intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

117
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản của BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- ĐỖ ĐỨC TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Chuyên nghành: Kế toán (Kế toán, Kiểm toán và phân tích) Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2018
  2. 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Trần Mạnh Dũng 2. PGS-TS. Đinh Thị Mai Phản biện 1: .................................................................... ......................................................................................... Phản biện 2: .................................................................... ......................................................................................... Phản biện 3: .................................................................... ......................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Vào hồi: Ngày tháng năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm VAS, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng dẫn, quy định ... về kế toán và IAS/IFRS cũng đã được đề cập qua các công trình nghiên cứu của các tác giả. Sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế gồm hai nội dung đó là: Khác biệt về trình bày BCTC và khác biệt về các khoản mục trên BCTC (Deloitte, 2016). Trong những năm qua, DN FDI tăng trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh. DN FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước như giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động; đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước; nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam… (Nguyễn Thành Chung, 2016). Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát và các chuyên gia, do có sự khác biệt lớn về chuẩn mực KTVN và quốc tế trong đó có quy định về BCTC, tại các DN FDI kế toán lập song hành hai bộ BCTC, một bộ báo cáo theo chuẩn mực KTVN và một bộ báo cáo tuân thủ IAS/IFRS hoặc tuân thủ quy định, chế độ kế toán theo công ty mẹ (Trần Mạnh Dũng, 2016). Đối với BCTC theo IAS/IFRS, có DN tự lập nhưng cũng có những DN ký hợp đồng thuê công ty kiểm toán độc lập cung cấp dịch vụ lập BCTC. Như vậy, quả là vẫn tồn tại những khó khăn đối với kế toán tại DN FDI. Mặt khác, giữa hai bộ BCTC này có sự khác biệt nhất định. Làm rõ sự khác biệt giữa hai bộ báo cáo này cũng như lý giải sâu sắc vì sao có sự khác biệt này là cần thiết. Mặc dù vẫn biết rằng có sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và điều này phần nào làm cản trở đến nhiều vấn đề như tính so sánh của BCTC theo chuẩn mực KTVN, tăng gánh nặng chi phí trong việc chuyển đổi BCTC, thuê mướn lập BCTC theo IAS/IFRS; ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin theo cả chuẩn mực KTVN và quốc tế của bộ phận kế toán; ảnh hưởng đến môi trường pháp lý trong đó có môi trường pháp lý về kế toán... Vậy sự khác biệt này cần phải lý giải qua việc tìm hiểu lý do cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt này. Theo tìm hiểu của tác giả thì chưa có công trình nào thực hiện nghiên cứu một cách toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế của DN FDI trong ngữ cảnh của Việt Nam. Xuất phát từ sự cần thiết này, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn
  4. 4 mực kế toán Việt Nam và quốc tế của các doanh nghiệp FDI” làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống và làm rõ nội dung cơ bản của BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế. + Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. + Đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm bớt khoảng cách về sự khác biệt và tăng cường sự hòa hợp giữa BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN theo chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế? Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế như thế nào? Câu 3: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm giảm bớt khoảng cách khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về sự khác biệt và các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế tại các DN FDI. Trong đó, chuẩn mực KTVN (thước đo về kế toán của Việt Nam) bao gồm VAS, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan như thông tư hướng dẫn, quy định hướng dẫn ... về kế toán. CMKT quốc tế là IAS/IFRS. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Chuẩn mực KTVN và chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, đang có hiệu lực và có liên quan đến DN FDI. Các DN được nghiên cứu là toàn bộ các DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là thành viên của công ty đa quốc gia, lập BCTC theo chuẩn mực KTVN và IAS/IFRS. + Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chuẩn mực KTVN được ban hành từ năm 2001 đến nay, IAS/IFRS được ban hành và sửa đổi từ 2003 đến nay. Nghiên cứu sử dụng BCTC và thông tin được các DN cung cấp từ năm
  5. 5 2014-2017 của các DN trong phạm vi khảo sát. Dữ liệu được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục thuế, websites của các DN FDI. + Phạm vi về nội dung: Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được tập trung phân tích và đo lường theo khía cạnh: (i) khác biệt về trình bày BCTC và (ii) khác biệt về các khoản mục trên BCTC. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được thực hiện thông qua phân tích định tính, định lượng, sử dụng phân tích hồi quy tương quan. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm giảm sự khác biệt, tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC, góp phần thúc đẩy việc thu hút vốn đầu tư FDI... 5. Đóng góp mới của đề tài - Về lý luận: Luận án đã tổng hợp các lý luận liên quan đến BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. - Về thực tiễn: Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm sự khác biệt trình bày BCTC và khoản mục trên BCTC. Có 8 nhân tố tác động thuận chiều đến sự khác biệt này. - Đề xuất các khuyến nghị cụ thể về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về BCTC doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu quốc tế 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu sự khác biệt về BCTC Các nghiên cứu tập trung vào ba khía cạnh: (i) Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán; (ii) sự khác biệt về BCTC, (iii) thực trạng BCTC của một số nước và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC.
