Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình
lượt xem 4
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Đánh giá thực trạng phát triển, tính bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ HỒNG VÂN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM BỀN VỮNG TẠI TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN TẤT THẮNG 2. PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG Phản biện 1: GS. TS. Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Bảo Dương Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Trần Quang Huy Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề truyền thống đã đi cùng với đất nước trong suốt chiều dài lịch sử và gắn liền với người nông dân Việt nam, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Sản xuất dâu tằm có bộ mặt hoàn toàn khác biệt với các hoạt động nông nghiệp khác. Nó vừa mang đặc điểm của trồng trọt vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp với công nghiệp chế biến. Trải qua hàng ngàn năm sản xuất dâu tằm có ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn. Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, địa hình bằng phẳng. Điều kiện tự nhiên, xã hội tương đối thuận lợi cho sản xuất dâu tằm. Hiện nay, Thái Bình có tổng diện tích dâu là 406,5 ha. Sản xuất dâu tằm đem lại việc làm, thu nhập cho 2.905 hộ dân. Năm 2015, Thái Bình sản xuất được 857 tấn kén; năng suất kén tằm đạt 2.108 kg/ha dâu, giá trị sản xuất dâu tằm đạt 81,84 tỷ đồng. Sản xuất dâu tằm đã khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình luôn biến động và phát triển không bền vững. Thời kỳ phong kiến, với 2.000ha dâu, sản phẩm của nghề đã đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu mặc từ áo the, quần đũi cho đến gấm vóc lụa là. Giai đoạn Pháp thuộc, dâu tằm sa sút nhanh chóng, có lúc chỉ còn 650ha. Sau 1954, sản xuất phát triển nhanh, diện tích dâu đạt gần 1.500ha. Từ năm 1985, dâu tằm lại giảm dần. Trong 10 năm gần đây, diện tích dâu đã giảm tới 65,1%. Mặc dù là nghề truyền thống nhưng sản xuất dâu tằm như bị quên lãng và gặp phải nhiều khó khăn như: sản xuất nhỏ lẻ cả về quy mô diện tích, đầu tư cơ sở vật chất cũng như trang bị kỹ thuật. Xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ nhưng sản xuất dâu tằm vẫn nặng tính thủ công và được thực hiện hoàn toàn tại các nông hộ theo kiểu mạnh ai nấy làm. Việc mở rộng quy mô hoặc liên kết giữa các hộ để sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố sản xuất gặp rất nhiều trở ngại. Vì vậy, sản xuất kém phát triển và thiếu bền vững, rất cần quan tâm nghiên cứu. Từ trước đến nay đã có một số nghiên cứu về sản xuất dâu tằm nhưng mới chỉ tập trung làm rõ những vấn đề cụ thể về sản xuất, về các biện pháp kỹ thuật, hay chỉ đánh giá về kết quả, hiệu quả kinh tế mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu về phát triển sản xuất, để thấy được thuận lợi, khó khăn, giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất dâu tằm bền vững và từng bước khắc phục tình trạng kém phát triển, thiếu bền vững mà Thái Bình lâu nay chưa giải quyết được. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng phát triển, mức độ bền vững sản xuất dâu tằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 1
- 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ được các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. - Đánh giá thực trạng phát triển, tính bền vững, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là gì? 2) Những bài học kinh nghiệm nào từ thực tiễn trong và ngoài nước có thể áp dụng cho tỉnh Thái Bình? 3) Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình như thế nào? mức độ bền vững ra sao? Còn tồn tại những hạn chế, bất cập gì? 4) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững và ảnh hưởng như thế nào trên địa bàn tỉnh? 5) Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình theo hướng bền vững trong thời gian tới? 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh, được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát là các hộ nông dân, các tổ chức kinh tế xã hội và các cơ chế chính sách. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển, tính bền vững; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế; phân tích các yếu tố ảnh hưởng; xác định mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi trồng dâu nuôi tằm sản xuất kén. Về không gian: Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cụ thể là thực hiện trên phạm vi 5 huyện đang trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Thái Bình là Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Tiền Hải Về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm đến năm 2015. Xác định mục tiêu, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Số liệu về tình hình phát triển sản xuất dâu tằm qua 10 năm từ 2006 đến 2015. Số liệu điều tra được tiến hành trong thời gian gần nhất (năm 2015). 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Đã làm rõ phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là quá trình thực hiện các nội dung như quy mô, tổ chức, đầu tư, kỹ thuật, liên kết để tạo ra sản phẩm 2
- kén tằm ngày càng tăng dần về lượng, tiến bộ về chất, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa kinh tế với xã hội và môi trường trong hiện tại cũng như tương lai. Nghiên cứu cũng đã làm rõ được các vấn đề như vai trò, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu, tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững (về kinh tế, về xã hội và về môi trường). - Về phương pháp: Luận án đã sử dụng cách cho điểm theo các tiêu chí phát triển bền vững để đánh giá mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình. Cách đánh giá này có giá trị tham khảo tốt cho các đề tài nghiên cứu về phát triển sản xuất bền vững những sản phẩm nông nghiệp tương tự. - Về thực tiễn: Đã tổng kết thực tiễn phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ở một số nước trên thế giới và một số địa phương, từ đó đúc rút thành 7 bài học kinh nghiệm cho sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình nói riêng và cho nước ta nói chung. Luận án đã đánh giá một cách có hệ thống thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình, cung cấp cơ sở dữ liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, kết quả, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững của tỉnh. Các dữ liệu này có giá trị tham khảo tốt cho các nhà quản lý, các nhà chỉ đạo sản xuất, các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Các giải pháp mà luận án đề xuất cho tỉnh Thái Bình có giá trị tham khảo cho nhiều địa phương nuôi tằm khác. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận án khẳng định rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình, sản xuất dâu tằm vẫn có cơ hội để phát triển và phát triển bền vững, trái ngược với một số quan điểm phổ biến hiện nay là sản xuất dâu tằm đã hết vai trò lịch sử. Trong 10 năm qua, sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình có bước tiến đáng kể theo chiều sâu, nhưng suy giảm mạnh theo chiều rộng. Mức độ phát triển theo chiều sâu chưa đủ bù đắp được mức sụt giảm theo chiều rộng. Sản xuất dâu tằm trên địa bàn tỉnh thời gian qua là kém phát triển, thiếu bền vững. Thực tế sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình đang tồn tại rất nhiều khó khăn bất cập trong cả sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, khó khăn lớn nhất là đang nuôi tằm đa hệ kén vàng, chưa nuôi được tằm kén trắng. Trong số 06 yếu tố ảnh hưởng, thì thị trường, giá cả là yếu tố trực tiếp làm cho sản xuất suy giảm mạnh Để sản xuất dâu tằm phát triển bền vững, Thái Bình cần thay đổi định hướng, quay lại nuôi tằm lấy tơ nhưng nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng thì mới có hiệu quả, kết hợp với ươm tơ tự động thì mới phù hợp với xu thế và nhu cầu thị trường. Để thay đổi định hướng cần thực hiện đồng bộ 10 giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giải pháp tổ chức nuôi tằm con tập trung, kiện toàn hệ thống các tác nhân, nâng cấp công nghệ nuôi tằm và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Nội dung luận án gồm 5 phần được trình bày trong 148 trang. Phần mở đầu bao gồm 5 trang, phần 2 từ trang 6 đến trang 39, phần 3 từ trang 40 đến trang 57, phần 4 từ trang 58 đến trang 145, phần 5 có 3 trang. 3
- PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Khái niệm Phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Triết học siêu hình xem phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng. Triết học duy vật biện chứng quan niệm “Phát triển là sự gia tăng dần về lượng và tiến bộ về chất của sự vật, hiện tượng”. Đó là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Sản xuất, theo Từ điển tiếng Việt, là hoạt động tạo ra của cải vật chất nói chung. Trên thế giới, đã có nhiều học giả đưa ra khái niệm sản xuất dựa trên các cách tiếp cận khác nhau như: nguồn gốc của cải, phạm vi hoạt động tạo ra của cải ... Dưới góc độ nội dung của nó, các nhà kinh doanh cho rằng: “Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ đầu ra”. Đó chính là quá trình thực hiện các nội dung như tổ chức, quy mô, đầu tư, kỹ thuật, liên kết... để tạo ra sản phẩm. Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong “Chiến lược bảo tồn Thế giới”, của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên quốc tế (IUCN). Sau đó được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (còn gọi là báo cáo Brundtland). Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại Rio De Janeiro, Brasil và được bổ sung hoàn chỉnh tại hội nghị Johannesburg, Cộng hoà Nam Phi năm 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm phát triển kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường”. Từ các khái niệm kể trên, tác giả đưa ra khái niệm: “Phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là quá trình thực hiện các nội dung như quy mô, tổ chức, đầu tư, kỹ thuật, liên kết để tạo ra sản phẩm kén tằm ngày càng tăng dần về lượng và tiến bộ về chất, đồng thời có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như tương lai”. 2.1.2. Vai trò phát triển sản xuất dâu tằm bền vững Phát triển sản xuất dâu tằm bền vững đóng vai trò quan trọng đối với người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và tư thương. Vai trò của phát triển sản xuất dâu tằm bền vững thể hiện trên các khía cạnh: (1) Giúp cho sản xuất dâu tằm tăng tiến, ổn định; (2) Khai thác tốt các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế; (3) Gắn kết các tác nhân, giúp họ có thu nhập ổn định; (4) Tạo công ăn, việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững; (5) Phát huy kinh nghiệm sản xuất, củng cố nghề truyền thống, góp phần ổn định an ninh, an toàn xã hội; (6) Góp phần cải thiện môi trường. 2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất dâu tằm bền vững Sản xuất dâu tằm có bộ mặt hoàn toàn khác biệt với các hoạt động nông nghiệp khác. Phát triển sản xuất dâu tằm bền vững có một số đặc điểm sau: (1) Phát triển kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt; (2) Sản xuất mang tính thời vụ rất cao; (3) Sản 4
- phẩm mang tính hàng hóa cao; (4) Gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, thu mua và chế biến; (5) Sản xuất sử dụng nhiều lao động; và (6) Nguy cơ dịch bệnh rất cao. 2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất dâu tằm bền vững Dựa trên khái niệm, đặc điểm đối tượng nghiên cứu, luận án đã xác định rõ nội dung phát triển sản xuất dâu tằm bền vững gồm: 1) Phát triển quy mô sản xuất; 2) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; 3) Phát triển đầu tư cho sản xuất; 4) Phát triển kỹ thuật sản xuất; 5) Phát triển liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; 6) Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất. 2.1.5. Tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất dâu tằm bền vững Đối với sản xuất dâu tằm, phát triển bền vững về kinh tế: thể hiện phát triển có hiệu quả các nguồn lực hiện có về đất đai, đầu tư, kỹ thuật, tổ chức, liên kết để tăng quy mô sản xuất, chuyển dịch về cơ cấu, tạo ra kết quả ngày càng tăng và hiệu quả sản xuất theo hướng tiến bộ; Phát triển bền vững về xã hội: biểu hiện giải quyết được công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo bình đẳng cơ hội việc làm, thu nhập cho phụ nữ; Phát triển bền vững về môi trường: bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lý, sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên tái tạo trong phạm vi chịu tải của chúng. Hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm và làm tổn hại đến môi trường. Ngược lại, môi trường không tác động tiêu cực đến sản xuất. 