1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP là một xu hướng của<br />
thời đại, nó vừa đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, vừa bảo vệ<br />
sức khỏe cho người sản xuất và bảo vệ môi trường. Ninh thuận là một địa phương<br />
có truyền thống trồng cây ăn quả nhất là Nho và Táo, theo xu hướng chung thì các<br />
nông hộ ở Ninh Thuận cũng bước đầu tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn GAP,<br />
nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn như sự hiểu biết về sản xuất theo tiêu chuẩn<br />
GAP còn hạn chế, thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ, đầu tư manh mún,... chưa tạo<br />
thành một phong trào rộng lớn trong quần chúng.<br />
Điều đó cho thấy vấn đề ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn GAP đang được đặt<br />
ra một cách bức thiết hiện nay trong cả nước cũng như từng địa phương. Trên thế<br />
giới cũng như ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp theo<br />
GAP, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về ĐTPT<br />
SXNN theo tiêu chuẩn GAP trong đó có đầu tư của nông hộ. Ở Việt Nam thì nông<br />
hộ giữ một vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Để góp phần thúc<br />
đẩy nông hộ ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn GAP, NCS lựa chọn đề tài: “Nghiên<br />
cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của<br />
nông hộ theo tiêu chuẩn GAP - Phân tích trường hợp Ninh Thuận” làm đề tài luận<br />
án tiến sĩ.<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
Làm rõ những vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm về đầu tư và các nhân<br />
tố ảnh hưởng đến ĐTPT SXNN của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP; phân tích thực<br />
trạng đầu tư và những nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp<br />
của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP tại Ninh Thuận; đề xuất các giải pháp thúc đẩy<br />
nông hộ đầu tư phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các nhân tố ảnh hưởng tới ĐTPT SXNN của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân<br />
tố đến quyết định đầu tư, quy mô vốn và hiệu quả ĐTPT SXNN của nông hộ theo<br />
tiêu chuẩn GAP đối với các hộ trồng Nho và Táo.<br />
<br />
2<br />
<br />
Không gian nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.<br />
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2013- 2017.<br />
4. Đóng góp mới của luận án<br />
Những đóng góp mới về mặt lý luận<br />
Luận án đã xem xét đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo<br />
tiêu chuẩn GAP đồng thời ở cả hai góc độ là nội dung của đầu tư (đầu tư của hộ<br />
nông dân vào tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất) và mục tiêu của đầu tư (để<br />
đảm bảo tiêu chuẩn GAP nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và vì mục tiêu phát<br />
triển bền vững). Đây là cách hiểu mới trong nghiên cứu, cho phép gắn kết giữa<br />
hoạt động đầu tư và kết quả của đầu tư.<br />
Luận án đã xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của các nhân tố đến đầu<br />
tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP ở cả ba góc độ<br />
của chu trình đầu tư là quyết định đầu tư, quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư. Cụ thể:<br />
- Có 7 nhân tố tác động đến quyết định đầu tư theo GAP của nông hộ là tuổi<br />
chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ, hiểu biết về GAP của chủ hộ, nhu cầu thị trường, giá<br />
bán sản phẩm, lợi nhuận bình quân và hỗ trợ của nhà nước. Trong đó, các nhân tố<br />
có tác động mạnh nhất là nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, hỗ trợ nhà nước và<br />
hiểu biết về GAP của chủ hộ.<br />
