Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp Việt Nam: Tiếp cận đa cấp độ
lượt xem 2
download
Luận án này có mục tiêu chung là cung cấp tổng quan lý thuyết kinh tế về năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống đồng thời phân tích năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau, phạm vi khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tái cấu trúc ngành nông nghiệp và gia nhập vào thị trường toàn cầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp Việt Nam: Tiếp cận đa cấp độ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- Hoàng Văn Việt NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM: TIẾP CẬN ĐA CẤP ĐỘ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 1
- Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học : Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Tiến Khai Hướng dẫn 2: PGS.TS. Từ Văn Bình Phản biện 1 : ...................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 2 : ...................................................................................... ............................................................................................................ Phản biện 3 :....................................................................................... ............................................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ........................................................................................................ Vào hồi……giờ……ngày……tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. (ghi tên các thư viện nộp luận án) 2
- DANH SÁCH BÀI BÁO CÔNG BỐ - Viet Hoang (2018), “Assessing the Agricultural Trade Complementarity of the ASEAN Countries”, Agricultural Economics (index in: ISI, Scopus Q1), (forthcoming). - Viet Hoang (2018), “Investigating the Evolution of Agricultural Trade Specialization in Transition Economies: A Case Study from Vietnam”, The International Trade Journal, (index in: Scopus Q2), (forthcoming). - Viet Hoang, Khai Tran, Binh Tu, Vinh Nguyen and An Nguyen (2017) “Agricultural Competitiveness of Vietnam by the RCA and the NRCA Indices, and Consistency of Competitiveness Indices", AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics (index in: Scopus Q2), Vol. 9, No. 4, p. 53-67. - Viet Hoang, Khai Tran & Binh Tu (2017), “Assessing the Agricultural Competitive Advantage by the RTA index: A Case Study in Vietnam", AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics (index in: Scopus Q2), Vol. 9, No. 3, p. 15 - 26. - Viet Hoang (2015), “Value chain analysis and competitiveness assessment of Da Xanh Pomelo Sector in Ben Tre, Vietnam”, Asian Social Science (index in: Scopus Q3), Vol.11, No. 2, p. 8-19. - Viet Hoang (2014), “Phân tích lợi ích tài chính của chuỗi giá trị Bưởi Da Xanh tỉnh Bến Tre”, Tạp Chí Khoa Học, Số 2(35), p39. - Viet Hoang (2014), “Nghiên cứu đa dạng hóa thị trường tiêu thụ Bưởi Da Xanh Bến Tre”, Tạp chí Hội nhập & Phát triển, Số 16(26), p83. - Tran Khai & Viet Hoang và cộng sự (2013), “Ước lượng hiệu quả tài chính từ chuỗi giá trị Dừa Bến Tre”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số 215, p147. 3
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu chung Nền kinh tế Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ sau quyết định Đổi Mới năm 1986 và đặc biệt là đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1990. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức, hiệp định và chương trình hợp tác kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi kinh tế của Việt Nam có được sự đóng góp đáng kể của ngành nông nghiệp. Mặc dù có nhiều lợi thế với vai trò quan trọng, nhưng ngành nông nghiệp của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách khác nhau. Những thách thức đó đòi hỏi chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân phải tái cấu trúc và quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp. Kiến thức kinh tế học phổ thông cho rằng, mỗi quốc gia nên tận dụng nguồn lực của mình và tập trung vào sản xuất các loại hàng hóa nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn (Yu và cộng sự, 2010). Vấn đề cơ bản của kinh tế học là phân bổ nguồn lực khan hiếm như thế nào để đảm bảo phúc lợi xã hội, bao gồm đủ công ăn việc làm và mức sống cao cho người dân ở cả hiện tại và tương lai (Latruffe, 2010). Nguồn lực kinh tế khan hiếm buộc mọi người phải ra quyết định lựa chọn bằng cách trả lời 3 câu hỏi là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai (Begg và cộng sự, 2005). Năng lực cạnh tranh là một khái niệm và thang đo trung tâm trong việc thúc đẩy thảo luận chính sách và chiến lược kinh doanh của các nhà hoạch định chính sách, nông dân, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trong việc phân bổ các nguồn lực kinh tế (Latruffe, 2010). 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Theo lược khảo lý thuyết, có 6 cách tiếp cận khác nhau để đo lường năng lực cạnh tranh như các chỉ số kinh tế & sản xuất, các chỉ số thương mại quốc tế, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, khung phân tích đa chiều, chuỗi giá trị và so sánh chuẩn. Trong đó, các chỉ số kinh tế & sản xuất và các chỉ số thương mại quốc tế là hai cách tiếp cận được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp. Nhiều chỉ số thương mại được phát triển để đo lường năng lực cạnh tranh như RCA của Balassa (1965), RTA của Vollrath (1991), LFI của Lafay (1992), RSCA của Dalum và cộng sự (1998), và NRCA của Yu và cộng sự (2009). Ở Việt Nam, các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng chỉ số RCA để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một hoặc tất cả các ngành hàng nói chung. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng nhiều chỉ số khác nhau như RCA, RTA và NRCA cho đánh giá năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp theo góc độ tĩnh cũng như biến động theo thời gian. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào kiểm định tính 4