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững Luận án đã xác định 6 yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững là: i) Chủ trương, chính sách; ii) Quy hoạch cho phát triển; iii) Năng lực trình độ của cán bộ; iv) Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất; v) Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành, các tác nhân; và vi) Thị trường, giá cả. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.2.1. Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trên thế giới Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại một số nước trên thế giới cho thấy sức sống mãnh liệt của sản xuất dâu tằm mặc dù đã phải đối mặt với 3 cuộc khủng hoảng lớn, có lúc tưởng chừng như khó vượt qua là khủng hoảng về dịch bệnh, khủng hoảng tâm lý khi xuất hiện tơ nhân tạo và khủng hoảng về kỹ thuật khi sợi nilông được phổ biến. Thấy được sản xuất dâu tằm không còn nguy cơ bị tiêu diệt nữa và nhu cầu ngày càng tăng nhanh một cách đặc biệt. Qua nghiên cứu đã thấy rõ xu hướng nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng, gắn kết chặt chẽ với ươm tơ tự động chất lượng cao, thấy được tầm quan trọng của cơ quan phụ trách, sự cần thiết của công tác quy hoạch, chính sách huy động sức dân và doanh nghiệp. Đã có được bài học về tổ chức nuôi tằm con tập trung, về đầu tư vốn, hạ tầng, đổi mới kỹ thuật về giống, chăm sóc, nuôi tằm trên nền nhà, phòng bệnh; về đào tạo nông dân và thị trường tiêu thụ. 2.2.2. Thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững ở Việt Nam Sau nhiều giai đoạn thăng trầm, từ năm 2009 đến nay sản xuất dâu tằm đã dần đi vào ổn định và có triển vọng. Đã xuất hiện nhiều địa phương sản xuất dâu tằm phát triển tốt như Lâm Đồng diện tích dâu tằm tăng 12,1 %/năm; Yên Bái 26,8 %/năm và Sơn La 5,5 %/năm. Các địa phương nói trên đều có khí hậu ôn hòa, mát mẻ thích hợp 5
- nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng chất lượng cao. Qua nghiên cứu ở các địa phương này đã thấy rõ tầm quan trọng của chính quyền, vai trò của cán bộ trong phát triển sản xuất. Để có bước tiến mạnh mẽ trong thời gian qua, các địa phương đã có nhiều biện pháp như quy hoạch sản xuất, phát triển nuôi tằm con tập trung, áp dụng kỹ thuật nuôi tằm lớn trên nền nhà, thay đổi giống dâu mới năng suất cao cùng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư thâm canh cao hơn và phòng trừ bệnh hại có hiệu quả hơn. Trong khi đó công nghiệp ươm tơ đang chuyển biến nhanh theo hướng ươm tơ tự động đã tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho sản xuất. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững cho tỉnh Thái Bình Qua nghiên cứu thực tiễn về phát triển sản xuất dâu tằm bền vững trong và ngoài nước, thấy rằng đối với vùng truyền thống như Thái Bình sản xuất dâu tằm vẫn có thể phát triển và phát triển bền vững. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho Thái Bình là: (1) Thái Bình cần xem dâu tằm là vốn quý, từ đó có chủ trương, quy hoạch, kế hoạch phát triển bài bản, chính sách hỗ trợ rõ nét; (2) Chuyển sang nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng thì mới có hiệu quả, kết hợp với ươm tơ tự động thì mới phù hợp với xu thế; (3) Tổ chức sản xuất thành hai giai đoạn tằm con và tằm lớn; (4) Áp dụng mạnh mẽ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; (5) Nâng cao nhận thức, hiểu biết của người sản xuất là hết sức cần thiết; (6) Gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường tiêu thụ; (7) Nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Luận án đã khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, vị trí sản xuất dâu tằm trong ngành nông nghiệp để phân tích, đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn và các yếu tố tác động đến sự phát triển sản xuất dâu tằm bền vững của tỉnh. Dâu tằm là nghề truyền thống nên được chính quyền địa phương ủng hộ. Trình độ dân trí cao và kinh nghiệm nuôi tằm là những thuận lợi cơ bản cần được khai thác. Tuy nhiên, diện tích dâu của nông hộ không nhiều, khó khăn trong việc tích tụ để có thể trở thành sản xuất lớn; tâm lý sản xuất nhỏ, mạnh mún, tận dụng, luôn xem nuôi tằm là hoạt động sản xuất phụ nhằm kiếm thêm thu nhập trong lúc nông nhàn; khí hậu nóng ẩm không thuận lợi cho nuôi tằm nhất là tằm lưỡng hệ; lực lượng lao động nông nghiệp đang giảm là những khó khăn chính cần từng bước khắc phục. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu áp dụng các phương pháp tiếp cận như tiếp cận theo hệ thống sản xuất, tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận theo các tác nhân và tiếp cận có sự tham gia để nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình. 3.2.2. Khung phân tích Trên cơ sở các nội dung đã được xác định, các yếu tố ảnh hưởng và hướng đề xuất các giải pháp, khung phân tích được thể hiện tại hình 3.1. 6
- THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH Đánh giá -Phát triển quy mô sản xuất theo tiêu -Phát triển các hình thức tổ chức chí PTBV -Phát triển đầu tư cho sản xuất -Về kinh tế -Phát triển kỹ thuật trong sản xuất -Về Xã hội Lý luận -Về môi Quan -Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ GIẢI phát triển trường điểm, -Kết quả hiệu quả phát triển sản xuất PHÁP sản xuất định dâu tằm hướng, PHÁT bền vững mục tiêu TRIỂN yêu cầu SX DÂU YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PTBV SX DÂU TẰM PT sản TẰM - Chủ trương chính sách xuất dâu BỀN Thực tiễn - Quy hoạch tằm bền VỮNG phát triển - Năng lực của cán bộ vững tỉnh TỈNH sản xuất - Nhận thức của người SX THÁI THÁI dâu tằm - Hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tác nhân BÌNH BÌNH bền vững - Thị trường giá cả Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức PTBV sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình Hình 3.1. Khung phân tích phát triển sản xuất dâu tằm bền vững 3.2.3. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn điểm: 5 huyện sản xuất dâu tằm của tỉnh được chọn làm điểm nghiên cứu là Vũ Thư, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Tiền Hải. Số lượng mẫu điều tra: 352 hộ sản xuất dâu tằm; 30 người thu gom kén, ươm tơ; 15 cán bộ có liên quan ở cấp tỉnh, huyện và xã (công thức Yamane, 1973) Phương pháp chọn mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ tại các điểm. 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và dữ liệu Thông tin thứ cấp: Là các thông tin đã công bố qua các nguồn khác nhau như báo cáo, số liệu thống kê, sách, báo, internet... có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin sơ cấp: Được thu thập bằng 2 phương pháp: Điều tra chọn mẫu bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra với bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân nhằm thu thập các thông tin trong việc lựa chọn các ý kiến để xác định những vấn đề bất cập trong sản xuất. 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích được sử dụng như thống kê mô tả, so sánh, phân tích kinh tế, phân tích SWOT để thấy được thực trạng sản xuất và đưa ra các giải pháp cho địa bàn. Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng phương pháp cho điểm theo 3 tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong từng tiêu chí, cho điểm từng chỉ tiêu theo thang đo: Rất bền vững (4 điểm), bền vững (3 điểm), kém bền vững (2 điểm) và không bền vững (1 điểm). Tổng số điểm của các tiêu chí (E) được phân tích để đánh giá mức độ bền vững như sau: Rất bền vững: 40 điểm ≥ E ≥ 35 điểm; Bền vững: 35 điểm > E ≥ 25 điểm; Kém bền vững: 25 > E ≥ 15 điểm; Không bền vững: E < 15 điểm. 7
- 3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm bốn nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển sản xuất về kinh tế (điều kiện sản xuất của hộ, các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ, kết quả và hiệu quả sản xuất); Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển sản xuất về xã hội (số hộ, số lao động sản xuất dâu tằm, tuổi bình quân, trình độ giáo dục, tỷ lệ lao động được đào tạo, khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, tỷ lệ hộ nghèo, sự tham gia của phụ nữ); Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển sản xuất về môi trường (mức độ ô nhiễm đất, nước, không khí, tỷ lệ thất thu do dịch bệnh, tỷ lệ thất thu do ảnh hưởng của thuốc trừ sâu từ các hoạt động nông nghiệp khác). Bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững phát triển sản xuất dâu tằm được xây dựng cụ thể theo 3 tiêu chí: về kinh tế, về xã hội và về môi trường. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. BỐI CẢNH VỀ SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH Sản xuất dâu tằm được hình thành trong quá trình mở mang, khai canh, lập ấp diễn ra vào giai đoạn triều Lý, cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII. Trong suốt thời phong kiến, dâu tằm phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu mặc cho nhân dân, diện tích dâu có lúc đạt 2.000ha. Thời kỳ Pháp thuộc, đã có nhiều biện pháp khuyến khích trồng dâu, nuôi tằm, nhưng do ảnh hưởng của tơ nhân tạo và khủng hoảng kinh tế đầu những năm 30 làm dâu tằm sa sút chỉ còn khoảng 650ha. Trong kháng chiến, sản xuất bị đình trệ do ảnh hưởng của chiến tranh. Sau năm 1954, nhân dân lại tiếp tục sản xuất. Hầu hết những vùng dâu lớn trong tỉnh, các trại giống, nhà máy tơ, trạm nghiên cứu đã được xây dựng. Với sự hình thành, trợ giúp của Cục Dâu tằm, Chi cục tằm tơ Thái Bình cũng như sự hỗ trợ của các cấp các ngành nên dâu tằm rất hưng thịnh. Thời kỳ phát triển nhất đạt gần 1.500ha. Năm 1985, Cục dâu tằm chuyển thành Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ (sau này là Tổng công ty) xác định vùng truyền thống phía bắc không phù hợp nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng chất lượng cao nên đã chuyển vào Lâm đồng. Tại Thái Bình, Chi cục tằm tơ cũng giải thể từ đó kéo theo nhiều hệ lụy, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày một tăng nên dâu tằm ngày càng giảm sút, đến năm 2006 còn 1.166ha. Từ 2006 đến nay, sản xuất dâu tằm lấy tơ gặp trở ngại nên sụt giảm rất mạnh, diện tích dâu tằm chỉ còn 406,5 ha, nông dân phải chuyển sang nuôi tằm lấy nhộng làm thực phẩm. Như vậy có thể thấy rằng sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình là một nghề truyền thống có quá trình phát triển rất thăng trầm, chưa thực sự phát triển bền vững. 4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM TỈNH THÁI BÌNH 4.2.1. Thực trạng phát triển quy mô sản xuất dâu tằm Giai đoạn 2006 – 2009, là thời gian khó khăn đối với sản xuất dâu tằm Thái Bình. Thị trường tiêu thụ kén tằm lấy tơ gặp nhiều trở ngại dẫn đến diện tích dâu và số hộ nuôi tằm trên địa bàn giảm mạnh, bình quân diện tích dâu giảm 19,4 %/năm, số 8
- hộ nuôi tằm giảm 20,9 %/năm. Từ năm 2009 đến nay, thị trường tiêu thụ nhộng làm thực phẩm mở ra đã tác động tích cực đến sản xuất giúp diện tích dâu giảm ít hơn. Số hộ nuôi tằm (hộ) Diện tích dâu ( 10.000 2.000 8.863 8.000 1.600 6.251 6.006 6.000 1.200 4.233 4.438 4.177 4.146 1.166 3.678 4.000 800 2.911 2.905 854 821 2.000 595 605 596 595 528 400 407 406,5 0 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Biểu đồ 4.1. Biến động quy mô sản xuất dâu tằm Thái Bình từ năm 2006 - 2015 Quy mô sản xuất của hộ nhỏ, diện tích dâu trung bình là 1.363m2, tăng 10,8% so với năm 2006. Tuy nhiên, không phải các hộ trồng thêm dâu mà do diện tích dâu giảm mạnh và giảm nhiều ở các hộ có diện tích dâu nhỏ. Cơ cấu diện tích dâu của hộ theo quy mô có tiến bộ, thay đổi từ nhóm hộ có diện tích 720 - 1.080m2 chiếm tỷ lệ cao nhất trước đây đã dịch chuyển sang nhóm hộ 1.080 - 1.440m2 hiện nay. Tỷ lệ % 35 32.47 30 24.57 25 18.95 20 15 12 10 6.16 3.32 2.54 5 0 Dưới 360- 720- 1.080- 1.440- 1800- Trên 360m2 720m2 1080m2 1440m2 1800m2 2160m2 2160m2 Biểu đồ 4.2. Cơ cấu quy mô diện tích dâu của nông hộ năm 2015 4.2.2. Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dâu tằm Khảo sát trên địa bàn cho thấy sản xuất dâu tằm được thực hiện hoàn toàn theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ, không có nông hộ quy mô lớn hay trang trại nuôi tằm. Trồng dâu và nuôi tằm thực hiện khép kín trong từng nông hộ và theo hình thức một giai đoạn. Hợp tác xã có vai trò hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất rất rời rạc và thiếu tổ chức, ngày nào cũng có hộ băng tằm, có hộ bán kén. Thái Bình rất cần phải tổ chức sản xuất thành hai giai đoạn: tằm con riêng và tằm lớn riêng như kinh nghiệm của nhiều địa phương khác. 4.2.3. Thực trạng đầu tư trong sản xuất dâu tằm Của Nhà nước: cơ sở hạ tầng cho sản xuất được đầu tư tốt vào những năm 60 và 70 thế kỷ trước gồm 03 trại giống tằm, 02 nhà máy ươm tơ và 01 trạm nghiên cứu. Ngày nay, các trại giống đã chuyển thành Công ty CP giống tằm Thái Bình. Nhà nước đang hỗ 9
- trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc với mức hỗ trợ tăng bốn lần trong 5 năm qua. Trạm nghiên cứu Dâu tằm Việt Hùng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ do Nhà nước giao, kinh phí nghiên cứu tăng trung bình 20,46%/năm. Các nhà máy ươm tơ đều đã giải thể. Đầu tư cho vùng sản xuất nằm trong đầu tư chung cho nông nghiệp mà không có các chính sách khuyến khích riêng. Của doanh nghiệp: sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp rất thấp. Thời gian qua, đầu tư chủ yếu là của các doanh nghiệp gia đình. Đối với doanh nghiệp lớn, chỉ ghi nhận được trường hợp doanh nghiệp tơ tằm Phú Khánh đầu tư nhà máy ươm tơ cơ khí và sản xuất sợi Spunsilk nhưng không duy trì được lâu. Của dân: Đất đai đã được giao từ năm 1993, đến nay không có biến động lớn. Đất trồng dâu của hộ nhỏ. Diện tích dâu hiện chiếm 78,37% tổng diện tích đất nông nghiệp nên khả năng mở rộng có hạn. Đầu tư quan trọng là nhà nuôi tằm nhưng nhiều hộ sử dụng nhà ở sẵn có. Số hộ có phòng nuôi riêng đạt 54,7% và đang tăng chậm. Diện tích nhà nuôi tằm trung bình 25m2, tăng 5,06 %/năm. Số hộ đầu tư điều hòa cho nuôi tằm tăng nhanh 189 %/năm. Chi phí đầu vào cho ruộng dâu chủ yếu là các loại phân bón với mức đầu tư thấp. Chi phí cho nuôi tằm chiếm tỷ lệ 56%. Trong đó, chi phí trứng tằm là chủ yếu. Như vậy, đầu tư của nhà nước trong các giai đoạn trước ngày càng mai một. Đầu tư cho sản xuất hiện nay vừa thấp, vừa chưa tập trung vào những vấn đề trọng tâm. Không thu hút được đầu tư của doanh nghiệp. Nhà máy ươm tơ cũ không còn, các cơ sở ươm tơ hiện tại nhỏ, năng lực hạn chế. Nhà nuôi tằm của dân có tiến bộ đáng kể. Đặc biệt là số hộ đầu tư điều hòa nhiệt độ tăng nhanh (đạt 12,3%) đã mở ra triển vọng nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng trong điều kiện nóng ẩm của Thái Bình. 4.2.4. Thực trạng phát triển kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm 4.2.4.1. Giống Giống dâu: trước đây Thái Bình sử dụng các giống bản địa, năng suất thấp 12-15 tấn lá/ha. Từ 1980, có nhiều giống mới đưa vào sản xuất như tam bội số 12 trồng bằng hom, các giống dâu lai VH9, VH13, VH15 trồng bằng hạt. Giống mới có tiềm năng đạt năng suất 25-30 tấn/ha nhưng đòi hỏi thâm canh cao (Hà Văn Phúc, 2003). Thái Bình có khả năng cung cấp đủ nhu cầu giống dâu nhưng hiện nay giống dâu năng suất cao mới đạt 32,4%, tốc độ mở rộng chậm, trung bình 1,57 %/năm. Giống tằm: Ngày trước, dân nuôi tằm đa hệ kén vàng năng suất thấp 7-8 kg/vòng trứng. Tằm đa hệ khỏe, dễ nuôi nhưng ít tơ. Từ cuối thập kỷ 60, bắt đầu nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng cho năng suất cao 12-13kg/vòng. Giống này kén tốt, nhiều tơ nhưng khó nuôi trong điều kiện Thái Bình nên nông dân thường sử dụng giống đa hệ lai với lưỡng hệ (đa hệ lai) cho năng suất, chất lượng kén cao hơn giống đa hệ nhưng dễ nuôi hơn giống lưỡng hệ. Năng suất kén đạt 10-11 kg/vòng. Năm 2007, giống tằm đa hệ lai chiếm 95,72%. Từ năm 2008, bắt đầu nuôi tằm lấy nhộng làm thực phẩm thì quay trở lại nuôi giống đa hệ như trước. Hiện nay, giống tằm đa hệ chiếm 63,14%; giống tằm đa hệ lai chỉ còn chiếm 32,58%. Khi chuyển sang nuôi tằm đa hệ thì việc cung cấp giống dễ dàng hơn vì ngoài Công ty giống tằm Thái bình, còn có thêm 15 10
- cơ sở nhân giống khác và người dân cũng có thể để được giống. Như vậy, việc quay lại nuôi giống tằm đa hệ là một bước thụt lùi nghiêm trọng trong công tác giống. Dân tự sản xuất giống, không kiểm soát dịch bệnh là mối đe dọa lớn đối với sản xuất cần có giải pháp để có thể phát triển ổn định, bền vững. 100% 80% 60% Lưỡng hệ Đa hệ lai 40% Đa hệ 20% 0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Biểu đồ 4.3. Biến động cơ cấu giống tằm từ năm 2006 - 2015 4.2.4.2. Chăm sóc Chăm sóc dâu: trước 2007, dâu được trồng thuần, không tưới. Chỉ có 19% số hộ điều tra cho biết có cày xới. Phân chuồng thì dùng ngay phân tằm để bón, phân đạm bón sau các đợt thu lá, ít bón lân và kali. Mức bón các loại phân rất thấp so với quy trình. Năm 2007, chuyển sang trồng xen thì việc chăm sóc dâu có thay đổi tích cực: ruộng được cày xới 2 lần/năm tương ứng 2 đợt trồng xen; phân hữu cơ ngoài phân tằm, có thêm phân xanh sau thu hoạch rau; phân vô cơ được bón nhiều hơn; một số vùng dâu có tưới và được làm cỏ thường xuyên hơn. Chăm sóc tằm: duy trì nhiệt, ẩm độ thích hợp tương đối và cho tằm ăn đầy đủ đảm bảo chất lượng. Sự tăng nhiệt trên giới hạn hoặc giảm xuống quá thấp đều không tốt. Ẩm độ quá cao bệnh tật phát sinh, ẩm độ quá thấp làm dâu mau héo, tằm ăn đói, cơ thể thiếu nước dẫn đến suy nhược. Khi nhiệt độ, ẩm độ quá cao hoặc quá thấp đều phải tìm cách điều chỉnh nhưng được hay không phụ thuộc điều kiện nhà cửa, trang bị và kinh nghiệm của người nuôi tằm. Hầu hết các hộ điều kiện chăn nuôi và chăm sóc hạn chế nên không nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng. Tằm đa hệ lai kén vàng mà vẫn người nuôi được người mất. Khi quay về nuôi tằm đa hệ năng suất thấp thì dễ nuôi hơn. Bảng 4.1. Sử dụng phân bón trong các khâu chăm sóc Từ 2006 đến 2007 Từ 2008 đến 2015 Quy TT Phân bón Thực So với Q/trình Thực So với Q/trình trình tế (%) tế (%) 1 Phân chuồng (tấn/ha) 25 – 30 7,5 27,27 21,7 78,91 2 Phân đạm (kg/ha) 500 250 50,00 414 82,80 3 Phân lân (kg/ha) 510 139 27,25 365 71,57 4 Phân kali (kg/ha) 230 56 24,35 167 72,81 4.2.4.3. Áp dụng kỹ thuật mới Về dâu: có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật canh tác như: đốn rải vụ, bón phân, tưới nước, phân NPK chuyên dụng và cơ giới hóa sản xuất. Tuy nhiên, mức độ áp dụng còn rất hạn chế. Hiện trạng kỹ thuật sản xuất thủ công trong từng 11
- công đoạn trồng, chăm sóc và thu hoạch nên rất vất vả, tính cạnh tranh thấp. Về tằm: có tiến bộ rõ rệt về kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt là nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà đã trở thành công nghệ nuôi tằm mang tính đột phá (Vietseri, 2014). Những kỹ thuật mới này đều đã được đưa vào áp dụng tại Thái Bình từ rất sớm. Kết quả điều tra cho thấy nuôi tằm con tập trung mới chiếm tỷ lệ 13,17%. Nuôi tằm lớn trên nền nhà mới chỉ có 3,08% số hộ áp dụng. Bắt tằm chín lên né và thu hoạch kén vẫn còn làm thủ công. 4.2.4.4. Phòng trừ sâu bệnh Trên cây dâu: dâu bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Sự phát sinh phụ thuộc giống, chế độ phân bón, kỹ thuật canh tác, tưới nước, thời vụ đốn và biện pháp quản lý dịch hại (Đỗ Thị Châm và Hà Văn Phúc, 1995). Trước đây, ngoại trừ yếu tố giống là có tác dụng hạn chế sâu bệnh, các yếu tố khác đều làm tăng mức độ thiệt hại. Khi sâu bệnh vượt ngưỡng cho phép, người dân ít khi sử dụng thuốc vì ảnh hưởng đến nuôi tằm nên mức thiệt hại do sâu bệnh cao. Từ 2008, sự thay đổi tích cực trong chăm sóc như cày xới, bón