- Có 15 nhân tố tác động đến quy mô vốn đầu tư phát triển sản xuất của nông<br />
hộ theo GAP là thời tiết, cơ sở hạ tầng, diện tích, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ,<br />
số lao động, hiểu biết về GAP của chủ hộ, liên kết nông hộ, nhu cầu thị trường, giá<br />
bán sản phẩm, lợi nhuận bình quân, doanh nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ của nhà nước, tầm<br />
quan trọng của nhà nước hỗ trợ, mức phù hợp của nhà nước hỗ trợ. Trong đó, các<br />
nhân tố có tác động mạnh nhất là lợi nhuận bình quân, hiểu biết về GAP của chủ<br />
hộ, hỗ trợ của nhà nước và doanh nghiệp hỗ trợ.<br />
- Có 6 nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp<br />
của nông hộ là thời tiết, số lao động, diện tích, vốn đầu tư, lợi nhuận bình quân và<br />
quyết định tham gia GAP của hộ. Trong đó, quyết định đầu tư theo GAP có tác<br />
động tích cực tới hiệu quả đầu tư của nông hộ.<br />
Tóm lại, đóng góp cơ bản về mặt lý luận của luận án là bằng mô hình đã<br />
lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp của nông hộ theo GAP dưới ba góc độ.<br />
<br />
3<br />
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn<br />
<br />
Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, đặc<br />
điểm nông hộ, thị trường và sự liên kết sản xuất nhằm thúc đẩy nông hộ đầu tư phát<br />
triển sản xuất nông nghiệp theo GAP. Đó là: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy<br />
hoạch vùng sản xuất an toàn phù hợp với điều kiện từng địa phương, (2) Nâng cao sự<br />
hiểu biết và trình độ sản xuất của nông hộ theo GAP, (3) Phát triển thị trường tiêu<br />
thụ sản phẩm đạt GAP, (4) Thực hiện liên kết giữa bốn nhà. Trong các nhóm giải<br />
pháp đó, luận án khẳng định nhóm giải pháp thứ 4 là quan trọng nhất, là căn cứ để<br />
xác định mục tiêu và phương thức triển khai cụ thể các nhóm giải pháp còn lại. Điều<br />
đó có ý nghĩa giúp các nhà hoạch định chính sách xác định đúng thứ tự ưu tiên các<br />
giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững đầu tư sản xuất theo GAP của nông hộ.<br />
5. Kết cấu luận án:<br />
Luận án kết cấu gồm 5 chương.<br />
<br />
4<br />
<br />
trong sản xuất cũng được Reardon and Farina (2001) khẳng định là sẽ tạo ra lợi<br />
thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Wannamolee (2008),<br />
Mushobozi (2010), Jiao và cộng sự (2010), Henson và Northen (1998) cho thấy<br />
các tác nhân trong chuỗi cung ứng nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc<br />
thúc đẩy áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó có GAP.<br />
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến đầu<br />
tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2008) dựa trên cơ sở tổng hợp những<br />
nghiên cứu trước đó đã đưa ra các nhóm nhân tố tác động đến đầu tư nông nghiệp<br />
bao gồm đầu tư chung, đặc điểm địa phương và đặc điểm nông hộ….<br />
Các nhân tố thuộc về điều kiện sản xuất như diện tích, vị trí địa lý, cơ sở hạ<br />
tầng, thời tiết đã được một vài nghiên cứu chứng minh là có tác động đến đầu tư<br />
theo GAP của nông hộ (Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016; Manjunatha và cộng sự,<br />
2013; Nguyễn Văn Hùng và cộng sự, 2016;…)<br />
<br />
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nông hộ và phát triển sản xuất<br />
nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu cũng lượng hóa tác động của đặc điểm nông hộ đến đầu tư<br />
nông nghiệp như: ảnh hưởng của trình độ học vấn (Foster & Rosenzweig, 1996;<br />
Pitt & Sumodiningrat, 1991; Yang, 2004); số lượng lao động (Abdulai &<br />
CroleRees, 2001; Yang, 2004); nhận thức của cơ sở về lợi nhuận, năng lực cạnh<br />