- nhất quán (hay tương đồng) của các chỉ số thương mại khác nhau theo thời gian trong tình huống tại Việt Nam. Ở phạm vi quốc tế, việc đo lường và so sánh năng lực cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia trong khu vực hoặc một nhóm quốc gia rất được các học giả quan tâm. Các nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào đo lường lợi thế cạnh tranh và cấu trúc thương mại nông sản của các quốc gia trên thị trường thế giới. Các nhà nghiên cứu đồng thời phân tích sự tương đồng, thay thế hay hỗ trợ, tính cạnh tranh của các quốc gia với nhau về sản phẩm nào đó trên thị trường thế giới hay một thị trường chung nào đó. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đo lường và so sánh lợi thế cạnh tranh tĩnh và động của các nước trong khu vực ASEAN theo thời gian bằng nhiều chỉ số thương mại khác nhau đồng thời phân tích các tính tương đồng của các chỉ số đó trong tình huống ngành nông nghiệp của các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, việc đánh giá tính giống nhau, cạnh tranh, thay thế hay hỗ trợ giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN về các sản phẩm nông nghiệp vẫn là một khoảng trống nghiên cứu. Các chỉ số kinh tế-sản xuất là những công cụ rất ý nghĩa và quan trọng để doanh nghiệp và người nông dân ra quyết định sản xuất cây gì. Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay thường đo lường các chỉ số kinh tế của các ngành nông nghiệp theo giá thị trường để xác định xem việc sản xuất nông sản đó có lợi nhuận hay lợi thế cạnh tranh không. Một số nhà nghiên cứu đo lường lợi nhuận hay lợi thế cạnh tranh của một ngành hàng theo giá xã hội bằng chỉ số DRC. Tuy nhiên, các nghiên cứu này giải thích lợi thế cạnh tranh bằng cách so sánh DRC ở giá thị trường với tỷ giá hối đoái chính thức. Hơn nữa, các nghiên cứu này không phân tích sự biến động của lợi thế cạnh tranh khi mà các điều kiện của thị trường và tự nhiên thay đổi. Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp bằng các chỉ số kinh tế khác nhau trong ma trận chính sách PAM kết hợp với việc phân tích độ nhạy theo sự biến động của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đó tập trung vào đo lường và so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các ngành hàng cụ thể với nhau. Chỉ có Yao (1997a) đo lường và so sánh ba sản phẩm là gạo, đậu nành và đậu xanh. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào trên thế giới sử dụng và so sánh các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Luận án này có mục tiêu chung là cung cấp tổng quan lý thuyết kinh tế về năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống đồng thời phân tích năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau, phạm vi khác nhau với các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tái cấu trúc ngành nông nghiệp và gia nhập vào thị trường toàn cầu. Luận án có bốn mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (i) một là đánh giá năng lực cạnh tranh tĩnh và động của ngành nông nghiệp Việt Nam; (ii) hai là nghiên cứu và so sánh năng lực cạnh tranh tĩnh và động của ngành nông nghiệp 5
- của các nước trong khu vực ASEAN; (iii) ba là đo lường lợi thế cạnh tranh của ba ngành hàng nông nghiệp canh tác trên cùng một khu vực là lúa, dừa và bưởi; (iv) cuối cùng là phân tích tính đồng nhất và so sánh về mặt lý thuyết sự khác nhau và hàm ý của các cách tiếp cận đo lường năng lực cạnh tranh khác nhau. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần phải được trả lời: (i) một là liệu ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế năng lực cạnh tranh tĩnh và động hay không? (ii) hai là liệu các quốc gia trong khu vực ASEAN có lợi thế cạnh tranh về ngành nông nghiệp không? Các quốc gia đó cạnh tranh hay bổ sung cho nhau trên thị trường nông sản thế giới? (iii) ba là các ngành sản xuất lúa, dừa và bưởi ở Bến Tre ngành nào có lợi thế cạnh tranh cao hơn? Người nông dân và địa phương nên đầu tư phát triển ngành nào? (iv) câu hỏi cuối cùng là liệu các chỉ số thương mại quốc tế có đồng nhất với nhau không? Các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại và kinh tế-sản xuất khác và giống nhau như thế nào? 1.4. Tóm tắt phương pháp, phạm vi và dữ liệu Luận án này trước tiên sử dụng các chỉ số thương mại quốc tế như RCA, RTA, NRCA, TCI và ESI để đạt được mục tiêu nghiên cứu số một và số hai. Các phương pháp phân tích hồi quy OLS, ma trận Markov và phân tích xu hướng được áp dụng để phân tích tính biến động của năng lực cạnh tranh nông nghiệp theo thời gian. Mục tiêu nghiên cứu thứ ba đạt được bằng các chỉ số kinh tế trong mô hình PAM kết hợp với các tiếp cận phân tích độ nhạy. Cả khung phân tích kinh tế và thương mại được kiểm định và so sánh tính tương đồng và khác biệt khi đo lường năng lực cạnh tranh nông nghiệp. Về dữ liệu, cách tiếp cận thương mại sử dụng dữ liệu thứ cấp từ UN Comtrade cho Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015. Các chỉ số kinh tế sử dụng số liệu sơ cấp thu thập trực tiếp tại tỉnh Bến Tre năm 2017 và số liệu thứ cấp từ GSO, ITC, FAO, và WB. 1.5. Cấu trúc luận án Luận án này bao gồm 7 chương. Sau chương giới thiệu, chương 2 sẽ tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Chương 3 giải thích các phương pháp nghiên cứu và dữ liệu sử dụng cho luận án. Chương 4, 5, 6 trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 7 sẽ đưa ra kết luận và các gợi ý chính sách. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh và thường được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và tình huống nghiên cứu. Những tranh luận chủ yếu về định nghĩa năng lực cạnh tranh tập trung vào khía cạnh sau: (i) một là phân biệt giữa lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh; (ii) hai là mức độ, phạm vi và đối tượng của năng lực cạnh tranh: kinh tế hay quản trị; vi mô hay vĩ mô; cấp khu vực, quốc gia, 6
- cấp vùng, tỉnh, chuỗi giá trị; ngành hàng hay doanh nghiệp; bản chất của năng lực cạnh tranh là thực hiện, quá trình, tiềm năng hay yếu tố tác động; (iii) và ba là ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm hay góc nhìn trong định nghĩa năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu này không phân biệt các khái niệm trên và định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của một chủ thể (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) đạt được thị phần tương đối cao hơn trên thị trường thế giới dựa trên chi phí nội nguồn thấp hơn để tối đa hóa và gia tăng phúc lợi xã hội ở cả hiện tại và tương lai. Tác giả chấp nhận và hài hòa sự khác biệt giữa các học giả và các trường phái về ý nghĩa, mục tiêu và quan điểm của khái niệm năng lực cạnh tranh. 2.2. Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh Một cách tóm lược, lý thuyết về năng lực cạnh tranh có thể nói là bắt đầu từ lý thuyết về thương mại quốc tế với thuyết trọng thương và lý thuyết lợi thế tuyệt đối và dần trở thành một khái niệm rộng với nhiều định nghĩa, cách tiếp cận và thang đo khác nhau. Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh có thể hệ thống hóa như (trong Bảng 2.1 của luận án) như sau: Bảng 2.1: Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh Lý thuyết và Tác giả Khái niệm & Đóng góp Thuyết trọng thương - Khoảng giai đoạn1500 –1800 - Thương mại quốc tế là phương pháp cơ bản để tạo ra của cải vật chất. Việc trao đổi hàng hóa quốc tế dựa trên giá cả và thương mại không công bằng với sự can thiệp của chính phủ. Lý thuyết thương mại cổ điển - Adam Smith (1776) - Thuyết lợi thế tuyệt đối. - David Ricardo (1817) - Thuyết lợi thế so sánh. - Mill (1848, 1873) - Giá trị quốc tế và bảo hộ chính trị. Các mô hình tân cổ điển - Heckscher-Ohlin (1919, 1933) - Thuyết yếu tố các nguồn lực. - Stolper-Samuelson (1941) - Nhấn mạnh mối quan hệ giữa giá các yếu tố đầu vào và đầu ra của một quốc gia. - Samuelson (1948) - Lý thuyết cân bằng giá đầu vào – mối quan hệ giữa giá tương đối ở hai quốc gia. - Rybczynski (1955) - Mối quan hệ giữa cung một yếu tố sản xuất và giá hàng hóa sử dụng yếu tố đó. - Salter (1959), Swan (1960) - Tỷ giá hối đoái thực. Thách thức đối với thuyết lợi thế so sánh và thương mại mới - Leontief (1953) - Nghịch lý Leontief. - Linder (1961) - Nhu cầu chồng lấn. - Vernon (1966) - Thuyết vòng đời sản phẩm. - Krugman (1979), Lancaster (1979) - Lợi thế kinh tế nhờ quy mô; Thương mại nội ngành. 7
- - McKenzie (1953), Shiozawa (2007) - Thương mại quốc tế với nhiều quốc gia, nhiều hàng hóa và nhiều tác nhân trung gian. Năng lực cạnh tranh tiếp cận đa chiều - Porter (1990a, 1998) - Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh. Mô hình lợi thế cạnh tranh kim cương. - Rugman and D’ Cruz (1993) - Mô hình kim cương đôi. - Cho (1994) - Mô hình chín nhân tố của lợi thế cạnh tranh. - Moon, Rugman and Verbeke (1995) - Mô hình kim cương đôi tổng hợp. - World Economic Forum. - Chỉ số lợi thế cạnh tranh toàn cầu. - IMD World Competitiveness Center - Báo cáo lợi thế cạnh tranh thế giới. - Van der Vorst (2000), Aramyan et - Mô hình hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị. al., (2007), Gorton et al (2013) - Camp (1989), Zairi (1994a,b), - So sánh tiêu chuẩn, so sánh tối ưu. Bendell et al. (1993), Vorhies et al. (2005) Figure 2-10: Khung phân tích chung của luận án 2.3. Khung phân tích năng lực cạnh tranh Mô hình này tổng hợp các nghiên cứu và lý thuyết về năng lực cạnh tranh và phân chia thành sáu cách tiếp cận khác nhau để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp như sau: (i) một là các chỉ số kinh tế-sản xuất; (ii) hai là các chỉ số thương mại quốc tế; (iii) ba là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh; (iv) bốn là các khung phân tích đa chiều; (v) năm là phân tích theo chuỗi giá trị; (vi) và sáu là so sánh tiêu chuẩn hay 8
- so sánh tối ưu. Trong luận án này, tác giả sử dụng các tiếp cận thương mại quốc tế và các chỉ số kinh tế-sản xuất để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra. 2.4. Khung phân tích chung của luận án Khung phân tích chung của luận án có thể được trình bày như Hình 2-10 ở trên. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1. Các chỉ số thương mại quốc tế 3.1.1. Lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA) Balassa (1965) xây dựng chỉ số RCA với ý tưởng là so sánh thành tích của một quốc gia về một hàng hóa so với với thành tích của một nhóm quốc gia hoặc thế giới sử dụng dữ liệu biểu hiện. Nếu RCA > 1 thì quốc gia i đó có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm j. Nếu RCA < 1 thì quốc gia i không có lợi thế về ngành hàng j. 3.1.2. Lợi thế thương mại tương đối (RTA) Chỉ số RTA được phát triển bởi Vollrath (1991) đo lường lợi thế cạnh tranh của một quốc gia về một ngành hàng. Chỉ số này được tính dựa trên sự khác biệt giữa lợi thế xuất khẩu tương đối (RXA), chỉ số được tính tương tự như RCA, và lợi thế nhập nhẩu tương đối (RMA). Giá trị của RTA có thể dương khi quốc gia có lợi thế cạnh tranh và âm khi quốc gia đó không có lợi thế cạnh tranh. 3.1.3. Lợi thế cạnh tranh biểu hiện chuẩn hóa (NRCA) Yu và cộng sự (2009) đưa ra chỉ số NRCA như là một chỉ số thay thế và cải tiến của chỉ số RCA. Chỉ số NRCA được diễn tả như là hình thức chuẩn hóa của độ chênh lệch trong dòng thương mại thực so với mức kỳ vọng. Ý tưởng của NRCA là đo lường mức chênh lệch trong xuất khẩu thực của một quốc gia cụ thể so với điểm trung hòa xét về quy mô tương đối so với thị trường xuất khẩu thế giới và vì vậy thiết lập sự so sánh giữa các quốc gia và hàng hóa. NRCA > 0 thể hiện rằng quốc gia i có giá trị xuất khẩu thực đối với hàng hóa j cao hơn so với mức kỳ vọng của ngành này trên thế giới, và như vậy là có lợi thế cạnh tranh. NRCA < 0 thể hiện rằng quốc gia i không có lợi thế cạnh tranh đối với ngành hàng j. 3.1.4. Tính động của các chỉ số lợi thế so sánh Tính động của các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại được đánh giá theo 3 cách: một là hồi quy OLS, hai là ma trận Markov, và ba là phân tích xu hướng. 3.1.5. Phân tích tính bổ sung, thay thế hay cạnh tranh Tính bổ sung trong thương mại nông nghiệp giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN trên thị trường toàn cầu được đo lường bằng các chỉ số TCI, ESI, và hệ số tương quan Spearman cho các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại trên. 9
- 3.1.6. Phân tích tính nhất quán giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh Nghiên cứu này kiểm định tính nhất quan giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại quốc tế như các thang đo định lượng, thang đo thứ bậc và thang đo lưỡng phân bằng các công cụ thống kê dựa trên Ballance và cộng sự (1987). 3.1.7. Dữ liệu cho phân tích các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại Dữ liệu thứ cấp cho phân tích các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại được thu thập từ nguồn UN Comtrade dựa trên phiên bản SITC Rev. 3 ở cấp độ 3-digit với 61 nhóm ngành hàng nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2015. 3.2. Các chỉ số kinh tế & sản xuất trong mô hình PAM Các chỉ số kinh tế trong mô hình PAM được áp dụng để đo lường lợi thế cạnh tranh của các hệ thống canh tác nông nghiệp thay thế cho nhau ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Mô hình PAM có thể được trình bày trong bảng sau (Bảng 3-1) Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Đầu vào thương Các yếu tố mại được nội địa Giá tư nhân A B C D Giá xã hội E F G H Sự khác nhau I J K L Thất bại thị trường M N O P Chính sách bóp méo Q R S T Chính sách hiệu quả U V W X Trong đó, A là doanh thu tư nhân, B là chi phí thương mại được tư nhân, C là chi phí các yếu tố nội địa, và D là lợi nhuận tư nhân. E là doanh thu xã hội, F là chi phí đầu vào xã hội thương mại được, G là chi phí xã hội nội địa, và H là lợi nhuận xã hội. I là di chuyển doanh thu, J là di chuyển đầu vào thương mại được, K là di chuyển yếu tố, và H là di chuyển dòng (I, J, K và L là sự khác biệt giữa các nhân tố xã hội và nhân tố tư nhân đến từ thất bại thị trường, các chính sách bóp méo hay hiệu quả. 3.2.1. Dữ liệu và ước lượng cho các chỉ số trong PAM Dữ liệu thứ cấp cho mô hình PAM được thu thập trực tiếp qua phỏng vấn thực địa bẳng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc cho toàn bộ tác nhân trong chuỗi giá trị bao gồm 430 nông dân, 50 thương lái, 20 cơ sở thu gom sơ chế, 20 công ty thương mại và xuất khẩu, 50 cơ sở bán lẻ cho ba ngành bưởi da xanh, dừa và gạo ở Bến Tre. 3.2.2. Phân tích độ nhạy của các chỉ số trong PAM Nghiên cứu này phân tích độ nhạy của các chỉ số lợi thế cạnh tranh trong mô hình PAM dựa trên ba tình huống: (i) Biến đổi khí hậu: Tình trạn hạn hán và nhiễm mặn của vùng đồng bằng song Mekong năm 2016 đã là cho năng suất lúa gạo giảm 14%, năng 10
- suất bưởi da xanh giảm 50% trong khi năng suất dừa tăng nhẹ 1% (theo tính toán dựa trên số liệu Thống kê Bến Tre, 2017); (ii) Phí nước và tiền sử dụng đất được tính đầy đủ bởi chính phủ (không hỗ trợ nữa); (iii) Sự thay đổi các tham số của mô hình PAM như giá bán sản phẩm, giá đầu vào, năng suất, tỷ giá hối đoái thực bằng cách giả định chúng thay đổi trong phạm vi ±5%, ±10%, ±15% và ±20%. CHƯƠNG 4. NĂNG LỰC CẠNH TRANH THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM: SO SÁNH GIỮA CÁC NGÀNH 4.1. Năng lực cạnh tranh thương mại nông nghiệp của Việt Nam Luận án này cho thấy rằng năm 2014 Việt Nam đạt được lợi thế so sánh ở 19 nhóm hàng hóa theo chỉ số RCA, 27 nhóm theo chỉ số RTA, 12 nhóm theo chỉ số NRCA. Các nhóm có lợi thế so sánh hàng đầu là gạo, động vật giáp xác và động vật thân mềm, gia vị, cao su tự nhiên, cà phê, vỏ bào, chè, cá đã chế biến, cá tươi, xơ dệt gốc thực vật. Nhìn chung, Việt Nam có lợi thế so sánh mạnh về cây trồng như gia vị, gạo, cà phê, chè, quả & quả hạch và rau; và thủy sản như động vật giáp xác và cá trong khi hoàn toàn không có lợi thế so sánh về chăn nuôi như động vật sống, thịt, trứng và chim; và ngành thực phẩm chế biến như sô cô la, pho mát, bơ, thịt và thực phẩm chế biến khác. 4.2. Phân tích tính động của các chỉ số cạnh tranh Phân tích tính động bằng ước lượng OLS cho thấy Việt Nam dần mất đi lợi thế so sánh ở những nhóm hàng hóa cạnh tranh mạnh trong khi Việt Nam đạt được lợi thế so sánh ở những nhóm hàng hóa cạnh tranh yếu theo thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ phân tán của RCA và RTA giảm theo thời gian. Chỉ số NRCA thể hiện kết quả khác với giá trị β cho thấy độ phân tán của chỉ số này tăng trong cả giai đoạn. Phân tích tính động bằng ma trận Markov cho thấy xác suất các chỉ số cạnh tranh vẫn ở lại nhóm theo thời gian là cao, trong đó nhóm 1 là nhóm không có lợi thế cạnh tranh và nhóm 4 là nhóm có lợi thế cạnh tranh mạnh đặc biệt duy trì với xác suất cao và chúng là 2 nhóm ổn định nhất. Kết quả cũng cho thấy rằng các nhóm không có lợi thế cạnh tranh ban đầu vẫn nằm trong nhóm không cạnh tranh trong khi các nhóm có lợi thế cạnh tranh ban đầu mạnh vẫn nằm trong nhóm cạnh tranh mạnh theo thời gian. Xác suất dịch chuyển từ nhóm có ít lợi thế cạnh tranh sang nhóm có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn là thấp trong khi xác suất dịch chuyển từ nhóm có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn sang nhóm có lợi thế cạnh tranh thấp hơn là cao. 4.3. Tính nhất quán của các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại: xếp hạng theo ngành Kết quả kiểm định tính nhất quán cho thấy rằng những chỉ số cạnh tranh thương mại này nhất quán yếu theo thước đo thứ bậc trong khi chúng nhất quán mạnh theo thước đo số và thước đo nhị phân. Nói cách khác, các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại thể hiện tính nhất quán mạnh trong việc đánh giá mức độ lợi thế so sánh và đánh giá xem 11
- liệu rằng một quốc gia có lợi thế so sánh trong một hàng hóa hay không, trong khi chúng thiếu tính nhất quán trong việc xếp hạng lợi thế so sánh. CHƯƠNG 5. CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN: SO SÁNH GIỮA CÁC QUỐC GIA 5.1. Mô hình hiệu quả hoạt động thương mại của các quốc gia ASEAN Các chỉ số cạnh tranh nông nghiệp là tương đối khác giữa các quốc gia ASEAN và kết quả có thể dùng để phân nhóm các quốc gia. Nhìn chung, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia nằm trong nhóm có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp mạnh nhất với nhiều ngành có lợi thế cạnh tranh và có lợi thế cạnh tranh mạnh, các chỉ số cạnh tranh nông nghiệp được xếp hạng cao; Malaysia, Philippines và Campuchia thuộc nhóm có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp trung bình; trong khi Singapore và Brunei nằm trong nhóm có lợi thế cạnh tranh nông nghiệp yếu. Nhìn chung, các quốc gia ASEAN có lợi thế cạnh tranh mạnh nhất về ngành cây trồng, ngành gỗ và ngành thủy sản như gạo, cao su tự nhiên, gia vị, dầu và chất béo thực vật không bay hơi, vỏ gỗ bào, gỗ nhiên liệu, cá và động vật giáp xác. 5.2. Tính động của lợi thế cạnh tranh nông nghiệp của các quốc gia ASEAN Nhìn chung, hồi quy OLS cho thấy rằng các quốc gia này có mô hình lợi thế cạnh tranh nông nghiệp hội tụ ngoại trừ Indonesia, Campuchia và Brunei. Indonesia có mô hình phân tán hay không xác định trong khi mô hình của Brunei và Campuchia không rõ ràng do không có dữ liệu đầy đủ. Ma trận Markov cho thấy rằng Brunei, Campuchia và Singapore có tính biến động cao nhất và tính ổn định thấp nhất về lợi thế cạnh tranh nông nghiệp; Việt Nam và Philippines có tính động và tính ổn định thương mại tương đối thấp; trong khi Malaysia, Thái Lan và Indonesia có tính ổn định cao nhất và tính biến động thấp nhất về lợi thế cạnh tranh nông nghiệp. Nhìn chung, các quốc gia ASEAN thành công trong việc duy trì thứ hạng năng lực cạnh tranh nông nghiệp. 5.3. Tính bổ sung thương mại nông nghiệp của các quốc gia ASEAN Kết quả của chỉ số TCI cho thấy rằng các quốc gia ASEAN có mô hình thương mại nông nghiệp bổ sung yếu cho nhau hay có tính cạnh tranh mạnh trong thị trường thế giới. Nói cách khác, mô hình xuất khẩu nông nghiệp của các quốc gia ASEAN tương thích yếu với các mô hình nhập khẩu nông nghiệp của các nước đối tác trong khu vực ASEAN so với thế giới. Ngoài ra, xu hướng đi xuống của giá trị TCI cho thấy rằng mức độ bổ sung nông nghiệp của các quốc gia ASEAN giảm nhẹ theo thời gian trong giai đoạn 1997-2015. Nói cách khác, các quốc gia ASEAN đang có xu hướng ít bổ sung cho nhau hơn. Tuy nhiên, kết quả của chỉ số ESI cho thấy rằng mức độ tương đồng thấp trong mô hình xuất khẩu của các nước ASEAN với giá trị ESI trung bình là 2,8. Điều này có nghĩa là các quốc gia này có mô hình xuất khẩu hàng nông sản ra thế giới tương đối bổ sung cho nhau. Sự khác biệt giữa kết quả của chỉ số TCI và ESI cho thấy các quốc gia 12