  6. 6 Mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán Các nghiên cứu về mức độ hòa hợp của IAS/IFRS, mức độ hội tụ kế toán đã đưa ra mô hình giải thích khái niệm “hòa hợp”, theo đó hai dạng hòa hợp là “quy định” (de jure) và “thực tế” (de facto). Mặt khác các nghiên cứu còn xác định rõ các CMKT là các yếu tố quyết định chính đối với giá trị của số liệu kế toán giữa các nước; đề cập đến quá trình hòa hợp kế toán quốc tế. Song các nghiên cứu đều được thực hiện trong giai đoạn kinh tế thế giới chưa phát triển mạnh, mặt khác các nghiên cứu còn hạn chế về phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu nhỏ. IASB sử dụng thuật ngữ “hội tụ” thay thế cho thuật ngữ “hòa hợp” trong mục tiêu hoạt động của mình. Các nghiên cứu chuyển sang sử dụng khái niệm hội tụ nhằm gia tăng tính so sánh của các chuẩn mực ở một mức chất lượng cao, cho rằng hòa hợp và hội tụ không đối lập với nhau, cả hai thuật ngữ này phản ảnh quá trình phát triển của CMKT ở những mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác tập trung vào khảo sát tác động của IAS/IFRS về đo lường và khai báo thông tin, xem xét mối quan hệ giữa quá trình đổi mới kinh tế Việt Nam và cải cách kế toán Việt Nam để nhận định các kết quả đạt được cũng như trở ngại của quá trình hòa hợp kế toán (Nguyen & Tran, 2012, Nguyen & Richard, 2011). Pham và cộng sự (2011) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, xem xét mức độ hội tụ trên cơ sở các quy định (de jure) của các chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS. Sự khác biệt về BCTC Ta và cộng sự (2018) đánh giá mức độ hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS về lập và trình bày BCTC hợp nhất là thấp và mức độ hòa hợp này cũng giảm trong thời gian tới... Thực trạng BCTC của một số nước và các giải pháp nhằm hoàn thiện BCTC Các nghiên cứu đã đề cập đến việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia, chỉ ra những tác dụng mà việc áp dụng IAS/IFRS mang lại. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng IAS/IFRS có thể không phù hợp với các nước đang phát triển do có sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển, có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển, các DN ở các quốc gia khi áp dụng IAS/IFRS cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Ngoài ra, các nghiên cứu đề cập đến chất lượng thông tin BCTC: BCTC còn thể hiện chất lượng thấp vì vậy cần phải tăng cường cải thiện chất lượng BCTC của DN nhằm gia tăng nguồn vốn từ nước ngoài. Mặt
  7. 7 khác Lyle (2008) đánh giá chất lượng thông tin BCTC thông qua chuỗi cung ứng BCTC. Theo tác giả, chuỗi cung ứng BCTC liên quan đến nhiều người, nhiều quy trình thông qua quá trình lập, xác nhận, kiểm tra và sử dụng BCTC. Tất cả chuỗi quá trình đạt được chất lượng cao sẽ tạo ra BCTC có chất lượng cao. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC Các nghiên cứu trước đây (Hopwood (2000); Boolaky (2003), Zhang (2005); Chand và cộng sự (2008), Choi và Meek (2011); Olajumoke (2012)... trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và lập và trình bày BCTC nói riêng ở cấp độ vĩ mô (nhân tố chính trị, pháp luật, văn hoá và kinh tế…) hoặc ở cấp độ vi mô (nhân tố thuộc về các DN, các ngành công nghiệp và văn hoá của tổ chức) hoặc liên quan đến sự khác biệt về thuộc tính của người kế toán (kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng và động lực). Các nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của quốc gia với IAS/IFRS. Song các nghiên cứu này còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu; nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm để trình bày, phân tích và tổng hợp một cách đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt ở cấp quốc gia về thực hành kế toán nói chung và BCTC nói riêng. Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu này tập trung vào giai đoạn tiền hội tụ đã lỗi thời, bất chấp những nỗ lực gần đây về hội tụ cũng như sự phát triển và cập nhật của IAS/IFRS. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán Sự hòa hợp của chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS, mức độ hội tụ của kế toán và các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán, xây dựng CSKT, trong đó có liên quan đến trình bày BCTC và các khoản mục trên BCTC cũng đã được một số tác giả nghiên cứu: Trần Thị Giang Tân (1999), Adam và Đỗ Thùy Linh (2005), World Bank (2006), Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008); Đoàn Xuân Tiên (2008)... Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm bước đầu đánh giá hệ thống kế toán Việt Nam cũng như mức độ hội tụ của các chuẩn mực KTVN: Phạm Hoài Hương (2010), Trần Quốc Thịnh (2013), Trần Hồng Vân (2014). Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu còn nhỏ, mặt khác có nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm chuẩn mực KTVN chưa có nhiều đổi mới, kinh tế Việt Nam chưa phát triển mạnh như hiện nay. Sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế
  8. 8 Một số công trình nghiên cứu về sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế trong đó bao gồm các CSKT, sự phát triển của kế toán tại Việt Nam trong đó bao gồm các quy định về trình bày BCTC, các khoản mục trên BCTC... đã được nghiên cứu: Lê Mạnh Hùng (2007), Trương Thị Thủy và Chúc Anh Tú (2008), Trần Xuân Nam (2011), Trần Hải Long (2012), Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thị Xuân Hồng, (2015). Ngoài ra, các nghiên cứu còn đề cập đến ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với quốc tế đến quyết định đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế: Võ Thị Quý và Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Hà Xuân Thạch, Nguyễn Ngọc Hiệp (2011), Vũ Mạnh Chiến và Lê Như Tuyền (2014). Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu, biên soạn và ban hành các chuẩn mực KTVN tiếp theo gặp rất nhiều khó khăn do có nhiều tranh luận trái chiều về việc thừa nhận áp dụng toàn bộ hay ở một mức độ nào đó các IAS/IFRS, đặc biệt khía cạnh liên quan đến FV cũng như các công cụ tài chính trong thời gian gần đây thực sự rất đáng được quan tâm: Đặng Ngọc Hùng (2016). Theo Nguyễn Công Phương (2017), những khác biệt cơ bản của hệ thống kế toán hiện hành so với hệ thống kế toán theo IFRS bao gồm: Mục tiêu của hệ thống kế toán Việt Nam nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế vĩ mô của thông tin kế toán; cùng tồn tại chuẩn mực và chế độ kế toán; duy trì nguyên tắc giá gốc cùng với ứng dụng từng phần nguyên tắc thận trọng cũng là một đặc thù của hệ thống kế toán hiện hành; ảnh hưởng ngự trị của thuế đối với kế toán cũng là một truyền thống của thực tế kế toán Việt Nam. Như vậy, kết quả các nghiên cứu trên có nhiều điểm giống nhau: trình bày sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN với IAS/IFRS trong đó bao gồm BCTC. Song, các nghiên cứu trên chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp. Điều kiện để Việt Nam áp dụng IAS/IFRS Các nghiên cứu cho rằng: việc áp dụng IAS/IFRS không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các DN ở các quốc gia: Lê Hoàng Phúc (2011); Đỗ Thị Lan Hương (2013), Thái Bá Công (2014). Phạm Hoài Hương (2014) khẳng định: Môi trường Việt Nam có nhiều yếu tố khó khăn hơn là thuận lợi đối với việc áp dụng IAS/IFRS. 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm: Các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC: 17 nhân tố có tác động đến chất lượng BCTC được chia thành bốn nhóm: Cơ cấu sở hữu vốn, quản trị công ty, cơ cấu vốn, đặc điểm thị trường và hiệu quả công ty: Nguyễn Thị Phương Hồng (2016), Phạm Quốc Thuần