tranh và danh tiếng thu được nếu áp dụng GAP (Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016);<br />
tuổi của chủ hộ (Nguyễn Văn Hùng và cộng sự, 2016); sự phân tán và chênh lệch<br />
về tài sản (Janvry & Sadoulet, 2000);…<br />
<br />
Vai trò quan trọng của nông hộ được khẳng định trong nhiều nghiên cứu (Lê<br />
Đình Thắng, 1993;…). Đồng thời, sản xuất theo GAP cũng có vai trò quan trọng<br />
như (1) duy trì niềm tin của người tiêu dùng vào chất lượng và an toàn thực phẩm;<br />
(2) thực hiện quá trình sản xuất đảm bảo an toàn; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực<br />
đối với môi trường (Wannamolee, 2008;…). Tuy nhiên, những hạn chế của khu<br />
vực nông nghiệp nông thôn đã ảnh hưởng không nhỏ đến đầu tư phát triển sản<br />
xuất nông nghiệp của nông hộ, gây khó khăn cho phát triển sản xuất theo GAP<br />
(Janvry and Sadoulet, 2000; WB, 2007; Ellis, 1992; Bienabe và cộng sự, 2004;<br />
Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013; Stevens and Jabasa, 1988;…)<br />
<br />
Một số nghiên cứu lại tập trung phân tích ảnh hưởng của thị trường trong<br />
đến đầu tư nông nghiệp của nông hộ theo GAP: Yêu cầu về sản phẩm GAP từ<br />
khách hàng, đặc biệt là hộ gia đình, siêu thị, cửa hàng bán lẻ và các nhà máy chế<br />
biến ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư sản xuất rau theo GAP (Nguyễn Thị<br />
Hồng Trang, 2016). Về vấn đề tiếp cận thị trường có bảy vấn đề lớn khiến thị<br />
trường trong khu vực kinh tế nông nghiệp kém phát triển (Griffon và cộng sự,<br />
trích dẫn trong Nguyễn Đức Thành, 2008). Các nông hộ vừa thiếu nguồn lực cho<br />
sản xuất, lại vừa phải đối diện với các điều kiện khó khăn trong khâu lưu thông<br />
(Bienabe và cộng sự, 2004).<br />
<br />
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển sản xuất nông<br />
nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP<br />
<br />
Tác động của hỗ trợ của nhà nước tới khả năng đầu tư nông nghiệp của nông<br />
hộ theo GAP ít nhiều cũng đã được đề cập đến ở một số nghiên cứu trên thế giới<br />
(Deng và cộng sự, 2010; Nguyễn Văn Hùng, 2015; Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016).<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN<br />
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án<br />
<br />
Các nghiên cứu tập trung xây dựng mô hình lý thuyết cho đầu tư của nông<br />
hộ (Weitz, 1971; Mendola, 2007; Velazco & Zepeda, 2001;…). Vai trò của GAP<br />
<br />
Vai trò của việc hỗ trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong đầu tư<br />
nông nghiệp của nông hộ cũng đã được nhắc đến trong các nghiên cứu trước đó:<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Các doanh nghiệp lớn thì ngày càng khẳng định vị thế và dần thế chỗ của hộ nông<br />
dân nhỏ lẻ chẳng hạn như ở Uganda (Kleih và cộng sự, 2007). Xu hướng loại trừ<br />
sản xuất nhỏ vì các tiêu chuẩn nông nghiệp thực phẩm đã được minh chứng cụ thể<br />
ngay trong cơ cấu sản xuất và thị phần của thị trường (Dirven, 1999; Dolan and<br />
Humphrey, 2000; …). Bên cạnh đó, cũng có nhiều hộ nông dân nhỏ lẻ liên kết lại<br />
với nhau tạo nên một tổ chức sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn và đạt được<br />
những thành công như ở Zimbabwe (Henson và cộng sự, 2005) và ở Madagascar<br />
(Minton và cộng sự, 2007), hoặc sự liên kết giữa hộ nông dân nhỏ lẻ và doanh<br />
nghiệp như một số dự án EurepGAP ở Zambia (Graffham and MacGregor, 2007)<br />
<br />
nước. Bên cạnh đó cũng chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào ở Việt Nam kiểm<br />
định tác động của năm nhóm nhân tố trên đến ba nội dung ĐTPTSXNN của nông<br />
hộ theo tiêu chuẩn GAP. Đó chính là những gợi mở để NCS hình thành ý tưởng<br />