- ASEAN không bổ sung cho nhau về mức độ tương thích với cầu nhập khẩu nông nghiệp của các nước đối tác trong khi lại bổ sung cho nhau về khả năng cung cấp hàng nông sản ra thị trường thế giới. Nói cách khác, các quốc gia này sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn khi xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường thế giới so với khi xuất khẩu hàng nông sản ra thị trường khu vực. Xu hướng tăng của giá trị ESI trung bình cho biết các quốc gia này dần cạnh tranh nhiều hơn. Nhìn chung, hệ số tương quan Spearman của các chỉ số năng lực cạnh tranh cho thấy rằng các mô hình cạnh tranh nông nghiệp của các quốc gia ASEAN có thể thay thế tương đối cho nhau trong thị trường thế giới. Singapore-Thái Lan, Brunei-Việt Nam, và Brunei- Thái Lan là những cặp quốc gia có tính bổ sung cao nhất, trong khi Indonesia- Philippines, Indonesia-Malaysia, và Thái Lan-Vietnam là những cặp quốc gia có tính thay thế cao nhất trong mô hình cạnh tranh thương mại nông nghiệp. 5.4. Tính nhất quán của các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại: xếp hạng theo quốc gia Kết quả kiểm định tính nhất quán giữa các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại cho biết những chỉ số này có tính nhất quán mạnh theo thang đo định lượng và thang đo lưỡng phân trong khi chúng có tính nhất quán yếu theo thang đo thứ bậc. Chỉ số RCA và NRCA hoàn toàn nhất quán với nhau theo thang đo lưỡng phân trong khi theo thang đo thứ bậc thì chúng có tính nhất quán yếu nhất. CHƯƠNG 6. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP THAY THẾ: NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TẠI BẾN TRE 6.1. Đo lường năng lực cạnh tranh của các loại cây trồng thay thế Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy ngành bưởi đạt được lợi thế so sánh mạnh nhất với giá trị PCR là 0,16, DRC là 0,13 và SCB là 0,15, ngành dừa đạt được lợi thế so sánh trung bình với PCR là 0,53, DRC là 0,38 và SCB là 0,42 trong khi lúa gạo là ngành đạt lợi thế so sánh yếu nhất với PCR là 0,92, DRC là 0,63 và SCB là 0,71. Lúa gạo, dừa và bưởi nhìn chung không được chính phủ hỗ trợ và bảo hộ với giá trị NPCO tương ứng là 0,72, 0,59 và 0,69. Tuy nhiên, những hệ thống sản xuất nông nghiệp này có thể nhận được trợ cấp của chính phủ với giá trị NPCI là 0,85 đối với gạo, 0,85 đối với dừa, 0,86 đối với bưởi. Chỉ số EPC và PC của lúa, dừa và bưởi có giá trị nhỏ hơn 1 và điều này cho biết chính phủ không có sự can thiệp ròng vào hệ thống sản xuất nông nghiệp của lúa, dừa và bưởi. Ngoài ra, luận án này xác nhận sự dịch chuyển từ các nhà sản xuất tư nhân trong ngành lúa, dừa và bưởi sang xã hội nói chung với giá trị SRP tương ứng là -0,25, -0,33 và -0,29. 6.2. Phân tích so sánh và tính nhất quán giữa các ngành và các chỉ số Các chỉ số của ma trận phân tích chính sách PAM trong luận án này cho thấy tính không nhất quán của các chỉ số hiệu quả thương mại. Các chỉ số của ma trận PAM xác 13
- định lợi ích và phúc lợi xã hội. Do vậy, chúng có quan hệ đồng biến với giá đầu ra và có quan hệ nghịch biến với lượng cung. Nói cách khác, giá đầu ra càng cao và lượng cung càng thấp thì có thể làm cho năng lực cạnh tranh theo các chỉ số trong PAM càng mạnh. Mặt khác, các chỉ số hoạt động thương mại đo lường thị phần tương đối và chúng có quan hệ nghịch biến với giá đầu ra và đồng biến với lượng cung. Do vậy, giá đầu ra càng cao và lượng cung càng thấp có thể làm cho năng lực cạnh tranh theo các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại càng yếu. Cuối cùng, các cách tiếp cận này nghiên cứu những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn dữ liệu, mục tiêu và điều kiện nghiên cứu, mục tiêu và điều kiện chính sách. 6.3. Phân tích độ nhạy của các chỉ số lợi thế cạnh tranh Luận án này đo lường độ nhạy của các chỉ số PAM nhằm tìm hiểu về tính động của năng lực cạnh tranh của các ngành hàng canh tác theo ba kịch bản. Kịch bản thứ nhất là biến đổi khí hậu thông qua hạn hán và xâm nhập mặn năm 2016 gây giảm sản lượng lúa và bưởi trong khi nó cải thiện được năng suất của dừa. Kết quả cho thấy rằng kịch bản này làm cho lúa ít sinh lời hơn tại mức giá thị trường trong khi vẫn có sức cạnh tranh tại mức giá xã hội. Các chỉ số PAM của dừa và bưởi có vẻ thay đổi không đáng kể. Kịch bản thứ hai là nếu những người sản xuất tư nhân ngành lúa gạo, dừa và bưởi phải chi trả phí nước và đất thì những người sản xuất lúa sẽ bị tổn thất trong khi đối với dừa và bưởi thì họ vẫn đạt được lợi nhuận. Khoản phí nước và đất đóng cho chính phủ không tác động lên các chỉ số PAM tại mức giá xã hội. Cuối cùng, độ nhạy của các chỉ số trong PAM với giả định những thay đổi về giá đầu ra, giá phân bón, giá thuê đất, năng suất sản xuất và tỷ giá hối đoái thực nằm trong khoảng ±5, ±10, ±15 và ±20 phần trăm. Nhìn chung, kết quả cho thấy sự sụt giảm trong giá đầu ra và năng suất của gạo làm cho các nhà sản xuất tư nhân chỉ bị tổn thất 10 phần trăm. Tất cả những chỉ số lợi thế so sánh khác tại mức giá tư nhân và giá xã hội về bản chất đều ổn định hoặc vẫn còn nằm trong khoảng (0,1) với giả định các biến sẽ thay đổi nằm trong các khoảng được đề cập ở trên. CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Luận án này có bốn mục tiêu nghiên cứu. Tác giả đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu này và kết quả nghiên cứu có thể được trình bày ngắn gọn như sau: 7.1. Năng lực cạnh tranh thương mại của nông nghiệp Việt Nam Nhìn chung, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh mạnh về ngành canh tác cây trồng như gia vị, lúa gạo, cà phê, chè và chè Paragoay, quả & quả hạch và rau; và ngành thủy sản như cá và động vật giáp xác trong khi có lợi thế cạnh tranh yếu về ngành hàng chăn nuôi như động vật sống, thịt, trứng và chim; và ngành hàng thực phẩm chế biến như sô cô la, pho mát, thịt và thực phẩm chế biến khác. Nói cách khác, Việt Nam có chiến lược xuất khẩu nông nghiệp và mô hình năng lực cạnh tranh dựa vào thâm dụng nguồn lực tự nhiên và các ngành nông nghiệp sơ cấp với giá trị gia tăng thấp. 14