  9. 9 (2016). Các nhân tố tác động đến chuẩn mực KTVN nói chung, BCTC nói riêng: Nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán; đặc điểm nền kinh tế Việt Nam; DN sẽ có tâm lý ngại khó: Lê Mạnh Hùng (2007), Lê Hoàng Phúc (2011). 4 nhân tố kinh tế, chính trị, pháp lý, văn hóa đều được các tác giả lập luận là các nhân tố tác động đến BCTC: Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Trịnh Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Trần Quốc Thịnh (2013), Lê Hoàng Phúc (2014)… 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá, đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC tại DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế trong điều kiện ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Kế thừa các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này tập trung vào: (i) Làm rõ sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế: Đo lường sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bằng phương pháp gián tiếp, đó là: Đo lường thông qua nhận thức, hiểu biết của người được hỏi về sự khác biệt về trình bày BCTC, khoản mục trên BCTC, đo lường sự khác biệt thông qua phỏng vấn, minh họa sự khác biệt này bằng nghiên cứu điển hình (case study)... Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được xác định thông qua thang đo Likert 5 điểm: Từ 1 “không khác biệt” đến 5 “rất khác biệt” và dựa vào nhiều thuộc tính trong biến phụ thuộc. (ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phân tích, đo lường, kiểm định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. (iii) Đề xuất các khuyến nghị đối với BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ KHÁC BIỆT VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ 2.1. Giới thiệu về báo cáo tài chính Giới thiệu về BCTC bao gồm: Khái niệm, mục đích, vai trò, nội dung của BCTC. 2.2. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 2.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống BCTC tại Việt Nam Quá trình phát triển của hệ thống BCTC DN Việt Nam bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn trước năm 1995, giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
  10. 10 2.2.2. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc soạn thảo BCTC Luận án trình bày các nội dung chi tiết về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố. 2.2.3. Kết cấu và nội dung hệ thống BCTC Theo quy định của chuẩn mực KTVN, hệ thống BCTC gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ. 2.3. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế 2.3.1. Chuẩn mực kế toán đối với báo cáo tài chính Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 41 IAS được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có những chuẩn mực đã được thay thế. 17 IFRS tính đến thời điểm hiện tại đã được ban hành. CMKT đối với BCTC trường hợp của Hoa Kỳ, Pháp và EU, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. 2.3.2. BCTC của doanh nghiệp FDI theo chuẩn mực kế toán quốc tế DN FDI hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đang lập 2 bộ BCTC: Một bộ tuân thủ chuẩn mực KTVN và một bộ tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn mực mà công ty mẹ áp dụng. Bộ BCTC tuân thủ chuẩn mực KTVN được bộ phận kế toán của các DN FDI lập, còn bộ BCTC tuân theo IAS/IFRS hoặc tuân theo chuẩn mực mà công ty mẹ áp dụng do bộ phận kế toán của các DN FDI lập hoặc do công ty kiểm toán có uy tín lập trên cơ sở ký hợp động với công ty mẹ. 2.4. Sự khác biệt về báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế Sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế bao gồm khác biệt về trình bày BCTC và khác biệt về các khoản mục trên BCTC (Deloitte, 2016). 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế về báo cáo tài chính Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu cả trong và ngoài nước, tác giả tổng hợp thành các nhân tố gồm: (i) nhân tố kinh tế; (ii) nhân tố chính trị, (iii) nhân tố pháp lý, (iv) nhân tố văn hóa, (v) nhân tố CMKT quốc tế, (vi) nhân tố điều kiện tổ chức thực hiện, (vii) nhân tố kỹ thuật nghiệp vụ; (viii) giáo dục, tính chuyên nghiệp. Các nhân tố này ảnh hưởng đến IAS/IFRS, kế toán tại các quốc gia nói chung trong đó có Việt Nam. BCTC là một trong những sản phẩm đầu ra của kế toán, vì vậy, nó có ảnh hưởng đến BCTC.
  11. 11 2.6. Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu Trong phần này, nghiên cứu trình bày bốn lý thuyết, mỗi lý thuyết trình bày nội dung và ứng dụng của lý thuyết vào đề tài nghiên cứu. 2.6.1. Lý thuyết ngẫu nhiên 2.6.2. Lý thuyết Kế toán và Kiểm soát 2.6.3. Lý thuyết thông tin hữu ích 2.6.4. Lý thuyết hành vi quản lý CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu định tính Bảng câu Chọn mẫu Tổng hợp, phân Thu thập Phân tích tích, so sánh để tìm hỏi phỏng nghiên cứu dữ liệu dữ liệu ra quan điểm mới vấn Phỏng Mô tả vấn thử hiện tượng Phỏng vấn Phân loại, nhóm chính thức các hiện tượng giống nhau Kết nối các hiện tượng
  12. 12 Quy trình nghiên cứu định lượng Mục tiêu Bảng Chọn mẫu Thu Phân tích Kết luận nghiên cứu câu hỏi nghiên cứu thập dữ dữ liệu liệu Thống kê mô tả Kiểm tra Điều tra Phân tích Cronbach’s sơ bộ Alpha Bảng câu hỏi Phân tích nhân hoàn chỉnh tố EFA Hệ số tải nhân tố Factor Loading Kiểm định sự khác biệt (T Test, ANOVA) Hổi quy tuyến tính đa biến 3.2. Thu thập dữ liệu 3.2.1. Thu thập dữ liệu và nội dung khảo sát Tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn để hiệu chỉnh thang đo, rồi xây dựng thang đo chính thức. Bảng khảo sát được thiết kế được gửi tới các đối tượng khảo sát. Phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua cách phát trực tiếp, gửi email và gửi bảng câu hỏi online, thông qua công cụ Google Document… Nội dung khảo sát - Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế - Nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; - Cách thức giải quyết để làm giảm sự khác biệt nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. 3.2.2. Mô tả mẫu Mẫu khảo sát là các DN FDI tại Việt Nam được trình bày trong phạm vi nghiên cứu.
  13. 13 Bảng 3.1: Thống kê mẫu khảo sát định lượng Phiếu khảo sát Phiếu khảo sát STT Vị trí công tác thu về đã làm sạch Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kế toán DN FDI 224 57,9% 165 54,1% 2 Kiểm toán 163 42,1 140 45,9% Tổng cộng 387 100% 305 100% Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả 3.2.3. Phỏng vấn điều tra Quá trình phỏng vấn được tác giả sử dụng chủ yếu là phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu. Nội dung phỏng vấn tập trung vào các nội dung: Sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các nhân tố ảnh hưởng tới sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế và cách thức giải quyết sự khác biệt nhằm tăng cường sự hòa hợp giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC của DN FDI. Phương pháp phỏng vấn được tác giả sử dụng là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại. 3.2.4. Điều tra chọn mẫu Tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu phổ biến hiện nay là phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn (Critical case). 3.3. Mô hình nghiên cứu KT HTPL VH Sự khác biệt về BCTC của HTCT các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế KTNV DKTC GD QT Giải thích mô hình và mô tả các biến Các biến độc lập: kinh tế (KT), hệ thống pháp lý (HTPL), văn hóa (VH), hệ thống chính trị (HTCT), kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), điều kiện tổ
  14. 14 chức (ĐKTC); giáo dục, tính chuyên nghiệp (GD); chuẩn mực kế toán quốc tế (QT); biến phụ thuộc (KB): sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế là các biến tiềm ẩn được xây dựng từ các biến đo lường cho mỗi một nhân tố thông qua quá trình phân tích nhân tố EFA cho mỗi nhân tố đó. Phương trình hồi quy tuyến tính đề xuất như sau: KB = α +β1xKT + β2xHTPL+ β3xVH + β4xHTCT + β5xKTNV + β6xDKTC + β7xGD + β8xQT Phương trình hồi quy tuyến tính được giải thích với nội dung của: (i) hệ số hồi quy; (ii) biến phụ thuộc và (iii) các biến độc lập. 3.4. Giả thuyết nghiên cứu 3.4.1. Đánh giá về sự khác biệt về BCTC theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Đánh giá về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 3.4.2. Giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Tác giả đưa ra các giả thuyết H1 đến H8 về ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 4.1.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng từ 1988 đến 2016. 4.1.2. Vai trò của khu vực FDI Vai trò của khu vực FDI ngày càng lớn, thể hiện ở các nội dung sau: (i) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; (ii) tạo việc làm và cải thiện năng suất lao động; (iii) thúc đẩy đầu tư; (iv) đóng góp vào thu ngân sách nhà nước. 4.1.3. Cơ cấu FDI tại Việt Nam 4.1.3.1. Cơ cấu theo ngành kinh tế Các DN FDI chủ yếu đầu tư vào ngành chế biến, chế tạo; tiếp theo là ngành kinh doanh ô tô, xe mày; sau đó đến kinh doanh bất động sản. 4.1.3.2. Cơ cấu theo đối tác đầu tư Hàn Quốc là quốc gia chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất (28,8%), tiếp đến là Nhật Bản (10,62%), sau đó đến Singapore (9,9%), còn lại là các nước khác. 4.1.4. Khái quát về doanh nghiệp FDI Một số đặc điểm về kết quả chủ yếu của các DN FDI giai đoạn 2000- 2016 được Tổng cục Thống kê (2017) cung cấp như sau: DN FDI tăng
  15. 15 trưởng nhanh cả về số lượng, quy mô và kết quả kinh doanh, DN FDI chủ yếu tập trung vào khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực FDI là khu vực sản xuất kinh doanh năng động, ổn định và hiệu quả, quy mô đầu tư phát triển nhanh, khu vực FDI đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và một số hạn chế của các DN FDI. 4.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi có được thì DN FDI tại Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn, trong đó có những khó khăn nhất định về lập và trình bày BCTC. 4.2. Kết quả nghiên cứu định tính 4.2.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu, tác giả đã lập bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa kế toán tại các quốc gia với IAS/IFRS [bảng 3.3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện tại nhiều quốc gia với bối cảnh nền kinh tế, chính trị, điều kiện… khác biệt nhau, chưa thật sự là các nhân tố ảnh hưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Do đó, các nhân tố này cần phải được xem xét trong bối cảnh thực trạng tại Việt Nam, vì thế tác giả thực hiện cuộc phỏng vấn với chuyên gia – những người tham gia trong quá trình xây dựng và vận dụng chuẩn mực KTVN để có cơ sở đánh giá từng nhân tố bao gồm: kinh tế, hệ thống pháp lý, văn hóa, hệ thống chính trị, kỹ thuật nghiệp vụ, điều kiện tổ chức thực hiện; giáo dục, tính chuyên nghiệp và nhân tố chuẩn mực kế toán quốc tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa chuẩn mực KTVN và quốc tế về BCTC trong các DN FDI chủ yếu nhằm đáp ứng các yêu cầu cơ bản. 4.2.2. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia 4.2.2.1. Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc Kết quả phỏng vấn bán cấu trúc nhằm củng cố nhận định ban đầu của mình về những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của các DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng Bảng câu hỏi chính thức. 4.2.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu Câu trả lời của chuyên gia được ghi âm kết hợp với ghi chép sau đó được sắp xếp lại, lập thành phiếu phỏng vấn chuyên gia được đánh số thứ tự và mã hóa theo từng nhóm. Các bảng phỏng vấn chuyên gia được tổng hợp theo nhóm để sử dụng vào việc rút trích nhân tố và được lưu hồ sơ. Tác giả thu được khá nhiều dữ liệu cho việc phân tích đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Các dữ liệu thu được từ các cuộc thảo luận tay đôi được ghi chép, mã hóa theo 2 cấp độ từ thấp đến cao: Các yếu tố cấu thành nhân tố (cấp độ 2), nhân tố (cấp độ 1).
  16. 16 4.2.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế TT Ký hiệu Tên nhân tố Tính chất nhân tố 1 KT Kinh tế Kế thừa 2 HTPL Hệ thống pháp lý Kế thừa 3 HTCT Hệ thống chính trị Kế thừa 4 VH Văn hóa Kế thừa 5 KTNV Kỹ thuật nghiệp vụ Kế thừa 6 ĐKTC Điều kiện tổ chức thực hiện Kế thừa 7 GD Giáo dục, tính chuyên nghiệp Kế thừa 8 QT Chuẩn mực kế toán quốc tế Kế thừa Nguồn: Tác giả tổng hợp 4.2.4. Đánh giá sự phù hợp kết quả nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Kết quả thống kê từ khảo sát cho thấy, mức độ đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự sự khác biệt về BCTC của DN FDI chuẩn mực KTVN và quốc tế với thang đo từ mức 3 trở lên đều đạt trên 85% trở lên, cụ thể: Các ý kiến đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau: (1): Hệ thống chính trị, (2): Văn hóa, (3): kinh tế, (4): điều kiện tổ chức thực hiện, (5): Giáo dục và tính chuyên nghiệp, (6): Hệ thống pháp lý, (7): Kỹ thuật nghiệp vụ, (8): Chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với tiêu chí sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế, các chuyên gia được khảo sát đánh giá từ mức 3 trở lên đạt trên 90%. 4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu theo những nội dung chủ yếu sau: (i) thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi; (ii) Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; (iii) Kết quả phân tích các nhân tố khám phá; (iv) sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế; (v) phân tích hồi quy đa biến. 4.3.1. Thống kê mô tả về kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi 4.3.1.1. Mô tả các biến khảo sát: Theo đối tượng khảo sát, theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh các đơn vị được khảo sát, theo thời gian hoạt động của các đơn vị được khảo sát.
  17. 17 4.3.1.2. Thống kê mô tả với các biến trong từng nhóm nhân tố: Kinh tế: Phụ lục số 21; chuẩn mức kế toán quốc tế”: Phụ lục số 22; hệ thống pháp lý: Phụ lục số 23; kỹ thuật nghiệp vụ: Phụ lục số 24; hệ thống chính trị: Phụ lục số 25; điều kiện tổ chức thực hiện”: Phụ lục số 26; giáo dục, tính chuyên nghiệp: Phụ lục số 27; văn hóa: Phụ lục số 28. 4.3.2. Kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế Trong mục này, tác giả thực hiện (i) đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát, (ii) phân tích Cronbach’s Alpha. 4.3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát Biến phụ thuộc “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế”: Thành phần nhân tố “Sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế” có 13 nhóm biến quan sát, có 3 nhóm biến quan sát trong đó mỗi nhóm có một biến thành phần còn lại 10 nhóm trong đó mỗi nhóm có 3 biến thành phần. Với các nhóm biến chỉ có 1 biến thành phần thì không thể kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha được [phụ lục số 30]. Còn lại các nhóm biến quan sát, biến thành phần đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Như vậy, tất cả các nhóm biến quan sát, biến thành phần đều đạt độ tin cậy và có ý nghĩa (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các biến độc lập: Các biến quan sát đều có hệ số tương quan lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Do đó, tất cả các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). 4.3.2.2. Kết luận phân tích Cronbach’s Alpha Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát cho thấy, các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan lơn hơn 0,3. Do đó, tất cả các nhân tố với các biến đều có độ tin cậy và có ý nghĩa. 4.3.3. Kết quả phân tích các nhân tố khám phá Phân tích tính thích hợp của EFA Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,910 Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 16.718,545 Sphericity Df 1.953 Sig. 0,000 Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả Hệ số KMO = 0,910, thỏa mãn điều kiện: 0,5 < KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
  18. 18 Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Kiểm định Barlett có Sig.=0,000
  19. 19 Kết quả kiểm định về sự khác biệt về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 44] Kết quả từ phục lục số 43 và phụ lục số 44 cho biết các đối tượng khảo sát đều đánh giá có sự khác biệt đáng kể về trình bày BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 4.3.4.2. Khác biệt về các khoản mục trên BCTC Sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế được nghiên cứu này tiến hành khảo sát, phân tích và đo lường bằng kết quả thống kê mô tả, so sánh về đánh giá sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng khảo sát bằng kiểm định Independent T-test trong SPSS20. Kết quả thống kê mô tả và phân tích phương sai về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 45]. Kết quả kiểm định về sự khác biệt về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế [Phụ lục số 46] Kết quả từ Phụ lục số 45 và Phụ lục số 46 cho biết các đối tượng khảo sát đều đánh giá có sự khác biệt đáng kể về khoản mục trên BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Giải thích kết quả Như vậy, có thể khẳng định rằng, có sự khác biệt đáng kể về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. Điều này được giải thích cụ thể như: (i) Tính phù hợp giữa chuẩn mực KTVN và IASs/ IFRSs là rất khiêm tốn; (ii) Sử dụng phán xét nghề nghiệp. 4.3.4.3. Sự khác biệt về BCTC theo ngành kinh tế Đánh giá sự khác biệt về trình bày BCTC: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về trình bày BCTC [Phụ lục số 47] Kết quả từ Phụ lục số 47 cho biết, Sig của các nội dung về trình bày BCTC đều lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đánh giá sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC: Phân tích ANOVA về sự khác biệt về các khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 48] Kết quả từ Phụ lục số 48 cho biết, Sig các nội dung của khoảm mục trên BCTC đều lớn hơn 0,05 (> 0,05); kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả đánh giá của kế toán trưởng, kế toán tổng hợp làm việc tại 3 nhóm DN FDI với ngành nghề kinh doanh khác nhau. 4.3.4.4. Sự khác biệt về BCTC theo Big 4 và Non Big 4 Auditors tại Việt Nam Kiểm định 2 mẫu độc lập về trình bày BCTC [Phụ lục số 49]
  20. 20 Kết quả từ Phụ lục số 49 cho biết: Mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 là không khác nhau. Có sự khác biệt hoặc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế giữa đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 đối với từng nội dung TB1; TB2; TB3; TB 4 và TB5. Kiểm định 2 mẫu độc lập về khoản mục trên BCTC [Phụ lục số 50] Kết quả từ Phụ lục số 50 cho biết: Mức độ đánh giá sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của hai đối tượng kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 là không hoặc khác nhau tùy từng khoản mục trên BCTC. Có sự khác biệt hoặc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế của đối tượng là kiểm toán viên tại Big 4 với kiểm toán viên tại Non Big 4 tùy từng khoản mục trên BCTC. Kết quả trên được giải thích cụ thể. 4.3.5. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Ma trận tương quan của các nhân tố Kết quả của bảng 4.9 cho thấy, 8 nhân tố là “kinh tế” (A), “Chuẩn mực kế toán quốc tế” (B), “hệ thống pháp lý” (C), “kỹ thuật nghiệp vụ” (D), “hệ thống chính trị” (E), “điều kiện tổ chức thực hiện” (F), “giáo dục, tính chuyên nghiệp” (G), văn hóa (J) có mối tương quan chặt chẽ đối với sự khác biệt về BCTC của DN FDI theo chuẩn mực KTVN và quốc tế. 4.3.6. Phân tích hồi quy tuyến tính Kiểm định sự phù hợp của mô hình Mức độ giải thích của mô hình Bảng 4.10: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình Model Summaryb Durbin- R Adjusted R Std. Error of Model R Square Watson (Hệ số Square the Estimate (Mô hình (Hệ số giải (Hệ số tương (Hệ số giải thích (Sai số ước hồi quy) thích) Durbin- quan) điều chỉnh) lượng) Watson) 1 ,720a ,519 ,517 11,462 2 ,817b ,667 ,665 9,544 3 ,866c ,750 ,748 8,284 4 ,888d ,789 ,786 7,637 5 ,900e ,810 ,807 7,251 6 ,903f ,816 ,812 7,154 7 ,905g ,818 ,814 7,117 1,360 a. Predictors: (Constant), KT, HTCT, VH, DKTC, GD, HTPL, KTNV b. Dependent Variable: KB Nguồn: Số liệu được xử lý bởi tác giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2