phân, tưới nước, thu hái đã hạn chế sâu bệnh. Một số loại thuốc của công ty Nicotex có thời gian cách ly ngắn làm tăng cơ hội sử dụng thuốc để hạn chế tổn thất. Trên con tằm: Trong nuôi tằm yêu cầu phòng trừ bệnh hại là rất cao vì có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng, nhiều khi là mất trắng. Trước năm 2007, dân nuôi hỏng nhiều. Tằm thường chết vào lúc chuẩn bị chín làm cho người nuôi rất nản. Sau khi chuyển sang nuôi giống tằm đa hệ thì ít bị bệnh hơn nhưng việc thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh hại không tiến bộ hơn trước. Tỷ lệ hộ nuôi tằm sát trùng phòng bệnh chỉ đạt 7,24%, thuốc phòng trị bệnh chỉ có 2,25% số hộ sử dụng. Tằm nuôi liên tục, không theo đợt như trước, rất khó trong phòng dịch nên sản xuất tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tổn thất do dịch bệnh giảm nhưng vẫn còn cao, sản xuất bấp bênh. 4.2.5. Thực trạng phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giai đoạn bao cấp, UBND tỉnh lập ra Chi cục tằm tơ Thái Bình vừa sản xuất kinh doanh vừa thực hiện chức năng quản lý. Nhà nước giữ vai trò liên kết giữa các tác nhân. Sự liên kết chính thống cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang đảm bảo cung cấp đủ giống, tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ kén nên đã có tác động tích cực đến sản xuất. Năm 1985, Chi cục tằm tơ giải thể, vai trò của nhà nước nhạt dần. Sau đổi mới, nông hộ trở thành đơn vị sản xuất tự chủ đồng thời xuất hiện nhiều người thu gom và cơ sở ươm tơ tư nhân. Tư thương tự tung tự tác, nông dân vì lợi trước mắt bán sản phẩm cho người trả giá cao hơn bất chấp hợp đồng đã ký kết. Các nhà máy ươm tơ mất dần chỗ đứng và đến năm 2001 thì ngừng hoạt động. Sự liên kết giữa các tác nhân giảm sút dần ở tất cả các nội dung. Sản xuất dẫn dắt bởi các cơ sở ươm tơ nhỏ kỹ thuật lạc hậu, năng lực yếu kém, tài chính hạn chế không đảm bảo được thị trường tiêu thụ kén cho dân. Năm 2007, thị trường tiêu thụ kén ươm tơ khó khăn nên người thu gom tìm cách bán nhộng làm thực phẩm. Do nhộng có nhu cầu hàng ngày nên không nuôi tằm đồng loạt như trước mà mạnh ai nấy làm. Vai trò của Nhà nước và hợp tác xã rất hạn chế, liên kết trong sản xuất xuống cấp. Liên kết trong cung cấp giống và tiêu thụ sản 12
- phẩm dưới hình thức thỏa thuận miệng là chủ yếu. Các cai kén thường ứng trước trứng tằm và khấu trừ khi thu kén. Sau mỗi lứa tằm, hầu hết nông dân được trả tiền ngay. Liên kết theo chiều dọc tạm thời đảm bảo thị trường tiêu thụ kén tằm cho dân. 4.2.6. Kết quả và hiệu quả phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình 4.2.6.1. Kết quả, hiệu quả kinh tế Sản xuất dâu của Thái Bình: Năng suất dâu có tiến bộ hiện đạt 15,5 tấn/ha, tốc độ tăng bình quân 1,5 %/năm, nhưng không thấm gì so với sự suy giảm theo chiều rộng. Năm 2015, Thái Bình chỉ còn sản xuất được 6.038 tấn lá dâu. Tổng giá trị sản xuất dâu là 18,11 tỷ đồng, giảm 62,1% so với 2006. Bình quân trên tổng số 2.905 hộ trồng dâu, giá trị sản xuất dâu một hộ đạt 6.235.575 đồng/năm. Bảng 4.2. Kết quả phát triển sản xuất dâu tằm về mặt kinh tế Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm % Diễn giải 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 * BQ -Năng suất dâu 13,7 15,3 15,0 15,0 15,1 15,0 15,2 16,7 15,5 15,5 (Tấn/ha) (%) +11,7 -2,0 0 +0,7 -0,7 +1,3 +9,9 -7,2 0 +1,5 -Sản lượng dâu 15.931 13.103 12.293 8.917 9.118 8.964 9.045 8.818 6.298 6.038 (Tấn) (%) -17,8 -6,2 -27,5 +2,3 -1,7 +0,9 -2,5 -28,6 -4,1 -9,5 -Năng suất kén 812 1.102 1.102 1.482 1.519 1.644 1.616 1.790 2.298 2.108 (Kg/ha) (%) +35,7 0 +34,5 +2,5 +8,2 -1,7 +10,8 +28,4 -8,3 +12,2 -Sản lượng kén 947 941 905 882 919 980 961 944 936 857 (Tấn) (%) -0,6 -3,8 -2,5 +4,2 +6,6 -1,9 -1,8 -0,8 -8,4 -1,0 * % : Tăng trưởng (%) Sản xuất kén tằm của Thái Bình: Năng suất kén tăng nhanh 12,2 %/năm. Sự tăng trưởng này là do nhiều nguyên nhân. Sự thay đổi từ nuôi tằm lấy tơ sang lấy nhộng làm thực phẩm có đóng góp đáng kể do sử dụng giống tằm có sức sống cao, phù hợp với điều kiện nóng ẩm nên nuôi rất được. Do năng suất kén tăng nhanh nên mặc dù diện tích dâu giảm rất nhiều nhưng sản lượng kén tằm vẫn đạt 857 tấn (chỉ giảm 9,5% so với năm 2006). Giá trị sản xuất kén thu được 81,84 tỷ đồng. Giá trị sản xuất kén tằm/hecta dâu tăng mạnh. Bảng 4.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất dâu tằm của các nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm III Nhóm II Nhóm I Bình Diễn giải ĐVT Trên 720 – 1.440 Dưới quân 1440 m2 m2 720 m2 Giá trị sản xuất (GO) Đồng 24.008.746 21.012.038 14.260.114 19.760.299 Chi phí trung gian (IC) " 2.182.000 2.172.620 1.593.783 1.982.801 Giá trị gia tăng (VA) " 21.826.746 18.839.418 12.666.331 17.777.498 Thu nhập hỗn hợp (MI) " 21.502.746 18.534.418 12.448.331 17.495.165 Thu nhập HH/công LĐ " 46.889 45.944 29.085 40.639 Tỷ suất giá trị SX (GO/IC) Lần 11,00 9,67 8,95 9,87 Tỷ suất giá trị GT (VA/IC) " 10,00 8,67 7,95 8,87 Tỷ suất thu nhập hỗn hợp " 9,85 8,53 7,81 8,73 (MI/IC) 13
- Sản xuất dâu tằm của các hộ: Các hộ đều nuôi trên 8 lứa/1 năm. Năng suất kén bình quân đạt 8,2-8,5kg/vòng trứng và không khác biệt giữa các nhóm hộ. Sản lượng kén thì khác nhau nhiều vì quy mô nuôi của các hộ ở các nhóm là khác nhau. Sản lượng kén của nhóm hộ I (dưới 720 m2) là 168kg/năm, nhóm hộ II (720 - 1440 m2) là 247kg/năm và nhóm hộ III (trên 1440 m2) sản xuất được là 267kg/năm, cao hơn không nhiều so với nhóm II do chỉ tăng được số lứa nuôi mà không tăng được quy mô lứa. Giá trị sản xuất dâu tằm bình quân chung ở Thái Bình là 19.760.299 đồng/hộ/năm. Trong đó, thu nhập hỗn hợp của hộ nhóm I là 12.448.331 đồng, hộ nhóm II là 18.534.418 đồng và hộ nhóm III là 21.502.746 đồng. Giá trị SX dâu (Tỷ) Giá trị SX kén/1 ha GTSX kén tằm (Tỷ) (Triệu đồng) 100 300 GTSX kén 81,84 90 275 90,44 89,87 93,59 91,78 90,15 80 86,43 89,39 250 84,23 87,76 70 219,5 225 60 170,9 200 47,79 157 GTSX kén/1 ha 175 50 154,3 39,31 36,88 141,6 145,1 201,3 40 150 30 18,89 125 20 26,75 27,35 26,89 27,14 26,45 100 10 105,2 105,3 77,6 GTSX dâu; 18,11 75 0 50 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Năm Biểu đồ 4.4. Giá trị sản xuất dâu, tằm Tỉnh Thái Bình từ năm 2005 – 2014 4.2.6.2. Kết quả, hiệu quả xã hội Năm 2006, Thái Bình có 18.905 người tham gia sản xuất. Đến cuối 2015, dâu tằm chỉ giải quyết được 6.414 việc làm cho Tỉnh. Đây là là công việc phù hợp cho phụ nữ, tận dụng thời gian lúc nông nhàn. Ngày nay, sản xuất có quy