- Nhìn chung, theo thời gian Việt Nam mất đi năng lực cạnh tranh ở những ngành có lợi thế cạnh tranh mạnh trong khi đạt được năng lực cạnh tranh ở những ngành ban đầu có lợi thế cạnh tranh yếu. Việt Nam duy trì ổn định được mức độ cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp. Các ngành không có lợi thế cạnh tranh và có lợi thế cạnh tranh mạnh vẫn duy trì được sự ổn định khi theo thời gian chúng vẫn nằm trong nhóm năng lực cạnh tranh như ban đầu. Phân tích xu hướng cho thấy rằng Việt Nam đạt được xu hướng tăng năng lực cạnh tranh ở 19 ngành nông nghiệp theo chỉ số RCA, 12 ngành theo chỉ số RTA và 14 ngành theo chỉ số NRCA. Tuy nhiên, Việt Nam có xu hướng giảm năng lực cạnh tranh ở 23 ngành theo chỉ số RCA, 28 ngành theo chỉ số RTA và 37 ngành theo chỉ số NRCA. Kết quả nhìn chung cho biết chiến lược xuất khẩu và mô hình lợi thế cạnh tranh của Việt Nam theo thời gian phụ thuộc tương đối vào các ngành nông nghiệp truyền thống và thâm dụng nguồn lực tự nhiên như ngành hàng canh tác cây trồng và thủy sản. Mặc dù có những thay đổi trong thứ hạng năng lực cạnh tranh của những ngành hàng có năng lực cạnh tranh mạnh nhất và mô hình năng lực cạnh tranh nông nghiệp có tính hội tụ theo thời gian mà yếu tố này được xem như là một bước cải thiện nhỏ trong mô hình tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thì các sản phẩm truyền thống và thâm dụng nguồn lực tự nhiên là những ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu chính và cạnh tranh nhất của Việt Nam. Chiến lược xuất khẩu thâm dụng nguồn lực tự nhiên cần được chú trọng trong giai đoạn đầu của cuộc công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa nhưng không phù hợp và không hiệu quả trong trung và dài hạn. 7.2. Các mô hình thương mại nông nghiệp của các quốc gia ASEAN Việt Nam, Thái Lan, Indonesia là những quốc gia nằm trong nhóm có năng lực cạnh tranh nông nghiệp mạnh nhất với nhiều ngành hàng nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và có lợi thế cạnh tranh mạnh, có năng lực cạnh tranh nông nghiệp được xếp hạng cao; Malaysia, Philippines và Campuchia là những quốc gia thuộc nhóm có năng lực cạnh tranh nông nghiệp trung bình; trong khi Singapore và Brunei thuộc nhóm có năng lực cạnh tranh nông nghiệp yếu. Nhìn chung, các quốc gia ASEAN đạt được năng lực cạnh tranh mạnh nhất về ngành hàng canh tác cây trồng, gỗ và thủy sản như lúa gạo, cao su tự nhiên, gia vị, chất béo và dầu thực vật không bay hơi, vỏ gỗ bào, gỗ nhiên liệu và động vật thân mềm. Tóm lại, các quốc gia ASEAN có mô hình cạnh tranh nông nghiệp hội tụ ngoại trừ Indonesia, Campuchia và Brunei. Indonesia có mô hình cạnh tranh nông nghiệp phân tán hay không xác định. Các quốc gia ASEAN đều duy trì được thứ hạng năng lực cạnh tranh nông nghiệp của mình theo thời gian. Các quốc gia ASEAN có tính bổ sung yếu hay cạnh tranh mạnh trong thương mại trên thị trường thế giới theo chỉ số TCI. Nói cách khác, các mô hình xuất khẩu nông nghiệp của các quốc gia ASEAN tương thích yếu với mô hình nhập khẩu nông nghiệp 15
- của các quốc gia đối tác trong khu vực ASEAN so với thế giới. Ngoài ra, các quốc gia ASEAN dần trở nên ít bổ sung cho nhau hơn hay ngày càng cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả của chỉ số ESI cho thấy mức độ tương đồng thấp trong mô hình xuất khẩu nông nghiệp của các nước ASEAN. Điều này cho thấy các quốc gia này bổ sung tương đối cho nhau về xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Kết quả khác nhau giữa chỉ số TCI và chỉ số ESI cho thấy rằng các quốc gia ASEAN không bổ sung cho nhau về mức độ tương thích với cầu nhập khẩu nông sản của các đối tác trong khi lại bổ sung cho nhau về khả năng cung cấp hàng nông sản ra thị trường thế giới. Hệ số tương quan Spearman của các chỉ số năng lực cạnh tranh nông nghiệp nhìn chung cho thấy mô hình năng lực cạnh tranh nông nghiệp các quốc gia ASEAN có thể thay thế tương đối cho nhau trong thị trường thế giới. Cuối cùng, mặc dù Việt Nam có năng lực cạnh tranh nông nghiệp tương đối mạnh nhưng quốc gia này cũng đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia trong khu vực như Thái Lan và Indonesia trong cả thị trường trong nước và toàn cầu. Những cuộc cạnh tranh và thay thế nhau trong nông nghiệp như vậy đang ngày càng gia tăng theo thời gian. Do vậy, Việt Nam cần tận dụng các ngành hàng nông nghiệp cạnh tranh mạnh như vỏ gỗ bào, gia vị, lúa gạo, cao su tự nhiên, cà phê, động vật giáp xác và cá để phát triển thị phần của mình trong thị trường nội địa và khu vực. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy và tận dụng các mối quan hệ kinh tế quốc tế như APEC, WTO, TPP- CPTPP, các mối quan hệ của ASEAN với Ấn Độ, Úc, Trung Quốc và các hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu và Liên minh châu Âu. 7.3. Tính cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp thay thế nhau tại Bến Tre Ngành hàng bưởi đạt được lợi thế so sánh mạnh nhất với giá trị của chỉ số PCR là 0,16, DRC là 0,13 và SCB là 0,15, dừa đạt được lợi thế so sánh trung bình với PCR là 0,53, DRC là 0,38 và SCB là 0,42 trong khi lúa gạo có lợi thế so sánh yếu với PCR là 0,92, DRC là 0,63 và SCB là 0,71. Nhìn chung, ngành hàng lúa gạo, dừa và bưởi không được chính phủ hỗ trợ và bảo hộ với giá trị của chỉ số NPCO tương ứng là 0,72, 0,59 và 0,69. Tuy nhiên, những hệ thống sản xuất nông nghiệp này có thể được chính phủ trợ cấp với giá trị của NPCI đối với lúa gạo là 0,85, đối với dừa là 0,85 và đối với bưởi là 0,86. Chỉ số EPC và PC của lúa gạo, dừa và bưởi có giá trị nhỏ hơn 1 và kết quả này cho biết chính phủ không can thiệp ròng vào hệ thống sản xuất ngành hàng lúa gạo, dừa và bưởi. Ngoài ra, luận án này xác nhận sự dịch chuyển từ các nhà sản xuất tư nhân trong ngành lúa, dừa và bưởi sang xã hội nói chung với giá trị SRP tương ứng là -0,25, -0,33 và -0,29. Đặc biệt, các chỉ số lợi nhuận xã hội cao hơn các chỉ số lợi nhuận tư nhân. Điều này cho thấy xã hội đạt được nhiều lợi ích từ sản xuất nông nghiệp hơn so với các chủ thể tư nhân. Kết quả này có vẻ khác với các quốc gia khác, đặc biệt là các ngành hàng nông nghiệp của các quốc gia OECD. 16
- Nhìn chung, lúa gạo là ngành có năng lực cạnh tranh yếu nhất và hệ thống sản xuất nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu cùng với những điều kiện thị trường và chính sách khác. Bưởi là ngành có năng lực cạnh tranh mạnh nhất và có hệ thống sản xuất hoàn toàn ổn định với sự thay đổi thị trường và chính sách. Tuy nhiên, bưởi có khả năng bị tác động tương đối bởi biến đổi khí hậu. Dừa là ngành có năng lực cạnh tranh trung bình và hệ thống sản xuất tương đối ổn định với biến đổi khí hậu và điều kiện chính sách. Bưởi tạo ra lợi nhuận tư nhân và xã hội nhiều nhất trong khi dừa có thể tạo ra cụm chế biến dừa tiềm năng với lợi nhuận tư nhân và xã hội ổn định. Kết quả cho thấy rằng đất canh tác dành cho lúa nên được chuyển sang trồng bưởi và dừa để đạt hiệu quả hơn và bền vững hơn đối với người sản xuất tư nhân và xã hội. Tuy nhiên, chi phí chuyển đổi mô hình canh tác cần tính đến chi phí đầu tư ban đầu lớn đối với bưởi và dừa cũng như sự thích nghi của những cây trồng này với điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, luận án này có những hạn chế là chưa xác định được các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh nông nghiệp bằng cách tiếp cận kinh tế lượng. Lý do chính cho hạn chế này là (i) tính không sẵn có của dữ liệu và các biến ở mức độ ngành – cấp độ 3- digit trong hệ thống phân loại SITC Rev. 3 theo thời gian. Các biến cấp quốc gia có vẻ không áp dụng được trong mô hình hồi quy này; (ii) mục đích chính của luận án này là nghiên cứu và so sánh năng lực cạnh tranh nông nghiệp bằng phân tích so sánh theo ngành và phân tích so sánh theo quốc gia. 7.4. Phân tích lý thuyết và kết luận Tổng quan lý thuyết kết luận rằng có nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu năng lực cạnh tranh theo sáu cách tiếp cận như sau: (i) một là các chỉ số kinh tế-sản xuất; (ii) hai là các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại; (iii) ba là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh; (iv) bốn là các khung phân tích đa chiều; (v) năm là phân tích theo chuỗi giá trị; (vi) và sáu là so sánh tiêu chuẩn hay so sánh tối ưu. Luận án này đóng góp vào kho tài liệu kinh tế học bằng việc cung cấp các bằng chứng và thảo luận về tính nhất quán của các chỉ số thương mại ở Việt Nam và các quốc gia ASEAN và so sánh những cách tiếp cận kinh tế và thương mại ở Bến Tre. Kiểm định tính nhất quán giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh RCA, RTA và NRCA giữa các ngành trong trường hợp Việt Nam và giữa các quốc gia thuộc nhóm ASEAN trong giai đoạn 1997-2015 cho thấy rằng những chỉ số thương mại này nhất quán mạnh theo thang đo định lượng và thang đo lưỡng phân trong khi chúng nhất quán yếu theo thang đo thứ bậc. Chỉ số RCA và NRCA nhất quán hoàn toàn theo thang đo lưỡng phân do chỉ số NRCA bắt nguồn từ điểm trung hòa của chỉ số RCA trong khi chúng nhất quán yếu theo thang đo thứ bậc. Nói cách khác, các chỉ số thương mại nhất quán mạnh trong việc xác định mức độ cạnh tranh nông nghiệp và xác định xem liệu một quốc gia có đạt được năng lực cạnh tranh trong một ngành hàng nông nghiệp hay không trong khi lại nhất quán yếu trong việc xếp hạng năng lực cạnh tranh. 17
- Các chỉ số PAM có vẻ thiếu tính nhất quán và trái ngược với các chỉ số hiệu quả hoạt động thương mại trong việc đo lường và giải thích năng lực cạnh tranh. Lời giải thích phù hợp là các chỉ số PAM xác định lợi ích và phúc lợi xã hội. Do vậy, chúng có quan hệ đồng biến với giá đầu ra và có quan hệ nghịch biến với lượng cung. Mặt khác, các chỉ số hiệu quả thương mại đo lường thị phần tương đối và có quan hệ nghịch biến với giá đầu ra và có quan hệ đồng biến với lượng cung. Cuối cùng, các cách tiếp cận PAM và hiệu quả hoạt động thương mại dùng để nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn dữ liệu, mục tiêu và điều kiện nghiên cứu, mục tiêu và điều kiện chính sách. Các chỉ số PAM sử dụng dữ liệu sản xuất để đo lường lợi thế cạnh tranh dựa trên giá đầu ra cao, giá trị gia tăng cao, chi phí đầu vào thấp để tạo ra lợi nhuận và phúc lợi tư nhân và xã hội cao hơn trong khi các chỉ số thương mại sử dụng dữ liệu thương mại biểu hiện để đánh giá lợi thế so sánh của các dòng chảy thương mại dựa trên lượng xuất khẩu lớn, thị phần tương đối cao và giá thấp để cải thiện lợi nhuận và phúc lợi tư nhân và xã hội. 7.5. Hàm ý chính sách Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận án này đề xuất những hàm ý chính sách và chiến lược nói chung để phát triển bền vững các ngành nông nghiệp và cải thiện phúc lợi tư nhân và xã hội ở Việt Nam như sau: (i) tái cấu trúc mô hình thương mại và sản xuất của các ngành nông nghiệp Việt Nam; (ii) duy trì thứ hạng năng lực cạnh tranh của các ngành nông nghiệp chính; (iii) mở rộng và tăng cường hội nhập khu vực và toàn cầu; (iv) quy hoạch canh tác tổng thể; và (v) thúc đẩy nông nghiệp bền vững và thích nghi với biến đổi khí hậu. Tái cấu trúc mô hình thương mại và sản xuất nông nghiệp Nhìn chung, mô hình thương mại và sản xuất nông nghiệp sơ cấp và thâm dụng nguồn lực tự nhiên có thể là yếu tố quan trọng và thích hợp trong giai đoạn đầu của đổi mới kinh tế và công nghiệp hóa. Phân tích tính động cũng chứng minh rằng chiến lược xuất khẩu của Việt Nam và mô hình lợi thế so sánh phụ thuộc tương đối vào những ngành nông nghiệp truyền thống và thâm dụng nguồn lực tự nhiên như ngành canh tác cây trồng và thủy sản theo thời gian. Mặc dù có sự thay đổi trong thứ hạng năng lực cạnh tranh của những ngành có lợi thế cạnh tranh mạnh nhất và mô hình năng lực cạnh tranh nông nghiệp hội tụ trong giai đoạn 1997-2014 mà yếu tố này được xem như là một bước cải thiện nhỏ trong mô hình tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thì các sản phẩm truyền thống và thâm dụng nguồn lực tự nhiên là những ngành hàng nông nghiệp xuất khẩu chính và cạnh tranh nhất của Việt Nam. Chiến lược xuất khẩu thâm dụng nguồn lực tự nhiên cần được chú trọng trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và toàn cầu hóa nhưng không phù hợp và không hiệu quả trong trung và dài hạn. Đặc biệt, trong giai đoạn toàn cầu hóa và hiện đại hóa hiện tại cùng với sự cạnh tranh khốc liệt và nhu cầu khắt khe đối với thực phẩm, Việt Nam cần phải tái cấu trúc mô hình thương mại và sản xuất nông nghiệp sang các ngành có giá trị gia tăng lớn và năng suất cao dựa trên quy trình quản lý hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao. 18
- Việc tái cấu trúc mô hình thương mại và sản xuất nông nghiệp đòi hỏi Việt Nam cần thực hiện các hoạt động: (i) xác định ngành hàng nông nghiệp tiềm năng được người tiêu dùng ưa thích và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương dựa trên các chỉ số kinh tế, xã hội, môi trường; (ii) quy hoạch vùng canh tác và chuyển đổi những sản phẩm khác sang các ngành hàng tiềm năng có tính đến chi phí chuyển đổi và đầu tư ban đầu; (iii) sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; (iv) thúc đẩy liên kết ngang và liên kết dọc trong các ngành này; và (v) thúc đẩy thị trường trong nước và xuất khẩu. Duy trì thứ hạng của các ngành có năng lực cạnh tranh mạnh Kết quả thực nghiệm cho thấy Việt Nam đang đánh mất năng lực cạnh tranh ở những ngành chính yếu và có năng lực cạnh tranh mạnh như gạo, động vật giáp xác, chè, cao su, tơ tằm và cà phê. Việc phát triển khoa học, công nghệ và quản lý hệ thống trong nông nghiệp là những yếu tố quan trọng để cải thiện chất lượng và giá trị nông sản. Các chỉ số khoa học, công nghệ và quản lý hệ thống có thể được đo lường bằng số lượng các nhà chuyên gia, chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển, vốn và đầu tư cho khoa học, công nghệ và quản lý hệ thống nông nghiệp; tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp, bằng sáng chế khoa học và công nghệ; cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ. Kết quả trong Chương 4 cho biết các chỉ số khoa học và công nghệ Việt Nam nhìn chung thấp hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Do vậy, chính phủ, doanh nghiệp và nông dân Việt Nam cần gia tăng đầu tư và chi tiêu cho khoa học, công nghệ và quản lý hệ thống nông nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam có thể duy trì mức độ lợi thế cạnh tranh và thứ hạng của những ngành nông nghiệp quan trọng này bằng việc: (i) xác định các ngành nông nghiệp chính với chất lượng cao và năng lực cạnh tranh mạnh để phát triển ở quy mô lớn với quy hoạch tổng thể hiệu quả; (ii) nghiên cứu, chuẩn bị và sản xuất hạt giống hay cây giống chất lượng tốt với số lượng lớn; (iii) sử dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; (iv) đổi mới bề ngoài của nông sản, bao bì và nhãn; (v) thúc đẩy thương hiệu cá nhân và thương hiệu tập thể cho các loại nông sản này; và (vi) nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại, hiệu quả để gia tăng giá trị nông sản. Mở rộng và tăng cường hội nhập khu vực và toàn cầu Việt Nam là một quốc gia thành viên của ASEAN. Khu vực này đang mở rộng và tăng cường phạm vi cũng như mức độ hợp tác. Kết quả nghiên cứu trong Chương 6 cho thấy để tận dụng cơ hội hội nhập kinh tế trong khu vực thì các quốc gia ASEAN với năng lực cạnh tranh nông nghiệp mạnh cần chuyên môn hóa và duy trì mức độ lợi thế cạnh tranh và thứ hạng của những ngành nông nghiệp quan trọng như lúa gạo, cao su tự nhiên, gia vị, chất béo và dầu thực vật không bay hơi, vỏ gỗ bào, gỗ nhiên liệu, cá và động vật giáp xác bằng cách nâng cấp các tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, cải thiện năng suất sản xuất, tăng cường liên kết thị trường toàn cầu và giảm chi phí đầu vào. Các 19
- quốc gia có năng lực cạnh tranh nông nghiệp yếu như Singapore và Brunei nên chuyên môn hóa vào những ngành nông nghiệp chế biến và có giá trị gia tăng cao dựa vào công nghệ hiện đại và nguồn vốn dư thừa. Tuy nhiên, các quốc gia ASEAN có vẻ có thể thay thế cho nhau một cách tương đối về ngành hàng nông sản. Luận án này đề xuất các quốc gia ASEAN cần hợp tác để tận dụng được nguồn lực kinh tế của mình và xem thị trường nội khối như là thị trường “nội địa chung” để gia tăng năng lực cạnh tranh và tập trung chính vào các thị trường bên ngoài dựa trên thương mại toàn cầu và những hiệp định và quan hệ đối tác kinh tế của hiệp hội và các quốc gia thành viên như RCEP, TPP-CPTPP và những hiệp định thương mại song phương. Ngoài ra, các quốc gia ASEAN nên chuyên môn hóa vào việc sản xuất và xuất khẩu nông sản với lợi thế cạnh tranh và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh để tăng cường thương mại trong khu vực, tận dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế của mình và tạo ra phúc lợi xã hội cao hơn dựa vào việc loại bỏ những hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu cũng như cắt giảm trợ cấp sản xuất. Việt Nam là một quốc gia thành viên của ASEAN. Mô hình thương mại nông nghiệp của quốc gia này tương đối bổ sung với Brunei, Philippines và Indonesia trong khi lại cạnh tranh với Thái Lan, Campuchia, Singapore về nông sản. Do vậy, Việt Nam nên tận dụng thị trường nông nghiệp của Brunei, Philippines và Indonesia với các ngành hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, Việt Nam nên hợp tác với Thái Lan, Campuchia và Singapore để phát triển thị trường bên ngoài và tránh sự cạnh tranh trong thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông), Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU, Hàn Quốc và Úc là những thị trường nông nghiệp lớn nhất. Do đó, Việt Nam – hợp tác với các quốc gia ASEAN – cần thúc đẩy mạnh hơn quan hệ đối tác (như RCEP, TPP-CPTPP), mở rộng hiệp định thương mại song phương và đa phương để tăng cường các dòng chảy thương mại ra thị trường toàn cầu. Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp Thu thập và mức sống của những người nông dân phụ thuộc vào lợi nhuận của hoạt động canh tác. Ngược lại, lợi nhuận do giá và sản lượng nông sản quyết định. Câu hỏi đặt ra là nên chọn cây trồng nào để canh tác, và làm thế nào để chuyển đổi mô hình canh tác? Để trả lời được câu hỏi này đòi hỏi người nông dân, những nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp cần có những chỉ số tham chiếu có thể cho thấy những thành phần và quan điểm khác nhau trong các tình huống nghiên cứu. Các chỉ số năng lực cạnh tranh nông nghiệp theo mô hình PAM có thể đáp ứng đáng kể các vấn đề trong trường hợp tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu đo lường hệ thống sản xuất nông nghiệp khác nhau trong Chương 7 cho thấy rằng lúa gạo có lợi thế cạnh tranh yếu nhất theo các chỉ số PAM trong khi lại có năng lực cạnh tranh mạnh nhất theo các chỉ số thương mại. Ngược lại, bưởi đạt được lợi thế so sánh mạnh nhất theo các chỉ số PAM trong khi theo các chỉ số thương mại thì ngành này có năng lực cạnh tranh yếu nhất. Dừa đạt được lợi thế so 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn