intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm 2030

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với các mục tiêu nghiên cứu: xây dựng mô hình xác định cơ cấu cụ thể nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong Hệ thống điện của Việt Nam thỏa mãn các ràng buộc đặt ra, xác định chi phí nền kinh tế phải bỏ ra khi gia tăng cơ cấu nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong Hệ thống điện. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong quy hoạch nguồn điện Việt Nam đến năm 2030

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> PHẠM THỊ THANH MAI<br /> <br /> NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN TỪ<br /> NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRONG QUY HOẠCH NGUỒN<br /> ĐIỆN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý Công nghiệp<br /> Mã số: 62340414<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Hà Nội – 2017<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> 1. PGS.TS BÙI HUY PHÙNG<br /> 2. TS. PHẠM CẢNH HUY<br /> <br /> Phản biện 1: GS. TS NGUYỄN VĂN SONG<br /> Phản biện 2: PGS. TS LÊ CÔNG HOA<br /> Phản biện 3: PGS. TS NHÂM VĂN TOÁN<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ<br /> cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br /> Vào hồi …..giờ, ngày……tháng…..năm ……<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:<br /> 1. Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường ĐHBK Hà Nội<br /> 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1 Tính cấp thiết của đề tài<br /> Việt Nam là một trong những nước đang phát triển ở Đông<br /> Nam Á có nhu cầu sử dụng điện đang tăng cao để phục vụ sự nghiệp<br /> công nghiệp hoá đất nước. Tuy nhiên, hệ thống điện của nước ta hiện<br /> nay chủ yếu vẫn đang sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch là than, dầu<br /> và khí cho phát điện. Kết quả của việc lựa chọn này đó là, bên cạnh<br /> việc phải đối mặt với sự thiếu hụt nguồn năng lượng hóa thạch do trữ<br /> lượng đang dần cạn kiệt thì việc sử dụng năng lượng hóa thạch đang<br /> gây ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong khi đó, Việt Nam<br /> được biết đến là một nước có tiềm năng rất lớn về nguồn NLTT nhưng<br /> hiện tại mới chỉ khai thác và sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ do phần lớn các<br /> dự án NLTT có tính sinh lợi thấp, công nghệ lắp đặt còn phức tạp nên<br /> chưa hấp dẫn được cả người sử dụng lẫn nhà đầu tư. Mặc dù đã có<br /> nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển NLTT, nhưng cho đến nay số các dự<br /> án có tầm cỡ và quy mô ở nước ta có rất ít, tỷ trọng công suất lắp đặt<br /> các nhà máy điện sản xuất từ NLTT trong tổng công suất đặt của cả hệ<br /> thống còn rất khiêm tốn và việc phát triển nguồn điện từ NLTT đã<br /> được quan tâm trong các Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia gần<br /> đây, đặc biệt là Quy hoạch điện VII [5] nhưng cơ cấu nguồn điện từ<br /> NLTT được đưa ra trong Quy hoạch vẫn chưa được cụ thể cho từng<br /> nguồn NLTT và chưa tương xứng với tiềm năng nguồn NLTT ở nước<br /> ta đồng thời chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra về phát triển nguồn<br /> điện từ NLTT trong Chiến lược phát triển NLTT của Việt Nam đến<br /> năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được phê duyệt [40], Chiến<br /> lược quốc gia về tăng trưởng xanh [37] và Cam kết của Việt Nam<br /> trong Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (Thỏa<br /> thuận Paris) [36]. Trong bối cảnh hiện nay, tăng cường sử dụng nguồn<br /> năng lượng sạch này đang là xu thế sử dụng của các nước trên thế giới<br /> bởi vai trò quan trọng và những ưu việt chúng, đồng thời công nghệ<br /> sản xuất điện từ NLTT đang dần có khả năng cạnh tranh với các<br /> nguồn năng lượng truyền thống. Chính vì vậy, việc gia tăng tỷ lệ điện<br /> năng sản xuất từ NLTT là một đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của Hệ<br /> thống điện cần được đưa vào cụ thể hơn trong Quy hoạch nguồn điện<br /> Việt Nam để phù hợp với tiềm năng nguồn NLTT và Chiến lược phát<br /> triển NLTT của nước ta. Do đó, Luận án đã lựa chọn đề tài: ”Nghiên<br /> cứu phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trong Quy hoạch<br /> nguồn điện Việt Nam đến năm 2030”<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2 Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu<br /> Mục tiêu nghiên cứu:<br />  Xây dựng mô hình xác định cơ cấu cụ thể nguồn điện từ NLTT trong<br /> Hệ thống điện của Việt Nam thỏa mãn các ràng buộc đặt ra.<br />  Xác định chi phí nền kinh tế phải bỏ ra khi gia tăng cơ cấu nguồn<br /> điện từ NLTT trong Hệ thống điện.<br /> Câu hỏi nghiên cứu:<br /> 1. Mô hình phù hợp có thể sử dụng để xác định cơ cấu tối ưu nguồn<br /> điện từ NLTT trong quy hoạch phát triển nguồn điện Việt Nam?<br /> 2. Cơ cấu tối ưu nguồn điện từ NLTT cho phát điện của Việt Nam đến<br /> năm 2030 thỏa mãn các điều kiện ràng buộc theo từng kịch bản?<br /> 3. Tổng chi phí cần thiết để đạt được cơ cấu tối ưu nguồn điện từ<br /> NLTT theo từng kịch bản được xây dựng?<br /> 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> + Đối tượng nghiên cứu<br /> - Hệ thống điện và các nguồn năng lượng phục vụ cho phát điện ở<br /> Việt Nam.<br /> - Các mô hình sử dụng trong quy hoạch nguồn điện.<br /> - Các chiến lược, chính sách, các công nghệ sản xuất điện từ NLTT<br /> + Phạm vi nghiên cứu<br /> Sử dụng số liệu nghiên cứu về Hệ thống điện, nguồn NLTT và công<br /> nghệ NLTT đến năm 2015 và những dự báo đến năm 2030; Các<br /> nguồn NLTT được xem xét: thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối,<br /> địa nhiệt.<br /> 4 Phương pháp nghiên cứu<br /> + Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp<br /> + Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Luận án sử dụng phương pháp<br /> tiếp cận hệ thống trong quy hoạch nguồn điện và phân tích đặc tính<br /> nguồn NLTT để xác định cơ cấu nguồn điện từ NLTT.<br /> Cụ thể nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình toán kinh<br /> tế cho quy hoạch nguồn điện kết hợp phần mềm máy tính để tính<br /> toán tối ưu xác định sự tham gia của các nguồn năng lượng cho sản<br /> xuất điện vào hệ thống. Đồng thời sử dụng các phương pháp thống<br /> kê, phân tích tổng hợp hệ thống phục vụ cho xây dựng tư liệu, số<br /> liệu và phân tích, đánh giá kết quả tính toán.<br /> 5 Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án<br /> + Đóng góp mới về khoa học<br /> • Luận án sẽ góp phần tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan, hệ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0