mô lớn hơn và có sự tham gia của cả hộ gia đình. Nhưng công đoạn quan trọng nhất là nuôi tằm vẫn thường do phụ nữ đảm nhiệm. Do không đòi hỏi đầu tư lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và đem lại thu nhập hàng tháng nên tỷ lệ hộ dâu tằm nghèo ở mức rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với tỷ lệ hộ nghèo Thái Bình và tương đương với tỷ lệ hộ nghèo tại thành thị. Nông dân dâu tằm thường cần mẫn, chăm chỉ hơn so với người khác. Do yêu cầu công việc nên ý thức của họ trong nuôi tằm cũng như trong cuộc sống tốt hơn. Tỷ lệ hộ nuôi tằm đạt chuẩn văn hóa cao hơn 5,1% so với bình quân chung của tỉnh. Bảng 4.4. Kết quả phát triển sản xuất dâu tằm về mặt xã hội Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm % Diễn giải 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 BQ -Việc làm 18.905 13.354 12.858 9.121 9.533 9.004 8.940 7.978 6.425 6.414 (người) (%) -29,4 -3,7 -29,1 +4,5 -5,5 -0,7 -10,8 -19,5 -0,2 -10,5 -Tỷ lệ hộ dâu 5,2 3,3 4,5 5,1 5,2 5,0 4,6 3,8 3,9 2,5 tằm nghèo % (%) -36,5 +36,4 +13,3 +2,0 -3,8 -8,0 -17,4 +2,6 -35,9 -5,3 -Tỷ lệ hộ DT - - - 79,2 79,3 79,3 80,0 83,1 83,5 84,4 đạt văn hóa % (%) - - +0,1 0 +0,9 +3,9 +0,5 +1,1 +1,1 -Tỷ lệ lao động 56,8 57,1 56,9 56,9 57,5 57,1 56,9 57,2 57,2 56,9 nữ % (%) +0,5 -0,4 0 +1,1 -0,7 -0,4 +0,5 0 -0,5 +0,02 4.2.6.3. Kết quả, hiệu quả môi trường Nghiên cứu đã khảo sát lấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của trồng dâu nuôi tằm đối với môi trường sống của họ. Hầu hết nông dân được hỏi đều cho rằng 14
- trồng dâu nuôi tằm không ảnh hưởng đến môi trường. Trồng dâu không những tạo bầu không khí trong lành, mà còn chống sạt lở đất ở ven sông. Dâu được trồng từ lâu, cho năng suất lá ổn định là thực tế sinh động chứng minh cho tính bền vững về môi trường. Nuôi tằm là hoạt động chăn nuôi rất gần gũi và thân thiện, chưa hề có ghi nhận về việc nuôi tằm ảnh hưởng đến môi trường sống (Đỗ Thị Châm, 1995). Bảng 4.5. Đánh giá ảnh hưởng của sản xuất dâu tằm đến môi trường Mức độ ô nhiễm Tỷ lệ Mức độ ô nhiễm Tỷ lệ Mức độ ô nhiễm Tỷ lệ nước (%) đất (%) không khí (%) Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm nặng nề 0,00 Ô nhiễm ít 0,72 Ô nhiễm ít 0,92 Ô nhiễm ít 1,54 Không ô nhiễm 95,23 Không ô nhiễm 94,08 Không ô nhiễm 92,36 Khó đánh giá 4,05 Khó đánh giá 5,00 Khó đánh giá 6,10 Trồng dâu, nuôi tằm ít ảnh hưởng đến môi trường nhưng môi trường lại có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Việc bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng để có thể phát triển bền vững. Có hai vấn đề cần lưu tâm là ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và công tác vệ sinh phòng bệnh. Việc phun thuốc trừ sâu có quy định của chính quyền và hợp tác xã nhưng trên thực tế vẫn xảy ra tằm bị ngộ độc. Thất thu do thuốc trừ sâu đã giảm xuống dưới 1% do công tác quy hoạch và dồn điền đổi thửa. Tổn thất do dịch bệnh đã giảm (chỉ còn 6,25%) nhưng không phải do tiến bộ trong bảo vệ môi trường chăn nuôi mà là do nuôi tằm đa hệ ít nhiễm bệnh hơn. 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong thời gian nghiên cứu, nếu xét trên quy mô toàn tỉnh thì sản xuất dâu tằm vừa suy giảm về quy mô diện tích dâu vừa suy giảm về số lao động. Tuy nhiên năng suất dâu, năng suất kén tằm đều tăng. Nếu xét trên quy mô từng nông hộ thì sản xuất dâu tằm vẫn đang tiếp tục phát triển thể hiện bằng sự tăng trưởng sản lượng kén và thu nhập của nông hộ ngày càng cao. Bảng 4.6. Đánh giá sản xuất dâu tằm theo tiêu chí phát triển bền vững Mức độ Tiêu chí Nội dung Chỉ tiêu đánh giá Điểm bền vững Bền vững Phát triển nguồn lực Đầu tư, kỹ thuật, liên kết, tổ chức 2 Kém Bv về kinh tế Quy mô sản xuất Quy mô toàn Tỉnh, quy mô 1 hộ 1 Không Bv Chuyển dịch cơ cấu Tiến bộ về cơ cấu 1 Không Bv Kết quả và hiệu quả Tăng giảm về kết quả và hiệu quả 2 Kém Bv Cộng 6 Bền vững Lao động việc làm Số việc làm 1 Không Bv về xã hội Xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo, hộ đạt GĐVH 3 Bền vững Bình đẳng giới Sự tham gia của phụ nữ 3 Bền vững Cộng 7 Bền vững Khai thác hợp lý Năng suất ổn định 4 Rất Bv về môi Không gây ô nhiễm Ô nhiễm đất, nước, không khí 4 Rất Bv trường Tác động tiêu cực Thất thu do môi trường, dịch bệnh 3 Bền vững Cộng 11 Tổng cộng (E) 24 Kém Bv 15
- Nhìn chung sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình có bước tiến đáng kể theo chiều sâu, nhưng suy giảm mạnh theo chiều rộng. Mức độ phát triển theo chiều sâu chưa đủ bù đắp được mức giảm theo chiều rộng nên sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình thời gian qua là kém phát triển. Tổng điểm đánh giá theo tiêu chí phát triển bền vững E=24 điểm. Theo thang đo, sản xuất dâu tằm Thái Bình ở mức kém bền vững. Kinh tế 16 12 8 6 4 0 7 11 Môi trường Không bền vững Xã hội Kém bền vững Bền vững Rất bền vững Sản xuất dâu tằm Biểu đồ 4.5. Mức độ phát triển bền vững của sản xuất dâu tằm Bằng phương pháp phân tích SWOT, nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng thể về phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình, qua đó đã thấy được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức khác nhau. Cần phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình trở nên bền vững hơn. 4.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 4.4.1. Chủ trương, chính sách phát triển sản xuất dâu tằm Sản xuất dâu tằm luôn được sự quan tâm của Nhà nước. Trong những giai đoạn trước, đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển và đã có ảnh hưởng rõ rệt, nhất là trong thập kỷ 70 và 80. Sau đổi mới, kinh tế đất nước khởi sắc cũng là lúc Chi cục dâu tằm tơ Thái Bình giải thể, cùng lúc đó Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam chuyển vào Lâm Đồng dẫn đến sản xuất dâu tằm Thái Bình như bị thả nổi. Trồng dâu nuôi tằm được xem là loại hình sản xuất truyền thống nhưng hiệu quả thấp, không còn triển vọng thậm chí là đã hết vai trò lịch sử. Hơn nữa khí hậu nóng ẩm của Thái Bình không phù hợp để nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng chất lượng cao. Sản xuất dâu tằm tỉnh Thái Bình chưa rõ hướng phát triển, chưa có lối thoát. Về 16
