự án, tạo dư luận xã hội không tốt và ảnh hưởng nhất định đến uy tín của ngành (như: Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Dự án đường HCM đoạn tránh thị trấn Chư Sê, tỉnh Gia Lai…). 2. Đánh giá về tiến độ thực hiện dự án - Trong giai đoạn 2015 – 2020, hầu hết các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đều được hoàn thành đảm bảo đúng tiến độ, đặc biệt có nhiều dự án vượt tiến độ, phát huy hiệu quả khi sớm đưa dự án vào khai thác sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. - Tuy nhiên, vẫn còn một số gói thầu và dự án triển khai thực hiện chậm tiến độ so với hợp đồng ký kết, nhất là đối với các gói thầu được các Nhà đầu tư lựa chọn thuộc các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chậm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB trong thời gian qua gồm: công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn; nhà nước bố trí vốn đầu tư công chậm; tác động của điều kiện khí hậu thời tiết; đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở khắp các địa phương trên cả nước từ đầu năm 2020; do năng lực yếu kém của nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn; thủ tục pháp lý quá rườm rà, thậm chí là có sự chồng chéo giữa các bước... 3. Đánh giá về chi phí thực hiện dự án - Trong giai đoạn 2015 – 2020, các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB đều được quản lý và kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ từ giai đoạn lập dự án, thi công xây dựng và nghiệm thu đưa công trình 16
  20. vào khai thác sử dụng. Vì vậy, vốn đầu tư được quyết toán của hầu hết các dự án đều không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. - Tuy nhiên, trong quá trình thi công các dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB giai đoạn 2015 - 2020, giá trị hợp đồng thi công thường phải điều chỉnh nhiều lần do bổ sung hạng mục, thay đổi khối lượng, điều chỉnh đơn giá… Bên cạnh đó, công tác điều chỉnh giá hợp đồng còn tồn tại những bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. - Bên cạnh đó, một số dự án đầu tư xây dựng CSHT GTĐB giai đoạn 2015 - 2020 trong quá trình triển khai thực hiện còn tồn tại các sai phạm trong công tác lập, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Các sai phạm này đã được Kiểm toán nhà nước chỉ ra trong các cuộc kiểm toán, cũng như kiến nghị xử lý tài chính và chấn chỉnh công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (như: dự án tín dụng ngành GTVT để cải tạo mạng lưới đường quốc gia lần thứ 2; dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng QL1 đoạn Km 1265+00 đến Km 1353+300 thuộc tỉnh Phú Yên; dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long WB5 – Hợp phần B và một số dự án giao thông đường bộ theo hình thức BOT, BT…). 4.2. Kết quả chạy mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức quản lý đến kết quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam và bàn luận 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 4.5: Mô tả mẫu nghiên cứu Tỷ lệ Thông tin khảo sát Số lượng (%) 1 - 5 năm 13 6.8 6 – 10 năm 47 24.7 Kinh nghiệm hoạt động trong 11 – 20 năm 107 56.3 lĩnh vực quản lý dự án > 20 năm 23 12.1 Đường 135 71.1 Cầu đường bộ 44 23.2 Loại dự án/công trình Hầm đường bộ 09 4.7 Bến xe, bãi đỗ xe 02 1.1 Miền Bắc 33 17.4 Miền Trung 30 15.8 Khu vực địa lý Miền Nam 127 66.8 Chủ đầu tư 66 34.7 Nhà thầu chính 78 41.1 TVGS 20 10.5 Đơn vị tham gia vào gói thầu/dự TVQLDA 14 7.4 án Cơ quan QLNN 04 2.1 Khác (nhà thầu phụ, bên cho 08 4.2 vay vốn) Vốn Nhà nước 105 55.3 ODA 48 25.3 Nguồn vốn Vốn tư nhân 22 11.6 Vốn khác 15 7.9 Lập BCNCTKT 52 27.4 Quy mô dự án Lập BCNCKT 111 58.4 Lập BCKTKT 27 14.2 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2