nghiên cứu về những nhân tố tác động đến ĐTPTSXNN của nông hộ theo tiêu<br />
chuẩn GAP. Như vậy nghiên cứu các nhân tố tác động đến ĐTPT SXNN của nông<br />
hộ theo tiêu chuẩn GAP – Phân tích trường hợp Ninh Thuận vừa có tính không<br />
trùng lặp lại vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.<br />
<br />
1.1.4. Tổng quan phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp tiếp cận, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng tiếp cận hệ thống<br />
(Mushobozi, 2010; …), tiếp cận bằng tổng quan thực tế (Asfaw, 2007; Graffham,<br />
2006; …), tiếp cận định tính (Reardon và cộng sự, 1996 ;…), tiếp cận lịch sử<br />
(Weitz, 1971 ; Todaro and Micheal, 1998;…), tiếp cận mô hình đầu tư (Mendola,<br />
2007; Dasgupta, 1993;…), tiếp cận theo hướng thể chế và hành vi (Morduch, 1994,<br />
1995; Duflo, 2003; …). Phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu chủ yếu tập<br />
trung vào phương pháp định tính, bên cạnh đó cũng không ít nghiên cứu sử dụng<br />
phương pháp định lượng (Sriwichailamphan và cộng sự, 2008; Nguyễn Văn Hùng<br />
và Nguyễn Minh Hà, 2016; Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016;…).<br />
1.1.5. Tóm lược kết quả tổng quan và khoảng trống nghiên cứu<br />
1.1.5.1. Tóm lược kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ĐTPTSXNN<br />
của nông hộ<br />
Kết hợp các nghiên cứu từ nghiên cứu tổng quan cho thấy có thể phân chia<br />
thành năm nhóm nhân tố tác động đến ĐTPTSXNN của nông hộ theo tiêu chuẩn<br />
GAP là (1) nhóm nhân tố về điều kiện sản xuất, (2) nhóm nhân tố về đặc điểm<br />
nông hộ, (3) nhóm nhân tố về thị trường, (4) nhóm nhân tố về đầu tư doanh nghiệp<br />
và (5) nhóm nhân tố về hỗ trợ của nhà nước.<br />
1.1.5.2. Khoảng trống nghiên cứu<br />
Tính đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động đầy đủ của<br />
các nhóm nhân tố đến ba nội dung chính của ĐTPTSXNN của nông hộ theo tiêu<br />
chuẩn GAP là quyết định đầu tư, quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư, đồng thời<br />
cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ năm nhóm nhân tố tác động đến<br />
ĐTPTSXNN của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP là (1) nhóm nhân tố về điều kiện<br />
sản xuất, (2) nhóm nhân tố về đặc điểm nông hộ, (3) nhóm nhân tố về thị trường,<br />
(4) nhóm nhân tố về đầu tư doanh nghiệp và (5) nhóm nhân tố về hỗ trợ của nhà<br />
<br />
1.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo phân tích liên<br />
kết chuỗi giá trị và thị trường cho người nghèo – công cụ phân tích chuỗi giá trị,<br />
tiếp cận theo góc độ của nông hộ.<br />
Mô hình nghiên cứu tổng quát: Y = f (X1; X2; X3; X4; X5) trong đó (Y) là<br />
đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP bao gồm<br />
quyết định đầu tư (GAP), quy mô đầu tư (VDT) và hiệu quả đầu tư (hiệu quả kinh<br />
tế tổng hợp – TE, mức thay đổi của năng suất tổng hợp – TFPCH); (X1) điều kiện<br />
sản xuất gồm thời tiết (TT), cơ sở hạ tầng (CSHT), diện tích (DT); (X2) đặc điểm<br />
nông hộ gồm tuổi chủ hộ (T), kinh nghiệm chủ hộ (KN), số lao động (LD), hiểu<br />
biết về GAP của chủ hộ (HBGAP), liên kết nông hộ (LKND); (X3) thị trường gồm<br />
nhu cầu thị trường (NCTT), giá bán sản phẩm (P), lợi nhuận bình quân (LNBQ);<br />
(X4) đầu tư doanh nghiệp gồm liên kết doanh nghiệp (LKDN), doanh nghiệp hỗ<br />
trợ (DNHT); (X5) hỗ trợ của nhà nước gồm hỗ trợ của nhà nước (HTNN), tầm<br />
quan trọng của nhà nước hỗ trợ (QTNNHT), mức phù hợp của nhà nước hỗ trợ<br />
(PHNNHT).<br />
Mô hình nghiên cứu cụ thể:<br />
Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định đầu tư sản xuất<br />
nông nghiệp theo GAP của nông hộ : GAP = β0 + β1*T + β2*KN + β3*HBGAP +<br />
β4*NCTT + β5*P + β6*LNBQ + β7*NNHT + ei<br />
Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến quy mô vốn đầu tư sản<br />
xuất nông nghiệp theo GAP của nông hộ VDT = β0 + β1*TT + β2*CSHT + β3*DT<br />
+ β4*T + β5*KN – β6*LD + β7*HBGAP + β8*LKND + β9*NCTT + β10*P +<br />
β11*LNBQ + β12*DNHT + β13*NNHT + β14*QTHTNN + β15*PHHTNN + ei<br />
Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả kinh tế tổng hợp<br />
của đầu tư sản xuất nông nghiệp của nông hộ: TE = β0 + β1*TT + β2*LD + β3*DT<br />
+ β4*VĐT + β5*LNBQ + β6*GAP + ei<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến mức thay đổi của năng<br />
suất tổng hợp trong đầu tư sản xuất nông nghiệp của nông hộ TFPCH = β0 +<br />
β1*CSHT + β2*HBGAP + β3*KN + β4*LD + β5*DT + β6*VDT + β7*LNBQ +<br />
β8*GAP + ei<br />
<br />
EurepGAP là tiêu chuẩn GAP đầu tiên ra đời vào cuối thập niên 1990 đã đáp<br />
ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Đến năm 2007 đã đổi tên thành<br />
GlobalGAP, kể từ đó, tiêu chuẩn GAP của các khu vực và các quốc gia lần lượt ra<br />
đời. VietGAP cũng được ra đời vào năm 2008 đã đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu<br />
dùng ở Việt Nam.<br />
<br />
NCS sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để<br />
trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án. Cụ thể: phương pháp phỏng vấn sâu 10<br />
cá nhân, phát phiếu khảo sát 250 hộ cả theo GAP và không theo GAP (sau khi loại<br />
bỏ các phiếu thiếu thông tin thì mẫu còn lại là 200 hộ). Sử dụng các phương pháp<br />
thống kê mô tả, so sánh nhóm, so sánh khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá<br />
thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nông nghiệp của<br />
nông hộ theo GAP; sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để<br />
tính toán hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ bao gồm<br />
hiệu quả kinh tế tổng hợp và mức thay đổi của năng suất tổng hợp; sử dụng<br />
phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tìm ra các nhân tố mới; hồi<br />
quy mô hình logistics để đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định đầu tư<br />
theo GAP của nông hộ, hồi quy OLS để đánh giá tác động của các nhân tố đến quy<br />
mô vốn đầu tư của các nông hộ theo GAP và hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất<br />
nông nghiệp của nông hộ.<br />
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG<br />
ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ<br />
THEO TIÊU CHUẨN GAP<br />
2.1. Nông hộ và đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP<br />
2.1.1. Nông hộ và vai trò của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp<br />
Nông hộ là một đơn vị kinh tế có đất đai, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở<br />
hữu của gia đình, sử dụng lao động chủ yếu của gia đình để sản xuất kinh doanh và<br />
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.<br />
Nông hộ vừa là nhân tố đầu vào vừa là yếu tố đầu ra tác động đến sự tăng<br />
trưởng của nền kinh tế đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông hộ là lực<br />
lượng sản xuất chính, là chủ nhân của kinh tế cá thể. Nông hộ là thị trường tiêu<br />
thụ sản phẩm chính không chỉ cho ngành nông nghiệp mà còn của nhiều ngành<br />
hàng khác.<br />
2.1.2. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP<br />
<br />
Ở Việt Nam, GAP được định nghĩa là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc<br />
gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm<br />
chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường<br />
và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động (Bộ Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn, 2012).<br />
Có thể thấy ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP có vai trò hết sức quan<br />
trọng, nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng đồng<br />
bộ, đảm bảo an toàn lương thực,…<br />
ĐTPT SXNN của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP là đầu tư của hộ nông dân vào<br />
tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất để đảm bảo tiêu chuẩn GAP nhằm đáp ứng<br />
yêu cầu của thị trường và vì mục tiêu phát triển bền vững. Mục đích của đầu tư phát<br />
triển nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP là nhằm hướng đến một nền<br />
nông nghiệp hiện đại, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nó<br />
bao gồm 5 đặc điểm: một là đầu tư luôn bám sát yêu cầu thị trường; hai là, phải đầu<br />
tư một cách đồng bộ tất cả các yêu tố đầu vào của điều kiện sản xuất từ nguyên liệu,<br />
cơ sở vật chất kỹ thuật đến nguồn nhân lực; ba là, quá trình đầu tư phải bám sát các<br />
tiêu chuẩn của GAP; bốn là, đầu tư theo chiều sâu nên chi phí đầu tư lớn, vốn đầu tư<br />
cần sự hỗ trợ từ nhà nước và doanh nghiệp; năm là, đầu tư có độ rủi ro cao, nhất là<br />
giai đoạn đầu. Như vậy, muốn đạt được thành công trong ĐTPTSXNN của nông hộ<br />
theo GAP thì cần thay đổi tư duy và tập quán đầu tư sản xuất của nông hộ, đặc biệt<br />
cần phải thay đổi những đặc điểm lỗi thời, kìm hãm sự phát triển hiện tại và thay<br />
bằng thói quen đầu tư sản xuất mới nhằm đạt được các yêu cầu của đầu tư theo GAP<br />
đối với nông hộ.<br />
Vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP được hình<br />
thành chủ yếu từ các nguồn như vốn tích lũy từ chính khu vực nông nghiệp, vốn hỗ<br />
trợ từ doanh nghiệp nông nghiệp, vốn từ định chế tài chính trung gian (ngân hàng<br />
thương mại) và vốn hỗ trợ nước ngoài cho nông hộ.<br />
Đầu tư sản xuất theo GAP của nông hộ đòi hỏi phải đầu tư một cách đồng bộ<br />
cho tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất bao gồm đầu tư cho nguồn lực con<br />
<br />
9<br />
<br />
người, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đầu tư vật tư nông nghiệp và đầu ứng dụng tiến<br />
bộ khoa học công nghệ.<br />
Để có thể phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP thì việc đánh giá kết quả<br />
và hiệu quả ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP là vấn đề rất quan trọng, các chỉ<br />
tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm tổng vốn đầu tư thực hiện, doanh thu bình<br />
quân, năng suất bình quân, lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình quân/tổng vốn đầu tư,<br />
hiệu quả kinh tế tổng hợp TE và mức thay đổi năng suất tổng hợp TFPCH.<br />
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp<br />
của nông hộ theo GAP<br />
2.2.1. Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất<br />
Điều kiện sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư nông<br />
nghiệp theo tiêu chuẩn GAP. Điều kiện sản xuất bao gồm điều kiện về tự nhiên (như<br />
vị trí địa lý, địa hình, đất đai; thời tiết khí hậu; nguồn nước, thuỷ văn;…) và điều kiện<br />
kinh tế - xã hội (như diện tích đất sản xuất của hộ; mức độ thuận lợi tiếp cận cơ sở hạ<br />
tầng; khoảng cách từ cơ sở đến trung tâm thành phố lớn gần nhất,…)<br />
2.2.2. Nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ<br />
Nông hộ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.<br />
Muốn xây dựng thành công mô hình đầu tư sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn<br />
GAP thì cần quan tâm nghiên cứu rất kỹ về đặc điểm nông hộ. Các đặc điểm nông<br />
hộ bao gồm tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, kinh nghiệm của chủ hộ, thành<br />
phần dân tộc, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ gia đình, số lao động của<br />
hộ, trình độ trung bình của hộ.<br />
2.2.3. Nhóm nhân tố thị trường<br />
Theo Vũ Thị Minh (2004), “thị trường là nhân tố quan trọng nhất có ảnh<br />
hưởng quyết định đến mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh cây ăn quả. Thị trường<br />
trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ bao gồm có hai loại, đó là thị trường đầu<br />
ra và thị trường đầu vào”. Nói đến thị trường đầu ra là nói đến yêu cầu của xã hội<br />
đối với nông phẩm, thị trường sẽ quyết định chu kỳ sống của sản phẩm, các sản<br />
phẩm nông nghiệp sạch an toàn đang dần dần thay thế các sản phẩm nông nghiệp<br />
thông thường. Nói đến thị trường đầu vào là nói đến các điều kiện cung ứng<br />
nguyên liệu và các nguồn đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, thị trường các yếu tố<br />
đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mặt cung sản phẩm quả và đến hiệu quả của<br />
sản xuất – kinh doanh cây ăn quả.<br />
<br />
10<br />
<br />
2.2.4. Nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp<br />
Đầu tư của doanh nghiệp có thể bổ trợ tốt cho nông hộ những mảng còn<br />
thiếu, đó là sự cộng sinh cần thiết để nâng cao hiệu quả ĐTPT SXNN theo tiêu<br />
chuẩn GAP. Như vậy, có thể nói đầu tư của doanh nghiệp có tương quan dương<br />
với quyết định của nông hộ trong ĐTPT SXNN theo tiêu chuẩn GAP.<br />
2.2.5. Nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước<br />
Có thể thấy vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy các cơ sở sản xuất thực<br />
phẩm áp dụng GAP được thể hiện ở hai nội dung là vai trò quản lý và vai trò hỗ<br />
trợ. Nội dung đó bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, phát<br />
triển cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn, phát<br />
triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch và hỗ trợ đăng<br />
kí tiêu chuẩn GAP.<br />
2.3. Các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển nông nghiệp của nông hộ theo tiêu<br />
chuẩn GAP – Kinh nghiệm một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam<br />
Nghiên cứu đã trình bày bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Thái Lan và<br />
Malaysia – đây là các nước có điều kiện tự nhiên khá tương đồng, trình độ phát<br />
triển về nông nghiệp theo GAP cũng có nhiều thành tựu nhưng cũng tồn tại nhiều<br />
hạn chế tương tự ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được, những<br />
mặt hạn chế, những giải pháp mà ba quốc gia trên đã áp dụng nhằm rút ra bài học<br />
kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và cho Ninh Thuận nói riêng để có thể tăng<br />
cường những tác động tích cực và hạn chế được tác động của các nhân tố đến<br />
ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP.<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG<br />
ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ<br />
THEO TIÊU CHUẨN GAP Ở TỈNH NINH THUẬN<br />
Ninh Thuận đứng thứ ba cả nước về số nhóm sản xuất đầu tư theo tiêu chuẩn<br />
GAP. Đây là nơi hội tụ nhiều nhất các đặc điểm khó khăn chung thuộc các nhóm<br />
nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP.<br />
Như vậy, Ninh Thuận được lựa chọn làm điển hình trong nghiên cứu là hoàn toàn<br />
phù hợp cho việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu, là minh chứng rõ nhất cho bài<br />
toán đầu tư của nông hộ theo GAP đặt ra ở chương trước.<br />
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận.<br />
Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với điều kiện tự nhiên<br />
khá khắc nghiệt, hơn 63% diện tích là đồi núi, thời tiết hai mùa rõ rệt (mùa mưa và<br />
<br />