- chính sách, hỗ trợ của trung ương chỉ tập trung vào lĩnh vực giống, hỗ trợ của Tỉnh rất hạn chế do chủ trương chưa rõ. Chủ trương, chính sách là nhân tố có ảnh hưởng lớn, cần thống nhất chủ trương thay đổi định hướng nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng lấy tơ, điều chỉnh, bổ sung chính sách để sản xuất dâu tằm phát triển bền vững. 4.4.2. Quy hoạch phát triển sản xuất dâu tằm Nghiên cứu đã phân tích quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất dâu tằm với 3 nội dung chính là quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch mạng lưới các tác nhân và quy hoạch đất đai của ngành dâu tằm tơ và của tỉnh Thái Bình. Trước đây, vùng đồng bằng sông Hồng là vùng dâu tằm truyền thống. Sản phẩm, lĩnh vực chủ lực là nuôi tằm đa hệ kén vàng, gắn với nghề ươm tơ, dệt lụa cổ truyền. Thái Bình nằm ở trung tâm vùng nên tập trung nhiều cơ sở sản xuất của ngành. Năm 1985, Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam xác định sản phẩm chủ lực là nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng, gắn với ươm tơ tự động và cho rằng vùng đồng bằng sông Hồng nóng ẩm không thích hợp nuôi tằm kén trắng nên đã chuyển vào Lâm Đồng. Từ đó, Thái Bình không còn nằm trong quy hoạch sản xuất chính của ngành. Do khí hậu nóng ẩm, Thái Bình vẫn tiếp tục thực hiện nuôi tằm đa hệ lai, ươm tơ thủ công và cơ khí để sản xuất tơ chất lượng thấp và trung bình. Quy hoạch phát triển sản xuất của địa phương không phù hợp với xu thế phát triển, sản xuất hiệu quả thấp, thị trường không thuận lợi nên dần dần các nhà máy ươm tơ không tồn tại được. Đến năm 2006-2007, ngay cả các cơ sở ươm thủ công cũng gặp khó, nông dân chuyển sang nuôi tằm làm thực phẩm, quy hoạch sản xuất cũ bị phá vỡ. Sau cải cách mở cửa, mạng lưới các tác nhân có thêm người thu gom. Họ có ảnh hưởng tích cực, nhưng cũng có hạn chế đến phát triển sản xuất dâu tằm thời gian qua. Hiện nay, họ là người phân phối trứng tằm và thu mua kén tằm cho nông dân nhưng chưa đủ khả năng kết nối với thị trường tơ kén có nhu cầu cao và ổn định. Quy hoạch đất đai của ngành ít có ảnh hưởng do diện tích đất hiện sử dụng thấp hơn nhiều so với quy hoạch. Ở địa phương, các xã dâu tằm thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, điều chỉnh lại ruộng đất, hoàn thiện một bước về quy hoạch. Nhìn chung, quy hoạch ở cơ sở đã có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất dâu tằm Thái Bình. Đến nay, khả năng nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng tại Thái Bình đã thành hiện thực, Tỉnh cần quy hoạch lại sản xuất, mạng lưới các tác nhân, quy hoạch bố trí sử dụng đất để tham gia sản xuất tơ kén chất lượng cao, phù hợp với xu thế chung. 4.4.3. Năng lực trình độ của cán bộ Cán bộ địa phương đều là những người có năng lực, trình độ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhưng lại hạn chế về lĩnh vực dâu tằm. Trong thực tiễn công tác, họ được tập huấn qua các lớp khuyến nông với nội dung chỉ tập trung vào vấn đề kỹ thuật mà thiếu những thông tin tổng quan. Cán bộ địa phương cho biết họ nắm được tỉnh hình sản xuất dâu tằm nhưng ít được tiếp cận với thông tin về tiềm năng, xu thế phát triển và những bài học kinh nghiệm phát triển sản xuất dâu tằm, đặc biệt là của nước ngoài. Do đó, khi được hỏi về khả năng phát triển sản xuất dâu tằm, 92% cán bộ địa phương không tin vào triển vọng phát triển trong tương lai. 17
- 4.4.4. Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất dâu tằm Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất dâu tằm là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến phát triển sản xuất dâu tằm bền vững. Để nuôi tằm đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải có trình độ kỹ thuật trong tất cả các khâu của toàn bộ quá trình sản xuất. Qua điều tra tại các địa bàn cho thấy người sản xuất có thâm niên nuôi tằm rất cao (29,5 năm), 82,7% đã được tập huấn kỹ thuật và thành thạo công việc dâu tằm nhưng có nhược điểm là tuổi đời cao, hài lòng với việc nuôi tằm làm thực phẩm, chưa nhận thức được có thể chuyển sang nuôi tằm lấy tơ chất lượng cao. Từ trước đến nay vẫn quen với nuôi tằm kén vàng, ít khi nuôi tằm kén trắng. Các hộ đã đầu tư, trang bị điều hòa nhiệt độ để nuôi tằm nhưng vẫn nuôi tằm kén vàng và nuôi trên nong mà chưa áp dụng kỹ thuật nuôi tằm mới. Thực trạng đó cần có giải pháp giúp họ thay đổi, đưa sản xuất ngày càng tiên tiến, hiệu quả và bền vững. 4.4.5. Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành và các tác nhân Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành và các tác nhân trong thời gian qua đã giúp cho sản xuất đứng vững được trước biến động của thị trường và tạm thời chuyển sang nuôi tằm làm thực phẩm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này còn rất nhiều hạn chế, bất cập, không đủ giúp cho sản xuất phát triển. Sự hỗ trợ của các cấp chính quyền là chưa đủ và không tập trung vào những vấn đề bức xúc. Hỗ trợ của ngành nông nghiệp chỉ tập trung vào lĩnh vực giống. Ngành dâu tằm suy yếu, không còn hỗ trợ cho sản xuất dâu tằm nói chung nhưng định hướng nuôi tằm lưỡng hệ, ươm tơ tự động chất lượng cao là những mô hình tốt tỉnh Thái Bình có thể noi theo. Hộ nông dân là chủ thể của quá trình sản xuất. Hợp tác xã là tác nhân đóng vai trò liên kết các hộ sản xuất và liên kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ. Vai trò của hợp tác xã thời gian qua còn nhiều hạn chế chưa thực sự thúc đẩy sản xuất phát triển. Người ươm tơ, người thu gom chưa trở thành chỗ dựa tin cậy cho nông dân. Nhà khoa học chưa thể hiện được rõ vai trò. Trong điều kiện sản xuất nhỏ lẻ việc đổi mới công nghệ chưa thực sự thu hút được người dân. 4.4.6. Thị trường, giá cả tiêu thụ Thị trường, giá cả là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Qua nghiên cứu thị trường kén tằm cho thấy thị trường kén vàng đa hệ lai lấy tơ là các cơ sở ươm tơ nhỏ chủ yếu xuất bán tơ cho Thái Lan, Lào... chưa thể là chỗ dựa vững chắc cho người sản xuất. Trong thời gian qua, thị trường này bất ổn là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra sự sụt giảm sản xuất dâu tằm tại tỉnh Thái Bình. Thị trường kén trắng lưỡng hệ có nhu cầu cao và ổn định là xu hướng chung của cả trong và ngoài nước. Giá kén trắng 115.000 đồng/kg cao hơn nhiều so với kén vàng lai 85.000 đồng/kg và kén vàng nguyên lấy nhộng 90.000 đồng/kg. Thị trường kén lấy nhộng làm thực phẩm thực chất là thị trường bán nhộng, sản phẩm phụ sau ươm tơ đã có từ trước. Trong thời gian tới, cần có giải pháp khai thác thị trường kén trắng, chuyển đổi từ nuôi tằm làm thực phẩm trở về nuôi tằm lấy tơ trong đó chú trọng nuôi tằm kén trắng để có hiệu quả kinh tế cao hơn và thị trường ổn định hơn. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn